Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát công tác tồn trữ vaccine tại trung tâm y tế huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DƯƠNG

KHẢO SÁT CÔNG TÁC TỒN TRỮ VACCINE
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH THUẬN,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DƯƠNG

KHẢO SÁT CÔNG TÁC TỒN TRỮ VACCINE
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH THUẬN,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Từ 02/07/2018 - 02/11/2018

HÀ NỘI 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I này, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và kính trọng nhất tới:
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà
Nội là người thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo, truyền đạt
những kinh nghiệm, tạo mọi thuận lợi cho tôi suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích và những kinh nghiêm
quý báu trong quá trình học tập để nâng cao trình độ kiến thức, nghiệp vụ
chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện,
dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa phòng của Trung tâm Y
tế huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa
học, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp chuyên khoa cấp I khóa 20, đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Trân trọng !
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018
Học viên

Nguyễn Dương


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỒN TRỮ VACCINE
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ............................................................... 3
1.1.1. Thực trạng công tác tồn trữ vaccine trên thế giới ................................... 3
1.1.2. Thực trạng công tác tồn trữ vaccine ở Việt Nam.................................... 5
1.2. VACCINE, BẢO QUẢN VÀ DỰ TRỮ VACCINE............................... 7
1.2.1. Vaccine.................................................................................................... 7
1.2.2. Bảo quản vaccine .................................................................................... 8
1.2.3. Dự Trữ Vaccine..................................................................................... 13
1.3. TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG VACCINE TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM................................................................................................................ 17
1.3.1. Lịch sử phát triển của tiêm chủng vaccine trên thế giới ....................... 17
1.3.2. Tình hình tiêm chủng tại Việt Nam trong những năm gần đây ............ 19
1.4. ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN
GIANG ............................................................................................................ 22
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 24
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 24
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 26
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26
2.2.4. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 28
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 28
2.2.6. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu .......................................... 29


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1. CÔNG TÁC BẢO QUẢN VACCINE .................................................... 30

3.1.1. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 30
3.1.2. Trang thiết bị bảo quản tại TTYT ......................................................... 31
3.1.3. Duy trì nhiệt độ trong năm .................................................................... 33
3.1.4. Thiết bị vận chuyển từ trung tâm đến xã .............................................. 36
3.1.5. Phương tiện trang thiết bị phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn .. 36
3.1.6. Bảo quản vaccine trong tủ lạnh tại TTYT ............................................ 37
3.2. CÔNG TÁC DỰ TRỮ VACCINE .......................................................... 38
3.2.1. Công tác nhập, xuất, tồn kho vaccine ................................................... 38
3.2.2. Công tác theo dõi vaccine thu về, hỏng, hư hao ................................... 39
3.2.3. Công tác kiểm tra vaccine có khớp về số lượng, đúng chủng loại ....... 40
3.2.4. Tuân thủ nguyên tắc xuất nhập ............................................................. 41
3.2.5. Kiểm tra thực tế nhãn vaccine............................................................... 46
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. CÔNG TÁC BẢO QUẢN VACCCINE .................................................. 47
4.1.1. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 47
4.1.2. Trang thiết bị bảo quản vaccine trong tủ lạnh tại TTYT ...................... 48
4.1.3. Duy trì nhiệt độ trong năm .................................................................... 49
4.1.4. Phương tiện trang thiết bị phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn .. 51
4.1.5. Bảo quản vaccine trong tủ lạnh tại TTYT ............................................ 51
4.2. CÔNG TÁC DỰ TRỮ VACCINE .......................................................... 52
4.2.1. Công tác nhập, xuất, tồn kho vaccine ................................................... 52
4.2.2. Công tác theo dõi vaccine thu về, hỏng, hư hao ................................... 53
4.2.3. Tuân thủ theo nguyên tắc xuất nhập ..................................................... 54
4.2.4. Công tác kiểm tra vaccine có khớp về số lượng, chủng loại ................ 55
4.2.5. Công tác kiểm tra nhãn vaccine ............................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 57


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCG:


Vacine phòng bệnh lao

BYT:

Bộ Y tế

CBYT:

Cán bộ y tế

DPT:

Vaccine phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

DPT-VGB-Hib:

Vaccine phối hợp Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm
gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib

DSĐH:

Dược sĩ đại học

DSTH:

Dược sĩ trung học

Freeze- tag:


Chỉ thị đông băng điện tử

KSDB:

Kiểm soát dịch bệnh

MR:

Vaccine Sởi – Rubella

OPV:

Vaccine phòng bại liệt

PUSTC:

Phản ứng sau tiêm chủng

TCMR:

Tiêm chủng mở rộng

TTYT:

Trung tâm Y tế

TYT:

Trạm Y tế


VAT:

Vaccine phòng bệnh uốn ván

VGB:

Vaccine viêm gan B

VNNB B:

Viêm não Nhật Bản B

VVM:

Tình trạng chỉ thị nhiệt độ lọ vaccine

VVSDTW:

Viện vệ sinh dịch tể Trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Ảnh hưởng nhiệt độ cao tới vaccine ................................................. 8
Bảng 1.2. Ảnh hưởng nhiệt độ lạnh tới vaccine................................................ 8
Bảng 1.3. Quy định nhiệt độ bảo quản vaccine trong chương trình TCMR ở các
tuyến .................................................................................................................. 9
Bảng 2.4. Biến số nghiên cứu ......................................................................... 24
Bảng 3.5. Diện tích và thể tích kho ................................................................. 31
Bảng 3.6. Thiết bị bảo quản lạnh .................................................................... 31
Bảng 3.7. Thiết bị kiểm soát nhiệt độ ............................................................. 32

Bảng 3.8. Kết quả sổ sách theo dõi nhiệt độ tại tủ lạnh .................................. 33
Bảng 3.9. Bảng quan sát nhiệt độ thực tế 14 ngày từ ngày 2/7 đến 15/7/2018
......................................................................................................................... 34
Bảng 3.10. Kết quả bảng theo dõi nhiệt độ thực tế trong 14 ngày ................. 35
Bảng 3.11. Thiết bị vận chuyển từ trung tâm đến xã ...................................... 36
Bảng 3.12. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn................. 36
Bảng 3.13. Thực hành bảo quản vaccine trong tủ lạnh tại TTYT .................. 37
Bảng 3.14. Công tác nhập, xuất, tồn vaccine từ ngày 01/01/2018 đến
31/07/2018 ....................................................................................................... 38
Bảng 3.15. Công tác quản lý chất lượng, số lượng vaccine thu về, hỏng, hư hao
......................................................................................................................... 39
Bảng 3.16. Số khoản vaccine kiểm kê khớp nhau tại kho .............................. 40
Bảng 3.17. Số lượng, số khoản vaccine kiểm kê khớp nhau tại kho Trung tâm
tháng 7/2018 .................................................................................................... 41
Bảng 3.18. Số lần nhập kho và xuất kho tuân thủ theo nguyên tắc FIFO ..... 42
Bảng 3.19. Số lần nhập kho và xuất kho tuân thủ theo nguyên tắc FEFO .... 44
Bảng 3.20. Số vaccine kiểm tra số lô, hạn dùng ............................................. 45
Bảng 3.21. Kiểm tra thực tế nhãn vaccine tồn kho ......................................... 46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Dụng cụ dây chuyền lạnh ................................................................ 10
Hình 1.2. VVM trên nhãn và nắp lọ vaccine .................................................. 11
Hình 1.3. Thiết bị theo dõi nhiệt độ bằng điện tử 30 ngày ............................. 11
Hình 1.4. Nhiệt kế bảo quản vaccine .............................................................. 12
Hình 1.5. Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử ( Freeze-tag) ............................ 12
Hình 1.6. Minh họa nguyên tắc FIFO ............................................................. 14
Hình 1.7. Minh họa nguyên tắc FEFO ............................................................ 14
Hình 3.8. Sơ đồ bố trí kho ............................................................................... 30



ĐẶT VẤN ĐỀ
Vaccine được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Y tế công
cộng trong thế kỷ XX. Vaccine là loại dược phẩm đặc biệt đã góp phần rất lớn
đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Vaccine cũng là vũ
khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bại liệt, Sởi, viêm
não, góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho
bệnh nhân, tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình và xã hội [24].
Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và
ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng
bệnh bằng vaccine. Tại Việt Nam sử dụng vaccine bằng hình thức tự nguyện
hay được nhà nước cấp miễn phí qua chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm
chủng bằng vaccine, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm có vaccine dự phòng đã giảm
đi hàng chục đến hàng trăm lần. Nhiều bệnh không có cas tử vong từ sau năm
2005. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh
bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ lệ mắc các
bệnh trong chương trinh tiêm chủng như: Ho gà, Bạch hầu, Sởi giảm rõ rệt. Có
thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất của ngành Y tế đã đạt được
trong những năm qua, góp phần thực hiện thành công việc chăm sóc sức khỏe
trẻ em nói riêng và sức khỏe cộng đồng Việt Nam nói chung [24].
Các vaccine dùng trong tiêm chủng được phép lưu hành tại Việt Nam đều
đạt yêu cầu về tính an toàn và hiêu quả. Mặc dù vaccine là an toàn, nhưng
không phải hoàn toàn không có nguy cơ. Phản ứng sau tiêm chủng ( PUSTC)
có thể sẽ xuất hiện sau khi sử dụng vaccine. Một số trường hợp PUSTC có thể
do vaccine hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và kỹ thuật
tiêm chủng vaccine.
Để đạt được mục tiêu trong tiêm chủng, công tác tiêm chủng phải đảm bảo
yêu cầu về số lượng lẫn chất lương. Trong chương trình TCMR, có nhiều chỉ


1


tiêu để đảm bảo chất lượng như tỷ lệ tiêm chủng đủ liều, an toàn tiêm chủng,
hiệu lực của vaccine, hệ thống lưu trữ, bảo quản và vận chuyển lạnh. Trong đó
hiệu lực của vaccine rất quan trọng vì vaccine là một sinh phẩm đặc biệt rất
nhạy cảm với nhiệt độ và đông băng. Vì thế phải bảo quản vaccine ở nhiệt độ
cho phép của nhà sản xuất đến khi sử dụng. Vaccine có thể bị hư hỏng, giảm
hoặc mất hiệu lực nếu không được bảo quản đúng cách. Cho nên, việc bảo quản
vaccine ở nhiệt độ thích hợp là điều kiện quan trọng đề đảm bảo an toàn và hiệu
quả trong tiêm chủng [6].
Tuy nhiên chương trình TCMR còn những điểm bất cập và đang đứng
trước nhiều thử thách. Chất lượng tiêm chủng của những năm gần đây đang là
vấn đề được ngành y tế quan tâm. Nguyên nhân một phần là do công tác bảo
quản vaccine và dây chuyền lạnh, qua nhiều trung gian làm tăng nguy cơ
vaccine không được bảo quản trong điều kiện thích hợp.
Hiện nay, tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận chưa có nghiên cứu đánh
giá nào cụ thể về công tác tồn trữ vaccine. Do đó để có cái nhìn tổng quát hơn
về công tác tồn trữ vaccine tại đơn vị.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát công tác tồn trữ vaccine tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh
Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2018”.
Mục tiêu đề tài:
1. Khảo sát công tác bảo quản vaccine tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh
Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2018;
2. Khảo sát công tác dự trữ vaccine tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận,
tỉnh Kiên Giang năm 2018.
Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao công tác tồn trữ
vaccine tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.


2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỒN TRỮ VACCINE
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1.1. Thực trạng công tác tồn trữ vaccine trên thế giới
Vaccine rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Chất lượng
vaccine ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực tạo miễn dịch. Vì vậy các vaccine cần
phải được bảo quản tốt ngay từ lúc nó được sản xuất cho tới khi được tiêm
chủng vào cơ thể. Thường quy bảo quản các vaccine không giống nhau, nhưng
nói chung các vaccine đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh
[23].
Nhiệt và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vaccine, nhất là những vaccine
sống như vaccine Sởi, Bại liệt và vaccine BCG sống. Ngược lại, đông lạnh phá
hủy nhanh các vaccine giải độc tố (như vaccine phòng Uốn ván và Bạch hầu).
Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vaccine cần được bảo quản ở nhiệt
độ trong khoảng từ +20C đến +80C. Một trong những công việc quan trọng nhất
trong việc tổ chức tiêm chủng là tạo lập được dây chuyền lạnh. Dây chuyền
lạnh không đơn thuần là có các kho lạnh, tủ lạnh, các phích đá hoặc các hộp
cách nhiệt mà còn phải lưu ý cả những khâu trung gian trong quá trình vận
chuyển vaccine và tiến hành tiêm chủng. Vaccine nếu đã bị phá hủy dù có được
bảo quản lại ở điều kiện thích hợp cũng không thể có hiệu lực trở lại, cũng
không có tác dụng nữa, phải loại bỏ [22].
Duy trì dây chuyền lạnh của vaccine là một phần thiết yếu của một chương
trình chủng ngừa thành công. Đặc biệt, ở các quốc gia nhiệt đới, duy trì chuỗi
bảo quản lạnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều lỗi trong bảo

quản do thực hiện sai quy trình, làm ảnh hưởng không tốt đến dây chuyền lạnh
tại bất kỳ chương trình tiêm chủng nào, cả ở các nước đang phát triển và các
nước phát triển [22].

3


Với sự hỗ trợ của WHO, Bộ Y tế Hungary đã tổ chức hai nghiên cứu dây
chuyền lạnh: nghiên cứu đầu tiên về ba quận vào mùa hè (ngày 01/7 đến
30/9/1987), nghiên cứu thứ hai trong sáu quận (bao gồm cả các quận trước đó)
vào mùa đông (từ ngày 01/01 đến ngày 31/03/1988). Kết quả cho thấy, cho cả
mùa hè và mùa đông, dây chuyền lạnh cho DPT là không đạt yêu cầu. Hầu như
tất cả các loại vaccine đã bị phơi nhiễm trong quá trình vận chuyển giữa
Budapest và các trường đại học. Quá nhiều nóng và lạnh đã được trải qua trong
quá trình lưu trữ tại các Trung tâm Y tế Thechild. Do đó, vào cuối mùa hè 4%
các vaccine đã bị tổn hại nghiêm trọng. Vào mùa đông 38% đã được tiếp xúc
với nhiệt độ đông băng [23].
Một cuộc khảo sát được tiến hành ở miền trung Italia để đánh giá các
phương pháp vận chuyển vaccine và bảo quản. Trong số 52 phòng tiêm chủng
ban đầu được kiểm tra, có 39 (76,5%) phòng tiêm chủng đã có một tủ lạnh để
bảo quản vaccine nhưng chỉ 17 (33,3%) văn phòng lưu giữ hồ sơ và liều nhận,
lưu trữ bao gồm rất nhiều số cho mỗi vaccine, và lãng phí sau khi ngày hết hạn
đã trôi qua. Trong 12 (23,5%) phòng tiêm chủng không có tủ lạnh; bác sĩ thu
được vaccine từ các cơ sở lân cận và sử dụng chúng ngay lập tức. Trong số 51
người được hỏi, 43 người (84,3%) sử dụng phích để chuyển vaccine, 37 người
(72,5%) đặt túi nước đá trong các thùng chứa và 24 người (47,1%) đã kiểm tra
nhiệt độ bên trong của phích. Ba trong 7 tủ lạnh được giám sát là tủ lạnh chuyên
dụng, 4 chiếc còn lại là tủ lạnh gia dụng. Không có giá trị tối đa và nhiệt kế tối
thiểu và không theo dõi nhiệt độ bên trong của tủ lạnh. Một mái vòm tủ lạnh
có nhiệt độ > +80C và bị hỏng con dấu trên cửa. Hai tủ lạnh có nhiệt độ là 80 C.

Trong hai tủ lạnh trong nước, vaccine cũng được lưu trữ trên kệ cửa. Hai trong
nước tủ lạnh cũng được sử dụng để lưu trữ thực phẩm và đồ uống và hai tủ lạnh
chuyên dụng cũng được sử dụng để lưu trữ thuốc và mẫu phòng thí nghiệm
[22].

4


Những phát hiện trong cuộc điều tra này phù hợp với những người từ các
nghiên cứu khác tìm thấy vấn đề với lưu trữ vaccine và xử lý. Thật vậy, mặc
dù nghiên cứu nhỏ, nó làm nổi bật các vấn đề nghiêm trọng với việc vận chuyển
vaccine và lưu trữ có thể gây nguy hiểm cho sự thành công của một chương
trình tiêm chủng. Đặc biệt, hầu hết các nhân viên chịu trách nhiệm để dự trữ
vaccine có kiến thức kém về duy trì dây chuyền lạnh và không biết khuyến cáo
về lưu trữ vaccine. Hơn nữa, những phát hiện nhấn mạnh nhu cầu hàng ngày
giám sát nhiệt độ trong tất cả các tủ lạnh. Đây là đặc biệt quan trọng khi tủ lạnh
cũ hơn. Khi nào tủ lạnh không còn có thể duy trì nhiệt độ +20C đến +80C họ
cần được bảo dưỡng hoặc thay thế.
1.1.2. Thực trạng công tác tồn trữ vaccine ở Việt Nam
Bên cạnh những thành quả đạt được từ TCMR ở Việt Nam, những năm
gần đây ở nước ta đã xảy ra nhiều trường hợp gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng
cho người, gây mất lòng tin của người dân đối với cán bộ y tế khi tiêm ngừa
vaccine trong Chương trình TCMR. Những ảnh hưởng đó phần lớn là do sự
nhận thức về công tác bảo quản, dự trù, cấp phát vaccine của một số cán bộ y
tế chưa cao, việc giám sát trong quá trình tiêm chủng chưa được chặt chẽ như:
+ Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, ngày 20 tháng
7 năm 2013 CBYT tiêm vaccine ngừa viêm gan B cho 3 bé sau khi sinh chưa
24 giờ thì tử vong. Do mất điện nên CBYT tiêm nhầm cho trẻ thuốc Esmeron
( thuốc giãn cơ dùng trong gây mê). Theo nhận định, Bệnh viện Đa khoa huyện
Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã sai sót trong quá trình thực hiện tiêm vaccine đó

là bảo quản vaccine chưa đúng quy định, để vaccine cùng với sinh phẩm khác,
không ghi chép quản lý vaccine hàng ngày, không lưu vỏ theo quy định, không
triển khai tiêm vaccine tại phòng tiêm [29].
+ Chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine Sởi – Rubella được Bộ Y tế tổ
chức triển khai trên cả nước trong năm 2014. Giữa tháng 10 năm 2014 tại điểm
tiêm chủng của Trường mầm non Sao Mai, phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh
5


Đồng Tháp, 60 trẻ của trường đã được CBYT tiêm nhầm vaccine Sởi – Rubella
bằng ống dung dịch hồi chính. Do chủ quan cán bộ tiêm ngừa không để ý các
lọ vaccine nằm ở đáy phích nên lầm tưởng các ống này là loại vaccine mới [25].
Ngày 20 tháng 12 năm 2014, tại TYT xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh đã sai sót trong việc tiêm vaccine DPT (Bạch hầu - Ho gà – Uốn ván)
thay vì tiêm chủng vaccine VAT cho phụ nữ có thai. Theo kết luận của WHO
việc vaccine DPT không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi vì đây là vaccine bất
hoại và không gây dị dạng cho thai nhi. Đây cũng là trường hợp CBYT có nhận
thức về thực hành tiêm chủng chưa cao, chủ quan, thiếu trách nhiệm [31].
Qua các đề tài nghiên cứu trước về công tác bảo quản vaccine của Ngô
Thị Xuân Hoa – TTYT Dự phòng tỉnh Ninh Thuận, Ngô Thị Minh Phương
thành phố Việt Trì [17] đều nêu lên những khó khăn thường gặp là:
+ Hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccine chỉ đủ trang bị tới tuyến
tỉnh, huyện. Tuyến xã chỉ có phích vaccine bảo quản vaccine dưới 24 giờ.
+ Cơ sở y tế thường bị quá tải vì công việc do phải đảm nhận nhiều chương
trình trong khi biên chế chỉ có 5 – 7 người.
+ Kiến thức về chương trình TCMR thường xuyên được tập huấn, nhưng
kiến thức đúng trong công tác thực hiện chương trình thì đa số CBYT không
quan tâm nhiều.
Kết quả nghiên cứu công tác bảo quản vaccine tại Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống kho bố trí chưa hợp lý, việc theo

dõi nhiệt độ bảo quản vaccine chưa thường xuyên theo quy định, trang thiết bị
bảo quản vaccine đầy đủ. Công tác dự trữ vaccine, cơ cấu vaccine tồn kho còn
thấp, lượng vaccine tồn trung bình là 3,6 tháng sử dụng [18]. Một nghiên cứu
tại Trung tâm Y tế dự phòng quận 9, thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống kho
chưa đạt chuẩn GSP, sổ sách ghi chép chưa đạt, quy trình cấp phát, nhận
vaccine chưa đạt, số vaccine sử dụng luôn thấp hơn nhiều so với số lượng dự

6


trù, số lượng tồn kho của các vaccine Quivaxem, Sởi, Viêm não Nhật bản cao
hơn năm 2014 [15].
Một nghiên cứu tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương năm 2014 kho
bảo quản vaccine chưa đạt, cán bộ không quan tâm đến sự cố xảy ra (cúp điện,
hỏa hoạn,…), sổ sách ghi chép chưa thật sự đầy đủ, cán bộ y tế chưa quan tâm
đến sự ảnh hưởng của nhiệt dộ đối với vaccine, không quan tâm tình trạng
vaccine lúc phát, nhận [16]. Một nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình năm 2014 có hệ thống văn bản quy trình, quy định đầy đủ hợp
lý và chặt chẽ, công tác ứng dụng tin học phục vụ dự trữ tương đối hiện đại
giảm đi rất nhiều công việc sổ sách trong xuất nhập, dự trữ. Tuân thủ nguyên
tắc nhập trước – xuất trước (FIFO) hoặc hết hạn trước dùng trước, xuất trước
(FEFO), do vậy trong năm đơn vị đã thực hiện với 100% số lượng các khoản
hàng vì không có vaccine hết hạn. Phiếu xuất nhập, các loại biên bản, chứng từ
giao nhận được thực hiện đầy đủ, hệ thống hồ sơ tài liệu lưu trữ đúng quy định
[9].
1.2.

VACCINE, BẢO QUẢN VÀ DỰ TRỮ VACCINE

1.2.1. Vaccine

Vaccine là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một
phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị yếu đi. Vì vậy vaccine không có khả năng
gây bệnh cho cơ thể [17]. Nguyên liệu sinh học chính được dùng để điều chế
vaccine:
Vi sinh sống: Vi rút sởi, vi rút bại liệt sống giảm độc lực, vi khuẩn lao
làm giảm hoạt lực, vi rút dại bất hoạt,…
Vi sinh chết: Vi khuẩn ho gà trong vaccine DPT.
Giải độc tố: Các độc tố bị bất hoạt như giải độc tố uốn ván, bạch hầu.

7


1.2.2. Bảo quản vaccine
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới vaccine
Ở nhiệt độ cao, vaccine bị hỏng hoặc bị giảm hiệu lực không bao giờ hồi
phục được. Mỗi lần tiếp xúc với nhiệt độ cao thì hiệu lực của vaccine lại giảm
dần và dần dần sẽ giảm hoàn toàn. Khi đó vaccine không còn giá trị sử dụng
nữa.
Ảnh hưởng của vaccine với nhiệt độ cao được xếp thứ tự như sau [5]:
Bảng 1.1. Ảnh hưởng nhiệt độ cao tới vaccine
Mức chịu ảnh hưởng
Nhạy cảm cao hơn

Vaccine
Bại liệt uống (OPV)
Sởi
Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT)
Lao (BCG)
Hib, Bạch hầu - Uốn ván (trẻ nhỏ)
Uốn ván - bạch hầu ( trẻ lớn), uốn ván ,

Ít nhạy cảm ơn
viêm gan B, viêm não Nhật Bản
Chú ý: tất cả vaccine đông khô điều trở nên nhạy cao sau khi hồi chỉnh
b. Ảnh hưởng của đông băng tới vaccine
Khi bị đông băng hoặc khi ở dưới 00C vaccine sẽ mất hiệu lực. Những
vaccine này cần phải được bảo vệ không cho tiếp xúc với nhiệt độ cao và nhiệt
độ đông băng. Nguyên nhân thông thường nhất vaccine gây phơi nhiễm với
nhiệt độ đông băng là vaccine tiếp xúc trực tiếp với các bình tích lạnh đông đá
hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước đá [5].
Bảng 1.2. Ảnh hưởng nhiệt độ lạnh tới vaccine
Mức chịu ảnh hưởng
Nhạy cảm cao hơn

Ít nhạy cảm hơn

Vaccine
Viêm gan B
Hib (dung dịch)
Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT)
Uốn ván - Bạch hầu (DT)
Bạch hầu - Uốn ván (Td)
Uốn ván

8


c. Ảnh hưởng của ánh sáng tới vaccine
Vaccine BCG, vaccine sởi là những vaccine rất nhạy cảm với ánh sáng
và không được để những vaccine này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
và ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn nê ông). Những vaccin này được đựng trong

lọ thủy tinh có màu nâu sẫm [5].
d. Nhiệt độ bảo quản vaccine
Theo Quyết định số 1730/QĐ – BYT ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Y tế về việc ban hành “ Hướng dẫn bảo quản vaccine”.
Bảng 1.3. Quy định nhiệt độ bảo quản vaccine trong chương trình TCMR ở
các tuyến
Kho tại các tuyến
Vaccine

Quốc gia

Khu vực

Tỉnh

Huyện

Cơ sở
y tế

OPV
Bảo quản ở nhiệt độ -150C đến -250C
Bảo quản ở nhiệt
BCG
Bảo quản ở nhiệt độ +20C đến +80C
độ +20C đến
Sởi
nhưng cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ
+80C
MR

0
0
từ -15 C đến -25 C nếu không đủ chổ
Hib đông khô
Hib dung dịch
Viêm gan B
DPT
Bảo quản ở nhiệt độ +20C đến +80C, không được để đông
DT/TT/Td
băng
DTP-VGB-Hib
DTP-VGBIPV-Hib
e. Một số dụng cụ bảo quản vaccine ở cơ sở y tế
Tủ lạnh: có 2 loại: Tủ lạnh mở cửa phía trên và tủ lạnh mở cửa phía trước
Tủ lạnh mở cửa phía trên: Tủ lạnh bảo quản vaccine có 02 khoang:
Một khoang chính ( khoang lạnh) để bảo quản vaccine và dung môi
nhiệt độ từ +20C đến +80C. Có nút điều chỉnh nhiệt độ.
Khoang thứ 2 ( khoang làm đá) dùng để làm đông băng bình phích tích
lạnh. Nhiệt độ ở khoang này khoảng từ -20C đến -150C.
9


Khi mất điện , đá xung quanh tủ lạnh sẽ có thể duy trình nhiệt độ trong
16 giờ [8].
Tủ lạnh mở cửa phía trước : Tủ lạnh có khoang làm đá riêng, khoang
lạnh riêng.
Khoang làm đá: dùng để đông băng bình phích lạnh.
Khoang lạnh: để bảo quản vaccine và dung môi.
Hòm lạnh
Hòm lạnh có chứa các bình tích lạnh xung quanh có thể giữ lạnh trong

vòng 72 giờ. Hòm lạnh được sử dụng bảo quản vaccine khi vận chuyển và bảo
quản khi tủ lạnh hỏng [8].
Phích vaccine
Giữ lạnh tối đa 36 giờ với điều kiện không mở nắp.
Phích lạnh có thể vận chuyển dễ dàng khi đi bộ; xe gắn máy, dùng để bảo
quản vận chuyển vaccine và dung môi, bảo quản vaccine trong buổi tiêm chủng;
bảo quản vaccine khi tủ lạnh hỏng.
Bình tích lạnh
Bình tích lạnh là bình nhựa, hình chữ nhật, dẹt có thể chứa nước và làm
đông băng. Bình tích lạnh để giữ lạnh trong phích vaccine và hòm lạnh.

Tủ lạnh

Hòm lạnh

Phích lạnh

Bình tích lạnh

Hình 1.1. Dụng cụ dây chuyền lạnh
f. Dụng cụ kiểm tra công tác bảo quản ở cơ sở y tế
Mục đích của dụng cụ kiểm tra dây chuyền lạnh để kiểm tra nhiệt độ của
vaccine và dung môi trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

10


Chỉ thị nhiệt độ (VVM): dùng để theo dõi sự tích lũy nhiệt.
Chỉ thị nhiệt độ có 2 vùng màu: sáng và sậm. Sự tích lũy nhiệt biểu hiện
bởi sự đổi màu của vùng sáng dần chuyển sang sậm.

Dựa vào sự đổi màu có vùng sáng, mà có chỉ định dùng lọ vaccine khi
màu của vùng sáng cùng màu vùng sậm thị lọ vaccine đó không được sử dụng.
Sự thay đổi màu không liên quan đến “hạn sử dụng” của lọ vaccine.
Chỉ thị nhiệt độ không cho biết vaccine có bị đông băng hay không.
Lọ vaccine
đông khô

Ống vaccine
BCG

Lọ vaccine
dung dịch

Hình 1.2. VVM trên nhãn và nắp lọ vaccine
Chỉ sử dụng lọ vaccine khi hình vuông bên trong sáng hơn hình tròn
bên ngoài.
Ưu tiên sử dụng trước nếu lọ vaccine có VVM mà hình vuông bên
trong bắt đầu sẫm màu nhưng vẫn sáng hơn màu hình tròn bên ngoài.
Thiết bị theo dõi nhiệt độ điện tử 30 ngày
Thiết bị này ghi lại nhiệt độ trong khoảng thời gian không quá 10 phút.
Hiển thị lịch sử nhiệt độ trong 30 ngày qua.
Cảnh báo nhiệt độ cao hay đông băng xảy ra. Nếu nhiệt độ của tủ lạnh
xuống đến - 0,5°C hoặc thấp hơn trong 60 phút hoặc nếu tăng trên 10°C trong
một thời gian liên tục 10 giờ.
Trong quá trình theo dõi nhiệt độ trong khoảng yêu cầu, màn hình thiết bị
hiển thị "OK”

Hình 1.3. Thiết bị theo dõi nhiệt độ bằng điện tử 30 ngày
11



Nhiệt kế
Nhiệt kế sử dụng để theo dõi nhiệt độ của dây chuyền lạnh, có 2 loại
nhiệt kế tròn và nhiệt kế dài.
Nhiệt kế tròn, kim di chuyển chỉ vạch chia độ, các số có dấu (+) khi
nhiệt độ nóng và dấu (-) khi nhiệt độ lạnh.
Nhiệt kế dài, chất lỏng màu di chuyển chỉ vạch chia độ, di chuyển lên
khi nhiệt độ nóng, xuống khi nhiệt độ lạnh.

Hình 1.4. Nhiệt kế bảo quản vaccine
Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử ( Freeze-tag)
Freeze-tag là thiết bị đo nhiệt độ điện tử có màn hình hiển thị. Nếu tiếp
xúc với nhiệt độ 00C trong 60 phút, hiển thị trên màn hình sẽ chuyển từ sang
, lúc này vaccine ở tình trạng nguy hiểm nên kiểm tra những vaccine nhạy
cảm đông băng xem đã bị hỏng chưa. Freeze-tag có hạn sử dụng 5 năm.

Vaccine tốt

Tình trạng nguy hiểm

Hình 1.5. Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử ( Freeze-tag)
i. Cách sắp xếp, bảo quản vaccine trong kho lưu trữ
05 Nguyên tắc bảo quản vaccine trong tủ lạnh ( dùng làm tiêu chí đánh giá)

12


Tiêu chí 1: Tất cả vaccine và dung môi phải bảo quản ở khoang chính.
Nếu không đủ chỗ dung môi có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, chú ý trước
khi sử dụng dung môi phải được để lạnh.

Tiêu chí 2: Sắp xếp hộp vaccine đúng vị trí để tránh làm đông băng
vaccine và có khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp.
Tiêu chí 3: Vaccine sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải được sử dụng
trước, tiếp nhận trước phải được dùng trước và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị
nhiệt độ lọ vaccine (VVM).
Tiêu chí 4: Chỉ giữ những vaccine còn sử dụng được trong tủ lạnh, không
được để thực phẩm hoặc đồ uống trong tủ lạnh, không mở tủ lạnh thường xuyên.
Tiêu chí 5: Bảo quản vaccine ở đúng vị trí trong tủ lạnh tùy thuộc vào loại
tủ lạnh đang sử dụng. Đảm bảo các khuyến cáo của mỗi loại tủ lạnh [5].
Kho bảo quản vaccine
Mỗi loại vaccine đòi hỏi điều kiện bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng
loại để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng vaccine. Kho phải cao ráo, thoáng
mát, có các tủ lạnh chuyên dụng, kho được trang bị máy điều hòa nhiệt độ,
phương tiện phòng chống cháy nổ. Có máy phát điện để bảm bảo nguồn điện
cho tủ lạnh bảo quản vaccine trong trường hợp mất điện đột xuất.
Vaccine nhập kho phải được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất và
cần theo dõi về nhiệt độ và hạn dùng một cách chặt chẽ và theo đúng nguyên
tắc “Quy trình thực hành chuẩn trong quản lý kho và bảo quản vaccine theo dây
chuyền lạnh”, có bảng theo dõi nhiệt độ hàng ngày: sáng từ 07h15 - 12h00;
chiều từ 13h30 – 17h kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tết.
1.2.3. Dự Trữ Vaccine
a. Tuân thủ nguyên tắc FEFO
Các vaccine cần được dự trữ trong các điều kiện đảm bảo chất lượng tốt
nhất.Vaccine cần được luân chuyển, sử dụng, xuất nhập tuân thủ theo nguyên
tắc FIFO, FEFO, ưu tiên nguyên tắc FEFO [2].
13


FIFO ( First In First Out): Vaccine nhập trước thì xuất trước
Nhập


Xuất

VA

VC

VB

VB

VA

VC

VA

VC

VA

VB

VC

VB

VA Nhập kho trước nhất

VB Nhập kho trước VC


Hình 1.6. Minh họa nguyên tắc FIFO
FEFO (First Expires First Out): Vaccine hết hạn trước thì xuất trước
Nhập
Xuất

VB

VC

VA

VB

VA

VC

VA

VC

VA

VC

VB Hết hạn trước nhất

VB


VA

VA Hết hạn trước VC

Hình 1.7. Minh họa nguyên tắc FEFO
Vacine chờ hủy cần phải có dấu hiệu nhận dạng riêng, kiểm soát và biệt
trữ hợp lý nhằm ngăn ngừa việc đưa chúng vào lưu thông và sử dụng.
Phải có một hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo cho
công tác kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng vaccine.
b. Nhãn và bao bì
Các vaccine phải được bảo quản trong các bao bì thích hợp không gây
ảnh hưởng xấu đến chất lượng vaccine, đồng thời có khả năng bảo vệ vaccine
khỏi các ảnh hưởng của môi trường.
Trên tất cả các bao bì của vaccine phải có nhãn rõ ràng, dễ đọc, có đủ các
nội dung, hình thức đáp ứng các qui định của pháp luật về nhãn và nhãn hiệu
hàng hóa của vaccine. Không được sử dụng tên thuốc viết tắt [2].

14


c. Tiếp nhận vaccine
Việc tiếp nhận vaccine phải được thực hiện tại khu vực dành riêng cho
việc tiếp nhận vaccine, tách khỏi khu vực bảo quản. Khu vực này phải có các
điều kiện bảo quản để bảo vệ vaccine tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời
tiết trong suốt thời gian chờ bốc dỡ, kiểm tra vaccine.
Cần đối chiếu giấy tờ, các chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và
các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số
lô, hạn dùng…đảm bảo các bao bì được đóng gói cẩn thận.
Việc lấy mẫu vaccine để kiểm tra chất lượng phải được tiến hành tại khu
vực dành cho việc lấy mẫu, và do người có trình độ chuyên môn thực hiện.

Việc lấy mẫu phải theo đúng quy định tại Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định
chất lượng [2].
d. Cấp phát và quay vòng kho
Chỉ được cấp phát các vaccine, bao bì đóng gói đạt tiêu chuẩn chất lượng,
còn trong hạn sử dụng.
Không được cấp phát, phân phối các vaccine còn nguyên vẹn bao bì, hoặc
có nghi ngờ về chất lượng.
Tất cả hoạt động liên quan đến việc cấp phát đều phải ghi chép lại đầy đủ
và phải tuân thủ theo quy tắc quay vòng kho ( nhập trước xuất trước – FIFO),
đặt biệt ưu tiên ( hết hạn trước xuất trước – FEFO).
Các vaccine còn tồn cần phải được bảo quản đúng quy trình gửi lại kho
Trung tâm để bảo quản.
Các vaccine có dấu hiệu nghi ngờ phải thông báo ngay với bộ phận kiểm
tra chất lượng.
e. Gửi hàng ( vận chuyển bằng cách gửi hàng)
Việc cấp phát và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển chỉ được thực hiện
sau khi có lệnh xuất hàng bằng văn bản. Các nguyên tắc, quy định về quy trình

15


vận chuyển bằng cách gửi hàng phải được thiết lập tùy theo bản chất của sản
phẩm và sau khi đã cân nhắc tất cả các biện pháp phòng ngừa.
Yêu cầu bảo quản vaccine ở điều kiện từ +2 0C đến +80C, trong thời gian
vận chuyển, phải đảm bảo điều kiện đó.
Tài liệu vận chuyển gửi hàng phải ghi rõ: Thời gian vận chuyển; tên khách
hàng; địa chỉ; tên, địa chỉ người gửi; tên, địa chỉ người vận chuyển; tên vaccine;
dạng vaccine; hàm lượng; số lượng; số lô; điều kiện vận chuyển và bảo quản.
Tất cả các tài liệu liên quan đến việc vận chuyển, gửi hàng phải được lưu
tại bên gửi và bên nhận hàng và bảo quản ở nơi an toàn.

f. Vaccine thu về
Tất cả các vaccine đã xuất ra khỏi kho, bị trả về phải được bảo quản tại
khu biệt trữ. Các vaccine này chỉ được đưa trở lại kho vaccine để lưu thông,
phân phối, sử dụng sau khi bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là vaccine đạt
tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu vaccine
không đảm bảo chất lượng thì không được đưa vào sử dụng [2].
i. Hồ sơ tài liệu
Quy trình thao tác: cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc các quy trình
thao tác chuẩn đã được phê duyệt xác định phương pháp làm việc trong khu
vực nhà kho.
Hệ thống sổ sách thích hợp ghi chép đầy đủ chi tiết việc xuất nhập thuốc.
+ Phiếu theo dõi xuất nhập vaccine
+ Phiếu theo dõi chất lượng vaccine
+ Các biểu mẫu khác theo qui định của các Bộ Y tế
+ Phải có phiếu theo dõi xuất nhập vaccine riêng cho từng loại sản
phẩm cũng như cho từng loại qui cách sản phẩm.
+ Phải có qui định lưu trữ hồ sơ tài liệu và tránh việc xâm nhập, sửa
chữa số liệu bất hợp pháp.

16


1.3.

TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG VACCINE TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM

1.3.1. Lịch sử phát triển của tiêm chủng vaccine trên thế giới
Vào cuối thế kỷ XVIII (1789) EDWARD JENNER (1749 – 1823), một
bác sĩ thú y người Anh đã tìm ra vaccine đậu mùa bằng cách chế từ vẩy đậu

mùa ở bò, cuối thế kỷ XIX Pasteur đã tìm ra vaccine phòng dại và là người đầu
tiên đặt nền móng cho việc sản xuất các loại vaccine phòng bệnh. Cho đến nay
con người đã sản xuất ra nhiều loại vaccine để phòng bệnh cho người và động
vật. Như vậy, tiêm chủng đã góp phần quan trọng làm giảm số mắc và chết các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em [28] từ đó góp phần quan trọng hạn chế
những di chứng gây tàn phế dai dẵng cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí cho gia
đình và xã hội [28].
Trong những năm 70 của thế kỷ trước trên thế giới mới có khoảng 5 triệu
trẻ em bị tàn tật, di chứng vì các bệnh truyền nhiễm trẻ em là bạch hầu, ho gà,
uốn ván, sởi, bại liệt, lao. Năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề
xướng và vận động các nước thành viên thực hiện một chương trình có ích
trong khuôn khổ các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm thực hiện mục
tiêu “ Sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000” [28]. Đó là Chương trình
Tiêm chủng mở rộng (TCMR), viết tắt theo tiếng anh là EPI ( Expanded
Programe on Immunization) [28]. Mục đích của chương trình là mở rộng, phát
triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên thế giới đặt biệt trẻ em ở các
nước đang phát triển.
Nhờ có tiêm chủng mà bệnh đậu mùa đã từng giết chết 2 triệu người mỗi
năm được thanh toán vào năm 1979. Đã từng là dịch bệnh trên các châu lục,
bại liệt giờ đây chỉ còn giới hạn ở Châu Phi và Nam Á. Các nước Châu Mỹ đã
tuyên bố thanh toán được căn bệnh bại liệt vào năm 1994, sau đó là khu vực
Tây Thái Bình Dương (2000) và Châu Âu (2002) [27]. Hiện nay, vaccine phòng
Hib đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do Hib ở Châu Âu trong
17


×