Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược và vật tư y tế bình thuận năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THANH TIỀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC VÀ VẬT TƢ Y TẾ
BÌNH THUẬN NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THANH TIỀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC VÀ VẬT TƢ Y TẾ
BÌNH THUẬN NĂM 2017

Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dƣợc
Mã số
: CK 62 72 04 12

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Ngƣời hƣớng dẫn khoá học: TS. ĐỖ XUÂN THẮNG
Thời gian thực hiện: 07/2018 – 11/2018



HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ Quý
Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Xuân Thắng là
người Thầy đáng kính đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Dược
Hà Nội đặc biệt là các Thầy cô bộ môn Quản lý kinh tế dược đã tạo điều
kiện cho tôi được học tập, rèn luyện trong suốt những năm học vừa qua; đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược và
VTYT Bình Thuận đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong học tập, nghiên
cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp những
ý kiến chân thành cho tôi để hoàn thành luận văn này.

Bình Thuận, ngày 19 tháng 4 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thanh Tiền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tiếng Anh

Công ty cổ phần

CTCP
CPI

Tiếng Việt

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng
Doanh nghiệp nhà nƣớc

DNNN
FDI

Foreign Direct Invesment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMP


Good Manufacturing Practises

Thực hành tốt sản xuất thuốc

GPP

Good Pharmacy Practises

Thực hành tốt nhà thuốc

CTTNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

MTV DP

Một thành viên Dƣợc phẩm

DN

Doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh

PTHĐKD

doanh
Hàng tồn kho

HTK


Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng

NCVLĐTX

xuyên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BV

Bệnh viện

ĐKKV

Đa khoa khu vực

TTTM

Trung tâm thƣơng mại

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ


VCSH

Vốn chủ sở hữu

VTYT

Vật tƣ y tế

WTO

World Trade Oganization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Khái quát về Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........... 3
1.1.1. Khái niệm chung ....................................................................................3
1.1.2. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ....................................3
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: ....................................3
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh..................................4
1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ..................................5
1.1.6. Trình tự tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh: .........................5
1.1.7. Các phƣơng pháp đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh: .....8
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dƣợc: ... 9
1.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ............................9
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá, phân tích về vốn ..................................................13
1.3. Thị trƣờng dƣợc phẩm Thế giới và Việt Nam ...................................... 15

1.3.1. Thị trƣờng dƣợc phẩm thế giới ..........................................................15
1.3.2. Thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam ......................................................16
1.4. Hệ thống kinh doanh thuốc tại Việt Nam ............................................. 19
1.4.1. Các doanh nghiệp kinh doanh dƣợc phẩm .......................................19
1.4.2. Các kênh phân phối chính ..................................................................19
1.4.3. Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dƣợc:.......................20
1.5. Khái quát về Công ty CP Dƣợc và Vật tƣ y tế Bình Thuận ................. 21
1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................21
1.5.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty..................................................................23
1.5.3. Nhân lực................................................................................................23
1.5.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật .......................................................................24
1.6. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 25


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................25
2.2.2. Biến số nghiên cứu ..............................................................................25
2.2.3. Nguồn thu thập số liệu ........................................................................27
2.3. Các chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 27
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 28
2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty CP Dƣợc và Vật tƣ y tế Bình
Thuận năm 2017 ................................................................................... 32
3.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .............................................32
3.1.2. Tình hình sử dụng phí của Công ty trong năm 2017 .......................39
3.1.3. Phân tích biến động chi phí và lợi nhuận năm 2017 .......................40
3.1.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận...........................................................41

3.1.5. Chỉ tiêu năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV
năm 2017 .............................................................................................44
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Dƣợc và Vật tƣ y tế
Bình Thuận năm 2017 .......................................................................... 46
3.2.1. Kết cấu nguồn vốn ...............................................................................46
3.2.2. Tình hình phân bổ vốn ........................................................................48
3.2.3. Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ....................................49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 52
4.1. Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 ........................................ 52
4.1.1. Về Doanh thu .......................................................................................52
4.1.2. Về lợi nhuận .........................................................................................53
4.1.3. Về chi phí .............................................................................................54
4.2. Về kết quả bán hàng từng nguồn hàng ................................................. 55
4.2.1. Về nhóm hàng mua bán ......................................................................55
4.2.2. Về nhóm hàng sản xuất.......................................................................55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Cơ cấu nhân lực Công ty CP Dƣợc và VTYT Bình Thuận........ 23

Bảng 2.2.

Các biến số nghiên cứu............................................................... 25


Bảng 2.3:

Giải thích khái niệm và công thức tính các chỉ tiêu phân tích ... 29

Bảng 3.4:

Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc và
VTYT Bình Thuận năm 2017 .................................................... 32

Bảng 3.5:

Tổng hợp doanh thu bán theo cơ cấu nguồn hàng năm 2017 .... 34

Bảng 3.6:

Tổng hợp Doanh thu bántheo tỷ lệ kênh ETC và OTC .............. 35

Bảng 3.7:

Tổng hợp Doanh thu bán theo Chi nhánh năm 2017 ................. 35

Bảng 3.8:

Tổng hợp doanh số hàng sản xuất bán theo Chi nhánh năm 2017 ... 37

Bảng 3.9:

Doanh thu thuần các sản phẩm Công ty sản xuất chiếm tỷ lệ cao
năm 2017 .................................................................................... 38


Bảng 3.10: Tổng hợp các loại chi phí năm 2017 .......................................... 39
Bảng 3.11: Tổng hợp phân tích biến động chi phí và lợi nhuận năm 2017 .. 40
Bảng 3.12: Các tỷ số phân tích kết quả kinh doanh năm 2017 ..................... 41
Bảng 3.13: Các tỷ số phân tích kết quả kinh doanh dựa trên lợi nhuận sau
thuế năm 2017 ............................................................................ 43
Bảng 3.14: Năng suất lao động bình quân của CBCNV năm 2017 .............. 44
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của CBCNV trong năm 2017 .................... 45
Bảng 3.16: Tổng hợp các nguồn vốn năm 2017 ........................................... 46
Bảng 3.17: Tổng hợp phân tích vốn lƣu động thƣờng xuyên năm 2017 ...... 47
Bảng 3.18: Tổng hợp phân tích biến động tài sản năm 2017 ....................... 48
Bảng 3.19: Tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho năm 2017 ..... 49
Bảng 3.20: Tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển vốn lƣu động năm 2017 ..... 50
Bảng 3.21. Tổng hợp phân tích luân chuyển tài sản cố định năm 2017 ....... 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Doanh thu theo chi nhánh ...........................................................36

Biểu đồ 3.2:

Doanh thu hàng công ty sản xất theo chi nhánh.......................37

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1.

Biểu đồ mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu ngƣời giữa Việt Nam
và các nƣớc giai đoạn 2015-2020.....................................................16


Hình 1.2.

Mức chi tiêu thuốc bình quân ở Việt Nam (số liệu dự báo cho
giai đoạn 2016-2027) .........................................................................17

Hình 1.3.

Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ thuốc theo vùng miền giai đoạn
2014-2016 ...........................................................................................18

Hình 1.4.

Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ theo nhóm bệnh giai đoạn 2014-2016 ....18


ĐẶT VẤN ĐỀ

Dƣợc phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, là mặt hàng thiết yếu và ảnh
hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng ngƣời tiêu dùng. Nhu cầu dƣợc
phẩm hầu nhƣ không chịu ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế. Việt Nam là
một nền kinh tế đang phát triển khá nhanh ở khu vực Châu Á với dân số cao
(trên 92 triệu vào năm 2015). Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc có ngành dƣợc
đang phát triển (pharmerging countries). Theo ƣớc tính của Bộ Y tế, doanh
thu thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam đã tăng trƣởng bình quân 16%/năm trong
10 năm qua. Còn BMI ƣớc con số này là 17,1% giai đoạn từ năm 2013 đến
năm 2017. ngành dƣợc Việt Nam đang hội tụ nhiều tiềm năng. Tốc độ tăng
trƣởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khoẻ của tầng lớp trung lƣu và
khả năng tiếp cận thuốc ngày càng đƣợc cải thiện là những yếu tố giúp ngành
dƣợc Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trƣởng cao trong thời gian tới.

Tuy nhiên, dƣợc phẩm là một trong những ngành rất nhạy cảm, hoạt
động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm đƣợc toàn xã
hội cùng theo dõi, kiểm tra, giám sát, phê bình,…. Các quốc gia trên thế giới
và Việt Nam đều đang từng bƣớc hoàn thiện các quy định và chế tài kiểm soát
sự gia tăng giá thuốc ở mức hợp lý, kiểm soát khắc khe tất cả các công đoạn
trong quá trình sản xuất và kinh doanh dƣợc phẩm. Nhƣ vậy, so với các ngành
khác, ngành dƣợc phẩm có môi trƣờng và điều kiện kinh doanh khắc nghiệt
hơn. Sự cạnh tranh về nguồn vốn cũng khó khăn hơn đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong nƣớc vì đặc thù của ngành sản xuất dƣợc phẩm đòi
kỹ thuật công nghệ cao.
Sự mở rộng lĩnh vực hoạt động của hầu hết các Doanh nghiệp Dƣợc
hiện nay kéo theo nhiều chủng loại hàng hóa trên thị trƣờng với vô số nhãn
hiệu, kiểu dáng công dụng và hình thức khuyến mãi, sản phẩm nhập khẩu,…
là một minh chứng sinh động nhất cho sự cạnh tranh gay gắt của n g à n h
d ƣợ c t r o n g nền kinh tế thị trƣờng.
Với sứ mệnh là đơn vị vừa sản xuất, vừa kinh doanh dƣợc phẩm và
trang thiết bị y tế, Công ty cổ phần Dƣợc và Vật tƣ y tế Bình Thuận
(PHAPHARCO), luôn vận động không ngừng để tồn tại, phát triển và xây

1


dựng thƣơng hiệu PHAPHARCO “Vì sức khỏe cộng đồng’’. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động Công ty cũng gặp không ít khó khăn với sự cạnh
tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành cả trong và ngoài nƣớc; đặc
biệt là hàng nhập khẩu đối với thuốc có nguồn gốc từ các nƣớc nhƣ Trung
Quốc, Ấn Độ,... cả về chất lƣợng và giá cả.
Để duy trì và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh
nghiệp, việc tăng cƣờng chuyển hƣớng từ nâng cao từ “lƣợng” sang “chất”, tạo
thƣơng hiệu sản phẩm uy tín, chất lƣợng là điều thiết yếu. Đồng thời, trong môi

trƣờng có tính cạnh tranh cao nhƣ hiện nay, việc quyết định xu hƣớng hoạt động
và phát triển cho Doanh nghiệp là hết sức quan trọng và khó khăn.
Một Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải có các
hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh
tế, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính Doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó xác định những điểm yếu của mình và đề ra các chiến
lƣợc ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là khắc phục điểm yếu,
sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình để nâng cao năng suất, chất lƣợng hàng
hoá, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, nâng cao uy tín nhằm tới
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, khai thác tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Doanh nghiệp.
Với những lý do trên, đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Dƣợc và Vật tƣ y tế Bình Thuận năm 2017)” đƣợc thực
hiện với các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích một số kết quả kinh doanh của Công Ty cổ phần
Dược và Vật Tư Y Tế Bình Thuận năm 2017.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Dược
và Vật Tư Y Tế Bình Thuận năm 2017.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài giúp điều chỉnh định hƣớng, xây dựng
chiến lƣợc đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty; phát huy mọi tiềm năng, thị trƣờng, khai thác tối đa những nguồn lực
của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh; đồng thời,
giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm chung
Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện
tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện
tƣợng đó [12].
Nhƣ vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải
tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều
kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại
hiệu quả kinh doanh cao hơn” [11].
1.1.2. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
 Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự
đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Đảm bảo tính toán tất
cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đƣợc đối tƣợng phân tích.
 Tính chính xác: chất lƣợng của công tác phân tích phụ thuộc nhiều
vào tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phƣơng pháp
phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
 Tính kịp thời: sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ
chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt đƣợc, để
nắm bắt đƣợc những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh:
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng cũng nhƣ những hạn chế trong doanh nghiệp của
mình. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cũng
nhƣ chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả.

3


- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng đƣa ra các quyết
định kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những

chức năng quản trị có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để ngăn
ngừa rủi ro.
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở cho ra các quyết định đúng đắn phân
tích hoạt độnh kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt độnh kinh doanh thông qua các
chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng
- Nhiệm vụ trƣớc tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát
giữa kết quả đạt đƣợc so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức đã đặt
ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số
mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng của các chỉ tiêu và tìm ra các nguyên
nhân gây nên mức ảnh hƣởng đó. Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hƣởng trực
tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định các nhân tố gây nên và tìm
nguyên nhân gây nên biến động của các chỉ số đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai khác tiền năng và khắc phục những
tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh, không chỉ đánh giá kết quả chung
chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nguyên tố và tìm nguyên
nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện ra các tiền năng cần phải khai
thác và những chỗ còn tồn tại yếu kém nhằm đề xuất các giải pháp phát huy
thế mạnh và khắc phục những tồn tại ở doanh nghiệp mình.

4


Xây dựng phƣơng án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. Nhiệm
vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo có thể đạt đƣợc trong tƣơng lai, rất

thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng [1] [8].
1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung của PTHĐKD là đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả hoạt
động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng và đƣợc biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Với tƣ cách là môn học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối
tƣợng riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nó là một hoạt động kinh
doanh và đồng thời cũng là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt.
Phân tích là đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả hoạt động kinh doanh,
nó có thể là kết quả kinh doanh đã đạt đƣợc hoặc kết quả của các mục tiêu
trong tƣơng lai cần đạt đƣợc, và nhƣ vậy, kết quả hoạt động kinh doanh thuộc
đối tƣợng của phân tích. Các kết quả hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động
theo cơ chế thị trƣờng cần phải định hƣớng theo mục tiêu dự toán. Quá trình
định hƣớng hoạt động kinh doanh đƣợc định lƣợng cụ thể thành các chỉ tiêu
kinh tế và phân tích cần hƣớng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá [9].
1.1.6. Trình tự tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh:
1.1.6.1. Các loại hình phân tích kinh doanh:
a) Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh:
Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh thì phân tích chia làm ba hình thức:
- Phân tích trƣớc khi kinh doanh
- Phân tích trong kinh doanh
- Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh
Phân tích trƣớc khi kinh doanh còn đƣợc gọi là phân tích tƣơng lai,
nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt đƣợc trong tƣơng lai. Phân

5


tích tƣơng lai đƣợc sử dụng nhiều và thích hợp với các DN trong nền kinh tế

thị trƣờng. Bởi vì trong cơ chế thị trƣờng toàn bộ các yếu tố đầu vào cũng nhƣ
các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp đều phải tự tính toán, nên họ phải sử dụng
các phƣơng pháp phân tích tƣơng lai để nhận thức đƣợc tình hình biến động
của thị trƣờng từ đó để đề ra các mục tiêu kế hoạch.
Phân tích trong kinh doanh còn đƣợc gọi là phân tích hiện tại (hay tác
nghiệp), là quá trình phân tích cùng với quá trình kinh doanh. Hình thức này
rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thƣờng xuyên nhằm điều chỉnh những
sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện so với mục tiêu đặt ra.
Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích quá
khứ. Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so
với kế hoạch hoặc định mức đƣợc xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hƣởng
đến kết quả đó. Kết quả phân tích cho ta nhận thức đƣợc tình hình thực hiện kế
hoạch của các chỉ tiêu đặt ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo.
b) Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo:
Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo phân tích chia làm phân tích thƣờng
xuyên và phân tích định kỳ.
- Phân tích thƣờng xuyên đƣợc đặt ra ngay trong quá trình thực hiện
kinh doanh, kết quả phân tích, giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với
mục tiêu đặt ra của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp
điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch này một cách thƣờng xuyên.
- Phân tích định kỳ đặt ra sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn
thành trong kỳ, thƣờng là quý, 6 tháng hoặc năm. Phân tích định kỳ đƣợc thực
hiện sau khi đã kết thúc quá trình kinh doanh, do đó kết quả phân tích nhằm
đánh giá kết quả kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở để xây dựng các mục tiêu
kế hoạch kỳ sau.
c) Căn cứ theo nội dung phân tích:
Căn cứ theo nội dung phân tích chia thành phân tích các chỉ tiêu tổng
hợp và phân tích chuyên đề.
6



- Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp (phân tích toàn bộ): là việc tổng kết
tất cả những gì về phân tích kinh tế và đƣa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để
đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm làm rõ các mặt của kết
quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng nhƣ dƣới tác
động của các yếu tố; nguyên nhân bên ngoài.
- Phân tích chuyên đề hay phân tích bộ phận là việc tập trung vào một
số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hƣởng đến chi tiêu tổng
hợp. Phân tích chuyên đề cũng có thể là phân tích một mặt, một phạm vi nào
đó trong quá trình kinh doanh.
Tóm lại, việc đạt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục
tiêu của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đề ra. Vì vậy cần xác định rõ
mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả
thiết thực nhất [9] [17].
1.1.6.2. Trình tự tiến hành phân tích
Công tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp phụ thuộc vào loại
hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở DN. Do vậy,
công tác tổ chức phân tích cần phải đặt ra nhƣ thế nào để thích hợp với
hình thức tổ chức kinh doanh của DN.
Công tác tổ chức phân tích kinh doanh thƣờng đƣợc tiến hành theo ba bƣớc:
- Chuẩn bị cho quá trình phân tích
- Tiến hành phân tích
- Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích
Nội dung của ba bƣớc trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi
phân tích đặt ra. Ba bƣớc tiến hành đều có mối liên hệ nhân quả với nhau, do
đó một trong ba bƣớc trên không thực hiện tốt sẽ ảnh hƣởng không tốt đến
quá trình phân tích.
Chuẩn bị cho quá trình phân tích hay còn gọi là lập kế hoạch cho phân

7



tích. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp, mà xác định nội
dung cần phân tích, thời gian cần tiến hành phân tích, nhân sự tham gia, tài
liệu chuẩn bị cho phân tích… Ở bƣớc này đáng chú ý là kiểm tra tính hợp
pháp và hợp lý của tài liệu phân tích.
Tiến hành phân tích là bƣớc căn cứ trên tài liệu phân tích, xác định đối
tƣợng phân tích, sử dụng các đối tƣợng phân tích riêng có để chỉ rõ mức độ
ảnh hƣởng của các nhân tố, phân loại các nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau
để tạo điều kiện cho việc đánh giá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng trên cơ sở kết quả phân tích trên, phải tổng hợp và đánh giá
đƣợc bản chất hoạt động kinh doanh của DN, chỉ rõ những nhƣợc điểm trong
quá trình quản lý DN. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục các nhƣợc điểm,
phát huy các ƣu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của DN [17].
1.1.7. Các phương pháp đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh:
1.1.7.1. Phương pháp cân đối
Phƣơng pháp cân đối đƣợc sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và
ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về
lƣợng của yếu tố với lƣợng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh và trên cơ
sở đó có thể xác định ảnh hƣởng của các yếu tố [1].
1.1.7.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong
phân tích hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ
trƣớc đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là gốc so sánh. Tùy theo
mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh
có thể là: tài liệu năm trƣớc, nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ
tiêu; các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá
tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
8



Các chỉ tiêu kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ phân
tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch
hƣớng đến tƣơng lai.
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu đƣợc
sử dụng phải đồng nhất. Về mặt thời gian: các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng
một khoảng thời gian hạch toán, phải phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh
chỉ tiêu, phải cùng một phƣơng pháp tính toán chỉ tiêu, phải cùng một đơn vị
tính. Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần đƣợc quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhƣ nhau.
1.1.7.3. Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố lên chỉ
tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc
sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau
đó, so sánh chỉ tiêu vừa tính đƣợc với trị số của chỉ tiêu khi chƣa có biến đổi
của nhân tố cần xác định sẽ tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nhân tố đó.
Nguyên tắc sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn:
- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích
và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích bằng
một công thức nhất định.
Sắp xếp các nhân tố ảnh hƣởng trong công thức theo trình tự nhất định
và chú ý: nhân tố lƣợng thay thế trƣớc, nhân tố chất lƣợng thay thế sau [15].
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dƣợc:
1.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.1.1 Chỉ tiêu phân tích doanh thu
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thƣờng của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu [1][4]. Gồm các
loại sau:

9


- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ [5].
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh
thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ nhƣ các khoản giảm giá hàng bán,
chiết khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế…
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Ý nghĩa:
- Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình
hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích.
Thông qua nó ta có thể đánh giá đƣợc hiện trạng của doanh nghiệp có
hiệu quả hoạt động hay không [4] [22].
Doanh thu của doanh nghiệp đƣợc tạo ra từ các hoạt động[22]:
- Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động bất thƣờng.
1.2.1.2 Chỉ tiêu phân tích biến động chi phí
Hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trƣờng và cách
ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt đƣợc mức tối đa lợi tức
trong kinh doanh. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập
kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tƣơng lai.[4]
Các loại chi phí có liên quan đến đề tài phân tích [4] [5] [22]:
- Giá vốn hàng bán: Hay còn gọi là chi phí hàng bán là biểu hiện bằng
tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất, mua sản
phẩm về tới kho hàng của công ty, tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm các loại nhƣ tiền lƣơng, khấu hao tài

sản cố định, đóng gói, bảo quản sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo…
10


- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí có liên quan đến
việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản chi phí hoặc các
khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay
vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn
hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…, dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng
khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…
Dựa vào biến động của từng loại chi phí về số tiền và mức độ tăng giảm
theo tỷ lệ để đánh giá biến động của từng loại chi phí và tổng chi phí. Đồng thời
so sánh với biến động của doanh thu để phân tích đánh giá về biến động của
chi phí là hợp lý hay không.
1.2.1.3. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hƣớng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tố chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hƣớng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chính và chủ yếu
tạo nên toàn bộ lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
thƣờng đƣợc xem xét thông qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận gộp: phản ánh chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần về tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã tiêu thụ. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
11


động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính
toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa,
dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo, cộng doanh thu hoạt động tài chính và
trừ đi chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trƣớc hoặc có dự tính trƣớc nhƣng ít có khả năng xảy ra.
- Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế: là lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích, xem xét mức độ biến động của tổng số lợi
nhuận, đánh giá bằng con số tƣơng đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi
nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra lợi nhuận
a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS):
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả.
b) Tỷ suất sinh lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này phản ánh đo lƣờng khả năng sinh lợi trên tài sản của doanh
nghiệp, cứ 1 đồng vốn đầu tƣ chi ra cho tài sản thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.
c) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lợi từ nguồn vốn bỏ ra đầu tƣ vào
doanh nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng (là

khoản lợi sau khi đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ). Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.

12


1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá, phân tích về vốn
Để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một
bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn
doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn
nào trong quá trình phát triển (thịnh vƣợng, suy thoái) hay đang ở vị trí nào
trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng cƣờng
quản lý, ở đây phân tích các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1. Phân tích biến động và cơ cấu tài sản
Phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp ngƣời phân tích
tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ nhƣ thế
nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế
để phục vụ cho chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hay không. Phân tích biến động các mục tài sản doanh nghiệp cung cấp cho
ngƣời phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp. Vì vậy,
phân tích biến động về tài sản của doanh nghiệp thƣờng đƣợc tiến hành bằng
phƣơng pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so
sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho ngƣời phân tích có đƣợc sự
đánh giá đúng đắn hơn về xu hƣớng, bản chất của sự biến động.
1.2.2.2. Phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn
Phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp ngƣời phân tích tìm
hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ nhƣ thế
nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong

quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài
chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị
trƣờng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến
lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
13


1.2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà
doanh nghiệp có đƣợc để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá
nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Các chỉ tiêu phân
tích khả năng thanh toán bao gồm:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ảnh mối quan hệ giữa tổng
tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả
(nợ ngắn hạn, nợ dài hạn...). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát khả năng
thanh toán các khoản nợ của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng
thanh toán hiện hành. Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả nợ ngắn hạn của công
ty bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn nhất. Hệ số này phải
lớn hơn 1. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán càng tốt tuy nhiên nếu
quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều
vào tài sản ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số này đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá
trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời (Htt) chỉ xem xét các khoản có thể
sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền. Khả năng thanh toán tức thời cho

biết, với số tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, doanh nghiệp có đảm bảo
thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không

14


1.2.2.4. Phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ số này phản ảnh mối quan hệ giữa khối lƣợng hàng hóa đã bán với
khối lƣợng hàng hóa dự trữ trong kho. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn
hoặc số ngày một vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho càng nhanh và ngƣợc lại.
1.2.2.5. Phân tích chỉ số luân chuyển vốn lưu động
Vốn lƣu động thƣờng xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lƣu động
càng lớn chứng tỏ vốn lƣu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính
càng tốt. Doanh nghiệp cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
1.3. Thị trƣờng dƣợc phẩm Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thị trường dược phẩm thế giới
Thị trƣờng dƣợc phẩm thế giới đang có sự phân hóa lớn giữa các khu
vực và quốc gia theo mức độ phát triển:
Nhóm các nƣớc phát triển (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, các nƣớc khối
OECD,…): đang dần bƣớc vào giai đoạn bảo hòa do dân số tăng chậm, tỷ suất
sinh thấp, mức tiêu thụ thuốc đã ở mức rất cao.
Nhóm các nƣớc đang phát triển (22 quốc gia pharmerging, chiếm 70%
dân số thế giới, trong đó có Việt Nam): đang trong giai đoạn tăng trƣởng
nhƣng đang dần chậm lại. Tại các quốc gia này, mức tiêu thụ dƣợc phẩm bình
quân đầu ngƣời còn thấp, thu nhập đang tăng dần đi kèm ý thức, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, xu hƣớng già hóa đang chiếm chủ đạo kéo
theo chi tiêu cho y tế và dƣợc phẩm sẽ tiếp tục tăng.
Nhóm các nƣớc chƣa phát triển: chiếm tỷ trọng nhỏ cả về giá trị tiêu

thụ lẫn quy mô dân số.

15


(Nguồn: FPTS Research, IMS Health, 2017)
Hình 1.1. Biểu đồ mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người giữa Việt Nam
và các nước giai đoạn 2015-2020
1.3.2. Thị trường dược phẩm Việt Nam
Theo FPTS Research (2017), Việt Nam thuộc 22 nƣớc có ngành công
nghiệp dƣợc đang phát triển (nhóm các quốc gia pharmerging). Mức độ phát triển
của ngành dƣợc Việt Nam còn khá hạn chế do một số đặc điểm sau:
- Chƣa có ngành công nghiệp hóa dƣợc, gần 100% nguyên liệu tân dƣợc
phải nhập khẩu; và nguồn nguyên liệu chủ yếu đến từ Trung Quốc và
Ấn Độ;
- Năng lực R&D còn hạn chế do: 1/ Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng
cao; 2/ Các doanh nghiệp thiếu chi phí nghiên cứu các loại thuốc mới
lên đến hàng tỷ đô la; 3/ Thiếu sự hỗ trợ về tài chính, chính sách,… của
cơ quan quản lý.
- Trình độ sản xuất chƣa đủ đáp ứng các yêu cầu để gia nhập vào thị
trƣờng quốc tế.

16


Đơn vị: USD/người
(Nguồn: Angelino và cs., 2017)
Hình 1.2. Mức chi tiêu thuốc bình quân ở Việt Nam (số liệu dự báo cho
giai đoạn 2016-2027)
Mức chi tiêu thuốc bình quân đầu ngƣời chỉ vào khoản 33 USD năm

2015 và dự báo sẽ tăng lên gần 50 USD vào năm 2020, nhƣng vẫn thấp hơn
đáng kể so với mặt bằng chung ở mức xấp xỉ 78 USD của các nƣớc
pharmerging và 180 USD của cả thế giới.
Nhƣ vậy, về dài hạn, tiềm năng tăng trƣởng ngành dƣợc phẩm của Việt
Nam còn rất lớn.
Y học phát triển mạnh mẽ giúp tăng tuổi thọ dân số quốc gia,nhƣng
theo sau nó là tỉ lệ dân số già tăng lên đáng kể. Đặc biệt, về cấu trúc dân số,
Việt Nam vừa bƣớc qua giai đoạn hậu “dân số vàng”, dân số Việt Nam đƣợc
coi là đang bƣớc vào giai đoạn lão hóa với một tốc độ rất cao. Sự nhanh
chóng mở rộng của tầng lớp trung lƣu thu nhập trung bình và tỷ lệ ngƣời cao
tuổi đã đẩy mạnh tăng nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt
là về các sản phẩm dƣợc phẩm.
Thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất trong cả nƣớc là TP.HCM và Hà Nội,
chiếm 43% tổng tiêu thụ thuốc cả nƣớc.

17


×