Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng đối thoại xã hội tại công ty cổ phần May Việt Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.39 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đối thoại xã hội trong quan hệ lao động là khái niệm đã có lịch sử hình thành và
phát triển lâu dài trên thế giới, song mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm
gần đây, sau khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, từ bỏ mô hình kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp.
Theo kinh nghiệm của hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, đối thoại xã
hội là một thuật ngữ mô tả sự tham gia của người lao động (NLĐ), người sử dụng
lao động (NSDLĐ) và chính phủ trong việc ra quyết định các vấn đề về việc làm
và điều kiện làm việc. Đối thoại xã hội chính là cơ chế, công cụ điều chỉnh QHLĐ
phù hợp, có khả năng giải quyết các yêu cầu trên. Bên cạnh việc cân bằng, dung
hoà lợi ích, đối thoại xã hội còn góp phần giúp các đối tác xã hội cũng như các bên
QHLĐ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ gánh nặng và sự hy sinh trong những trường
hợp cần thiết vì mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Chính vì thế, đối thoại xã hội
còn được xem là cơ chế, công cụ đóng vai trò chính trong việc phân phối lợi ích và
thành quả của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Có hai hình thức đối thoại cơ bản là đối thoại trực tiếp và đối thoại gián tiếp.
Công ty May Việt Tiến cũng đang từng bước khắc phục những khó khăn về các
vấn đề, hình thức đối thoại xã hội để xây dựng một mối quan hệ lao động tốt đẹp,
hài hoà trong Công ty.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tham khảo có chọn lọc phù hợp với
đặc điểm của Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐTXH với tư cách là quá trình bao gồm tổng
thể các hình thức tương tác khác nhau giữa các chủ thể của hệ thống QHLĐ, góp
phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, trên cơ sở bảo đảm quyền có tiếng nói và
phân phối hài hòa lợi ích của các bên.


Chương I :
Một số vấn đề đối thoại lý luận đối thoại xã hội trong quan hệ lao
động
Khái niệm


Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức đàm phán, tham vấn hoặc đơn
giản là trao đổi thông tin giữa cả ba hoặc hai trong số các đại diện NLĐ, Chính
phủ, người sử dụng lao động về các vấn đề lợi ích chung liên quan đến chính sách
kinh tế xã hội
Hai bên , liên quan đến người lao động/ công đoàn và người sử dụng lao động
Ba bên , liên quan đến các cơ quan Chính phủ, người lao động/ công đoàn và
người sử dụng lao động
Đa bên, liên quan đến các cơ quan chính phủ, người lao động/ công đoàn, người
sử dụng lao đông với đại diện của người xã hội dân sự
2 .Vai trò
a) Đối với người lao động
- Ưu điểm
+ Đối thoại xã hội giúp khẳng định vị trí , vai trò của người lao động trong doanh
nghiệp thhông qua việc người lao động nắm được thông tin về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
+ Người lao động được trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân về kế hoạch,
chính sách của doanh nghiệp
+ Người lao động được coi là một đối tác bình đẳng với bên người sử dụng lao
động khi thượng lượng về các vấn đè về quyền lợi, điều kiện làm việc,…
+ Tạo không gian làm việc thoải mái, động lực cho người lao động
-Nhược điểm
+ Nhận thức vai trò, sự cần thiết của đối thoại xã hội còn chưa đầy đủ của người
lao động
+ Doanh nghiệp sẽ khó đồng nhất quan điểm của người lao động trong công ty
+ Tiến độ thực hiện công việc sẽ bị giảm vì quá trình trưng dụng ý kiến diễn ra tốn
thời gian
+ Sẽ dễ xảy ra xung đột giữa người lao động với nhau trong doanh nghiệp
b)Đối với người sử dụng lao động
-Ưu điểm
+ Tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh

+ Xem lại các vấn đè về sản xuất kinh doanh , chất lượng của sản phẩm, yêu cầu
của khách hàng, sức cạnh tranh của sản phẩm
1.


+ Nhận biết được ưu, nhược điểm của hoạt đọng sản xuất kinh doanh
+ Lập kế hoạch, thời gian, vị trí làm việc đối với người lao động hợp lý
+ Không bị vướng mắc vào các vấn đề giải quyết quan hệ lao động
+Tăng cường chia se lợi ích, thông tin với người lao động
+ Xác lập trách nhiệm rõ ràng đối với người lao động
+ Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để đảm
bảo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
+ Qua đối thoại tại nơi làm việc, người lao động và người sử dụng lao đông gần
gũi, thân thiện, hiẻu biết và tin tưởng nhau hơn
+ Hiểu tâm tư và nguyện vọng của người lao động , người sử dụng lao động sẽ bổ
sung những thiếu sót đó
+ Doanh nghiệp cần truyền đạt mọi thông tin cho người lao động để họ có động lực
làm việc hơn
-Nhược điểm
+ Nhiều lúc nội dung truyền đạt đến người lao động thiếu sót sẽ dẫn đến mâu thuẫn
+ Nhiều cuộc đối thoại sẽ ảnh hưởng tới tiến trình và thời gian làm việc
c )Đối với công đoàn
+ Giúp tăng cường sự thông tin, hiểu biết cho người lao động
+ Giải quyết các vướng mắc nảy sinh, thực tiễn còn tồn tại , ngăn ngừa các xung
đột xảy ra
3 .Hình thức tổ chức và phân loại đối thoại xã hội
a ) Hình thức đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
- Trao đổi thông tin: Là hình thức đối thoại xã hội khi một bên đối tác công bố,
thống báo đưa ra những thông tin mới có liên quan, tác động đến các bên đối

tác khác trong đó các đối tác nhận tin có nhiệm vụ thực hiện, phối hợp thực
hiện
+ Quy trình
Bước 1:xác định thông tin cần trao đổi
Bước 2: xác định đối tượng trao đổi thông tin
Bước 3: triển khai trao đổi thông tin
Bước 4: sử dụng thông tin
- Tư vấn/ tham khảo: là một quá trình mà giới chủ tìm hiểu ý kiến của người lao
động một cách trực tiếp hoặc qua các bên đại diện của họ về những vấn đề cụ
thể những vẫn giữ quyền ra quyết định về vấn đề này
+ Quy trình
Bước 1: xây dựng kế hoạch tư vấn/ tham khảo
Bước 2: triển khai thực hiện tư vấn/ tham khảo
Bước 3: sử dụng thông tin trong tư vấn/ tham khảo
Bước 4: đánh giá kết quả tư vấn/ tham khảo


Thương lượng: là hình thức đối thoại thực hiện mà các bên đối tác cùng tham
gia, thảo thuận thống nhất về các vấn đè có liên quan trực tiếp đến họ, đề ra các
biện pháp thực hiện các vấn đè đó và đạt được thảo thuận dẫn đến cam kết của
các bên có liên quan
+ Quy trình:
Giai đoạn 1: chuẩn bị thương lượng được thực hiện với mục đích chuẩn bị các điều
kiện cần thiết cho quá trình thương lượng, xác định mực tiêu, xây dựng kế hoạch
thương lượng, cũng như xác định rõ những hậu quả trong trường hợp thương lượng
không thành công
Giai đoạn 2: tiến hành thương lượng: giai đoạn này được thực hiện nhằm giupws
các bên đưa ra đề xuất, nhượng bộ lẫn nhau về vấn đề thương lượng trên cơ sở hiểu
rõ quan điểm lập trường của nhau
Giai đoạn 3: kết thức thương lượng: giai đoạn này được thực hiện nhằm thống nhất

lại những thảo thuận đã đạt được cũng như văn bản hoá các kết quả đạt được
b )Phân loại
*Phân loại theo cấp tiến hành
-Đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp
-Đối thoại cấp địa phương
-Đối thoại cấp ngành
-Đối thoại cấp quốc gia
-Đối thoại xã hội cấp quốc tế
*Phân loại theo cách thức tổ chức
-Đối thoại trực tiếp: các bên liên quan gặp mặt trực tiếp để trao đổi thông tin, tham
khảo hoặc thương lượng về các vấn đề cần quan tâm
-Đối thoại gián tiếp: các bên liên quan trao đổi thông tin, tư vấn hay thương lượng
thông tin qua văn bản, giấy tờ hoặc phương thức khác mà không cần gặp gỡ trực
tiếp
4. Nội dung đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp
Tại Việt Nam, quy định về nội dung đối thoại tại doanh nghiệp đã được luật hoá và
quy định cụ thể tại Nghị định số 06/2013/NĐ-Cpban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013
về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nơi làm việc. Cụ thể như sau:
-Người sử dụng lao động phải công khai các vấn đề liên quan đến kế hoạch kinh
doanh, sản xuất, quá trình thực hiện kế hoạch đó; các nội dung, quy chế, quy định của
doanh nghiệp như nội dung tuyển dụng , làm việc, quy trình vận hành mấy móc, các
quy định cần tuân thủ; các chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc;công khai tài chính
hàng năm, các khoản người lao động phải nộp,các khoản quỹ khen thưởng,…;các nội
dung khác theo quy định theo quy định của pháp luật
-Người lao động tham ra ý kiến:Xây dựng, bổ sung, sửa đổi, bổ sung nội quy , quy
chế phải công khai tại doanh nghiệp;Các giải pháp tiết kiệm chí phí, nâng cao năng
suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường,..;xây dựng hoặc
-



sửa đổi, bổ sung thảo ước lao động tập thể doanh nghiệp, ngành,…;Nghị quyết hội
nghị người lao động; Quy trình giải quyết tranh chấp,xử lý kỉ luật lao động,…; nội
dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ lao động theo quy định của pháp luật
-Người lao động quyết định:Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện, sửa đổi, bổ
sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; Nội dung thương
lượng thảo ước lao động tập thể các cấp;Thông qua nghị quyết hội nghị người lao
động; gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ
chức khác theo quy định pháp luật; tham gia hoặc không tham gia đình công; các nội
dung khác…
-Người lao động kiểm tra, kiểm sát:Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, phòng , ban,…;Thực hiện hợp đồng lao động, chế độ, chính sách đối
với người lao động theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nội dung, quy chế,
quy định phải công khai với doanh nghiệp;Thực hiện các thảo ước lao động tập thể
các cấp;Thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức
công đoàn cơ sở; trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng,… các quỹ do người lao động
đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng các laoị bảo hiểm; tình hình khen
thưởng; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại;thực hiện các điều lệ doanh nghiệp
và các nội dung khác theo quy định của pháp luật

Chương II
Đối thoại xã hội tại công ty cổ phần May Việt Tiến
2.1.Thực trạng đối thoại cấp doanh nghiệp tại Việt Nam
Thực tế cho thấy, đối với quan hệ lao động tại những quốc gia đang phát triển như
Việt Nam, việc đối thoại không chỉ diễn ra trong môi trường của doanh gnhieejp mà
còn phát triển ở các cấp các ngành, cấp quốc gia. Năm 2014, triển khai nghị định
60/2013/NĐ-CP về thữ hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, các cấp công đoàn đã
chủ động tham giacos hiệu quả, xây duẹng và thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội
nghị người lao động và đối thoại tại doanh nghiệp. Ggown 23000 đợn vị, doanh
nghiệp xây dựng quy chế hiện hành, hơn 9000 cuộc đối thoại định kỳ và hơn 400
cuộc đối thoại đột xuất được tổ chức. Thông qua các cuộc đối thoại, những vước mắc,

khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp và người lao động đã được giải quyết. theo khảo
sát Tổng Liên đoàn năm 2014, có tới 78,6% công nhân trả lời cho biết công ty trách
nhiệm hữu hạn có tiến hành đối thoại, doanh nghiệp FDI có tới 81,4% số ý kiến
hỏing định doanh nghiệp có tiến hành đối thoại. Hoạt động đối thoại đã biến quan hệ
lao động quan tâm thường xuyên. Như vậy, rõ ràng đối thoại doanh nghiệp có vai trò


quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ, giải quyết vẫn đề có liên quan tới quyền,
lợi ích hợp pháp, liên quan tới tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Theo nghị định
60/2013/NĐ-CP, khoảng cách hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90
ngày, thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện thường xuyên và tự nguyện hình thức
đối thoại nơi làm việc. Mặc dù chưa có quy định mang tính bắt buộc pháp luật mà
người sử dụng lao động và người lao động nhận thấy lợi ích thiết thực từ đối thoại đã
tự nguyện thực hiện. Qua đối thoại nơi làm việc, người lao động và người sử dụng
lao động gần gũi, thân thiện, hiểu biết tin tưởng lẫn nhau. Hiểu tâm tư, nguyện vọng
của người lao động thì người sử dụng lao động tìm hướng giải quyết một cách thỏa
đáng, kịp thời sửa chữa thiếu sót mắc phải khâu điều hành, quản lí doanh nghiệp, đáp
ứng đúng đòi hỏi chính đáng của người lao động. người sử dụng lao động truyền đạt
đến người lao động thông tin đầy đủ, giúp họ hiểu thêm tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra, tiền lương, cách tính thưởng,...
Và người lao động thỏa mãn thông tin mà họ cần biết, họ an tâm, tự giác lao động,
tích cực đầu tư công sức, để không ngừng cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất lao
động để có thêm doanh thu tạo thêm thu nhập cho công nhân. Có nhiều hình thức đối
thoại nơi làm việc, có nơi giám đốc gặp gỡ công nhân lao động nhà máy khoảng 30
phút vào ngày đầu tháng để trao đổi thông tin, giải quyết yêu cầu từ phía tập thể lao
động, giám đốc có thể yêu cầu công việc mà người lao động có trách nhiệm phải làm.
Giám đốc cho phép người lao động nhắn tin qua điện thoại di động về vấn đề mà
người sử dụng lao động và người lao động quan tâm để giải đáp kịp thời. Có nơi,
giám đốc doanh nghiệp dành vài tiếng vào buổi cuối tuần gặp công nhân lao động, họ
trao đổi thông tin... Những tiếp xúc có lợi cho điều hành, quản lí doanh nghiệp; người

lao động thấy phấn khởi vướng mắc đã có người có trách nhiệm hiểu và giải quyết
thấu tình, đạt lí . Những bức xúc trong công việc được giải quyết tích cực, năng suất
chắc chắn tăng. Ví dụ: tại trường đại học thương mại vào ngày thứ 6 hàng tuần, hiệu
trưởng nhà trường dành thời gian ngay phòng làm việc để tiếp nhận thông tin, ý kiến,
phản ánh, tâm tư, khúc mắc của cán bộ viên chức trong trường trình bày trong quá
trình làm việc giảng dạy; chính việc hiệu trưởng trực tiếp tiếp xúc với cán bộ viên
chức nhà trường để lắng nghe họ, tạo sự quan tâm, gần gũi với họ. Và điều đó giúp
cho cán bộ viên chức trong trường tích cực trong công việc giảng dạy, không ngừng


đóng góp ý kiến, phản ánh đến nhà trường để nhà trường có cách, biện pháp cải thiện
nâng cao chất lượng giảng dạy, hiệu quả làm việc.
2.2. Đối thoại xã hội tại công ty may Việt Tiến
2.2.1 Khái quát về công ty may việt tiến
1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân công ty là xí nghiệp may tu nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”
– tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông
Sâm Bào Tài- một doanh nhân người hoa làm giám đốc. Xí nghiệp hoạt động trên
diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày
miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi giao cho
Bộ Công nghiệp nhẹ quản lí( nay là Bộ Công Nghiệp). Tháng 5/1977 được Bộ
Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành xí nghiệp may
Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy vậy,
Việt Tiến đã nhanh chóng đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí
của mình trên thương trường, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp chấp nhận nâng lên
thành Công Ty May Việt Tiến. Tiếp đó, lại được Bộ kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy
phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN
GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC vào ngày
24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp
số 214/CNN-TCLĐ. Sau đó, ngày 30/08/2007 Tổng công ty May Việt Tiến được

thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc tập đonà Dệt May
Việt Nam. Tổng công ty may Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công
ty con nằm trong cơ cấu của tập đoàn Dệt may Việt Nam. Hiện nay công ty May
Việt Tiến bao gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty liên kết, với tổng số
CBCNV là 21.600 người. Bên cạnh các lĩnh vực hoạt động đa dạng như: dịch vụ
xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; sản xuất và kinh doanh nguyên
phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công
nghiệp; đầu tư và kinh doanh tài chính... Các sản phẩm may mặc mang thương
hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển, mở rộng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
ngày càng phong phú của người tiêu dùng.


1.2 Hệ thống nhận diện thương hiệu công ty May Việt Tiến
1.2.1. Tên thương hiệu
Công ty may Việt Tiến có tên Tiếng Việt là: công ty cổ phần may Việt Tiến. Tên
giao dịch quốc tế của công ty là VIETTIEN GARMENT CORPORATION. Tên
viết tắt là VTEC .
Ý nghĩa của tên thương hiệu Việt Tiến: Việt là Việt Nam, Tiến là tiến lên- công ty
may Việt Tiến sẽ cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Logo của May Việt Tiến
Đó là dòng chữ VTEC màu trắng trên nền màu đỏ.

1.2.3. Website địa chỉ website của May Việt Tiến : tại
đây người tiêu dùng tại chỗ có thể tìm hểu được lịch sử hình thành của công ty, các
thông tin cần thiết liên quan đến các thương hiệu của công ty may Việt tiến, cách
lựa chọn được đại lý ủy quyền của may Việt Tiến...
1.2.4. Trang phục nhân viên bán hàng:
Ở các đại lí ủy quyền của công ty may Việt Tiến , trang phục của nhân viên bán
hàng là áo màu xanh và quần màu đen.

1.2.5. Các thương hiệu con của May Việt Tiến


viettien : là dòng sản phẩm thời trang công sở , business mang tính cách lịch sự
tự tin
Vệt Long: Một số mang phong cách thời trang công sở, một số mang phong cách
thời trang thoải ,mái, tiện dụng
TT-Up: Dòng sản phẩm thời trang , sành điệu.
San Sciaro: Thời trang cao cấp mang phong cách Ý
Manhattan: Thời trang cao cấp mang phong cách Mĩ
Smart – Casual: thừa hưởng tính lịch lãm, chỉn chu của Viettien nhưng bổ sung
thêm tính thoải mái và tiện dụng cho người mặc.
Veesandy: thời trang thông dụng dành cho giới trẻ, năng động
Skechers, viettien kids, camelia....
2.2.2. Đối thoại xã hội công ty may Việt Tiến.
 Đối thoại thương lượng trong doanh nghiệp:
-Hiện tại công ty May Việt Tiến đang áp dụng các hình thức đối thoại: Hội nghị
người lao động cấp công ty, gặp gỡ định kỳ giữa công đoàn với ban giám đốc, gặp
gỡ trao đổi trực tiếp giữa quản lý và người lao động, thương lương đ ký kết hợp
đồng lao động.
- Cứ vào quý của cuối năm công ty thường tổ chức hoạt động đại hộ để cho các
lãnh đạo tham gia có thể gắn kết ban chấp hành hơn. Tham gia hội nghị gồm có


Tổng giám đốc, giám đốc sản xuất, đại diện các nhà đầu tư và đối tác, trưởng của
bộ phận trong khối văn phòng nhà quản lý, Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Trong quá trình tổ chức diễn ra đại hội, ban chấp hành công ty và đại diện các nhà
đầu tư, đối tác bàn bạc thảo luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề:
+ Nêu lên các phương pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tổ chức
phong trào thi đua, thực hiện các chế độ chính sách, các biện pháp bảo hộ lao động,

cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập đời sống của cán bộ công nhân
viên.
+ Cùng nhau tham gia sửa đổi các quy chế quản lý có liên quan trực tiếp đến quyền
và lợi ích của công nhân như về quy chế trả lương, trả thưởng, quy chế khen
thưởng, kỷ luật, phúc lợi của công ty,…
+ Cùng nhau xây dựng , sửa đổi, bổ sung thêm các điều khoản trong hợp đồng lao
động để tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 bên.
+ Tập thể công nhân có thể trực tiếp nói lên những tâm tư nguyện vọng của mình
về các nội dung trong hợp đông lao động như về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…
+ Giới thiệu các nhân tố có thành phần xuất sắc tham gia vào ban chấp hành công
đoàn cơ sở, vào ban lãnh đạo của công ty.
- Buổi gặp gỡ giữa công đoàn với ban giám đốc: vào thời gian qua đại diện ban
chấp hành công đoàn cơ sở đã trực tiếp tham gia đối thoại với ban giám đốc về
việc tăng lương cho công nhân do đồng tiền bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng cao,
mức lương cũ không đủ để bù đắp những chi phí sinh hoạt. Nhận được phản ánh từ
phía công đoàn, ban giám đốc xem xét và tiến hành điều tra thực tế, thống kê lại
mức thu nhập và mức sống tối thiểu của công nhân. Qua quá trình điều tra nhận
thấy mức lương cũ là khó có thể đảm bảo sức khỏe cho công nhân, gia đình, ban
giám đốc đã đồng ý bản nâng mức lương cơ bản từ 1,8 triệu đồng lên 2,1 triệu
đồng. Quyết định này đã nhận được sự đồng tình của đại đa số công nhân, góp
phần vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo niềm tin sự gắn bó của công nhân
với công ty.
-Thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động


- Theo thống kê cho thấy mức độ hiểu biết của người lao động về thỏa ước lao
động tập thể còn rất hẹp, đây là những con số đáng báo động về tình hình sử dụng
thỏa ước lao động tập thể trong công ty cùng sự yếu kém trong công tác tuyên
truyền tới người lao động. Một số các điều khoản về hợp đồng lao động tuy chưa

hợp lý như:
+ Công nhân phải làm tăng ca quá nhiều, mức phụ cấp, trợ cấp thấp… nhưng
người lao động vẫn ký hợp đồng bởi vì họ không biết làm thế nào để thay đổi được
các điểu khỏan trong bản hợp đồng , vì họ cần đi làm ngay để có thêm thu nhập,
cũng bởi vì tính a dua họ thấy những công nhân khác ký nên cũng ký theo.
-Gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa quản lý và người lao động, vấn để được người lao
động và công ty bàn bạc nhiều nhất là thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
Mức độ đề cập đến vấn đề này trong những lần gặp gỡ trao đổi là 89,41%.
+ Nguyên nhân là do công ty là doanh nghiệp sản xuất, nên công ty luôn muốn
công nhân tăng ca để theo đuổi mục tiêu sản lượng..
+ Trong quan hệ lao động nội dung đối thoại khó khăn nhất đó là vấn đề tiền lương
nhưng tại công ty thì có tới 87,21% trong các lần trao đổi đề cập đến vấn đề tiền
lương. Bởi vấn đề thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của công nhân trong những
doanh nghiệp sản xuất như may mặc.
- Trong mỗi doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào cũng phải có một hòm thư góp ý.
Đối với công ty May Việt Tiến thì hòm thư góp ý được bố trí tại cửa phòng nhân
sự, căng tin, lối vào nhà máy. Thông tin thu được trong hòm thư góp ý bao gồm: ý
kiến góp ý về cách quản lý thiếu lịch sự, tôn trọng của một người quản lý nào đó,
chất lượng về cơ sở vật chất và kỹ thuật của công ty, tố giác những sai trái của cá
nhân nào đó, quan điểm cá nhân về nội quy, quy định, chính sách đãi ngộ cùng môt
số giải pháp hoàn thiện dưới góc độ nhìn nhận của công nhân. Tất cả các ý kién
này đều được xem xét và phân loại xử lý theo mức độ cần thiết.


-Bản tin nội bộ: Được bố trí khá đầy đủ trong công ty. Bảng tin nội bộ của công ty
gồm 2 loai: Bảng tin nhân sự, bảng tin công đoàn. Bảng tin công đoàn được bố trí
ngay cạnh bảng tin nhân sự, đặt trước dây chuyền sản xuất.
+ Bảng tin nhân sự dùng để niêm yết các vấn đề: thông báo tuyển dụng, quyết định
điều chuyển nhân viên, điều kiện làm việc, các phản hồi góp ý từ hòm thư,…
+ Bảng tin công đoàn niêm yết các thông tin liên quan đến các thành viên: danh

sách đoàn viên mới được kết nạp, các chương trình văn hóa văn nghệ cấp công ty,
hoạt động thể thao của công ty sắp được tổ chức…
 Đối thoại thương lượng cấp ngành:
- Các doanh nghiệp về dệt may cho biết: Hiện nay bên cạnh các thị trường truyền
thống như Mỹ, Nhật, EU thì ở các thị trương mới như Pakistan, Hàn Quốc,… hàng
dệt may VN đã có mặt và được nhà nhập khẩu chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn.
Việc xuất khẩu ngày càng nhiều mặt hàng dệt may sang thị trường các nước giúp
kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Tập đoàn dệt may đang cố gắng để có thể nâng mức
lương cho công nhân trong ngành cùng những điều kiện làm việc tốt hơn đồng thời
trang bị những thiết bị phục vụ sản xuất để đáp ứng yêu cầu đặt hàng.
-Theo công đoàn dệt may VN, các công đoàn cơ sở trong năm 2012 đã chăm lo tốt
đời sống cho công nhân lao động, nhất là trong các ngày lễ, tết. Các cấp công đoàn
cùng ban lãnh đạo công ty trong ngành đã đối thoại cùng nhau và đẩy mạnh hoạt
động chăm sóc công nhân khó kăn, không có điều kiện về quê ăn Tết hàng năm. Sự
chia sẻ kịp thời ấy giúp công nhân nghèo ấm lonh trong dịp Tết đến. Việc chăm lo
tết cho công nhân nghèo không chỉ là trách nhiệm của các cấp công đoàn, sự quan
tâm của lãnh đạo công ty mà chính những người lao động cũng sẵn lòng chia sẻ
với đồng nghiệp. Công nhân cùng lãnh đạo công ty đã trao đổi và cùng nhau xây
dựng quỹ vì công nhân nghèo.


-Ngành dệt may đã rất chú trọng tới đời sống tinh thần cho công nhân khi công
đoàn ngành cùng tập đoàn Dệt May VN đã cùng thống nhất tổ chức liên hoan “
Tiếng hát công nhân ngành dệt may”. Công nhân có cơ hội thể hiện sự đam mê
nghệ thuật, có những khoảng thời gian thoải mái sau những giờ làm việc trong xí
nghiệp.
2.3. Đánh giá chung về hình thức đối thoại của công ty
+ Ưu điểm :
Công ty may Việt Tiến luôn chú trọng vấn đề đối thoại, thương lượng trong nội
bộ doanh nghiệp cũng như ngoài doanh nghiệp . Đặc biệt là đối thoại với công

nhân , quản lý trong doanh nghiệp . Công ty đã sử dụng những hình thức đối thoại
nhằm tạo sựu gần gũi , gia tăng hiểu biết về lao động , NLĐ , cố gắng đáp ứng nhu
cầu NLĐ , tạo mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Công ty đã có những hình thức đối thoại xã hội khác nhau , những hình thức đều
phát huy được vai trò vị thế của mình , có sự trao đổi thông tin giữa ban quản lý
lao động để giải quyết những vấn đề của NLĐ đã nêu và giải quyết triệt để
+ Nhược điểm :
Do lao động trong ngành may mặc chủ yếu là lao động phổ thông , mức độ hiểu
biết thấp chưa biết nhiều về lợi ích của mình .
Mặc dù công ty có sử dụng nhiều hình thức đối thoại xã hội tuy nhiên mức độ
vận dụng còn nhiều điểm hạn chế : Bản tin nội bộ trong công ty được sử dụng
nhưng thường được ít công nhân chú ý vì mất thời gian của họ ,..
2.4.Một số kiến nghị để thúc đẩy đối thoại tại công ty may Việt Tiến
1 Giải pháp đối với ban lãnh đạo Công ty
- Ban lãnh đạo cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người lao động, tôn

trọng người lao động; tạo cơ hội trao đổi, đóng góp ý kiến cho người lao
động; lắng nghe, cân nhắc những kiến nghị của người lao động để thay đổi
sao cho phù hợp với tình hình thực tế, làm hài lòng cả hai bên.


-

-

-

-

2

-

-

-

Cần thực hiện đúng những điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng lao
động, đây cũng chính là cách thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân mỗi
người lao động khi đã ký kết hợp dồng theo đúng quy định của pháp luật.
Thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với đại diện của người lao động
trong công ty, trong mỗi cuộc đối thoại phải có nội dung, mục đích, thời
gian, điạ điểm rõ rang. Phải được ghi chép bởi thư ký cuộc họp về nội dung,
diễn biến cuộc họp và công khai với toàn thể người lao động trong công ty.
Đối với những cuộc đối thoại đã được ấn định nội dung, cần chuẩn bị những
tài liệu, thông tin xác thực và thuyết phục để sử dụng, tạo cho cuộc đối thoại
có hướng đi đúng đắn và đạt được mục đích đã đề ra.
Chủ động nâng cao kỹ năng đàm phán, nắm bắt thông tin, nắm rõ những
chính sách, chế độ liên quan để tạo sự thuận lợi cho các cuộc đàm phán.
Ngoài những cuộc đối thoại lớn, cần chú ý lắng nghe những ý kiến riêng lẻ
của người lao động để kịp thời giải quyết những thắc mắc của người lao
động.
Giải pháp đối với người lao động trong Công ty May Việt Tiến:
Cần có thái độ ôn trọng, hợp tác với nhà sử dụng lao động.
Người lao dộng cần rèn luyện tác phong làm việc, đối thoại, thương lượng,
đưa ra ý kiến, như cầu, mong muốn của bản thân, nâng cao ý thức trách
nhiệm để có thể làm tốt công việc và khẳng định được vị trí của bản thân
trong công ty.
Cần năng cao hiểu biết về pháp luật để có thể tự đảm bảo quyền lợi cá nhân,
tự đòi hỏi, đàm phán và thương lượng trong thực hiện chính sách pháp luật
cũng như việc thực hiện hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Tham gia các buổi đối thoại định kỳ tại công ty, nắm bắt thông tin, nội dung
các cuộc đối thoại để giúp cuộc đối thoại đi đạt được kết quả tốt nhất.
Công đoàn công ty cần có trách nhiêm phối hợp với công ty xây dựng, tổ
chức, thực hiện những buổi đối thoại định kỳ; cũng như có trách nhiệm trong
việc truyền tải ý kiến của người lao động đến lãnh đạo công ty, và ngược lại,
truyền tải quyết định của cấp trên đến người lao động.


Kết luận
Đối thoại xã hội , thương lượng mà mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng . Người
lao động được coi là khách hàng bên trong doanh nghiệp, đóng vai trò trong sựu
phát triển của cả doanh nghiệp , chính vì vậy cần hài lòng được những khách hàng
này , cũng như đảm bảo quyền luội của doanh nghiệp của cả khách hàng . Những
hoạt động như đối thoại , thương lượng chính là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp và
người lao động để cùng hài hòa lợi ích của hai bên , tạo quan hệ tốt dẹp trong
doanh nghiệp.



×