Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.69 KB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

LÊ THỊ THANH NGA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRƯƠNG THỊ HOÀI LINH

HÀ NỘI –2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam ” là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Trương Thị Hoài Linh.
Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Lê Thị Thanh Nga



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết
hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nồ lực cố gắng
của bản thân.
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã tận tình giảng dạy tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Cô giáo - TS.Trương Thị Hoài Linh, Trường Đại học kinh tế Quốc dân là người trực
tiếp hướng dẫn luận văn. Cô đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện hoàn
thành luận văn này.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các
đồng nghiệp và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và sức khỏe và hạnh phúc!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TAI LIỆU VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN...............................................................................................i
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP..................................................4
1.1 SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...........................4
1.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp..................................................................4

1.1.2. Sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp....................................................8
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP...........13
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.................................................13
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.......................15
1.2.3 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của
Doanh nghiệp......................................................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CP NAGAKAWA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014...........................21
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Nagakawa.......................................................21
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển..............................................21
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty...............................................22
2.1.3 Tổ chức bộ máy tại công ty.......................................................................23
2.1.4 Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012-2014.........25
2.2 Kết quả sử dụng vốn lưu động của công ty Nagakawa trong giai đoạn
2012-2014................................................................................................................ 28
2.2.1 Tình hình sử dụng vốn lưu động................................................................28
2.2.2 Kết quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Nagakawa...............................31
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.................................................47


2.3.1 Phân tích và đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả...............................47
2.3.2 Phân tích và đánh giá các biện pháp công ty sử dụng để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động...................................................................................53
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN NAGAKAWA.............................64
3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam trong
nhưng năm tới........................................................................................................64
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ
phần Nagakawa Việt Nam.....................................................................................64
3.2.1 Công tác quản lý các khoản phải thu để hạn chế việc chiếm dụng vốn lưu

động 64
3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho.................................................71
3.2.3 Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
cần thiết..............................................................................................................75
3.2.4 Phối hợp nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu - giảm chi phí..................76
3.2.5 Chú trọng áp dụng các biện pháp chủ động trong công tác phòng ngừa
rủi ro trong kinh doanh.......................................................................................77
3.2.6 Các biện pháp khác....................................................................................78
KẾT LUẬN................................................................................................................ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................82
DANH MỤC CÁC TRANG WEB...........................................................................83
PHỤ LỤC...................................................................................................................84


DANH MỤC TAI LIỆU VIẾT TẮT
VLĐ

: Vốn lưu động

HTK

: Hàng tồn kho

TSLĐ

: Tài sản lưu động

TSCĐ

: Tài sản cố định


SX-KD

: Sản xuất-kinh doanh

LNST

: Lợi nhuận sau thuế

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

CP.QLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp

CCDC

: Công cụ dụng cụ

NVL

: Nguyên vật liệu

NSLĐ

: Năng suất lao động



DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

BẢNG:
Bảng 2.1

Kết quả kinh doanh của công ty CP Nagakawa Việt Nam giai đoạn
2012-2014..........................................................................................26

Bảng 2.2

Cơ cấu Vốn lưu động của Công Ty CP Nagakawa Việt Nam.............29

Bảng 2.3

Giá vốn hàng bán của công ty Nagakawa từ năm 2012-2104.............32

Bảng 2.4

Các khoản phải thu của công ty từ năm 2012-2014............................34

Bảng 2.5

Tình hình sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2012-2014............36

Bảng 2.6

Doanh thu từ bán hàng hóa và dịch vụ của công ty Nagakawa từ
năm 2012-2014....................................................................38

Bảng 2.7


Doanh thu thuần của công ty Nagakawa từ năm 2012-2014..............41

Bảng 2.8

Lợi nhuận gộp của công ty từ năm 2012-2014...................................43

Bảng 2.9

Lợi nhuận sau thuế (đồng quy mô) của công ty Nagakawa từ năm 20122014....................................................................................................45

Bảng 2.10

Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn 20122014...................................................................................................48

Bảng 2.11

Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ thu hồi nợ giai đoạn 2012-2014.............50

Bảng 2.12

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................52

Bảng 2.13

Tiêu chuẩn đánh giá khách hàng........................................................55

Bảng 2.14

Chiết khấu đối với các đại lý..............................................................57


Bảng 2.15

Hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2012-2014...............61

Bảng 3.1

Mô hình tính điểm tín dụng................................................................65

Bảng 3.2

Mô hình tính điểm tín dụng của công ty Trần Anh.............................66

Bảng 3.3

Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phẩn thế giới số Trần Anh.......67

Bảng 3.4

Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP thế giới số Trần Anh.....68

Bảng 3.5

Gía trị hàng năm của hàng tồn kho.....................................................73

Bảng 3.6

Xếp hạng ABC cho các hàng hóa tồn kho..........................................74



SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp Sản
xuất – Kinh doanh (Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê Nin)...........5

Sơ đồ 2.1

Tổ chức bộ máy tại công ty Nagakawa Việt Nam..............................24

Sơ đồ 2.2

Quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty Nagakawa.....................59

Sơ đồ 2.3

Mạng lưới tiêu thụ của công ty...........................................................61

HÌNH:
Hình 2.1

Lợi nhuận gộp của công ty từ năm 2012-2014...................................44

Hình 2.2

Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu của công ty và ngành sản
xuất kinh doanh..................................................................................54

Hình 2.3


Hệ thống tiêu thụ của công ty.............................................................62

Hình 3.1

Mô hình quản lý hàng lưu kho ABC..................................................74


TrƯờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

lê thị thanh nga

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lu động
tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
Chuyên ngành: kinh tế tài chính - ngân hàng

Hà nội 2015


i

LỜI MỞ ĐẦU
Mọi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nào muốn tồn tại
và phát triển đòi hỏi phải kinh doanh có hiệu quả (có nghĩa là kinh doanh phải có
lãi, phải sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, tạo khả năng thanh toán,
mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh). Một trong
những tiêu chí giúp kinh doanh có hiệu quả là sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả
nhất, trong đó vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh, việc sử dụng vốn
lưu động sao cho thật hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty Nagakawa Việt Nam được thành lập vào năm 2002, với ngành sản

xuất kinh doanh chủ yếu là đồ điện dân dụng và sản xuất điều hòa. Theo đó chính
sách phát triển chủ yếu của công ty tập trung vào việc phát triển thị trường sản xuất
đồ điện dân dụng và điều hòa chiếm 10% thị trường trong nước vào năm 2017. Trải
qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đồ điện dân dụng và
máy điều hòa công ty đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước. Trong khoảng 5
năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động từ suy thoái kinh tế và có nhiều
đối thủ cạnh tranh trên thị trường làm cho sự lựa chọn của người tiêu dùng nhiều
hơn dẫn đến việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.Vốn lưu động của
công ty trong 3 năm gần đây liên tục tăng, năm 2012 là 49,222 triệu đồng, năm
2013 là 95,493 triệu đồng, năm 2014 là 112,961 triệu đồng nhưng tỷ lệ sinh lời vốn
lưu động của công ty trong 3 năm 2012-2014 luôn thấp hơn tỷ lệ sinh lời của trung
bình của ngành sản xuất kinh doanh( năm 2014 của công ty là 0,14 trong khi tỷ lệ
của ngành sản xuất kinh doanh là 0,22). Vì vậy công ty cần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tối
đa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Nagakawa Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.


ii

Bằng phương pháp phân tích, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học: Phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu, đánh giá… nhằm đưa ra các căn cứ
khoa học của vấn đề nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu
động hiệu quả.
Ngoài các phần Lơi mở đầu, Kết luận, Phục lục, Danh mục tài liệu tham
khảo, Danh mục các chữ viết tắt, Danh lục các bảng biểu, hình vẽ, nội dung cơ bản
của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong

doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP
Nagakawa Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty CP Nagakawa Việt Nam.

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một
lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu
kỳ kinh doanh.
Sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được hiểu là đem vốn lưu động để
hình thành nên TSLĐ, sau đó cùng với TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh
nhằm tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kết quả sử dụng vốn lưu động của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu giá
vốn hàng bán, doanh thu, lợi nhuận sau thuế... thông qua các chỉ tiêu kết quả này
công ty có thể biết được tình hình sử dụng vốn của mình là tốt hay không tốt và đưa
ra các điều chỉnh phù hợp hơn.


iii

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mối quan hệ giữa kết quả đạt được từ
quá trình sử dụng vốn lưu động vào hoạt đông sản xuất kinh doanh với lượng vốn
lưu động mà doanh nghiệp bỏ vào để đạt được các kết quả này.
Với đặc thù là ngành sản xuất kinh doanh thì việc luân chuyển vốn giữa các

bộ phận là vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty có diễn ra liên tục. Vì vậy quản lý tốt vốn lưu động là một trong những hoạt
động quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như: số vòng quay hàng tồn kho,
các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số tỷ lệ sinh lời có thể thấy
được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp
quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CP NAGAKAWA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014
2.1. Khái quát về công ty CP Nagakawa Việt Nam
Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam – Tiền thân là Công ty liên doanh
Nagakawa Việt Nam, thành lập năm 2002 tại Tỉnh Vĩnh PhúcMong muốn trở thành
tập đoàn kinh tế đa ngành, trong đó lấy sản xuất và kinh doanh sản phẩm điện lạnh
làm lĩnh vực chủ lực, song song với việc thi công về hệ thống lạnh cho những công
trình lớn trên cả nước. Nagakawa Việt Nam liên tiếp mở rộng các ngành nghề kinh
doanh mới như: Đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính… Trong đó, đáng lưu ý là
việc đầu tư vào việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm điều hòa công suất lớn
phục vụ cho các công trình thương mại công nghiệp.
Với chức năng chủ yếu là sản xuất đồ điện dân dụng vì vậy hoạt động kinh
doanh của công ty mang đặc điểm của ngành sản xuất và chế tạo. Do đó nó có sự
khác biệt đối với những ngành khác ở chỗ: đặc điểm kỹ thuật và công nghệ của nhà
máy với các hình thức tổ chức sản xuất, hạch toán kinh tế được sử dụng trong quá
trình đó nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật. Sản


iv

phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất điều hòa thì yêu cầu về tính kỹ thuật cao, các
chi tiết sản xuất ra phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, độ bền của vật liệu khi

sử dụng, vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình công ty đã yêu cầu rất
cao về kỹ thuật cũng như sản phẩm của mình để đảm bảo chất lượng và giá cả thì
cạnh tranh được với thị trường.
Mặt khác, sản phẩm của công ty hầu hết là đồ điện dân dụng vì vậy đầu ra
của công ty là rất quan trọng, công ty đã ký hợp đồng với rất nhiều đại lý trên toàn
quốc để mở rộng mạng lưới kinh doanh nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng
và chất lượng, sản phẩm đồ điện của công ty là điều hòa không khí, vì vậy tính chất
vụ mùa của nó cũng rất cao. Vào mùa hè thì doanh thu của công ty luôn cao hơn so
với các mùa khác trong năm, do đó việc cung ứng đủ là rất quan trọng.
2.2. Kết quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP Nagakawa trong giai
đoạn 2012-2014
Vốn lưu động tăng , năm 2012 VLĐ là 49,222triệu đồng, năm 2013 tăng
là95,492 triệu đồng (tăng so với năm 2012 là 46,270 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 94%). Năm 2014 là 112,961 triệu đồng (tăng 17,469 triệu đồng, tương ứng
tỷ lệ tăng 18, 29% so với năm 2013) nguyên nhân là do:
Thứ nhất: Tài sản ngắn hạn biến động qua các năm. Năm 2012 là 249,802
triệu đồng, năm 2013 là 218,567 triệu đồng giảm 31,235 triệu đồng so với năm
2012, năm 2014 là 225,048 triệu đồng tăng 6,481 triệu đồng so với năm 2013.
Thứ hai: Nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm, năm 2012 là 200,580 triệu
đồng, năm 2013 là 123,075 triệu đồng giảm 77,505 triệu đồng so với năm 2012,
năm 2014 là 112,087 triệu đồng giảm 10,988 triệu đồng tương đương giảm 8,93%
so với năm 2013.
Kết quả của việc sử vốn lưu động:
Thứ nhất: Giá vốn hàng bán của công ty biến động theo năm. Năm 2012 là
171,703 triệu đồng; năm 2013 là 161,742 triệu đồng; năm 2014 là 228,972 triệu
đồng. Sự biến động của giá vốn hàng bán chủ yếu là do biến động giá vốn hàng hóa
và thành phẩm đã bán.


v


Thứ hai: Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty biến động. Năm 2012 là
117,655 triệu đồng, năm 2013 là 112,351 triệu đồng giảm 5,304 triệu đồng so với năm
2012. Năm 2014 là 126,864 triệu đồng tăng 14,513 triệu đồng so với năm 2013.
Thứ ba: Hàng tồn kho của công ty giảm dần trong 3 năm. Năm 2012 hàng
tồn kho là 83,380 triệu đồng, năm 2013 là 81,784 triệu đồng giảm 1,596 triệu đồng (
tương đương giảm 2%) so với năm 2012. Năm 2014 là 74,380 triệu đồng giảm
7,403 triệu đồng so với năm 2013.
Thứ tư: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụbiến động, năm 2012 là
223,312 triệu đồng, năm 2013 là 190,155 triệu đồng giảm 33,157 triệu đồng so với
năm 2012. Năm 2014 là 265,779 triệu đồng tăng 75,624 triệu đồng so với năm
2013.
Thứ năm: Doanh thu thuần của công ty cũng biến động, năm 2012 là: 217,832
triệu đồng, năm 2013 là 185,595 triệu đồng, năm 2014 là 264,306 triệu đồng.
Thứ sáu: Lợi nhuận gộp biến động theo năm. Năm 2012 là 46,129 triệu
đồng, năm 2013 là 23,853 triệu đồng, năm 2014 là 35,334 triệu đồng.
Thứ bảy: Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2012 là
-10,982 tỷ đồng, năm 2013 là 645 triệu đồng tăng 11,627 tỷ đồng tương đương tăng
106% so với năm 2012, năm 2014 là 14,298 tỷ đồng tăng 13,653 tỷ đồng tương
đương tăng 2117% so với năm 2013.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP Nagakawa giai đoạn
2012-2014
Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012-2014 ta
có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các chỉ tiêu:
Số vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn bán hàng biến động, HTK bình quân
giảm làm cho vòng quay HTK tăng 1,05 vòng năm 2012 lên 1,96 vòng năm 2013
( tăng 0,91 vòng, ứng với tỷ lệ tăng 86%), tiếp tục tăng lên 2,89 vòng ở năm 2014
(tăng 0,94 vòng, ứng với tỷ lệ tăng 48%) .Chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty năm
đều thấp hơn chỉ tiêu hàng tồn kho ngành là 2,91vòng trong khi đó chỉ tiêu hàng tồn
kho của công ty lần lượt là 1,05vòng năm 2012, 1.96 vòng năm 2013, và 2,89 vòng



vi

năm 2014. Cho thấy việc doanh nghiệp dự trữ vật tư ở mức cao dẫn đến tình trạng ứ
đọng vốn và sản phẩm tiêu thụ chậm. Dẫn đến dòng tiền bị giảm đi có thể đặt doanh
nghiệp vào tình thế khó khăn. Tuy chỉ số hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2014
gần bằng chỉ số vòng tồn kho của ngành cho thấy tốc độ vòng quay hàng tồn kho
ngày càng tốt, doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, dòng tiền. Chỉ tiêu
hàng tồn kho của ngành sản xuất- kinh doanh không nói lên được rằng kết quả vòng
tồn kho của doanh nghiệp là tốt hay xấu, bởi vì còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 2,14 vòng; năm 2013 là 1,61
vòng giảm 0,53 vòng so với năm 2012 tương đương giảm 25%. Năm 2014 là 2, 21
vòng tăng 0,596 vòng tương đương tăng 37% so với năm 2013. Tốc độ thu hồi nợ
của ngành sản xuất và kinh doanh là 5, 02 vòng. Trong khi đó tốc độ thu hồi của
công ty lần lượt là 2, 14 vòng năm 2012; 1, 61 vòng năm 2013; 2, 21 vòng năm
2014 cho thấy tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn lớn. Làm cho tốc độ luân
chuyển vốn lưu động không hiệu quả, tình trạng vốn ứ đọng. Vì vậy công ty cần
phải nâng cao biện pháp quản lý các khoản phải thu và tích cực hơn trong việc đòi
nợ.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty từ năm 2012- 2014. Hiệu suất
sử dụng vốn lưu đông cho thấy 1đ VLĐ bỏ ra năm 2012 thu được 3,9đ doanh thu,
năm 2013 là 2,6đ. Năm 2014 thì 1đ VLĐ bỏ ra thu được 2,5đ doanh thu. Trong khi
đó hiệu suất sử dụng vốn lưu động của ngành: 1đ VLĐ bỏ ra thu được 4, 54 đ doanh
thu. Tuy tình kinh tế khó khăn, bán hàng hóa chậm hơn so với năm trước đó nhưng
hiêu suất sử dụng vốn lưu động giảm chậm hơn so với hiệu suất sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Cho thấy công ty cần đưa ra kế hoạch sử dụng vốn lưu động hợp lý
hơn để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động của công ty ngày càng tốt hơn. Năm 2013, 1đ

VLĐ tạo ra 0, 01 LNST tăng 0,21đ tương đương tăng 105% so với năm 2012. Năm
2014, 1đ VLĐ làm ra 0,14đ LNST tăng 0,13% tương đương tăng 1439%. Nhưng so
với chỉ tiêu của ngành thì hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa được tốt, 1đ
VLĐ của ngành bỏ ra thu được 0,22đ LNST. Mặc dù năm 2014 hiệu quả sử dụng


vii

vốn của công ty tăng và bằng ½ của ngành cho thấy công ty ngày càng cải hiện việc
sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Từ phân tích trên cho thấy công ty cần phải tìm ra những biện pháp, phương
hướng để phát huy hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa để đáp ứng được sự phát
triển của công ty góp phần vào việc phát triển ngành sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Các biện pháp công ty sử dụng để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
Một là: Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu nhằm hạn chế tối đa
lượng vốn lưu động bị chiếm dụng công ty như:


Trước khi ký hợp đồng, công ty đã phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về

khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian,
phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.


Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải

thu theo tháng. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến
hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền.



Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty xem xét cụ thể để đưa ra các

chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có.
Hai là: Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho.
Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều, tỷ trọng tương đối cao trong tổng
vốn lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều.
Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và
chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh
khỏi. Để tránh gây ra việc ứ động vốn lưu động trong hàng tồn kho công ty đã đưa
ra những biện pháp như:


Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo

cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi
nhập về.


Bảo quản tốt hàng tồn kho.



Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự


viii

đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho
trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn

của công ty.
Ba là: Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm tăng doanh thu
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì việc xây
dựng cho mình một mạng lưới tiêu thụ là điều cần thiết. Công ty đang xây dựng và
mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu.
Công ty xây dựng cho mình các trung tâm phân phối ở 3 thành phố lớn để
quản lý các đại lý, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng. Vì vậy mà trong 3
năm qua thì việc mở rộng đại lý cấp 2 và cấp 3 của công ty ngày càng tăng, nhưng
việc mở rộng đại lý cấp 1 và công ty thương mai, siêu thị trong năm 2013-2014
không tăng, do đó công ty cần tăng cường hợp tác với các đại lý cấp 1 và siêu thị để
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bốn là: Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Để phòng ngừa rủi ro bằng việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro sẽ giúp
công ty tránh thất thoát vốn trong hoạt động kinh doanh. Công ty dựa vào thông tư
“228/2009/TT-BTC” để trích lập dự phòng các khoản giảm giá hàng tồn kho, tổn
thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA
VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phẩn Nagakawa Việt Nam trong
những năm tới
Định hướng điều hành chung khối kinh doanh năm 2015, công ty ưu tiên
nguồn lực để đẩy nhanh và mạnh công tác phát triển thương hiệu máy điều hòa
Nagakawa trên thị trường sản xuất điều hòa. Nhằm xây dựng thương hiệu máy điều
hòa Nagakawa trở thành sản phẩm chiến lược của công ty.
Chú trọng vào việc nâng cao thị phần từ 1, 5% - 3% đối với sản phẩm là máy
điều hòa không khí, đồng thời tăng doanh số ở các ngành nghề khác, đặc biệt ngành



ix

điện lạnh – điện dân dụng của công ty. Ngoài ra công ty còn tập trung phát triển
ngành dệt may đây cũng là mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.
Tăng cường triển khai thi công các dự án lắp đặt máy điều hòa trung tâm cho
các công trình thương mại, xây dựng.
Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát về việc thực hiện các chế độ chính
sách của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công
ty cổ phần Nagakawa Việt Nam


Công tác quản lý các khoản phải thu để hạn chế việc chiếm dụng vốn lưu động.



Hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho.



Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

cần thiết.


Phối hợp nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu - giảm chi phí.



Chú trọng áp dụng các biện pháp chủ động trong công tác phòng ngừa rủi


ro trong kinh doanh.


Các biện pháp khác như (Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá hiệu

quả sử dụng vốn lưu động; Chú trọng tìm hiểu thị hiếu người tiêu dung và cải tiến
máy điều hòa; Xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao;
Xây dựng phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty).


TrƯờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

lê thị thanh nga

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lu động
tại công ty cổ phần nagakawa việt nam
Chuyên ngành: kinh tế tài chính - ngân hàng

Ngời hớng dẫn khoa học:

ts. trơng thị hoài linh

Hà nội 2015


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mọi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nào muốn tồn tại
và phát triển đòi hỏi phải kinh doanh có hiệu quả (có nghĩa là kinh doanh phải có
lãi, phải sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, tạo khả năng thanh toán,
mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh). Một trong
những tiêu chí giúp kinh doanh có hiệu quả là sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả
nhất, trong đó vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh, việc sử dụng vốn
lưu động sao cho thật hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty Nagakawa Việt Nam được thành lập vào năm 2002, với ngành sản
xuất kinh doanh chủ yếu là đồ điện dân dụng và sản xuất điều hòa. Theo đó chính
sách phát triển chủ yếu của công ty tập trung vào việc phát triển thị trường sản xuất
đồ điện dân dụng và điều hòa chiếm 10% thị trường trong nước vào năm 2017. Trải
qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đồ điện dân dụng và
máy điều hòa công ty đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước. Trong khoảng 5
năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động từ suy thoái kinh tế và có nhiều
đối thủ cạnh tranh trên thị trường làm cho sự lựa chọn của người tiêu dùng nhiều
hơn dẫn đến việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.Vốn lưu động của
công ty trong 3 năm gần đây liên tục tăng, năm 2012 là 49,222 triệu đồng, năm
2013 là 95,493 triệu đồng, năm 2014 là 112,961 triệu đồng nhưng tỷ lệ sinh lời vốn
lưu động của công ty trong 3 năm 2012-2014 luôn thấp hơn tỷ lệ sinh lời của trung
bình của ngành sản xuất kinh doanh( năm 2014 của công ty là 0,14 trong khi tỷ lệ
của ngành sản xuất kinh doanh là 0,22). Vì vậy công ty cần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tối
đa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Nagakawa Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.


2


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động sử dụng vốn lưu
động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP
Nagakawa Việt Nam.
- Qua nghiên cứu làm rõ nét đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Công
ty CP Nagakawa Việt Nam, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty,
khẳng định và phát huy những thành tựu đã đạt được đồng thời tìm ra những
nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP
Nagakawa Việt Nam nói riêng.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các chỉ tiêu đo hiệu quả và biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp:
- Các chỉ tiêu bao gồm vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải
thu, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số tỷ lệ sinh lời.
- Các biện pháp bao gồm tăng cường các khoản phải thu, hàng tồn kho, tổ
chức tiêu thụ tốt hàng hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh 2012-2014), tài liệu, báo cáo liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, tính
toán các chỉ tiêu phân tích.

 Phương pháp xử lý dữ liệu: Phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu, đánh

giá… nhằm đưa ra các căn cứ khoa học của vấn đề nghiên cứu.


3

5. Kết cấu luận văn
Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP
Nagakawa Việt Nam”
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng biểu, danh mục chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận chung về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP
Nagakawa Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố
định còn phải có tài sản lưu động. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của
tài sản lưu động khác nhau.Theo PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm đối với doanh nghiệp
sản xuất, tài sản lưu động được cấu thành bởi hai bộ phận là tài sản lưu động sản

xuất và tài sản lưu động lưu thông:
- Tài sản lưu động sản xuất gồm một bộ phận là những vật dự trữ để đảm bảo
cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm.
- Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá trình
lưu thông của doanh nghiệp (như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán)
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu
động lưu thông luôn thay thế cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho
quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên,
liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để
hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất
định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện
để tạo ra sản phẩm. Vì vậy, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá


5

thành của sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ không
ngừng vận động qua các chu kỳ kinh doanh.
Trong doanh nghiệp sản xuất, tính chất tuần hoàn này được thể hiện qua ba
giai đoạn: giai đoạn mua sắm dự trữ vật tư, giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ,
lưu thông. Sự vận động của vốn lưu động được mô tả qua sơ đồ sau:
T---------------H---------sx----------H’----------------T’
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp Sản xuất –
Kinh doanh (Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê Nin)


+ Giai đoạn 1(T – H): Doanh nghiệp dùng tiền mua hàng hóa, nguyên vật
liệu,nhằm dự trữ phục vụ sản xuất kinh doanh. Lúc này, vốn lưu động chuyền từ
hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hóa.
+ Giai đoạn 2 (H – sx – H’): Các vật tư dự trữ (hàng hóa nguyên vật liệu…)
trải qua quá trình bảo quản, sơ chế, được đưa vào dây chuyền công nghệ sản xuất.
Trong quá trình này, vốn chuyển từ hình thái hàng hóa vật tư dự trữ sang hình thái
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, rồi sang thành phẩm.
+ Giai đoạn 3 (H’ – T’): Doanh nghiệp tiến hành công tác tiêu thụ sản phẩm
và thu tiền về. Giai đoạn này, vốn được chuyển từ hình thái thành phẩm sang hình
thái tiền tệ, tức là trở về hình thái ban đầu nhưng với lượng tiền tệ lớn hơn lượng
vốn tiền tệ ban đầu.
Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được
thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay
trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết
thúc một chu kỳ kinh doanh.

1.1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả mỗi doanh nghiệp cần phải
phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động
thành các loại khác nhau giúp cho nhà quản lý biết được những ưu, nhược điểm của
cách phân bổ vốn lưu động để sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Thông thường có
một số cách phân loại chủ yếu sau đây:


6

a. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia thành vốn chủ sở hữu và
các khoản nợ.

Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, do chủ
doanh nghiệp sở hữu, sử dụng và chi phối bao gồm: vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu
tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp, vốn do nhà nước tài
trợ. Vốn chủ sở hữu được xác định là phần vốn còn lại trong tài sản của doanh
nghiệp sau khi trừ đi nợ phải trả.
Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các
ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác thông qua phát hành trái phiếu,
các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán, doanh nghiệp có quyền sử dụng chi phối
trong thời gian nhất định.
Việc phân loại này giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý vốn lưu động
một cách chặt chẽ. Từ đó xác định được đâu là nguồn vốn lưu động phải trả lãi để
đề ra kế hoạch sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý, có hiệu quả.
b. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách phân loại này, vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành
nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn mang tính ổn định và lâu dài
bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên và cần thiết của doanh nghiệp như các khoản dự trữ về nguồn
vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Nguồn vật liệu thường xuyên càng lớn thì
doanh nghiệp càng chủ động trong tổ chức đảm bảo vốn cho doanh nghiệp. Nguồn
vốn này cho phép doanh nghiệp chủ động được vốn lưu động, cung cấp kịp thời đầy
đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, chủ yếu
đáp ứng nhu cầu tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng,


×