Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 188 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ CẤM

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ CẤM

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 9380107

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Vũ Huân
2. TS. Phạm Sỹ Chung

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tác giả. Các tư liệu tài liệu, ý kiến khoa học được sử dụng trong luận
án có nguồn gốc rõ ràng và được chú thích đầy đủ. Những kết luận của luận
án chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Kết quả nghiên
cứu là quá trình lao động, nghiên cứu và học tập nghiêm túc, trung thực của
tác giả.
Tác giả

Đào Thị Cấm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 8
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................. 20
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
LOGISTICS VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
LOGISTICS................................................................................................ 24
2.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics..................................... 24
2.2. Điều chỉnh pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics ......................... 42
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 71
3.1. Thực trạng một số quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ
logistics .................................................................................................. 71
3.2. Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics ở

Việt Nam hiện nay.................................................................................. 97
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................ 114
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics ở
Việt Nam hiện nay................................................................................ 114
4.2. Giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về hợp đồng dịch
vụ logistics ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 118
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng dịch vụ
logicstics hiện nay ................................................................................ 130
KẾT LUẬN ............................................................................................... 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 149


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BLDS

Bộ luật Dân sự

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐDV

Hợp đồng dịch vụ

LTM


Luật Thương mại

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

VLA

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

Tiếng Anh
1PL
2PL
3PL
4PL
5PL
AFAS

First Party Logistics
Second Party Logistics
Third Party Logistics
Fourth Party Logistics
Fifty Party Logistics
ASEAN Framework
Agreement on Services

Association of Southeast
Asian Nations
Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
European Union
EU-Vietnam Free Trade
Agreement

Logistics cấp độ thứ nhất
Logistics cấp độ thứ hai
Logistics cấp độ thứ ba
Logistics cấp độ thứ tư
Logistics cấp độ thứ năm
Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GDP
LPI


Gross Domestic Product
Logistics Performance
Index
Logistics Service Provider
Trade Facilitation
Agreement
World Trade Organization

Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số năng lực quốc gia về
logistics
Nhà cung ứng dịch vụ logistics
Hiệp định thuận lợi hóa thương
mại
Tổ chức Thương mại Thế giới

ASEAN
CPTPP

EU
EVFTA

LSP
TFA
WTO

Liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh châu Âu



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Khối lượng hàng hoá vận chuyển theo thành phần kinh tế ............ 98
Bảng 3.2: Bảng vận chuyển hàng hóa theo ngành vận tải ............................. 99
Bảng 3.3: Sản lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong và ngoài nước 99
Bảng 3.4: Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam .............................................. 104
Bảng 3.5: Một số LSP hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam ............... 106

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Doanh thu hoạt động vận tải theo loại hình .................................................... 101


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công
nghệ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, dịch vụ logistics có cơ hội phát triển
mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh do mang lại những lợi ích về tối ưu hóa
quá trình vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng
dịch vụ logistics được các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thuê ngoài để
giảm chi phí hoạt động và chi phí đầu tư. Họ tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cốt
lõi và thuê ngoài các dịch vụ khác bao gồm dịch vụ logistics. Những năm gần
đây trên thế giới, các nước khu vực và ở Việt Nam xu hướng này tăng nhanh kéo
theo sự ra đời của nhiều LSP.
Dịch vụ logistics và HĐDV logistics đến nay vẫn là vấn đề mới cả về lý luận và
thực tiễn vì chỉ đến năm 2005 dưới sức ép trong đàm phán với Hoa Kỳ về việc Việt
Nam gia nhập WTO, dịch vụ logistics lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thống
pháp luật Việt Nam bằng việc thừa nhận loại hình dịch vụ này với ý nghĩa là một
chế định trong LTM năm 2005. Chế định dịch vụ logistics với vai trò là một loại
hình dịch vụ thương mại đã tạo cơ sở vững chắc để phát triển, cải thiện môi trường
pháp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

Từ khi gia nhập WTO, thị trường logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích
cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng mạnh.
Thống kê từ Cục Quản lý kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số
lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics là
khoảng 23.000 doanh nghiệp trong đó có 3000 doanh nghiệp hoạt động logistics
quốc tế, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khoảng
70% [12, tr.71]. Theo nghiên cứu của VLA, trong tổng số hơn 3000 doanh
nghiệp thì 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 10%
là doanh nghiệp tư nhân [11, tr.88]. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
khuyến khích phát triển dịch vụ thuê ngoài logistics, gần đây là Quyết định số
200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với

1


mục tiêu: ―Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt
15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm
xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về
logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên‖. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã
đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính
liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Bên cạnh việc gia nhập WTO, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và toàn
diện các FTA thế hệ mới, theo đó Chính phủ đã cam kết mở cửa khá toàn diện
cho lĩnh vực dịch vụ logistics. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam
tăng cường cung cấp dịch vụ logistics bằng việc giao kết các hợp đồng. Vì Việt
Nam có địa hình địa lý (bờ biển dài) thuận lợi cho giao thương quốc tế, các dịch
vụ logistics như vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, dịch vụ hải quan...được
tận dụng tối đa và dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới nhằm thực hiện

các cam kết của Việt Nam trong WTO, CPTPP, EVFTA.
Mặc dù HĐDV logistics là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp mở rộng thị
trường, phát triển thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng đa số
doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sự
hiểu biết về quy trình, thủ tục giao kết và quá trình thực hiện hợp đồng còn rất
hạn chế nên khi tranh chấp xảy ra họ gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định
không đúng hoặc không đầy đủ. Logistics lại là một ngành dịch vụ có đối tượng
điều chỉnh rất đa dạng, phức tạp, luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của công
nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế nên đòi hỏi pháp luật cần có những điều chỉnh kịp
thời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và tạo môi trường khuyến khích phát triển hơn.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu các quy định hiện hành về giao kết và thực hiện
HĐDV logistics là cần thiết, hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics cần
hệ thống hóa lý luận, thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV logistics để tìm ra
những điểm bất cập, vì vậy, NCS lựa chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ logistics
theo pháp luật Việt Nam hiện nay” cho luận án tiến sỹ luật học của mình.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một
số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt
Nam hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ
bản về logistics và HĐDV logistics ở nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, trong đó
NCS đặc biệt nhấn mạnh vấn đề lý luận về HĐDV logistics dưới giác độ luật
học, phân tích và đánh giá thực trạng HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay, đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ nhất: Luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và điều chỉnh pháp
luật về HĐDV logistics, tìm ra bản chất và cấu trúc pháp luật của HĐDV
logistics như khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, nguồn luật điều chỉnh,
nguyên tắc và trình tự giao kết, hình thức, chủ thể, nội dung, điều kiện có hiệu
lực, các trường hợp vô hiệu của HĐDV logistics, trường hợp miễn trách và giới
hạn trách nhiệm của các LSP .
Nhiệm vụ thứ hai: Luận án đánh giá thực trạng HĐDV logistics theo pháp
luật Việt Nam hiện nay thông qua việc phân tích các hợp đồng cụ thể, đánh giá
kết quả đạt được trong việc giao kết và thực hiện HĐDV logistics, vấn đề đặt ra
đối với chủ thể của HĐDV logistics và cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt
động logistics trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu làm cơ sở đưa ra giải
pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về HĐDV logistics.
Nhiệm vụ thứ ba: Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích thực trạng
giao kết và thực hiện HĐDV logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận án
luận giải các quan điểm hoàn thiện pháp luật về HĐDV logistics và đề xuất các giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics, nâng cao hiệu
quả thực hiện HĐDV logistics.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định pháp luật về HĐDV logistics,
thực tiễn giao kết và thực hiện HĐDV logistics, điều kiện giao dịch chung và
HĐDV logistics theo mẫu của một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra trước
bối cảnh Việt Nam đang đàm phán, ký kết, gia nhập nhiều FTA thế hệ mới, luận
án còn nghiên cứu một số cam kết quốc tế và hiệp định có liên quan đến dịch vụ
logistics.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án phân tích những nội dung cơ bản nhất về hợp
đồng như khái niệm, nguồn luật điều chỉnh, nguyên tắc giao kết, trình tự giao kết,
hình thức, chủ thể, điều kiện có hiệu lực, các trường hợp vô hiệu của HĐDV
logistics, trường hợp miễn trách và giới hạn trách nhiệm của các LSP. Tranh
chấp phát sinh từ việc thực hiện HĐDV logistics là một lĩnh vực có nội dung mới,
nội hàm rất rộng, liên quan đến các thủ tục tố tụng nên luận án không đề cập đến.
Luận án nghiên cứu HĐDV logistics theo quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành, pháp luật của các quốc gia khác, các ví dụ về HĐDV là nguồn đối chiếu
học hỏi để NCS đưa ra đánh giá toàn diện pháp luật về HĐDV logistics ở Việt
Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu. Theo nghiên của của NCS thì lĩnh vực pháp
luật điều chỉnh về HĐDV logistics rất rộng. WTO quy định dịch vụ logistics như
là dịch vụ hỗ trợ vận tải và được chia thành từng nhóm dịch vụ. Nghị định
163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch
vụ logistics có 16 dịch vụ logistics và để mở ―Các dịch vụ khác do thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc
cơ bản của Luật Thương mại‖. Để thực hiện chúng, doanh nghiệp thường ký kết
HĐDV logistics, mỗi loại dịch vụ này có quyền và nghĩa vụ khác nhau, có quy
định pháp luật điều chỉnh riêng. Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác với
hợp đồng thuê kho bãi, hợp đồng dịch vụ hải quan khác với hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa…Trong khuôn khổ luận án, NCS không đi sâu phân tích từng loại hợp

4


đồng cụ thể, các hợp đồng cụ thể chỉ mang tính minh họa, làm sáng tỏ các vấn đề
chung.
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến HĐDV
logistics theo pháp luật Việt Nam, trong đó khảo sát một số doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ logistics Việt Nam và tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thế giới và

khu vực.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về HĐDV logistics Việt
Nam kể từ thời điểm LTM năm 2005 lần đầu tiên ghi nhận dịch vụ này, số liệu
luận án đưa ra trong phạm vi 05 năm gần nhất, đề xuất giải pháp thực hiện từ nay
cho đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường, dịch vụ logistics
trong điều kiện tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, NCS sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể là:
Chương 1: NCS thu thập thông tin và phân tích, so sánh, đánh giá các nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích những vấn đề đã được
giải quyết, những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2: NCS sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp. NCS phân tích, nhận định
quan điểm và nội dung HĐDV logistics gắn vào những điều kiện kinh tế, xã hội
cụ thể và trong giai đoạn lịch sử cụ thể. NCS phân tích, tổng hợp các vấn đề về
khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, nguyên tắc giao kết, trình tự giao kết,
nguồn luật điều chỉnh, chủ thể, hình thức, nội dung cơ bản, điều kiện có hiệu lực,
các trường hợp vô hiệu HĐDV logistics, trường hợp miễn trách và giới hạn trách
nhiệm của các LSP.
Chương 3: NCS áp dụng phương pháp thu thập tài liệu, sử dụng các báo cáo
chuyên ngành của các cơ quan liên quan nhằm đánh giá thực trạng giao kết và

5


thực hiện HĐDV logistics theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Luận án cũng sử

dụng phương pháp hệ thống nhằm kế thừa và tổng hợp kết quả nghiên cứu đã
công bố, áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh quy định pháp luật
liên quan đến nội dung cơ bản của hợp đồng.
Chương 4: NCS áp dụng phương pháp phân tích, dự báo đưa ra những yêu
cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật
về HĐDV logistics và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam
hiện nay.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp trao đổi khoa học thông qua việc
tham gia các hội thảo khoa học về các chủ đề, các lĩnh vực liên quan đến đề tài
luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
So với tình hình nghiên cứu hiện nay, luận án có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và điều chỉnh pháp luật về
HĐDV logistics, lý giải khái niệm HĐDV logistics, đặc điểm, cách phân loại và
vai trò của HĐDV logistics. Luận án cũng hệ thống được nguồn luật điều chỉnh
về HĐDV logistics, nguyên tắc và trình tự giao kết hợp đồng, hình thức, chủ thể,
đối tượng, nội dung cơ bản, điều kiện có hiệu lực, các trường hợp vô hiệu của
HĐDV logistics, trường hợp miễn trách và giới hạn trách nhiệm của các LSP.
Ngoài ra, luận án kết hợp đan xen phân tích quy định pháp luật Việt Nam cùng
với các tài liệu nước ngoài, kinh nghiệm một số quốc gia khu vực và trên thế
giới làm cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật
Việt Nam về HĐDV logistics.
Thứ hai, luận án làm rõ HĐDV logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay bao
gồm các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV
logistics. Luận án nêu được bất cập về khái niệm, nguyên tắc giao kết, chủ thể, hình
thức, trình tự giao kết HĐDV logistics, chỉ ra những kết quả đạt được, các vấn đề
đặt ra, cơ hội và thách thức đối với các chủ thể HĐDV logistics trong bối cảnh
hội nhập toàn cầu.

6



Thứ ba, trên quan điểm hoàn thiện pháp luật về HĐDV logistics và đánh giá
thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV logistics, luận án đưa ra giải pháp hoàn
thiện một số quy định pháp luật về HĐDV logistics.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về HĐDV logistics, làm phong
phú thêm kho tàng lý luận về HĐDV nói chung và HĐDV logistics nói riêng.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập tại các cơ sở đào tạo liên
quan đến pháp luật về dịch vụ logistics và HĐDV logistics, quản trị hợp đồng
logistics và quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 và thương mại điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia ngày càng nhiều hơn vào chuỗi cung ứng với tư cách là chủ thể
của HĐDV logistics. Luận án nghiên cứu về HĐDV logistics chính là nghiên
cứu cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan khi có tranh chấp
phát sinh. HĐDV logistics đóng vai trò như luật của các bên, buộc các bên phải
tuân thủ, nếu như có vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài. Vì vậy, luận án là tài liệu
giúp các doanh nghiệp hiểu biết thêm về HĐDV logistics cũng như các quy định
pháp luật liên quan đến vấn đề này, giúp doanh nghiệp quản trị tốt hợp đồng, hạn
chế rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh trong các hoạt động sản xuất và kinh
doanh có liên quan đến dịch vụ logistics.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án bao
gồm 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics và pháp luật
về hợp đồng dịch vụ logistics
Chương 3: Thực trạng về hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ logistics và pháp luật về dịch vụ logistics
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu dưới
nhiều góc độ lý luận, thực tiễn về dịch vụ logistics và pháp luật về dịch vụ
logistics. Những công trình khoa học đã nêu không phải là toàn bộ hệ thống các
nghiên cứu liên quan về logistics nhưng đã phản ánh được trạng thái và xu
hướng cũng như quy mô nghiên cứu về lĩnh vực này.
Đầu tiên là các giáo trình, sách chuyên khảo như: “Logistics, những vấn đề
cơ bản”[150] và “Quản trị cung ứng”[149] của Đoàn Thị Hồng Vân, “Giáo
trình quản trị logistics kinh doanh”[96] của An Thị Thanh Nhàn, “Quản lý
logistics”[73] của Đỗ Ngọc Hiền, “Quản trị chuỗi cung ứng”[77] của Nguyễn
Thành Hiếu cung cấp cho NCS những kiến thức cơ bản liên quan đến khái niệm
logistics, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, thiết kế chuỗi cung ứng, đo
lường hoạt động của chuỗi cung ứng, các dịch vụ liên quan đến hàng hóa như
dịch vụ phân phối, dịch vụ khách hàng, dịch vụ kho bãi và công nghệ thông tin.
Tác giả Đặng Đình Đào có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics
và hệ thống logistics cho thấy bức tranh toàn cảnh của ngành này trong bối cảnh
Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu biểu là các công trình
như: “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế”[62], “Một số về vấn đề phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước
ta trong hội nhập quốc tế”[72] phân tích tổng thể dịch vụ logistics và hệ thống

logistics, thực trạng phát triển dịch vụ logistics và hệ thống logistics Việt Nam,
kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ logistics và hệ thống logistics, những
vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển, đề xuất định hướng và luận giải
được các giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ
logistics ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường. Cuốn sách: “Logistics,

8


những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”[60] và “Dịch vụ logistics ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”[61] là tập hợp các bài viết khoa học về các
nội dung chủ yếu của đề tài liên quan đến dịch vụ logistics, pháp luật về dịch vụ
logistics bao gồm khái niệm dịch vụ logistics, vai trò logistics, tiêu chí đánh giá
dịch vụ logistics, các quy định pháp lý đầu tiên có liên quan đến phát triển dịch vụ
logistics ở Việt Nam, đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho logistics, quá trình phát
triển và thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam, xu hướng thuê ngoài dịch vụ
logistics, nguồn nhân lực cho phát triển logistics, cơ hội và thách thức lớn đối với
các chủ thể cung cấp dịch vụ logistics và cũng là chủ thể của HĐDV logistics, giải
pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Chi phí logistics (đặc biệt là chi phí vận tải) là vấn đề mang tính cạnh tranh
của các LSP và là yếu tố làm nên phí/giá của HĐDV logistics. Với đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ: “Giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận tải và giao nhận
đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay” tác giả Phạm
Thị Cải [27] đã đánh giá được tầm quan trọng của việc giảm thiểu chi phí vận
tải, giao nhận, thực trạng chi phí vận tải giao nhận và một số giải pháp giảm
thiểu chi phí hiện nay.
Vận chuyển hàng không là một phương thức quan trọng trong các phương
thức vận chuyển, đóng góp doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ logistics.
Nghiên cứu đề án cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics trong ngành
hàng không Việt Nam đến năm 2020, định hướng sau năm 2020” của Nguyễn

Hải Quang [125] cung cấp cho NCS bức tranh của ngành hàng không Việt Nam
trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay. Tác giả đề cập về những vấn đề
ý luận về dịch vụ logistics ngành hàng không, xây dựng phương pháp và công cụ
đo lường giá trị dịch vụ logistics trong ngành hàng không vào GDP, nghiên cứu
đánh giá thực trạng hệ thống dịch vụ logistics trong lĩnh vực hàng giao thông
vận tải hàng không ở Việt Nam, nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế xã hội,
giao thông vận tải và giao thông vận tải hàng không đến năm 2020, tầm nhìn
2030, nhận dạng những cơ hội và thách thức trong tình hình mới.

9


Quản lý và phát triển dịch vụ logistics cũng là một trong nhiều đề tài luận án
tiến sỹ của nhiều tác giả cung cấp cho NCS tiếp cận nhiều góc độ và phương
pháp đánh giá, tiêu biểu là luận án của các tác giả Vũ Thị Quế Anh, Nguyễn
Quốc Tuấn, Bùi Duy Linh, Đinh Lê Hải Hà.
Vũ Thị Quế Anh với luận án tiến sỹ đề tài: “Phát triển logistics một số nước
Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”[2] phân tích những vấn
đề lý luận cơ bản về logistics, kinh nghiệm phát triển logistics ở một số nước
Đông Nam Á, đánh giá thực trạng logistics ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp
phát triển dịch vụ này ở Việt Nam.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Quốc Tuấn với đề tài: “Quản lý nhà nước đối
với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng”[145] phân tích cơ sở lý luận về quản lý
Nhà nước đối với dịch vụ logistics, kinh nghiệm quản lý Nhà nước về dịch vụ
logistics tại một số các quốc gia trên thế giới, thực trạng quản lý Nhà nước đối
với dịch vụ logistics tại Hải phòng và đề xuất các giải pháp và chính sách về
quản lý Nhà nước đối với dịch vụ logistics tại Hải Phòng.
Bùi Duy Linh trong luận án tiến sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”[87]
nghiên cứu lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại một số

quốc gia, phương pháp nghiên cứu định lượng về năng lực cạnh tranh, thực trạng
năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập, định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ
logistics của Việt Nam trong những năm tới.
Luận án tiến sỹ của Đinh Lê Hải Hà với đề tài: “Phát triển dịch vụ logistics ở
Việt Nam”[67] nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển logistics, lý luận cơ
bản về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế, phân tích thực trạng phát
triển logistics của Việt Nam giai đoạn 1986-2011, giải pháp định hướng phát
triển logistics của Việt Nam 2013-2020.
Trung tâm logistics là nơi tập kết, chia tách và trung chuyển hàng hóa có vai
trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ logistics.

10


Tác giả Trần Sỹ Lâm có công trình: “Phát triển trung tâm logistics cho Việt
Nam, tham khảo thành công một số nước châu Âu và châu Á”[84] phân tích
những vấn đề lý luận về logistics, khái niệm và phân loại trung tâm logistics,
kinh nghiệm xây dựng thành công trung tâm logistics tại một số nước châu Âu,
châu Á và đề xuất giải pháp phát triển trung tâm logistics tại Việt Nam.
Xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics trong nhiều năm gần đây rất phát triển
và là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng của nhiều doanh nghiệp
được phản ánh qua bài viết: “Giải pháp lựa chọn và quản lý nhà cung cấp dịch
vụ thuê ngoài logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh” của An Thị
Thanh Nhàn [95] đề cập đến thực trạng LSP Việt Nam (chủ thể của HĐDV), tình
hình lựa chọn LSP, giải pháp lựa chọn và quản lý LSP tại các doanh nghiệp.
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có một số ấn phẩm phát
hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiến thức cơ bản về logistics và kinh doanh
dịch vụ logistics như cuốn: “Sổ tay nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ logistics”[75]
ban hành các điều kiện kinh doanh chuẩn tại Việt Nam, những hiểu biết cơ bản

về kinh doanh dịch vụ logistics, kiến thức về vận đơn hàng hóa; “Sổ tay giải
thích thuật ngữ về dịch vụ logistics”[76] giải thích các thuật ngữ chuyên ngành
kinh doanh logistics và cung cấp thêm một số vụ kiện điển hình về logistics và
freight forwarding (dịch vụ giao nhận vận tải).
Cũng như ở Việt Nam, các công trình nước ngoài liên quan đến dịch vụ
logistics đều đề cập đến những nội dung giống nhau như khái niệm dịch vụ
logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý kho bãi, các vấn đề tồn kho, các kênh
phân phối, dịch vụ khách hàng, vấn đề toàn cầu hóa, công nghệ thông tin…dưới
nhiều góc độ tiếp cận như kinh tế học, quản trị kinh doanh, quản trị doanh
nghiệp, luật học.
Đầu tiên là công trình của nhóm tác giả Douglas M. Lambert, James R.
Stock, Lisa M. Ellram: “Fundermental of Logistics Management”[160] nghiên
cứu về khái niệm logistics, quản trị logistics, dịch vụ khách hàng, mua sắm, gia
công, quản lý tồn kho, đóng gói, vận chuyển, phân phối, các vấn đề logistics

11


toàn cầu, vận tải, tài chính, chiến lược, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin và
tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động logistics. Tiếp theo là nhóm tác giả John
Mangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and Rouya Javadpour trong cuốn sách:
“Global Logistics and Supply Chain Management”[166] cũng luận giải về
logistics và quản trị logistics như: Định nghĩa logistics, định nghĩa chuỗi cung ứng,
mối quan hệ của chuỗi cung ứng, chiến lược và thiết kế chuỗi cung ứng, các vấn đề
về vận tải, vận tải đa phương thức, vấn đề kho bãi, quản lý nguyên vật liệu và hàng
tồn kho. Đặc biệt ở cuốn sách này là còn thiết kế thêm các tình huống (case studies)
để nghiên cứu và minh họa cho lý luận.
Trong công trình mang tên: “Handbook of Logistics and Distribution
Management”[157] và: “Handbook of Logistics and Distribution Management:
Understanding the Supply Chain”[158] các tác giả Alan Rushton, Phil

Croucher, Peter Baker nghiên cứu về logistics, chuỗi cung ứng, tích hợp chuỗi
logistics, quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng, các kênh phân phối, các
vấn đề quản trị kho bãi, các phương thức vận tải...
Tác

giả

G.Don

Taylor

với

cuốn

sách:

“Logistics

engineering

handbook”[161] nghiên cứu tổng quan về logistics, ảnh hưởng của logistics đối
với kinh tế, thiết kế chuỗi logistics, quản lý tồn kho, dịch vụ khách hàng, mua
bán hàng, quản trị hệ thống phân phối, hệ thống nguyên liệu, quản trị vận tải, tồn
kho, công suất, giá cả, logistics ngược, các vấn đề về công nghệ thông tin và
internet, khuynh hướng phát triển của logistics, logistics xanh, vấn đề đóng gói,
logistics toàn cầu, vận tải đa phương thức, thuê ngoài bên thứ ba.
Với công trình tựa đề: “Global Logistics –New Directions In Supply Chain
Management”[159] tác giả Donal Waters tập trung phân tích những xu thế mới
phát triển logistics, logistics ở châu Âu, Đông Âu, xu hướng logistics toàn cầu,

chiến lược quản trị logistics của nhà cung cấp, chuỗi cung ứng, quản trị dịch vụ và
marketing, vấn đề thuê ngoài, tầm quan trọng của công nghệ thông tin, các phương
pháp tiếp cận logistics, logistics ở Bắc Mỹ và Trung Quốc.

12


1.1.2. Nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ và pháp luật về hợp đồng dịch vụ
Nghiên cứu về HĐDV và pháp luật về HĐDV giúp NCS hiểu rõ hơn lý luận và
thực tiễn về vấn đề này làm nền tảng cho việc nghiên cứu HĐDV logistics, một
dạng HĐDV đặc thù. Những công trình khoa học tiêu biểu gần đây là các luận án
tiến sỹ của Hà Công Anh Bảo, Kiều Thị Thùy Linh, Hoàng Thị Vịnh.
Hà Công Anh Bảo với luận án tiến sỹ: “Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải
quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam”[4] đã đề cập đến
những vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại dịch vụ, tranh chấp hợp đồng
thương mại dịch vụ, thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại dịch
vụ, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại dịch vụ, các giải pháp giúp doanh
nghiệp thành công trong kinh doanh.
Kiều Thị Thùy Linh trong công trình: “Hợp đồng dịch vụ theo pháp luật dân
sự Việt Nam hiện hành- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[88] đã nghiên cứu
lý luận về HĐDV gồm khái niệm và đặc điểm HĐDV, phân biệt hợp HĐDV với
hợp đồng phi dịch vụ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về HĐDV, thực
trạng các quy định pháp luật về đối tượng, chủ thể, giá dịch vụ, quyền và nghĩa
vụ các bên, việc thực hiện HĐDV, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự
trong giải quyết tranh chấp về HĐDV và các kiến nghị hoàn thiện các quy định
pháp luật dân sự về HĐDV.
Hoàng Thị Vịnh trong luận án: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”[154]
nghiên cứu những vấn đề về HĐDV pháp lý, hợp đồng này có tính thương mại
và tính đối nhân cao, là một dạng HĐDV đặc thù nên có những đặc điểm và cách
phân loại khác biệt. Tác giả cũng phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng này

ở Việt Nam, phân tích các quy định về chủ thế, nội dung hợp đồng, thực hiện
hợp đồng (bao gồm các nguyên tắc thực hiện, cách thức thực hiện hợp đồng,
nghiệm thu và bàn giao), các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng,
quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, các giải pháp chủ yếu hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Về các nguyên tắc chung của hợp đồng thương mại, NCS nghiên cứu cuốn
sách: “Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế”[153] của Viện Thống

13


nhất tư pháp quốc tế, Roma Italia luận giải về nguyên tắc chung của hợp đồng,
cách thức soạn thảo các điều khoản.
Về giải quyết tranh chấp hợp đồng, NCS nghiên cứu công trình: “Tranh chấp
hợp đồng thương mại quốc tế”[143] của Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam
đề cập đến các loại tranh chấp, ngăn ngừa tranh chấp thương mại, đàm phán hợp
đồng, các điều khoản miễn trừ và sửa đổi, các phương thức giải quyết tranh chấp.
Các nghiên cứu về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung giúp cho NCS
hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp và nên chuẩn hóa
hợp đồng mẫu và kiểm soát các điều kiện giao dịch chung trong một số ngành cụ
thể của dịch vụ logistics. Bài viết: “Bàn về điều kiện giao dịch chung của doanh
nghiệp” [94]và “Điều kiện giao dịch chung: Một số khía cạnh theo Bộ luật Dân sự
năm 2015”[82] của tác giả Tăng Văn Nghĩa cho NCS góc nhìn tổng quát nhất về
điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh bao gồm lý luận và thực tiễn, những ưu
và nhược điểm của điều kiện giao dịch chung ở Việt Nam trong bối cảnh tự do
thương mại và hội nhập hiện nay.
Tác giả Đỗ Giang Nam có bài viết: “Bình luận về các quy định liên quan đến
hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa
đổi)”[93] đề cập đến các thách thức của việc sử dụng điều khoản mẫu đối với nguyên
tắc tự do hợp đồng, cơ chế kiểm soát tính công bằng của nội dung điều khoản mẫu

và các các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung
trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi).
Cuốn sách: “Pháp luật về hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp đồng
theo mẫu”[97] của Doãn Hồng Nhung (chủ biên) đề cập đến lý luận, đặc điểm,
vai trò của hợp đồng theo mẫu, sự cần thiết của hợp đồng theo mẫu, những rủi
ro, hạn chế rủi ro, các giải pháp để thực hiện hợp đồng theo mẫu. Cuốn sách:
“Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại và đầu tư & các mẫu hợp
đồng thông dụng” của hai tác giả Quốc Cường và Thanh Thảo[129] làm rõ khái
niệm, nguyên tắc và nội dung chung của hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh
thương mại, các mẫu hợp đồng mua bán dịch vụ, xây dựng, bất động sản. Cuốn
sách: “Hợp đồng thương mại quốc tế” của Nguyễn Trọng Đàn [56] phân tích mối

14


quan hệ pháp luật và hợp đồng, ngôn ngữ tiếng Anh trong hợp đồng, các vấn đề cơ
bản của hợp đồng thương mại quốc tế như dịch thuật, các bên liên quan, hàng hóa,
giao hàng, điều khoản thanh toán, bảo hành, phạt hợp đồng, kỹ năng soạn thảo các
hợp đồng thương mại quốc tế, luật áp dụng và một số hợp đồng theo mẫu.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2010 cũng đã xuất bản cuốn:
“Cẩm nang hợp đồng thương mại” [98] trong đó phân tích những vấn đề chung về
hợp đồng thương mại và liệt kê một số loại mẫu HĐDV để các cá nhân, tổ chức
kinh doanh thương mại có thể tham khảo thiết lập các hợp đồng của riêng mình.
Nhận thấy dịch vụ bảo hiểm hàng hóa là một khâu quan trọng trong chuỗi
cung ứng dịch vụ logistics, NCS có nghiên cứu về vấn đề này qua cuốn sách:
“Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Lý thuyết, thực tiễn kinh
doanh và một số bài tập cơ bản” của Trần Sỹ Lâm (chủ biên) [70] và cuốn sách:
“Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiềm hàng hóa vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển trong thương mại quốc tế” [78] của Nguyễn Vũ Hoàng có
một phần nội dung đề cập đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển

như khái niệm, phân loại, hình thức và nội dung của hợp đồng, các vấn đề liên
quan đến rủi ro, tổn thất, giám định tổn thất, khiếu nại, bồi thường. Cuốn sách:
“Phân tích các điều khoản về bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm London
2009” của Đoàn Minh Phụng [100] cho thấy khi ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa cần tham khảo các điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm
London được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có quy định trách nhiệm
của người chuyên chở, trách nhiệm của người nhận ủy thác hàng hóa.
1.1.3. Nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ logistics và pháp luật về hợp đồng
dịch vụ logistics
Theo nghiên cứu của NCS thì số lượng các bài báo, tạp chí, sách tham khảo,
luận án tiến sỹ về HĐDV logistics ở Việt Nam còn hạn chế. Hiện có một số nghiên
cứu về HĐDV vận chuyển hàng hóa như sau:
Luận án tiến sỹ đề tài: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” [80] là một công trình chuyên sâu
của tác giả Hà Việt Hưng trình bày những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn, xác

15


định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
quốc tế bằng đường biển, các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tác giả nêu
rõ khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa, đặc điểm, phân loại, lý luận về hợp
đồng vận chuyển, lịch sử hình thành, nguồn hợp đồng thuê tàu chợ, thuê tàu
chuyến, đối tượng, chủ thể nội dung, quyền và nghĩa vụ, đặc thù giải quyết tranh
chấp, các quan điểm hoàn thiện pháp luật như hoàn thiện các quy định của Bộ
luật Hàng hải cho phù hợp với thông lệ quốc tế, ký kết và gia nhập công ước về
chuyên chở hàng hóa, một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và đảm bảo hiệu quả
thực thi.
Trong luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý đề tài: “Tổ chức kế toán quản trị
chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Lan [85] trình bày cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi
phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, thực trạng và hoàn thiện
tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường
bộ Việt Nam.
Trần Văn Duy có bài viết: “Nhận diện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển quốc tế và một số kiến nghị đối với các chủ thế trong quan hệ vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế hiện nay” [63] đề cập đặc điểm nhận
diện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế, phân loại hợp
đồng này và đưa ra các kiến nghị cho chủ thể của hợp đồng khi tham gia các
giao dịch vận chuyển hàng hóa.
Cuốn sách: “101 hỏi đáp về hợp đồng dịch vụ, vận chuyển” của luật gia Hoàng
Lê [86] nêu khái niệm HĐDV, quyền nghĩa vụ các bên hợp đồng, các mẫu HĐDV
hữu ích cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển.
Cuốn sách: “100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển” Võ Nhật Thăng [128] là tập hợp các câu hỏi và giải đáp các kiến
thức chuyên sâu về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển như vận đơn,
vận chuyển hàng hóa theo chuyến, khiếu nại, khiếu kiện người vận chuyển, đại
lý, môi giới, các vấn đề về giải quyết tổn thất chung.

16


Trước bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn cầu
thì việc nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng điện tử và chữ ký số rất quan trọng
để hoàn thiện HĐDV logistics điện tử. Tác giả Trần Văn Biên có nhiều công
trình nghiên cứu như luận án tiến sỹ với đề tài: “Hợp đồng điện tử theo pháp
luật Việt Nam” [8] cung cấp cho NCS kiến thức cơ bản liên quan đến hợp đồng
điện tử như khái niệm, đặc điểm, lợi ích và rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử,
kinh nghiệm xây dựng hợp đồng của một số quốc gia, thực trạng pháp luật về
hợp đồng điện tử, những yêu cầu đối với việc hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện

pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam; Công trình “Chữ ký trong giao kết
hợp đồng điện tử” [7] phân tích các vấn đề về chữ ký số điện tử, trình tự giao kết
hợp đồng có sử dụng chữ ký điện tử; Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong giao kết hợp đồng điện tử qua internet” [6] đề cập đến nhu cầu điều chỉnh
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử, thực
trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử ở
Việt Nam.
Bài viết: “Phòng tránh rủi ro trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại
điện tử”[89] của Nguyễn Thành Luân và bài viết: “Rủi ro trong giao kết hợp đồng
điện tử” của Nguyễn Ngọc Hà [68] đề cập đến khái niệm hợp đồng điện tử, sự khác
biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống, rủi ro trong giao kết hợp đồng
điện tử, thực trạng giao kết hợp đồng điện tử cũng như những rủi ro thường gặp tại
Việt Nam, các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử.
Trên thế giới có một số các nghiên cứu chuyên về HĐDV logistics dưới góc
độ kinh tế hoặc quản trị kinh doanh, tiêu biểu nhất phải nhắc đến là công trình
nghiên cứu: “The handbook of logistics contracts- A Practical Guid to a
Growing Field” [165] của nhóm tác giả Joan Jane and Alfone de Achoa đã nêu
lên những vấn đề cơ bản về dịch vụ thuê ngoài logistics, xu hướng thuê ngoài
logistics trên thế giới, nội dung HĐDV logistics, một số HĐDV logistics cơ bản
như hợp đồng chuyên chở hàng hóa đường bộ, sắt, biển, hàng không, vận tải đa
phương thức, hợp đồng thuê kho bãi.

17


Mari Olander, Andreas Norrman trong bài báo quốc tế tựa đề: “Legal
analysis of a contract for advanced logistics services”[167] phân tích mối quan
hệ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics cấp độ 3PL và 4PL với các nhà cung cấp
dịch vụ logistics khác trong chuỗi phân phối hàng hóa, phân tích phương pháp tiếp
cận hợp đồng giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics cấp độ 3PL và 4PL với khách

hàng và những điểm đáng lưu ý của hợp đồng này. Bản hợp đồng logistics mẫu:
“Logistics services contract template”[162] do Global Negotiator Business
Publications đăng lên trang điện tử là mẫu HĐDV logistics với đầy đủ các điều
khoản cơ bản giúp cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tham khảo.
1.1.4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề luận án kế thừa
Các công trình nghiên cứu trên đây đều đề cập đến những vấn đề rất chung,
phổ biến về logistics như định nghĩa, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng,
vai trò của dịch vụ logistics và quản trị logistics, các kênh phân phối, các vấn đề
kho bãi, vận tải đa phương thức, logistics toàn cầu, dịch vụ khách hàng, ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, logistics xanh, dự báo xu
hướng thuê ngoài dịch vụ logistics. Nội dung dịch vụ logistics đều thống nhất gồm có
các dịch vụ cụ thể như giao nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, các dịch vụ tư vấn quản lý,
dịch vụ khách hàng, các dịch vụ tư vấn khác có liên quan đến vận chuyển và phân
phối hàng hóa. Từ các công trình nghiên cứu trên, NCS kết luận và đánh giá về
những ưu điểm, kết quả đã được làm rõ mà luận án sẽ tiếp tục kế thừa, cụ thể là:
Về lý luận: Phần lớn xu hướng nghiên cứu về HĐDV, dịch vụ logistics ở
nước ta trong thời gian qua là cách tiếp cận nghiên cứu góc độ luật học thực
định, kinh tế học và quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu lý
luận được triển khai trên nền tảng quy định pháp luật hiện hành. Cách tiếp cận
này đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng về các vấn đề như khái niệm, đặc
điểm, bản chất, ý nghĩa, nội dung của HĐDV và dịch vụ logistics. Các nghiên
cứu về HĐDV đều chỉ ra các vấn đề về chủ thể, hình thức, nguyên tắc ký kết,
nội dung HĐDV, điều kiện có hiệu lực, thực hiện, sửa đổi bổ sung, giải quyết
tranh chấp, vô hiệu HĐDV. Do đó, NCS sẽ kế thừa các vấn đề lý luận đã nghiên

18


cứu ở trên để tiếp tục phân tích sâu sắc hơn lý luận về HĐDV logistics dưới giác

độ pháp luật.
Về thực tiễn: Do phần lớn các công trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ luật
thực định nên các tác giả đã nghiên cứu thực trạng các quy định, thực tiễn áp
dụng, thi hành pháp luật về HĐDV và dịch vụ logistics nhằm đánh giá hiệu quả
của công cụ đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng. Với cách tiếp cận
này, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho NCS các luận cứ, cơ sở cho việc
thiết kế các căn cứ, quan điểm và giải pháp để hoàn thiện một số quy định pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác,
NCS cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trước và tiếp tục bổ sung
các giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, thông qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án, NCS nhận thấy chưa có công trình nào phân tích cụ thể,
chuyên sâu về lý luận và thực tiễn về HĐDV logistics. Đây là công trình đầu tiên
nghiên cứu toàn diện về HĐDV logistics theo pháp luật hiện nay ở Việt Nam.
Xuất phát từ quan điểm khoa học vừa mang tính kế thừa và vừa mang tính phát
triển mới, một lần nữa NCS khẳng định các công trình nêu trên của các tác giả
trong và ngoài nước là những tài liệu bổ ích để NCS tham khảo trong quá trình
nghiên cứu luận án của mình.
1.1.5. Những vấn đề tiếp tục triển khai nghiên cứu trong nội dung luận án
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành, luận án sẽ tiếp tục kế
thừa và nghiên cứu để làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận HĐDV logistics theo
pháp luật, cụ thể là:
Về lý luận: Luận án làm rõ khái niệm dịch vụ logistics, khái niệm, đặc điểm, vai
trò của HĐDV logistics, nguyên tắc và trình tự giao kết, đối tượng, chủ thể, hình
thức và nội dung HĐDV logistics, điều kiện có hiệu lực, các trường hợp vô hiệu của
HĐDV logistics, giới hạn trách nhiệm, trường hợp miễn trách của các LSP, kinh
nghiệm một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến các vấn đề này.
Về thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng một số quy định pháp luật về
HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực tiễn giao kết và thực hiện


19


×