Tải bản đầy đủ (.docx) (236 trang)

Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 236 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


NGUYỄN VĂN HUY

PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2020
1


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


NGUYỄN VĂN HUY

PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN


ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN
2. TS. TẠ ĐÌNH THI

HÀ NỘI - NĂM 2020
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Huy


3


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới Ban lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển cùng các thầy cô giáo tham gia
giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên môn sâu và đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Danh Sơn và
TS. Tạ Đình Thi - những người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn
cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn
nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành có liên quan đã cung cấp tài
liệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020
Tác giả

Nguyễn Văn Huy

4


MỤC LỤC

5



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

6

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HST

Hệ sinh thái

KCN


Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm


DANH MỤC HÌNH VẼ

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU

8


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài
nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt và trở nên khan hiếm, đã ảnh
hưởng mạnh tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở nhiều quốc gia. Nếu
tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục bị khai thác thiếu bền vững với tốc độ đáng báo
động như hiện nay, chắc chắn thế giới sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm

trọng, đó là: cạn nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất, khủng hoảng phát sinh do
tranh chấp tài nguyên, thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm, suy thoái môi trường và nhiều
vấn đề an ninh phi truyến thống như di dân, an ninh tài nguyên nước, biến đổi khí
hậu.
Một trong các nguyên nhân sâu xa của các vấn đề trên bắt nguồn từ mô hình
phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng, khuyến khích sản xuất dựa trên nền
tảng tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng những đầu vào miễn phí, đó là nguồn tài
nguyên sẵn có của tự nhiên và các hàng hóa, dịch vụ được nguồn đầu vào tự nhiên
cung cấp. Nếu chúng ta không nhận thức được tài nguyên thiên nhiên như một
“nguồn vốn”, phải bỏ chi phí “đầu tư” và khi sử dụng, giá trị phải được bảo tồn,
thậm chí “sinh lãi” thì nguồn đầu vào sản xuất quan trọng này sẽ ngày càng cạn
kiệt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nói riêng và sự phát triển KTXH của một quốc gia nói chung.
Trong thời gian qua, quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường tại nhiều
nơi, vấn đề lợi nhuận, lợi ích kinh tế cá nhân, doanh nghiệp thường được đặt lên trên
lợi ích cộng đồng và xã hội, bên cạnh đó là hậu quả của sự độc quyền, vấn đề sở hữu
với tài sản công cộng…cũng đã làm cho việc khai thác, sử dụng nguồn vốn tự nhiên
thiếu bền vững; nguồn tài nguyên không thể tái tạo có thể bị khai thác và sử dụng với
tốc độ quá nhanh còn tài nguyên có thể tái tạo lại chưa kịp phục hồi.
Phát huy nguồn vốn tự nhiên là nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, sử
dụng và không ngừng thúc đẩy, đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên, qua đó góp
phần quan trọng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng
xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phương, quốc gia, khu vực và trên
toàn cầu. Việc phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên với tư cách là “vốn tự
nhiên” đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát
9


huy vai trò của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và toàn xã
hội.

Ở nước ta, phát triển KTXH vùng có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Vùng là
một khu vực địa lý được phân định trong quản lý phát triển dựa trên những yếu tố
nhất định, trong đó có yếu tố đồng nhất (tương đối) về tự nhiên như địa hình, địa
mạo… làm nên sự khác biệt của vùng này so với các khu vực/vùng xung quanh.
Phát triển vùng có một nội dung cơ bản, cốt lõi là huy động và sử dụng hiệu quả và
bền vững các nguồn lực, trong đó có tài nguyên tự nhiên với tư cách là một nguồn
vốn cho phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đặc trưng cơ bản của quá trình phát
triển kinh tế của vùng vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Việc
khai thác quá mức trong thời gian qua cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự cạn
kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, phá hủy các hệ sinh thái quan trọng, tác động
nghiêm trọng đến nguồn vốn tự nhiên tại nước ta.
Trong những năm qua, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, việc
phát triển KTXH vùng ĐBSH (ĐBSH) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện... tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và phát triển bền vững vùng, nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng vấn đề phát huy nguồn vốn tự nhiên sẽ là một vấn đề hệ trọng, có ý
nghĩa to lớn cho tương lai phát triển KTXH của vùng ĐBSH.
Với mục tiêu những năm tới là trở thành một khu vực thịnh vượng theo hướng
hiện đại, không đói nghèo và đa dạng sinh học. Nhiều nhiệm vụ, giải pháp được đặt
ra trong chính sách, quy hoạch phát triển KTXH. Tuy nhiên, nội dung vẫn chủ yếu
đề cập nhiều đến các mục tiêu tăng trưởng, chú trọng vào các nguồn lực kinh tế như
lao động, vốn, công nghệ… mà chưa xem xét đẩy đủ vấn đề về tài nguyên thiên
nhiên ngang tầm nhiệm vụ, tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được xem là một nguồn
vốn đặc biệt cần phải phát huy và để có những giải pháp phát huy phù hợp.
Để phát huy vốn tự nhiên cho phát triển KTXH vùng ĐBSH hiệu quả hơn cần
phải đánh giá đúng hiện trạng về nguồn vốn tự nhiên, tìm ra các tồn tại, hạn chế
trong phát huy nguồn vốn tự nhiên và chỉ ra nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế,
để từ đó kiến nghị, đề ra các giải pháp phát huy các kết quả đạt được; đồng thời,
khắc phục tồn tại, hạn chế hiện này. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn

diện việc phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng về cả về lý luận và
thực tiễn.
Về lý luận, trước hết phải phân định rõ về vốn tự nhiên. Vốn (capital) cho phát
triển nói chung có vai trò quan trọng như là yếu tố cơ bản, trong đó vốn tự nhiên
10


(natural capital) được xác định như một thành tố cấu thành quan trọng của tự nhiên
- nguồn cung cấp đầu vào (input) quan trọng cho hệ thống kinh tế cũng như là nơi
thu nhận và hấp thụ (lưu giữ và chuyển hóa) các thải bỏ (chất thải) từ hệ thống kinh
tế. Trong phát triển bền vững, vốn tự nhiên được yêu cầu được đối xử như là một
nguồn lực kinh tế, cụ thể là cần được lượng giá và đối xử như là các loại vốn khác
(tài chính, lao động...). Đây là một vấn đề còn mới mẻ cả trong lý thuyết phát triển
kinh tế cả trong khoa học kinh tế và chưa có nhiều nghiên cứu tại nước ta.
Thứ hai, phải chỉ ra sự cần thiết phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH
vùng, đánh giá được hiệu quả phát huy vốn tự nhiên.
Thứ ba, cần khẳng định việc phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng
là trách nhiệm của Nhà nước nhằm xác lập chủ thể hoạt động một cách rõ ràng.
Thứ tư, xây dựng khung lý luận về nội dung phát huy vốn tự nhiên cũng như các
yếu tố tác động đến phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng.
Về thực tiễn, cần xem xét vai trò Nhà nước trong phát huy vốn tự nhiên vùng
ĐBSH để phát triển KTXH vùng. Những hạn chế, bất cập trong phát huy vốn tự
nhiên là do đâu. Câu trả lời chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH bền vững trong giai
đoạn tới.
Để góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn ở trên, nghiên cứu
sinh đã chọn đề tài luận án là: “Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội
vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy vốn tự nhiên để phát
triển KTXH vùng, áp dụng vào vùng ĐBSH và trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH trong
giai đoạn 2021 – 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về vốn tự nhiên và phát huy vốn tự nhiên để phát
triển vùng để tìm ra những giá trị kế thừa và “khoảng trống” mà luận án cần giải quyết.
- Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện lý luận về vốn tự nhiên và phát huy
nguồn vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng.

11


- Phân tích thực trạng phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng
ĐBSH; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát huy vốn tự nhiên
vùng ĐBSH nhằm phát triển KTXH vùng bền vững trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận án tập trung vào nghiên cứu phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH
vùng ĐBSH theo tiếp cận của khoa học kinh tế phát triển.
3.2. Phạm vi
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2011 - 2019. Các giải pháp đề xuất nhằm
quản lý vốn tự nhiên vùng ĐBSH cho giai đoạn 2021 - 2030.
Không gian nghiên cứu: vùng đồng bằng sông Hồng.
Nội dung nghiên cứu: tập trung vào hoạt động phát huy một số nguồn vốn tự
nhiên quan trọng của vùng ĐBSH là vốn tài nguyên nước, đất đai, rừng, khoáng sản
và đa dạng sinh học để phát triển KTXH vùng.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử yêu cầu việc nghiên
cứu về phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH trước hết phải kế thừa những kết quả
nghiên cứu của những người đi trước. Do vậy, tác giả đã tích cực thu thập, nghiên
cứu các tài liệu khoa học về vốn tự nhiên, nội dung phát huy vốn tự nhiên để phát
triển KTXH vùng, địa phương. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận án
tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề cơ bản ở các chương sau.
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả bắt
đầu từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản về vốn tự nhiên, phát huy vốn tự nhiên
trong phát triển KTXH vùng và các nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên để
xây dựng và triển khai chính sách phát huy vốn tự nhiên một cách hiệu quả. Cùng
với đó, luận án còn tiếp cận biện chứng mối quan hệ giữa phát huy vốn tự nhiên và
phát triển KTXH vùng/địa phương.
12


Phương pháp luận đòi hỏi vừa phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu,
đồng thời khung lý thuyết đó cần được kiểm chứng bằng thực tiễn. Do đó, luận án
đã nghiên cứu kinh nghiệm trong việc phát huy vốn tự nhiên ở một số quốc gia có
điều kiện tương đồng với Việt Nam để kiểm nghiệm cho khung lý thuyết đã được
xây dựng. Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đổi.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên
cứu phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH phải xuất phát từ những điều kiện khách
quan (sự vận động của thị trường, nhu cầu của các cá nhân, tổ chức) và chủ quan (ý
chí của các cấp lãnh đạo), do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả tập trung
nghiên cứu một cách toàn diện trong đó chú trọng đến nhân tố bên trong (các điều
kiện đặc thù của vùng ĐBSH) vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Nguồn dữ liệu thực hiện đề tài được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác
nhau, bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp bao gồm những thông tin, quan điểm, hệ thống lý thuyết và dữ
liệu liên quan đến phát huy vốn tự nhiên ở vùng ĐBSH được thu thập chủ yếu từ
các nguồn sau:
- Tổng Cục thống kê: các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến
các loại vốn tự nhiên.
- Các văn bản, quyết định liên quan đến vốn tự nhiên, phát huy vốn tự nhiên
vùng ĐBSH.
- Các lý thuyết nền tảng liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo tồn, phát triển
tài nguyên thiên nhiên, phát huy vốn tự nhiên…
- Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về chủ đề này.
Để thu thập dữ liệu thứ cấp có hiệu quả, tác giả tiến hành quy trình gồm các
bước:
- Bước 1: Xác định các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu trong và ngoài
nước.
- Bước 2: Tìm hiểu các nguồn dữ liệu
- Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin
Tác giả thu thập và tiến hành thống kê lại các thông tin thu thập để từ đó đưa
ra các phân tích trong luận án
- Bước 4: Đánh giá, phân tích các dữ liệu thu thập
13


Đây là bước lựa chọn ra những giá trị cần thiết nhất cho quá trình nghiên cứu,
loại bỏ những không tin không có giá trị đã được thu thập ở bước 3.
- Bước 5: Phân tích các dữ liệu đã thu thập được:
Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu cần thiết để rút ra những nhận định, kết
luận trong quá trình phân tích dữ liệu.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi. Để thu thập

dữ liệu sơ cấp được hiệu quả, tác giả thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ
Bước 2: Tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn và điều chỉnh mô hình
nghiên cứu
Bước 3: Tiến hành xây dựng bảng hỏi
• Mục tiêu lập bảng hỏi: Bảng hỏi được lập nhằm lấy ý kiến xác thực của những cán
bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khai thác tài
nguyên thiên nhiên, dân cư trong khu vực ĐBSH để tìm hiểu ý kiến đánh giá của họ
về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên trong vùng.
• Đối tượng điều tra: Cán bộ, công chức tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh
nghiệp khai thác tài nguyên và dân cư trong khu vực ĐBSH.
• Nội dung bảng hỏi: liên quan đến các tiêu chí đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh
hưởng đến phát huy vốn tự nhiên cho phát triển KTXHvùng ĐBSH (Phụ lục 1)
Bước 4: Khảo sát
• Địa điểm khảo sát: Khảo sát được thực hiện ở 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh là các địa phương được lựa chọn thiên về phát huy vốn tài nguyên không tái
tạo và tài nguyên biển (trừ Hà Nội), còn Thái Bình, Vĩnh Phúc là những địa phương
được lựa chọn thiên về phát huy vốn tài nguyên tái tạo.
• Mục tiêu chọn mẫu: chọn mẫu đại diện cho nhiều nhóm người có liên quan đến phát
huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH. Sau khi thu thập, thống kê các
đánh giá của mẫu sẽ tìm ra xu hướng thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
• Cơ cấu mẫu khảo sát: 500 mẫu cho cán bộ, công chức tại Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND), các doanh nghiệp và
người dân. Số phiếu thu về sau khi làm sạch còn 487 phiếu. Trong đó, số mẫu của
các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước là 54 phiếu; số phiếu dành
cho doanh nghiệp là 62 phiếu, tập trung vào những doanh nghiệp đang khai thác
14



vốn tự nhiên trong các lĩnh vực: cung cấp nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác
than, khoáng sản và tài nguyên biển; 371 phiếu dành cho người dân ở 05 tỉnh thành
liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm từ vốn tự nhiên và được lấy ngẫu nhiên.
Mô tả chi tiết về mẫu được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Thống kê mẫu khảo sát
Cán bộ cơ
quan QLNN

Doanh nghiệp

Người dân

Tổng

Hà Nội

12

9

95

116

Hải Phòng

12

15


84

111

Quảng Ninh

10

12

80

102

Vĩnh Phúc

10

12

55

77

Thái Bình

10

14


57

81

54

62

371

487

Tỉnh thành

Tổng

• Phương pháp chọn mẫu: Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi ngẫu
nhiên, thuận tiện. Tác giả lựa chọn và tiến hành phỏng vấn những người có liên quan
đến khai thác và sử dụng vốn tự nhiên ở các tỉnh thành lớn có quy mô vốn tự nhiên
dồi dào trong vùng ĐBSH làm đại diện. Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn
mẫu phi xác suất) bởi hạn chế của việc nghiên cứu là số lượng người tham gia đông,
không cố định, đồng nhất nên việc tìm kiếm mẫu theo phương pháp cố định sẽ trở
nên khó khăn. Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi, dễ tiếp cận của đối tượng như tại các cơ
quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người dân nơi có tài nguyên để xin thực
hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì sẽ chuyển sang
đối tượng khác.
• Thời gian khảo sát: Tháng 04/2019.
• Thang đánh giá
Trong nghiên cứu này, loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert
- thang đo thường được sử dụng để đo mức độ quan điểm. Mỗi điểm trong thang đo

sẽ chỉ ra mức độ đồng thuận của người trả lời với quan điểm được nghiên cứu đưa
ra. Quan điểm của người trả lời sẽ biến động từ mức 1 = Hoàn toàn không đồng ý,
mức 2 = Ít đồng ý, mức 3 = Bình thường, trung lập, mức 4 = Khá đồng ý và mức 5
= Rất đồng ý.
15


4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp
được sử dụng chủ yếu như sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh tế
Luận án sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Phương pháp
phân tích sử dụng trong luận án là thông qua cái riêng để tìm cái chung, thông qua
hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích nhiều mặt, đa chiều, phương pháp
tổng hợp được sử dụng để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được
bản chất, quy luật vận động quyết định mức độ biểu hiện của vai trò phát huy vốn tự
nhiên trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng
các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học và kinh tế lượng, các biểu
đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội
dung, vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp logic và lịch sử
Phương pháp này xem xét và trình bày quá trình nghiên cứu về thực trạng vốn
tự nhiên, phát huy vốn tự nhiên theo một trình tự liên tục về thời gian; làm rõ điều
kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm rõ các mối quan hệ đa dạng
trong phát huy vốn tự nhiên với các vấn đề khác có liên quan. Đồng thời, đặt quá
trình phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa
các chính sách quản lý cũng như phát triển KTXH của chính quyền địa phương.
Phương pháp thống kê mô tả

Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu tại Chương 3 để thống kê về thực
trạng và so sánh, phân tích thực trạng vốn tự nhiên vùng ĐBSH trong mối tương quan
với phát triển KTXH khu vực, từ đó tìm ra hướng cho những giải pháp phát huy vốn
tự nhiên phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.
Phương pháp tham vấn chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên
gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự
kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó
hay đánh giá một sản phảm khoa học.

16


Do vốn tự nhiên là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam, mang lại nhận
thức hoàn toàn khác về tài nguyên thiên nhiên nên việc sử dụng phương pháp tham
vấn chuyên gia sẽ giúp tác giả xây dựng khung lý luận về phát huy vốn tự nhiên dựa
trên cơ sở khoa học về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên với các
nội dung, khía cạnh nghiên cứu khác nhau.
4.4. Khung logic nghiên cứu
Luận án xây dựng khung logic nghiên cứu gồm có 4 phần chính:

Tổng quan nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết


Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn, điều kiện nơi nghiên cứu

- Khái niệm
- Mối quan hệ giữa phát huy vốn tự nhiên và phát triển KTXH vùng
Khung- lý
Đoluận
lường phát huy vốn tự nhiên
- Mô hình nhân tố ảnh hưởng

Thực trạng

Giải pháp

- Mức độ bền vững
- Thể chế
- Hiệu quả
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Quan điểm
- Đề xuất giải pháp

Sơ đồ 1: Khung logic nghiên cứu của Luận án
Thứ nhất, từ việc tổng quan các tài liệu liên quan, tác giả tìm ra “khoảng trống”
nghiên cứu để xác định rõ vấn đề nghiên cứu như: mục tiêu, đối tượng nghiên cứu,
đảm bảo việc nghiên cứu không trùng lặp và góp phần bổ sung vào hệ thống nghiên
17


cứu về phát huy vốn tự nhiên. Sau đó, phương pháp nghiên cứu phù hợp được lựa
chọn để thực hiện nghiên cứu đề tài.
Thứ hai, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu để xây

dựng khung lý luận làm nền tảng cho toàn bộ nghiên cứu. Phần này bao gồm các nội
dung như: khái niệm, mối quan hệ giữa huy động vốn tự nhiên và phát triển KTXH
vùng; xây dựng hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để
phát triển KTXH và xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên
để phát triển KTXH vùng.
Thứ ba, tiến hành đánh giá thực trạng phát huy vốn tự nhiên để phát triển
KTXH vùng ĐBSH. Trên cơ sở khung lý luận được xây dựng, luận án phân tích thực
trạng mức độ bền vững trong quá trình phát huy vốn tự nhiên, thực trạng về thể chế,
chính sách phát huy vốn tự nhiên, đánh giá hiệu quả phát huy vốn tự nhiên bằng bộ
chỉ tiêu đã xây dựng ở khung lý luận, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và
chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Thứ tư, đề xuất giải pháp. Trên cơ sở kết quả phân tích bối cảnh, tình hình, các
quan điểm, mục tiêu, phương hướng để phát huy hiệu quả nguồn vốn tự nhiên nhằm
phát triển KTXH vùng ĐBSH được xác định, để tạo cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến
nghị nhằm góp phần giải quyết các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại,
hàn chế đã được chỉ ra.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận:
Luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung nghiên cứu về phát huy vốn tự
nhiên để phát triển KTXH vùng. Cụ thể:
+ Làm rõ khái niệm vốn tự nhiên và phát huy vốn tự nhiên để phát triển
KTXH vùng.
+ Làm rõ vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tài nguyên thiên nhiên trong
phát triển KTXH như nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/06/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững vùng
(Nghị quyết 24-NQ/TW).
+ Xác lập căn cứ lý luận về phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng
trên 02 giác độ của kinh tế phát triển: (1) sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên như là vốn sản xuất; (2) tăng cường đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng

phát huy vốn tài nguyên.
18


+ Xác định các nội dung cụ thể của phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH
vùng.
+ Xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên để phát triển
KTXH vùng với hệ thống các nhân tố khách quan và chủ quan.
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển
KTXH vùng theo hai giác độ tiếp cận nêu trên.
- Về thực tiễn:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn đáng tin cậy trong
và ngoài nước có liên quan đến phát huy vốn tự nhiên.
+ Phân tích thực trạng phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH
thời gian qua.
+ Chỉ ra những tồn tại, hạn chế; tìm hiểu nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế
trong các hoạt động phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH để phát triển KTXH vùng
ĐBSH.
+ Kiến nghị, đề xuất những giải pháp phát huy vốn tự nhiên để phát triển
KTXH vùng ĐBSH trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà quản lý, hoạch
định chính sách về phát triển kinh tế, quản lý nguồn vốn tự nhiện; hỗ trợ việc xây
dựng, ban hành chính sách phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH
trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến phát huy vốn tự
nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã

hội vùng và kinh nghiệm thực tiễn
Chương 3: Thực trạng phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vốn tự
nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2021-2030

19


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

1.1. Nghiên cứu về phát huy vốn tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội vùng
Trong bối cảnh, tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, các
nguồn vốn tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học diễn ra
nhanh, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, cuộc sống và
sự phát triển của nhân loại nói chung đang đối mặt với nhiều thách thức. Điều này
đã khiến các nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề cần phải phát huy vốn tự nhiên để thúc
đẩy phát triển KTXH.
Nguồn vốn tự nhiên là một nền tảng để con người tạo ra của cải phuc vụ nhu cầu
phát triển KTXH và sự thịnh vượng. Vốn tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối
với phúc lợi của con người. Các dịch vụ hệ sinh thái (HST) như nguồn nước, lương
thực, năng lượng là nguồn lực trụ cột để phát triển kinh tế. Peter Kareiva, Heather
Tallis, Taylor H. Ricketts, Gretchen C.Daily, Stephen Polasky (2011) cho rằng vốn tự
nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người, đặc biệt là cung cấp các dịch
vụ sinh thái. Trong đó, các tác giả phân tích về giá trị của từng loại vốn tự nhiên như
nước, đất, rừng, khoáng sản hay đa dạng sinh học. Báo cáo của Ủy ban Khoa học và
Công nghệ cho Phát triển của Liên Hợp Quốc (2016) đã khẳng định con người hưởng

được nhiều lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên bao gồm thực phẩm, giải trí, không khí
sạch và nước. Mục đích của việc định giá các tài nguyên này là để định lượng tốt hơn
chi phí cho sự xuống cấp của chúng.
Do đó, khôi phục, phát huy nguồn vốn tự nhiên là cách thức để phát triển bền
vững. Các nghiên cứu về vấn đề này đã được các tác gỉả nước ngoài như James
Aronson và cộng sự (2007); Irene Petrosillo và cộng sự (2009); Paul R. Ehrlich và
cộng sự (2012); Fang và cộng sự (2006)…đề cập.
Vốn tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững; việc khai thác,
sử dụng hiệu quả, bền vững và phát huy vốn tự nhiên là yêu cầu thiết yếu để phát
triển bền vững. Francesco di Castri (1995) với nghiên cứu “Vai trò chủ đạo của phát
triển bền vững” đã chỉ ra vai trò chủ đạo của phát huy vốn tự nhiên trong phát triển
bền vững ở các quốc gia, trong đó nhấn mạnh vốn tự nhiên là chìa khóa quan trọng
mà việc phát triển nguồn vốn tự nhiên là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho phát
triển KTXH bền vững. Nghiên cứu của Michael V. Russo (2002) cho rằng vốn tự
nhiên có vai trò quan trọng hình thành các ngành công nghiệp môi trường, thúc đẩy
20


phát triển công nghiệp bền vững; qua đó, góp phần phát triển bền vững. Điều này
cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Jérôme Pelenc, Jérôme Ballet (2015),
phát triển bền vững và vốn tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. James
Aronson và cộng sự (2007) thì chỉ ra rằng khôi phục và quản lý hiệu quả nguồn vốn
tự nhiên là các hoạt động đảm bảo phát triển bền vững khi nguồn vốn tự nhiên đang
ngày càng suy thoái trầm trọng. Nghiên cứu của Robert Costanza, Herman E. Daly
(1992), Irene Petrosillo và cộng sự (2009), Fridolin Brand (2009) khẳng định việc
bảo tồn, duy trì vốn tự nhiên sẽ tạo ra các dòng dịch vụ sinh thái, hàng hóa môi
trường, góp phần phát triển bền vững. Daisy V. MacDonald, Nick Hanley, Ian
Moffatt (1999) lại phân tích rằng việc thiếu các hướng dẫn rõ ràng liên quan đến
các tiêu chí đánh giá, đo lường vốn tự nhiên làm cho việc so sánh, đánh giá, ứng
dụng cách tiếp cận về nguồn vốn tự nhiên quan trọng trong công tác quản lý tài

nguyên khu vực còn hạn chế. Vì vậy, cần có các tiêu chí đánh giá, đo lường cụ hể và
nhận dạng vốn tự nhiên đầy đủ theo yếu tố định lượng và định tính là yếu tố quan
trọng cho phát triển bền vững. Nhóm tác giả Anne D. Guerry và cộng sự (2015)
cũng khẳng định trong một số lĩnh vực phát triển KTXH thể giải quyết bằng sự kết
hợp vốn tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái mà nó cung cấp; nhiều lĩnh vực sản
xuất hiện nay phụ thuộc vào chất lượng các nguồn vốn và các dịch vụ sinh thái tự
nhiên. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa phát huy vai
trò củahệ sinh thái với phát triển; cần thúc đẩy nghiên cứu khoa học liên ngành, cơ
bản về dịch vụ hệ sinh thái và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong việc đưa ra
quyết định khôi phục, sử dụng bền vững vốn tự nhiên. Còn Fridolin Brand (2009)
thì khẳng định việc duy trì vốn tự nhiên là một mục tiêu quan trọng của phát triển
bền vững. Vốn tự nhiên là một khái niệm rộng, cần có sự tham gia của các ngành
khoa học và các nhóm xã hội khác nhau trong việc định giá thiên nhiên.
Ở Việt Nam, vốn tự nhiên là tài sản thiên nhiên, đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được chỉ ra trong nghiên cứu của
Phương Hạnh (2016); Kim Thị Thuý Ngọc (2014); Kim Thị Thuý Ngọc và Nguyễn
Văn Tài (2015), Đặng Huy Huỳnh (2015). Sử dụng bền vững và phục hồi các nguồn
vốn tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền
vững, đặc biệt các mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế toàn diện và bền vững,
mục tiêu về môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu (Kim Thị Thuý Ngọc và
Nguyễn Văn Tài, 2015). Tác giả Đặng Huy Huỳnh (2015) đã chỉ ra phục hồi và phát
huy vốn tự nhiên là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược
tăng trưởng xanh và là điều kiện để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế trong phát triển bền
vững. Từ vai trò của vốn tự nhiên cũng như tình trạng vốn tự nhiên ở thế giới và
Việt Nam đang ngày bị cạn kiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con
21


người, tác giả đã đề xuất một số chính sách và giải pháp bảo tồn, phát huy vốn tự
nhiên để hướng tới nền kinh tế xanh đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam.

Duy trì, bảo tồn, phát triển và phát huy nguồn vốn tự nhiên cho phát triển bền
vững đã được các nghiên cứu chỉ ra như Robert Costanza, Herman E. Daly (1992);
Michael V. Russo (2002), James Aronson và cộng sự (2007), Irene Petrosillo và
cộng sự, 2009… Robert Costanza, Herman E. Daly (1992) đã chỉ ra điều kiện tối
thiểu cần thiết cho phát triển bền vững là duy trì tổng số vốn tự nhiên ở mức hoặc
cao hơn mức hiện tại. Để phát triển bền vững bằng cách duy trì vốn tự nhiên thông
qua đổi mới công nghệ cũng như tái tạo vốn tự nhiên và sử dụng công cụ kinh tế để
kiểm soát khai thác và sử dụng vốn tự nhiên. Thomas Prugh, Herman Daly, Robert
Goodland, John H Cumberland, Richard B Norgaard (1999) khẳng định vốn tự
nhiên liên quan mật thiết tới sự sống còn của nền kinh tế. Từ đó, muốn phát triển
bền vững nền kinh tế thì không thể không quan tâm tới duy trì và phát huy vốn tự
nhiên. Michael V. Russo (2002) cho rằng sử dụng vốn tự nhiên để đảm bảo phát
triển công nghiệp bền vững; việc khám phá các nguồn năng lượng mới, năng lượng
tái tạo có thể duy trì và phát triển vốn tự nhiên. Việc xây dựng và thực hiện các
chính sách bảo tồn vốn tự nhiên cũng là cách phát huy nguồn vốn tự nhiên để phát
triển bền vững (Irene Petrosillo và cộng sự, 2009). Nghiên cứu đã chỉ là việc duy trì
vốn tự nhiên góp phần đảm bảo an ninh môi trường; nên tăng cuồng quản lý vốn tự
nhiên thông qua việc xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ
có thể thực hiện đối với quản lý đất, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Đảm bảo
vốn tự nhiên thông qua mở rộng quyền sở hữu đối với nguồn vốn tự nhiên là cách
thức phát huy vốn tự nhiên cho phát triển vùng là kết quả nghiên cứu được chỉ ra bởi
Paul R. Ehrlich và cộng sự (2012). Việc trao quyền sở hữu về vốn tự nhiên sẽ đảm
bảo cho vốn tự nhiên được khai thác và sử dụng đúng mức trong khuôn khổ cam kết.
Đồng thời, việc tái tạo vốn tự nhiên cũng được thực hiện hiệu quả hơn. Hay trong
nghiên cứu của Lisen Schultz và cộng sự (2015) về quản trị thích ứng và quản lý hệ
sinh thái, bằng việc đánh giá sự thay đổi của vốn tự nhiên, các tác giả chỉ ra quản trị
thích ứng là biện pháp quản lý phù hợp với vốn tự nhiên, trong đó cần thiết xây dựng
hệ thống quản trị đa cấp để có thể quản lý bền vững vốn tự nhiên và từ đó phát huy
hiệu quả vốn tự nhiên cho phát triển bền vững. Đầu tư cho vốn tự nhiên là cách để
phát triển vốn tự nhiên góp phần phát triển bền vững. Điều này đã được chỉ ra trong

các nghiên cứu “Làm thế nào khuyến khích đầu tư vào vốn tự nhiên cho vùng sông
Mê kông” cùa Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); “Vốn tự nhiên: Quản lý tài
nguyên cho tăng trưởng bền vững” World Bank (2012). Các nghiên cứu cho rằng giá
trị vốn tự nhiên có thể suy giảm do sự suy thoái, xuống cấp của đất trồng trọt, rừng
ngập mặn, đất ngập nước…, gây ảnh hưởng đến việc phát triển KTXH. Do đó, cần
22


phải có sự khuyến khích đầu tư vào vốn tự nhiên mới đảm bảo phát huy nguồn vốn tự
nhiên cho phát triển bền vững KTXH. Hay trong chương về “Bảo vệ, bảo tồn và tăng
cường vốn tự nhiên” trong báo cáo “Đánh giá toàn diện tình trạng, xu hướng và triển
vọng của môi trường Châu Âu trong xu thế toàn cầu” của EU đã chỉ ra rằng việc bảo
vệ, bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên là cần thiết; cần phải thực hiện để cải thiện
khả năng phục hồi hệ sinh thái và tối đa hóa lợi ích mà vốn tự nhiên có thể mang lại
cho nền kinh tế và xã hội; duy trì hệ sinh thái đòi hỏi có một khung chính sách chặt
chẽ, chú trọng vào việc thực hiện, tích hợp và công nhận mối quan hệ giữa khả năng
phục hồi của hệ sinh thái, hiệu quả sử dụng tài nguyên và sức khỏe của con người.
Việc tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe
và hạnh phúc của con người.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu chỉ tập trung vào một loại tài nguyên nhất định
như AnnMari Jansson và cộng sự (1994) nghiên cứu về hệ sinh thái; Fang và cộng
sự (2006) với nghiên cứu ở Trung Quốc về tài nguyên nước. AnnMari Jansson và
cộng sự (1994) cho rằng để phát triển bền vững, cần thiết phải hiểu và quản lý được
mối quan hệ giữa hệ sinh thái và nền kinh tế. Chính phủ cần phải xây dựng hệ thống
chính sách điều chỉnh hoạt động của con người trên nền tảng bảo vệ hệ sinh thái.
Đặc biệt, cần chú trọng, tăng cường đầu tư vào vốn tự nhiên bởi đây là nguồn sống
và cũng là nền tảng phát triển kinh tế bền vững. Fang và cộng sự (2006) chỉ ra rằng
tình trạng khan hiếm nước, việc phân bổ nước có tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu cho rằng trong thời gian tới, dân số ngày càng tăng với sự mở rộng của
nền kinh tế thì nhu cầu nước tăng lên, do đó việc quản lý hiệu quả nước, phân bổ

nước là cần thiết và sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng GDP bình quân trên đầu
người.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này dưới dạng bài báo cáo nghiên cứu,
hội thảo, bài báo như Nguyễn Văn Huy (2013); Nhật Anh (2012)… Nhật Anh
(2012) cho rằng vốn tự nhiên có vai trò quan trọng cho phát triển bền vững, cần
phải sử dụng tiết kiệm nguồn vốn tự nhiên cho phát triển bền vững. Để phát triển
bền vững thì cần phải phục hồi, phát triển và bảo tồn phát triển vốn tự nhiên
(Nguyễn Văn Huy, 2013). Một số giải pháp nghiên cứu chỉ ra là hoàn thiện pháp
luật, cơ chế chính sách; đẩy mạnh các chương trình dự án cải tạo phục hồi, bảo tồn;
điều tra đánh giá, tiềm năng giá trị vốn tự nhiên; tăng cường nguồn lực đầu tư vào
công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường; hoàn thiện xây dựng mới các thể
chế; thúc đẩy các ngành kinh tế sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn tự nhiên. Đặng
Huy Huỳnh (2015) cho rằng cần phải bảo tồn vốn tự nhiên cho sự phát triển bền
vững. Nghiên cứu chỉ ra rằng cần phải có các giải pháp đồng bộ cho việc bảo tồn và
phát triển nguồn vốn tự nhiên. Trong bài nghiên cứu của Tổng cục môi trường, Bộ
23


Tài nguyên và Môi trường cho rằng đầu tư vào vốn tự nhiên và cơ sở hạ tầng tự
nhiên cần được chú trọng như là một trong các mô hình phát triển bền vững. Có
nhiều nghiên cứu dưới khía cạnh môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và sự
phát triển bền vững như nghiên cứu của Lê Quý An (1997); Nguyễn Đình Hòe
(2002); Chu Thị Thu, Phạm Thanh Quế (2013)…
Như vậy, vốn tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, cần
phải phát huy nguồn vốn tự nhiên cho phát triển KTXH vùng. Việc bảo tồn, duy trì,
phát triển vốn tự nhiên là cần phải thực hiện ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ. Các
nghiên cứu chỉ ra có nhiều giải pháp trong việc phát triển nguồn vốn tự nhiên, phát
huy vốn tự nhiên cho phát triển bền vững như: khuyến khích đầu tư vào vốn tự nhiên,
giao quyền sở hữu vốn tự nhiên, đổi mới công nghệ khai thác vốn tự nhiên, xây dựng
hệ thống quản trị hiện đại, phát triển nguồn năng lượng mới, tái tạo, hoàn thiện cơ chế

chính sách. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phát huy vốn tự nhiên cho phát triển KTXH
vùng chủ yếu được thực hiện ở nước ngoài, còn ở Việt Nam, vấn đề về vốn tự nhiên
chưa được nghiên cứu nhiều. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập nghiên cứu
một cách toàn diện về phát huy vốn tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội vùng
ĐBSH.
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả phát huy vốn tự nhiên
Các nghiên cứu về vấn đề này thường tập trung hiệu quả phát huy vốn tự
nhiên đối với từng loại vốn tự nhiên riêng như tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái.
Nghiên cứu về hiệu quả việc phát huy tài nguyên rừng được nghiên cứu bởi
Jennifer và cộng sự (2010); Taskin Kavzoglu (2011); Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
(2013). Nghiên cứu “Chi phí hiệu quả của phục hồi rừng khô được đánh giá bằng
phân tích không gian các dịch vụ hệ sinh thái” của Jennifer và cộng sự (2010) cho
rằng hiệu quả việc phát huy rừng khô được đánh đánh giá thông qua chi phí phục
hồi với nguyên tắc giá trị kinh tế thu được phải bằng chi phí phục hồi rừng. Taskin
Kavzoglu (2011) đã nghiên cứu về hiệu quả của một khu rừng luân canh để sử dụng
đất và lập bản đồ che phủ đất. Kết quả nghiên cứu tính ra hiệu quả của quần thể
rừng bằng tính toán định lượng chỉ ra những con số rõ ràng về phát huy tài nguyên
rừng để phát triển kinh tế. Nghiên cứu cũng cung cấp một mô hình với các tiêu chí
đánh giá về hiệu quả phát huy tài nguyên rừng. Ở Việt Nam, nghiên cứu Nguyễn
Thị Ánh Nguyệt (2013) đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng tài nguyên nước có một số nhà nghiên cứu
như Peter và cộng sự (2011); Fang (2010); Nguyễn Thanh Tuấn (2012) thực hiện.
Hiệu quả sử dụng nước và năng suất sử dụng nước với cách tiếp cận lưu vực của
24


Peter và cộng sự (2011) cho rằng khi định giá trong quá trình sử dụng nước thì
không thể bỏ qua việc đánh giá chất lượng nước đã được cải thiện, lượng nước được
cung ứng, nhu cầu năng lượng và các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu chỉ

ra việc phát huy tài nguyên nước hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề thách thức trong quản lý tài nguyên nước. Fang (2010) thì nghiên
cứu đánh giá về hiệu quả sử dụng tài nguyên nước để phát triển nông nghiệp ở đồng
bằng Bắc Trung Quốc. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nước trong sự tương tác với đất, cải thiện
giống cây trồng, nghiên cứu đưa ra các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng tài
nguyên nước bằng các hệ thống tưới tiêu phù hợp.
Ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả sử dụng nước được nghiên cứu bởi Nguyễn
Thanh Tuấn (2012). Tác giả đưa ra rất nhiều các phương pháp đánh giá hiệu quả sử
dụng nước và lựa chọn phương pháp kế toán làm phương pháp đánh giá cho quá
trình nghiên cứu của mình. Nghiên cứu đã phân tích về cách thức khai thác và sử
dụng, tiêu hao, hiệu suất của nước trong bối cảnh lưu vực. Đây là nền tảng để xây
dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả phát huy nguồn vốn nước cho phát triển kinh tế và
phù hợp cho bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất rừng. Phạm Thị
Lan Anh (2012); Đồng Thị Bích (2017) nghiên cứu giải pháp làm giảm tổn thất than
trong khai thác hầm lò ở Việt Nam.
Như vậy, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về việc đánh giá
hiệu quả vốn tự nhiên cho thấy mỗi nguồn vốn tự nhiên khác nhau có cách đo lường
khác nhau về hiệu quả và cũng khác nhau trong từng nghiên cứu.
1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên trong phát
triển kinh tế - xã hội vùng
Các nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm đến nhân tố ảnh hưởng tới phát huy
vốn tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường tập trung vào việc xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đối với việc khai thác và sử dụng hiệu quả từng loại vốn tự nhiên
riêng biệt như tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái.
Nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng tài nguyên nước được nhiều tác giả
nghiên cứu, ở phạm vi khác nhau như Abbate và cộng sự (2004), Cooper và cộng sự
(2012), Shuqiao Wang và cộng sự (2018), Yaser Feizabadi and Effat Masomi Gorji
(2018)…Abbate và cộng sự (2004), trong nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nước

trong trồng lúa mỳ ở Argentina, cho rằng khí hậu, nguồn nước, hạn chế cấp nước có
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nước trong việc trồng lúa mỳ. Hay nói rộng hơn,
25


×