Tải bản đầy đủ (.doc) (205 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 205 trang )

BÀI NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Học viên thực hiện:..................................................................................
(Ghi rõ họ tên và chữ ký).
Cán bộ hướng dẫn khoa học : ....................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. .....................................................................................................................
2. .....................................................................................................................
3. .....................................................................................................................
4. .....................................................................................................................
5. .....................................................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: CHÂU CHÍ CÔNG

MSHV: 12080285

Ngày, tháng, năm sinh: 16/06/1988

Nơi sinh: Sóc trăng

Chuyên ngành: Công Nghệ Và Quản Lý Xây Dựng

Mã số: 60580302

Email:

SĐT: 0907.238.288

I.

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN
NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG.


II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi trong giai đoạn thi
công tại Tp.HCM
Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng trong thi công
cọc khoan nhồi tại Tp.HCM
Đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng trong thi công cọc khoan nhồi.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/07/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/12/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến Sĩ Lê Hoài Long

Tp. HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


I

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ Lê Hoài Long,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu từ bước đầu

hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn quý Thầy Cô thuộc Khoa Thi Công Và Quản Lý Xây Dựng trường
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức
trong suốt thời gian tôi theo học Cao học ngành Công nghệ Và Quản Lý Xây Dựng, tạo nền
tảng cơ sở để tôi hoàn thành tốt nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các anh chị trong công ty SCQC đã hỗ trợ tôi trong lúc làm đề tài, giúp tôi cung
cấp số liệu, thông tin và đặc biệt là kinh nghiệm quý báu của anh chị qua nhiều năm thi công
và quản lý trong lĩnh vực cọc khoan nhồi.
Xin cám ơn các bạn đồng môn đã góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu. Cám ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu
phục vụ cho nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới Bố, Mẹ và những người thân trong gia đình, những
người luôn động viên và ủng hộ về mặt tinh thần, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt thời gian thực hiện Luận văn.
Trân trọng, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015

Châu Chí Công


II

TÓM TẮT
Cọc khoan nhồi được ứng dụng vào thiết kế và thi công ở nước ta từ thập niên 90, tính đến nay
chưa được 30 năm kinh nghiệm. Tuy rằng thiết bị công nghệ có phần được phát triển song
nhưng vẫn chưa đủ với tình hình hiện tại, hầu như công trình thi công cọc khoan nhồi nào cũng
có sự cố xảy ra, dù là khách quan hay chủ quan, điều đó cần phải được hạn chế.
Ngành cọc khoan nhồi trong tương lai cần một sự phát triển vượt bật hơn, đặc biệt là các nhà
thầu, nhà quản lý của Việt Nam. Cọc khoan nhồi ở Việt Nam cần nâng cao giá trị sản phẩm và
sức cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt với sự tham gia của nhiều nhà thầu quốc tế. Sự
nâng cao về quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật và công nghệ thi công là những yêu cầu cấp

thiết cho ngành cọc khoan nhồi ở Việt Nam hiện tại. Bài này thông qua các phân tích bản chất
một số sự cố cọc khoan nhồi, xem xét các nguyên lý kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi, các quy
trình quản lý kỹ thuật dưới góc độ của nhà quản lý để rút ra các nguyên nhân tác động đến chất
lượng cọc khoan nhồi. Bài luận nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đó đến chất lượng cọc khoan nhồi trong giai đoạn thi công, qua đó nâng cao bản lĩnh nghề
nghiệp của mỗi nhà kỹ thuật và mỗi nhà quản lý tham gia trong việc hoàn thành những sản
phẩm xây dựng cọc khoan nhồi nói chung và trong công ty SCQC nói riêng.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên thông tin từ một số nghiên cứu đi trước về chất lượng
công trình và sự cố cọc khoan nhồi, nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về chất lượng
cọc khoan nhồi. Bổ sung thêm một số thông tin từ các đề cương giám sát, quy trình thi công,
nghiên cứu được tiến hành dựa vào các quy trình kết hợp với các sự cố đã xảy ra, từ đó đi vào
nghiên cứu các nguyên nhân sâu sa và hình thành đề tài nghiên cứu dựa trên cách nhìn tổng
thể của nhà quản lý.
Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình nghiên cứu gồm ba bước: hình thành thang đo;
đánh giá thang đo và phân tích dữ liệu. Thang đo nghiên cứu được hình thành dựa trên sự
đóng góp ý kiến của một số nhà quản lý trong ngành. Sau đó thang đo được đánh giá độ tin
cậy và độ giá trị thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố. Tiếp đến là phân
tích ANOVA để xác định các kết quả đánh giá có bị phụ thuộc vào đối tượng đánh giá hay
không (kết quả là có). Do đó, phân tích mức độ quan trọng các yếu tố không thể chỉ thông qua
giá trị trung bình tổng thể mà cần thêm một yếu tố nữa là xếp hạng các nhân tố theo từng đối
tượng khảo sát, qua đó xác định lại các nhân tố và nhóm nhân tố quan trọng,. Và cuối cùng, sử
dụng kiểm định tương quan và phương pháp phân tích hồi quy đa biến để xác định và đánh giá
lại sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố độc lập đến chất lượng cọc khoan nhồi trên thực tế
(thông qua kết quả thực tế thu thập được). Việc phân tích bộ dữ liệu nghiên cứu với kích cỡ n


III
= 207 được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và Excel.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bảy trong tám nhóm yếu tố độc lập kể trên đã tác động
đến chất lượng cọc khoan nhồi trong giai đoạn thi công. Bảy nhóm yếu tố độc lập đó là: Các

công việc liên quan đến thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công, công việc thi công, công
việc thí nghiệm, yếu tố thông tin liên lạc và yếu tố khách quan. Riêng nhóm yếu tố khảo sát
địa chất không được sự ủng hộ của bộ dữ liệu nghiên cứu đối với việc tác động lên chất lượng
cọc khoan nhồi trong giai đoạn thi công.
Tuy không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, nhưng kết quả của nghiên cứu này cũng
phần nào giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công, quản lý xây dựng có cái
nhìn đúng đắn hơn về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cọc khoan nhồi, từ đó có những giải
pháp hợp lý nhằm tăng chất lượng cọc khoan nhồi nói riêng, góp phần nâng cao năng chất
lượng công trình xây dựng trong cả nước nói chung.


ABSTRACT
Bored piles has be applied in the design and construction in our country since the 90s, up to
now less than 30 years of experience. Although technological devices have been developed, but
it is insufficient for the current situation, most construction projects have bored pile always
have incidents, whether objective or subjective, it should be limited.
Bored pile in future need a more gigantic development, especially is contractors, Vietnamese
project managers. Bored pile in Viet Nam is needed to improve product value and
competitiveness in the market with the participation of many international contractors. The
enhancement of management process, engineering process and construction technology is the
urgent requirement for bored pile in Vietnam at present. This research article through the
essential analysis trouble of pile, consider the principles of technical construction of bored
piles, the technical management process from the perspective of managers to draw the cause
impacted to pile's quality. research articles aims to identify the factors and the degree of
influence of them on the quality of bored piles in construction phase, thereby enhancing the
professional technicians each and every manager involved in the completion of the
construction products in general SCQC company in particular.
The study was conducted based on information from some previous researches of construction
quality and incidents pile, but no specific studies about the quality of bored piles. Adding
some information from the supervision proposal, construction procedures, research was

conducted based on the processes associated with the incident occurred, and studying the
deep of causes and establish research projects based on a holistic view of regulators.
The study was conducted in with research process of three steps: Formation of scale; assess
the scale and data analysis. The Scale is based on the comments of a number of managers in
the construction industry. Then the scale was assessed the reliability and validity through
Cronbach's alpha coefficient and factor analysis. Next to the ANOVA analysis to determine
the results of the assessment is dependent on the evaluated object or not (and the results are
dependent). Therefore, analyzing the important factors may not only through the overall
average value that should add a further factor is rating factors according to the respondents,
thereby redefining the important factors. And finally, using testing methods correlation and
multivariate regression analysis to identify and assess the influence of factors independent
groups to pile quality factor in actual (through results actually collected). The analysis of the
study data with size n = 207 is conducted with the support of SPSS and Excel.
The study results showed that there are seven of the eight independent factors mentioned


V
above had an impact on the quality of bored piles in construction phase. Seven independent
factors were: The work involves the design, project management, construction supervision,
construction work, laboratory work, communication elements and objective elements.
Particularly element geological survey is not supported by the research data for the impact on
the quality of bored piles in construction phase.
Despite there are inevitable limitations and shortcomings, but the results of this study also
helped businesses operating in the field of construction, construction management have
correct view about the factors that affect to quality of bored pile. From that, there are
reasonable solutions to increase quality of pile in particular, contribute to improving the
quality of construction works in the country in general.

LỜI CAM ĐOAN



VI

Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ Công Nghệ Và Quản Lý Xây Dựng “ các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi trong giai đoạn thi công” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Những số liệu được sử dụng đều được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham
khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ
trước đến nay.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015

Châu Chí Công


VII

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN..................................................................................................I
TÓM TẮT ............................................................................................................. II
ABSTRACT ......................................................................................................... IV
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ VI
MỤC LỤC .......................................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. X
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... XI
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ XII
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 1
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ CỌC KHOAN NHỒI ...................................................................1


1.1.1

Giới thiệu chung về cọc khoan nhồi...........................................................................1

1.1.2 Tình hình ứng dụng cọc khoan nhồi tại Việt Nam......................................................1
1.1.3

Công nghệ thi công cọc khoan nhồi...........................................................................3

1.1.4 Tình hình thi công CKN gặp sự cố và thiếu chất lượng trong thực tế........................8

1.2.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ............................................................................ 10

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 13

1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 13

1.5.

Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................13

1.6.


BỐ CỤC LUẬN VĂN ........................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......15
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 15

2.1.1. Định nghĩa về chất lượng cọc khoan nhồi .............................................................. 15
2.1.2. Xác định và định nghĩa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CKN ..................... 18
2.2.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 30
3.1.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 30

3.1.1. Hình thành thang đo ............................................................................................... 31
3.1.2. Đánh giá thang đo .................................................................................................. 32
3.1.3. Phân tích kết quả......................................................................................................32
3.2.

CÁC BIẾN QUAN SÁT VÀ THANG ĐO ............................................................ 33

3.2.1. Các công việc liên quan đến khảo sát địa chất CKN.............................................. 34
3.2.2. Các công việc liên quan đến thiết kế CKN............................................................. 34
3.2.3. Các công việc liên quan đến công tác quản lý dự án CKN..................................... 34



VIII

3.2.4. Các công việc liên quan đến công tác giám sát thi công CKN............................... 34
3.2.5. Các công việc liên quan đến công tác thi công CKN.............................................. 34
3.2.6. Các công việc liên quan đến thí nghiệm, quan trắc, đo đạc CKN .......................... 35
3.2.7. Các nhân tố khách quan:......................................................................................... 35
3.2.8. Thang đo đánh giá chất lượng CKN........................................................................35
3.3.

MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 35

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .. 36
4.1.

THỐNG KÊ MÔ TẢ ...............................................................................................36

4.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 36
4.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát ...........................................................................36
4.2.

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ...................................................................................... 40

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................... 40
4.2.2. Đánh giá độ giá trị của thang đo .............................................................................44
4.3.

PHÂN TÍCH KHUYNH HƯỚNG THEO GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH VÀ XẾP HẠNG
CÁC BIẾN ĐỘC LẬP X ....................................................................................... 47

4.3.1


Phân tích và loại bỏ các nhân tố được đánh giá là không quan trọng.....................47

4.3.2

Phân tích khuynh hướng của các đối tượng khảo sát...............................................55

4.4.

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CKN.........................................................................................................................56

4.4.1

Phân tích, đánh giá khuynh hướng các đối tượng khảo sát theo nhóm nhân tố.......57

4.4.2

Phân tích, đánh giá khuynh hướng các đối tượng khảo sát theo từng nhân tố con...58

4.5.

KIỂM ĐỊNH LẠI CÁC GIẢ THIẾT VỀ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CÁC NHÂN TỐ
..................................................................................................................................75

4.6.

ĐÁNH GIÁ LẠI PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY VÀ KẾT LUẬN ........................ 85

4.6.1


Đánh giá phương trình hồi quy Y1.......................................................................... 85

4.6.2

Đánh giá phương trình hồi quy Y2.......................................................................... 87

4.6.3

Đánh giá phương trình hồi quy Y3.......................................................................... 89

4.6.4

Đánh giá phương trình hồi quy Y4...........................................................................91

4.6.5

Đánh giá phương trình hồi quy Y5...........................................................................93

4.7.

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT ............................................................... 95

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 100
5.1.

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 100

5.2.


KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG CHẤT LƯỢNG CKN.................... 102

5.3.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............... 104

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 105


IX
PHỤ LỤC 1: CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÓ LIÊN QUAN.....................................105
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................. 106
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................ 110

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .............................................................................


X

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CKN
QLDA
TVGS
NTTC
TVTK
TTTK
SCCKN
GTLN

GTNN
GTTB
CĐT

HSHC
ATLĐ
VSMT
PCCC
PCA
EFA

Chữ viết đầy đủ
Cọc khoan nhồi
Quản lý dự án
Tư vấn giám sát
Nhà thầu thi công
Tư vấn thiết kế
Thẩm tra thiết kế
Sự cố cọc khoan nhồi
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình
Chủ đầu tư
Hợp đồng
Hồ sơ hoàn công
An toàn lao động
Vệ sinh môi trường
Phòng cháy chữa cháy
Principal component analysis
explore factor analysis


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
Hình 2.1-01

Tên hình
Giai đoạn của vòng đời dự án – Theo Maxwideman.com (đã

Trang
20


XI
Hình 2.1 - 02

dịch tiếng việt).
Quy trình thi công cọc khoan nhồi (Tổng hợp các đề cương

20

Hình 2.1 - 03

giám sát và quy trình giám sát chất lượng của công ty SCQC)
Quy trình thi công cọc khoan nhồi thuộc công việc nhà thầu

26

Hình 2.2 - 01
Hình 3.1 - 01

Hình 4.1 - 01
Hình 4.1 - 02
Hình 4.1 - 03
Hình 4.4 - 01

thi công
Mô hình nghiên cứu tổng thể
Quy trình nghiên cứu
Thống kê phân loại đối tượng khảo sát
Thống kê phân loại đối tượng khảo sát (lần 2)
Thống số năm kinh nghiệm đối tượng khảo sát
Tổng hợp lại mô hình nghiên cứu chính thức về ảnh hưởng

30
33
37
38
38
73

Hình 4.6 - 01
Hình 4.6 - 02
Hình 4.6 - 03
Hình 4.6 - 04
Hình 4.6 - 05

của các nhân tố đến chất lượng CKN:
Mô hình hồi quy Y1
Mô hình hồi quy Y2
Mô hình hồi quy Y3

Mô hình hồi quy Y4
Mô hình hồi quy Y5

86
88
90
92
94

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

trang

2.1 - 01

Các yếu tố định nghĩa cho chất lượng CKN

17

2.1 - 02

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình

19

2.1 - 03


Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi theo báo

19

2.1 - 04

cáo
thuật
hàng
năm
ty đến
SCQC
Các kỹ
nhóm
yếu
tố sơ
bộ của
ảnh công
hưởng
chất2 lượng CKN

20

3.1 - 01

Các yếu tố định nghĩa cho chất lượng CKN

31


3.1 - 02

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CKN

32


XII
4.1 - 01

Thống kê mô tả các biến quan sát độc lập X

39

4.1 - 02

Thống kê mô tả các biến quan sát phụ thuộc Y

40

4.1 - 03

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X1

41

4.1 - 04

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X2


41

4.1 - 05

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X3

41

4.1 - 06

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X4

42

4.1 - 07

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X5

42

4.1 - 08

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X6

43

4.1 - 09

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến X7


43

4.1 - 10

Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với thang đo biến Y

43

4.2 - 01

KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập

44

4.2 - 02

Kết quả phân tích nhân tố cho biến độc lập (Kết quả sau xoay nhân tố)

45

4.2 - 03

KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc

46

4.2 - 04

Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc (Đã hình thành một


47

4.3 - 01

nhóm):kê điểm trung bình các nhân tố theo từng đối tượng khảo sát và
Thống

48

4.3 - 02

tổng
thể tố có ít GTTB tổng thể < 2.9
Các nhân

49

4.3 - 03

Bảng thể hiện mức ý nghĩa trong kiểm định T test

50

4.3 - 04

Các nhân tố bị loại vì có mức độ quan trọng được đánh giá thực tế là

50

4.3 - 05


thấp
Điểm trung bình, xếp hạng theo tổng thể và xếp hạng trong nhóm của

51

4.3 - 06

X1
Xếp hạng nhân tố trong nhóm X1 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

51

4.3 - 07

TVGStrung
và NTTC
Điểm
bình, xếp hạng theo tổng thể và xếp hạng trong nhóm của

52

4.3 - 08

X2 hạng nhân tố trong nhóm X2 theo ba nhóm đối tượng QLDA,
Xếp

52

4.3 - 09


TVGS
và NTTC
Bảng GTTB
và xếp hạng các nhân tố còn lại

53

4.3 - 10

Bảng phân tích ANOVA

55

4.4 - 01

Bảng xếp hạng các nhóm nhân tố theo ba đối tượng khảo sát và theo

57

4.4 - 02

tổng
thể nhân tố trong nhóm X2 theo GTTB tổng thể
Xếp hạng

58

4.4 - 03


Xếp hạng nhân tố trong nhóm X2 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

58

4.4 - 04

TVGS
và NTTC
Xếp
hạng
nhân tố trong nhóm X8 theo GTTB tổng thể

59

4.4 - 05

Xếp hạng nhân tố trong nhóm X8 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

60

4.4 - 06

TVGS
và NTTC
Bảng điểm
trung bình và xếp hạng nhóm nhân tố X3, X4, X5

60

4.4 - 07


Xếp hạng nhân tố trong nhóm X4 theo GTTB tổng thể

62

4.4 - 08

Xếp hạng nhân tố trong nhóm X4 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

62

4.4 - 09

TVGS
và NTTC
Xếp hạng
nhân tố trong nhóm X3 theo GTTB tổng thể

63


XIII
4.4 - 10

Xếp hạng nhân tố trong nhóm X3 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

63

4.4 - 11


TVGS
và NTTC
Xếp hạng
nhân tố trong nhóm X5 theo GTTB tổng thể

64

4.4 - 12

Xếp hạng nhân tố trong nhóm X5 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

64

4.4 - 13

TVGSxếp
và NTTC
Bảng
hạng hai nhóm X6 và X7 theo ba đối tượng khảo sát và theo

66

4.4 - 14

tổng
thể nhân tố trong nhóm X6 theo GTTB tổng thể
Xếp hạng

66


4.4 - 15

Xếp hạng nhân tố trong nhóm X6 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

67

4.4 - 16

TVGS
và NTTC
Xếp
hạng
nhân tố trong nhóm X7 theo GTTB tổng thể

68

4.4 - 17

Xếp hạng nhân tố trong nhóm X7 theo ba nhóm đối tượng QLDA,

68

4.4 - 18

TVGS
và NTTC:
Bảng xếp
hạng lại các nhóm nhân tố theo mức độ quan trọng

69


4.4 - 19

Bảng xếp hạng lại các nhân tố trong nhóm theo mức độ quan trọng

70

4.5 - 01

Giá trị trung bình nhóm

75

4.5 - 02

Bảng phân tích tương quan các nhóm biến độc lập (X) và các biến phụ

76

4.5 - 03

thuộc
(Y) quan các biến phụ thuộc Y và các biến con (độc lập) X.
Bảng tương

77

4.5 - 04

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y1 (Lần 1)


78

4.5 - 05

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y1 (Lần 2)

78

4.5 - 06

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y2 (Lần 1)

79

4.5 - 07

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y2 (Lần 2)

80

4.5 - 08

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y3 (Lần 1)

81

4.5 - 09

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y3 (Lần 2)


81

4.5 - 10

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y4 (Lần 1)

82

4.5 - 11

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y4 (Lần 2)

83

4.5 - 12

Bảng phân tích hồi quy đối với nhân tố Y5

84

4.7 - 01

Kết quả kiểm định các giả thuyết

95

4.7 - 02

Mối liên hệ các biến độc lập và các biến phụ thuộc


97

4.7 - 03

Điểm beta các biến độc lập tác dụng lên biến phụ thuộc

98

4.7 - 04

Tổng hợp xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng

99

5.1 - 01

Bảng phân tích tương quan

101


0


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CỌC KHOAN NHỒI:
1.1.1


Giới thiệu chung về CKN:

Định nghĩa cọc khoan nhồi (CKN):

Cọc là vật thể dạng thanh hoặc bảng được cắm vào đất theo phương trục của nó. Cọc là kết cấu
có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá,
để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt
các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định (Theo tiêu chuẩn xây dựng 205 - năm 1998).
CKN: là cọc nhồi bê tông cốt thép được đỗ tại chỗ có tiết diện tròn, đường kính cọc thường là
600 ~ 1500mm, độ sâu 35 ~ 60m hoặc có thể lớn hơn.
Cọc barrette: Thực chất là một loại CKN, nhưng khác cọc khoan nhồi về hình dạng, tiết diện, và
phương pháp tạo lỗ: Chỉ Tạo lỗ bằng phương pháp đào để đào đất chứ không dùng phương pháp
khoan bằng máy khoan (CKN dùng cả hai phương pháp). Tiết diện CKN là hình tròn, còn cọc
barrette là chữ nhật, chữ I, chữ H, chữ L,... (Các tiết diện là hình chữ nhật ghép lại).



Ứng dụng của CKN:

Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng sâu được áp dụng nhiều trong các nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là các công trình có tải trọng lớn, như nhà cao tầng, công nghiệp, cầu, đường và
cảng. Cọc khoan nhồi có thể chịu tải trọng rất lớn, nắm giữ vai trò quan trọng trong việc chịu lực
của kết cấu công trình, đặt biệt là các công trình thuộc loại lớn và cần một nền móng có khả năng
chịu lực đặc biệt nặng, vì thế chất lượng của CKN rất được quan tâm khi thi công các công trình
này. Và đối với CKN, các công đoạn từ chuẩn bị đến thực hiện thì đều quan trọng cả, tuy nhiên
công đoạn thực tế nhất, trực tiếp nhất tạo nên một nền móng CKN chất lượng là khâu thi công, vì

khâu thi công là khâu trực tiếp tạo nên CKN, bao gồm cả tay nghề nhân công, phương pháp thi
công, tiến độ, an toàn, công nghệ và thiết bị,...

1.1.2

Tình hình ứng dụng cọc khoan nhồi tại Việt Nam:

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 1


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Đầu những năm 90, ở Việt Nam lần đầu tiên ngành xây dựng cầu đã ứng dụng công nghệ CKN
đường kính 1.4 mét hạ sâu 30 mét khi thi công cầu Việt Trì. Từ đó đến nay công nghệ thi công
CKN được phát triển rất nhanh. Chúng ta đã làm chủ công nghệ thi công cọc đường kính đến 2
m hạ sâu trong đất từ 40 - 60 m, thậm chí sâu đến 80 -100 m. CKN hiện nay có thể nói là giải
pháp chủ yếu để giải quyết kỹ thuật móng sâu, trong các điều kiện địa chất đất yếu hoặc địa chất
phức tạp, đặc biệt là trong vùng hang động Caster. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển của các công trình xây dựng quy mô lớn, móng CKN ngày càng trở thành một hình thức
móng sâu được dùng nhiều cho các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, nhà
cao tầng và đặc biệt là trong các công trình cầu. Sở dĩ việc áp dụng CKN trong xây dựng cầu
đường ô tô ở nước ta phát triển mạnh chủ yếu vì CKN có các ưu điểm cơ bản như: Thiết bị đơn
giản, thi công dễ dàng, đầu tư ít và đặc biệt là biến các công việc thi công dưới nước trở thành
thi công trên mặt nước, nó phù hợp với thực tế nhiều sông suối của Việt Nam. Sử dụng CKN đã
đẩy nhanh được tiến độ thi công, có tác dụng lớn trong việc hạ giá thành xây dựng cầu.
CKN là giải pháp móng tất yếu phải được áp dụng cho các công trình xây dựng với tải trọng lớn,
tập trung. Hiện nay, CKN được sử dụng đặc biệt phổ biến ở nước ta với tất cả các loại hình của
nó từ CKN đến cọc barrette và CKN bơm gia cường đáy, bơm gia cường thân...

Hiện nay, để đáp ứng về yêu cầu nhà ở, dịch vụ, thương mại… Thì việc xây dựng nhà cao tầng
ngày một phổ biến ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang được đầu tư và quan tâm
nhiều từ các công ty kinh doanh, xây dựng đến cơ quan chính quyền, song song với đó thì ngành
thi công và ứng dụng CKN cũng được quan tâm và phát triển ngày càng hiện đại, với nhiều công
nghệ và công cụ tiên tiến, CKN cũng là phương án được quan tâm nhiều hơn với nhiều ưu điểm
đã nói ở phần trên. Xu hướng dùng móng cọc là tất yếu khi tầng cao ở các đô thị ngày một vươn
lên, những cây cầu với khẩu độ lớn ngày một nhiều.
Thêm vào đó, với sự phục hồi của nền kinh tế hiện nay, ngành xây dựng đang được đầu tư phục
hồi trở lại, đặc biệt là các công trình lớn như nhà cao tầng, cầu, các khu công nghiệp và đường
cao tốc, tuyến đường tàu điện Metro v.v… Và những công trình với tải trọng lớn như vậy luôn
yêu cầu một nền móng vững chắc, chịu tài trọng lớn, và phương pháp chủ yếu thường dùng nhất
là CKN và cọc barrette.
Trong điều kiện hiện tại, xây các công trình nhà cao tầng, cầu, cầu vượt trong thành phố hay khu
dân cư, với yêu cầu nền móng vững chắc và không ảnh hưởng đến nền móng của các công trình
lân cận cũng như ảnh hưởng về tiếng ồn đối với người dân sinh sống, CKN là một lựa chọn đầy
cạnh tranh so với các lọai cọc khác, chính vì thế mà CKN đang được ứng dụng nhiều trong các
GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 2


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

công trình nằm trong thành phố. Ngoài ra còn có các công trình giao thông khác sử dụng CKN
với số lượng lớn như các tuyến đường cao tốc trên cả nước, các công trình thủy điện, đập nước ,
tuyến đường tàu điện Metro…

1.1.3. Công nghệ thi công cọc khoan nhồi:



Ưu điểm cọc khoan nhồi:

-

Về mặt kết cấu:

Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất và tính chất các loại móng sâu khác của cọc ép và cọc đóng,
thường thì do kích thước các cọng đóng tính theo chiều dài một cọc (Khoảng 12 mét), nên khi
xác định chiều sâu đất nền (sức chịu lực của đất nền) mà không là số chẵn của chiều dài cọc thì
tạo nên sự hao phí vật tư giữa chiều dài cọc và chiều sâu đất nền (Thường phải đập bỏ một phần
đầu cọc). Riêng đối với CKN, do chiều dài cọc rất linh động (đổ sau) nên thỏa mãn được bài toán
chịu lực này, giúp góp phần giảm hao phí vật tư.
Độ sâu CKN có thể sâu hơn 100 mét, đạc biệt là có thể xuyên qua các lớp đất cứng, các lớp đá
mà cọc đóng hay cọc ép không thể làm được. Từ đó CKN có một sức chịu lực rất lớn, giúp móng
ổn định hơn cho các công trình lớn. Hơn nữa, nhờ vào kích thước móng lớn, sâu, có nên chịu lực
tốt hơn, giảm được số lượng cọc trong một đài cọc, nên việc bố trí móng và tiết kiệm diện tích
cho tầng hầm tốt hơn.
Thi công CKN không gây hiện tượng trồi đất ở xung quanh (do không chiếm thể tích đất nền như
cọc đóng, cọc ép, không đẩy các cọc sẵn có xung quanh sang ngang, nên không ảnh hưởng đến
nền móng đã thi công trong công trình, đặc biệt là các công trình lân cận, không gây ảnh hưởng
đến các công trình xây dựng liền kề (lún nứt, hiện tượng chồi đất, lún sụt cục bộ).
CKN thích hợp cho việc xây dựng nhà cao tầng hoặc các công trình dân dụng khác tại các khu
dân cư đông đúc, nhà phố, khu dân cư, thành phố lớn vì nó không gây ảnh hưởng tiến ồn nhiều
(Như cọc đóng), không tác động đến các nền móng nhiều, đặc biệt là công nghệ thi công đơn
giản, không rờm rà và ảnh hưởng đến nền móng xung quanh nhiều (Như cọc ép).
CKN còn có ưu điểm rất đặc biệt, hơn hẳn các cọc đúc sẵn chính là không có khớp nối, giúp cọc
truyền lực tốt hơn, độ bề tốt hơn, giúp tăng sức chịu lực của cọc.
-

Về mặt thi công:


Không như các cọc đúc sẵn, CKN có hố khoan được đào hoặc khoan trước và được kiểm tra kỹ
lưỡng từng công đoạn một nên đảm bảo chiều dài cọc thẳng đứng, không bị nghiên hay trôi cọc
GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 3


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

như các phương pháp cọc đúc sẵn.
Không những ưu thế trong thi công nhà cao tầng, CKN còn có khả năng thi công giữa sông, tạo
điều kiện cho các công trình cầu cảng vượt nhịp lớn, chủ động trong việc thi công cơ sở hạ tầng
như cầu vượt sông, đường cao tốc.



Nhược điểm cọc khoan nhồi:

Giá thành trên 1m dài cọc vẫn còn cao hơn so với cọc đóng, cọc ép và cọc rung hạ.
Chi phí khảo sát địa chất cho việc thiết kế móng cọc khoan nhồi cao hơn so với móng cọc khác.
Sản phẩm trong suốt quá trình thi công nằm sâu dưới lòng đất, dễ xảy ra các khuyết tật mà mắc
thường không thể kiểm tra được.
Hiện trường thi công dễ bị lầy lội ảnh hưởng đến môi trường.
Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết.



Phân loại CKN: Có 5 tiêu chí để phân loại CKN


-

Tiêu chí 1: Phân loại theo khoang khô và khoan ướt:

Công nghệ Khoan khô: Khoan khô ở đây là phương pháp khoan, khoan tại vùng đồi núi cao đất
cứng, không bị sụp lỡ vách và mựt nước ngầm thấp. Phương pháp khoan chủ yếu là khoan guồng
xoắn ruột gà, có khi sử dụng dung dich bentonite nhưng rất hiếm gặp, phương pháp này ít sử
dụng tại Việt Nam. Hạn chế của công nghệ thi công này là đường kính lớn nhất của cọc là
600mm, và chiều sâu tối đa cọc cũng chỉ có thể đạt đến 35m.
Công nghệ và máy móc thiết bị: Máy khoan khô chuyên dụng có lưỡi khoan guồng xoắn ruột gà,
đầu là lưỡi khoan. Sau khi khoan tới độ sâu yêu cầu, bê tông được bơm xuống theo đường guồng
lưỡi khoan, vừa bơm bê tông vừa rút lên từ từ. Sau đó dùng máy đào nhận chìm lồng sắt vào bê
tông.
Công nghệ khoan ướt: có sử dụng dung dịch khoan (DDK) hỗ trợ thành vách: Phương pháp này
sử dụng rất phổ biến ở miền nam Việt Nam vì điều kiện nước ngầm cao, đất yếu và địa chất phức
tạp, yêu cầu có DDK (bentonite hoặc polime) để gia cố thành vách hố khoan.
Công nghệ khoan ướt này còn được phân ra thành CKN và cọc barrette, đối với CKN còn phân
ra làm hai loại khoan có sử dụng ống vách và không sử dụng ống vách, phương pháp khoan gồm
có khoan thổi rữa và khoan bằng gầu đào.

-

Tiêu chí 2: Phân loại CKN theo khoan có sử dụng ống vách và không sử dụng ống vách:

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 4


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG


Không sử dụng ống vách: Đây là công nghệ khoan rất phổ biến, ưu điểm của phương pháp này là
thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận và đặc biệt là tiết kiệm chi phí . Không
dùng phương pháp này cho vùng đấy yếu, sình lầy hoặc đất cát mịn, mực nước ngầm cao như
vùng đất gần sông, thi công trụ cầu giữa sông.
Phương pháp khoan có sử dụng ống vách: Đối với địa hình hoặc địa chất phức tạp thì phương
pháp khoan có sử dụng ống vách là một lợi thế, vì đây là phương pháp hạ ống vách dọc theo
chiều dài cọc, giúp nền đất xung quanh không bị ảnh hưởng, sạt lỡ, bê tông đạt chất lượng tốt
hơn nhờ vào ống vách che chở và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và đất nền do không
sử dụng dung dịch khoan. Ngoài ra phương pháp này còn có thể thi công CKN giữa sông, vì tách
biệt bê tông với nước phía ngoài. Tuy nhiên do phải rung hạ ống vách nên công nghệ thi công
khá phức tạp, tốn nhiều chi phí và độ sâu hạ ống vách cũng có hạn (Khoản 30m).
Thiết bị sử dụng: Máy khoan gồm trục khoan và gầu khoan (thường dùng là gầu khoan dạng
thùng đào, hoặc gầu ngoạm), Hệ cần trục để vận chuyển, cẩu lắp, thiết bị hạ ống vách: Búa rung
hạ ống vách hoặc hệ thống ép ống vách bằng thủy lực (như ép cọc), các công cụ và thiết bị hỗ trợ
khác như khoan cọc thông thường.

-

Tiêu chí 3: Phân loại CKN theo phương pháp khoan (khoan thổi rữa và khoan gầu và khoan

cọc barrette):
Phương pháp khoan thổi rữa (phản tuần hoàn): Đây là phương pháp thi công cơ bản, đơn giản
và giá thành thấp, tuy nhiên việc thi công lâu vì phải xử lý lắng cặn nhiều lần. Các phương pháp
khoan chủ yếu khác nhau ở công đoạn tạo hố khoan, đối với phương pháp phản tuần hoàng, ban
đầu đất nền được khoan tơi và nhỏ ra, sau đó dùng bơm thổi cho đất trồi lên trên và đi ra theo
đường miệng hố khoan, chính vì thê mà phương pháp này gọi là phản tuần hoàng hay tuần hoàng
nghịch.
Các loại máy móc và thiết bị cần thiết: Máy khoan (có trục khoan và ống dẫn), máy cẩu để vận
chuyển, lắp đặt, búa rung dùng để hạ casing, lưỡi khoan cắt hay lưỡi khoan guồng xoắn, hiện tại

có lưỡi khoan chân vịt kết hợp bơm hút, máy bơm áp lực cao để hút mùn khoan ra ngoài, máy
trộn dung dịch khoan (DDK) giữ vách, bồn chứa, hệ thống lọc tái sử dụng DDK, hệ thống đổ bê
tông: Xe, ống, phểu, và một số máy móc và dụng cụ hỗ trợ khác.
Phương pháp khoan gầu: Cũng giống với phương pháp khoan thổi rữa, nhưng khác ở công đoạn
tạo hố khoan, phương pháo này không dùng gầu khoan ruột gà phá đất mà dùng gàu thùng, hình
trụ để khoan và chứa đất trong gầu, đồng thời mang đất lên miệng hố khoan và đổ ra ngoài
GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 5


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

(Phương pháp này vẫn phải sử dụng dung dịch khoan), phương pháp này thi công nhanh hơn và
độ tin cậy cao hơn, chất lượng cọc tốt hơn, giá thành cao hơn khoan thổi rữa. Ngoài ra còn có thể
sử dụng gầu khoan thủy lực (gầu ngoạm – hình mỏ vịt để khoan)
Do phương pháp khoan gầu thi công nhanh, chất lượng tốt, nên đang được sử dụng rất phổ biến
ở Việt Nam, tuy nhiên giá thành còn cao do công nghệ và máy móc tiên tiến.
Máy móc và công cụ hổ trợ: Máy khoan cọc nhồi theo dạng thùng gồm hệ thống cần trục khoan
(3 trục lồng ghép vào nhau, chiều dài mỗi trục khoản 12-18 m) và đầu mũi khoan (gầu khoan
hình trụ tròn, có kích thước từ 600-2000 mm) hoặc khoan gầu ngoạm, Cần trục dùng để vận
chuyển và lắp đặt (khoản 30-80 tấn), các dụng cụ hỗ trợ khác như phương pháp khoan thổi rửa.
Phương pháp khoan cọc barrette: Như được giới thiệu ở phần trên, cọc barrette cũng là cọc
khoan nhồi, nhưng hình dạng là hình chữ nhật hoặc tạo thành từ các hình nhử nhật như L, H, U,
I... Sức chịu tải cọc barrette rất lớn, có thể lên đến 6000 tấn/cọc, ngoài ra với hình dạng như một
tấm vách nên cọc barrette được ứng dụng rất nhiều trong nhà cao tầng, đặc biệt là các công trình
có tầng hầm, thi công vách hầm, công nghệ thi công top-down và thêm một ưu điểm nữa là tiết
kiệm không gian cho tầng hầm. Quy trình thi công cọc barrette về cơ bản giống như thi công cọc
khoan nhồi, chỉ khác là ở thiết bị thi công đào hố và hình dạng lồng cốt thép. Thi công cọc khoan
nhồi thì dùng lưỡi khoan hình ống tròn và lồng cốt thép hình ống tròn, còn thi công cọc barrette

thì dùng loại gầu ngoạm hình chữ nhật và lồng cốt thép có tiết diện hình chữ nhật. Công nghệ
cọc barrette thường được sử dụng cho các công trình yêu cầu nền móng có sức chịu tải đặc biệt
nặng, hoặc sử dụng làm tường vây mà thường thấy nhất là công nghệ thi công Top-Down trong
nhà cao tầng có tầng hầm.
Thường thì vẫn có cách khoan cọc nhồi làm tường vây, bằng cách khoan các cọc tròn kế nhau
mỗi lần khoản 3 cọc và khép kín lại thành tường vây, gia cường neo vào đất để tránh sạt lỡ,
chuyển vị hoặc sử dụng hệ thống chống ngang, liên kết các cọc lại với nhau.
Công nghệ thi công cọc barrette cũng giống như cọc khoan nhồi, nhưng khác ở gầu khoan, hình
dẹt, có 4 loại gầu chủ yếu, gầu thủy lực loại hình chữ nhật và đào bằng bánh răng, gầu ngoạm
thủy lực hình chữ nhật, gầu ngoạm dây và gầu ngoạm thủy lực thông thường.
Điểm đặc biệt của cọc barrette là có thêm khớp nối CWS (cofrage avec waterstop) giúp thi công
tường vây kín hơn, thường được tháo ra khi đổ bê tông, ngoài ra cọc barrette còn có thi công
tường dẫn trước khi đào hố nhằm gia cố thành hố (thay cho ống casing trong CKN).
Ngoài các công nghệ khoan ở trên ra còn có các công nghệ khoan phá, khoan cắt, sử dụng khi
GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 6


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

gặp chướng ngại vật hoặc do yêu cầu thiết kế cần khoan qua tầng đá ngầm, ăn sâu vào tầng đá
chịu lực, phương pháp này yêu cầu có các loại gầu khoan chuyên dụng.

-

Tiêu chí 4: Phân loại cọc theo hình dạng (cọc khoan nhồi và cọc barrette):

Và cũng là phân loại theo giai đoạn phát triển, có thể phân thành bốn loại như sau:
Loại cọc truyền thống: hình trụ tròn đều, không thay đổi hình dạng theo chiều dài cọc.

Loại cọc mở rộng đáy hay còn gọi là cọc chân voi: Loại cọc này giống CKN bình thường, nhưng
được mở rộng phía đáy cọc, tăng sự tiếp xúc với đất nền, nên sức chịu tải của cọc cũng tăng lên,
đặc biệt là chịu lực nén, để thi công phần mở rộng đáy có thể sử dụng loại gầu khoan có chức
năng quét mở rộng đáy hoặc sử dụng thuốc nổ.
Loại cọc mở rộng đáy và thân: Cũng như cọc chân voi, nhưng loại cọc này không những mở
rộng ở chân cọc mà còn mở rộng thêm nhiều vị trí trên thân cọc, giúp tăng cường lực ma sát và
chịu tải trọng cọc.
Cọc Barrette: Đã được giới thiệu ở phần trên, có hình dạng đặc biệt, chử I, L, H, U.
Ngoài ra, hiện nay còn có biện pháp gia cường đáy cọc bằng cách bơm vữa bê tông vào nền đáy
cọc (bơm áp lực cao), giúp gia cường nền đất phía dưới chân cọc.

-

Tiêu chí 5: Phân loại cọc theo kích cở CKN:

CKN mini: Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ (300 – 600 mm), sức chịu tải khoản 30-160 tấn/cọc,
còn hay gọi là CKN mini, Cọc mini cũng thi công giống CKN bình thường, nhưng nhờ đường
kính nhỏ, công nghệ thi công đơn giản và thi công tại công trường, không cần đóng hay ép quá
phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến con người, các công trình lân cận. Ngoài ra cọc mini còn chịu
lực tốt hơn, ổn định hơn các cọc đúc sẵn, ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận hơn, ngoài ra
giá thành cũng tương đương các loại cọc đúc sẵn khác, nên cọc mini có lợi thế rất lớn trong thi
công các công trình vừa và nhỏ, các loại nhà cấp 4, thi công trong điều kiện thành phố chật hẹp.
Cọc khoan nhồi đường kính lớn: Từ 600 mm trở lên, có khi đường kính lên đến 2.4m, đây là loại
CNK thông thường đã được giới thiệu ở các phần trên.
Cọc barrette: Như đã được phân loại theo phương pháp khoan ở phần trên.

1.1.4

Tình hình thi công CKN gặp sự cố và thiếu chất lượng trong thực tế:


GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 7


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Trong thực thế thi công CKN và cọc barrette, hầu như công trình nào cũng xảy ra sự cố dù ít hay
nhiều, vì quy trình thi công phụ thuộc vào nhiều điều kiện chưa lường trước được của nền đất,
thiết bị, thời tiết và các nguyên nhân khách quan khác. Sau đây là tổng hợp một số sự cố điển
hình được ghi nhận lại trong quá trình giám sát thi công của công ty Kiểm Định Xây Dựng Sài
Gòn – SCQC qua nhiều năm kinh nghiệm ghi nhận được:

























Lắng động bùn khoan, cát dưới mũi cọc lớn
Bê tông mũi cọc bị xốp
Thân cọc bị biến dạng (co thắt – hoặc phình ra)
Thân cọc bị gián đoạn bởi các lớp đất, thấu kính đất
Bề mặt thân cọc bị rỗ
Rớt ống siêu âm, gầu khoan hoặc lồng thép trong khi khoan
Sập thành hố khoan trong khi khoan, trong khi hạ lồng thép hay đổ bê tông
Tắt ống bê tông
Không thể rút được ống đổ bê tông
Không thể hạ lồng thép
Lồng thép bị trồi lên trong lúc đổ bê tông
Khoan quá chiều sâu thiết kế
Khoan găp chướng ngại vật
Khoan sai vị trí cọc
Chờ cấp bê tông, do sự cố trể bê tông
Phình bê tông cọc barrette do thi công 2 cọc quá gần nhau
Đào hố khoan không thẳng ( bị nghiêng, lệch)
Không thể kéo gầu khoan lên
Không rút ống vách Casing lên được
Sự cố tụt cốt thép chủ trong công nghệ khoan vách
Sự cố gặp hang caster khi khoan
Hư hỏng ống siêu âm
Sự cố liên quan đến đất nền như thoát nước sụp lỡ đất, ảnh hưởng đến các công trình lân


cận.
Sau đây là một vài ví dụ thực tế của của các sự cố thi công cọc khoan nhồi ghi nhận được:
Công trình Trạm tiếp nhận thạch cao Nhà máy xi măng Ninh Bình (Nguồn: Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ hai về sự cố và hư hỏng công trình xây dựng.): Trạm tiếp nhận thạch cao là
một hạng mục nhỏ trong dây chuyền của nhà máy xi măng Tam Điệp-Ninh Bình, kích thước mặt
bằng chỉ 9.8 x 21.7 m là nơi tiếp nhận và trung chuyển thạch cao, nhưng là một hạng mục ngầm
với cao độ móng sâu trong khoảng 40.3m – 45.12m (cao độ mặt đất tự nhiên là 51.4 m). Dự báo
theo số liệu của 2 hố khoan lân cận, nằm ngoài diện tích xây dựng trạm, cao độ bề mặt đá vôi
cũng nằm trong khoảng đó. Tuy nhiên, khi đào tới cao độ 45,0 m và sau đó tới 40.0 m, đá gốc
vẫn chưa bắt gặp và quá trình đào gặp nhiều khó khăn vì mực nước tỉnh nằm tại cao độ 45.0 m,
GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 8


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

nước chảy vào hố móng với lưu lượng lớn, và chuyển vị thành cùng với lún bề mặt đất quanh hố
đào dẫn tới hư hại một số công trình lân cận (tường rào, đường xá, mất nước giếng dân dùng khi
bơm hút thoát nước thi công,..). Thi công mất phương hướng và phải dừng lại để tìm biện pháp
khắc phục. Tiến độ chậm chừng 3 tháng. Vấn đề được giải quýêt dễ dàng sau khi khảo sát địa kỹ
thuật (ĐKT) bổ sung cho thấy, bề mặt đá gốc nằm tại cao độ 35.0-36,0m và trên nó có một lớp
đất sét nửa cứng với cao độ mặt lớp 35.0-37.0 m. Nguyên nhân sự cố ở đây là Thiết kế, Tư vấn
dự án và Chủ công trình (Ban Quản lý dự án) đã bỏ qua khâu khảo sát ĐKT, không tuân thủ các
nguyên tắc về các giai đoạn thiết kế cho dù biết rằng đây là khu vực đá vôi carster hoá có bề mặt
phức tạp và phong phú nước. Nguyên nhân sự cố liên quan đến khâu khảo sát ĐKT (bỏ qua, chất
lượng và phương pháp không đảm bảo,..) là thường thấy trong các dự án, đặc biệt trong điều kiện
ĐKT phức tạp và các công trình đa dạng về hạng mục.
Công trình Dự án CT. Plaza – Rớt ống siêu âm trong quá trình thi công (nguồn: Công ty SCQC) .
Nguyên nhân rớt ống siêu âm: Khi nối đoạn lồng số 3 vào đoạn số 1 và số 2 đang nằm trong hố

khoan, do tác động lực mạnh của đoạn lồng 3 vào 02 đoạn đầu (Vận hành cẩu hạ lồng thép
xuống nhanh, khi va chạm tạo lực lớn lên ống siêu âm 02 đoạn lồng đầu bị bung mối hàn và rơi
xuống hố). Đã xử lý và dùng mọi cách như: Thả chùm móc câu, hàn các thanh thép hình chữ
thập buộc vào cần Kelly thả xuống quay, dùng gầu nhỏ xuống nhằm quấn ống nhưng không
được. Cuối cùng dùng chính gầu khoan cùng đường kính thả xuống khoan, ren mũi khoan đâm
thủng ống và quấn lấy ống, lấy lên.
Dự án CT. Plaza – Sập thành hố khoan (nguồn: Công ty SCQC). Nguyên nhân sập thành: Sau
khi hạ lồng thép xong lúc 1h45’ kiểm tra chiều sâu, đáy bị lắng 1m, nhà thầu tiến hành thổi rửa
lại (hút đáy và tuần hòan bentonite) đến 8h sáng kiểm tra đạt. Sau đó nhà thầu tiến hành lấy bơm
để chuẩn bị đổ bê tông. Sau khi cắt được 3/4 ống thì Bentonite phun trào lên (áp trong ống lớn),
ngay sau đó lượng Bentonite trong miệng cọc bị hụt và tuột xuống đột ngột khoảng 15m. kiểm
tra lại chiều sâu thì thành bị sạt 4m, nhà thầu lại tiếp tục gắn bơm tuần hòan công suất 27KW
nhưng cũng để lâu thành càng sạt xuống… Nhà thầu quyết định rút lồng thép nhưng chỉ được
01/3 đoạn lồng thép, và cọc lấp lại bằng bê tông nghèo và khoan bù cọc khác.
Dự án New Pearl – Bị rơi gầu khoan trong khi khoan (nguồn: Công ty SCQC) . Nguyên nhân rớt
gầu khoan: Cọc khoan vẫn bình thường, khi gần đạt đến chiều sâu thiết kế, lúc đó hệ thống dây
cáp bị chùng và rối. Nhà thầu tiến hành dũi cáp lại cho thẳng (so cáp) bằng cách tận dụng chiều
sâu hố đã khoan và dùng gầu khoan làm trọng lượng để kéo cáp thẳng. Trong quá trình dũi cáp
thì gầu khoan kẹt dưới hố khoan… nhà thầu dùng cáp gắn chùm lưỡi câu thả xuống để móc chụp
gầu nhưng không được. Sau đó dùng thiết bị gầu ngoạm (Hình mỏ vịt) đưa xuống kẹp gầu lấy
lên.
GVHD: TS. Lê Hoài Long

Page 9


×