Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật hành chính 8 điểm, xử phạt hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em ở trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.87 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định: "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm
cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và
những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em". Vậy mà trong những năm gần đây,
nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em mầm non liên tiếp xảy ra dưới một số hình thức
như: chửi mắng thơ tục, làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp,… để lại hậu quả hết
sức nặng nề về thể chất và tinh thần của trẻ. Các vụ bạo hành ở một số trường mầm
non gây ra cho trẻ em được phát hiện và đưa lên báo chí, khiến dư luận xã hội rất
căm phẫn, đồng thời xã hội cũng lo ngại về sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức,
sự thiếu vắng môi trường văn hoá chuẩn mực của giáo dục. Một số người dân
chưa thực sự hiểu về pháp luật nghĩ tất cả những hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nhưng thực tế các vụ bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính tùy vào tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi trong từng vụ việc. Qua đây, em xin chọn bài tập số 1 để tìm hiểu
rõ hơn những quy định của pháp luật về xử phạt hành chính liên quan đến bạo hành
trẻ em ở trường học, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và một số biện pháp khắc
phục thực tế trên.

NỘI DUNG
I. Một số quy định của pháp luật về xử phạt hành chính liên quan đến bạo hành
trẻ em ở trường học.
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khơng cịn là trách nhiệm của
riêng gia đình mà là trách nhiệm của mỗi cơng dân và của tồn xã hội. Tất cả mọi


hành vi cố ý gây tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của trẻ em,
dù thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
Điều 1 Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (United Nations
Convention on the rights of the child - CRC) có quy định như sau: Trong phạm vi
của Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật


pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Theo Điều 1 Luật
trẻ em 2016: “ Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Theo quy định của pháp luật, về xử phạt hành chính với hành vi bạo hành
trẻ em, thì mức phạt tiền là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định
tại điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích
trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ
em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở
nơi có mơi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ
em;


c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi
mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn
về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm
trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với
hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại
Điểm đ Khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại
Khoản 3 Điều này.”
Chế tài xử lý đối với những đối tượng thực hiện hành vi bạo hành trẻ em sẽ
tùy theo mức độ của hành vi và hậu quả mà hành vi đó mang lại. Theo quy định tại
Điều 27 trên thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đối


tượng thực hiện hành vi ngược đãi trẻ em là đánh đập, đối xử một cách tồi tệ với
trẻ em; bắt trẻ nhịn ăn, uống, hạn chế ăn mặc và vệ sinh cá nhân, giam hãm và bắt
trẻ em sống ở môi trường nguy hiểm, độc hại; xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng
mạ, chửi bới, đe dọa gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; thường xuyên đe
dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật khiến trẻ em sợ hãi, gây
tổn thương về mặt tinh thần, và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải chịu mọi
chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em (nếu có). Như vậy, pháp luật đã quy
định và liệt kê những hành vi bạo hành trẻ em. Không chỉ những hành vi đánh đập,
ngược đãi, gây tổn hại đến thân thể của trẻ em mới xem là hành vi bạo hành trẻ em,
mà ngay cả việc hăm dọa, chửi bới, lăng mạ, gây tổn hại đến tinh thần, nhân phẩm,
danh dự của trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tâm lý bình
thường của trẻ cũng xem là một dạng hành vi bạo hành trẻ em nghiêm trọng.
Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị
đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với đối tượng là nhà giáo thực hiện
hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học.
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc
người học thôi học không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm

danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.


4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và
khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 1 Điều này.”
Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tức là mức phạt thấp nhất đối
với hành vi vi phạm được quy định tại hai điều trên là 5.000.000 đồng và mức phạt
cao nhất là 10.000.000. Dù có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì cũng
khơng được phạt trên mức cao nhất và dưới mức thấp nhất đã nêu trên.

II. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo hành trẻ em tại
trường học.
2.1. Thực trạng hành vi bạo hành trẻ em ở trường học hiện nay
Ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới luôn xác định bảo vệ trẻ em
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; chính bởi vậy nhiều chính sách
phát triển trẻ em đã được ban hành để mục vụ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, thời
gian qua, ở Việt Nam, tình trạng bạo hành trẻ em đã liên tục xảy ra gây nhiều bức
xúc trong dư luận quần chúng, đau lòng hơn khi đối tượng thực hiện hành vi bạo
hành lại là các cô giáo bảo mẫu. Theo Báo cáo chuyên đề can thiệp, hỗ trợ trẻ em
bị bạo lực thông qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 1800 1567 của Cục Trẻ em
- Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 5/2017, trong tổng số 698 ca
trẻ em bị bạo lực có tới 91,7% bị bạo lực thân thể; trẻ em từ 0-10 tuổi chịu bạo lực
nhiều nhất (chiếm 56,9%); tỉ lệ trẻ em bị bạo lực trong trường học là 20,1%.
Những con số trên thục tế vẫn chưa phản ánh hết được hiện tượng bạo hành trẻ em
ở trường học hiện nay, có thể thấy các vụ bạo lực trẻ em có xu hướng tăng về cả số
lượng lẫn mức độ nguy hiểm. Một số vụ việc bạo hành trong các trường mầm non



tư thục gây bức xúc trong dư luận: trong đoạn clip đăng tải bởi báo Tuổi trẻ
TP.HCM, ba cô giáo tại Trường Mầm non Tư thục Mầm Xanh (Q.12, TP.HCM) đã
sử dụng chân, tay, vá múc canh, can nhựa, ống nhôm, chổi, dao... để "dạy dỗ" các
cháu bé từ 12 tháng đến 5 tuổi, đáng nói hơn, hành động đánh đập, bạo hành trẻ em
này có sự tham gia của chủ cơ sở mầm non - bà Linh; vào đầu tháng 2/2017, dư
luận xã hội cũng phẫn nộ với hành động đánh trẻ ở Trường Mầm non Sen Vàng
(quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), trong clip đăng trên mạng xã hội ghi rõ cảnh cô giáo
dùng dép đánh vào đầu học sinh khiến bé bật khóc, video cho thấy, trong q trình
chăm sóc trẻ nhỏ, các cơ giáo ở trường thường xuyên có hành vi bạo lực và đe dọa
trẻ nhỏ; Cũng trong tháng 2, bà của bé Hương (trường mầm non Thanh Xuân Nam,
Thanh Hóa) phát hiện cháu có rất nhiều vết bầm tím ở chân, tìm hiểu sự việc thì
được biết cơ giáo phụ trách Ngơ Thị Thùy Linh (29 tuổi) thừa nhận dùng đũa ăn
đánh cháu bé vì nóng giận;…. Hậu quả của bạo hành trẻ em trên để lại là rất lớn,
không chỉ gây ra những đau đớn về thể xác cho các bé, mà còn gây hoảng loạn tinh
thần, ảnh hưởng đến tâm lý phát triển sau này của trẻ, thậm chí cịn dẫn đến các
bệnh lý về thần kinh ở trẻ nếu nghiêm trọng đồng thời dẫn đến tâm lý hoang mang,
mất niềm tin của người dân, họ ln trong tình trạng lo lắng, thậm chí là khơng
dám cho con đi học khi nạn bạo hành trẻ em tại một số cơ sở giáo dục mầm non
vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo hành trẻ em ở trường học
Hiện tượng giáo viên bạo hành học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố kinh
tế, xã hội, đạo đức, định hướng giá trị… Trên cơ sở tìm hiểu hiện tượng bạo hành
trong trường học, có thể rút ra một số nguyên nhân sau:
2.2.1. Nhà nước


- Hiện nay, nước ta chưa coi trọng khâu tuyển chọn và đào tạo ra những giáo
viên có đủ trình độ và yêu nghề. Trên thực tế, hiện nay có một bộ phận khá đông
sinh viên theo học ngành sư phạm khơng phải vì u thích nghề giáo viên, có

nguyện vọng trở thành giáo viên mà nhiều người học sư phạm chỉ vì được miễn
học phí. Hơn nữa, hiện đang có nhiều trường đại học khơng có chức năng đào tạo
giáo viên nhưng vẫn mở khoa sư phạm hoặc khóa học nghiệp vụ sư phạm, trong
khi đó trường sư phạm lại mở thêm những ngành đào tạo ngoài sư phạm. Thực tế,
để đào tạo ra một người giáo viên có đủ trình độ chun mơn và nghiệp vụ phải có
một q trình lâu dài với nhiều u cầu, trong đó đặc biệt chú ý là nghiệp vụ sư
phạm chứ không phải chỉ vì một vài khóa học ngắn hạn đã có thể đủ năng lực và tự
tin đứng trên bục giảng.
- Các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính với hành vi bạo hành trẻ
em thực tế còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở, các biện pháp, chế tài để bảo vệ trẻ em chưa
đảm bảo tính hiệu quả áp dụng, tính nghiêm minh và sức răn đe. Vì vậy, nhiều
người bất chấp quy định pháp luật mà có những hành vi ngang nhiên bạo hành trẻ
em, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của trẻ.
- Theo thống kê, trên địa bàn TP.HCM hiện có hơn 1.800 nhóm, lớp mầm
non tư thục được cấp phép theo quy định, góp phần giải quyết nhu cầu gửi trẻ của
một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố. Tại nhiều quận huyện, số trường, lớp,
nhóm trẻ tư thục chiếm đa số như tại quận 12 có đến 53 trường mầm non, 257
nhóm lớp ngồi cơng lập đang nhận giữ 2.937 trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và 20.527 trẻ
mẫu giáo trong khi chỉ có 19 trường cơng lập. Điều đáng nói là mặc dù các trường,
lớp ngồi cơng lập đóng vai trị khá quan trọng nhưng hầu hết các vụ bạo hành trẻ
được phanh phui trong thời gian vừa qua đều xuất phát từ các trường, nhóm lớp
này. Việc bạo hành diễn ra tại các nhóm lớp tư thục này có ngun nhân chính từ
việc cấp phép quá dễ dàng nhưng thiếu kiểm soát của cơ quan chức năng trong khi


giáo viên mầm non lại thiếu, thậm chí những người dạy trẻ ở cơ sở tư thục không
được đào tạo về chuyên môn.
- Theo Luật Trẻ em 2016, tại Việt Nam đang có tới 17 cơ quan, tổ chức,
nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở các cấp độ khác
nhau, gồm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội, các bộ Lao

động - thương binh và xã hội, Công an, Y tế, Giáo dục đào tạo, Văn hóa - thể thao
và du lịch, Thơng tin truyền thơng, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.... Tuy vậy, mỗi khi có
một vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng xảy ra, thường là do báo chí và cộng đồng
phát hiện, phản ánh,… sau đó các cơ quan chức năng mới bắt tay vào cuộc. có thể
thấy, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ
trẻ em chưa thường xuyên nên không phát hiện ra vi phạm để kịp thời chấn chỉnh,
chỉ khi nhân dân tố giác, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc.
Cịn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, có tình trạng các cuộc họp giữa
các cơ quan để tìm giải pháp hạn chế bạo hành đối với trẻ em được tổ chức rất
nhiều, nhưng dường như những giải pháp vẫn chưa đi vào cuộc sống khiến tình
trạng bạo hành trẻ em chưa được kéo giảm nhiều.
2.2.2. Nhà trường
Hiện nay, một số trường mầm non tư thục chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu
được mà bỏ qua chất lượng giáo dục, tuyển người chưa qua đào tạo hoặc đào tạo
ngắn ngày để giảm chi phí về lương nhằm tăng lợi nhuận, gây áp lực kinh tế cho
giáo viên. Các chủ cơ sở, nhà trường tư thục xem kinh doanh giáo dục là nền kinh
doanh béo bở nên họ sẵn sàng đầu tư xây dựng, hoạt động dù khơng có đủ chun
mơn nghề nghiệp, khơng có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.


Ngồi ra một số cơ sở cịn “nhồi nhét” số lượng học sinh quá đông vượt quá quy
định, vượt quá khả năng chăm sóc của giáo viên dẫn đến chất lượng giáo dục kém.
2.2.3. Giáo viên
- Đặc biệt là những vụ bạo hành không chỉ xảy ra đối với trẻ em ở các
trường hay nhóm lớp tự phát với những giáo viên khơng đủ trình độ, kỹ năng mà
cịn xuất hiện ở những cơ sở có giáo viên đã trải qua quá trình học hành và được
cấp bằng. Thực tế này đã cho thấy, những bất cập trong đào tạo ngành sư phạm
mẫu giáo và trang bị phẩm chất đạo đức cho giáo viên. Hiện nay, nhiều giáo viên
thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Họ khơng có khả năng nắm bắt,

phát hiện những nhu cầu và không biết về giới hạn trong từng thời kỳ phát triển
của trẻ, do đó khơng thấu hiểu, thơng cảm và uốn nắn, hướng dẫn để trẻ ngày càng
tiến bộ trong học tập và ứng xử. Hơn nữa, lối ứng xử và nghiệp vụ sư phạm của
nhiều giáo viên cịn hạn chế. Mặc dù, các trường sư phạm nói chung là nơi đào tạo
cho giáo viên các phương pháp tổng thể, toàn diện, cơ bản về nghiệp vụ sư phạm.
Các giáo trình sư phạm đã đề cập đầy đủ các vấn đề về ứng xử trong quan hệ thầy
trò, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh... Nhưng đó cũng chỉ là những bài học, còn việc
tiếp thu được hay khơng thì phụ thuộc vào cách lĩnh hội, bản lĩnh, nhân cách và sự
rèn luyện của mỗi người.
- Yếu tố kinh tế: Hiện nay, thu nhập của hầu hết giáo viên ở mức thấp và
giáo viên khó có thể sống được với đồng lương cơ bản. Do đó, nhiều giáo viên
phải chịu nhiều áp lực trong mưu sinh, họ phải đối mặt với vơ vàn khó khăn, phải
tìm cách để cải thiện đời sống. Nhiều giáo viên có sức chịu đựng kém, dễ tổn
thương, dễ nổi giận, dễ thất vọng, vì thế khi gặp những học sinh vơ lễ với mình,
mọi ức chế lập tức bùng phát và xung đột xảy ra và người chịu hậu quả nặng nề
hơn cả chính là học sinh.
2.2.4. Trẻ em


Trẻ em là đối tượng yếu thế, rất dễ bị tổn thương và chưa có đủ khả năng để
nhận biết cũng như tự bảo vệ bản thân trước những hành vi xâm hại, bạo hành. Với
các em cịn nhỏ cơ đánh mắng thì khóc, chưa nhận biết được hành động của cơ là
gì. Các em lớn hơn một chút thì lại không dám lên tiếng tố giác về việc bản thân bị
bạo hành để yêu cầu sự bảo vệ, giúp đỡ từ người xung quanh vì sợ khơng ai tin, cơ
nói khơng được kể với bố mẹ,…. Cũng do sự không tố giác này mà các hành vi
bạo hành diễn ra ngày càng nhiều và có xu hướng càng ngày càng nghiêm trọng
hơn.
2.2.5. Do truyền thống giáo dục ở Việt Nam
- Nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là do ảnh hưởng từ quan
niệm giáo dục truyền thống “thương cho roi cho vọt”. Theo một nghiên cứu của

Viện Tâm lý học, các giáo viên sử dụng các hình thức trừng phạt bằng bạo lực, đe
dọa bắt nguồn từ tập quán, truyền thống văn hóa thế hệ trước để lại. Theo nếp nghĩ
của người Việt Nam, người thầy rất có quyền uy, sức mạnh. Nhiều phụ huynh còn
quan niệm rằng: “Phải đánh mới nên người”. Bởi thế có phụ huynh thậm chí ủng
hộ cơ giáo đánh địn con mình như một biện pháp trừng phạt giúp trẻ biết lỗi và lần
sau không mắc nữa. Câu “Hay chữ không bằng dữ đòn” hoặc “Yêu cho roi cho vọt,
ghét cho ngọt cho bùi” được cả xã hội đồng tình, mọi hình phạt từ người thầy đưa
ra lúc đó dù khơng phải lúc nào cũng đúng đắn đều không bị một phản ứng nào từ
phụ huynh và học sinh.

III. Một số giải pháp phòng ngừa bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em
Hiện tượng bạo hành nhất là bạo hành trẻ em trong nhà trường dù dưới bất
kỳ hình thức nào thì cũng không thể chấp nhận được. Việc ngăn chặn và xử lý
nghiêm minh các hành vi bạo hành với trẻ em là việc làm hết sức quan trọng và


cần đến sự quan tâm của toàn xã hội. Từ việc phân tích những nguyên nhân dẫn
đến hành vi bạo hành của giáo viên đối với học sinh chúng tôi đưa ra một số giải
pháp như sau:
- Cần phải thay đổi khâu tuyển dụng và đào tạo giáo viên. Hiện nay, ở một
số nước trên thế giới, tiêu chuẩn tuyển giáo viên khá khắt khe. Ngoài việc phải đáp
ứng chiều cao chuẩn, giáo viên phải trải qua một đợt thi trắc nghiệm mức độ chịu
đựng tâm lý đủ để kiềm chế và có cách ứng xử khi có những xung đột hay mâu
thuẫn xảy ra. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, để
hạn chế tối đa hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường thì khâu tuyển chọn
giáo viên đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu nghề là việc làm hết sức quan
trọng. sắp tới cần hạn chế việc đào tạo giáo viên của các trường ngoài sư phạm.
- Cần có những quy định chi tiết về lắp các thiết bị cơng nghệ hiện đại như:
các thiết bị ghi hình, camera giám sát, điện thoại thông minh... tại các cơ sở mầm
non nhằm phát hiện dễ dàng được các hành vi bạo hành trẻ em. Những đoạn phim

ghi hình cũng là bằng chứng rất cụ thể, hữu hiệu giúp người dân thực hiện tố giác,
tố cáo hành vi bạo hành trẻ em tới cơ quan chức năng; đồng thời các cơ quan cũng
cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật; tránh
trường hợp thực hiện một cách chống đối.
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Xác
định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước,
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta những năm qua đã dành cho ngành giáo dục đào tạo sự quan tâm đặc biệt. Trên địa bàn cả nước, tuy nơi này nơi kia vẫn cịn
những khó khăn nhưng nhìn chung đời sống giáo viên đã được cải thiện. Tuy
nhiên, so với mặt bằng chung thì với mức lương cơ bản của giáo viên hiện nay là
thấp. Đa số giáo viên rất khó khăn khi chỉ sống bằng đồng lương, nhiều người phải
dạy thêm ngồi giờ hoặc đi làm thêm các cơng việc khác nhau để cải thiện đời


sống và đây là áp lực rất lớn đối với họ. Do đó, để giảm áp lực và tạo điều kiện cho
giáo viên chuyên tâm công tác trước hết đời sống vật chất và tinh thần của giáo
viên cần phải được đảm bảo.
- Ngoài ra, ngành giáo dục - đào tạo cần phải có những nỗ lực mới trong
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngay trong q trình học tập, rèn
luyện và tào tạo. Trong khơng gian sư phạm của nhà trường đại học, cao đẳng, giáo
dục đạo đức nhà giáo phải được đặt lên hàng đầu, trọng tâm và thường xuyên...
Giải quyết tốt công tác này chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm
vụ “dạy tốt, học tốt”.
- Với các thầy cô giáo thì nhà trường khơng có trách nhiệm phải bồi dưỡng,
trang bị những kỹ năng sống, lối ứng xử cho các giáo viên. Nhưng bản thân các
thầy cơ phải có trách nhiệm tự trang bị kiến thức, kỹ năng cho mình. Người thầy,
ngồi tài năng phải hội đủ những đức tính như sự mực thước trong cuộc sống, lịng
u nghề, tận tâm tận lực với sự nghiệp. Ở góc độ đạo đức, thầy, cơ giáo phải là
những người vừa có tình u thương, vừa nghiêm khắc với trị và với chính cả bản
thân mình.
- Gia đình và nhà trường phải có trách nhiệm trang bị kỹ năng sống cho các

em để các em hình thành bản lĩnh, cốt cách tránh được nguy cơ bị bạo hành, không
bị bấn loạn tinh thần khi gặp phải hành vi bạo hành hay khi đã bị hành vi bạo hành
thì cần phải tố giác hành vi đó. Và đây là cơng việc lâu dài, thường xuyên, bền bỉ
và cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ.
- Cần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với quan niệm giáo dục
“thương cho roi cho vọt”. Các chiến dịch để cải thiện hiểu biết của cộng đồng về
tác hại của bạo hành trong nhà trường cũng cần được các tổ chức làm về bạo hành
trong nhà trường dựa vào cộng đồng tận dụng và phát huy. Đồng thời cần nâng cao
hiểu biết của cộng đồng về pháp luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô


giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các chính sách,
luật pháp.
- Ngồi ra, để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực,
hệ thống pháp luật cần có các chế tài cụ thể đối với các hành vi bạo lực, đặc biệt là
các hành vi dẫn đến nguy cơ bạo lực và xâm hại (sao nhãng, bỏ rơi...), các hành vi
bạo lực tinh thần (mắng nhiếc, chửi bới, hạ nhục, gây sức ép...). Hiện nay, nhiều vụ
bạo lực, xâm hại trẻ em thường không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Nguyên nhân chính là do chúng ta thiếu một hệ thống bảo vệ trẻ em được vận hành
có cơ chế, quy trình chặt chẽ, định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng
cơ quan. Sự theo dõi, phối hợp, đánh giá chưa được giao cho một cơ quan, một
ngành chịu trách nhiệm chính. Do đó, cơ chế, quy trình, cơ cấu trách nhiệm và
chức năng bảo vệ trẻ em trước hết phải được định rõ, cụ thể trong luật.

KẾT LUẬN
Ở trên thế giới, ngành khoa học và giáo dục quan niệm, chăm sóc cho trẻ
dưới 5 tuổi là nền tảng để phát triển nhân cách cho một con người trong tương lai.
Nếu chúng ta không chăm sóc cho lứa tuổi này thì nhân cách của các em sau này sẽ
có nhiều sự lệch lạc. Do đó, các hành vi bạo hành trẻ em ở nhà trường, dù ở góc độ
đạo đức hay pháp lý là khơng thể chấp nhận được và phải được xử lý nghiêm khắc

theo quy định của pháp luật. Trong hầu hết các vụ việc, những người trực tiếp gây
ra hành vi bạo hành trẻ em ở nhà trường đều khơng có hiểu biết về pháp luật và
đều cảm thấy sẽ không bị phát hiện hoặc phát hiện thì hình thức xử phạt sẽ nhẹ. Vì
vậy, cần phải tuyên truyền sâu rộng, thường xun, liên tục, thậm chí đến từng gia
đình, nhà trường, khu dân cư để họ hiểu, nhận thức rõ các quy định của pháp luật
về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, sự chung tay góp


sức của cá nhân, các tổ chức xã hội trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Thêm vào đó, các chế tài xử lý, khung hình phạt của chúng ta đối với các trường
hợp vi phạm cần phải nghiêm minh, mang tính răn đe cao hơn nữa để mọi người
khi nhìn vào đó thấy rõ, ý thức được hành động của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 144/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ,
cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em.
2. Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục.
3. Luật bảo vệ trẻ em 2016
4. (Truy cập ngày 25/05//2018 |19:25)


5. (Truy cập ngày 25/05/2018 |19:28)
6. />uuid=75734eae-7bb4-4ba5-bd8d-e0d2643c4855&groupId=13025 (Truy cập ngày
25/05/2018 |20:05)

PHỤ LỤC






×