Bài 39 Bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Trình bày được: + Quá trình tạo thành nước tiểu
+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Quá trình bài tiết nước tiểu.
• Phân biệt được: + Nước tiểu đầu và huyết tương.
+ Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
2. Kỹ năng
• Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thận và hệ bài tiết nước tiểu
II Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to hình 39-1
- Băng hình sự tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu và các đoạn phim khác:
Để làm nguồn thông tin cho dạy học mục I. Tạo thành nước tiểu SGK Sinh học 8 dựa vào
hình 39 -1: Tuy nhiên, quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận, gồm có
các quá trình lọc máu, quá trình hấp thu lại, quá trình bài tiết. Hình 39-1 tuy mô tả được quá
trình tạo thành nước tiểu, nhưng chúng là các hình tĩnh nên chưa thể hiện được hết tính
“động” của cả quá trình tạo nước tiểu cũng như của từng giai đoạn tạo ra các thành phần nước
tiểu Trực quan hoá quá trình nước tiểu chỉ bằng hình này sẽ gây khó khăn cho HS trong giai
đoạn hình thành biểu tượng nhận thức
Chính vì một số nhược điểm đó của các hình minh hoạ trong SGK, chúng tôi đã sưu tầm và bổ
sung trong dạy học quá trình bài tiết nước tiểu bằng một số đoạn phim sau:
- Đoạn phim 1: Quá trình bài tiết nước tiểu hoàn chỉnh (đoạn phim này mô tả chi tiết các giai
đoạn của quá trình bài tiết nước tiểu, quá trình lọc máu thành phần nước tiểu đầu, quá trình
hấp thu lại, thành phần nước tiểu chính thức. ở mỗi đoạn chuyển tiếp đều xuất hiện tên của
các quá trình, thuận lợi cho HS có thể quan sát và phân chia quá trình bài tiết nước tiểu thành
các quá trình nhỏ hơn)
- Đoạn phim 2: quá trình lọc máu ở nang cầu thận
+Màng lọc và vách mao mạch với các lỗ;
+Sự chênh lệch về áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc;
+ Các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu.
- Đoạn phim 3: Quá trình hấp thu lại
+Có sử dụng ATP;
+Các chất được hấp thu lại: Các chất dinh dưỡng, nước, các ion(H+, K+...).
- Đoạn phim 4: Quá trình bài tiết tiếp
+ Có sử dụng ATP;
+ Các chất được bài tiết tiếp:các chất cặn bã (axít uríc, crêatin..., các chất thuốc, các ion chứa
H+, K+....
(Các đoạn phim 2,3,4 là các đoạn phim nhỏ được cắt ra từ đoạn phim 1, mô tả chi tiết hoạt
động của cầu thận, ống thận và ống góp). Sau khi đã có đầy đủ các tư liệu, chúng tôi tiến hành
tổ chức hoạt động học tập cho HS như sau:
III. Hoạt động dạy – học.
Mở bài: Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành
nước tiểu, quá trình đó diễn ra như thế nào? → Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu quá trình tạo thành nước tiểu
Mục tiêu: - Trình bày được sự tạo thành nước tiểu.
- Chỉ ra sự khác biệt giữa:
+ Nước tiểu đầu và huyết tương.
+ Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
• Thao tác1:
- GV chiếu đoạn phim 1 mô phỏng quá trình tạo
thành nước tiểu hoàn chỉnh từ quá trình lọc máu ở
nang cầu thận đến thạo thành nước tiểu đổ vào bể
thận.
Yêu cầu HS quan sát phim và trả lời câu hỏi: Sự tạo
thành nước tiểu gồm quá trình nào? chúng diễn ra
ở đâu?
- HS quan sát phim và trả lời: quá trình tạo thành
nước tiểu gồm:
+Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận và tạo thành nước tiểu đầu.
+Quá trình hấp thu lại các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết như Na+, Cl-....
+Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axít uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+,
K+...).
+Quá trình hấp thu lại và bài tiết tiếp diễn ra ở ống thận.
-Thao tác 2:
GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát kĩ đoạn phim về giai đoạn lọc máu ở nang cầu thận và đánh
dấu √ vào bảng, trả lời câu hỏi sau bảng
Thành phần nước tiểu đầu và máu
Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
HS: Hoàn thành bảng
Trả lời câu hỏi:
+Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và pôtêin
+Máu có các tế bào máu và prôtêin
• Thao tác3:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ theo từng bàn (mỗi nhóm 3 – 4 em) và phát cho mỗi
nhóm 1 phiếu học tập có nội dung như sau:
Đáp án bảng
- GV lần lượt chiếu các đoạn phim 2,3,4 mô tả đặc điểm từng quá trình bài tiết trong ống thận
yêu cầu HS quan sát và điền vào PHT để thấy được đặc điểm của các quá trình bài tiết nước
tiểu, so sánh được thành phần nước tiểu đầu và cuối
- HS quan sát đoạn phim mô tả quá trình hấp thu lại trên ống thận và trả lời câu hỏi: nước
tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? bằng cách điền vào phiếu học tập (PHT)
Máu Nước tiểu đầu
Prôtêin
Tế bào máu
Máu Nước tiểu đầu
Prôtêin
√
Tế bào máu
√
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
-Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
hơn
-Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng
- Nồng độ các chất hòa tan đặc hơn
-Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc
hơn
-Gần như không còn các chất dinh dưỡng
*Thao tác 4: Củng cố, hoàn thiện kiến thức
GV chiếu lại toàn bộ phim quá trình tạo thành nước tiểu,yêu cầu HS làm bài tập Hãy điền các
cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau vào chỗ trống: lọc máu ở cầu thận, ống dẫn nước
tiểu, nước tiểu chính thức , nước tiểu đầu, hấp thu lại, bể thận, bóng đái
Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm quá trình.........để
tạo thành........., quá trình...........các chất còn cần thiết và bài tiết tiếp các chất độc và không
cần thiết ở ống thận để tạo nên............và ổn định một số thành phần máu.Hoạt động 1
Hoạt động 2 Bài tiết nước tiểu
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần II
- Một đến ba HS trình bày, lớp bổ sung để hoàn chỉnh đáp án.
- Nước tiểu chính thức bể thận ống dẫn nước tiểu tích trữ ở bóng đái ống đái
ngoài.
- Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?
GV yêu cầu trả lời cá nhân, chỉnh lý và rút ra kết luận
+ Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi
tiểu Bài tiết ra ngoài.
IV. Kiểm tra đánh giá
• Nước tiểu được tạo thành như thế nào?
• Trình bày sự bài tiết nước tiểu?
V. Dặn dò
• Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
• Đọc mục “Em có biết?”
• Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết
• Kẻ phiếu học tập vào vở.
Phiếu học tập số 1
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái
ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi