Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.6 KB, 8 trang )

Nhóm 3:
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
1. Quỹ tín dụng
Quỹ tín dụng là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và kết quả hoạt động thực hiện mục tiêu chủ yếu
là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng
thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và cải
thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy
để phát triển.
Quỹ tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quỹ tín dụng là một tổ chức hợp tác, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
và dịch vụ ngân hàng nhằm tương trợ và giúp đỡ các chủ thể trong nền kinh tế xã hội phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống. Thành viên tham
gia quỹ tín dụng có quyền sở hữu và quản lý mọi tài sản và hoạt động của quỹ
theo tỷ lệ vốn góp.
- Phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng khá hẹp, chủ yếu là ở địa bàn nông thôn,
các tụ điểm dân cư gắn với địa bàn hành chính cấp xā, phường, hoặc liên xã,
liên phường.
- Các quỹ tín dụng thường hoạt động trong một hệ thống liên kết với nhau thành
hệ thống từ trung ương đến khu vực và cơ sở. Mỗi quỹ tín dụng là một đơn vị
kinh tế độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua hoạt
động điều hoà vốn, thông tin, cơ chế phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho hệ
thống quỹ phát triển bền vững.
- Thế mạnh của quỹ tín dụng là bám sát khách hàng, do đó họ có điều kiện nắm
bắt kịp thời nhu cầu và khả năng của khách hàng để cung cấp các dịch vụ của
quỹ một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Thông thường, các hoạt động cơ bản của quỹ tín dụng bao gồm:
* Huy động vốn: nhân tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các thành viên
và ngoài thành viên; vay vốn từ các tổ chức tài chính trung gian khác.
* Cho vay: Cho vay đổi với các thành viên và các hộ gia đình, cá nhân không phải là
thành viên trên địa bàn; Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng
khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.


* Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Quỹ tín dụng được mở tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng trung ương và các tổ chức tài chính khác; Quỹ tín dụng được thực hiện các dịch
vụ thanh toán và ngân quỹ, để phục vụ chủ yếu cho các thành viên.


* Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: nhận ủy thác và làm đại lý trong
các lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo quy định của luật pháp và thực hiện các hoạt động
khác.
2. Qũy đầu tư
Qũy đầu tư là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động dựa trên việc huy động
những nguồn nhỏ lẻ trong xã hội thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ để đầu tư
trên thị trường chứng khoán và các hình thức đầu tư khác. Mục tiêu của quỹ đầu tư là
làm gia tăng giá trị vốn và thu nhập của mỗi cổ phần hay chứng chỉ quỹ. Vì vậy, công
ty đầu tư đặc biệt quan tâm đến đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Nhìn chung, đầu tư qua quỹ có những lợi ích sau:
+ Đảm bảo tính chuyên nghiệp trong đầu tư
+ Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư
+ Nâng cao hiệu quả đầu tư
Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn, quỹ đầu tư được chia thành 2
loại: quỹ đầu tư mở và quỹ đầu tư đóng.
- Qũy đầu tư mở là quỹ đầu tư tạo vốn nhiều lần thông qua việc phát hành cổ phiếu
hay chứng chỉ quỹ. Trong quá trình hoạt động, quỹ có thể phát hành bổ sung hoặc mua
lại cổ phiếu, chứng chỉ của chính quỹ mình. Các giao dịch mua bán được thực hiện
trực tiếp với công ty quản lý quỹ. Chứng chỉ quỹ đầu tư dạng mở không được niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
- Qũy đầu tư đóng là quỹ chỉ đạo vốn một lần thông qua phát hành chứng chỉ quỹ ra
công chúng. Tổng số vốn huy động của quỹ là cố định trong suốt thời gian huy động
quỹ. Chứng chỉ đầu tư tạm đóng được niêm yết trên TTCK
Hiện nay ở Việt Nam có một số quỹ đầu tư như Dragon Capital, Vietfund, Vina
Capital, Mekong Capital, Prudential Fund, IFC, IDG, và hầu hết các quỹ này đều là

quỹ đầu tư đóng.Trong đó , nhiều quỹ đầu tư đã niêm yết trên thị trường chứng khoán
như Prudential Fund, Viet Fund,...
3. Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu là nhằm
đề phòng những rủi ro tài chính cho những người tham gia bảo hiểm về những rủi ro
thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia phải trả một khoản tiền gọi
là phí bảo hiểm.
Hoạt động chủ yếu của các công ty bảo hiểm thường là:


-

Cung cấp dịch vụ bảo hiểm: Công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm của người
tham gia lao bảo hiểm và tiến hành chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm
nếu rủi ro xảy ra
- Sử dụng vốn nhàn rỗi tập trung được để đầu tư tài chính.
Công ty bảo hiểm nhân thọ: Các công ty bảo hiểm nhân thọ bảo đảm cho dân chúng
đề phòng các rủi ro về tài chính nếu chết thanh toán thu nhập hàng năm cho người hưu
trí. Các công ty này huy động vốn nhờ phí bảo hiểm mà dân chúng thanh toán để giữ
các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực rồi dùng vốn thu được để chủ yếu là mua các trái
phiếu công ty và cho vay thế chấp mua bất động sản. Chúng cũng mua cổ phiếu nhưng
bị hạn chế về tổng số.
Công ty bảo hiểm cháy và tai nạn: Các công ty này bảo hiểm cho những người đóng
bảo hiểm của họ trong trường hợp thiệt hại do mất trộm, cháy và tai nạn gây ra.
Chúng rất giống các công ty bảo hiểm nhân thọ ở chỗ huy động vốn nhờ phí bảo hiểm
cho các hợp đồng bảo hiểm, có nhiều khả năng bị mất vốn hơn nếu có nhiều tai họa
xảy ra. Vì lý do này, các công ty bảo hiểm tai nạn dùng vốn của mình mua những tài
sản có thanh khoản cao hơn so với những tài sản có mà công ty bảo hiểm nhân thọ
mua
Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới. Công ty bảo

hiểm đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào 12/1964 và chính thức đi vào hoạt
động 1/1965, đó là Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Tuy nhiên, hiện nay, ngoài
Bảo Việt, còn có nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam như: Công ty bảo hiểm Bảo Minh, công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex(PJICO), Prudential, AIA,...
4. Công ty tài chính
Công ty tài chính là một tổ chức tài chính trung gian được thành lập dưới dạng một
công ty trực thuộc một ngân hàng thương mại hay một tập đoàn kinh tế có nhiệm vụ
huy động vốn ngắn hạn và thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán.
Các hoạt động chủ yếu và thường xuyên của công ty tài chính là:
- Huy động vốn: Công ty tài chính thực hiện hoạt động huy động vốn dưới các
hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi từ một năm trở lên.
- Cho vay và đầu tư: Cho vay với các kỳ hạn khác nhau; Chiết khấu các chứng
từ có giá, cầm cố các loại hàng hóa, vật tư, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và dụng
cụ bảo đảm khác; Góp vốn mua cổ phần, đầu tư vào các dự án và tham gia vào
thị trường tiền tệ.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính khác như tư vấn tài chính, bảo lãnh, ...


Điểm khác biệt giữa công ty tài chính với ngân hàng thương mại:
- Công ty tài chính không nhận tiền gửi của dân chúng, của các tổ chức kinh
tế - xã hội, … với thời hạn ngắn và dưới hình thức mở tài khoản. Để tạo nguồn
vốn bổ sung cho hoạt động của mình, các công ty tài chính được vay dưới hình
thức phát hành các phiếu nợ dài hạn.
- Các công ty tài chính không thực hiện các dịch vụ thanh toán, không sử
dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán.
- Điểm khác biệt quan trọng của công ty tài chính so với ngân hàng thương mại
là ở sự điều hành của Chính phủ. Chính phủ chỉ kiểm soát số tiền cực đại mà các công
ty tài chính có thể cho các cá nhân người tiêu dùng vay và kỳ hạn của hợp đồng nợ,

nhưng không có hạn chế nào về mở chi nhánh, về những tài sản có mà họ nắm giữ và
sự thu nhận vốn của các công ty tài chính. Việc không can thiệp và kiểm soát chặt chẽ
của Chính phủ giúp cho các công ty tài chính có thể phục vụ tốt các nhu cầu của
khách hàng hơn là các ngân hàng.
5. Công ty cho thuê tài chính: Là tổ chức tài chính trung gian thực hiện dịch vụ cho
thuê tài chính
Dịch vụ cho thuê tài chính là một dịch vụ tín dụng trung, dài hạn thông qua tài sản
cho thuê, trong đó bên cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm
giữ quyền sở hữu tài sản đó trong suốt thời hạn thuê; bên đi thuê sử dụng tài sản và
thanh toán tiền thuê theo hợp đồng. Kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền
chọn mua tài sản với giá tượng trưng hoặc được quyền thuê tiếp theo các điều khoản
đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Các hoạt động chủ yếu của công ty cho thuê tài chính là:
- Huy động vốn trung và dài hạn.
- Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến nghiệp
vụ cho thuê.
- Cung cấp dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản, bảo lãnh liên quan đến tài sản thuê.
- Các hoạt động khác theo luật định
Về bản chất, cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ tín dụng, cho nên nó giống một
khoản cho vay thông thường ở chỗ: Công ty cho thuê tài chính phải xuất tiền với kỳ
vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau một thời hạn nhất định. Công ty cũng phải đối mặt với
rủi ro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả không trả được tiền thuê đầy đủ và
đúng hạn. Tuy nhiên, cho thuê có nhiều điểm khác biệt với cho vay ở chỗ: Công ty
cho thuê tài chính có quyền thu hồi tài sản nếu thấy bên thuê không thực hiện đúng


hợp đồng, cho thuê không có tài sản bảo hiểm, nhiều tài sản thuê mang tính đặc
chủng, khó bán, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao,... nên cho thuê tài chính thường có rủi
ro rất cao.

6. Công ty chứng khoán
- Khái niệm: Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện
một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh chứng khoán như môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn
đầu tư chứng khoán.
- Đặc điểm của công ty chứng khoán: Các công ty chứng khoán được tổ chức rất
khác nhau phụ thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty hay mức độ phát
triển của thị trường. Tuy nhiên, chúng vẫn có cùng một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian; là một chủ thể
hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tính chất trung gian được thể hiện trong việc công
ty chứng khoán là tổ chức trung gian giữa nhà phát hành với nhà đầu tư và giữa các
nhà đầu tư với nhau.
thứ hai, công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán
như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư…
● Hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
-

Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian hoặc đại diện mua bán
chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Với hoạt động này,
công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông
qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC.
Với hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến khách hàng
những sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa những nhà đầu tư
bán chứng khoán với nhà đầu tư mua chứng khoán.
Để làm tốt được hoạt động trên đòi hỏi các nhân viên môi giới của các
công ty chứng khoán phải có những phẩm chất, tư cách đạo đức nghề
nghiệp và có kĩ năng chuyên nghiêp, thành thạo trong công việc.

-


Hoạt động tự doanh:
Tự doanh là công ty chứng khoán tiến hành mua, bán chứng khoán cho
chính mình. Hoạt động này nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty.
Nguồn vốn cho hoạt động này là nguồn vốn của chính công ty. Hoạt


-

-

-

động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán được thực
hiện thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị
trường OTC. Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế giao dịch theo
cơ chế khớp giá; hoạt động này được thực hiện thông qua hoạt động tạo
lập thị trường. Điều đó có nghĩa là các công ty chứng khoán đóng vai trò
là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định
và thực hiện mua bán với các khách hàng và hưởng chênh lệch giá.
Hoạt động tự doanh song hành với hoạt động môi giới. Do đó, trong quá
trình thực hiện không thể tránh khỏi những xung đột lợi ích . Vì vậy, luật
chứng khoán các nước đều quy định tách biệt quản lý , ưu tiên khách
hàng ; góp phần bình ổn thị trường và hoạt động tạo lập thị trường .
Hoạt động bảo lãnh phát hành
“ Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành
cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán
chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức
phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân
phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc

phân phối chứng khoán ra công chúng “.
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động
phân tích để đưa ra các lời khuyên , phân tích các tình huống có thể thực
hiện một số công việc liên quan đến phát hành ; đầu tư và cơ cấu tài chính
cho khách hàng.
Hoạt động này đòi hỏi người tư vấn phải có kiến thức chuyên sâu, đầu óc
phải nhạy bén vì chất xám họ bỏ ra sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng .
Đây cũng là hoạt động đòi hỏi sự cẩn trọng khi đưa ra lời khuyên cho
khách hàng.
Các nghiệp vụ phụ trợ
Ngoài các hoạt động kể trên , công ty chứng khoán còn có thể thực hiện
các hoạt động phụ trợ như:
+ Lưu ký chứng khoán: là việc nhận ký gửi, bảo quản , chuyển giao chứng
khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan
đến sở hữu chứng khoán.
+ Quản lý thu nhập của khách hàng: xuất phát từ việc lưu kí chứng khoán
cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức


của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho
khách hàng, thông qua tài khoản của khách hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng: là các nghiệp vụ cho vay chứng khoán để khách
hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc mua ký quỹ.
+ Repo chứng khoán: là giao dịch bán rồi mua lại chứng khoán theo kì hạn nhất
định. Về bản chất thì nghiệp vụ repo giống như một khoản vay có bảo đảm bằng
các chứng khoán và các tài sản bảo đảm khác. Về hình thức biểu hiện thì repo
chứng khoán sử dụng một hợp đồng để mua lại (còn gọi là hợp đồng repo).
+Dịch vụ tư vấn tài chính: xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp
như các vấn đề liên quan đến công nợ của doanh nghiệp.

Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp: tư vấn cho các doanh nghiệp lựa chọn
cấu trúc tài chính tối ưu nhằm tạo chi phí vốn thấp nhất và giá trị thặng dư
cho cổ đông lớn nhất đồng thời lựa chọn các công cụ tài chính phù hợp
với một số tình hình thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
7. Một số tổ chức tài chính trung gian khác
Quỹ hưu trí: là tổ chức tài chính trung gian huy động tiền bằng cách nhận đóng góp
từ người lao động trong các doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán, sau đó trả lại các
thành viên của quỹ dưới hình thức tiền hưu.
Có hai loại chương trình hưu trí chính:
Chương trình hưu trí xác định mức độ trợ cấp: người sử dụng lao động bảo đảm rằng
nhân viên nhận được một lượng lợi ích nhất định khi nghỉ hưu, bất kể kết quả của các
khoản đầu tư bằng tiền đóng góp. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm cho một
khoản thanh toán lương hưu cụ thể cho người nghỉ hưu (số tiền được xác định theo
công thức, thường dựa trên thu nhập và số năm phục vụ), và nếu tài sản trong kế
hoạch lương hưu không đủ để trả các khoản trợ cấp, công ty chịu trách nhiệm cho
phần còn lại của khoản thanh toán.
Chương trình hưu trí xác định mức độ đóng góp: người sử dụng lao động thực hiện
các kế hoạch đóng góp cụ thể cho công nhân, thường phù hợp với các mức độ khác
nhau dữ vào những đóng góp của nhân viên. Lợi ích cuối cùng mà nhân viên nhận
được phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư của chương trình. Trách nhiệm của công ty chỉ
làdừng lại ở việc trả một khoản đóng cụ thể.


Thông thường, "chương trình hưu trí" có nghĩa là chương trình hưu trí xác định mức
độ trợ cấp, với một khoản thanh toán được thiết lập, được tài trợ và kiểm soát hoàn
toàn bởi người sử dụng lao động.

Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương
Là tổ chức tài chính trung gian có rất nhiều đặc điểm tương đồng với các hiệp hội
tiết kiệm và cho vay. Ngân hàng thu hút tiền gửi của công chúng và chủ yếu cho các

doanh nghiệp, các cá nhân vay để mua nhà và các loại bất động sản.
Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ là một loại tổ chức tiết kiệm ban đầu được thiết kế để
phục vụ các cá nhân có thu nhập thấp.



×