Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hệ thống thu gom rác thải Container di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.37 KB, 4 trang )

Hệ Thống Thu Gom Rác Thải – Container Di Động
I. Khái niệm:
Khái niệm:
- Khái niệm hệ thống container di động: Trong hệ thống container di động thì
các container được sử dụng để chứa chất thải rắn và được vận chuyển đến hố
đổ, đổ bỏ chất thải rắn và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu
gom mới.
2. Phân loại:
- Hệ thống thu gom CTR container di động được chia làm 2 loại:
+ Loại 1: Container di động – loại cổ điển.
+ Loại 2: Container di động – loại trao đổi.
II. Phạm vi áp dụng:
1.

Hệ thống Container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh chất thải có
khối lượng lớn (trung tâm thương mai, nhà máy…) bởi vì các container sử
dụng các kích thước lớn.
III. Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm: Có kích thước lớn nên :
+ Thích hợp cho nguồn thải có tốc độ phát sinh lớn
+ Giảm thời gian do giảm số lần vận chuyển
+ Đảm bảo vệ sinh
+ Không sử dụng nhiều lao động (1-2 công nhân)
 Nhược điểm:
+ Hệ số sử dụng container thấp do chất thải rắn không được nén trong
Container
-

IV. Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động: kiểu cổ điển và
kiểu trao đổi container:
1.



Hệ thống container di động – loại cổ điển:


Mô hình nguyên lý hoạt động của hệ thống container di động – loại cổ điển.
Đối với hệ thống container di động –loại cổ điển, quy trình thu gom được mô
tả như sau:
Bước 1: Xe thu gom (xe không) sẽ đi từ trạm xe đến nơi thu gom rác (hộ gia đình,
nơi tập trung rác của khu dân cư).
Bước 2: Lấy thùng chứa đầy rác đặt lên xe, chở đến nơi tiếp nhận (có thể là bãi đổ,
điểm hẹn, trạm trung chuyển, nhà máy xử lý, trạm phân loại tập trung hay bãi chôn
lấp).
Bước 3: Đổ rác tại bãi tập kết.
Bước 4: Xe mang thùng rác rỗng trở về vị trí đã lấy rác lúc trước, trả thùng rác
rỗng về vị trí cũ.
Bước 5: Tiếp tục di chuyển từ vị trí này đến vị trí cần thu gom tiếp theo. Quá trình
lặp lại như ban đầu.
Bước 6: Xe trở về trạm xe (khi đã hoàn tất công tác thu gom của một ngày làm
việc
theo quy định).
2. Hệ thống container di động – loại trao đổi:


Mô hình nguyên lý hoạt động của hệ thống container di động – loại trao
đổi.
Đối với hệ thống container di động – loại trao đổi container, quy trình thu
gom có thay đổi so với mô hình cổ điển.
Bước 1: Xe thu gom đi từ trạm xe nhưng với một thùng rác rỗng trên xe, đến vị trí
thu gom đầu tiên.
Bước 2: Xe sẽ đặt thùng rác rỗng xuống và nhấc thùng chứa đầy rác lên xe. Rồi

vận chuyển thùng chứa đầy rác đến nơi tiếp nhận.
Bước 3: Đổ rác xong tại bãi đổ tập kết.
Bước 4: Xe sẽ mang thùng rác rỗng đến nơi thu gom tiếp theo và tiếp tục lấy thùng
chứa đầy rác chuyển về nơi tiếp nhận (mà không cần trở về vị trí thu gom đầu).
Bước 5: Xe trở về trạm xe (Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm
việc). Khi đó người thu gom sẽ mang thùng rác rỗng từ nơi tiếp nhận trở về trạm
xe.
3. Nhận xét:
- Giống: Từ sự phân tích về nguyên lý hoạt động của 2 hệ thống container di
động loại cổ điển và loại trao đổi nêu trên. Về cơ bản nguyên lý hoạt động
của 2 loại xe này là như nhau, đều trải qua các công đoạn (1) Lấy rác, (2)
Vận chuyển đến bãi đổ, (3) Đổ bỏ CTR và (4) Về vị trí thu gom ban đầu
hoặc vị trí thu gom mới. Cả 2 loại xe đều thích hợp cho các nguồn phát sinh
CTR có khối lượng lớn (Trung tâm thương mại, nhà máy,..)
- Khác: Một điểm khác biệt giữa 2 loại xe này là: Hệ thống xe container di
động- loại trao đổi container sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với loại cổ điển do


không phải mất 1 lần quay lại nơi thu gom rác đầu tiên để đặt thùng rác
rỗng.

V. Các công thức tính thời gian:
1. Thời Gian Lấy Tải (P):
-

-

Hoạt động theo phương pháp cổ điển:
Thời gian lấy tải (Pdđ) = Thời gian chất thùng rác đầy lên xe + thời gian trả
thùng rác rỗng về vị trí cũ + thời gian vận chuyển giữa hai điểm lấy rác kế

cận.
Hoạt động theo phương pháp trao đổi container:
Thời gian lấy tải ( Pdđ) = Thời gian chất thùng rác đầy lên xe + thời gian trả
thùng rác rỗng về vị trí lấy rác tiếp theo.

2.

Thời Gian Vận Chuyển (h):

-

Thời gian vận chuyển ( h ) = Thời gian từ vị trí lấy rác đến bãi chôn lấp +
thời gian từ bãi chôn lấp về vị trí đặt thùng rác rỗng.

3.

Thời Gian Ở Bãi Đổ (s):

-

Thời gian ở bãi đổ (s) = Thời gian cần để đổ rác xuống bãi chôn lấp + thời
gian chờ đổ rác.

4.

Thời Gian Không Sản Xuất (W):

-

Là toàn bộ thời gian hao phí cho các hoạt động không sản xuất, có thể chia

thành 2 loại: thời gian hao phí cần thiết và thời gian hao phi không cần thiết
+ Thời gian hao phí cần thiết bao gồm: thời gian hao phí cho việc kiểm
tra xe khi đi và khi về vào đầu và cuối ngày, thời gian hao phí cho tắc
nghẽn giao thông và thời gian hao phí cho việc sửa chữa, bảo quản các
thiết bị…
+ Thời gian hao phí không cần thiết bao gồm: thời gian hao phí cho bữa
ăn trưa vượt quá thời gian qui định và thời gian hao phí cho việc trò
chuyện, tán gẫu,…



×