Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN GIAO TIẾP GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ HÀ TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN GIAO TIẾP
GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ TÚ SƠN,
HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ HÀ TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN GIAO TIẾP
GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH
NÔNG THÔN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ TÚ SƠN,
HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)

Ngành: Xã hội học
Mã số: 8.31.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LÊ NGỌC VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của điện thoại thông minh
đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông
thôn hiện nay – nghiên cứu trường hợp tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng” hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu
được sử dụng trong luận văn được dẫn nguồn chính xác trong phạm vi nghiên
cứu và hiểu biết của tôi.
Tác giả luận văn

Đặng Thị Hà Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Khoa Xã hội học – Học viện khoa học xã hội đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành chương trình học cao học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc,
chân thành PGS.TS. Lê Ngọc Văn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải
Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp xúc với người dân ở đây để điều tra
khảo sát và sử dụng dữ liệu để viết luận văn.
Nhân đây, tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ và
bên cạnh tôi suốt thời gian qua, để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng cả sự nhiệt tình và năng
lực. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quý báu

của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............. 24
1.1 Cơ sở lý luận....................................................................................... 24
1.2. Cở sở thực tiễn ................................................................................... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
CỦA CHA MẸ VÀ CON CÁI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA
ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY.......................................................... 33
2.1 Tần suất sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và con cái tuổi vị
thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay ............................................. 34
2.2 Tần suất giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước và sau khi sử dụng điện
thoại thông minh....................................................................................... 38
2.3 Thái độ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước và sau khi sử dụng điện
thoại thông minh....................................................................................... 43
2.4 Những yếu tố tác động đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ................. 46
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN GIAO
TIẾP GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA
ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY........................................................... 52
3.1 Tác động tích cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay 54
3.2 Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay 64
KẾT LUẬN ............................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 71



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1:Tần suất sử dụng điện thoại của cha mẹ và trẻ vị thành niên trong
một ngày .................................................................................................. 34
Biểu đồ 2.1: Tần suất sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và trẻ vị
thành niên trong một ngày ......................................................................... 35
Bảng 2.2: Tần suất và mục đích cha mẹ sử dụng các tiện ích của điện thoại
thông minh ............................................................................................... 36
Bảng 2.3: Tần suất và mục đích trẻ vị thành niên sử dụng các tiện ích......... 37
của điện thoại thông minh ......................................................................... 37
Bảng 2.4: Tần suất cha mẹ trò chuyện với con cái ...................................... 39
Bảng 2.5: Tần suất cha mẹ chia sẻ với con cái về các lĩnh vực .................... 41
Bảng 2.7: Thái độ của con cái khi cha mẹ chia sẻ về các lĩnh vực ............... 43
Bảng 2.8 Mối liên hệ giữa thu nhập của cha mẹ trong một tháng với tần suất
cha mẹ trò truyện với con cái..................................................................... 46
Bảng 2.9 Mối liên hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ với tần suất cha mẹ
trò truyện với con cái ................................................................................ 48
Bảng 13: Mối liên hệ giữa nghề nghiệp của cha mẹ với tần suất cha mẹ trò
truyện với con cái ..................................................................................... 49
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của việc sử dụng điện thoại thông minh............. 52
trong giao tiếp giữa cha mẹ với con cái hiện nay ........................................ 52
Bảng 3.2 Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao
tiếp giữa cha mẹ với con cái ...................................................................... 55
Bảng 3.3 Mối quan hệ giữa mức độ ảnh hưởng của điện thoại thông minh với
tần suất cha mẹ liên hệ với con cái về một số lĩnh vực ................................ 57
Bảng 3.4 Nơi trẻ vị thành niên tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp một số vấn đề về
giới tính, sức khỏe sinh sản, học tập, vui chơi giải trí.................................. 60


Bảng 3.5 Mối liên hệ giữa tần suất và mức độ cần thiết con cái trò chuyện với

cha mẹ về một số vấn đề thông qua điện thoại thông minh.......................... 61
Bảng 3.6 Sử dụng điện thoại thông minh lấy đi thời gian giao tiếp giữa cha
mẹ và con cái............................................................................................ 64
Bảng 3.7 Sử dụng điện thoại thông minh làm rạn nứt tình cảm của con cái với
cha mẹ...................................................................................................... 65


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao tiếp là quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm
thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người. Một trong những cách
phân loại giao tiếp là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp (qua người khác
hoặc qua một phương tiện kỹ thuật nào đó). Hiện nay, vấn đề giao tiếp thông
qua điện thoại thông minh đang được quan tâm và có những ý kiến khác nhau
về vấn đề này. Richard Ling (2014) cho rằng điện thoại thông minh làm thay
đổi cách mọi người giao tiếp [34]. Marilyn Campbell (2005) cho biết thanh
niên sử dụng điện thoại thông minh để tạo ra một xã hội năng động và có
mạng lưới chặt chẽ, cho phép các thành viên có thể liên lạc với các thành viên
khác trong nhóm [32]. Kerry Devitt, Debi Roker (2009) cho rằng việc sử
dụng điện thoại thông minh khiến cho một số người trẻ thu mình vào thế giới
xã hội của chính họ, hoặc có cảm giác an toàn giả [31]… Như vậy, sự xuất
hiện của điện thoại thông minh có ảnh hưởng đến việc giao tiếp khi sử dụng
thiết bị kỹ thuật số này. Chính vì vậy, ảnh hưởng của điện thoại thông minh
đến vấn đề giao tiếp rất đáng được quan tâm và nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những mối quan hệ có
ảnh hưởng quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của mỗi cá
nhân. Tuy nhiên, con cái ở độ tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm sinh
lý đòi hỏi cha mẹ cần có những quan tâm đặc biệt đến con cái ở độ tuổi này.
Chính vì sự thay đổi này, các em tò mò nhiều hơn về cơ thể của bản thân, nên

nhu cầu tìm kiếm thông tin về bản thân được đặt ra. Liệu trẻ vị thành niên có
giao tiếp với cha mẹ để tìm hiểu những thông tin về bản thân, về giới tính, về
tâm tư tình cảm tuổi mới lớn? Ngoài ra, ở lứa tuổi này việc học tập và vui
chơi giả trí cũng cần được quan tâm sát sao. Việc giao tiếp giữa cha mẹ và
con cái không chỉ giúp cha mẹ thực hiện chức năng xã hội hóa con cái mà còn

1


thực hiện chức năng gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Dưới sự xuất hiện và sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh có tác động đến
giao tiếp giữa cha mẹ và con cái như thế nào? Liệu việc sử dụng điện thoại
thông minh có làm rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, làm phá vỡ
các chức năng của gia đình hay không? Đây là một vấn đề không chỉ thuộc
lĩnh vực quan tâm của xã hội học gia đình mà còn là sự quan tâm nghiên cứu
của xã hội học truyền thông. Hiện nay, vấn đề này đã được một số nhà khoa
học trên thế giới tìm hiểu và nghiên cứu, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu liên quan về vấn đề này mà chủ yếu là những bài báo, bài
viết chưa được nghiên cứu đi sâu và cụ thể. Ở Việt Nam có rất ít những
nghiên cứu liên quan về vấn đề ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao
tiếp giữa cha mẹ và con cái, một vài nghiên cứu cũng có đề cập đến vấn đề
này nhưng chủ yếu là những nghiên cứu mô tả chưa đi sâu nói lên bản chất
của hiện tượng xã hội này.
Sự xuất hiện và du nhập của thiết bị công nghệ hiện đại – điện thoại
thông minh khiến người ta nghĩ ngay đến khu vực đô thị, nơi tiếp nhận nhanh
chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, có những nghiên
cứu đã tìm hiểu và nghiên cứu về ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến
giao tiếp của người dân đô thị mà chưa có ai nghiên cứu vấn đề này của người
dân nông thôn. Theo báo cáo Hành vi người dùng điện thoại thông minh của
Nielsen Việt Nam (2017), điện thoại thông minh không còn là một hiện tượng

mới lạ đối với thị trường Việt Nam, điều này có thể thấy rõ thông qua tỉ lệ sở
hữu thiết bị di động thông minh đã tăng lên rõ rệt trên khắp đất nước trong
suốt 5 năm qua. Cụ thể, tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với số
lượng những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% vào năm
2017, tăng 10% so với một năm trước (78%). Ở các thành phố thứ cấp, 71%
người dân sử dụng điện thoại thông minh trong số 93% người sử dụng điện
thoại di động. Đáng chú ý hơn, ở khu vực nông thôn, trong khi 89% dân số sử

2


dụng điện thoại di động, thì đã có 68% trong số đó sở hữu 1 chiếc điện thoại
thông minh [35]. Như vậy cho thấy, không chỉ người dân đô thị mới sử dụng
điện thoại thông minh mà tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng điện thoại thông
minh cũng rất cao. Khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay đang diễn ra quá
trình đô thị hóa rất nhanh dẫn đến sự thay đổi của lối sống, văn hóa, .. của
người dân nông thôn. Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là xã Tú Sơn, huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng vì đây là xã đáp ứng được yêu cầu chọn
mẫu nghiên cứu của đề tài: Thứ nhất, đây là xã đang trong quá trình đô thị
hóa và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội rõ ràng. Thứ hai, xã này cũng
đáp ứng được mẫu thực nghiệm và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu là : Ảnh
hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi
vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay – nghiên cứu trường hợp
tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổng quan này là phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu, các bài
viết liên quan đến đề tài “Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay”
đã được công bố trong và ngoài nước, chỉ ra những đóng góp của các tác giả

đi trước mà luận văn cần tiếp thu kế thừa, cũng như những hạn chế và khoảng
trống mà luận văn cần đi sâu nghiên cứu. Từ đó, xác định mục tiêu, nội dung,
phương pháp, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về điện thoại thông minh
Cùng với sự phát triển của khoa học, đời sống của con người ngày càng
được nâng cao, nhu cầu đảm bảo sức khỏe được quan tâm không chỉ là sức
khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần. Trong điều kiện đó, nhiều nghiên cứu
được thực hiện nhằm tìm hiểu xem điện thoại thông minh tác động như thế

3


nào đến đời sống xã hội của người sử dụng. Nhiều nghiên cứu về những nhân
tố dẫn đến sự thay đổi trong đời sống xã hội đã chỉ ra vai trò của điện thoại
thông minh, phương tiện thông tin liên lạc mới hiện nay ….
Một số nghiên cứu điển hình như: Cuốn The Cell Phone's Impact on
Society (Kết nối Điện thoại thông minh: Tác động của điện thoại thông minh
trong xã hội) của Richard Ling (2004) được đánh giá là một cuốn sách mà bất
cứ ai quan tâm đến việc đánh giá các tác động xã hội của việc sử dụng điện
thoại thông minh cần nghiên cứu và tìm hiểu. Cuốn sách của Richard Ling,
thông qua những mô tả chi tiết và phân tích của một số nghiên cứu, cho chúng
ta một cái nhìn sâu sắc có giá trị về tác động của khoa học và công nghệ làm
thay đổi động lực xã hội của người dân trong đời sống công cộng, chỉ ra việc
sử dụng điện thoại thông minh đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của con
người. Điện thoại thông minh không chỉ là một sự đổi mới kỹ thuật hay là xu
hướng xã hội. Cuốn sách này, dựa trên nghiên cứu trên toàn thế giới liên quan
đến hàng chục nghìn cuộc phỏng vấn và quan sát theo ngữ cảnh, nhìn vào tác
động của điện thoại trong cuộc sống hàng ngày của con người. Dựa trên
nghiên cứu tiến hành trên hàng chục quốc gia, cuốn sách đã xem xét sự tương

tác giữa con người với điện thoại thông minh…. Các cuộc thảo luận hấp dẫn
và dự báo về tương lai của điện thoại sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu ở
khắp mọi nơi một quá trình thông tin xác thực hơn, đồng thời cung cấp cho
các nhà nghiên cứu những ý tưởng mới. Cuốn sách gồm 8 chương với các nội
dung quan trọng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa điện thoại thông minh và con
người. Trong đó, trọng tâm của Chương 5 đề cập đến việc thông qua điện
thoại thông minh, thanh thiếu niên được tạo điều kiện cho các tương tác xã
hội của họ. Thông qua quan điểm văn hóa, Richard Ling nhấn mạnh việc
thanh thiếu niên sử dụng điện thoại thông minh để tạo ra một xã hội năng
động và có mạng lưới chặt chẽ, cho phép các thành viên có thể liên lạc với
các thành viên khác của nhóm "bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào – cho bất cứ lý

4


do nào". Trong chương này ông cũng cho rằng có lẽ nhóm thanh thiếu niên,
nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác, đã sử dụng điện thoại thông minh để duy trì
và phát triển mạng xã hội. [34]
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của điện thoại thông minh đến đời sống
xã hội của giới trẻ” của nhà tâm lý học Marilyn Campbell (2005) thuộc
trường đại học công nghệ Queensland đã chỉ ra vị trí quan trọng của điện
thoại thông minh trong cuộc sống của thanh niên hiện nay. Tác giả khẳng
định, Điện thoại thông minh trong thực tế đã chuyển từ một công cụ công
nghệ thành một công cụ xã hội. Điện thoại thông minh có những tác động cả
tích cực và tiêu cực đến các mối quan hệ bạn bè, các mối quan hệ gia đình và
quan hệ trong nhà trường. Tác động tích cực của điện thoại thông minh là
động lực dẫn đến thay đổi trong gia đình, về các vấn đề như đảm bảo an toàn
cho con cái và giúp bố mẹ giám sát, quản lý con cái: cha mẹ thay đổi cách
nhìn nhận vấn đề tự do giao tiếp của con cái. Một số tác động tiêu cực của
điện thoại thông minh như: phát sinh những khó khăn tài chính, sao nhãng

việc học tập; hành vi gian lận và bắt nạt nảy sinh thông qua điện thoại thông
minh…[32]
Cuốn sách Magic in the Air: Mobile Communication and the
Transformation of Social Life (Ma thuật trong không khí: truyền thông di
động và các chuyển đổi của cuộc sống xã hội) của James Everett Katz (2006)
là phân tích trên phạm vi rộng nhất của thông tin di động từ trước cho đến
nay. Nó phản ánh các khía cạnh xã hội từ sự tác động của điện thoại thông
minh làm nổi lên vai trò của nó trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả phát hiện
ra rằng điện thoại thông minh cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng, và
một số những lợi ích này là cần thiết. Ông cũng khẳng định điện thoại thông
minh không hoàn toàn chỉ có tác động tích cực. Sau khi xem xét ông vạch ra
một số bước để cải thiện tác động tiêu cực của điện thoại thông minh. Tác giả
cũng thảo luận về việc sử dụng và lạm dụng điện thoại thông minh trong môi

5


trường giáo dục, nơi ông tìm thấy rằng việc sử dụng điện thoại gây ra sự mất
tập trung của học sinh trong lớp học; còn là phương tiện khiến học sinh có
hành vi gian lận trong các kì thi... Cha mẹ không còn phản đối việc con cái
của họ có điện thoại thông minh trong lớp học, thay vào đó họ đang gây sức
ép yêu cầu nhà trường thay đổi quy định cho phép học sinh có điện thoại
trong lớp học. Tác giả cũng cho thấy giáo viên đang ngày càng lạm dụng điện
thoại trong lớp học, thậm chí làm gián đoạn bài giảng của mình để trả lời
những cuộc gọi quan trọng. [30]
Trong bài viết “The Role of Mobile Phones in Family Communication”
(Vai trò của điện thoại di động trong truyền thông gia đình) đăng trên Tạp chí
trẻ em và xã hội, tập 23, số 3, Trang 189-202 của tác giả Kerry Devitt, Debi
Roker cho rằng : trong khi có rất nhiều nghiên cứu về truyền thông gia đình
và các mối quan hệ gia đình, có rất ít thông tin về việc liệu (và nếu như vậy)

điện thoại di động đã tác động như thế nào đến các mối quan hệ này. Nghiên
cứu của các tác giả liên quan đến cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 60 gia
đình, bao gồm cả cha mẹ/ người chăm sóc và thanh niên từ 11–17 tuổi. Các
cuộc phỏng vấn đã cho thấy cách điện thoại di động được sử dụng trong giao
tiếp gia đình; quan điểm của người tham gia về lợi ích và bất lợi của việc sử
dụng điện thoại di động; và các vấn đề về an toàn, giám sát và bảo
mật. Những phát hiện này cho thấy rằng những người trẻ tuổi và cha mẹ thấy
điện thoại di động là một cách quan trọng để các gia đình giữ liên lạc, và theo
dõi và đảm bảo sự an toàn của giới trẻ. Tuy nhiên, một số người tham gia cảm
thấy có một nhược điểm, liên quan đến một số người trẻ thu mình vào thế giới
xã hội của chính họ, hoặc có cảm giác an toàn giả là kết quả của việc có một
thiết bị di động. Sự khác biệt về giới trong quan điểm và cách sử dụng cũng
được tìm thấy. [31]
Bài viết “Impact of parents mobile device use on parent-child
interaction” (Tác động của việc sử dụng thiết bị di động của cha mẹ đối với

6


tương tác cha-con) đăng trong Tạp chí Máy tính trong hành vi con người, tập
75 số phát hành C, tháng 10/2017, trang 579-593. Bài viết này đã cung cấp
những thông tin khái quát về sự tác động của thiết bị di động đến cha mẹ
trong quá trình chăm sóc con cái và kết quả của sự tác động này lên mối quan
hệ cha-con. Đánh giá này được tiến hành trên các tài liệu được công bố đến
tháng 11/2016, 27 nguồn đã được xác định. Việc cha mẹ sử dụng điện thoại
một cách thường xuyên để liên lạc làm cho họ bị phụ thuộc vào thiết bị di
động. Điều này làm tăng khả năng phá vỡ các tương tác cha - con bởi thiết bị
di động. Cha mẹ bị phân tâm bởi điện thoại di động dẫn đến giảm tần suất
tương tác và trở nên nhạy cảm với con cái của họ hơn. Trẻ em tham gia vào
các hành vi nguy hiểm trong khi cố gắng lấy lại sự chú ý của cha mẹ. Việc sử

dụng điện thoại di động có nguy cơ góp phần gây nên các xung đột gia đình.
Có thể thấy đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của việc
sử dụng điện thoại thông minh đến đời sống của con người. Những nghiên cứu
này là những tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp sau về điện thoại
thông minh. Tuy nhiên các nghiên cứu mang tính bao quát, đánh giá những yếu
tố ảnh hưởng trên một bình diện rộng, vì thế chưa chỉ ra những biến đổi cụ thể
đối với đối tượng riêng, trên một phương diện nhất định nào đó. Dựa trên những
kết quả của những nghiên cứu trước đó, tác giả luận văn thực hiện đề tài nhằm
đưa ra những nhận định cụ thể về tác động của việc sử dụng điện thoại thông
minh đối với một đối tượng cụ thể là trẻ vị thành niên, từ đó đưa ra những kiến
nghị và giải pháp phù hợp cho đối tượng mà nghiên cứu đề cập đến. [28]
2.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về giao tiếp giữa cha mẹ và con cái
Nghiên cứu “Ease of communication between Icelandic children and
their parents among the greatest in the world” của Tổ chức Y tế Thế giới đã
nghiên cứu giao tiếp của trẻ em Iceland với cha mẹ các em. Nghiên cứu cho
thấy trẻ em ở Iceland dễ dàng nói chuyện với cha mẹ, những người cha ở
Icelend đã đứng đầu danh sách trong việc giao tiếp dễ dàng với cả con trai và

7


con gái. Báo cáo ghi nhận giao tiếp của cha mẹ rất quan trọng đối với sự an
toàn và sức khỏe của trẻ em, hoạt động như một “cổng thông tin quan trọng”
trong đó gia đình đóng vai trò như một tài sản bảo vệ sức khỏe, trang bị cho
thanh thiếu niên để đối phó với các tình huống căng thẳng và giúp chúng
chống lại các ảnh hưởng xấu… Giao tiếp với cha mẹ cũng làm giảm những
tác động tiêu cực của việc sử dụng phương tiện điện tử của các trẻ trong độ
tuổi thanh thiếu niên. Nghiên cứu còn cho biết, thanh thiêu niên ở Icelend gần
gũi với mẹ hơn. Mặc dù người cha có mối quan hệ đặc biệt với con cái, trẻ em
và thanh niên lại dễ dàng tìm cách nói chuyện với mẹ hơn. [22]

Nghiên cứu “Consistencies and Discrepancies in Communication
Between Parent and Teenage Children About Sexuality” trong bài báo của
Teresita María Sevilla, Juan Pablo Sanabria, Linda Teresa Orcasita, Diana
Marcela Palma Pontificia Universidad Javeriana de Cali, Colombia cũng đã
đề cập đến vấn đề gia đình là một trong những tác nhân xã hội quan trọng
trong giáo dục giới tính của trẻ ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, có những rào
cản giao tiếp trong gia đình. Nghiên cứu này cũng mô tả và tìm hiểu quá trình
mà cha mẹ và trẻ vị thành niên giao tiếp về vấn đề tình dục. [32]
Từ quan điểm xã hội học, Martine Segalen [33] tập hợp được các kết
quả nghiên cứu giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ở khu vực Tây Âu thông qua
điện thoại di động. Con cái khi được sở hữu điện thoại di động đã được giải
phóng khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, nhưng lại có thể liên hệ được tại mọi
thời điểm. Khi xuất hiện internet, trẻ em lại có thêm trợ thủ để kết nối với bạn
bè, chơi game hoặc tìm kiếm thông tin cho việc học hành, đến lúc này chúng
được gọi là nhóm trẻ em “tự do có giám sát”, chúng vẫn ngồi nhà trong sự
giám sát của cha mẹ nhưng thực sự internet và điện thoại di động đã làm vỡ
tung bốn bức tường hiện hữu, chúng “đi ra ngoài” theo lối riêng của chúng.
Nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi kiểm soát của cha mẹ đối với con cái
khi có sự xuất hiện của điện thoại di động và internet nhưng chưa nghiên cứu

8


sâu về vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thông qua điện thoại như thế
nào. Tác giả cũng chưa đi sâu vào ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến
giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả Steven Martino và cộng sự đã nghiên cứu thực nghiệm “ Trò
chuyện với trẻ em về giới tính, tình dục”. Mục tiêu của thực nghiệm là đánh
giá mức độ trò chuyện giữa bố mẹ và các em về vấn đề giới tính, tình dục và
ảnh hưởng của nó đến mức độ gần gũi, thân mật của con cái với bố mẹ. các

nhà thực nhiệm tiến hành mời 320 thiếu niên tham gia trả lời câu hỏi về vấn
đề trên. Mặt khác, tác giả cũng đề nghị các nghiệm thể đánh giá về mức độ
gần gũi của mình với cha mẹ qua một bộ bảng hỏi. Qua nghiên cứu tác giả
cho biết, với nhóm các em thường xuyên nói chuyện với cha mẹ mình về vấn
đề giới tính, tình dục thì các em luôn có xu hướng gần gũi với cho mẹ hơn.
Đặc biệt, một số em cảm thấy cha mẹ giống như những người bạn đáng tin
cậy thực sự. Do đó, những em này có thể bày tỏ mọi vướng mắc xung quanh
vấn đề giới tính một cách dễ dàng. Trong khi đó, với nhóm những em ít nói
chuyện này với cha mẹ, các em luôn có xu hướng không muốn thổ lộ những
vướng mắc của mình. Các em cũng gặp khó khăn nhiều hơn trong giải quyết
những vấn đề cá nhân của mình. Như vậy, giao tiếp chữa cha mẹ và con cái
về vấn đề giới tính, tình dục cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, kết
quả nghiên cứu cho thấy giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về vấn đề này ảnh
hưởng lớn đến mức độ gần gũi và thân mật giữa cha mẹ và con cái.
Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu về giao tiếp giữa cha mẹ và
con cái, tuy nhiên các nghiên cứu trên cũng chưa đi tìm hiểu cụ thể giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về điện thoại thông minh
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về điện thoại thông minh
cũng như về công nghệ thông tin. Còn ở Việt Nam, chưa có công trình lớn nào

9


nghiên cứu về vấn đề này, mới chỉ xuất hiện phổ biến dưới hình thức bài báo, bài
viết và phân tích ở mức phổ thông nhất. Tuy nhiên, những bài viết này cũng đã
cung cấp những kiến thức, thống kê cần thiết cho con người. Cụ thể:
Phân tích một cách tổng quát, bao gồm mọi vấn đề xoay quanh tác
động của công nghệ đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, phải nhắc đến

cuốn “Khoa học và công nghệ Việt Nam 2016” của Bộ Khoa học và Công
nghệ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Trong cuốn này, các tác giả (thuộc ban biên
soạn) phân tích về các vấn đề sau của khoa học công nghệ: Định hướng phát
triển khoa học và công nghệ; Quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ;
nguồn lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết quả hoạt động
khoa học và công nghệ; giải thưởng khoa học và công nghệ; cách mạng công
nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong phần Cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm tác giả
tập trung phân tích tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 (cụ thể là công
nghệ thông tin và truyền thông) đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể:
công nghệ thông tin và truyền thông tác động ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
(tạo ra các sản phẩm đầu ra được tùy biến cá nhân và sản xuất tại chỗ; tạo ra
những mặt trận cạnh tranh mới; tái định nghĩa chuỗi giá trị trong các mô hình
kinh doanh và yêu cầu nhân lực có tư duy đa ngành); công nghệ thông tin và
truyền thông tác động ở phạm vi quốc gia (tác động đối với Chính phủ; đối với
kinh doanh/ doanh nghiệp; đối với người dân; đối với thị trường lao động; đối
với giáo dục và đối với an ninh quốc phòng); tác động ở phạm vi toàn cầu (tác
động đến tương quan sức mạnh toàn cầu; đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển sang
kinh tế tri thức – thông minh; làm thay đổi tư duy và tổ chức lại các chuỗi sản
xuất – giá trị; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động – xã hội) [3].
Trong đề tài “Giao tiếp trong gia đình đô thị dưới ảnh hưởng của điện
thoại thông minh” của tác giả Nguyễn Hà Vy cũng đã chỉ ra thực trạng giao
tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình đô thị, thực trạng sử dụng và ảnh
hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp của gia đình đô thị. Đề tài đã

10


vận dụng ba lý thuyết để nghiên cứu và làm rõ vấn đề đó là: Thứ nhất, lý
thuyết Xã hội học gia đình; Thứ hai, lý thuyết về truyền thông; Thứ ba, lý
thuyết lối sống đô thị. Đề tài đã có những kết luận sau: Trong gia đình đô thị

hiện nay, trung bình mỗi ngày một người dành 5 tiếng đồng hồ cho việc sử
dụng điện thoại thông minh. Trong khi cha mẹ có thể dùng điện thoại thông
minh bất cứ lúc nào thì con cái bị giới hạn bởi thời gian học tập, chỉ thường
dùng điện thoại thông minh sau giờ học tập. Tuy vậy, thời gian mà con cái sử
dụng điện thoại thông minh lại nhiều hơn cha mẹ (con cái sử dụng điện thoại
thông minh 6 -7 tiếng/ngày, cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh khoảng 34 tiếng/ngày). Mục đích dùng điện thoại thông minh chủ yếu là cho việc giải
trí, ngoài ra còn để hỏi thăm mọi người và phục vụ cho học tập – làm việc.
Điện thoại thông minh có tác động cả tích cực và tiêu cực đến giao tiếp
của gia đình đô thị nhưng mặt tích cực nhiều hơn. Nhịp sống hối hả tại các đô
thị làm giảm thời gian giao tiếp của cha mẹ - con cái với nhau, nhưng cũng
nhờ nó mà cha mẹ - con cái thuận tiện hơn trong việc liên lạc với nhau để chia
sẻ thông tin và tình cảm. Giao tiếp giữa cha mẹ - con cái ngày càng ít trực tiếp
hơn do sử dụng điện thoại thông minh, hình thức gián tiếp thông qua điện
thoại thông minh chiếm thời gian lớn trong giao tiếp giữa cha mẹ - con cái
Các thành viên trong gia đình thuận tiện hơn khi trao đổi với nhau và cũng
cảm thấy có tính riêng tư khi trao đổi qua điện thoại. Các thành viên trong gia
đình cũng lo ngại việc sử dụng điện thoại thông minh làm thời gian giao tiếp
trực tiếp giảm đi, cha mẹ - con cái xa cách hơn trước, và đặc biệt là các bậc
phụ huynh lo lắng con mình sẽ bị nghiệm game online hay mạng xã hội, lười
làm việc nhà. Vấn đề về sức khoẻ thể lực và thị lực cũng được quan tâm.
Những điều lo ngại này các em học sinh cũng có quan tâm nhưng ở mức độ
chưa cao. Một bức tường vô hình đã được dựng lên mà các em chưa thật sự
cảm nhận được hết, khi các thành viên trong gia đình chỉ thích thú với điện
thoại thông minh thì chất lượng giao tiếp trực tiếp đã giảm đi rất nhiều. Sự

11


hiện diện của điện thoại thông minh đã tạo ra một lối sống mới cho gia đình
đô thị mà gia đình nông thôn không thể có, đó là giao tiếp gián tiếp qua điện

thoại thông minh. Cho dù là trao đổi về nội dung giáo dục, chia sẻ niềm vui,
khó khăn thảo luận với nhau để cùng nghỉ ngơi giải trí thì cũng có thể thông
qua điện thoại thông minh để trao đổi được, không nhất thiết phải ngồi lại
cùng nhau hay họp gia đình. Đồng thời nó cũng đe doạ tới mối quan hệ của
các thành viên khi thời gian ngồi nói chuyện cùng nhau giảm đi. [25]
Như vậy, các tác giả đã phân tích một cách vi mô tác động của công
nghệ thông tin đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội theo hướng tích cực.
Các bài báo, bài viết, có thể nhắc đến một số bài viết sau:
Bài viết “Công nghệ đã thay đổi cuộc sống con người như thế nào?”
của nhà báo Nguyễn Thắm đăng trên trang Báo Mới, ngày 20 tháng 5 năm
2017 [19]. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích tác động tích cực
của công nghệ đến một khía cạnh của đời sống xã hội, đó là trong hoạt động
tìm kiếm việc làm. Cụ thể, tác giả chỉ ra: Công nghệ giúp con người tìm việc
và làm việc hiệu quả hơn; Công nghệ giúp con người chủ động trong việc học
tập, làm chủ tri thức; Công nghệ giúp con người liên lạc, kết nối gần nhau hơn
(trong phần này, người viết đề cập chi tiết đến lợi ích này của điện thoại thông
minh); Công nghệ giúp việc giải trí sẽ trở nên thú vị hơn và Công nghệ giúp
giảm bớt nguy hiểm cho con người. [19]
Bài viết “Giới trẻ hiện đại quá phụ thuộc vào công nghệ!” của nhà báo
Thanh Hương đăng trên trang Báo Mới, ngày 22 tháng 3 năm 2017 [11].
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích cả tác động tích cực lẫn tiêu cực của
công nghệ đến giới trẻ, nhưng chủ yếu tập trung vào phân tích tác động tiêu
cực. Về mặt tích cực, người viết khẳng định sự bùng nổ của các thiết bị công
nghệ và độ phủ sóng internet rộng rãi là một lợi thế cho người sử dụng, giúp
rút ngắn được thời gian tìm kiếm, xử lý thông tin. Công việc hàng ngày luôn
đòi hỏi phải gần gũi với các thiết bị công nghệ để nhận các công văn, thông

12



tư,…vì tất cả các tài liệu đều đươc trao đổi qua facebook, mail, skypes. Về
mặt tiêu cực, tác giả chỉ ra một số tác hại sau: sự lạm dụng vô điều kiện của
không ít bạn trẻ hiện nay; lạm dụng máy móc, không đầu tư chất xám, suy
luận và lập luận của bản thân; là căn nguyên dẫn đến căn bệnh vô cảm trong
xã hội, mà nhân vật chính là giới trẻ; v.v [11]
2.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về giao tiếp giữa cha mẹ con cái
Cuốn sách Gia đình Việt Nam Các giá trị truyền thống và những vấn đề
tâm – bệnh lý xã hội của GS.BS Đặng Phương Kiệt Chủ biên cũng đã đề cập
đến vấn đề Quan niệm về sự phát triển của trẻ em và những quyền của trẻ em
có viết “Dẫu con cái là một bộ phận của gia đình, song trong quá khứ cha mẹ
hiếm khi lắng nghe lời con. Con cái thường được xem là một sở hữu của
người cha…” [14]
Ở chương 20 của cuốn sách này nghiên cứu về Khủng hoảng gia đình –
một nguyên nhân gây rối nhiễu hành vi trẻ em và vị thành niên cho kết quả
như sau: Có rất nhiều lý do đe dọa tổ ấm gia đình. Nghiên cứu trên đã chia
các loại rối nhiếu gia đình như: Trục trặc hôn nhân, Khó khăn kinh tế, lối
sống của cha mẹ, Cách ứng xử với con cái, Không hiểu con. Trong đó, không
hiểu con phổ biến nhất ở lứa tuổi vị thành niên và gia đoạn dậy thì. Nghiên
cứu cũng chỉ ra hai lý do cách ứng xử với con cái và không hiểu con khá tế
nhị, khó nhận dạng, không dễ được chấp nhận. Điều quan trọng, đây cũng là
hai lý do phổ biến nhất mà nghiên cứu thấy trong các tác nhân gây rối loạn
tâm lý trẻ em. Ở chương này, nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề hiểu con cái ở
độ tuổi vị thành niên rất tế nghị và không dễ dàng, mà để hiểu được con cái
thì phương tiện giao tiếp rất quan trọng. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ở độ
tuổi vị thành niên rất quan trọng nhưng nghiên cứu trong cuốn sách này chưa
đi sâu và cụ thể. [14]
Ở chương 28, Ma túy vị thành niên một dấu hiệu khủng hoảng gia đình
và xã hội đề cập đến nghiên cứu của Duncan, David tiến hành kiểm chứng giả

13



thuyết cho rằng nghiện ma túy có thể được khởi sự tiếp theo một thời kỳ xảy
ra nhiều sự kiện rối nhiễu nặng nề trong gia đình. Đối tượng nghiên cứu gồm
31 thanh thiếu niên (17 nam, 14 nữ) đã được phỏng vấn để xác định việc bắt
đầu sử dụng ma túy bất hợp pháp và việc xảy ra và không xảy ra 15 sự kiện
gây streess trong gia đình, được khảo sát theo quy trình ghi sự kiện cuộc sống
của R.G Coddington. Các đối tượng báo cáo trung bình có 3,5 sự kiện gây
stress đã xảy ra trong gia đình họ, nội trong một năm trước lần sử dụng ma
túy đầu tiên, 13 trong số 15 sự kiện thấy có ý nghĩa thống kê với mức xác suất
0.005 – 0.05. Những sự kiện được kể lại nhiều nhất là: Gia tăng tranh cãi với
cha mẹ, tình trạng thay đổi về tài chính, gia tăng tranh cãi giữa cha mẹ. Qua
nghiên cứu trên đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ma túy của
trẻ, trong đó có vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ với con cái, cụ thể là sự tranh cái
giữa con cái và cha mẹ. Như vậy, vấn đề giao tiếp giữa con cái và cha mẹ rất
đáng được quan tâm, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong số
những lý do khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các tệ nạn xã hội. Nghiên cứu trên
cũng chưa đi sâu vào vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi vị
thành niên trong các gia đình nông thôn. [14]
Trong cuốn sách Trẻ em gia đình và xã hội do tác giả Mai Quỳnh Nam
chủ biên; ở phần II, Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ
em tác giả Mai Huy Bích có vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của
người cha như sau: “Một nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội đã so sánh quan hệ
qua lại giữa một bên là mẹ (bà) với con, và bên kia là giữa cha (ông) với con
ở gia đình trung lưu thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trong xưng hô
và giao tiếp giữa mẹ và bà với con cháu, họ nói bông đùa khá thoải mái, theo
một phong cách khá “ngang hàng”, “bình đẳng”, và ít có khoảng cách “giữ
kẽ” giữa các thế hệ. Ngược lại, giữa cha ông với con cháu thì rất ít khi bông
đùa một cách bình đẳng như thế”. Qua đây có thể thấy đã có nghiên cứu về
giao tiếp giữa ông bà, cha mẹ với con cái ở các gia đình trung lưu, nhưng


14


nghiên cứu trên cũng chưa đề cập cụ thể đến giao tiếp giữa cha mẹ với con cái
ở độ tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay. [17]
Trong cuốn sách Tâm lý học Phát triển giai đoạn thanh niên đến tuổi
già của TS Nguyễn Văn Đồng trong mục những khác biệt tâm lý giữa hai giới
cũng đã viết về khả năng biểu cảm và nhạy cảm như sau: “ Nữ giới biểu cảm
hơn nam giới, bé gái hai tuổi đã dùng nhiều từ biểu cảm hơn bé trai hai tuổi
(Cervantes và Callanan,1998). Bố mẹ nói chuyện với con gái về chủ đề tình
cảm nhiều hơn (Kuebli, Buttler và Fivush, 1995; Reese và Fivush, 1993)”.
Như vậy, trong cuốn sách cũng đã đề cập đến việc bố mẹ nói chuyện với con
gái về chủ đề tình cảm tuy nhiên cuốn sách cũng chưa đi vào vấn đề giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi vị thành niên. [6]
Tổng quan tài liệu cho thấy nghiên cứu về giao tiếp giữa cha mẹ và con cái
đã được triển khai, tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa đi nghiên cứu cụ thể
về vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi vị thành niên nông thôn.
2.2.3 Một số nhận xét và định hướng nghiên cứu của đề tài
Thực tế có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của
điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, vấn đề này đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày khá rõ ràng. Đã có
nghiên cứu về các khía cạnh về ảnh hưởng của điện thoai thông minh đến giao
tiếp giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là các nghiên cứu của một số tác giả nước
ngoài. Đây là thành tựu quan trọng mà đề tài cần tiếp thu và vận dụng trong
nghiên cứu của mình. Những đề tài, bài viết về vấn đề trên chủ yếu là của các tác
giả nước ngoài, ở Việt Nam thì còn ít và chưa có công trình nghiên cứu về vấn
đề trên, chỉ có một vài đề tài nghiên cứu cũng ở mức độ mô tả, chưa đi sâu vào
bản chất của vấn đề. Hơn nữa, các nghiên cứu đi trước chưa đi nghiên cứu sâu về
ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái gia

đình nông thôn – đặt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Việt Nam
hiện nay đang có những chuyển biến mạnh mẽ.

15


Về lý thuyết nghiên cứu vận dụng, chưa có nhiều tác giả nhắc đến lý
thuyết vận dụng để nghiên cứu vấn đề trên do một số nghiên cứu còn là những
nghiên cứu lẻ tẻ và được tách ra từ các nghiên cứu về lĩnh vực gia đình nói
chung. Cũng có phần nhỏ nghiên cứu nhắc đến lý thuyết nhưng đó cũng là lý
thuyết vận dụng cho lĩnh vực gia đình đô thị. Chính vì vậy, đề tài cần vận dụng
các lý thuyết phù hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu của đề tài. Từ đó, đề tài góp
phần bổ sung lý thuyết, làm phong phú hơn lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
Từ những thực tế trên đây, tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài Ảnh hưởng
của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành
niên trong gia đình nông thôn hiện nay. Nghiên cứu này là sự tiếp nối kết quả
của các tác giả đi trước, bổ sung và mở rộng kết quả nghiên cứu đã có. Cách tiếp
cận của tác giả là dựa trên nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Nghiên cứu tập
trung vào các nội dung chủ yếu là: Thứ nhất, Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại
thông minh của cha mẹ và trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay.
Thứ hai là, tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa
cha mẹ và trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiều việc sử dụng điện thoại thông minh và ảnh hưởng của nó đến
giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn
hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã nêu, luận văn cần thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề
tài nghiên cứu.

16


- Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài, bao gồm
việc định nghĩa và thao tác hóa khái niệm, các cách tiếp cận lý thuyết nghiên
cứu của đề tài, xác định rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Tiến hành cuộc điều tra thực nghiệm tại địa bàn nghiên cứu.
- Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và trẻ vị thành
niên trong gia đình nông thôn hiện nay. Tác động của việc sử dụng điện thoại thông
minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái biểu hiện trong các lĩnh vực như: vấn đề
về giới tính, vấn đề sức khỏe sinh sản, vấn đề học tập, vấn đề vui chơi giải trí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ với con
cái vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Tú Sơn, huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải phòng.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong 5 năm trở lại đây
- Phạm vi thời gian tiến hành điều tra thực địa: Nghiên cứu được tiến
hành từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc mô tả
thực trạng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi vị thành niên trong gia đình
nông thôn hiện nay: so sánh tần suất, hình thức và thái độ giao tiếp của cha mẹ và
con cái trước và sau khi sử dụng điện thoại thông minh. Các yếu tố tác động đến
giao tiếp giữa cha mẹ với con cái vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay:
thu nhập của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ. Ảnh

hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ vị
thành niên. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra được những hệ quả xã hội trong
đó có mặt tích cực và mặt tiêu cực và các vấn đề xã hội đặt ra.

17


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng các lý thuyết của Xã hội học hiện đại, vận dụng các lý
thuyết để nghiên cứu thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
- Phân tích tài liệu thứ cấp
Tổng quan tài liệu thứ cấp bao gồm sách, báo, công trình nghiên
cứu…giúp tác giả bao quát được các vấn đề liên quan đến đề tài đã được đề
cập trước khi nghiên cứu.
- Phỏng vấn qua bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi để khảo sát 150 cha mẹ và
150 con cái có sử dụng điện thoại thông minh tại địa bàn xã Tú Sơn, huyện
Kiến Thụy, TP. Hải Phòng.
- Phỏng vấn sâu: đề tài phỏng vấn sâu 05 trẻ vị thành niên sử dụng điện
thoại thông minh và 05 cha mẹ có con là trẻ vị thành niên sử dụng điện thoại
thông minh tại địa bàn xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng.
Cách chọn mẫu
Đối với khách thể là trẻ vị thành niên, dựa trên số trẻ vị thành niên có
độ tuổi từ 16 đến 19 tuổi trên địa bàn nghiên cứu, tác giả chọn ra năm bạn có
sử dụng điện thoại thông minh để phỏng vấn bằng bảng hỏi. Từ năm trẻ vị
thành niên trên tác giả đã nhờ các em giới thiệu bạn bè hoặc người quen có độ
tuổi từ 16 đến 19 tuổi sinh sống trên địa bàn nghiên cứu cũng có sử dụng điện

thoại thông minh để phỏng vấn. Và từ những trẻ vị thành niên được phỏng
vấn sau đó tác giả tiếp tục sử dụng cách làm như trên để thu thập số liệu bảng
hỏi. Bên cạnh đó, tác giả còn liên hệ với trường Trung học phổ thông Nguyễn
Đức Cảnh trên địa bàn nghiên cứu để tìm kiếm thông tin về trẻ vị thành niên
có sử dụng điện thoại thông minh. Các thông tin tác giả tìm kiếm được từ giáo

18


×