PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÙ ĐĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
………00O00.......
GIÁO ÁN
LỚP : 4/2
TỪ TUẦN 2 - 8
GIÁO VIÊN: LÊ ĐÌNH CHƯƠNG
NĂM HỌC : 2010 – 2011
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học,
nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức
vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa
học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ đi trước và của cả những người đương thời hầu
hết đã được ghi lại bằng chữ viết. Muốn tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, để
có cuộc sống phát triển trong xã hội hiện đại thì con người cần phải biết đọc.
Thực tiễn giảng dạy cho thấy, dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho
học sinh kĩ năng đọc và nghe mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú, tạo
điều kiện để học tập tốt các môn học khác: Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm
văn,... Qua phân môn này, người đọc sẽ được bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn
lành mạnh trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng trong cuộc
sống, hứng thú đọc sách và càng thêm yêu quý tiếng Việt..
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình
thành năng lực đọc và nghe cho học sinh. Năng lực đọc và nghe được tạo nên từ bốn kĩ
năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát,
trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là
đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
Đối với học sinh lớp 4, nhiệm vụ của người giáo viên là hình thành và phát triển
ở các em kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm và hiểu nội dung văn bản. Tuy đọc diễn
cảm chưa đặt ra đối với học sinh lớp 4 nhưng ở một số học sinh khá giỏi, năng lực đọc
của các em tương đối tốt thì việc hướng dẫn các em thể hiện đúng ý nghĩ và tình cảm
mà tác giả đã gửi gắm trong bài, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của
các em đối với tác phẩm cũng là điều mà người giáo viên nên làm.
Do tầm quan trọng của việc đọc và tính chất của vấn đề, để góp phần nâng cao
chất lượng đọc cho học sinh lớp 4, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm của mình về
“Mô
̣
t sô
́
biê
̣
n pha
́
p rèn đọc đối với học sinh lớp 4”.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận
Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương trình
môn Tiếng Việt. Chương trình tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:
- Mục tiêu giáo dục.
- Nội dung và phương pháp dạy học.
- Cách thức đánh giá học tập của học sinh.
Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ
năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như:
Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành
vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể
hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình
Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương
trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và
“đọc hiểu” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc tiểu học. Tập đọc là
môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người.
Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ.
Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em học được cách nói, cách viết một cách
chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng
đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ
học tốt các môn học khác bởi đọc đúng, hiểu được chính xác nội dung một vấn đề nào
đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng...
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọc hiểu góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới là những bài văn, bài
thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các em có
vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó, có các bài tập đọc còn
cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú, thuộc nhiều chủ đề để sử dụng vào việc tập
viết, đoạn văn, bài thơ... Và đặc biệt là việc viết các bài Tập làm văn của các lớp
2,3,4,5. Sử dụng vào việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày, Mặt khác các bài tập đọc còn là
bức tranh muôn hình, muôn vẻ về đề tài thiên nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập
quán, lối sống và kinh nghiệm sống. Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu
biết về con người, về đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai.
Khi học phân môn Tập đọc, các em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các
em tình yêu, niềm tin trong cuộc sống. Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 4
nói riêng thì việc rèn đọc sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng
thông hiểu ngôn ngữ, khả năng suy nghĩ logic và tổng hợp.
Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải
đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò chủ đạo trong
quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo,
hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải
là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh.
Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức mà chính các em không hiểu gì cả.
Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 4 đã được chọn lọc kĩ càng.
Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi dưỡng cho các
em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân... ở xung
quanh các em.
Trong quá trình giảng dạy ở lớp 4 và qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận
thấy:
- Nhìn chung giáo viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy đúng theo đặc trưng
bộ môn, luôn cố gắng nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, ở một số tiết dạy chất
lượng được chưa cao vì giáo viên còn tham gia quá nhiều vào quá trình đọc
của học sinh, đẩy các em vào thế thụ động nghe và làm theo cô thầy. Tình
trạng học sinh đọc theo sự áp đặt của cô giáo còn phổ biến, chưa phát huy
được sự chủ động trong khi đọc cũng là một phần nguyên nhân hạn chế khả
năng đọc của học sinh.
- Tình trạng học sinh đọc sai một số phụ âm: l/n, ch/tr, s/x, thanh ngã thành thanh
hỏi, thanh sắc thành thanh nặng và ngoài ra các em dân tộc còn bỏ luôn thanh cũng khá
phổ biến.
Kết quả khảo sát chất lượng đọc đầu năm học của lớp 4/4 như sau:
Sĩ số
Đọc nhỏ, sai dấu Đọc to, rõ ràng Đọc lưu loát
Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ%
15 5 33% 8 54% 2 13%
II/ Một số biện pháp rèn đọc
Để giúp các em đọc nhỏ, sai dấu, yếu khắc phục được nhược điểm, đọc đúng
được văn bản, các em đọc to, rõ ràng ngày càng đọc tốt hơn, lưu loát hơn, ngay sau khi
nhận lớp tôi đã phân loại học sinh theo 3 đối tượng:
- Học sinh đọc tốt.
- Học sinh đọc to, rõ ràng.
- Học sinh đọc nhỏ, sai dấu, ngắc ngứ.
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: một học sinh đọc khá hoặc tốt
ngồi cạnh một học sinh đọc yếu hơn, xây dựng các đôi bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ
nhau trong học tập.
Quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Học sinh: Ở mỗi bài tập đọc, học sinh phải đọc trước 3 - 5 lần và suy nghĩ trả
lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng bài đọc trong sách giáo khoa: Biết cách ngắt,
nghỉ hơi bằng kí hiệu (ngắt hơi: / , nghỉ hơi: // ), gạch chân các từ cần nhấn giọng.
+ Nghiên cứu kĩ bài đọc, đọc trước để hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của bài đọc và tư
tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài, tìm ra được cách đọc phù hợp nhất. Từ đó
đưa ra các hệ thống câu hỏi lôgic, khoa học giúp học sinh tự tìm ra kiến thức trong bài
đọc.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học cụ thể cho từng bài.
Bước 2: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh:
Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn
bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù
hợp với từng đối tượng học sinh.