Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------*--------

PHẠM THỊ PHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành:60340102

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------*--------

PHẠM THỊ PHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành:60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8/2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 09 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Trương Quang Dũng

2

TS. Lê Tấn Phước

Phản biện 1


3

TS. Hoàng Trung Kiên

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Hải Quang

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Thư ký

Chủ tịch

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi Luận văn đã được sửa chữa.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Khoa quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 22 tháng 09 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm thị Phương

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/9/1977

Nơi sinh: Hải Dương

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820220

I- Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công
ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
2. Phân tích thực trạng kết quả sản xuất kinh doah tại Công ty TNHH MTV Cao
su Phú Riềng.
3. Đề xuất và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng

III- Ngày giao nhiệm vụ: 23 /01 /2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 22/9/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất
kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tác giả luận văn

Phạm thị Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo và Viện sau đại học của nhà
trường, cảm ơn quý tất cả quý Thầy Cô giảng dạy đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Với sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới
PGS.TS.Dương Cao Thái Nguyên đã trực tiếp chỉ bảo, chỉ dẫn tận tình và chia sẽ
những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin cảm ơn đến Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng nơi Tôi đang làm
việc và tạo điều kiện cho tôi xin tài liệu nghiên cứu hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình viết luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất,
thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các Thầy Cô, các anh chị học
viên cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phương


iii

TÓM TẮT
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt Nam còn gặp khó khăn, điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp vẫn có thể đứng vững, nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả,
nhiều doanh nghiệp thì đứng trên bờ vực phá sản. Sự sống còn của doanh nghiệp
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, câu hỏi đưa ra là các doanh nghiệp phải làm gì

để thoát khỏi những tình trạng xấu? Vì vậy các doanh nghiệp ngày càng chú trọng
đến chiến lược cũng như các tìm giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng cũng như bao doanh nghiệp khác,
cũng có rất nhiều khó khăn và luôn tìm kiếm những giải pháp. Tuy nhiên, tác giả
thấy rằng với tình hình kinh doanh hiện nay của Công ty thì chưa thật sự hiệu quả
như đúng với tiềm năng mà Công ty sẵn có. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nâng cao
kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng” là
đề tài thạc sĩ.
Đề tài nghiên cứu giai đoạn năm 2014 -2016, đúng vào giai đoạn ngành cao su
gặp nhiều khó khăn do giá cả thị trường cao su thế giới liên tục giảm. Dữ liệu sử
dụng gồm các số liệu các báo cáo tài chính, số liệu kế toán, số liệu thống kê lao
động, năng suất...do các phòng ban của công ty cung cấp. Ngoài ra còn sử dụng số
liệu từ các tài liệu có liên quan thu thập từ báo chí, Internet, Cục thống kê Bình
Phước, Tập đoàn Công nghiệp Cao su.
Trên cơ sở hệ thống lại các lý thuyết, các khái niệm, các chỉ tiêu liên quan đến kết
quả sản xuất kinh doanh, kết hợp với phương pháp các nghiên cứu định tính và định
lượng luận văn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Qua phân tích các chỉ tiêu về thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty
TNHH MTV Cao su Phú Riềng. Tác giả nhận thấy kết quả sản xuất kinh doanh chịu
ảnh hưởng các nhân tố: doanh thu và chi phí.


iv
Qua phân tích số liệu 3 năm 2014-2016. Tác giả nhận thấy, doanh thu của
Công ty giảm nhiều hơn so với chi phí dẫn đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh
giảm.
Từ thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh tác giả đưa ra ba nhóm giải pháp
nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
bao gồm:

Nhóm giải pháp về tăng doanh thu: 1) Tăng cường sản xuất những mặt hàng
thế mạnh đồng thời đa dạng hóa về cơ cấu sản phẩm. 2) Chiến lược giá hướng ra thị
trường áp dụng đồng thời nhiều biện pháp với nhiều chính sách giá cho các loại sản
phẩm khác nhau. 3) Phát triển thị trường xuất khẩu kết hợp với việc mở rộng và
phát triển thị trường trong nước, duy trì mối quan hệ gắn kết khách hàng sẵn có, tìm
kiếm các đối tác mở rộng khách tiềm năng. 4) Nâng cao chất lượng dịch vụ cung
cấp sản phẩm, có chính sách ưu đãi và phục vụ tận tình cho các khách hàng truyền
thống và khách hàng tiềm năng.
Nhóm giải pháp để giảm chi phí: 1) Quản lý, sử dụng lao động khoa học nhằm
tăng năng suất lao động. 2) Đầu tư mới và hiện đại hóa máy móc thiết bị tạo ra
nhiều sản phẩm với chất lượng cao, giảm được giá thành sản xuất. 3) Sử dụng hợp
lý tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. 4) Tăng cường hoạt động
kiểm tra giám sát trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhóm giải pháp phát triển bền vững ngành Cao su, đa dạng hóa cây trồng.
Công ty gắn kết với các doanh nghiệp trong tập đoàn, cùng với nhà nước đưa chính
sách phù hợp tạo điều kiện doanh nghiệp giảm những khó khăn và thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển.
Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng là rất cần thiết. Bằng phương
pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về kết quả sản xuất
kinh doanh và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho Công
ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.


v

ABSTRACT

In the current phase, Vietnam's economy is also in trouble, this directly
affects production and business situation of the business. Many businesses can still

stand, many businesses do not efficiently, many businesses then stood on the brink
of bankruptcy. The survival of businesses depends on business results, the question
put out is the business have to do to get rid of the bad condition? So the business is
increasingly focused on the strategy as well as the search business solution for their
business.
Phu Rieng Rubber Ltd as well as how other businesses, also have many difficult and
always looking for the solution. However, the authors find that with the current
business situation of the company is not really effective as true with the potential
that the company. So, the author chose the theme "enhance fruit production and
business results of Phu Rieng Rubber Ltd" is the subject of the master.
Research phase in 2014-2016, true to the period of the rubber sector were
difficult because the market price of rubber in the world is continuously rising. The
data used include the figures of the financial reporting, accounting data, labor
statistics...do the company's departments offer. They also used data from the
relevant documents collected from newspapers, the Internet, the Statistics Bureau of
Binh Phuoc, the rubber industry Corporation.
On the basis of the system back to the theories, concepts, indicators related to
production and business results, in combination with the method of the qualitative
and quantitative research thesis given the factors influencing the situation of
production career.
The results of calculations, analyze the indicators on the results page
business of Phu Rieng rubber Ltd. Author realised the business production results
influenced the factors:


vi

More revenues than costs resulting in reduced business operating profit. The
year 2015 profit before tax decreased in comparison with the year 2014 is 10.08
billion reduction rate of 5.56% respectively. Comparing the year 2016 to the year

2015 profit before tax decreased 50.98 billion correspond to 29.79% reduction rate.
From food production and business results page author put out three groups of
solutions to improve business results of Phu Rieng rubber Ltd comprise:
The Solutions to increased sales solutions: 1) enhanced the production of these
items simultaneously strong diversification of product structure. 2) market-oriented
price strategy applied at the same time several measures with multiple pricing
policy for the different product types. 3) develops export markets combined with the
expansion and development of the domestic market, maintain ties to mount the
client available, looking for the extended find features. 4) improve the quality of
services provided. There are preferential policies and dedicated service to the
customers and clients to find talent.
Solutions to reduce costs: 1) management, use of science in order to increase
labour productivity. 2) investment and modernization of machinery created many
products with high quality, reduce the cost of production. 3) fair use saves raw
materials in production and business. 4) enhanced surveillance inspection activities
in the process of production and businessactivities.
Solutions for sustainable development of rubber industry, crop diversification, crop
planting a redirect accordingly. The company associated with the businesses in the
group, along with the State takes appropriate policy facilitating business reduce the
difficulties and promote business development thesis.
The research and solutions to improve business results of Phu Rieng rubber Ltd is
very necessary. By the method of scientific research, the thesis has the system basis
of business results and take out the solutions to improve business results for Phu
Rieng rubber Ltd.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................ xii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
5. Kết cấu luận văn .............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................................4
1.1.Khái niệm,ý nghĩa của kết quả sản xuất kinh doanh .....................................4
1.1.1.Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh .............................................4
1.1.2.Ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh ......................................5
1.1.3.Các quan điểm cơ bản đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .6
1.2. Các yếu tố phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..........7
1.2.1. Doanh thu...............................................................................................7
1.2.1.1.Khái niệm ........................................................................................7
1.2.1.2.Phân loại doanh thu .........................................................................7
1.2.1.3.Vai trò của doanh thu.......................................................................9
1.2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu ............................................10
1.2.2. Chi phí .................................................................................................13
1.2.2.1.Khái niệm ......................................................................................13
1.2.2.2.Phân loại chi phí ............................................................................13



viii
1.2.2.3.Vai trò của chi phí .........................................................................16
1.2.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí .................................................16
1.2.3. Lợi nhuận .............................................................................................17
1.2.3.1.Khái niệm ......................................................................................17
1.2.3.2.Phân loại lợi nhuận ........................................................................18
1.2.3.3.Vai trò của lợi nhuận .....................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG .....................................................21
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.............................21
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................21
2.1.2.Lĩnh vực hoạt động chủ yếu .................................................................23
2.1.2.1.Trồng và khai thác cao su thiên nhiên ...........................................23
2.1.2.2.Công nghiệp sơ chế cao su thiên nhiên .........................................23
2.1.3. Cơ cấu sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm ...............................24
2.1.3.1.Cơ cấu sản phẩm và quy trình chế biến .........................................24
2.1.3.2.Tình hình tiêu thụ ..........................................................................24
2.2. Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh tại Công Ty TNHH MTV Cao Su
Phú Riềng ..............................................................................................................25
2.2.1. Thực trạng về doanh thu ......................................................................25
2.2.1.1.Đánh giá khái quát về tình hình doanh thu Công ty ......................25
2.2.1.2.Thực trạng doanh thu sản phẩm cao su .........................................28
2.2.1.3.Thực trạng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cao su ............................32
2.2.1.4.Đánh giá bán sản phẩm cao su ......................................................34
2.2.1.5. Thực trạng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của Công
ty ....................................................................................................................36
2.2.2. Thực trạng về chi phí ...........................................................................44
2.2.2.1.Thực trạng về tình hình chi phí của Công ty..................................44
2.2.2.2.Thực trạng giá vốn hàng bán sản phẩm cao su ..............................48
2.2.2.3.Thực trạng giá thành sản xuất sản phẩm cao su ............................51

2.2.3. Thực trạng về lợi nhuận của Công ty ..................................................53


ix
2.3. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ..
...............................................................................................................................56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG .......60
3.1. Mục tiêu phát triển của ngành Cao su nói chung và của Công ty TNHH
MTV Cao su Phú Riềng đến năm 2020 ................................................................60
3.1.1.Định hướng phát triển của ngành Cao su đến năm 2020 ......................60
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đến
năm 2020 ...........................................................................................................61
3.2. Một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty........62
3.2.1. Nhóm giải pháp về doanh thu ..............................................................62
3.2.1.1.Chính sách sản phẩm .....................................................................62
3.2.1.2.Chính sách giá cả ...........................................................................64
3.2.1.3.Thị trường phân phối và chính sách phân phối ............................64
3.2.1.4.Chính sách khuyếch trương ...........................................................65
3.2.2. Nhóm giải pháp về chi phí ...................................................................68
3.2.2.1.Quản lý, sử dụng lao động nhằm tăng năng suất lao động ............68
3.2.2.2.Đầu tư mới và hiện đại hóa máy móc thiết bị ...............................69
3.2.2.3.Sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh
doanh

.........................................................................................................72

3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng ..............75
3.2.4.Các giải pháp phát triển bền vững ngành Cao su của Tập đoàn và Nhà
nước


...............................................................................................................77

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Tập đoàn Cao su Việt Nam ..........80
3.3.1.Kiến nghị với Nhà nước .......................................................................80
3.3.2.Kiến nghị với Tập đoàn Cao su Việt Nam ...........................................81
KẾT LUẬN ...........................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................86
PHỤ LỤC ..................................................................................................................


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BCTC

: Báo cáo tài chính

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp


KPCĐ

: Kinh phí công đoàn

CĐKT

: Cân đối kế toán

CP

: Chi phí

DN

: Doanh nhiệp

DT

: Doanh thu

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HTK

: Hàng tồn kho

KQKD


: Kết quả kinh doanh

LN

: Lợi nhuận

LNTT

: Lợi nhuận trước thuế

LNST

: Lợi nhuận sau thuế

MTV

: Một thành viên

NV

: Nguồn vốn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận

TS

: Tài sản

TSCĐ

: Tài sản cố định

SVR

: Standard VietNamese Rubber (Cao su thiên nhiên của Việt Nam)

Latex

: Li tâm


xi

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 So sánh doanh thu hoạt động kinh doanh của năm 2014- 2016 ...............26
Bảng 2.2 So sánh doanh thu các sản phẩm Công ty năm 2014- 2016 ......................28
Bảng 2.3 So sánh sản lượng tiêu thụ sản phẩm Cao su Công ty năm 2014- 2016 ..33
Bảng 2.4 So sánh giá bán sản phẩm Cao su của Công ty năm 2014- 2016 ..............35
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm của Công ty .38
Bảng 2.6 So sánh chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2014 - 2016 .....45
Bảng 2.7 So sánh gía vốn hàng bán sản phẩm cao su Công ty năm 2014 - 2016 ....49
Bảng 2.8 So sánh giá thành sản phẩm Cao su sản xuất Công ty năm 2014 - 2016 ..52
Bảng 2.9 So sánh lợi nhuận hoạt động kinh doanh của năm 2014 -2016 ................54
Bảng 3.1 Sản lượng sản phẩm Cao su sau khi thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm ..63
Bảng 3.2 Doanh số bán sản phẩm sau khi thay đổi cơ cấu sản phẩm sản suất ........67
Bảng 3.3 Giá vốn trước và sau khi thay đổi cơ cấu sản phẩm và giá thành sản xuất
...................................................................................................................................74
Bảng 3.4 Tổng hợp và so sánh hiệu quả thực hiện các giải pháp so với hoạt động
sản xuất kinh doanh bình thường ..............................................................................76


xii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1 So sánh các khoản doanh thu của Công ty năm 2014 - 2016 ...............28
Biểu đồ 2.2 So sánh các khoản Chi phí của Công ty năm 2014 - 2016 ...................45
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lợi nhuận của Công ty Cao su Phú Riềng năm 2014 - 2016 .....56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp
được thành lập và có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Tuy nhiên, cũng
có những doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh đã gặp phải rất nhiều khó khăn dẫn
đến tạm ngưng hoặc ngừng hẳn sản xuất kinh doanh vì thua lỗ, có nhiều trường hợp
còn bị phá sản mà nguyên nhân đơn giản là không có chiến lược lâu dài, không
hoạch định được tương lai cũng như không tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao
kết quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là tạo ra lợi nhuận cao, làm cho
đồng vốn sinh lời cao nhất, mang về cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận nhất và tiết
kiệm được nhiều chi phí cũng như giảm giá thành để cạnh tranh, giải quyết việc làm
cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, thực hiện được nhiều công tác an
sinh xã hội,.... nhưng để đạt được những kết quả như mong đợi này, hơn lúc nào hết
các doanh nghiệp cần phải tìm có những giải pháp cụ thể, sát thực với tình hình sản
xuất của doanh nghiệp mình.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và sự sống còn của doanh nghiệp là
kết quả kinh doanh có lợi nhuận thì các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi, nghiên cứu
các biện pháp sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (PRC) là một trong những đơn vị trực
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Sau 38 năm không ngừng ổn định
và phát triển, đời sống người lao động ngày một được nâng cao. Công ty đã trở
thành một trong những Công ty lớn mạnh nhất của Tập đoàn Công nghiệp cao su
Việt Nam. Do thời gian gần đây giá mủ cao su thiên nhiên giảm sút nghiêm trọng,
Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Giai đoạn năm 2013 – 2016, doanh thu và lợi
nhuận của Công ty giảm 50% so với năm 2011, 2012.


2
Đứng trước những thách thức lớn của nền kinh tế thị trường. Công ty đã cố
gắng duy trì, ổn định thu nhập người lao động đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận,

thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Với công việc hiện tại đang làm tại Công ty và
những kiến thức được trang bị ở trường, với mong muốn bày tỏ những nhận xét và
quan điểm của mình nhằm góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng. Do đó, em chọn đề tài “ Một số giải pháp
nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng”
làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su
Phú Riềng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú
Riềng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại công ty ty TNHH MTV Cao su Phú
Riềng – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trong khoảng thời gian từ
năm 2014 đến năm 2016.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu sử dụng gồm các số liệu thứ cấp trong các báo cáo: báo cáo kết quả
kinh doanh; Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016; các Hợp đồng, các số liệu
thống kê lao động, năng suất...do các phòng ban của công ty cung cấp. Ngoài ra còn

sử dụng số liệu từ các tài liệu có liên quan thu thập từ báo chí, Internet, Cục thống
kê Bình Phước, các luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu
(tổng hợp, so sánh, phân tích, diễn giải, quy nạp). Dựa trên các dữ liệu thu thập
được, tác giả sử dụng các phương pháp trên để đưa ra các kết luận về thực trạng kết
quả kinh doanh của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV
Cao su Phú Riềng.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công
ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT

KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái niệm,ý nghĩa của kết quả sản xuất kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh được trình
bày trong những tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất thì kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một
quá trình kinh doanh. Nói cách khác, kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cần
thiết của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Kết quả sản xuất kinh doanh thường được phản ánh bằng những chỉ tiêu định lượng
như số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận… và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu
định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm.
Cần chú ý rằng chỉ tiêu định ra của một thời kỳ kinh doanh nào đó đôi khi rất
khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn
là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…Hơn nữa hầu như quá trình sản xuất lại tách
rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên ở một thời kỳ nào
đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao
giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về.
Khi xem xét kết quả sản xuất kinh doanh ta thường so sánh với hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay
giá trị mà là một phạm trù tương đối. Là tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực.
Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương
tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề
hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy
luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm


5
nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các
nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng
các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết
kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là

phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa
với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi
phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng
nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của
việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh
doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ
sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế
thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương
hướng kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh
Ở góc độ một doanh nghiệp, để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh
doanh của mình, doanh nghiệp phải thu được kết quả không chỉ đủ bù đắp chi phí
mà còn phải có lợi nhuận. Việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh chính là cơ sở
để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có cơ hội, điều kiện để mở rộng
sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
dịch vụ, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao kết
quả sản xuất kinh doanh còn là cơ sở để cải thiện đời sống cho người lao động, cải
thiện điều kiện làm việc để họ có thể phát huy hết vai trò của mình, gắn bó lâu dài
với doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước của chúng ta đang trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi do quá trình này đem lại, các doanh nghiệp
hiện nay đang phải đối diện với thách thức rất lớn đó là các doanh nghiệp nước
ngoài có các tiềm lực khổng lồ về tài chính, công nghệ, thị trường, trình độ quản


6
lý…Do vậy, việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh đang là vấn đề gắn liền với
sự sống còn của doanh nghiệp.
Với các lý do nêu trên thì việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong các
doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là một tất yếu.

1.1.3. Các quan điểm cơ bản đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống trong việc xem xét kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Theo quan điểm này, tính toàn diện và tính hệ thống thể hiện ở chỗ khi xem
xét đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các
mặt, các khâu, yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, phải xem xét ở góc độ
không gian và thời gian; các giải pháp nâng cao kết quả kinh tế hiện nay phải phù
hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Bảo đảm sự thống nhất giữa kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
với lợi ích của xã hội.
Theo quan điểm này thì việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phải phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với
mục tiêu chiến lược của nhà nước. Bởi vì mỗi doanh nghiệp như là một tế bào trong
một cơ thể là nền kinh tế quốc dân, nên khi tính toán các giải pháp nâng cao kết quả
sản xuất kinh doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân, đến lợi
ích chung của xã hội. Đặc biệt điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta
hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, ngoài mục
đích kinh tế còn phải quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội.
-Bảo đảm kết hợp giữa kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với lợi
ích của người lao động và giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Quan điểm này xuất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người
là nguồn lực và vốn quý nhất của doanh nghiệp. Bởi vì, những thành công hay thất
bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con người vừa là
điều kiện vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh.


7
Sự kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ nhân cách của người lao động không những
thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước,

mà còn tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đối với phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả áp dụng quan điểm thứ
nhất và quan điểm thứ hai để phân tích trong nội dung của luận văn này.
1.2.

Các yếu tố phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1. Doanh thu
1.2.1.1.

Khái niệm

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. (Chuẩn mực kế toán
số 14 ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC).
1.2.1.2.

Phân loại doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh và thu nhập khác.
-Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có: doanh thu bán hàng
(doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ) và doanh thu tài chính.
+ Doanh thu bán hàng: là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu từ
việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính
và phụ (kể cả giá trị của hàng hóa quà tặng, quà biếu cho các đơn vị khác, hoặc để
tiêu dùng nội bộ).
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh thu bán hàng còn bao gồm các

khoản như: phần trợ giá phụ thu khi thực hiện cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu
cầu của nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng.


8
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kì. Bao gồm:
+ Tiền lãi mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động cho vay, lãi tiền gửi, lãi
bán hàng trả chậm trả góp, lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu.
+ Khoản tiền lãi do chênh lệch mua bán chứng khoán (nếu có).
+ Thu nhập từ việc cho thuê tài sản.
+ Các khoản lãi thu được từ việc liên doanh liên kết.
+ Cổ tức lợi nhuận được chia.
-Thu nhập khác gồm có:
+ Tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Khoản thu từ tiền bảo hiểm được các tổ chức bồi thường khi doanh nghiệp
có tham gia bảo hiểm.
+ Khoản thu từ tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh doanh với
doanh nghiệp.
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ.
+ Thu nhập kinh doanh những năm trước bị bỏ sót nay phát hiện được.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh thu bán hàng vẫn là bộ phận
chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ
hoạt động của doanh nghiệp.
Cách xác định doanh thu bán hàng như sau:
n

=  (Qti * Gi )

DT


i 1

Trong đó:

Qti :

số lượng sản phẩm thứ i bán ra trong kì.

Gi :

giá bán đơn vị sản phẩm thứ i.

DT :

tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kì.


9

i : loại sản phẩm bán trong kì (i= 1, n ).
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xác định được doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ. Nó được tính bằng doanh thu tiêu thụ sau khi trừ đi các khoản
giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

=

Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

-

Các khoản giảm
trừ doanh thu

Trong đó các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua
khi mua với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: là số tiền mà người bán chấp nhận giảm cho người mua
khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại: là trị giá số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã
xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết
trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
+ Các khoản thuế gián thu có trong giá bán (nếu có) bao gồm: thuế giá trị gia
tăng (trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp), thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
1.2.1.3.

Vai trò của doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không
những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với
nền kinh tế.
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của
doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ
chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có doanh thu bán hàng chứng
tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: sản phẩm đó
về mặt số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị

hiếu của người tiêu dùng.


×