Thương Mại - Nếu kim ngạch XK năm 2006 chỉ đạt 35 triệu USD thì năm 2007, mới 10 tháng Quảng Bình đã đạt 45,8
triệu USD, tăng 51% so với cùng kì năm trước và vượt 11,59% kế hoạch năm. Dự kiến đến cuối năm, kim ngạch XK
đạt 56 triệu USD trong tầm tay. Nhóm hàng tăng mạnh nhất là nông lâm khoáng sản, thuỷ sản… Quan trọng hơn là lâu
nay Quảng Bình chủ yếu XK qua trung gian, nhưng năm 2007 trên 80% là XK trực tiếp. Điều đáng mừng hơn nữa là
trong lúc các DN XK có “tên tuổi” lâu nay… hụt hơi thì khá nhiều DN ngoài quốc doanh nổi lên chiếm vị trí đầu bảng
như Công ty Tràng An, Công ty Trường Sinh, Công ty CSV Trung…
Lĩnh vực du lịch cũng tăng trưởng đáng kể. 10 tháng 2007, tổ chức đón được 524.604 lượt khách, tăng 2,1%; trong đó
khách quốc tế là 19.025 lượt, tăng 83%; khách tham quan khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng gần 240.000 lượt; tổng thu
nhập từ du lịch ước trên 244 tỉ đồng, tăng 25%, nộp ngân sách nhà nước 17.574 triệu đồng, tăng 19,8%.
1- Nông, lâm ngư nghiệp
a. Nông nghiệp
Trồng trọt: Vụ sản xuất Đông xuân năm nay được triển khai trong điều kiện thời tiết thuận lợi nên gieo trồng
đúng thời vụ, bà con nông dân đã tích cực chăm sóc, phòng trừ có hiệu quả các loại sâu bệnh nên sản xuất
nông nghiệp đạt kết quả khá. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi giống tiếp tục triển khai
ở các địa phương, tiến độ gieo trồng cây lương thực được đảm bảo theo kế hoạch. Dự ước đến cuối tháng 3,
tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân thực hiện 53.970 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ
[2]
.
Diện tích một số loại cây trồng chủ yếu như sau:
- Diện tích lúa gieo cấy 27.933 ha, tăng 2,7% so cùng kỳ, đạt 101,2% kế hoạch. Diện tích lúa tăng chủ yếu ở
một số xã vùng ruộng sâu huyện Lệ Thuỷ;
- Cây ngô đạt 4.218 ha, bằng 97,6% so cùng kỳ, đạt 93,9%KH, do một số diện tích kém hiệu quả chuyển
sang trồng các loại cây khác;
- Cây sắn 5.779 ha, bằng 98,9% so cùng kỳ, đạt 99,95% KH; trong đó diện tích sắn công nghiệp: 4.097 ha,
tăng 11,0% so cùng kỳ, đạt 97,5% kế hoạch;
- Khoai khác 752 ha, bằng 91,6%; rau các loại 4.274 ha, tăng 0,6%; đậu các loại 738ha, bằng 84,1%; lạc
5.121 ha, bằng 100% so với cùng kỳ.
Hiện nay, diện tích lúa ở các địa phương đang thời kỳ đẻ nhánh và nhờ có mưa sinh trưởng và phát triển tốt.
Một số cây hàng năm đã phát sinh sâu bệnh gây hại rải rác, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các
địa phương triển khai kịp thời công tác phòng chống sâu bệnh để bảo vệ cây trồng, vì vậy đã hạn chế được
mức độ thiệt hại, sâu bệnh chưa tán phát rộng.
Cây lâu năm: Hiện nay, các doanh nghiệp, hộ gia đình đang tiến hành chăm sóc và khai thác sản phẩm các
loại cây lâu năm theo kế hoạch. Dự kiến quý I, diện tích cây lâu năm được chăm sóc lần 1 là 3.675 ha, tăng
2,9% so cùng kỳ, trong đó, diện tích cao su được chăm sóc 925 ha, tăng 4,5% so cùng kỳ; sản lượng cao su
khai thác đạt 645 tấn, tăng 40,6% so cùng kỳ.
Chăn nuôi: Trong những tháng đầu năm 2010, các đơn vị, các hộ gia đình tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô
chăn nuôi, một số địa phương đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn nhằm khuyến khích các hộ
tăng số đầu con nuôi và chất lượng đàn; đồng thời tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh
cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, nên tổng đàn gia súc, gia cầm được
duy trì và phát triển. Đến thời điểm 1/4/2010: đàn trâu tăng 0,72%; đàn bò bằng 99,0%; đàn lợn tăng 3,27%;
đàn gia cầm tăng 1,46% so cùng kỳ, nguyên nhân đàn bò giảm do một số địa phương chuyển đổi hướng sản
xuất, mở rộng diện tích cây cao su, thay đổi khâu làm đất… nên ít sử dụng bò cho cày đất.
b. Lâm nghiệp: Hiện nay, các đơn vị, địa phương đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chăm sóc rừng trồng, trồng
cây phân tán, khai thác sản phẩm song mây, nhựa thông theo kế hoạch và chuẩn bị cho khai thác gỗ năm
2010 vào đầu quý II. Đồng thời, UBND tỉnh đã giao cho các địa phương triển khai thực hiện các vấn đề cấp
bách bảo vệ rừng, chủ động triển khai các phương án bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. Dự ước quý I,
sản lượng song mây khai thác là 25 tấn, bằng 62,5% so cùng kỳ, nguyên nhân là do nguồn mây ngày càng
khan hiếm, vận chuyển khó khăn; nhựa thông khai thác đạt 258 tấn, bằng 44,8% so với cùng kỳ (do một số
đơn vị triển khai muộn); diện tích rừng trồng được chăm sóc lần 1 là 1.710 ha, tăng 6,9% so cùng kỳ; số
lượng cây phân tán được trồng trong tháng là 75 ngàn cây, quý I 1,88 triệu cây, tăng 0,5% so cùng kỳ.
c. Thuỷ sản: Trong quý I, nhờ đầu tư nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền, trang bị các ngư lưới cụ đánh bắt và
chuyển đổi các hình thức đánh bắt hợp lý nên sản lượng đánh bắt vẫn tăng khá. Hiện tại, các hộ nuôi trồng
tiếp tục thu hoạch sản phẩm, mở rộng thêm diện tích, triển khai nạo vét, làm vệ sinh ao hồ, chuẩn bị cho vụ
nuôi trồng mới. Dự ước quý I, sản lượng khai thác 6.139,8 tấn, tăng 16,5% so cùng kỳ, đạt 19,13%KH
[3]
; sản
lượng nuôi trồng 1.179,9 tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ, đạt 13,1%KH
[4]
.
Đã triển khai hướng dẫn ngư dân ghi nhật ký khai thác theo Thông tư 63/TT-BNN ngày 25/9/2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định 123/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động khai
thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Tiếp tục chỉ đạo thành lập các tổ đoàn kết
đánh bắt hải sản trên biển. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là nguồn giống cung ứng giống của địa phương
chưa đáp ứng nhu cầu, phải mua ở các tỉnh khác nên khó kiểm soát dịch bệnh.
2- Công nghiệp
Những tháng đầu năm 2010, sản xuất công nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khá ở hầu hết ở các lĩnh vực, sản
phẩm, nhưng do hầu hết các nhà máy đã hoạt động hết công suất và chưa có những sản phẩm mới có giá trị
lớn nên tốc độ tăng giá trị sản xuất chậm hơn so với cùng kỳ năm 2009 [5]. Dự ước giá trị sản xuất công
nghiệp quý I năm 2010 đạt 714,3 tỷ đồng, tăng 16,6% so cùng kỳ, đạt 18,86% kế hoạch
[6]
. Các sản phẩm chủ
yếu tăng khá như: bia chai 5,295 triệu lít, tăng 7,6%; nước khoáng 1.793 nghìn lít; xi măng 327 nghìn tấn,
tăng 16,37%, clinke 128 nghìn tấn; quần áo may sẵn 1,023 triệu cái, tăng 12,7%. Bên cạnh đó vẫn còn một
số ngành sản phẩm có mức tăng thấp hoặc giảm sút so với cùng kỳ như: thuỷ sản đông lạnh chế biến chỉ đạt
191 tấn, giảm 19,7%; cát sạn đạt 222 nghìn m3, giảm 55,9%; thanh nhôm thực hiện 423 tấn, giảm 10%... 3.
Các ngành dịch vụ
- Nội thương: Quý I/2010, tuy giá cả có sự biến động tăng do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết nguyên đán,
nhưng thị trường hàng hoá vẫn tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Dự
ước tháng 3/2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 757,3 tỷ đồng, 3 tháng
2.297,73 tỷ đồng, tăng 27,3% so cùng kỳ. Các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng cao, trong đó kinh
tế cá thể và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn. Thành phần kinh tế cá thể đạt 1.405,4 tỷ đồng, chiếm 61%,
kinh tế tư nhân 725,6 tỷ đồng, chiếm 32% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Các ngành, các cấp đã tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo lưu thông
hàng hoá, ngăn chặn việc tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, xử lý nghiêm các vụ vi phạm về nhãn hàng
hoá, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm trong lĩnh vực giá. Trong quý I/2010, lực lượng quản lý
thị trường đã kiểm tra 1.055 đối tượng, phát hiện 146 vụ vi phạm, cảnh cáo 10 vụ, phạt tiền 136 vụ với tổng
số tiền phạt 138 triệu đồng.
- Giá cả hàng hoá: Do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tăng giá xăng, giá điện nên chỉ số giá tiêu dùng tháng
3 tăng 0,33% so tháng trước, tăng 2,64% so tháng 12 năm 2009 và tăng 4,13% so cùng kỳ. Trong 11 nhóm
hàng, có 5 nhóm tăng so tháng trước, trong đó tăng cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu
xây dựng với mức tăng 1,59% so tháng trước. Duy nhất chỉ có nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm so với
tháng trước.
- Xuất nhập khẩu: Dự ước kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 3,58 triệu USD, 3 tháng 16,1 triệu USD, tăng
82,8% so cùng kỳ. Cao su vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh, quý I xuất khẩu 5,2 ngàn tấn, trị giá
15,1 triệu USD, chiếm 93,8% kim ngạch xuất khẩu của quý I; nhựa thông xuất khẩu 400 tấn, bằng 47,1% so
cùng kỳ, giá trị 0,5 triệu USD. Thuỷ sản mặc dù là mặt hàng tiềm năng của tỉnh, nhưng quý I chỉ xuất khẩu
được 42 tấn, bằng 79,6% cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Trung Quốc, Pakixtan, Nhật
Bản... Kim ngạch nhập khẩu tháng 3/2010 đạt 1,1 triệu USD, 3 tháng 2,55 triệu USD, gấp 4,8 lần so cùng kỳ.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của địa phương: gỗ các loại, nhôm thanh,
tân dược và các mặt hàng tiêu dùng khác...
- Du lịch: Những tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách du lịch đến
tỉnh ta tăng khá lớn. Số lượt khách du lịch đến Quảng Bình trong 3 tháng đầu năm ước đạt 148,102 ngàn
lượt, tăng 37,61% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 5,6 ngàn lượt, tăng 48,36% so cùng kỳ.
- Dịch vụ vận tải: Hoạt động vận tải của địa phương tiếp tục phát triển phong phú với nhiều loại hình vận
tải, đáp ứng ngày càng tốt hớn nhu cầu đi lại, vận chuyển của nhân dân. Dự ước 3 tháng/2010, khối lượng
vận chuyển hành khách 2.694,9 nghìn người, tăng 5,5%; khối lượng luân chuyển hành khách đạt 105,6 triệu
hk.km, tăng 13% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 2.152 ngàn tấn, tăng 30,4%; khối lượng
hàng hoá luân chuyển tăng 34,3% so cùng kỳ. Tổng doanh thu vận tải ước 222,5 tỷ đồng, tăng 13,3% so
cùng kỳ.
Hang có tên là Sơn Đoòng do ông Khanh, người Phong Nha phát hiện vào năm 2008 nhưng chưa được thám hiểm và
đánh giá.
Hang Sơn Đoòng nằm dưới hang Én, có đường vào rất khó khăn. Từ đường Hồ Chí Minh nhánh tây, theo đường mòn
vào Bản Đoòng, đi qua Bản Đoòng, Hang Én, sau đó mới tới Sơn Đoòng. Thời gian từ đường HCM nhánh tây đi bộ đến
hang này mất khoảng sáu giờ với quãng đường rừng khoảng 8-10 km.
Do bị ngập nước và dòng chảy trong hang rất mạnh nên, đến thời điểm hiện tại, đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh chỉ mới
thám hiểm được 6,5 km.
Theo đánh giá của ông Howard Limbirt thì hang này lớn gấp năm lần hang Phong Nha hiện tại, lớn hơn hang Deer ở
Malaysia từng được coi là hang lớn nhất thế giới với chiều dài hai km, cao 100 m và rộng 90m). Hang Sơn Đoòng được
đánh giá có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m).
Nhờ có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện sống cơ bản như nguồn thức ăn và tính an toàn nơi sống, Phong
Nha - Kẻ Bàng có đến 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen đặc hữu và
quí hiếm. Thống kê cho thấy ở đây có ít nhất 43 trong tổng số 140 loài được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam
năm 2002, cụ thể có bốn loài nguy cấp cao, 18 loài nguy cấp, 16 loài sắp nguy cấp, bốn loài bị đe dọa.
Các loài đặc trưng cho Phong Nha - Kẻ Bàng và có đặc hữu là voọc gáy trắng/voọc Hà Tĩnh, là loài đặc hữu
hẹp được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Hiện nay voọc gáy trắng chỉ ghi nhận được ở
Quảng Bình mà không còn ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Bên cạnh đó là vượn siki và chà vá chân nâu.
Phong Nha - Kẻ Bàng được coi là vùng phân bố chủ yếu và là điểm bảo tồn vượn siki tốt nhất ở Việt Nam. Tại
đây hiện đang có một quần thể rất lớn loài vượn này. Còn chà vá chân nâu là loài đặc hữu ở vùng Đông
Dương. Phân loài voọc đen tuyền trước đây chỉ phân bố ở vùng Tây Bắc. Sau 20 năm không còn tin tức gì
của loài này ngoài thiên nhiên, các nhà khoa học cho rằng chúng đã tuyệt chủng, tuy nhiên họ vừa phát
hiện chúng ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ngoài ra Phong Nha - Kẻ Bàng còn có những loài quí hiếm khác như: báo lửa, báo hoa mai, sao la, bò tót,
hổ...
Khu hệ thú Phong Nha - Kẻ Bàng còn đa dạng về yếu tố địa lý động vật với đặc điểm chung là nhiệt đới
phương Nam và ôn đới núi cao phương Bắc, bao gồm 29 loài có nguồn gốc Himalaya; bảy loài có nguồn gốc
Trung Hoa; 41 loài có nguồn gốc Ấn - Malaysia...
Về khu hệ cá thì Phong Nha - Kẻ Bàng được coi là độc nhất vô nhị. Năm 1993, tại đây mới phát hiện được 64
loài cá thì đến năm 1997 phát hiện 71 loài. Đến tháng 11-2003, Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học Bắc
Trường Sơn do tiến sĩ Nguyễn Thái Tự đã kết hợp với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng xác định được
162 loài thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ, trong đó độc đáo nhất là có tới 19 loài cá... biển di nhập, tám loài cá
gặp trong hang động, 10 loài mới phát hiện cho khoa học. Có thể khẳng định Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có
chỉ số đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao nhất và cao gấp 25 lần so với khu hệ cá nước ngọt của Việt
Nam.
Tính độc đáo của hệ cá Phong Nha - Kẻ Bàng còn thể hiện ở chỗ với một diện tích hẹp mà có nhiều tiểu khu
hệ cá, và các tiểu khu hệ cá này do cách ngăn bởi các dòng sông ngầm nên có nhiều thành phần loài khác
nhau, tiêu biểu cho các khu hệ cá khác nhau, gồm năm tiểu khu hệ cá là sông Chày, Trà Ang, Rào Thương,
Rào Bụt vàTiến sĩ Thomas Ziegler, chuyên gia bò sát lưỡng cư của vườn thú Cologne (Đức), đã phát hiện và đặt tên
loài tắc kè này là Cryptus. Loài mới này sống ở ven suối núi đá vôi, có những khác biệt về hoa văn và sự sắp xếp các
vảy.
Qua so sánh giám định gien, phân tích AND với các loài tắc kè khác, các nhà khoa học khẳng định đây là loài mới. Cho
đến nay ngoài Phong Nha-Kẻ Bàng chưa có nơi nào khác trên thế giới phát hiện loài này.
Các chuyên gia cho rằng, đây là một phát hiện chấn động giới nghiên cứu hệ bò sát lưỡng cư thế giới.
Khe Ri...
Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới, Phong nha có hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát
và đá rộng đẹp nhất, Hồ ngầm đẹp nhất, Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam,
Hang khô rộng và đẹp nhất. Nhưng tên gọi Phong Nha từ đâu? Và Phong Nha nghĩa là gì?
Một số người làm hướng dẫn viên du lịch đã thử giải thích Phong Nha là gì.
Một người kể, một hôm có đoàn khách Anh cắc cớ hỏi như trên. Anh nghĩ Nha tức Gia gọi trại mà thành, bèn giải
thích: "Phong Nha is the house of wind" (tức Nhà gió).
Một người khác, chuyên khách các tour tìm hiểu phong tục - văn hóa, không đồng ý và có cách giải thích sát
sườn hơn: "Phong Nha is the tooth of wind". (tức Răng gió). Vậy rồi, chàng guider lưu loát dẫn cứ liệu từ 1 cuốn
sách hướng dẫn thắng cảnh Việt Nam: "Từ trên cao nhũ đá tỏa xuống tua tủa như những chiếc răng lớn và gió
không ngừng lùa qua những kẽ răng. Vì thế, Phong Nha là... răng của gió! Rộng ra hơn, Phong có nghĩa là phong
phú, đầy đủ. Vậy Phong Nha còn có nghĩa... nhiều răng, được mùa! Rất phù hợp với quốc gia nông nghiệp, có
nền văn minh lúa nước như Việt Nam".
Không chịu thua, chàng kia suy luận: "Hay Phong Nha là từ Phong Nhũ trại ra? Nếu đúng vậy thì Phong Nha
nghĩa là... Vú gió!".
Cứ liệu lịch sử thì như sau:
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, qua tra cứu các thư tịch cổ viết bằng chữ Hán, lần đầu tiên ông thấy từ
Phong Nha xuất hiện tại Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (1776).
Ở phần ghi chép danh sách các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, trang, trại, sách của hai xứ Thuận - Quảng, ông Lê
Quý Đôn cho biết: Phong Nha lúc ấy là tên của một đơn vị hành chánh ở miền núi, tương đương với cấp làng, xã
ở miền đồng bằng. Còn sau đó, ai dùng địa danh này để gọi luôn tên của khu hang động tại chỗ từ bao giờ thì
chưa có tư liệu nào khẳng định.
Theo một số bài viết của một số người Pháp như Buoffier (1930), Antoie và Michel (1932), Madeleine Colani
(1936): tên động Phong Nha (hoặc Les Grottes des Phong Nha) đã bắt nguồn từ ngôi làng ấy và được dùng sớm
nhất vào thập niên 1920.
Trong 1 bài viết trên tạp chí Du lịch Đà Nẵng 07.2003, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã dẫn ra những cứ liệu
mới, đáng để suy ngẫm.
Xin tóm lược: Trong cả 3 tư liệu Đồng Khánh Địa dư Chí lược (bản viết tay, khoảng 1886 - 1888), Đồng Khánh
Ngự lãm Địa dư Chí đồ (in tại Tokyo 1943, tập hạ, huyện Bố Trạch) và Đại Nam Nhất thống chí (ấn hành năm
1909 - Duy Tân thứ 3, quyển 8 tỉnh Quảng Bình) thì tự dạng của địa danh Phong Nha đều được viết giống nhau.
Theo đó, Phong nghĩa là đỉnh núi.
Từ điển Từ Nguyên cắt nghĩa rất rõ: "Sơn chi trực thượng nhi nhuệ giả viết phong" (tức Phần trên của đỉnh núi
thẳng mà nhọn, gọi là phong). Cón ý nghĩa của nhữ nha rất phức tạp. Nghĩa đen thông thường nhất là một lọai
hình cơ quan làm việc của nhà nước (nha sở, nha môn...). Từ điển Từ Nguyên định nghĩa nha là quan thự.
Từ điển Khang Hy ghi một nghĩa khác là nha tham.
Từ điển Từ Hải giải thích nha tham: "Quan lại ư đại phủ chi nha bạch quyết chính sự vị chi nha tham" (tức Các