Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập nhóm môn Luật dân sự 8 điểm: Phân tích Bản án số 552017DSPT, ngày 29082017, tranh chấp đòi tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.48 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHÓM MÔN
LUẬT DÂN SỰ

1


Mục lục

Trang

MỞ BÀI

2

NỘI DUNG

2

I. Trình bày bối cảnh dẫn đến tranh chấp.

2

II. Phân tích và bình luận các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem

3

xét và đưa ra phán quyết.


1. Phân tích các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra

3

phán quyết.
1.1. Thông tin về bản án.

3

1.2. Phân tích các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và đưa

4

ra phán quyết.
2. Bình luận các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra

7

phán quyết.
III. Đề xuất của nhóm thông qua việc bình luận bản án.

10

1. Bình luận bản án.

10

2. Đề xuất thông qua bản án.

11


KẾT BÀI

12

Đề4: Từ bản án của TAND tỉnh Bắc Giang về kiện đòi tài sản ( Nguồn:
). Nhóm hãy:
1. Trình bày bối cảnh dẫn đến tranh chấp?
2. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem
xét và đưa ra phán quyết.
3. Nhóm có đề xuất gì thông qua việc bình luận bản án này? (Nếu có).
MỞ BÀI
2


Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Từ rất
lâu con người đã biết đến việc vay mượn tài sản, để phục vụ mục đích riêng của
cá nhân. Xuất phát từ việc vay mượn, luôn có nhiều vấn đề phát sinh, mà phổ
biến nhất là trường hợp về tranh chấp tài sản. Đặc biệt là kiện về hợp đồng vay
tài sản. Khi mà bên vay không thực hiện đúng các nghĩa vụ hoàn trả tài sản, các
phần lãi phát sinh theo đúng kì hạn như hai bên đã thỏa thuận. Đồng thời nếu các
bên có thể tự giải quyết với nhau, thì sẽ không cần sự can thiệp từ tòa án. Đây là
một trong những quan hệ tranh chấp mà luật dân sự điều chỉnh. Bản án số
55/2017/DS-PT, ngày 29/08/2017, có nội dung về tranh chấp đòi tài sản. Đây là
bản án của phiên tòa phúc thẩm về một vụ việc dân sự diễn ra tại Bắc Giang. Vụ
án giữa bên cho vay, bên vay và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Mẫu thuẫn giữa các bên bắt nguồn từ việc không xác định rõ bên vay, và không
thực hiện nghĩa vụ trả tài sản cùng tiền lãi đúng thời hạn. Bài viết này trình bày:
Bối cảnh dẫn đến tranh chấp; Phân tích và bình luận các cơ sở pháp lí mà Hội
đồng xét xử xem xét và đưa ra phán quyết; Những đề xuất thông qua những bình

luận của bản án.
NỘI DUNG
I. Trình bày bối cảnh dẫn đến tranh chấp.
Theo nguyên đơn là vợ chồng chị Đào Thị T: Ngày 12/05/2012, vợ chồng ông
bà H có vay của vợ chồng chị là 210.000.000 đ, để cho vợ chồng con gái của ông
H kinh doanh. Hai bên đã lập giấy vay tiền, cả ông H và bà H đều ký với tư cách
là người vay tiền. Để đảm bảo cho khoản vay trên, vợ chồng ông H đưa cho vợ
chồng chị T 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận có số X
006811 ngày 10/4/2006 mang tên ông Dương Văn H. Vợ chồng ông H đã trả cho
vợ chồng chị T được 02 lần cụ thể là: Ngày 05/6/2014, trả 100.000.000đ và ngày
26/6/2014, trả 70.000.000đ. Ngày 26/6/2014, hai bên đã chốt nợ với nhau và
thống nhất vợ chồng ông H còn nợ vợ chồng chị T là 40.000.000đ tiền gốc và
18.000.000đ tiền lãi. Vợ chồng ông H đã ký nhận nợ với với vợ chồng chị T số
tiền trên và hẹn đến 01/10/2014 sẽ trả tiền cho vợ chồng chị. Cùng ngày
3


26/6/2014, sau khi vợ chồng ông H ký nhận nợ với vợ chồng chị số tiền 58 triệu.
Thì ông H đã yêu cầu chồng chị là anh Nguyễn Văn C viết cho ông H 01 giấy
biên nhận khác. Trong đó, có nội dung ông H chỉ là người tiền trả hộ, còn người
vay tiền là anh Nguyễn Văn M(con rể ông H). Mục đích là để ông H thanh toán
ông bà thông gia (bố mẹ đẻ của anh M). Do nể nang ông H nên chồng chị đã viết
01 giấy biên nhận. Trong đó, có nội dung anh M con rể chú H–Thôn T có vay của
chị T số tiền 210.000.000đ, ngày 26/6/2014 vợ chồng chú H đã trả hộ được
170.000.000đ. Giấy biên nhận này được ông H đã ký bên “Người trả hộ”; chị T
đã ký bên “Người nhận tiền”. Ngay sau đó thì chị đã trả lại 01 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tên ông Dương Văn H cho vợ chồng ông H. Tuy nhiên
hết thời hạn trả nợ theo thỏa thuận. Nhưng vợ chồng ông H vẫn không trả tiền
cho vợ chồng chị. Nay, chị khởi kiện đề nghị vợ chồng ông H phải trả cho vợ
chồng chị 58.000.000đ và tiền lãi của số tiền đó từ ngày 2 bên chốt nợ là ngày

26/6/2014 đến nay theo lãi suất của Ngân hàng. Tại phiên tòa sơ thẩm, chị T chỉ
yêu cầu ông H trả 58.000.000đ mà không phải trả số tiền lãi còn lại.
Theo bị đơn là vợ chồng ông Dương Văn H: Ông bà không vay tiền của vợ
chồng chị T. Vợ chồng ông bà chỉ cho anh Nguyễn Văn M là con rể mượn Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Để anh M thế chấp vay 210 triệu đồng của vợ
chồng chị T, anh C. Do anh M làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho vợ
chồng chị T. Nên ông bà đã trả hộ anh M số tiền là 170.000.000đ để vợ chồng chị
T trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông bà.
II. Phân tích và bình luận các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và
đưa ra phán quyết.
1. Phân tích các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra phán
quyết.
1.1. Thông tin về bản án:
Đây là vụ án kiện đòi tài sản giữa bên nguyên đơn là vợ chồng chị Đào Thị T
và bên bị đơn là vợ chồng ông Dương Văn H. Vụ án kiện đòi tài sản được giải
quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Sau phiên tòa, Chánh án Tòa án đã ra
quyết định Bản án số: 55/2017/DS-PT ngày 29/8/2017.

4


1.2. Phân tích các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra phán
quyết.
a. Cơ sở pháp lí gồm:
- Bộ luật dân sự 2005
- Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội
- Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2011
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao ngày 03/12/2012

- Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật về án phí.
b. Phân tích lập luận giữa các bên:
Về phía bên nguyên đơn là vợ chồng chị Đào Thị T: Thì ngày 26/6/2014, sau
khi vợ chồng ông H trả cho vợ chồng anh chị được tổng số tiền là 170.000.000đ.
Thì vợ chồng ông H đã ký nhận nợ với vợ chồng anh chị số tiền 58 triệu bao gồm
cả tiền gốc và tiền lãi. Ông H còn yêu cầu vợ chồng anh chị viết cho ông H 01
Giấy biên nhận khác. Trong đó, Giấy biên nhận đó có nội dung là vợ chồng ông
H chỉ là người trả hộ, còn người vay tiền là anh Nguyễn Văn M (con rể ông H).
Về phía bên bị đơn là vợ chồng ông Dương Văn H: Thì vợ chồng ông chỉ cho
anh Nguyễn Văn M là con rể mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để cho
anh M thế chấp vay 210 triệu đồng của vợ chồng chị T. Chứ còn vợ chồng ông H
chỉ là người trả tiền hộ, việc vợ chồng ông H đã ký nhận nợ với chị T số tiền 58
triệu là do bị anh C ép buộc. Bên cạnh đó, thì thời hiệu khởi kiện đã hết nên chị T
không có quyền khởi kiện. Tại phiên tòa sơ thẩm, chị T rút yêu cầu đòi tiền lãi là
thay đổi nội dung khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu này của chị T
là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ
pháp luật tranh chấp là kiện về Hợp đồng vay tài sản là không đúng.Vợ chồng
5


chị T đã cho anh M vay tiền với lãi suất cao là 2000đ/1 triệu/1 ngày là vượt quá
quy định của pháp luật (Ông H còn xuất trình Giấy biên nhận là bản phô tô mà
anh C chồng chị T xác xác nhận cho ông H).
c. Phân tích quyết định của Hội đồng xét xử:
- Giữa chị T “bên cho vay tiền” với vợ chồng ông H “bên vay tiền” đã xác nhận 1
Hợp đồng vay tài sản có thời hạn trả nợ và có thỏa thuận về lãi suất được quy
định tại khoản 2 Điều 478 BLDS năm 2005.
- Đến thời hạn trả mà vợ chồng ông H không trả tiền cho chị T là vi phạm nghĩa
vụ trả nợ của bên bên “vay tiền” đối với “bên cho vay tiền” được quy định tại

khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005.
- Theo đó, vợ chồng chị T đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao tiền của bên cho vay
được quy định tại điều 280(Nghĩa vụ dân sự), điều 473 BLDS 2005( Nghĩa vụ
của bên cho vay).
- Ông H mới là người có nghĩa vụ trả số tiền đang nợ cho chị bởi sau khi được
Tòa án cho xem lại Giấy biên nhận ngày 12/5/2012 và Giấy chốt nợ thì ông H
cũng đã thừa nhận chữ ký của mình.
- Việc anh C đã ép vợ chồng ông viết Giấy biên nhận thì không có người làm
chứng và ông cũng không có chứng cứ để xuất trình cho Tòa án. Bản án sơ thẩm
vẫn xác định quan hệ pháp luật là “tranh chấp về Hợp đồng vay tài sản” là không
đúng quy định của pháp luật và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Về việc xử lý tranh chấp tài sản theo được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
ngày 03/12/2012: “ Đối với tranh chấp Dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự
(Hợp đồng vay tài sản) thì giải quyết như sau: ...b) Đối với tranh chấp về quyền
sở hữu tài sản ...thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi
kiện.
- Về thời hiệu giải quyết đối với tranh chấp dân sự, theo Điều 2 Nghị quyết
số103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội quy định về việc thi hành Bộ
6


luật tố tụng dân sự quy định: “ Các tranh chấp về Dân sự...phát sinh trước ngày
01/01/2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điể h khoản 1 Điều
192 BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung năm 2011”. Việc vay tiền giữa 2 bên
đương sự ngày12/5/2012 và ngày 26/6/2014 là giao dịch Dân sự trước ngày
1/01/2017. Nên theo hướng dẫn ở trên thì áp dụng các quy định về thời hiệu theo
Điều 159 BLTTDS năm 2011.
- Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
thì: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của

một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa
án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”. Tuy nhiên trong vụ việc
này, ông H lại yêu cầu xem xét lại thời hiệu sau khi đã hoàn thành việc xét xử ở
cấp sơ thẩm.
- Tại phiên tòa sơ thẩm, chị T rút một phần yêu cầu khởi kiện và không yêu cầu
vợ chồng ông H phải trả cho chị tiền lãi. Tòa án chấp nhận đối với việc rút yêu
cầu khởi kiện của chị T là đúng quy định theo quy định tại khoản 2 Điều 244
BLTTDS.
- Về việc ông H cho rằng vợ chồng chị T đã cho anh M vay tiền với lãi suất cao
là 2000đ/1 triệu/1 ngày. Thì theo Hội đồng xét xử xét thấy: Theo khoản 1 Điều
476 BLDS năm 2005 quy định về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố đối với loại vay tương ứng. Như vậy, số tiền lại mà ông H phải trả cho
chị T sẽ hợp lệ, nếu không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố và phải do 2 bên thỏa thuận.
- Theo thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân Tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn xét
xử và thi hành án về tài sản quy định: Số tiền lãi đã trả cũng phải được giải quyết
lại nếu mức lãi suất mà các bên thỏa thuận cao hơn mức lãi suất được quy định
tại khoản 1 Điều 473 BLDS năm 1995 (khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005). Để
xác định thỏa thuận lãi suất của các bên đương sự có đúng quy định pháp luật hay
7


không. Thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tính lãi suất cụ thể từng thời điểm đối với số
tiền mà ông H vay và đã trả cho chị H.
- Tại phiên tòa phúc thẩm, ông H cho rằng anh C cho vay nặng lãi. Nhưng anh C
không thừa nhận và ông H cũng không có chứng cứ về việc vợ chồng anh C, chị
T tính lãi vượt quá mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Nên Hội đồng xét
xử không có căn cứ để xem xét kháng cáo của ông H về nội dung này.

- Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí
dân sự sơ thẩm, trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được
Tòa án chấp nhận. Do vậy, trong trường hợp này, nguyên đơn là ông H với yêu
cầu kháng cáo việc tranh chấp đòi tài sản với chị T không được Tòa án chấp
nhận, nên ông H phải chịu mức án phí. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được
quy định tại điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án xử.
2. Bình luận các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra phán
quyết.
Giải pháp tòa án đưa ra đối với vụ kiện đòi tài sản giữa chị Đào Thị T – ông
Dương Văn H như sau:
- Tại phiên tòa sơ thẩm: Tòa sơ thẩm đồng ý với lập luận của nguyên đơn là chị
Đào Thị T. Tòa chấp nhận yêu cầu của chị Đào Thị T, buộc ông Dương Văn H và
bà Đậu Mai H phải liên đới trả cho vợ chồng chị Đào Thị T và anh Nguyễn Văn
C số tiền 58.000.000 đồng.
- Tại phiên tòa phúc thẩm: Tòa phúc thẩm chấp thuận với phán quyết của tòa sơ
thẩm, vẫn giữ nguyên quyết định yêu cầu ông Dương Văn H và bà Đậu Mai H
phải liên đới trả cho vợ chồng chị Đào Thị T và anh Nguyễn Văn C số tiền
58.000.000 đồng. Tuy nhiên, tòa án phúc thẩm đã nhận ra một số sai sót trong
việc xét xử của tòa sơ thẩm. Ngoài ra, án phí phải trả theo quy định của pháp luật.
Theo quan điểm của nhóm em, quyết định của tòa án sơ thẩm và tòa án phúc
thẩm là đúng khi xét về kết quả. Bên nguyên đơn là chị Đào Thị T đã xuất trình
giấy biên nhận và giấy chốt nợ giữa vợ chồng ông H và vợ chồng chị T. Cụ thể,
vợ chồng ông H thừa nhận còn nợ vợ chồng chị T số tiền 40 triệu đồng và 18
triệu đồng tiễn lãi.Tại phiên tòa sơ thẩm, chị T không yêu cầu vợ chồng ông H
8


phải trả tiền lãi theo mức lãi suất ngân hàng từ ngày 26/6/2014 mà chỉ cần trả số
tiền 58 triệu đồng. Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của chị T. Ông H kháng
cáo, không đồng ý với bản án sơ thẩm. Tại tòa phúc thẩm, hai bên đã đưa ra lập

luận cũng như bằng chứng cụ thể. Dựa trên những bằng chứng mà hai bên đưa ra,
tòa phúc thẩm vẫn không thể chấp nhận nội dung kháng cáo của ông H, cho rằng
anh M mới là người có trách nhiệm trả tiền cho chị T. Nhưng lẽ ra, tòa sơ thẩm
cần đưa anh M vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan và hỏi ý kiến của anh M và chị T. Tòa phúc thẩm nhận định, bản án
sơ thẩm có thiếu sót là không nhận định giữa hai bên đương sự có thỏa thuận tiền
lãi hay không. Cuối cùng, tòa án phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định của tòa sơ
thẩm, buộc vợ chồng ông T phải trả cho vợ chồng chị T số tiền là 58 triệu đồng.
Về các văn bản luật mà tòa án áp dụng là đúng với quy định của pháp luật:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 478 BLDS 2005 về Thực hiện hợp đồng vay có
kỳ hạn thì: “Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả
lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có
thoả thuận khác”.
- Giữa chị T (bên cho vay) với vợ chồng ông H (bên vay tiền) đã xác nhận một
hợp đồng vay tài sản có thời hạn trả nợ và có thỏa thuận về lãi suất. Đồng thời,
chị T cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao tiền của bên cho vay theo quy định
tại Điều 473 BLDS 2005 về Nghĩa vụ của bên cho vay.
- Ông H có nói là chỉ vay hộ cho con rể là anh M, ông cũng nói là việc ký tên vào
giấy nhận nợ là do bị anh C (chồng chị T) ép ký, nhưng tất cả những điều này đều
không có chứng cứ. Hơn thế, tại giấy vay tiền và giấy nhận nợ đều thể hiện vợ
chồng ông H là người vay tiền của chị T.
- Giấy vay tiền ngày 12/05/2012 có chữ kí của vợ chồng ông H và giấy chốt nợ
ghi ngày 26/6/2014 có nội dung vợ chồng ông H còn nợ chị T 58 triệu đồng thì
ông H cũng đã thừa nhận chữ ký của mình.
- Vì vậy, vợ chồng ông H cũng phải thực hiện đầy dủ nghĩa vụ của bên đi vay
theo khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:“Trong
trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ
9



thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Khoản 1 Điều 298 BLDS 2005 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên
đới như sau: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải
thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có
nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
- Vợ chồng chị T là bên có quyền trong trường hợp này, và vì thế chị có quyền
yêu cầu vợ chồng ông H phải có nghĩa vụ trả số tiền còn nợ cho chị và yêu cầu
này hoàn toàn hợp pháp.
- Như vậy, trong trường hợp này thì ông Dương Văn H và bà Đậu Mai H phải có
trách nhiệm liên đới trả cho vợ chồng chị Đào Thị T và anh Nguyễn Văn C số
tiền là 58.000.000 đồng (năm mươi tám triệu đồng) theo như quyết định của Tòa
án là đúng.
- Án phí DSST: Ông Dương Văn H và bà Đậu Mai H phải có trách nhiệm liên đới
chịu 2.900.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Trả lại cho chị Đào Thị T số tiền 1.450.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo Biên
lai thu tiền số 0004864 ngày 27/10/2016 của Chi cục thi hành án dân sự huyện H.
Theo khoản 1 Điều 147 BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm quy
định: “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa
án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.”
Hay theo khoản 2Điều 27 Pháp lệnh án phí, án lệ Tòa ánquy định về Nghĩa vụ
chịu án phí dân sự sơ thẩm thì:“Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm
trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.”
Bản án Dân sự sơ thẩm số 16/2017/DSST ngày 24/4/2017 của Toà án nhân
dân huyện H đã: Chấp nhận yêu cầu của chị Đào Thị T, buộc ông Dương Văn H
và bà Đậu Mai H phải liên đới trả cho vợ chồng chị Đào Thị T, anh Nguyễn Văn
C số tiền 58.000.000 đồng.
Như vậy, có nghĩa là theo bản án sơ thẩmthì toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn
là chị Đào Thị T đã được Tòa án chấp nhận, tức là bị đơn là ông Dương Văn H và
10



bà Đậu Mai H phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm theo như quy định nêu
trên. Và cũng theo đó, chị T sẽ được trả lại số tiền tạm ứng án phí mà chị đã nộp.
- Án phí DSPT: Ông H không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm.Hoàn trả ông H
300.000 đồng tiền tạm ứng án phí tại Biên lai thu tiền số 0001596 ngày
08/5/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện H.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Pháp lệnh án phí, án lệ Tòa án về: Nghĩa
vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm: “Người kháng cáo theo thủ tục
phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không
phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy
định của Pháp lệnh này.”
Và theo quy định tại khoản 2Điều 30 Pháp lệnh án phí, án lệ Tòa án về: Nghĩa
vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm quy định:“Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm
sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải
chịu án phí dân sự phúc thẩm…”
Ông H là người kháng cáo trong trường hợp này nên ông phải nộp tiền tạm
ứng án phí dân sự phúc thẩm. Và sau khi xét xử thì Tòa án đã đưa ra quyết định:
Áp dụng khoản 2 Điều 308 BLTTDS chấp nhận một phần kháng cáo của ông H
sửa bản án sơ thẩm đã xử về quan hệ pháp luật tranh chấp. Tại phiên tòa phúc
thẩm, Bị đơn là ông H đề nghị áp dụng thời hiệu nên Hội đồng xét xử xét thấy
cần sửa mối quan hệ pháp luật tranh chấp của bản án là: “Đòi tài sản”.Vì thế,
đương sự kháng cáo là ông H sẽ không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Vậy
nên, Tòa án đã đưa ra quyết định hoàn trả ông H 300.000 đồng tiền tạm ứng án
phí.
III. Đề xuất của nhóm thông qua việc bình luận bản án.
1. Bình luận bản án.
Quyết định của tòa án đã giải quyết được yêu cầu của vợ chồng chị T: Tòa đã
chấp nhận yêu cầu của chị Đào Thị T. Và buộc ông Dương Văn H và bà Đậu Mai
H phải có trách nhiệm liên đới trả cho vợ chồng chị Đào Thị T và anh Nguyễn

Văn C số tiền 58.000.000 đồng. Quyết định của Tòa án tỉnh Bắc Giang đã dựa
trên các cơ sở pháp lý phù hợp với pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, quyết định
11


của bản án trên vẫn còn một số điểm chưa chặt chẽ, quyết định bản án sơ thẩm
vẫn còn có sai sót. Tòa sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là kiện
về hợp đồng vay tài sản là không đúng. Nhưng tại Tòa phúc thẩm đã sửa lại thành
kiện đòi tài sản phù hợp với vụ việc này. Tại Tòa sơ thẩm thì bản án mà Tòa đã
đưa ra còn có thiếu xót là nhận định giữa hai bên có đương sự có thỏa thuận tiền
lãi xuất hay không? Nếu có thì bao nhiêu phần trăm một tháng? Có vượt quá con
số 150% mà pháp luật quy định không? Ngoài ra,việc anh Nguyễn Văn M (con rể
ông H) vắng mặt ở cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm gây ảnh hưởng tới tính
khách quan tới quyết định của tòa án. Qua bản án về kiện đòi tài sản giữa chị Đào
Thị T và ông Dương Văn H đã thấy được nội dung sự việc, các cơ sở pháp lý mà
Tòa đã áp dụng cho sự việc là phù hợp. Tuy nhiên cũng thấy được các thiếu sót
của Tòa án sơ thẩm nhưng tại Tòa phúc thẩm đã phát hiện ra những điểm này.
2. Đề xuất thông qua bản án.
        Như

vậy, thông qua những bình luận trên về bản án, nhóm em đưa ra các đề

xuất sau:
- Theo nhóm em, thì ở cả hai tòa án sơ thẩm và phúc thẩm cần sự có mặt của anh
Nguyễn Văn M vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan. Nếu anh M đồng ý trả tiền cho vợ chồng chị T và được chị T đồng
ý. Thì có thể công nhận sự thỏa thuận về việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ giữa
ông H, anh M và chị T tại Tòa án. Theo ông Dương Văn H trình bày thì vợ chồng
chị T đã cho anh M vay tiền với mức lãi xuất 2.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Anh M
đã trả hết lãi cho vợ chồng chị T trong năm đầu tiên là 9.000.000 đồng/ 1 tháng,

đến năm thứ hai là 6.000.000/ 1 tháng. Anh M cũng đã trả lãi cho chị T đến hết
tháng 2/2014. Tại phiên tòa thì ông Dương Văn H đã xuất trình giấy biên nhận là
bản phô tô mà anh C chồng chị T đã xác nhận cho ông H có nội dung là ông chỉ
là người trả nợ cho anh M. Nhưng do không có sự có chữ ký của anh M nên giấy
biên nhận trên không được Tòa chấp nhận. Vì tất cả các lẽ trên thì sự có mặt của
anh Nguyễn Văn M là rất cần thiết. Như vậy, sự có mặt của anh M cũng có thể
khiến vụ việc giải quyết theo hướng khác phù hợp hơn, đều có lợi cho hai bên,
12


chị T đòi lại được tài sản của mình mà ông H cũng không có đề nghị gì thêm, sao
cho vừa hợp lý hợp tình, phù hợp với đạo đức xã hội.
- Việc vay tiền giữa hai bên vào ngày 12/5/2012 và ngày 26/4/2014 là giao dịch
dân sự trước ngày 01/01/2017. Nên theo điều 2 nghị quyết số 103/2015/QH13
ngày 25/11/2015 của Quốc hội về quy định về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân
sự quy định “Các tranh chấp về dân sự phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì áp
dụng quy định quy định về thời hiệu tại điều 159 và điểm h khoản 1 điều 192 Bộ
luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2011”. Tại Điều 159 quy định,
thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện. Để
yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác. Tuy nhiên trước khi mở phiên tòa, Tòa án sơ thẩm lại không
hỏi các đương sự về việc có yêu cầu áp dụng thời hiệu hay không? Việc Tòa sơ
thẩm không đề cập đến việc áp dụng thời hiệu là một thiếu sót. Tuy nhiên tại Tòa
phúc thẩm ông Dương Văn H đã đề nghị áp dụng thời hiệu. Theo nhóm em thì
việc áp dụng tại Tòa sơ thẩm là cần thiết.
KẾT BÀI
Bản án phúc thẩm của tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang về vụ kiện hợp đồng
cho vay tài sản. Đây là một trong vô số các bản án dân sự về quan hệ tranh chấp
tài sản mỗi năm. Việc vay mượn tài sản là đề tài không còn mới mẻ. Nhưng nó

chưa bao giờ là cũ đối với mọi người, đặc biệt là các nhà làm luật. Bởi xã hội
luôn vận động, thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Thì nhu cầu vay và cho vay càng
đa dạng, phân hóa có chiều sâu hơn từng ngày. Vì vậy họ luôn tìm ra những
phương pháp phù hợp có lợi cho các bên. Nhưng khi xảy ra các tranh chấp, hay
vi phạm nghĩa vụ của từng bên, mà họ không thể tự xử lí được với nhau. Thì việc
tìm ra các biện pháp giải quyết hợp lí, đúng đắn nhất cho các bên với nhau. Đây
có thể coi là vấn đề mà nhà làm luật nước ta cần quan tâm chú ý tới. Để từ đó có
thể hoàn thành việc quản lý của Nhà nước bằng phát luật vào cuộc sống.

13


Danh mục tài liệu tham khảo
- Bản án của TAND tỉnh Bắc Giang về kiện đòi tài sản ( Nguồn:

).
- Bộ luật dân sự 2005.

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật về án phí.

14



×