A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đi học lớp 1 là một giai đoạn mới trong cuộc đời của trẻ. Từ giai đoạn lấy
hoạt động vui chơi làm chủ đạo, trẻ em bước vào lớp 1 phải làm quen với hoạt
động học tập, một hoạt động có ý thức, đòi hỏi học sinh phải làm việc có tổ
chức, có mục đích. Vì thế, giáo viên cần tạo động cơ học tập cho học sinh một
cách nhẹ nhàng, giúp học sinh hứng thú với việc học. Giáo viên cần phải có các
phương pháp thích hợp trong đó chú trọng đến phương pháp trò chơi học tập
(phương pháp học vui). Các em sinh viên là các giáo viên trong tương lai cần
nắm vững được đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh lớp 1 để có phương pháp
giáo dục hiệu quả nhất.
Qua nhiều năm giảng dạy nội dung Phương pháp dạy học học Học vần
thuộc học phần Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1, tác giả nhận thấy
Tổ chức trò chơi học tập vô cùng quan trọng trong dạy học Học vần. Thứ nhất,
trò chơi học tập giúp cho tiết học thêm sôi nổi, học sinh hào hứng học tập. Thứ
hai, nhờ trò chơi học tập, các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải
mái. Thứ ba là trò chơi học tập giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức một cách
bền vững.
Hiện nay, khi sinh viên tập giảng tại trường cũng như khi sinh viên đi kiến
tập, thực tập tại trường phổ thông đa số các em còn gặp khó khăn trong việc tổ
chức trò chơi học tập cho các em học sinh. Giáo sinh không biết nên chọn trò
chơi nào để bài học đạt hiệu quả tốt nhất. Giáo sinh không biết tổ chức trò chơi
học tập vào thời điểm nào. Cũng có giáo sinh còn lúng túng khi tổ chức trò chơi
học tập cho các em.
Đề phát huy hết tác dụng của trò chơi học tập, để giúp các em sinh viên
khắc phục những hạn chế khi tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy, tác giả lựa
chọn đề tài “ Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư
phạm sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Học vần”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục
Tiểu học biết cách thiết kế và tổ chức trò chơi học tập khi dạy học Học vần,
tránh khỏi sự bỡ ngỡ khi đi thực tập cũng như ra trường phổ thông công tác.
Đề tài thành công với mong muốn được phổ biến trong tổ chuyên môn, góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực giảng dạy, chất lượng
1
đào tạo học phần phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1 của tổ chuyên
môn. Nội dung đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên cùng tổ
chuyên môn hoặc cận chuyên môn trong nhà trường, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học biết cách thiết kế và tổ
chức trò chơi học tập trong dạy học Học vần.
- Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng sinh viên khóa 37 ngành Giáo dục
Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm thông qua các tiết tập giảng Học vần của
sinh viên trên lớp và những giờ giảng Học vần của sinh viên tại trường tiểu học
có sử dụng phương pháp trò chơi học tập.
4. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên các lớp K37 ngành Cao đẳng Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm
(các lớp do tác giả trực tiếp giảng dạy) biết cách thức sử dụng phương pháp trò
chơi học tập trong dạy học Học vần.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư
phạm (các lớp do tác giả trực tiếp giảng dạy) biết cách sử dụng phương pháp trò
chơi học tập trong dạy học Học vần.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề tài
được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hướng dẫn sinh viên thiết kế trò chơi học tập khi dạy học Học
vần
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
2
B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Khái quát chung về phương pháp trò chơi học tập
1.1.1. Khái niệm về phương pháp trò chơi học tập
Có những quan niệm khác nhau về trò chơi học tập. Trong lí luận dạy học,
tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ
chức và luyện tập ... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều
được gọi là trò chơi học tập.
Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò
chơi có luật), trò chơi học tập được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng
đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng
nó vào mục đích giáo dục và dạy học.
Trò chơi học tập có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những
trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm
cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình
thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học. Tác giả
Trương Thị Xuân Huệ khẳng định rằng: “trò chơi dạy học được hiểu là trò chơi
có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và luật chơi cho
trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ”. [6, tr.15]
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “những trò chơi giáo dục được lựa
chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên
tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ
hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy
và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo
đức, thẩm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức
là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi
gọi là trò chơi dạy học. [7, tr.21]
Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học
được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được
định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi học tập được sáng tạo ra và
được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lí
luận dạy học, đặc biệt là của lí luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản
3
ánh lí thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo
dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học.
Từ những dẫn dắt ở trên, có thể hiểu: “Trò chơi là một hình thức học tập có
hiệu quả đối với học sinh. Thông qua các trò chơi, học sinh được luyện tập và
làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và
với tinh thần hợp tác. Cùng với những hình thức học tập khác, trò chơi tạo cơ
hội để học sinh học bằng tự hoạt động; tự củng cố kiến thức và hoàn thiện kĩ
năng. [1, tr.45-46]
Phương pháp trò chơi học tập là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ
chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính
tích cực nhận thức gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học sinh
tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát
triển được tính tự giác. [ 11, tr.45]
1.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng trò chơi dạy học
Trò chơi học tập là một phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia
của học sinh. Trong cuộc chơi, mọi người đều bình đẳng và cố gắng thể hiện hết
mình. Vì vậy, tổ chức trò chơi chẳng những là biện pháp tăng cường hứng thú
trong học tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lí mệt mỏi trong
quá trình nhận thức mà còn là biện pháp rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giao tiếp,
củng cố và phát triển khả năng tự tin của các em trong học tập và trong hoạt
động xã hội. Hướng dẫn sinh viên sử dụng phương pháp trò chơi dạy học, chúng
tôi dựa trên các cơ sở khoa học:
Cơ sở ngôn ngữ học và văn học: Trò chơi học tập là hoạt động của học sinh
nhằm mục đích giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài
ra, qua trò chơi học sinh được rèn luyện thể lực, các giác quan, có cơ hội giao
lưu với mọi người. Thông qua các trò chơi, ngôn ngữ nói của học sinh được phát
triển và các thói quen ứng xử văn minh lịch sự được hình thành.
Cơ sở Giáo dục học: Quan hệ của trò chơi dạy học với khoa học giáo dục
thể hiện ở chỗ trò chơi học tập hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữ của
giáo dục học. Nó hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục học đề
ra, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng
tạo cho học sinh, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mĩ.
Cơ sở tâm lí học và tâm lí ngôn ngữ học: Phương pháp sử dụng trò chơi
học tập rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, đặc biệt là học
4
sinh lớp đầu cấp. Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh tiểu học là hiếu động,
thích trực quan sinh động,... thích hợp với việc học mà chơi, chơi mà học. Do
vậy để việc tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt, tránh căng thẳng trong học tập,
giáo viên nên vận dụng phương pháp trò chơi học tập kết hợp với các phương
pháp khác.
Để xây dựng trò chơi dạy học phục vụ cho việc dạy học Học vần, chúng
tôi căn cứ vào các tiêu chí sau: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của
bài học; căn cứ vào logic của quá trình dạy học trên lớp; căn cứ vào cách phân
loại trò chơi trong dạy học; căn cứ vào thực trạng thiết kế, tổ chức trò chơi học
tập khi dạy học Học vần của sinh viên K37 ngành Giáo dục Tiểu học trường Cao
đẳng Sư phạm ; căn cứ vào đặc điểm của sinh viên sư phạm trong quá trình học
tập ở trường; căn cứ vào chương trình dạy học Học vần ở tiểu học; căn cứ vào
giáo trình, bài giảng dạy học Học vần.
1.1.3. Vai trò của phương pháp trò chơi học tập
Phương pháp trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong dạy học Tiếng
Việt nói chung và dạy phân môn Học vần nói riêng. Học sinh phải sử dụng các
giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó các giác quan trở
nên thính nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng cũng được
phát triển.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học
trở nên thoải mái, học sinh hứng thú với bài học. Đặc biệt qua trò chơi học tập
học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn, học sinh được củng cố và hệ thống
hóa kiến thức. Trò chơi sẽ giúp học sinh được nhìn nhận, phân tích, so sánh,
khái quát hóa kiến thức đã lĩnh hội được trước đó. Thông qua trò chơi sẽ giúp
cho học sinh ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức đó, vì thế mà học sinh nắm bắt bài
nhanh hơn.
Học sinh sẽ khắc sâu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách vững chắc. Đây là
cơ sở để giúp học sinh dễ dàng phát hiện ra được kiến thức và ghi nhớ kiến thức
của bài học.
Phương pháp trò chơi học tập giúp học sinh học tập một cách chủ động và
có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra tri thức mới của bài học.
1.1.4. Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi dạy học
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật, có tác
dụng chỉ đạo toàn bộ quá trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu dạy
5
học nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.
Chúng tôi thiết kế các trò chơi học tập dựa trên một số nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là phát huy tính tích cực
học tập của học sinh. Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động của trò
chơi đòi hỏi học sinh phải sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt
là thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, để
lĩnh hội kiến thức của bài học, môn học.
Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi trò chơi học tập phải là trò
chơi đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của
học sinh. Những trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh
phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực
vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ học
tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn nhau.
Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trò chơi được sắp xếp từ
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ thống gồm các nhóm
trò chơi nhằm nâng cao năng lực phát triển trí tuệ của học sinh.
Đảm bảo tính đa dạng: Các trò chơi hệ thống phải đa dạng, phong phú tạo
cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau và khả năng tư duy của họ để giải quyết nhiệm vụ học tập trong
những tình huống chơi đa dạng, phong phú.
1.1.5. Quy trình thiết kế trò chơi trong dạy học Học vần
Với mỗi trò chơi, giáo viên tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1, giáo viên giới thiệu tên trò chơi và nêu mục đích của trò chơi. Tên
trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn học sinh tham gia chơi. Mục đích trò
chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? Mình sẽ tìm
thấy kiến thức gì qua trò chơi này? Từ đó học sinh xác định được nhiệm vụ của
mình khi chơi.
Bước 2, chuẩn bị: Những đồ dùng cần thiết giáo viên và học sinh phải
chuẩn bị để phục vụ cho chơi trò chơi.
Bước 3, nêu luật chơi, cách chơi, hình thức chơi: Hướng dẫn cách chơi cụ
thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động mà mình phải tiến hành. Luật
chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác. Luật chơi cần chỉ rõ quy định
đối với người chơi và quy định thắng thua của người tham gia trò chơi, thời gian
thực hiện trò chơi.
6
Bước 4, tiến hành chơi trò chơi: Tổ chức người tham gia trò chơi: số người
tham gia, số đội tham gia, quản trò. Ở bước này các em sẽ quyết định kết quả
của cuộc chơi, do đó các em phải cần phải làm việc tích cực, giáo viên cần phải
quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng.
Bước 5, giáo viên nhận xét sau cuộc chơi. Giáo viên hoặc trọng tài là học
sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt
của các đội để rút ra kinh nghiệm. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội,
cá nhân và trao giải cho đội đoạt giải.
1.2. Khái quát về phân môn Học vần
1.2.1. Mục tiêu của môn Học vần
Mục tiêu của dạy Học vần là dạy tiếng Việt cho trẻ em ở độ tuổi đi học trên
khắp các miền, vùng của đất nước với yêu cầu dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở
phát triển và hoàn thiện các kĩ năng khác (nghe, nói). Nói cách khác, Học vần
nhằm rèn cho học sinh bốn kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Dạy Học vần phải kết
hợp cả hai mục tiêu cơ bản là dạy chữ và dạy âm: dạy chữ trên cơ sở dạy âm,
dạy âm để dạy chữ. Mục tiêu đặc biệt cần đạt được của Học vần chính là chữ
viết.
Môn Học vần có vị trí quan trọng ở Tiểu học, là phân môn mở đầu của lớp
đầu tiên ở bậc Tiểu học. Từ việc nắm được mặt chữ, biết viết chữ, biết đọc trơn
tiếng, từ, câu, toàn bài… giúp các em có phương tiện để học tốt môn Tiếng Việt
và các môn học khác ở các lớp trên.
1.2.2. Nội dung chương trình phân môn Học vần ở tiểu học
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 832/BGDĐT
DGTH, chương trình Học vần lớp 1 gồm 103 bài được học trong 24 tuần, mỗi
bài học 2 tiết, mỗi tiết 35 phút. Cuối chương trình có 2 bài kiểm tra. Học kì I:
học 18 tuần gồm 76 bài. Học kì II: học 6 tuần đầu, gồm có 27 bài.
Chương trình dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn
diện các kĩ năng khác (nghe, nói). Ngữ liệu để học ở giai đoạn học chữ là những
từ ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao… phù hợp với yêu
cầu học chữ và rèn kĩ năng. Ngữ liệu học được lựa chọn phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi học sinh lớp 1, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu bết cho học
sinh.
Các kiểu dạng bài Học vần gồm:
Dạng 1: Làm quen với cấu trúc âm tiết qua con chữ e, b và các dấu thanh.
7
Dạng 2: Dạy chữ ghi âm, vần mới.
Dạng 3: Bài ôn tập âm, vần.
Cụ thể chương trình dạy học Học vần được bố trí gồm các bài học được tác
giả thống kê cụ thể qua bảng sau:
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tên bài
Bài 1: e
Bài 2: b
Bài 3: /
Bài 4: ?
Bài 5: \
Bài 6: be- bè- bé- bẻ- bẽ-bẹ
Bài 7: ê - v
Bài 8 : l - h
Bài 9: o - c
Bài 10: ô - ơ
Bài 11: Ôn tập
Bài 12: i - a
Bài 13: n - m
Bài 14: d - đ
Bài 15: t - th
Bài 16: Ôn tập
Bài 17: u- ư
Bài 18: x - ch
Bài 19: s - r
Bài 20: k - kh
Bài 21: Ôn tập
Bài 22: ph - nh
Bài 23: g - gh
Bài 24: q – qu -gi
Bài 25: ng - ngh
Bài 26: y - tr
Bài 27: Ôn tập
- Ôn tập âm và chữ ghi âm
Bài 28: Chữ thường – chữ hoa
Bài 29: ia
Bài 30: ua - ưa
Bài 31: Ôn tập
Bài 32: oi - ai
Bài 33: ôi - ơi
Bài 34: ui - ưi
Bài 35: uôi - ươi
8
Tập/ trang
Tập 1, trang 4
Tập 1, trang 6
Tập 1, trang 8
Tập 1, trang 10
Tập 1, trang 12
Tập 1, trang 14
Tập 1, trang 16
Tập 1, trang 18
Tập 1, trang 20
Tập 1, trang 22
Tập 1, trang 24
Tập 1, trang 26
Tập 1, trang 28
Tập 1, trang 30
Tập 1, trang 32
Tập 1, trang 34
Tập 1, trang 36
Tập 1, trang 38
Tập 1, trang 40
Tập 1, trang 42
Tập 1, trang 44
Tập 1, trang 46
Tập 1, trang 48
Tập 1, trang 50
Tập 1, trang 52
Tập 1, trang 54
Tập 1, trang 56
Tập 1, trang 58
Tập 1, trang 60
Tập 1, trang 62
Tập 1, trang 64
Tập 1, trang 66
Tập 1, trang 68
Tập 1, trang 70
Tập 1, trang 72
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Bài 36: ay - ây
Bài 37: Ôn tập
Bài 38: eo - ao
Bài 39: au - âu
Bài 40: iu - êu
- Ôn tập giữa học kì 1
Bài 41: iêu - yêu
Bài 42: ưu - ươu
Bài 43: Ôn tập
Bài 44: on - an
Bài 45: ân - ăn
Bài 46: Ôn - ơn
Bài 47: en - ên
Bài 48: in - un
Bài 49: iên - yên
Bài 50: uôn - ươn
Bài 51: Ôn tập
Bài 52: ong - ông
Bài 53: ăng - âng
Bài 54: ung - ưng
Bài 55: eng - iêng
Bài 56: uông - ương
Bài 57: ang- anh
Bài 58: inh - ênh
Bài 59: Ôn tập
Bài 60: om - am
Bài 61: ăm - âm
Bài 62: ôm - ơm
Bài 63: em -êm
Bài 64: im - um
Bài 65: iêm - yêm
Bài 66: uôm - ươm
Bài 67: Ôn tập
Bài 68: ot -at
Bài 69: ăt - ất
Bài 70: ôt- ơt
Bài 71: et - êt
Bài 72: ut - ưt
Bài 73: it - iêt
Bài 74: uốt - ươt
Bài 75: Ôn tập
Tập 1, trang 74
Tập 1, trang 76
Tập 1, trang 78
Tập 1, trang 80
Tập 1, trang 82
Tập 1, trang 84
Tập 1, trang 86
Tập 1, trang 88
Tập 1, trang 90
Tập 1, trang 92
Tập 1, trang 94
Tập 1, trang 96
Tập 1, trang 98
Tập 1, trang 100
Tập 1, trang 102
Tập 1, trang 104
Tập 1, trang 106
Tập 1, trang 108
Tập 1, trang 110
Tập 1, trang 112
Tập 1, trang 114
Tập 1, trang 116
Tập 1, trang 118
Tập 1, trang 120
Tập 1, trang 122
Tập 1, trang 124
Tập 1, trang 126
Tập 1, trang 128
Tập 1, trang 130
Tập 1, trang 132
Tập 1, trang 134
Tập 1, trang 136
Tập 1, trang 138
Tập 1, trang 140
Tập 1, trang 142
Tập 1, trang 144
Tập 1, trang 146
Tập 1, trang 148
Tập 1, trang 150
Tập 1, trang 152
9
19
20
21
22
23
24
Bài 76: oc - ac
- Ôn tập cuối kì
Bài 77: ăc - âc
Bài 78: uc - ưc
Bài 79: ôc - uôc
Bài 80: iêc - ươc
Bài 81: ach
Bài 82: ich - êch
Bài 83: Ôn tập
Bài 84: op - ap
Bài 85: ăp - âp
Bài 86: ôp - ơp
Bài 87: ep - êp
Bài 88: ip - up
Bài 89: iêp - ươp
Bài 90: Ôn tập
Bài 91: oa - oe
Bài 92: oai - oay
Bài 93: oan - oăn
Bài 94: oang - oăng
Bài 95: oanh - oach
Bài 96: oat - oăt
Bài 97: Ôn tập
Bài 98: uy - uê
Bài 99: ươ - uya
Bài 100: uân - uyên
Bài 101: uât - uyêt
Bài 102: uynh - uych
Bài 103: Ôn tập
Tập 1, trang 154
Tập 1, trang 156
Tập 1, trang 158
Tập 1, trang 160
Tập 1, trang 162
Tập 1, trang 164
Tập 1, trang 166
Tập 1, trang 168
Tập 2, trang 4
Tập 2, trang 6
Tập 2, trang 8
Tập 2, trang 10
Tập 2, trang 12
Tập 2, trang 14
Tập 2, trang 16
Tập 2, trang 18
Tập 2, trang 20
Tập 2, trang 22
Tập 2, trang 24
Tập 2, trang 26
Tập 2, trang 28
Tập 2, trang 30
Tập 2, trang 32
Tập 2, trang 34
Tập 2, trang 36
Tập 2, trang 38
Tập 2, trang 40
Tập 2, trang 42
1.2.3. Các phương pháp dạy học Học vần
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được biên soạn trên cơ sở đổi mới phương
pháp dạy học song không phủ nhận các phương pháp truyền thống như: Phương
pháp giao tiếp, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp tổ chức trò chơi
học tập… Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp phải theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh.
Trong dạy học Học vần, giáo viên thường sử dụng một số phương pháp
như: phương pháp giao tiếp, phương pháp trực quan, phương pháp phân tích
tổng hợp; phương pháp luyện tập thực hành và phương pháp trò chơi học tập.
10
Trò chơi học tập trong dạy học Học vần nhằm mục đích hướng vào việc
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đồng thời giúp học sinh duy
trì hứng thú học tập.
Dù là hình thức học tập thú vị, hấp dẫn, song không vì thế mà lạm dụng
phương pháp chơi học tập. Trong giờ dạy học âm, vần, giáo viên cần phải phối
phương pháp trò chơi học tập với các phương pháp dạy học khác.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Thực trạng thiết kế trò chơi học tập khi dạy học Học vần của sinh viên
K37 ngành Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm .
Tại trường Cao đẳng Sư phạm , nội dung dạy học Học vần được sắp xếp ở
học kì 3 năm thứ 2 trong bộ môn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1.
Ở chương 2- Phương pháp dạy học các phân môn, cụ thể trong phương pháp dạy
học Học Vần, chương trình bố trí sinh viên học 10 tiết (4 tiết lí thuyết, 6 tiết thực
hành). Trong đó chương trình dành thời lượng 1 tiết lí thuyết 1 tiết thực hành để
hướng dẫn dạy học Học vần theo chương trình Công nghệ Giáo dục. Thời lượng
còn lại giảng viên hướng dẫn sinh viên dạy học Học vần là 3 tiết lí thuyết, 5 tiết
thực hành với 3 kiểu dạng bài: Dạng 1: Làm quen với cấu trúc âm tiết qua con
chữ e, b và các dấu thanh; Dạng 2: Dạy chữ ghi âm, vần mới; Dạng 3: Bài ôn tập
âm, vần.
Học kì 1, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy tại hai lớp CĐTH K37A
và CĐTH K37B. Sau khi sinh viên được trang bị xong nội dung kiến thức lí
thuyết dạy học Học vần, tôi giao nhiệm vụ cho sinh viên về nhà thiết kế giáo án
dạy học Học vần trên cả ba kiểu dạng bài. Cụ thể tôi yêu cầu sinh viên thực hành
thiết kế giáo án ba bài trên cả ba dạng. Dạng bài làm quen với cấu trúc âm tiết
qua con chữ e,b và các dấu thanh - bài 1: e (Tiếng Việt 1, tập một, tr.4-5). Dạng
bài dạy âm vần mới- bài 12: i,a (Tiếng Việt 1, tập một, tr.26- 27) và bài 38: eo,
ao (Tiếng Việt 1, tập một, tr.78- 79). Dạng bài Ôn tập - bài 37 Ôn tập (Tiếng
Việt 1, tập một, tr.76- 77) .
Trước khi sinh viên thực hành tập giảng trước lớp, tôi tiến hành khảo sát
thực trạng thiết kế trò chơi học tập khi dạy học Học vần của sinh viên K37
ngành Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm theo hệ thống câu hỏi trên
3 lớp ngành Cao đẳng Sư phạm Tiểu học (145 sinh viên).
11
PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN VỀ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
KHI DẠY HỌC HỌC VẦN
STT
1
2
3
4
NỘI DUNG CÂU HỎI
Khi thiết kế giáo án dạy Học vần anh (chị) thường sử dụng những
phương pháp dạy học nào sau đây?
a. Phương pháp giao tiếp, phương pháp luyện tập thực hành, phương
pháp trò chơi học tập.
b. phương pháp trực quan, phương pháp phân tích tổng hợp
c. Cả hai đáp án trên.
Theo anh (chị) khi dạy học Học vần, việc thiết kế trò chơi học tập
cho học sinh là:
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Không cần thiết
Theo anh (chị) khi thiết kế trò chơi học tập nói chung, dạy Học vần
nói riêng gồm các bước nào dưới đây:
a. Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi; chuẩn bị; cách chơi,
luật chơi, hình thức chơi, đánh giá kết quả.
b. Giới thiệu tên trò chơi; chuẩn bị; cách chơi, luật chơi, hình thức
chơi, đánh giá kết quả.
c. Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi; chuẩn bị; cách chơi,
luật chơi, hình thức chơi; tiến hành chơi trò chơi; đánh giá kết quả.
Theo anh (chị) có thể thiết kế trò chơi học tập cho HS khi dạy học
Học vần vào những thời điểm nào của tiết học?
12
5
a. Khi học xong từ khóa; khi đã học xong bảng ôn tập; khi học sinh
học xong câu ứng dụng
b. Khi học sinh luyện nói hoặc củng cố bài học.
c. Cả hai phương án trên.
Theo anh (chị) khi giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi học tập
trong dạy học Học vần, học sinh sẽ:
a. Rất thích, hào hứng tham gia
b. Bình thường
c. Căng thẳng, mệt mỏi sợ phải gọi trả lời
Thông qua phát phiếu điều tra và giáo án, tôi thu được kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Trong tổng số 145 sinh viên thì không có 37 sinh viên lựa chọn
đáp án a chiếm 25,51%; 35 sinh viên lựa chọn đáp án b chiếm 24,14 %; 73 sinh
viên lựa chọn đáp án C chiếm 50,34%.
Câu hỏi 2: Trong tổng số 145 sinh viên thì 81 sinh viên lựa chọn đáp án a
chiếm 55,86%; 60 sinh viên lựa chọn đáp án b chiếm 41,37%; 4 sinh viên lựa
chọn đáp án c chiếm 2,75%.
Câu hỏi 3: Trong tổng số 145 sinh viên thì 47 sinh viên lựa chọn đáp án a
chiếm 32,41 %; 31 sinh viên lựa chọn đáp án b chiếm 21,37%; 67 sinh viên lựa
chọn đáp án c chiếm 46,2%.
Câu hỏi 4: Trong tổng số 145 sinh viên thì 45 sinh viên lựa chọn đáp án a
chiếm 31,04 %; 50 sinh viên lựa chọn đáp án b chiếm 34,48%; 50 sinh viên lựa
chọn đáp án c chiếm 34,48%.
Câu hỏi 5: Trong tổng số 145 sinh viên thì 140 sinh viên lựa chọn đáp án a
chiếm 95,55 %; 5 sinh viên lựa chọn đáp án b chiếm 4,45%; không có sinh viên
lựa chọn đáp án c.
Nhìn vào kết quả khảo sát chúng ta thấy phần lớn sinh viên đều biết trong
dạy học Học vần phương pháp trò chơi học tập là phương pháp thường được
giáo viên sử dụng và việc thiết kế trò chơi học tập cho học sinh khi dạy học Học
vần là cần thiết. Phần lớn sinh viên đều đồng quan điểm cho rằng sử dụng trò
chơi học tập trong dạy Học vần làm cho học sinh hứng thú với bài giảng của
giáo viên.
Tuy nhiên sinh viên chưa nắm rõ được các bước trong quy trình tổ chức trò
chơi học tập cho học sinh. Sinh viên chưa biết sử dụng trò chơi học tập vào thời
13
điểm nào của tiết học và chưa hiểu rõ mục đích của việc sử dụng trò chơi học
tập khi dạy học Học vần.
Nguyên nhân của thực trạng trên: Phương pháp trò chơi học tập chỉ được
giáo viên vận dụng một phần trong quy trình cả tiết dạy học Học vần kết hợp với
các phương pháp dạy học khác như phương pháp giao tiếp, phương pháp trực
quan, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luyện tập thực hành. Trong
thời lượng ba tiết lí thuyết trên lớp giảng viên chỉ đủ thời gian hướng dẫn sinh
viên vận dụng các phương pháp vào giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nắm chắc
quy trình giảng dạy cho ba kiểu dạng bài. Đa số sinh viên ý thức tự học chưa cao
nên chưa biết được các bước cần thực hiện, thời điểm sử dụng phương pháp trò
chơi học tập.
2.2. Thực trạng tổ chức trò chơi học tập khi dạy học Học vần của sinh
viên K37 ngành Giáo dục Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm
Để tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi học tập khi dạy học Học
vần của sinh viên K37 ngành Giáo dục Tiểu học, tôi tiến hành quan sát sinh viên
thực hành giảng trên lớp 5 tiết và theo dõi vi deo sinh viên tập giảng theo nhóm
cung cấp trên cả hai lớp CĐTH K37A, CĐTH K37B (88 sinh viên).
. Các em thiết kế và tổ chức thực hành tập giảng ba bài trên cả ba dạng.
Dạng bài làm quen với cấu trúc âm tiết qua con chữ e,b và các dấu thanh - bài 1:
e (Tiếng Việt 1, tập một, tr.4-5). Dạng bài dạy âm vần mới- bài 12: i,a (Tiếng
Việt 1, tập một, tr.26- 27) và bài 38: eo, ao (Tiếng Việt 1, tập một, tr.78- 79).
Dạng bài Ôn tập - bài 37 Ôn tập (Tiếng Việt 1, tập một, tr.76- 77) .
Quan sát sinh viên thực hành tập giảng, tôi thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, đa số sinh viên bỏ qua sử dụng phương pháp trò chơi học tập
hoặc có tổ chức trò chơi học tập cho học sinh nhưng không hiệu quả.
Thứ hai, nhiều sinh viên chưa nắm rõ các bước cần thực hiện khi tổ chức
trò chơi. Vì thế trong quá trình thực hiện còn lúng túng, giải thích luật chơi,
hướng dẫn cách chơi chưa rõ.
Thứ ba, phần lớn sinh viên chưa biết lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ
chức trò chơi học tập hoặc sinh viên chỉ biết tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
sau khi học sinh học xong từ khóa.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do việc thiết kế giáo án dạy học Học
vần có sử dụng phương pháp trò chơi học tập của sinh viên chưa tốt dẫn tới khi
bước vào thực hành các em rất lúng túng, không hiểu khi đã thực hiện. Phần lớn
14
sinh viên chưa tự giác tự học. Sinh viên thực hành tập giảng theo nhóm chưa
nghiêm túc, chuẩn bị đồ dùng còn sơ sài. Đây chính là một số những nguyên
nhân dẫn tới kết quả thực hành tập giảng Học vần có sử dụng phương pháp trò
chơi học tập của sinh viên chưa tốt.
Chương 1 tác giả đề tài đã đi tìm hiểu những nội dung về cơ sở lí luận, cơ
sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả
triển khai hướng dẫn sinh viên thiết kế trò chơi học tập khi dạy học Học vần
được trình bày ở chương 2 của đề tài.
Chương 2: HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC
TẬP KHI DẠY HỌC HỌC VẦN
1. Yêu cầu đối với việc thiết kế trò chơi học tập khi dạy học Học vần
Khi thiết kế trò chơi trong dạy học nói chung và thiết kế trò chơi dạy học
trong dạy học Học vần nói riêng, chúng ta cần tuân thủ một số yêu cầu nhất
định. Thiết kế trò chơi trong dạy học Học vần cần thực hiện theo các yêu cầu
sau:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một
phần của chương trình.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách
chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác.
Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập
trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận
động.
Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
Tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học
sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung
khác của bài học một cách có hệu quả.
Giáo viên phải quan sát, theo dõi và bao quát lớp học để kịp thời giúp đỡ,
khuyến khích, động viên người chơi khi cần thiết.
2. Hướng dẫn sinh viên thiết kế trò chơi học tập khi dạy học Học vần
2.1. Các bước thực hiện
Một trò chơi thời gian tiến hành thường từ 3 đến 5 phút được thực hiện
theo các bước sau:
15
Bước 1, nêu tên trò chơi, nêu mục đích, giải thích ý nghĩa của trò chơi.
Bước 2, chuẩn bị: Chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ cần thiết của giáo viên
và học sinh phục vụ cho việc chơi trò chơi.
Bước 3, phổ biến luật chơi: Nêu rõ cách chơi, hiệu lệnh, phần việc và cách
thức làm việc (điền, viết, nói, đọc…) của mỗi thành viên trong đội tham gia trò
chơi; đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi
nhóm. Nêu rõ cách cho điểm đánh giá thường theo 3 yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp.
Bước 4, cách chơi: Trọng tài hô hiệu lệnh dứt khoát các nhóm đồng loạt
tiến hành. Trọng tài quan sát, điều chỉnh giúp đỡ các thành viên về cách chơi
thường không cho tất cả các học sinh cùng làm một lúc mà nên cho lần lượt
cùng làm dưới dạng tiếp sức, chia nhóm… Để tiến hành nhanh, giáo viên thường
chia nhóm thành một số dãy bàn. Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu
cầu do giáo viên nêu ra; lên xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tùy theo yêu cầu của trò
chơi.
Bước 5, tổng kết trò chơi: Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho điểm,
nêu chỗ sai, sửa sai nếu có.
2.2. Cách thiết kế trò chơi trong dạy học Học vần
Khi thiết kế trò chơi dạy học trong dạy học nói chung, chúng ta cần thực
hiện theo các khâu bước đã dẫn ở trên. Tuy nhiên trong dạy học Học vần, chúng
ta cần dựa trên các căn cứ phân loại trò chơi để có thể thiết kế trò chơi học tập
đạt được mục đích dạy học. Có thể phân loại các trò chơi thành nhóm trò chơi trí
tuệ, nhóm trò chơi vận động, nhóm trò chơi phối hợp trí tuệ và vận động …
Cũng có thể phân loại thành nhóm các trò chơi giới thiệu nội dung mới
(gây hứng thú nhận thức); Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức
mới); Nhóm trò chơi củng cố ôn tập.
Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới: Những trò chơi này có thể sử dụng
khi bắt đầu vào tiết học, nó có tác dụng dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung, học
tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi này còn
được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách
chuyển tiếp này giúp học sinh thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để
đạt được mục tiêu bài học.
Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới: Dựa vào quan điểm “vùng phát triển
gần nhất” những loại trò chơi này nhằm huy động vốn hiểu biết của học sinh.
Qua trò chơi này, giúp giáo viên nắm được trình độ nhận thức hiện tại của học
16
sinh mà đưa ra các yêu cầu cao hơn hướng đến vùng phát triển gần nhất. Để sử
dụng loại trò chơi này, giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi
em có sự nhận thức khác nhau.
Nhóm trò chơi củng cố ôn tập: Những trò chơi trong nhóm này được sử
dụng sau khi học sinh đã được học một nội dung đơn vị kiến thức nào đó. Để
tham gia được trò chơi và mong muốn chiến thắng, học sinh phải tích cực huy
động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh của mình. Điều đó, sẽ giúp
học sinh củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng một cách tự nhiên, tự giác và tích
cực.
Với phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ đưa ra những trò chơi
mang tính chất định hướng cho các bài học, phù hợp với nội dung phân môn
giảng dạy mà chưa đi sâu vào tất cả các nhóm tiểu tiết trò chơi. Mục đích của đề
tài nhằm hướng dẫn sinh viên biết cách thiết kế trò chơi trong bài dạy cụ thể.
Một số trò chơi học tập thường được sử dụng trong dạy học Học vần: Trò
chơi tô chữ trên tranh để nhận mặt chữ ghi âm, vần mới và đọc trơn tiếng chứa
âm, vần vừa học. Trò chơi chỉ đúng, nhanh các tiếng, từ có âm, vần vừa học. Trò
chơi ghép vần, thanh, phụ âm đầu tạo thành tiếng, đọc các tiếng đó. Trò chơi đi
tìm lời thơ để luyện ghép tiếng nhanh và chọn từ có nghĩa phù hợp với việc diễn
đạt chính xác ý của câu thơ. Trò chơi nhìn ra xung quanh để tìm nhanh các tiếng
có chứa âm, vần mới. Trò chơi viết thư trong nhóm để tập dùng từ chứa âm, vần
vừa tạo ra lời nói. Trò chơi nối chữ với chữ để tạo thành từ có nghĩa, đọc được
từ đó. Trò chơi viết đúng, nhanh, đẹp các tiếng, từ có âm, vần vừa học bằng chữ
viết thường…
Chẳng hạn khi dạy bài 55: eng, iêng (Tiếng Việt 1, tập 1 tr.112-113) giáo
viên có thể thiết kế trò chơi dạy học gồm các khâu bước và cách thức thực hiện
như sau:
1. TÊN TRÒ CHƠI: “Ai đúng, ai nhanh”
2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI
- Giờ học sôi nổi, HS hào hứng học tập.
- Giúp các em nhớ, đọc được tiếng có vần eng, iêng, phân biệt được điểm
giống và khác nhau giữa hai vần.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn cho HS.
3. CHUẨN BỊ CHO TRÒ CHƠI
- GV chuẩn bị hai bảng phụ (A, B). Mỗi bảng giống như bảng dưới đây:
17
Tiếng có vần eng
Tiếng có vần iêng
1
4
2
5
3
6
- Chuẩn bị bút lông hoặc phấn màu để học sinh làm bài.
- Tìm sẵn một số tiếng có vần eng, iêng.
4. LUẬT CHƠI
- Bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh.
- Mỗi lần, mỗi em chỉ được điền một tiếng.
5. CÁCH CHƠI
Chơi theo hình thức tiếp sức (nhóm 6)
- GV treo hai bảng phụ lên bảng lớp.
- GV nêu cách chơi: Trên bảng, cô có hai bảng phụ A,B. Cô mời hai nhóm
lên bảng (mỗi nhóm 6 em xếp theo thứ tự 1,2,3,4,5,6). Mỗi em được tìm và viết
một tiếng có vần eng hoặc iêng lên bảng phụ của nhóm mình. Em số 1 của hai
nhóm lên viết xong, về chỗ, em số 2 lên. Cứ thế cho đến hết 6 em.
- Nhóm nào viết đúng, đẹp, nhanh là nhóm chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi.
6. NHẬN XÉT
- Kết quả, tinh thần, thái độ của các đội tham gia trò chơi.
3. Hướng dẫn sinh viên thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học
Học vần theo từng thời điểm
Trong dạy học Học vần, việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập thường
nhằm mục đích củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo viên có thể tổ chức trò
chơi học tập cho học sinh ngay sau khi học xong từ khóa; sau khi đã học xong
bảng ôn tập; sau khi học sinh học xong câu, bài ứng dụng; khi học sinh luyện
nói hoặc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ở khâu củng cố bài học.
3.1. Thiết kế trò chơi sau khi học xong từ khóa
Mục đích của việc thiết kế trò chơi sau khi học sinh học xong từ khóa
nhằm mục đích khắc sâu kiến thức cho học sinh; rèn luyện sự nhanh nhạy cho
học sinh; không khí lớp học sôi nổi.
Hình thức chơi: Tùy vào từng trò chơi, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh chơi theo hình thức cá nhân, chơi theo nhóm, tiếp sức…
Một số trò chơi có thể sử dụng: Nhanh mắt, nhanh tay; Đố bạn; Ai thính
tai.
18
Ví dụ khi dạy bài 12: i,a sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh học xong
các từ khóa bi, cá giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm mục
đích củng cố kiến thức cho học sinh.
1. TÊN TRÒ CHƠI: “Đố bạn?”
GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi này khi học xong từ khóa. Giáo
viên cũng có thể tổ chức cho các em chơi ở khâu củng cố bài học.
2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI
- Rèn luyện sự nhanh nhạy trong giải câu đố.
- Viết đúng được âm, tiếng vừa học.
- Giúp các em phát huy được trí tưởng tượng.
3. CHUẨN BỊ CHO TRÒ CHƠI
- GV chuẩn bị một bảng phụ ghi hai câu đố sau:
a) Một nét thẳng đứng nghiêm chào
Trên thêm dấu chấm, chữ nào nói ngay!
(Là chữ gì?...........................)
b) Thân em nho nhỏ, tròn tròn
Chiều chiều những chú bé con bắn hoài
Thêm huyền tác dụng cho ai
Gửi thư đi khắp mọi nơi, mọi miền.
(Là những chữ gì?....................)
- HS chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau bảng.
4. LUẬT CHƠI
- Bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh.
- Đã giải câu đố sai thì không được làm lại.
5. CÁCH CHƠI: Theo hình thức chia nhóm.
- Giáo viên đưa bảng phụ lên.
- Giáo viên nêu cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành các nhóm 4. Trên bảng có
hai câu đố. Mỗi câu đố cô sẽ đọc ba lần để các em nghe.
- Đầu tiên cô sẽ đọc câu đố 1. Các nhóm nhớ lắng nghe cho kĩ. Sau khi
nghe xong, mỗi nhóm trao đổi với nhau xem câu đố nói về chữ gì (âm gì) các
em vừa học. Tìm được xong, nhóm ghi lên bảng con của nhóm mình. Khi nghe
cô gõ thước xuống bàn một cái, các nhóm giơ bảng con của nhóm mình lên.
Nhóm nào làm đúng, viết đẹp sẽ được khen.
- Câu đố 2: Cách làm tương tự như làm ở câu đố 1.
19
* Kết quả đúng: Câu đố 1: chữ i, câu 2: chữ bi (tên hòn bi) và chữ bì (bì
thư).
6. NHẬN XÉT
- Kết quả, tinh thần, thái độ của các đội tham gia trò chơi.
3.2. Thiết kế trò chơi sau khi học xong bảng ôn tập
Mục đích của việc thiết kế trò chơi sau khi học sinh học xong bảng ôn tập
nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh; rèn luyện sự nhanh
nhạy cho học sinh; giúp cho học sinh nhớ được các vần ôn, tiếng chứa vần ôn.
Hình thức chơi: tùy vào từng trò chơi cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho
học sinh chơi theo hình thức cá nhân, chơi cả lớp, chơi theo nhóm, tiếp sức…
Một số trò chơi có thể sử dụng: Ai quan sát giỏi, Ai nhớ giỏi, Tàu chở hàng,
Cắm hoa…
Ví dụ khi dạy bài 37: Ôn tập; sau khi học sinh đã học xong bảng ôn tập,
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, nhằm giúp học sinh ôn tập
các vần, rèn luyện trí nhớ, rèn luyện cho học sinh trả lời đủ câu đủ ý.
1. TÊN TRÒ CHƠI: “Ai nhớ giỏi?”
Giáo viên tổ chức cho các em chơi sau khi đã học xong bảng ôn tập.
2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI
- Giờ học sôi nổi, học sinh hào hứng học tập.
- Giúp học sinh nhớ được các vần ôn.
- Rèn luyện trí nhớ và sự nhanh nhẹn cho học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh trả lời đủ câu, đủ ý.
3. CHUẨN BỊ CHO TRÒ CHƠI
GV chuẩn bị bảng cài, thẻ từ cài trên bảng như bảng dưới đây:
nhà ngói
bé gái
trái ổi
bơi lội
đồi núi
gửi thư
nải chuối
múi bưởi máy bay
nhảy dây đôi đũa
tuổi thơ
máy bay
cối xay
ngày họi
cây cối
vây cá
tuổi thơ
tươi cười
cái túi
gửi quà
vui vẻ
đồ chơi
cái chổi
4. LUẬT CHƠI
- Bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh.
- Mỗi em chỉ được phát biểu một lần.
5. CÁCH CHƠI: Chơi cả lớp.
* Chơi lần 1. Giáo viên đưa bảng cài lên.
- Giáo viên nêu cách chơi: Cô sẽ cho các em đọc ba lần tất cả các chữ cái
trên bảng cài. Sau đó, cô dành 1 phút để các em quan sát lại nhiều lần các thẻ từ
20
trên bảng cài. Cô sẽ quay bảng cài lại và thay đổi vị trí của hai thẻ từ ở 2 hàng
trên, không cho các em biết. Nhiệm vụ của các em là hãy xếp lại các thẻ từ cho
đúng vị trí ban đầu.
- Cho học sinh xung phong trả lời.
* Chơi lần 2
- Giáo viên nêu cách chơi: Cô sẽ quay bảng cài lại và thay đổi vị trí của 4
thẻ từ không cho các em biết. Nhiệm vụ của các em là xếp các thẻ từ trở về vị trí
ban đầu.
* Chơi lần 3: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát cả 4 hàng thẻ từ trên
bảng cài và thay đổi một vài vị trí các từ trong 4 hàng đó rồi cho HS làm bài.
- Cho học sinh chơi.
6. NHẬN XÉT
- Kết quả, tinh thần, thái độ của các đội tham gia trò chơi.
3.3. Thiết kế trò chơi sau khi học sinh học xong câu ứng dụng
Mục đích của việc thiết kế trò chơi sau khi học sinh học xong từ khóa
nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh; rèn luyện sự nhanh
nhạy cho học sinh; không khí lớp học sôi nổi.
Hình thức chơi: tùy vào từng trò chơi, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh chơi theo hình thức cá nhân, chơi theo nhóm, tiếp sức…
Một số trò chơi có thể sử dụng: Tìm tiếng, Tìm từ, Truyền tin, Nối ô chữ,
Chiếc nón kì diệu.
Ví dụ khi dạy bài 38: eo, ao; sau khi học sinh học xong câu ứng dụng, giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm mục đích giúp các em nhớ
và đọc được vần eo, ao, phân biệt được hai vần.
1. TÊN TRÒ CHƠI: “Ai đúng, ai nhanh?”
Giáo viên tổ chức cho các em chơi sau khi học xong câu ứng dụng.
2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI
- Giờ học sôi nổi, học sinh hào hứng học tập.
- Giúp các em nhớ và đọc được vần eo, ao, phân biệt được hai vần.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn cho học sinh.
3. CHUẨN BỊ CHO TRÒ CHƠI
- GV cần chuẩn bị hai bảng phụ (A, B). Mỗi bảng giống như bảng dưới
đây:
1. chú m…….
4. l…… trèo
21
2. ngôi s…….
5. trái đ…….
3. cái k…….
6. ch….. cờ
- Chuẩn bị bút lông hoặc phấn màu để học sinh làm bài.
4. LUẬT CHƠI
- Bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh.
- Mỗi lần mỗi em chỉ được điền một vần.
5. CÁCH CHƠI: Chơi theo hình thức tiếp sức (nhóm 6)
- Giáo viên đưa hai bảng phụ lên bảng lớp.
- Giáo viên nêu cách chơi: Trên bảng, cô có hai bảng phụ A, B. Cô mời hai
nhóm lên bảng (mỗi nhóm 6 em xếp theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6). Mỗi em lên
bảng được chọn vần eo hoặc ao điền vào chỗ còn trống thích hợp trong bảng phụ
của nhóm mình. Em số 1 của hai nhóm lên điền xong, em số 2 lên. Cứ thế cho
đến hết 6 em.
- Nhóm nào điền đúng, đẹp, nhanh là nhóm đó thắng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
6. NHẬN XÉT
- Kết quả, tinh thần, thái độ của các đội tham gia trò chơi.
3.4. Thiết kế trò chơi ở phần luyện nói
Mục đích của việc thiết kế trò chơi sau khi học sinh học xong từ khóa
nhằm mục đích củng cố kiến thức cho học sinh; rèn luyện sự nhanh nhạy cho
học sinh, rèn học sinh nói đủ câu, đủ ý; giờ học sôi nổi, học sinh hào hứng học
tập.
Hình thức chơi: tùy vào từng trò chơi, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
chơi theo hình thức cá nhân, chơi theo nhóm, tiếp sức…
Một số trò chơi có thể sử dụng: Đố em, Hỏi- Đáp, Kể cho bạn nghe.
Ví dụ khi dạy bài 71: et, ết. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
1. TÊN TRÒ CHƠI: “Hỏi - Đáp”
Giáo viên tổ chức cho các em chơi trong phần luyện nói.
2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI
- Giờ học sôi nổi, HS hào hứng học tập.
- Rèn trí nhớ và óc quan sát cho HS.
- Rèn luyên học sinh tự tin khi nói.
3. CHUẨN BỊ CHO TRÒ CHƠI
22
- Giáo viên chuẩn bị trước một số câu hỏi và câu trả lời theo chủ đề trò
chơi (chợ Tết). Ví dụ:
Hỏi: - Được đi chợ Tết với bố mẹ, bạn thấy những gì?
Đáp: - Mình thấy mọi người bán rất nhiều hoa.
Hỏi: - Bạn còn thấy gì nữa không?
Đáp: - Mình thấy rất nhiều kẹo bánh được bày bán trên các sạp hàng…
4. LUẬT CHƠI
- Bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh.
- Mỗi lần mỗi em chỉ được điền một vần.
5. CÁCH CHƠI
Chơi theo nhóm đôi.
- Giáo viên nêu cách chơi: Cô chia các em thành từng nhóm đôi (hai em
ngồi gần nhau làm thành một nhóm, tự phân em số 1, em số 2). Em số 1 hỏi
trước, em số 2 trả lời. Sau đó đổi lại, em số 2 hỏi, em số 1 trả lời. Chủ đề các em
cần hỏi và trả lời là: Đi chợ Tết, bạn thấy những gì?
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV cho một số nhóm lên hỏi – đáp trước lớp.
6. NHẬN XÉT
- Kết quả, tinh thần, thái độ của các đội tham gia trò chơi.
3.5. Thiết kế trò chơi ở khâu củng cố bài học
Mục đích của việc thiết kế trò chơi sau khi học sinh học xong từ khóa
nhằm mục đích khắc sâu kiến thức cho học sinh; rèn luyện sự nhanh nhạy cho
học sinh; không khí lớp học sôi nổi.
Hình thức chơi: tùy vào từng trò chơi, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
theo hình thức cá nhân, chơi theo nhóm, tiếp sức…
Một số trò chơi có thể sử dụng: Cây nở hoa, Tinh mắt, nhanh tay, Bác đưa
thư, Đố bạn…
Ví dụ sau khi học sinh học xong bài 1: e, giáo viên tổ chức trò chơi học tập
giúp học sinh nhận diện chữ e nhanh chóng.
1. TÊN TRÒ CHƠI: “Tinh mắt, nhanh tay”
2. MỤC ĐÍCH CỦA TRÒ CHƠI
- Giúp học sinh nhận diện được chữ e một cách nhanh chóng.
- Nhanh tay dùng phấn (bút màu) đánh dấu nhân (x) vào ô có chữ e.
- Giúp các em mạnh dạn trước tập thể lớp.
23
- Giúp các em khắc sâu kiến thức vừa học trong bài.
- Đã đánh dấu sai thì không được đánh lại.
3. CHUẨN BỊ CHO TRÒ CHƠI
- Hai bảng phụ (bằng giấy rô-ki) gọi là bảng A và bảng B.
+ Mặt trước của hai bảng phụ có viết (hoặc đánh máy) 30 chữ cái in thường
như kiểu chữ trong sách giáo khoa. (Cỡ chữ đủ học sinh cả lớp nhìn thấy rõ),
trong đó, ít nhất mỗi bảng có 6 chữ e, xếp lộn xộn không theo thứ tự để tổ chức
trò chơi mức độ dễ.
+ Mặt sau của hai bảng phụ chép những câu thơ để tổ chức chơi theo mức
độ.
- Bút dạ màu hoặc phấn đen.
4. LUẬT CHƠI
- Bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh.
- Mỗi em chỉ được đánh dấu theo số lần quy định của GV.
5. CÁCH CHƠI
a) Mức độ dễ: Thi theo hình thức cá nhân
- Giáo viên đính hai bảng phụ lên bảng lớp (ngang hàng nhau và vừa tầm
với của học sinh), như hai bảng A và B dưới đây:
Bảng A
Bảng B
b
u
e
b
e
e
ê
u
e
s
b
e
b
p
e
c
b
e
n
b
e
m
đ
b
q
- Giáo viên nêu cách chơi:
+ Cô có hai bảng phụ gồm
nhiều chữ cái, trong đó có một số chữ e các em vừa học. Mỗi lần cô gọi hai em
lên bảng . Nhiệm vụ của các em là dùng bút màu (phấn màu) đánh dấu (x) vào ô
có chữ e trên bảng của mình. Mỗi em được đánh dấu hai lần. Em nào đánh dấu
đúng mà xong trước là em đó thắng. Khi có hiệu lệnh thì các em mới bắt đầu
làm bài.
+ Cả lớp nhìn lên bảng theo dõi các bạn làm bài.
b) Mức độ khó: Thi theo hình thức tiếp sức.
GV lật mặt sau của hai bảng phụ đã chép sẵn những câu thơ sau
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài
Cô dạy em tập viết
24 Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài
t
b
ô
e
b
- Giáo viên nêu cách chơi:
+ Cô chia những em tham gia chơi làm hai đội (hoặc nhóm): đội A và đội
B. Mỗi đội có 4 em, với số thứ tự 1, 2, 3, 4. Các em đứng thành hàng dọc. Đội A
sẽ làm bài trên bảng A, đội B làm bài trên bảng B. Khi có hiệu lệnh, hai em số 1
sẽ lên lấy bút màu (hoặc phấn màu) khoanh tròn (hoặc gạch dưới) con chữ e có
trong các tiếng ở những câu thơ trên bảng của đội mình. (Mỗi em khoanh tròn
một con chữ e). Khoanh xong, em số 1 trở về đội của mình, vỗ nhẹ tay vào vai
bạn số 2 của đội. Em số 2 lên làm bài, kết thúc. Đội nào khoanh đúng, nhanh,
đẹp là đội đó thắng..
+ Cả lớp chú ý theo dõi hai đội để nhận xét bài làm của bạn.
6. NHẬN XÉT
- Kết quả, tinh thần, thái độ của các đội tham gia trò chơi.
Như vậy, chương 2 của đề tài, tác giả đã hướng dẫn sinh viên thiết kế trò
chơi học tập khi dạy học Học vần. Cụ thể chương này, đề tài đã đưa ra những
yêu cầu đối với việc thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Học vần; hướng dẫn
sinh viên cách thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Học vần; hướng dẫn sinh
viên thời điểm thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Học vần. Việc hướng dẫn
sinh viên đạt được hiệu quả sẽ được kiểm chứng ở chương 3 thực nghiệm sư
phạm.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
25