Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận - LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Đề tài - Vấn đề nợ công tại Hy Lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.65 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BỘ MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN
TỆ

Đề bài:
Vấn đề nợ công tại Hy Lạp

Nhóm 1: Đồng Vũ Kim Ngân
Ngô Thị Giang Hương
Nguyễn Thị Minh
Trần Thị Quỳnh Anh
Lớp:

Lý thuyết Tài chính Tiền tệ_ 48


Hà Nội 2018

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1.
2.
3.
4.

Khái niệm nợ công


Đặc trưng của nợ công
Bản chất nợ công
Tác động của nợ công

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỢ CÔNG TẠI HY LẠP
1.
2.
3.
4.

Diễn biến
Nguyên nhân
Tác động
Giải pháp

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO VIỆT NAM


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
1. Đồng Vũ Kim Ngân
Mã sinh viên: 11173307
Tham gia: Nội dung lý thuyết phần 1 và bản word
2. Ngô Thị Giang Hương
Mã sinh viên: 11171984
Tham gia: Nội dung lý thuyết phần 1 và bản powerpoint
3. Nguyễn Thị Minh
Mã sinh viên: 11173119
Tham gia: Nội dung lý thuyết phần 2
4. Trần Thị Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 11160442

Tham gia: Nội dung lý thuyết phần 2


LỜI NÓI ĐẦU

Bắt đầu một ý tưởng được cho là “không tưởng” về một châu
Âu thống nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những người
dân trên “lục địa già” cảm thấy hoan hỉ vì những thành tựu đạt được
khiến thế giới kính nể trong việc nhất thể hóa kinh tế và chính trị.
Những gì mà châu Âu gặt hái trên con đường đi tới “Liên bang châu
Âu” tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra đời đồng tiền chung
euro. Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn Schumann
(đánh dấu ý tưởng hợp nhất các nước châu Âu) đồng tiền chung của
“lục địa già” phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ cuộc
khủng hoảng nợ công Hy Lạp.
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu không chỉ đe dọa sự tồn tại
của khu vực đồng tiền chung châu Âu mà còn đe dọa tạo ra một
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đe dọa sự phục hồi của
nền kinh tế thế giới. Sự hiện hữu của “bóng ma” khủng hoảng nợ đã
và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu. Chính
điều đó đã đánh lên hồi chuông báo động cho tất cả các nước trên
thế giới phải suy nghĩ chin chắn về tình trạng nợ công của chính
quốc gia mình. Việc tìm hiểu về “Vấn đề nợ công tại Hy Lạp” là việc
hết sức cần thiết không chỉ rút ra bài học cho Việt Nam mà còn trong
khu vực và trên thế giới.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1. Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy

nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công
là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách
nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ
nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ
Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác
với nợ quốc gia.
Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ
thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD). Theo quy định của
pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ
Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương.
Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong
nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân
danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết,
phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ
Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp,
tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính
phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp
tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.


Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật
Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Nhận
định này cũng được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính

sách công thừa nhận.
-

2. Đặc trưng của nợ công
Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của
Nhà nước. Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được
xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.
Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ
trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy
sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt
Nam hoặc chính quyền địa phương). Gián tiếp là trong trường
hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một
chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả
được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra
bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển

-

Việt Nam vay vốn nước ngoài).
Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự
tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc
quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai
mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng
vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô
và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mục
tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ
công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt
chính trị và xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam,

nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất,
toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay


đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu
-

trên.
Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ
công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung. Nợ
công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn
những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi
ích chung của đất nước. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là
thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của
dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công
được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể
là để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là
điều kiện quan trọng nhất.
3. Bản chất nợ công
Vay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển. Bản chất nợ

không phải là xấu. Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền
kinh tế của các nước đi vay. Thực tế, các nước muốn phát triển
nhanh đều phải đi vay. Những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản… lại cũng chính là những con nợ lớn.
Về bản chất, nợ công chính là các khoản vay để trang trải
thâm hụt ngân ách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi
khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy,
suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm
nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là

cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng
để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Tỷ lệ nợ công/GDP chỉ
phản ảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ
công. Mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ
thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng
phát triển của nền kinh tế.Khi xét đến nợ công, chúng ta không chỉ
cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm
nhiều tới rủi ro và cơ cấu nợ. Vấn đề quan trọng phải tính là khả


năng trả nợ và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ
trên GDP.
4. Tác động của nợ công
Tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:
Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó
tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng
đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh
chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy
động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết
để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền
kinh tế
Thứ hai, nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn
rỗi trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết
kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn
rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu
vực công lẫn khu vực tư;
Thứ ba, nợ công tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các
tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt
động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn
gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác

kinh tế song phương. Biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có
thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
trên cơ sở tôn trọng lợi ích đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủ
quyền đất nước.
Bên cạnh những tác động tích cực, nợ công cũng gây ra
những tác động tiêu cực:
Nợ công gia tăng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ
các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước
lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý


nợ công sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí tràn lan. Tình
trạng này làm thất thoát các nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư và
điều quan trọng hơn là giảm thu cho ngân sách. Nhận biết những tác
động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực là điều hết sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện pháp
luật về quản lý nợ công.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỢ CÔNG TẠI HY
LẠP
1. Diễn biến


Để nghiên cứu cuộc khủng hoảng này, cần bắt đầu từ sự kiện
ngày 4/10/2009 khi Đảng Xã hội đối lập ở Hy Lạp giành thắng lợi, với
cam kết phục hồi nền kinh tế. Ngay sau đó, ngày 16/10/2009, tân
Thủ tướng G. Papandreou cảnh báo rằng nền tài chính của họ đang ở
trong tình trạng khẩn cấp. Ngày 13/11/2009 Hy Lạp cho biết nước
này đã lâm vào tình trạng suy thoái. Một tuần sau, trong dự thảo
ngân sách cuối cùng, Hy Lạp cho biết sẽ cắt giảm thâm hụt ngân

sách xuống mức 8,7% GDP trong năm 2010. Ngày 14/1/2010, Hy Lạp
công bố Chương trình ổn định và tăng trưởng kinh tế, thông qua kế
hoạch cắt giảm chi tiêu công, với mục tiêu đưa mức thâm hụt ngân
sách xuống 2,8% vào năm 2010. Các số liệu cho thấy, nợ chính phủ
Hy Lạp đã lên đến 300 tỷ USD, thâm hụt ngân sách là 12,7% GDP,
dự kiến tăng trưởng -4% trong năm 2010
Đứng trước những khó khăn to lớn đó, Hy Lạp đã không thể tự giải
quyết được tình hình, mà phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Thủ
tướng G. Papandreou mô tả nền kinh tế của Hy Lạp hiện như “một
con thuyền đang chìm” và cảnh báo Hy Lạp có nguy cơ phá sản, bởi
vậy, việc yêu cầu một sự hỗ trợ của EU và IMF là cần thiết để cứu
con thuyền này. Trước thực tế này, ngày 3/2/2010 EU đã thông qua
gói biện pháp cải cách ngân sách do Hy Lạp đệ trình. Tiếp theo đó,
ngày 11/2/2010 EU đã đưa ra cam kết sẽ giúp đỡ Hy Lạp, tuy nhiên,
không có cam kết nào là rõ ràng, do Hy Lạp không đưa ra những đề
nghị cụ thể. Để chủ động trong việc cứu trợ, ngày 1/3/2010 EU đã
hối thúc Hy Lạp công bố các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. Ngày
25/3/2010, Eurozone (Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung
Châu Âu) nhất trí trên nguyên tắc thành lập cơ chế phối hợp với IMF
để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và khôi phục lòng tin
vào đồng Euro. Hy Lạp đã có các cuộc đàm phán với EC, ECB (Ngân
hàng Trung ương Châu Âu) và IMF về gói cứu trợ nhằm vượt qua
khủng hoảng. Ngày 11/4/2010, các nước thuộc Eurozone đã nhất trí


dành khoảng 40 tỷ USD trong năm đầu tiên để cứu trợ Hy Lạp. Các
đại diện của Eurozone cũng đồng ý về kế hoạch giải cứu 3 năm dành
cho Hy Lạp với lãi suất cho vay khoảng 5%. IMF cam kết sẽ hỗ trợ Hy
Lạp 15 tỷ Euro.
Nhìn vào thực tế, Hy Lạp không chỉ phạm phải những sai lầm như

Argentina trước đây mà nền tài chính công của họ còn rơi vào tình
trạng tồi tệ hơn. Cuối năm 2001, nợ quốc tế của Argentina chiếm
62% GDP, thâm hụt ngân sách là 6,4% trong khi tại Hy Lạp là 114%
và 12,7%. Các ngân hàng của Argentina đã từng phải chịu cảnh rút
tiền hàng loạt trước khi chính phủ có các biện pháp can thiệp. Các
ngân hàng tại Hy Lạp cũng khó tránh được tình trạng đó. Trong
tháng 1 và 2/2010, tổng số tiền rút ra lên tới 8 tỷ Euro, tương đương
với 4% GDP.
Để giải quyết tình trạng trên, chỉ riêng năm 2010, Hy Lạp cần vay
thêm 61,5 tỷ Euro, trong đó 8,5 tỷ Euro phải thanh toán vào ngày
19/5/2010. Nếu tính đến năm 2015, để đáo hạn các khoản nợ trái
phiếu, Hy Lạp cần có 140 tỷ Euro. Ngoài khoản đáo hạn nợ trái
phiếu, Hy Lạp phải trả 90 tỷ Euro tiền lãi suất. Như vậy, trong vòng 5
năm tới, Hy Lạp phải cần ít nhất 230 tỷ Euro. Cộng các khoản nợ
công khác, con số nợ thực tế của nước này phải cao hơn nhiều so với
mức 300 tỷ Euro đã công bố. Hy Lạp đã nỗ lực tìm cách vay vốn trên
thị trường tài chính quốc tế, nhưng điều này càng đẩy họ vào vong
luẩn quẩn không lối thoát: nếu tiếp tục vay, Hy Lạp sẽ phải trả lãi
nhiều hơn, khiến gánh nặng nợ nần càng thêm căng thẳng. Thực tế
này đang xói mòn niềm tin đối với nền kinh tế Hy Lạp.
2. Nguyên nhân
Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính
là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản
chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát. Nhưng có
thể phân định rõ 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu.


Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ
nước ngoài cho chi tiêu công. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong
nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với

mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có
xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ
thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Lợi tức trái
phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU
(năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy
Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc
chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công.
Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân
sách. Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng
trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình
của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức
chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ
tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép
3% GDP của EU.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho
quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã
cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác trong khi chất
lượng và số lượng dịch vụ không được cải thiện nhiều. Năm 2008,
khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các
ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du lịch và vận tải
biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy
Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân
sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng
cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Tính đến tháng 01/2010,
nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt
mức 130% GDP.


Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng
bậc nhất khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong

những gánh nặng cho chi tiêu công. Ước tính tổng số tiền chi trả cho
lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005)
lên 24% (2050).
Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới
tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế
và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu
ngân sách. Theo đánh giá của WB, kinh tế không chính thức ở Hy
Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam;
13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật
Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp
cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát
triển ở Hy Lạp.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những
nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Năm 2008, hơn 13%
người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo
khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những người đòi
nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành
phố và các quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ
việc nhận hối lộ... Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận
“tham nhũng mang tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến
tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy
Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP. Tham nhũng không chỉ gây ra trốn
thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương
cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì
nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao
động. Mức lương cao không chỉ tạo ra gánh nặng ngân sách mà còn
làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi. Lương cao,



đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi hơn 0,8 USD lên đến 1 euro đổi
1,6 USD trong suốt giai đoạn từ 2000-2008 khiến sức cạnh tranh của
hàng hóa Hy Lạp yếu và hệ quả tất yếu là một cán cân thương mại
thâm hụt triền miên.
Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước
ngoài và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Bên cạnh
đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể
tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền
được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự
quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng TƯ châu Âu (ECB). Nhờ
việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn
định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Gần một thập kỷ qua,
Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ
USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu
chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp
đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không
quan tâm đến các kế hoạch trả nợ.
Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà
đầu tư. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã
làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng
được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng
xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp,
đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn
trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước
ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những
thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập, thì
minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng
nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố
gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về



những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về
ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những
chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.
3. Tác động của nợ công
 Đến Hy Lạp
Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát
của Chính phủ. Hy lạp đã phải thực hiện ngay kế hoạch “thắt lưng
buộc bụng”. Trong những năm qua, nền kinh tế Hy Lạp dựa trên
chi tiêu nhiều hơn sản xuất, thu nhập nên khi thực hiện sẽ có
nguy cơ rơi vào tình trạng giảm phát, gây ra nhiều bất lợi cho nền
kinh tế. Hy Lạp sẽ khó tìm được đường ra trong mớ bòng bong nợ
nần. Kế hoạch cắt giảm chi tiêu trên đã vấp phải sự phản đối của
người dân. Hàng triệu người đã xướng đường biểu tình. Ngày
22/4/2010, hàng nghìn bác sĩ, y tá, giáo viên, nhân viên thuế và
công nhân bốc vác tại các bến cảng đã đồng loạt bãi công. Các tổ
chức công đoàn đã tổng đình công, để phản đối các chính sách
kinh tế khắc khổ mà Chính phủ đang áp dụng. Tính đến ngày
29/6/2010, đã có 5 cuộc tổng đình công kể từ đầu năm 2010. Đã
có ba người thiệt mạng trong cuộc đình công ngày 5/5/2010…Ở
khắp nơi trên đất Hy Lạp, từ các văn phòng, quán ăn cho tới các
chương trình truyền hình, đâu đâu người ta cũng tranh luận về
các biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ.
Công đoàn lớn nhất Hy Lạp tuyên bố, họ sẽ không bao giờ chấp
nhận những biện pháp trên và cho rằng: “Chính phủ đã vi phạm
Hiến pháp và gây ảnh hưởng tới 95% người dân”. Không chỉ các tổ
chức công đoàn, mà nhiều nghị sỹ và đảng Xã hội cầm quyền
cũng tính tới việc chống lại các chính sách này. Thủ tướng Hy Lạp
tuyên bố sẽ tổng tuyển cử, nếu không nhân được sự ủng hộ trong

chính sách thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, ông đã thừa nhận
rằng: sự thâm hụt lớn nhất không phải là vấn đề tài chính, mà là


niềm tin. Lần đầu tiên kể từ khi Hy Lạp gia nhập Eurozone, ngày
8/4/2010, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước
này vọt lên mức cao kỷ lục 7,5%. Ngày 17/6/2010, Hy Lạp thông
báo, trong quý I/2010, tỷ lệ thất nghiệp của họ đã lên tới 11,7%
cao hơn so với tỷ lệ 10,3% trong ba tháng cuối năm 2009 và là
mức kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ
còn tiếp tục tăng cao, có thể tới 20%. Đối tượng bị tác động mạnh
nhất là phụ nữ và thanh niên. Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ là 15%
và 9% ở nam giới. Theo dự báo, kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng
-4% năm 2010 và -2,6% năm 2011. Lương công chức và lương
hưu giảm 15%. Kinh tế Hy Lạp sẽ bị ảnh hưởng trong ít nhất 10
năm nữa. Dựa vào tình hình này, ngay từ tháng 12/2009, các cơ
quan xếp hạng nợ của Hy Lạp từ mức A- xuống mức BBB+, thấp
hơn so với bất kì quốc gia nào thuộc Eurozone.
 Đến Châu Âu
Không chỉ tác động đến Hy Lạp, cuộc khủng hoảng này còn tác
động đến Châu Âu, bởi vì việc Hy lạp vỡ nợ có nguy cơ cao tạo ra vết
dầu loang. Trong bối cảnh thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài
chính nặng nề, còn chưa khắc phục hết hậu quả, nếu Hy Lạp tuyên
bố vỡ nợ sẽ có tác động như một cơn sốc mới sau vụ ngân hàng
Lehmann Brothers phá sản. Chịu tác động ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng nợ Hy Lạp, đông euro đã mất giá và xuống mức thấp
nhất trong vòng nhiều tháng qua
Trong EU, lúc đầu, Đức có ý định trừng phạt Hy Lạp, nhưng họ đã
phải luu ý với nguy cơ lây lan. Nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài và
trầm trọng theo, các nước khac sẽ bị tấn công: có thể từ Bồ Đào

Nha, Tây Ban Nha đến Ailen, thậm chí có thể đến Italia. Nhiều dự
đoán cho rằng Tây Ban Nha sẽ là “con bài domino kế tiếp”, bởi vì
tình hình kinh tế của nước này rất xấu, với ngân sách bị thâm hụt tới
11,4% GDP, tổng nợ công và tư tương đương 300% GDP, thất nghiệp


của Tây Ban Nha lên tới 20% (4,5 triệu người) và nhất là hệ thống
ngân hàng rất mong manh – những con số còn trầm trọng hơn cả Hy
Lạp. Mặc cho giám đốc IMF khẳng định, cuộc khủng hoảng Hy Lạp sẽ
không gây ra hiệu ứng dây chuyền, nhưng rõ ràng nó đã lan sang
một số nước Châu Âu. Bồ Đào Nha tuyên bố áp dụng chính sách
“thắt lưng, buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, gác lại các khoản đầu tư
và bán tài sản công để giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2010.
Năm 2009, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha tăng lên mức 9,4%
GDP, cao gấp ba lần mức quy định 3% của EU, nợ công lên tới 142 tỷ
Euro (tương đương 86% GDP). Đồng thời, chi phí quốc phòng đến
2013 sẽ giảm 40%, dự án xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc bị
hoãn lại hai năm, các khoản phúc lợi xã hội và hưu trí sẽ bị hạn
chế… Định mức tín nhiệm của Bồ Đào Nha đã hạ từ A+ xuống A.
Chính vì thế, các nước Châu Âu đã quyết định sẽ bỏ ra khoảng 1.000
tỷ USD làm quỹ dự phòng cho các nước gặp khó khăn, ngoài việc
cho Hy Lạp vay hơn 100 tỷ Euro.
Bên cạnh việc EU tìm mọi cách giúp Hy Lạp, thì cũng có không ít ý
kiến trái chiều. Nhiều chính trị gia và phương tiện truyền thông đã
chỉ trích nặng nề Hy Lạp, họ cho rằng các biện pháp khắc khổ của
Hy Lạp có thể sẽ tạo thêm “vòng xoáy giảm phát”. Một số thậm chí
còn kêu gọi loại Hy Lạp ra khỏi Eurozone. Thủ tướng Đức cho rằng
nên đưa những nước liên tục vi phạm các qui định tài chính ra khỏi
Eurozone. Bà khẳng định rằng Đức không “vội vàng” ủng hộ tài
chính cho Hy Lạp, đồng thời cho rằng Hy Lạp không có sự lựa chọn

nào khác ngoài “thắt lưng buộc bụng”. Nhiều người Đức rất lo ngại
sẽ trả tiền cho sự thiếu kỷ luật của Hy Lạp. Việc giải cứu Hy lạp vẫn
là bước đi không nhiều người mặn mà. Việc trợ giúp Hy Lạp gây
nhiều tranh cãi trong EU, giữa một bên là quan điểm không tạo tiền
lệ vi phạm hiệp ước Maastricht và một bên là giải cứu Hy Lạp nhằm


giữ cho đồng Euro ổn định, không để việc vỡ nợ gây tác động dây
chuyền.
Nếu không có biện pháp giải cứu Hy Lạp, thế giới sẽ đứng trước
nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền, lan nhanh thành một khủng hoảng
tài chính toàn cầu mới như sự kiện ngân hàng Lehmann Brothers sụp
đổ năm 2008. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế năm 2008 –
2009, các nước phát triển đều đang gánh các khoản nợ khổng lồ.
Theo thống kê của IMF, từ năm 2007 – 2010, nợ công của toàn thế
giới đã lên tới 15.300 tỷ USD, trong đó 80% là những con nợ của G7
(Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada). Đến năm
2014, nợ công của G-20 có thể chiếm 118% GDP. Rõ ràng, khủng
hoảng nợ không chỉ là bóng ma luôn đe dọa nước nghèo, mà còn là
nguy cơ đối với cả những nước phát triển, giàu mạnh. Đây là nguyên
nhân khiến giới đầu tư bắt đầu nghi ngờ độ tin cậy của một số nền
kinh tế thuộc Eurozone như Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha, Italia và Ailen.
Thâm chí, giới đầu tư quốc tế đang đề cập đến khả năng Anh cũng
đang có nguy cơ trở thành nước khủng hoảng nợ công tiếp theo.
4. Giải pháp
4.1 Những giải pháp của Hy Lạp
Để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp, cần sự phối
hợp đồng bộ giữa nguồn lực trong nước và sự giúp đỡ của bên ngoài.
Những biện pháp này là không hề dễ dàng, nhưng phải tìm ra. Trước
hết, Hy Lạp đã thực hiện cắt giảm chi tiêu công: ngân sách sẽ cắt

giảm 30 tỷ Euro trong hơn 3 năm, để cắt giảm thâm hụt công cộng
từ 13,6% hiện nay xuống dưới 3% GDP vào năm 2014. Các biện
pháp cắt giảm bao gồm ngừng trả tiền thưởng cho nhân viên khu
vực công và ngừng tăng lương và tiền hưu trong ba năm. Ngày
15/7/2010, Hy Lạp đã thông qua dự luật về cải cách hưu trí khu vực
công cộng. Luật mới này kéo dài tuổi nghỉ hưu của người lao động từ


60 tuổi lên 65 tuổi. Thuế VAT sẽ tăng từ 21% đến 23%, thuế xăng,
dầu, rượu và thuốc lá tăng 10%. Theo Thủ tướng G. Papandreous, ưu
tiên hàng đầu là để tránh bị phá sản, nên Hy Lạp sẽ phải có “những
hi sinh lớn”. Tuy nhiên, theo tính toán của EU, các biện pháp trên chỉ
giúp Hy Lạp giảm một nửa thâm hụt ngân sách. Thủ tướng Đức nói
rằng kế hoạch cắt giảm của Hy Lạp là “rất tham vọng”. Muốn đạt
được mục tiêu trên, Hy Lạp cần ít nhất 5 năm, thậm chí 10 năm để
hoàn thành kế hoạch này.
Cùng với kế hoạch trên, trong tháng 7/2010 Hy Lạp đã phát
hành khoảng 4 tỷ Euro trái phiếu thời hạn 10 năm, lãi suất lên đến
8,7% và trong thực tế thu được 7 tỷ Euro. Đây là lần thứ hai từ đầu
năm 2010, Hy Lạp phát hành trái phiếu trong Eurozone. Đợt thứ nhất
vào tháng 1/2010, thu được 8 tỷ Euro. Đây là những nỗ lực vay mượn
đầu tiên của Hy Lạp, sau khi nhận được gói cứu trợ của EU và IMF.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cảnh báo rằng, hành động trên của Hy Lạp
giống như một canh bạc.
Hy Lạp cũng đang tiếp tục kêu gọi đầu tư nước ngoài, từ Trung
Quốc, Thổ Nhỉ Kỳ, với mong muốn phục hồi kinh tế và giảm bớt cơn
sốc từ những biện pháp thắt lưng buộc bụng đang áp dụng. Thủ
tướng Hy Lạp tuyên bố sẽ làm hết sức để tăng cường tính cạnh tranh
và cải thiện môi trường đầu tư. Ông khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho môi trường đầu tư và áp dụng các biện pháp cương

quyết chống lại quan liêu và hối lộ đang diễn ra khá phổ biến hiện
nay.
4.2 Những giải pháp của EU và IMF
Ngoài sự cố gắng của Hy Lạp, EU và IMF cũng đã ra tay giải
quyết cuộc khủng hoảng này. Theo tính toán của IMF, Hy Lạp cần
cứu trợ khoảng 120 tỷ Euro, trong đó khẩn cấp nhất là 7 tỷ Euro vào
ngày 19/5/2010, để thanh toán những khoản lãi trái phiếu chính phủ
đáo hạn. Thủ tướng Hy Lạp đã liên tiếp thanh toán những khoản lãi


trái phiếu chính phủ đáo hạn. Thủ tướng Hy Lạp đã liên tiếp thăm
Luxemburg, Đức, Pháp và Mỹ tìm kiếm từ sự giúp đỡ bên ngoài.
Ngày 23/4/2010, Hy Lạp đã chính thức đề nghị EU và IMF cho vay
khẩn cấp 45 tỷ Euro để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ đang ngày
càng nghiêm trọng. Mặt khác, để tránh bị rơi vào một cuộc suy sụp
tài chính lớn và lan rộng, EU cũng buộc phải can thiệp, nếu không
muốn để cho IMF một mình ra tay cứu một nước thành viên của Liên
minh. IMF đã cử một phái đoàn tới Athen để thảo luận với Hy Lạp và
EU về gói cứu trợ. Ngày 4/2/2010 IMF đã gợi ý các nước trong
Eurozone “giúp đỡ Hy Lạp bằng cách này hay cách khác”. Bởi thế,
EU đã có những động thái tích cực nhằm tránh để cuộc khủng hoảng
này trở thành cuộc phá sản quốc gia.
Trước thực tế trên, các nước Eurozone và IMF đã nhất trí cho Hy
Lạp vay tới 110 tỷ Euro trong vòng 3 năm, với lãi suất 5%, cao hơn
nhiều so với khoản cam kết trước đó là 45 tỷ Euro, trong đó EU sẽ
cấp 80 tỷ Euro và phần còn lại sẽ do IMF đóng góp. Đây là lần đầu
tiên EU dành một khoản viện trợ như vậy dành cho một nước thành
viên Eurozone. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp khẳng định gói cứu trợ sẽ
giúp họ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Ông cho biết Hy Lạp vẫn tiếp tục
các chính sách khắc khổ, hạn chế chi tiêu. Thực hiện cam kết trên,

ngày 23/4/2010 IMF tuyên bố đã sẵn sàng cấp 15 tỷ Euro cho Hy
Lạp. Trong khoản vay này, Hy Lạp sẽ được hưởng mức lãi suất ưu
đãi, thấp hơn nhiều so với các khoản vay thông thường mà IMF cấp
cho các nước khác. Đây là lần đầu tiên IMF viện trợ cho một nước
thành viên Eurozone, kể từ khi khu vực này ra đời cách đây hơn một
thập kỷ.
Cũng cần phải nói rằng, mặc dù gói cứu trợ là rất lớn, nhưng
Thủ tướng Đức cho rằng “con đường mà Hy Lạp chọn cùng IMF
không phải là dễ dàng”. Các chuyên gia tài chính đánh giá gói giải
cứu cho Hy Lạp chỉ như muối bỏ bể, nếu người ta nghĩ đến con số


61,5 tỷ Euro mà Hy Lạp phải trả nợ đến cuối năm 2010 và con số
230 tỷ Euro phải trả trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, họ đang thảo luận
biện pháp chuyển nợ với Hy Lạp (vay tín dụng với lãi suất thấp hơn
để trang trải cho khoản tín dụng đã vay với lãi suất cao hơn) nhằm
giúp Hy Lạp tiếp cận các nguồn tín dụng mới. Việc chuyển đổi nợ còn
bao gồm cả hạ lãi suất đối với các khoản tín dụng dài hạn mà Hy lạp
đã vay. Chuyên gia tài chính quốc tế Carl Weingerg đã đề xuất giải
pháp là chuyển hóa tất cả các trái phiếu chính phủ Hy Lạp đến kỳ
thanh toán vào năm 2019 thành trái phiếu chính phủ mới, với kỳ hạn
25 hạn và lãi suất 4,5%. Tuy nhiên, biện pháp này đang vấp phải sự
phản đối của Pháp và Đức, vì Pháp đang nắm 70 tỷ Euro và Đức nắm
43 tỷ Euro trái phiếu chính phủ ở Hy Lạp là Pháp, Đức buộc phải mất
một khoản thu nhập lớn từ lãi suất trái chính phủ Hy Lạp.
Hy Lạp cũng có thể giải quyết một phần vấn đề của họ bằng
cách rút khỏi Eurozone và thực hiện phá giá đồng tiền. Nhưng làm
như vậy, chắc chắn hệ thống ngân hàng của họ sẽ bị rút vốn ồ ạt.
Tuy nhiên ngày 25/4/2010 Bộ trưởn Tài chính Đức tuyên bố là sẽ
không bao giờ xảy ra khả năng này.

Tình hình đối với Hy Lạp còn nhiều khó khăn, nhưng tất cả
không phải chỉ là một màu đen. Hy Lạp đã áp dụng rất nhiều biện
pháp để đối phó các hoạt động giao dịch tại chợ đen hiện đang
chiếm khoảng 30% nền kinh tế. Điều này sẽ giúp GDP tăng trưởng
tạo ra nhiều nguồn thu. Mặt khác, người ta thường đánh giá thấp sự
phát triển của các nền kinh tế nhỏ trên thế giới. Thế nhưng, chính sự
phát triển này lại có tác động tích cực đến du lịch và vận tải thương
mại, hai ngành mà Hy Lạp có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Đối với bên
ngoài, Hy Lạp cũng có một lợi thế rất lớn, đó là tấm chắn của
Eurozone. Hơn nữa, ECB cũng là một sự trợ giúp đắc lực cho Hy Lạp.
Đây là yếu tố đảm bảo cho khả năng thanh toán khoản nợ công của
Hy Lạp và là cơ sở cho các ngân hàng Châu Âu quyết định mua lại


khoản nợ này. EU cũng muốn hạn chế tình trạng mất lòng tin đang
diễn ra lan tràn tại Bồ Đào Nha hay ở bất kỳ “một mắt xích không đủ
chắc” nào khác trong Eurozone. Tất cả những điều này được coi như
một chiếc phao cứu nạn đối với Hy Lạp, ít nhất là trong thời gian
trước mắt. Thậm chí, EU còn sẵn sàng cho Hy Lạp vay 30 tỷ Euro
trong trường hợp khẩn thiết, bất chấp sự dè dặt của Đức. Thêm vào
đó, ECB rất có thể sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản tiền gửi vào các
ngân hàng của Hy Lạp, nhằm hạn chế tình trạng rút tiền ồ ạt

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO VIỆT
NAM
Về hoạch định chính sách tài khóa và nợ công : chính sách của
ta tăng tương đối cao trong năm 2009 do việc thực hiện chính sách
kích cầu, do đó cần phải có các biện pháp thắt chặt tài khoá, quản lý
chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn nữa trong thời gian tới để kiềm chế
thâm hụt ngân sách. Tương tự như vậy, chính sách quản lý nợ công

và kế hoạch vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cần phải được tính
toán cẩn trọng và phù hợp. Về cơ cấu nợ công, Việt Nam có điểm
thuận lợi là hiện các khoản vay trong nước, mặc dù chi phí vay có
cao hơn, nhưng đang chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với các khoản vay
nước ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài, việc khai thác thị trường vốn quốc
tế là việc khó tránh khỏi. Do đó, ta cần phải hết sức cẩn trọng trong
việc xây dựng kế hoạch vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách.


Về công tác công bố thông tin và minh bạch chính sách: Việc
công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách
và nợ công là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là xu hướng tất
yếu mà Chính phủ Việt Nam, và cụ thể là Bộ Tài chính phải thực
hiện. Tuy nhiên, công bố thông tin không nhất quán cũng có thể trở
thành con dao hai lưỡi, gây ra tâm lý nghi ngờ và bất ổn cho các nhà
đầu tư cũng như thị trường. Ví dụ trường hợp của Hy Lạp là điển hình
cho việc công bố thông tin không nhất quán, sai lệch trong bối cảnh
đã đầy các bất ổn và nghi ngờ, làm cho khủng hoảng ở nước này
càng trở nên trầm trọng. Về phía Việt Nam, vấn đề nợ công hiện
đang được bàn đến tương đối nhiều trong thời gian vừa qua trên các
diễn đàn báo chí, trong thảo luận của các tổ chức quốc tế và các tổ
chức định mức tín nhiệm với Bộ Tài chính. Đặc biệt là trong kỳ họp
thứ 7 của Quốc hội khoá XII từ ngày 20/5 sẽ thảo luận về huy động
vốn để triển khai dự án đường cao tốc Bắc – Nam. Một trong những
nguyên nhân chính của mối quan tâm đặc biệt này chính là tác động
của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số nước châu Âu
khác đã đưa ra tín hiệu cảnh báo đối với tình trạng nợ công trên toàn
cầu. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần phải đưa ra những
thông điệp nhất quán, rõ ràng, có cơ sở hỗ trợ giải thích phù hợp (với
thông lệ quốc tế và tiêu chuẩn thị trường) về vấn đề nợ công, thâm

hụt ngân sách, và các chính sách tài chính có liên quan của Việt
Nam để tránh gây tâm lý bất ổn và nghi ngờ cho thị trường.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch “ Khủng hoảng nợ của Hy Lạp: Thực
trạng và Triển vọng ”. Nghiên cứu kinh tế Thế giới. Truy cập
ngày 2 tháng 10 năm 2018.
2. TS. Mai Thu Hiền (2013), “ Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và bài
học cho Việt Nam ” Foreign Trade University. Báo điện tử Luận
văn. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2018.
3. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình. “ Vấn đề nợ công ở một số nước
trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam ”. NXB
KHXH 2013
4. Như Quỳnh (26/06/2018). “ Hy lạp “chuyển mình” thoát khủng
hoảng nợ công”. Báo điện tử Kinh tế và Dự báo. Truy cập ngày
3 tháng 10 năm 2018.
5. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình (19/10/2011). “ 5 nguyên nhân
chính gây khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp ”. Báo Diễn đàn và
Doanh nghiệp. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
6. Kiều Oanh (06/05/2010). “ Bi kịch nợ công ở Hy Lạp, vì đâu nên
nỗi? ”. Báo điện tử VnEconomy. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm
2018.
7. Kỳ duyên (29/04/2010). “ Khủng hoảng Hy Lạp có thể lan rộng
khắp châu Âu ”. Báo điện tử VnEconomy. Truy cập ngày 5
tháng 10 năm 2018.
8. Dương Lâm (07/05/2010). “ Hy Lạp ngập sâu trong căng thẳng
và bạo lực ”. Báo điện tử VnEconomy. Truy cập ngày 5 tháng 10
năm 2018.




×