Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MARKETING CỦA CỬA HÀNG TRÀ SỮA ROYALTEA (CẦU GIẤY) NĂM 20182019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.28 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, thị trường trà sữa đang trở thành một cơn sốt không có dấu hiệu
hạ nhiệt khi những năm gần đây số lượng cửa hàng liên tục tăng nhanh. Càng ngày
thị phần của trà sữa ngày càng được mở rộng, nó trở thành một văn hóa mới trong
xã hội Việt Nam. Chính vì thế, việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Thị
trường là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và với doanh nghiệp
trà sữa nói riêng, có thị trường thì doanh nghiệp mới tiêu thụ được hàng hóa. Từ
đó, các doanh nghiệp mới có thể có lợi nhuận để quay vòng hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Chính vì vậy, các hoạt động marketing nhằm mở rộng thị
trường càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là phân tích các
tác động của các nhân tố môi trường tới hoạt động marketing của doanh nghiệp để
giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường hiện nay.
Thị trường trà sữa đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với sự vào cuộc của hàng
loạt các thương hiệu lớn nhỏ, từ trong nước đến các thương hiệu ngoại nhập. Các
thương hiệu như Dingtea, Tocotoco, Royal Tea, Gong cha, Tiger Sugar, … đang là
những thương hiệu có mức độ phủ sóng mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt Nam.
Một trong những thương hiệu trà sữa được hầu hết các giới trẻ yêu thích nhất là
thương hiệu trà sữa Royaltea. Một công ty sản xuất trà sạch, thơm ngon, nổi tiếng
với những vùng nguyên liệu rộng lớn, là kết quả của việc không ngừng tìm kiếm
với sự mong muốn tạo ra sự kết hợp hoàn hảo của văn hóa Trung hoa và xu hướng
khẩu vị của giới trẻ Châu Á. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều hãng trà sữa với
những hương vị đặc trưng khác nhau nổi lên. Do vậy, công ty trà sữa Royaltea luôn
chú trọng tới các hoạt động nghiên cứu và phân tích môi trường marketing nhằm
xác định tình thế, thời cơ và nguy cơ có thể xảy ra, đánh giá đúng thực chất khả
năng kinh doanh của công ty mình và các đối thủ cạnh tranh.


A.CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Sự cần thiết và khái niệm môi trường marketing
1. Khái niệm môi trường marketing
Môi trường Marketing bao hàm các tác nhân và lực lượng bên ngoài marketing


đang ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong công cuộc triển khai và duy
trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.(Philip
Kotler)
2. Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing
Môi trường tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng
cũng tạo ra động lực thúc đẩy.
Các nhân tố của môi trường luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên
cứu, theo dõi và dự đoán.
II. Các nhân tố của môi trường marketing
1. Môi trường marketing vĩ mô
Khái niệm: Môi trường vĩ mô bao hàm các lực lượng xã hội rộng lớn đang ảnh
hưởng đến toàn cục môi trường vi mô, nội bộ doanh nghiệp và tạo ra thời cơ cũng
như mối đe dọa đối với doanh nghiệp.Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm:
Nhân khẩu học (môi trường dân cư), chính trị-Pháp luật, điều kiện tự nhiên, khoa
học kĩ thuật-Công nghệ, văn hóa-Xã hội, kinh tế
1.1. Tác động của nhân tố nhân khẩu học (Môi trường dân cư)
Yếu tố môi trường đầu tiên mà nhà quản trị marketing cần quan tâm đầu tiên là
dân số, vì dân số tạo nên thị trường. Người làm marketing cần chú ý khi nghiên


cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư, xu hướng di dân, phân
bổ dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc,
cấu trúc tôn giáo.
Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm
thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự
thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lý, cơ
cấu về trình độ học vấn của dân cư…
1.2. Tác động của nhân tố chính trị-pháp luật
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc

vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật
pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường
kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh
lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và
người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm
đối với xã hội và người tiêu dùng… Điều này tác động tích cực đến các doanh
nghiệp làm ăn chân chính. Nếu ngược lại sẽ tác động đến môi trường kinh doanh
và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không những thế, nó còn ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường sống, đời sống của người tiêu dùng. Các vấn đề này
lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất.
Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của từng doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh đã
làm cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều
tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư tránh để tình trạng cung vượt quá cầu, hạn chế
việc phát triển độc quyền, tạo ra môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp.


1.3. Tác động của các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai
thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong nước
cũng như ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động
của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến
doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy, hải sản từ đó tác động đến các doanh
nghiệp chế biến. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn
địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản,
nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
Điều này tác động đến các doanh nghiệp theo hướng làm cho doanh nghiệp phải
chú ý tới các điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác
nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác

nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng cả tiêu cực và tích cực.
1.4. Tác động nhân tố khoa học kỹ thuật – công nghệ
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng
đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng
cạnh tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của
khoa học, kỹ thuật – công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học công
nghệ như hiện nay ở nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao
công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp.
Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng
khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi


phí trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh
nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không
chỉ chuyên giao, làm chủ công nghệ ngoại nhập mà phải có khả năng sáng tạo được
kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ
thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần
nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị
trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động.
1.5. Tác động của nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất
quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế
ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là
trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.
Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh
nghiệp theo 2 hướng: Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp
dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ. Điều này dẫn tới đa dạng

hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu. Thứ hai, do tăng trưởng
kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã
làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả năng
tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi
trường kinh doanh hấp dẫn hơn.Nền kinh tế quốc dân ổn định các hoạt động kinh
doanh cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền kinh tế quốc dân suy thoái nó sẽ tác động
theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp.
1.6. Tác động của yếu tố văn hóa – xã hội


Bao hàm những định chế và lực lượng đang tác động đến giá trị căn bản, nhân
thức, thị hiếu cùng phương cách thay thế xử sự xã hội.
Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến
hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục
tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc
đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ
đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp dệt may, các sản phẩm
tiêu dùng truyền thống.
Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa
của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản
trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.
2. Môi trường kinh tế vi mô
Khái niệm: Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp mà
doanh nghiệp có thể tác động ngược trở lại mang tính cá biệt và cục bộ, có thể chia
thành 2 nhóm:
+Môi trường nội bộ: các yếu tố trong doanh nghiệp có ảnh hưởng khả năng vận
dựng marketing hữu hiệu.
+Nhóm môi trường ngành (nhiệm vụ): nhà cung cấp, trung gian marketing, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng.
2.1. Môi trường nội bộ

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến điều hành và quản
trị marketing như: nguồn lực tài chính, nguồn lực R&D, nguồn lực nhân sự và tổ
chức, văn hóa doanh nghiệp,…


2.2. Môi trường ngành (nhiệm vụ)
– Nhà cung cấp: những chủ thể đưa ra những yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, có
ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao gồm:
+Nguyên vật liệu
+Thành phẩm, bán thành phẩm
+Máy móc thiết bị, quy trình công nghệ
+Lao động
+Thông tin
Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần phải xác định rõ của
chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất
về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo hạ giá.Những biến đổi trong
môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động marketing của
doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing cần phải theo dõi về giá cả của những cơ
sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng
giá cả, làm giảm sút doanh số của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị marketing cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của
các nhà cung cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Sự khan hiếm
nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh, và do vậy ảnh
hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp
cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu.
–Trung gian marketing: Những chủ thể giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng,
có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp,bao gồm:
+Trung gian phân phối



+Trung gian tài chính
+Trung gian dịch vụ
Doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của các trung gian
để có chính sách thích hợp nhằm thiết lập và duy trì các quan hệ tích cực, đồng
thời doanh nghiệp cũng có thể có những phản ứng cần thiết nhằm điều chỉnh, thay
đổi chính sách phân phối sản phẩm thích hợp với các thay đổi trong hoạt động của
các giới trung gian.
– Đối thủ cạnh tranh: những chủ thể cùng hướng tới một đối tượng khách hàng mà
doanh nghiệp đang hướng tới.
Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh nằm ở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và tiềm ẩn, trực tiếp và
gián tiếp. Các đối thủ cạnh tranh có thể chia làm bốn dạng:
+ Đối thủ cạnh tranh mong muốn.
+Đối thủ cạnh tranh hàng hóa khác nhau, cùng thõa mãn nhu cầu.
+Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm.
+Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm.
– Khách hàng: những chủ mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
+Khách hàng cá nhân
+Khách hàng tổ chức
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố chính tạo nên
thị trường. Khách hàng có vai trò rất quan trọng vì từ nhu cầu của khách hàng mà
doanh nghiệp mới hoạch định chiến lược marketing của mình để thoả mãn nhu cầu


của khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận.Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị
trường khách hàng của mình một cách kỹ lưỡng.
– Công chúng: Là những chủ thể có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, tạo ra
tác động đủ lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần
chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với với
thị trường tiêu dùng. Mỗi doanh nghiệp thường có các giới công chúng sau:

+ Công chúng tài chính: các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, công ty
chứng khoán, công ty bảo hiểm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh
nghiệp.
+ Công chúng truyền thông đại chúng: doanh nghiệp phải gieo được lòng tin của
các tổ chức công luận, đặc biệt là báo chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình.
+ Công chúng công quyền: các doanh nghiệp cần chú ý đến những ý kiến của
chính quyền khi hình thành kế hoạch marketing như quảng cáo đúng sự thật, sản
xuất an toàn, các luật lệ chống cạnh tranh.
+ Công chúng hoạt động xã hội: các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể
bị các tổ chức người tiêu dùng, tổ chức môi trường và các tổ chức khác chất vấn.
+ Công chúng nội bộ: bao gồm số công nhân lao động và làm việc trí óc, các nhà
quản trị và hội đồng quản trị. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với doanh
nghiệp của họ, thì thái độ tích cực này sẽ lan sang cả các giới bên ngoài doanh
nghiệp.
+ Công chúng địa phương: mọi doanh nghiệp đều phải giao tiếp với giới địa
phương như các tổ chức ở địa phương, những người láng giềng.


Công chúng: các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thái độ của công chúng đối
với các hoạt động và sản phẩm của mình. Mặc dù công chúng không tác động đến
doanh nghiệp như một lực lượng có tổ chức, nhưng ấn tượng của công chúng đối
với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp.
B. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TỚI HOẠT
ĐỘNG

KINH DOANH MARKETING CỦA CỬA HÀNG TRÀ SỮA

ROYALTEA (CẦU GIẤY) NĂM 2018-2019
I. Giới thiệu doanh nghiệp
1.1. Tổng quan thông tin về doanh nghệp

CÔNG TY TNHH ROYALTEA HONG KONG VIỆT NAM
Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Một Thành Viên
Mã số thuế: 0108050479
Địa chỉ: Tầng 30, Ngọc Khánh Plaza, số 01 Phạm Huy Thông, Ba Đình, Hà Nội
Đại diện pháp luật: Nguyễn Hồng Quân
Ngày cấp giấy phép: 07/11/2017
Ngày hoạt động: 06/11/2017
Website: />Facebook: />1.2. Sự hình thành và thâm nhập thị trường
Royaltea Vietnam by HongKong là một chuỗi các chi nhánh trà sữa thuộc Công
ty TNHH Royaltea Hong Kong Việt Nam. Công ty này đã ký hợp đồng mua


nhượng quyền với công ty mẹ là Hoàng trà Royaltea có trụ sở tại Quảng Đông,
Trung Quốc để mang thương hiệu nổi tiếng châu Á này về thị trường Việt Nam.
Royaltea chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2017 với cửa hàng
đầu tiên tại Tp.HCM. Nhờ vào uy tín và sự khác biệt về chất lượng, Royaltea
nhanh chóng bắt kịp trào lưu ẩm thực của giới trẻ. Điểm đặc trưng nhất của
Royaltea Vietnam by Hong Kong là lớp kem cheese béo mịn, hương vị tự nhiên
tinh khiết của trái cây tươi nguyên chất.Từ tâm thế đó, Royaltea Vietnam by
HongKong đã từng bước lớn mạnh, mở rộng thị trường với hơn 20 cửa hàng
nhượng quyền ở những vị trí đắc địa trên khắp cả nước. Với slogan “We are
different because we really love tea”, thương hiệu trà sữa này nhằm khẳng định sẽ
mang lại cho khách hàng một cảm giác mới lạ mỗi khi thưởng thức sản phẩm của
họ, vị ngon sẽ khác biệt hẳn so với các loại đồ uống khác trên thị trường.
Royaltea Vietnam by HongKong có một thực đơn vô cùng phong phú, từ trà sữa
đến trà hoa quả, đi kèm là rất nhiều các loại topping với mức giá dao động từ
35000-60000VNĐ. Khách hàng sẽ có những lựa chọn phong phú mỗi khi thưởng
thức đồ uống của thương hiệu này. Do không đăng ký được bản quyền thương hiệu
sớm và tình trạng bị nhái thương hiệu làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách
hàng, Royaltea Vietnam by HongKong chính thức thay đổi màu sắc logo và hình

ảnh thương hiệu với mục tiêu khẳng định tên tuổi, giúp khách hàng thưởng thức
được sản phẩm chất lượng chính thống, tránh nhầm lẫn với những sản phẩm khác.
Đây chính là bước chuyển mình ngoạn mục giúp Royaltea Vietnam by Hong Kong
định vị thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình. Nhân vật hình ảnh thương
hiệu là cô gái và chú mèo, thể hiện phong cách năng động linh hoạt và đáng yêu.
Khuôn mặt tròn biểu cảm vui vẻ, vóc dáng cầm ly trà sữa giúp truyền thông điệp
thân thiện chào đón.


II. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing của Royaltea
Môi trường vĩ mô là các lực lượng nằm ngoài doanh nghiệp trà sữa Royaltea. Mặc
dù không có liên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh
hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
hầu như không có khả năng để thay đổi các yếu tố vĩ mô này, và bắt buộc phải
phản ứng, thích nghi với chúng. Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm: nhân
khẩu học, kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, kỹ thuật-công nghệ và tự
nhiên.
1. Nhân khẩu học
Môi trường nhân khẩu học chính là xét đến vấn đề dân số của vùng hay khu
vực. Theo yêu cầu của đề tài là “Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
đến hoạt động kinh doanh marketing của một cửa hàng trà sữa ở Cầu Giấy”, nhóm
sẽ tập trung phân tích môi trường nhân khẩu học của thành phố Hà Nội nói chung
và quận Cầu Giấy nói riêng.
Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động đến quy mô nhu
cầu: quy mô dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn. Thành phố Hà Nội
đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, dân số trung bình ước tính mỗi năm tăng
hơn 200 000 người. Theo số liệu thống kê mới nhất vào đầu năm 2019, dân số Hà
Nội là khoảng 8,1 triệu người, mật độ dân số là 2398 người/km2. Trong khi đó,
Cầu Giấy là một trong sáu quận nội thành có tốc độ đô thị hóa cao nhất, mật độ dân
số ở mức dày đặc, trung bình trên 30 500 người/km2. So sánh con số này với mật

độ dân số của Hà Nội là 2398 người/km2, có thể thấy một sự chênh lệnh không hề
nhỏ (gấp gần 13 lần). Từ những con số thống kê trên, có thể thấy quy mô dân số
Hà Nội tăng mạnh, đặc biệt tăng ở các quận nội thành, đã mở ra cho cửa hàng trà
sữa Royaltea thị trường rộng lớn, tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu.


Hơn nữa, đô thị hóa cũng đồng nghĩa mức sống ngày càng được cải thiện, người
dân ngày càng có nhiều nhu cầu ăn uống, mua sắm, hưởng thụ, mở ra một thị
trường tiềm năng cho Royaltea.
Ngoài quy mô và tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số cũng có ý nghĩa không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh marketing của doanh nghiệp. Theo số liệu của Cục
Thống kê Hà Nội về tình hình dân số và lao động trên địa bàn Thành phố đầu năm
2017 (công bố đầu năm 2018), ước tính số người có việc làm trong năm 2017 đạt
trên 3,7 triệu người chiếm 97,4% so với tổng số lao động trong độ tuổi từ 15 trở
lên. Trong đó, khu vực khu vực thành thị chiếm 53,1%. Từ đó cho thấy, cơ cấu dân
số trong độ tuổi đi làm (cơ cấu dân số vàng) của Hà Nội đạt mức cao, nên mới có tỉ
trọng lao động có việc làm cũng ở mức cao, gần 50% (3,7 triệu người / 7,7 triệu
người lúc bấy giờ), và khu vực thành thị chiếm hơn một nửa đã tạo nên một động
lực to lớn cho việc kinh doanh trà sữa của Royaltea phát triển. Đó là vì việc tập
trung nhiều người trẻ (độ tuổi yêu thích các loại thức uống như trà sữa) và người đi
làm có thu nhập (đủ khả năng chi trả cho những cốc trà sữa) hứa hẹn tạo ra một
môi trường kinh doanh đầy sôi động cho Royaltea. Thêm vào đó, Royaltea cũng có
cơ hội tiếp cận với nguồn lực lượng lao động dồi dào, đầy sức trẻ, năng động và
ham học hỏi, thuận tiện cho việc tuyển dụng nhân sự của cửa hàng.
2. Môi trường văn hóa – xã hội
2.1. Trào lưu
Khi trà sữa trở thành một hiện tượng, một trào lưu ở Đài Loan, Hongkong, Nhật
Bản, Hàn Quốc… thông qua các mạng xã hội, các trang báo mạng, người tiêu dùng
tại Việt Nam đã được chiêm ngưỡng qua về sự hấp dẫn, độ bắt mắt của những cốc
trà sữa, và đã rất nóng lòng đợi thứ thức uống ngon lành về đến Việt Nam. Đó

chính là tâm lý muốn bắt kịp xu hướng thế giới của người Việt, nhất là ở khu vực


thành thị. Ngày các hãng trà sữa đua nhau mở cửa hàng tại các thành phố lớn ở
Việt Nam, điều này đã thực sự tạo nên một cơn sốt lúc bấy giờ. Người người, nhà
nhà không ngại xếp hàng rất dài chỉ để đợi được thưởng thức cốc trà sữa đầu tiên,
rồi chụp ảnh khoe với bạn bè trên mạng xã hội. Không chỉ giới trẻ mà cả các bậc
phụ huynh cũng không giấu nổi sự tò mò với loại đồ uống có sức hấp dẫn kinh
điển này.
2.2. Thị hiếu
Sức hấp dẫn của trà sữa không chỉ đến từ hình thức bắt mắt, hay độ ngon ngọt
béo ngậy làm say lòng người, mà còn là không gian bài trí của các quán trà sữa nói
chung. Thời hiện đại này, không chỉ các bạn học sinh sinh viên thích chụp những
bức ảnh đẹp đẽ để chia sẻ trên mạng xã hội, mà còn có cả các bậc phụ huynh “tràn
đầy sức trẻ”, cũng muốn cùng gia đình, con cái đi chơi và chụp những bức ảnh đẹp
làm kỉ niệm. Nắm được tâm lý này, các cửa hàng trà sữa nói chung và Royaltea nói
riêng trang bị cho mình một menu rất đa dạng, chất lượng và vô số góc chụp hình
đẹp đẽ để níu chân khách hàng. Khách hàng khi đến uống trà sữa thì không chỉ
được vị giác được nâng niu, mà cả thị giác cũng được nuông chiều.
3. Môi trường tự nhiên
3.1. Vị trí địa lý
Môi trường tự nhiên hình thành nên đặc điểm của các khu vực thị trường,
những lợi thế trong cung ứng hàng hóa và ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Cửa hàng Royaltea Vietnam by Hongkong tọa lạc tại 219 Tô Hiệu
quận Cầu Giấy là một con phố có dân cư đông đúc, hàng quán trải dọc hết 2 bên
đường, có thể nhận định đây là một khu ẩm thực sầm uất của quận Cầu Giấy, thu
hút được sự quan tâm của những người có nhu cầu ăn uống, giải trí. Khu vực lân
cận tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp và trường học ở các cấp bậc, cùng với



giao thông thuận lợi, cửa hàng đã chiếm được một lợi thế không nhỏ là tiếp cận dễ
dàng với người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Khách
hàng có thể ghé cửa hàng thưởng thức trà sữa như một bữa tráng miệng sau khi ăn
bữa chính tại các nhà hàng gần đó; hay sau giờ tan trường, các bạn học sinh có thể
ghé quán vừa uống trà sữa, vừa tán gẫu, giải trí sau những giờ học căng thẳng.
3.2. Khí hậu
Khí hậu của Việt Nam nói chung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều sẽ
tạo ra cả những cơ hội và thách thức lớn cho việc kinh doanh trà sữa của cửa hàng:

Mùa
nóng)



Thuận lợi
Hạn chế
Giải pháp
(mùa Dưới cái nóng lên Vào mùa hè, thời Cửa hàng luôn bật
đến hơn 40 độ C, tiết nóng ẩm, các điều hòa nhiệt độ
thì quán trà sữa với nguyên liệu như trong

thời

gian

thức uống ngon trà, sữa tươi, trân hoạt động để đảm
lành và điều hòa trâu… rất dễ biến bảo nhiệt độ phòng
mát lạnh sẽ là nơi chất, trở nên mốc ở mức an toàn với
lý tưởng để mọi hỏng, ôi thiu nếu thực phẩm.
người có thể vừa không được bảo Cất nguyên liệu

tránh nóng, vừa quản kỹ lưỡng

vào tủ bảo ôn khi

hẹn hò hay tụ tập

sử dụng xong.

bạn bè.

Sơ chế nguyên liệu
đủ lượng cần dùng
trong một thời gian
ngắn, tránh để lâu

gây hỏng.
Mùa đông (mùa Thời tiết lạnh sẽ Mùa đông ở miền Cửa hàng làm mới
lạnh)

giúp quán tiết kiệm Bắc Việt Nam rất menu, thêm một số


chi phí điện năng khắc nghiệt, nhiều loại đồ uống nóng
tiêu thụ cho việc đợt rét đậm rét hại, phù hợp với mùa
làm mát, bảo quản khiến người dân đông
nguyên liệu.
Việc

bảo


nguyên
dàng hơn.

liệu

lạnh,

giúp

ngại ra đường, từ khách hàng vừa có
quản đó làm giảm doanh thể thỏa mãn cơn
dễ số bán hàng của thèm trà sữa, vừa
cửa hàng.

làm ấm cơ thể
trong tiết trời rét
buốt.

3.3. Nguồn nguyên liệu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho việc nuôi trồng, tạo nguồn nguyên
liệu cung cấp trong nước với giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn tương đương với
nguyên liệu nhập khẩu.
Trong quá trình nhập khẩu, ít nhiều nguyên liệu sẽ bị hư hại, gây tổn thất cho
cửa hàng. Thay vào đó, cửa hàng thu mua trà từ các nông trường lớn của Việt Nam,
vừa giảm bớt chi phí vận chuyển, vừa đảm bảo được độ ngon, mới của lá trà.
Thành phần sữa cũng có thể sử dụng nguồn sữa trong nước, tuy không thay thế
hoàn toàn được nguyên liệu nhập khẩu, nhưng cũng phần nào giảm bớt gánh nặng
chi phí cho cửa hàng.
4 Chính trị pháp luật
4.1. Chính trị

Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh trong thời gian qua, nền chính
trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm


đến an toàn nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Điều này là điểm thuận lợi
cho các doanh nghệp nói chung và Royaltea nói riêng khi đưa ra các chiến lược
marketing của mình mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị,
4.2 Pháp luật
Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh. Song vẫn còn nhiều ý kiến phàn nàn
(vừa thừa, vừa thiếu, thiếu đồng bộ, chồng chéo). Nền kinh tế của nước ta đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, do vậy việc
sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với các luật lệ quốc tế là
điều vô cùng cấp thiết.
Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Một khối lượng lớn các văn bản quy
phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường đã được
ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một phạm vi rộng lớn các
quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân
chủ hơn. Chất lượng các văn bản được nâng cao hơn. Những kết quả đã đạt được
trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua không chỉ
đáp ứng những thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà còn góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Vì thế đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nứơc ngoài đầu tư đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn
thế nữa, chính sách tôn giáo của ta là tự do tín ngưỡng. Điều đó đã giúp cho các
doanh nghiệp khác và Royaltea trong việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không
bị ràng buộc như ở một số nước khác trên thế giới.
Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng hệ thống thể chế pháp luật nhất là thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập,vướng mắc. Các



văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa
vừa thiếu, thiếu hệ thống, thiếu sự tập trung thống nhất, thiếu đồng bộ, chồng chéo.
Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách
thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” ví dụ:
Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm, … Vì thế kinh doanh một
loại nước uống như trà sữa sẽ giúp doanh nghiệp tốn ít chi phí vào việc thuế. Hay
nói cách khác khi tốn ít chi phí vào việc thuế thì Royaltea sẽ càng có nhiều kinh
phí hơn để đầu tư, thúc đẩy các chiến lược marketing. Ngày càng mang thương
hiệu của Royaltea đến với nhiều người hơn và khẳng định vị thế của mình.
5 Kinh tế
5.1 Thu nhập.


Thu nhập bình quân trên đầu người ở Việt Nam những năm gần đây còn thấp
nên việc người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm theo giá thành là điều không tránh
khỏi. Tuy nhiên nghiên cứu thị trường mục tiêu của Royaltea tại Cầu Giấy cho thấy
khách hàng mục tiêu của Royaltea là độ tuổi 15-35, cụ thể là học sinh sinh viên và
nhân viên công sở. Nhìn vào khả năng tài chính của họ nên Royaltea đã chia ra 2
mức giá là dành cho độ tuổi từ 15-23 là giao động từ 30- 40 nghìn/ cốc, còn lại từ
25-35 sẽ có giá từ 40-50 nghìn/ cốc, phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của
mọi lứa tuổi.
5.2 Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát
Lạm phát có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chi tiêu của dân chúng. Khi lạm
phát tăng cao, người ta lại có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng. Năm 2018
được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Theo đó, CPI bình quân năm
2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12 năm 2017. Như
vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt
được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý
đặt ra trong năm 2018. So với những thị trường khác thì có thể nói thị trường trà

sữa không có nhiều biến động về giá cả, hầu như tất cả các loại sản phẩm đều được
giữ nguyên mức giá từ lúc chính thức ra mắt cho đến nay. Vì thế doanh thu của
công ty cũng tăng giảm theo sức mua của khách hàng. Đối với những năm có chỉ
số CPI quá thấp công ty hạn chế mở rộng quy mô thương hiệu để đạt được tối ưu
hóa lợi nhuận.
6 Khoa học kỹ thuật công nghệ:
Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng
một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất
và hiển nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực marketing cũng chịu những


ảnh hưởng không nhỏ - Sự tăng tốc của việc thay đổi khoa học kĩ thuật và công
nghệ: công nghệ mới sẽ tạo ra những sản phẩm mới cạnh tranh với các sản phẩm
hiện tại, do vậy kỹ thuật công nghệ mới tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mới cạnh
tranh với doanh nghiệp cũ chậm chạp.
Đối với Royal Tea, người thưởng thức dần quên đi tiếng kêu “bụp bụp” mỗi lần
đâm ống hút vào ly trà. Thay vào đó hình thức của một ly Royal Tea có sự đặc biệt
hơn các thương hiệu trà sữa khác: một nửa nắp cố định, nửa còn lại phải lật lên,
bạn sẽ phải dùng một phong thái sang chảnh để mở nắp cốc ra,khiến cho giới trẻ
thích thú, tò mò và muốn đến với Royaltea để “check in”.
Sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của mạng xã hội: với sự phát triển mạnh
mẽ của Internet, đặc biệt là các dịch vụ trên mạng, Royaltea đã đẩy mạnh các
chương trình quảng cáo truyền thông các chương trình khuyến mãi trên Facebook,
Google, Youtube….. Đồng thời Royaltea còn liên kết với các trang Foody.vn,
Now.vn, GoViet.vn, Địa chỉ ăn ngon Hà Nội,.. những trang có lượng theo dõi cao
để quảng cáo, đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Lượng
khách hàng đến với Royaltea ngày càng đông đặc biệt là giới trẻ, thương hiệu
Royaltea được phỏ biến, rộng rãi dù mới thành lập và phải cạnh tranh với những
thương hiệu trà sữa nổi tiếng đã có mặt tại Việt Nam từ lâu đời như Dingtea,
Feelingtea…

Sự phát triển của khoa học công nghệ làm chu kỳ sống của sản phẩm bị rút
ngắn lại: sự ra đời ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới
ưu việt thay thế các sản phẩm hiện hữu trên thị trường làm cho chu kỳ sống của sản
phẩm bị rút ngắn lại. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức với các doanh
nghiệp. Với việc nắm bắt kịp thời xu hướng, Royaltea không ngừng update thực
đơn của mình với những hương vị mới, topping mới, tạo cho khách hàng sự lựa


chọn đa dạng hơn dẫn đến khách hàng tìm đến Royaltea ngày càng đông hơn.
Royaltea đã hiểu rõ moi trường cong nghệ luôn thay đổi và nắm bắt được cong
nghệ mới đó để phục vụ thị yếu của người tiêu dùng.
Trong tương lai, họ cần hợp tác chặt chẽ với những người làm công tác nghiên
cứu và phát triển để khuyến khích họ nghiên cứu hướng theo thị trường nhiều hơn.
Đồng thời họ cũng phải cảnh giác với những hậu quả khong mong muốn của
những đổi mới có thể gây thiệt hại cho người sử dụng và làm mất sự tín nhiệm
cùng thái độ chống đói của người tiêu dùng
III, Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing của doanh
nghiệp.
1. Môi trường nội bộ
Vì cửa hàng Royaltea Vietnam by Hongkong 219 Tô Hiệu quận Cầu Giấy là
một trong những chi nhánh của Royaltea Việt Nam nên các hoạt động marketing
của nó luôn chịu tác động mạnh mẽ không những của nội bộ riêng cửa hàng mà
còn cả của nội bộ của tổng công ty. Những tác động đó được thể hiện trong nhiều
yếu tố như nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, cơ sỏ vật chất, văn hóa tổ
chức,….
1.1 Nguồn lực tài chính:
Những năm vừa qua, Royaltea đã phát triển thị phần của mình rất nhanh chóng
tại Việt Nam. Theo thống kê của tập đoàn này, tổng doanh thu toàn thị trường trà
sữa Việt Nam riêng năm năm 2018 đạt gần 400 triệu USD , tốc độ tăng trường bình
quân 20%/năm. Điều này tạo nên một nền tàng tài chính vững chắc để Royaltea

Việt Nam nói chung và cửa hàng Royaltea Vietnam by Hongkong tại 219 Tô Hiệu


quận Cầu Giấy nói riêng có điều kiện thực hiện các hoạt động marketing với số
lượng nhiều, quy mô lớn và có hiệu quả hơn.
1.2 Nhân lực:
Những thành công có được cho đến nay phải nhắc tới sự đóng góp không thể
thay thế của đội ngũ nhân viên của Royaltea Vietnam tài năng và đầy nhiệt tâm
cống hiến. Một đội ngũ thông minh, nhiều hoài bão, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm.Có ban lãnh đạo tài giỏi nhạy cảm với thị trường hiểu biết rộng về marketing.
Phòng Marketing có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, luôn được sự
ủng hộ, hổ trợ của phòng Tài chính, Kế toán, Quản trị nhân sự , R&D, Sản xuất,
Vật tư, Kế hoạch. Nhờ đó, các ý tưởng marketing được xem xét một cách kỹ
lưỡng, đúng đắn trên cơ sở các điểm mạnh điểm yếu, nguồn lực và khả năng tài
chính để triển khai thành các hoạt động marketing cụ thể.
Hiện nay, trên địa bàn Cầu Giấy có duy nhất 1 cửa hàng tại 219 Tô Hiệu với số
lượng nhân viên lên đến 19 nhân viên với 14 nhân viên phục vụ,3 thu ngân và 2
quản lý cho 3 ca làm việc linh hoạt. Nhân lực của cửa hàng là đều là những người
trẻ tuổi, năng động, linh hoạt, có khả năng xem xét, nắm bắt được thái độ của
khách hàng, qua đó có thể phục vụ khách hàng tốt nhất. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng giữ chân được những khách hàng trung thành. Thông qua khả
năng quan sát khách hàng nhanh nhạy, chính xác tạo thông tin nền tảng cho hàng
loạt các hoạt động marketing của cửa hàng. Tuy nhiên, nhân viên của hàng phần
lớn là sinh viên làm việc partime đã tạo ra 1 thách thức không nhỏ cho cửa hàng về
tính lâu dài, ổn định trong quản lý và điều hành lực lượng nhân sự.
1.3 Công nghệ, cơ sở vật chất
Các sản phẩm của Royaltea 219 Tô Hiệu đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo
được tạo ra từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn được nhân viên của cửa hàng pha chế



với kỹ thuật độc quyền cùng quy trình công nghệ hiện đại. Để đảm bảo sự chuyên
nghiệp, tốc độ và vệ sinh trong suốt quá trình pha chế, cửa hàng đã đưa vào sử
dụng các dòng máy móc hiện đại nhất tại Đài Loan (Taiwan) trong quầy pha chế
Royaltea như máy ủ và đảo trà E.Blenders, máy đun siêu tốc SAKI FES, máy định
lượng đường SAKI FEST, máy ép nắp (dập nắp) SAKI FEST, bình ủ trà – trà sữa
bằng inox 304, máy khuấy MILATE SAKI, máy đun sôi và tạo foam bọt SAKI
FEST 8 cùng quầy bar inox 304. Sự kết hợp trên đã tạo nên hương vị độc đáo
không thể nhầm lẫn với bất kỳ sản phẩm trà sữa nào khác trên thị trường.
Ngoài ra, nét độc đáo còn nằm ở cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại mang không
gian hoàng gia, tái hiện không gian hoàng gia với phong cách đương đại, độc đáo
và ấn tượng đến từng chi tiết. Điều này tạo nên không gian trải nghiệm lý tưởng
cho thư giãn, học tập, và hội họp, đặc biệt là khi nhu cầu chụp ảnh ngày càng cao,
được rất nhiều bạn trẻ phát sốt và được mệnh danh là những “thiên đường check
in” trên hành tinh trái đất. Hai nét độc đáo trên chính là yếu tố quan trọng nhất thu
hút và chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất, tạo nên nguồn khách
hàng trung thành cho cửa hàng, không những tạo ra lợi nhuận mà còn là công cụ
marketing gián tiếp vô cùng hiệu quả. Những khách hàng này sẽ là người giới
thiệu, quảng bá miễn phí cho cửa hàng, góp phần gia tăng thêm số lượng khách
hàng cho cửa hàng.
1.4 Văn hóa tổ chức:
Cửa hàng rất chú trọng việc nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của nhân viên.
Mỗi nhân viên của cửa hàng đều được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết khi
phục vụ khách hàng với quy trình phục vụ, chào hỏi với tác phong bình tĩnh,
chuyên nghiệp với 3 bước cơ bản là chào khách ngay khi khách bước vào cửa
hàng, giới thiệu menu và các chương trình ưu đãi, và chào tạm biệt khi khách ra về,


tạo ra văn hóa làm việc chuyên nghiệp, vui vẻ để xây dựng môi trường làm việc tốt
đẹp cho nhân viên. Bên cạnh việc tạo ra một môi trường chuyên nghiệp, Royaltea
219 Tô Hiệu cũng đưa ra chế độ lương thưởng và phúc lợi hấp dẫn cùng điều kiện

làm việc tuyệt vời. Nhân viên của quán toàn bộ là nhân viên partime với mức
lương cạnh tranh trên 15 nghìn đồng một giờ làm việc và được nghỉ phép 1 ngày 1
tuần. Qua đó, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, tạo cho nhân viên thái độ
làm việc thoải mái nhưng không kém phần chuyên nghiệp, lịch sự để phục vụ và
đáp ứng được tất cả các nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đến với cửa
hàng.
2. Môi trường ngành( nhiệm vụ)
2.1 Các nhà cung cấp
Để có được những ly trà sữa thơm ngon, béo ngậy và đảm bảo chất lượng đến
tay khách hàng thỳ cửa hàng phải nhập các yếu tố đầu vào cần thiết như: nguyên
liệu; máy móc thiết bị; thuê nhân viên;.…
Royaltea Việt Nam By Hong kong là một thương hiệu trà sữa được nhượng
quyền nên các nguồn nguyên liệu được sử dụng để pha chế phải đảm bảo giữ được
hương vị đặc trưng của hãng. Các nguyên liệu sử dụng tại cửa hàng như: trân trâu,
trà, hoa quả tươi;sữa… chủ yếu được nhập từ các nhà cung cấp lớn và uy tín trên
thị trường Việt Nam. Sở dĩ cửa hàng trà sữa Royaltea lựa chọn nhập các nguyên
liệu có nguồn gốc Việt Nam là bởi vì thị trường nước ta cũng có nguồn cung ứng
hoa quả tươi, trà dồi dào và chất lượng cũng không thua kém gì so với hoa quả; trà
được nhập khẩu. Hơn nữa vì là cửa hàng trà sữa tại Việt nam nên việc sử dụng hoa
quả và trà Việt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu vào và gần gũi hơn với
khẩu vị của người dân. Việc cửa hàng nhập các nguyên liệu từ các nhà cung cấp


Việt Nam sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng vì tiêu chí ưu tiên dùng hàng
Việt Nam của Khách hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nguyên liệu sữa được sử dụng tại cửa hàng cũng được sử dụng phần lớn là các
sản phẩm trong nước, giá cả rẻ, chi phí vận chuyển thấp hơn, dễ dàng tiếp cận và
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hơn so với sữa nhập mà chất lượng của sữa Việt cũng đã
có những chỗ đứng trên thị trường cả trong và ngoài nước. Tuy các nguồn nguyên
liệu cung ứng trong nước không thể thay thế hoàn toàn các nguyên liệu nhập khẩu

tại cửa hàng nhưng nó cũng giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho cửa hàng. Đó
cũng được coi như là một chiến lược giúp tăng hiệu quả thương hiệu cho cửa hàng
khi lựa chọn nguyên liệu Việt để đáp ứng cho người Việt.
Các loại máy móc, trang thiết bị, đồ trang trí tại cửa hàng Royaltea Cầu giấy
đều được nhập từ các công ty thiết bị và nội thất uy tín,chất lượng cao. Đảm bảo
rằng mỗi ly trà được pha chế đưa đến tay khách hàng đều đạt chất lượng tốt nhất.
Cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại đây. Không gian
cửa hàng đảm bảo được thoải mái, sạch sẽ và view cho khách hàng khi sử dụng sản
phẩm tại cửa hàng.Trang trí cửa hàng theo ý tưởng của Hãng và đồng thời cũng tạo
được điểm nhấn riêng biệt cho cửa hàng tại Cầu Giấy cũng là một cách thu hút
khách hàng tới đây.
Đội ngũ nhân viên tại cửa hàng được đào tạo bài bản và chuyên nghiêp. Nhân
viên thân thiện, lịch thiệp, sẵn sàng giúp đỡ và giải đáp mọi thắc mắc của khách
hàng. Đội ngũ pha chế có kinh nghiệm. Quản lý của cửa hàng có năng lực và quản
lý tốt đội ngũ nhân viên. Chính yêu cầu cao về sự chuyên nghiệp và nghiêm túc đã
giúp cho cửa hàng phục vụ khách chu đáo , chuyên nghiệp và nhận được nhiều
phản hồi từ phía khách hàng. Điều này có tác động to lớn tới việc kinh doanh cho
cửa hàng.


×