Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.5 KB, 51 trang )

TÓM LƯỢC
Sản phẩm rượu Vodka Men là sản phẩm chính mà công ty TNHH TM Phương
Hồng kinh doanh từ năm 2010 đến nay. Qua bảy năm kinh doanh sản phẩm này công
ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: chiếm được vị thế và uy tín trên thị trường,
mang lại lợi nhuận cao cho công ty.... Tuy nhiên việc kinh doanh, phát triển thương
mại sản phẩm rượu Vodka Men của công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn như: quy
mô cũng chưa được mở rộng, còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác mở rộng thị
trường tiêu thụ.... Và đề tài “Phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên
thị trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về phát triển thương mại sản phẩm nói chung và phát triển thương mại sản phẩm
rượu Vodka Men nói riêng. Từ đó đề tài đưa ra thực trạng phát triển thương mại sản
phẩm rượu Vodka Men của công ty TNHH TM Phương Hồng và đồng thời nêu lên
những giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị trường
nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng.

i


LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên năm cuối khoa kinh tế trường đại học thương mại, sau một thời
gian thực tập tại công ty TNHH TM Phương Hồng, để ý và chú trọng đến những vấn
đề thương mại sản phẩm rượu Vodka Men của công ty, em đã chọn đề tài “ Phát triển
thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị trường nội địa của công ty TNHH
TM Phương Hồng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Đến nay, hoàn thành được khóa luận, em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của
các anh chị trong các công ty TNHH TM Phương Hồng đã cung cấp những tài liệu
cần thiết, giúp đỡ em trong việc điều tra nghiên cứu, dạy cho em những kinh
nghiệm thực tế…
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Nguyễn Minh Phương – bộ môn
kinh tế thương mại, khoa kinh tế đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này cùng
toàn thể các thầy cô trong trường ĐH Thương Mại.


Với kiến thức và thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu xót cần bổ sung. Em rất mong nhận được sự xem xét, đóng góp ý kiến của các
thầy cô để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày…. tháng ….năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Hồng Vân

ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu........................................................................2
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.....................................................................3
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................5
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.....................................................................................7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
SẢN PHẦM RƯỢU VODKA MEN TRÊN THỊ TRƯỜNG.....................................8
1.1 Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................8
1.1.1 Phát triển thương mại sản phẩm...........................................................................8
1.1.2 Khái niệm phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men..............................9
1.1.3. Khái niệm sản phẩm và phân loại sản phẩm rượu Vodka Men...........................10
1.2 Một số lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm.................................12

1.2.1 Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm....................................................12
1.2.2 Cơ sở, nguyên tắc phát triển sản phẩm thương mại...........................................13
1.2.3 Các chính sách chủ yếu ảnh hướng đến phát triển thương mại sản phẩm....................14
1.3 Một số nội dung và các chính sách, công cụ phát triển thương mại sản phẩm..............15
1.3.1 Nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài...............................................................15
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm.......................................16
1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại..............................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM
RƯỢU VODKA MEN CỦA CÔNG TY TNHH TM PHƯƠNG HỒNG................22
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại
sản phẩm rượu Vodka Men của công ty TNHH TM Phương Hồng.................................22
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh mặt hàng rượu Vodka Men của công ty TNHH
TM Phương Hồng........................................................................................................22
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka..........23
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM RƯỢU VODKA
MEN CỦA CÔNG TY TNHH TM PHƯƠNG HỒNG................................................27
iii


2.2.1 Thực trạng về quy mô kinh doanh sản phẩm rượu Vodka Men của công ty TNHH
TM Phương Hồng........................................................................................................27
2.2.2 Chất lượng thương mại của việc kinh doanh sản phẩm rượu Vodka Men của công
ty TNHH TM Phương Hồng trên thị trường nội địa....................................................31
2.2.3 Hiệu quả thương mại...........................................................................................33
2.3 NHỮNG KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM RƯỢU VODKA MEN CẢU CÔNG TY TNHH TM
PHƯƠNG HỒNG........................................................................................................33
2.3.1 Những thành công...............................................................................................33
2.3.2 Những hạn chế..................................................................................................34
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế........................................................................35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN
PHẨM RƯỢU MEN VODKA TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY
TNHH TM PHƯƠNG HỒNG..................................................................................36
3.1 Những định hướng phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị
trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng..................................................36
3.1.1 Những dự báo về phát triển thương mại sản phẩm Rượu Vodka Men trên thị
trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng..................................................36
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men
trên thị trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng.....................................36
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị
trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng..................................................37
3.2.1 .Giải pháp lập kế hoạch điều tra và nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường...37
3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm........................................................................38
3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt.....................................................38
3.2.4 Giải pháp nâng cao nguồn lực của công ty TNHH TM Phương Hồng trên thị
trường nội địa..............................................................................................................39
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị
trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng..................................................40
3.3.1 Đối với nhà cung cấp sản phẩm - Tập đoàn Arowines........................................40
3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước................................................................................41
3.4. Một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu.....................................................................42
KẾT LUẬN................................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................44

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT


Bảng
biểu

1

Bảng 1

2

Bảng 2

3

Bảng 3

4

Bảng 4

5

Bảng 5

6

Bảng 6

7


Bảng 7

8

Bảng 8

Tên bảng biểu
Sản lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa của Công ty
TNHH TM Phương Hồng từ năm 2013 đến năm 2015
Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH TM Phương
Hồng từ năm 2010-2015
Bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận của việc kinh doanh
rượu của công ty năm 2015 với 2010 và 2014
Danh sách khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức của công
ty TNHH TM Phương Hồng
Danh sách khách hàng là cá nhân của công ty TNHH TM
Phương Hồng
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty TNHH TM
Phương Hồng
Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng của công ty
TNHH TM Phương Hồng năm 2015 tại thị trường Hà Tĩnh
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty TNHH TM
Phương Hồng năm 2013-2015

v

Trang
27
28
29

30
31
32
32
33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 1

2

Tên sơ đồ

Tình hình doanh thu, lợi nhuận cuả công ty TNHH TM
Phương Hồng từ năm 2010-2014
Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng của công ty
Biểu đồ 2
TNHH TM Phương Hồng trên thị trường Hà Tĩnh năm 2015

vi

Trang

30
32


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP
: Cổ phần
CPTMDV : Cổ phần thương mại dịch vụ
DN
: Doanh Nghiệp
TNHH TM : Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại
Tr.CN
: Trước công nguyên

vii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo đó
nhu cầu của con người cũng có sự nâng cao rõ rệt. Thị trường tiêu dùng đòi hỏi khắt
khe và tính cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho các doanh nghiệp của nước ta phải dần
thích nghi với những thay đổi các phương thức kinh doanh cũ sang hình thức kinh
doanh mới, đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh
doanh.Xét riêng thị trường rượu ở nước ta- một loại thức uống khá phổ biến trên thị
trường. Hiện nay do nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường vì vậy trên thị trường ngoài những nhãn hàng rượu trong
nước còn có hàng loạt nhãn hàng rượu nhập khẩu từ các nước trên thế giới được nhập
khẩu và kinh doanh trên hầu hết các tỉnh thành tên cả nước. Bên cạnh đó tình trạng
hàng nhái hàng kém chất lượng cũng xuất hiện ngày càng phổ biến. Vì thế chúng ta có

thể nhận thấy tính cạnh tranh cực kỳ khốc liệt tại thị trường không những ở các thành
phố lớn mà còn có ở các thành phố, tỉnh lẻ nhỏ trên cả nước.Mặt khác, hiện nay nhà
nước cũng có rất nhiều quy định, chính sách cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất,
kinh doanh mặt hàng rượu nói chung. Các chính sách này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và công ty TNHH TM Phương Hồng cũng
không phải trường hợp ngoại lệ. Dưới sự tác động từ các chính sách, quyết định về
việc kinh doanh của nhà nước công ty cũng gặp phải những khó khăn đáng kể.
Trước tình hình đó, sản phẩm rượu Vodka Men cũng đối mặt với những đối thủ
cạnh tranh, những thách thức trên thị trường. Trong quá trình thực tập tại Công ty
TNHH TM Phương Hồng - là một công ty phân phối chính thức của nhãn hàng rượu
Vodka Men, em đã nhận thấy những khó khăn và những thách thức tên thị trường đối
với sản phẩm rượu Vodka Men nói chung và của công ty nói riêng. Thị trường tiêu thụ
của công ty chỉ gói gọn lại trong tỉnh Hà Tĩnh, chưa có sự thâm nhập ra bên ngoài, số
lượng khách hàng là các công ty, doanh nghiệp của công ty cũng không có dấu hiệu
tăng lên trong năm 2015. Bên cạnh đó, sản phẩm rượu Vodka Men là một mặt hàng
chủ đạo của công ty nhưng doanh thu đem lại chỉ chiếm khoảng 45% tổng doanh thu
của công ty, lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng rượu Vodka Men chỉ chiếm khoảng
35% tổng lợi nhuận của công ty.
Nhận thấy được những vấn đề cấp thiết trong việc kinh doanh mặt hàng rượu
Vodka Men của công ty TNHH TM Phương Hồng em nghiên cứu vấn đề phát triền
thương mại sản phẩm rượu Vodka Men nhằm tìm ra những nhân tố tác động, đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển thương mại sản phẩm
rượu Vodka Men của công ty TNHH TM Phương Hồng
1


2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Đề tài ‘Giải pháp th trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử - điện
lạnh trên thị trường Hà Nội’, do sinh viên Hoàng Thị Minh, Khoa Kinh tế Đại học
Thương mại làm luận văn tốt nghiệp năm 2011.

Đề tài đã đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của việc phát triển
thương mại và từ đó đưa ra một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại
các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp nghiên cứu.Đồng thời, đề tài cũng đi sâu
nghiên cứu lý thuyết liên quan tới các thị trường của doanh nghiệp và phát triển
thương mại của doanh nghiệp Nhà nước.Từ đó đưa ra được các kết luận về giải pháp
thị trường nhằm phát triển thương mại các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
trong giai đoạn 2011 – 2015.
Đề tài “Giải pháp phát triển thị trường với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch ốp
lát của công ty gạch ốp lát Hà Nội” do sinh viên Hoàng Thị Kim Hiền – Khoa Kinh
tế- Trường ĐH Thương Mại nghiên cứu năm 2008
Nội dung đề tài nghiên cứu những lý thuyết chung về phát triển thị trường, thúc
đẩy tiêu thụ và phát triển thị trường gắn với đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu
thực trạng chung của một công ty, đó là công ty gạch ốp lát Hà Nội. Từ những thực
trạng nghiên cứu đề tài đi sâu phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra
những giải pháp hết sức cụ thể để nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này. Bên cạnh đó
cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với ngành để việc phát triển về sản lượng sản
phẩm này ngày càng bền vững.
Đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng thiết bị điện tử trên thị trường miền Bắc
của công ty TNHH thiết bị điện Việt Á”- Đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Vi
Thị Hạnh- Khoa Kinh Tế- Trường ĐH Thương Mại thực hiện năm 2012
Đề tài nghiên cứu mang tính lý luận vịà thực tiễn sâu sắc về nhu cầu tiêu dùng
mặt hàng điện tử trên thị trường.Nêu ra những lý luận cụ thể về phát triển thương mại.
Đi sâu nghiên cứu về thực trang mặt hàng điện tử trên thị trường nói riêng và của công
ty TNHH thiết bị điện Việt Á trên thị trường miền Bắc nói chung. Qua nghiên cứu
thực trạng, đề tài còn phân tích cụ thể những nhân tố, những ảnh hưởng đến phát triển
thương mại sản phẩm này từ đó có những kiến nghị với nhà nước những chính sách
quản lý mặt hàng thiết bị điện nhằm phát triển thương mại mặt hàng này của công ty.
Luận văn cũng đưa ra những giải pháp cụ thể, mang tính ứng dụng cao cho ngành và
doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
Các đề tài trên đã nêu ra được những lý luận chung, những lý luận cụ thể về phát

triển thương mại sản phẩm. Có đề tài đã đi sâu nghiên cứu về một sản phẩm cụ thể,
2


trên một thị trường tiêu thụ cụ thể.Và cũng có đề tài nghiên cứu về phát triển thương
mại sản phẩm trên thị trường tiêu thụ nhưng chưa có đề tài nào viết về sản phẩm rượu
Vodka Men của một công ty phân phối cụ thể trên thị trường nội địa.
Kế thừa những lý luận về phát triển thương mại, phát triển thị trường của những
đề tài trên. Đề tài của em nghiên cứu hoạt động phát triển thương mại sản phẩm một
cách bao quát, không phải chỉ tiếp cận 1 khâu của hoạt động phát triển thương mại.
Không chỉ dừng lại ở phát triển thị trường, sản lượng tiêu thụ mà ngoài quy mô thị
trường còn quan tâm đến hiệu quả phát triển thương mại của sản phẩm... của một công
ty phân phối cụ thể là Công ty TNHH TM Phương Hồng trên thị trường nội địa để thấy
rõ tình hình phát triển sản phẩm, những khó khăn mà công ty gặp phải từ đó có những
giải pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Để phát triển thương mại mặt hàng rượu Vodka Men trên thị trường nội địa của
công ty TNHH TM Phương Hồng khóa luận sẽ khảo sát thực trạng phát triển thương
mại sản phẩm rượu Vodka Men của công ty trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thông qua các
điều tra sơ bộ, khảo sát thực tế nhằm đưa ra những nhận định, giải pháp hướng đi đúng
cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại.
Khóa luận sẽ tập trung đưa ra các giải pháp phát triển thương mại của công ty
thông qua việc trả lời các câu hỏi:
Đặc điểm của sản phẩm rượu Vodka Men là gì? Sự phát triển của mặt hàng này
phụ thuộc vào những nhân tố nào và những chỉ tiêu nào đánh giá sự phát triển thương
mại sản phẩm rượu Vodka Men?
Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng rượu Vodka Men của công ty trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
Doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể phát triển thương mại sản phẩm rượu
Vodka Men của mình thông qua các giải pháp thị trường?

4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy mô kinh doanh, sản lượng tiêu thụ và
doanh thu, lợi nhuận sản phẩm rượu Vodka Men trên thị trường nội địa của công ty
TNHH TM Phương Hồng
b. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại trong phát triển thương mại sản
phẩm của toàn ngành, đồng thời có những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó
khăn đặt ra tại các doanh nghiệp đã đi nghiên cứu, khảo sát điều tra.
3


- Về mặt lý thuyết:
Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương mại
sản phẩm, cụ thể là: làm rõ bản chất của phát triển thương mại sản phẩm, xác định các
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm rượu, về đặc điểm sản
phẩm rượu Men Vodka, xác định các tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá đến những
khía cạnh phát triển thương mại sản phẩm mà đề tài nghiên cứu từ đó làm cơ sở cho
nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rượu Men Vodka trên thị trường
nội địa.
- Về mặt thực tiễn:
Vận dụng các kiến thức đã học và những vấn đề lý thuyết đã được hệ thống ở
trên, luận văn đi nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rượu Men
Vodka của công ty TNHH TM Phương Hồng trên thị trường nội địa. Luận văn xem xét
và phân tích những nhân tố hiện có ảnh hưởng mạnh nhất tới phát triển thương mại sản
phẩm rượu trong giai đoạn hiện nay.
Để làm rõ hơn về thực trạng thương mại sản phẩm, luận văn đi khảo sát và tổng
kết kết quả khảo sát điều tra hoạt động kinh doanh rượu Men Voka của công ty TNHH
TM Phương Hồng, từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, những vướng mắc của
doanh nghiệp về phát triển thương mại sản phẩm rượu Men Vodka, làm cơ sở đưa ra

các giải pháp cho doanh nghiệp và các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển thương mại sản phẩm này
c. Phạm vi nghiên cứu
Phát triển thương mại sản phẩm rượu Men Vodka của công ty TNHH TM
Phương Hồng trên thị trường nội địa bao hàm nhiều nội dung nghiên cứu. Nhưng do
giới hạn về thời gian và năng lực, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề
chính sau:
- Nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm
rượu Men Vodka của công ty TNHH TM Phương Hồng trên thị trường nội địa, việc
xem xét phát triển thương mại sản phẩm bao hàm nhiều nội dung: sự gia tăng về quy
mô thương mại sản phẩm, hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men
của công ty TNHH TM Phương Hồng.
- Không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm
rượu của công ty TNHH TM Phương Hồng trên thị trường nội địa.
- Thời gian: Luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu về thực trạng phát triển thương
mại sản phẩm rượu Men Vodka của công ty với khoảng thời gian từ năm 2010 – 2016,
và giải pháp đưa ra được áp dụng cho các doanh nghiệp nghiên cứu đến năm 2020.
4


- Đối tượng điều tra: Luận văn điều tra phát triển thương mại sản phẩm rượu
Vodka Men cảu công ty TNHH TM Phương Hồng
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là hệ thống các cách thức, mục địch, nội dung tiến hành thu
thập phân tích các thông tin có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là
làm rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị trường nói
chung và của công ty TNHH TM Phương Hồng nói riêng. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu
cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng, phương pháp để thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng
giao tiếp, làm việc cụ thể, kỹ năng tổng hợp, tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của đề tài
tập trung chủ yếu vào thu thập, xử lý và tổng hợp phân tích như sau:

 Phương pháp luận
- Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu
phản ánh phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Menvà thực trạng phát triển
thương mại trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp
trong nước và quốc tế.
- Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu phát
triển thương mại sản rượu Vodka Men trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phát triển
thương mại cũng phải tuân theo các quy luật kinh tế hiện tại. Ngoài ra phải phân tích
đánh giá phát triển thương mại phù hợp với điều kiện lịch sử, gắn với tình hình kinh tế
xã hội của đất nước, với đặc điểm của môi trường kinh doanh mỗi thời kỳ.
 Các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp tổng quan tài liệu:
Trong bước này, tác giả có thể phải đọc lại những tài liệu đã đọc hoặc đọc thêm
những tài liệu liên quan để có thêm thông tin hoặc làm rõ thêm thông tin quan trọng.
Viết tổng quan tài liệu không phải là công việc chỉ làm một lần hay chỉ là một quá
trình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều mức độ và mục đích khác
nhau.Khi mới bắt đầugiúp lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ
trợ, đặt vấn đề nghiên cứu.Khi đang nghiên cứugiúp củng cố các luận cứ, luận chứng,
bổ sung các đánh giá phê bình khoa học. Khi kết thúc nghiên cứu giúp tạo hình mẫu,
tiêu chuẩn để soạn thảo và trình bày kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quá
trình nghiên cứu và các hiện tượng kinh tế xã hội. Phương pháp thu thập dữ liệu là
những con đường, cách thức để chủ thể nghiên cứu có thể tìm hiểu, nắm bắt và sở hữu
được thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu của bản thân. Có hai
phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và
5


phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương

pháp thu thập lần đầu các dữ liệu, thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu
thông qua các cuộc điều tra thống kế. Còn phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là
phương pháp thu thập những số liệu đã qua xử lý, được tổng hợp vào sổ sách, được
lưu trữ lại của đối tượng nghiên cứu. Nhưng do việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiều
thời gian, công sức và chi phí nên các chủ thể nghiên cứu nên chọn cho mình các
phương pháp nghiên cứu để thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu
thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn
quan trọng này.
Trong phạm vi khóa luận của em, do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều
kiện thu thập dữ liệu, đề tài sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua
các nguồn thứ cấp, thu thập thông tin gián tiếp thông qua các tài liệu, sổ sách, báo chí,
internet… cùng các số liệu báo cáo của công ty, chủ yếu là các số liệu kế toán liên
quan tới tình hình kinh doanh các loại hàng hóa của công ty, các báo cáo kinh doanh,
khối lượng hàng hóa được sản xuất ra từ năm 2010 tới năm 2015. Qua đó tổng hợp
thông tin về doanh thu, doanh số tiêu thụ của sản phẩm rượu Vodka Men trong những
năm gần đây. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung chương 2
và chương 3 của đề tài khóa luận.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê:
Phương pháp thống kê là một phương pháp bao gồm 4 bước cơ bản là nghiên cứu
dữ liệu và thiết kế các nghiên cứu định lượng, tóm tắt thông tin, đưa ra các kết luận
dựa trên các số liệu và cuối cùng là ước lượng kết quả hiện tại hoặc dự báo tương lai.
Thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được như doanh thu, doanh số tiêu thụ,
báo cáo kết quả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các khách hàng thân thiết của
công ty, giá cả, lợi nhuận và số lượng sản phẩm rượu Vodka Men được tiêu thụ qua
các năm cũng như cơ cấu doanh thu sản phẩm theo khu vực đia lý... Em đã tiến hành
thống kê các số liệu thu thập được theo từng chỉ tiêu trên qua các năm từ 2010 – 2015
để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách

dựa trên việc so sánh dữ liệu với một chỉ tiêu cơ sở. Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp
về yếu tố không gian, thời gian với cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường và phương
pháp tính toán. Có hai hình thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
Với các dữ liệu thu thập được như doanh thu, lợi nhuận, sản lượng bán ra, cơ cấu
sản phẩm, giá cả một số mặt hàng chủ yếu của công ty, em đã vận dụng phương pháp
6


so sánh để đối chiếu giữa các năm với nhau. Kết quả so sánh sẽ cho biết được mức
tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của công ty qua các năm nghiên cứu, sự thay đổi giá
cả và cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, tốc độ và tỷ suất lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng
các nguồn lực để từ đó giúp doanh nghiệp có phương hướng điều chỉnh hoạt động sản
xuất, xúc tiến thương mại và dịch vụ một cách hợp lý. Phương pháp này được sử dụng
ở chương 2 của bài luận.
Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp mà người nghiên cứu tiến hành vẽ các đường
biểu diễn nhằm mô tả xu hướng phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó thông qua
những số liệu thu thập được về cùng một loại chỉ tiêu của sự vật, hiện tượng đó.
Phương pháp đồ thị rất hữu ích trong việc phân tích, nhận định, đánh giá sự phát triển
của các hiện tượng rồi từ đó rút ra dự đoán xu hướng phát triển của hiện tượng đó
trong tương lại.Sử dụng phương pháp đồ thị mang lại cái nhìn trực quan nhất, hiển thị
rõ nhất sự khác nhau giữa các số liệu bằng các biểu đồ, đồ thị toán học.
Trong khóa luận này, phương pháp đồ thị được sử dụng để vẽ sự tăng trưởng của
doanh thu qua các năm từ 2010 -2014 để từ đó nhận thấy xu hướng tăng trưởng doanh
thu của công ty, vẽ đồ thị thể hiện sự thay đổi của cơ cấu khách hàng...Việc vẽ các đồ
thị này giúp em dễ dàng rất nhiều trong việc phân tích số liệu.
- Phương pháp khác
Ngoài các phương pháp đã nêu trên, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp
khác như phương pháp chỉ số, diễn giải, sử dụng phần mềm trong việc vẽ các biểu đồ
phục vụ cho việc phân tích các dữ liệu.

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài
liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn có kết cấu 3 chương như sau
CHƯƠNG 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm rượu
Vodka Men trên thị trường
CHƯƠNG 2: Thưc trạng phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên
thị trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng.
CHƯƠNG 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm
rượu Vodka Men trên thị trường nội địa của công ty TNHH TM Phương Hồng.

7


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
SẢN PHẦM RƯỢU VODKA MEN TRÊN THỊ TRƯỜNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Phát triển thương mại sản phẩm
a. Khái niệm thương mại
Thương mại là gì? Hiện nay, trên thế giới khái niệm thương mại được hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Trong luật la mã cổ đại, khái niệm thương mại được hiểu theo
hiểu nghĩa rộng đó là: “Các quan hệ pháp lý liên quan đến việc sử dụng các tài sản
trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá”. Trong hệ thống pháp luật của một
số nước trên thế giới, khái niệm thương mại :“Là các hoạt động phân phối lưu thông
hàng hoá”. Trong các tài liệu, giáo trình học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực Thương
mại, các nhà khoa học cũng đã đưa ra khái niệm về Thương mại theo cả nghĩa rộng và
nghĩa hẹp, cụ thể như sau:
Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo Luật thương
mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục tiêu sinh lợi, bao gồm mua

bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác. Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới thì thương mại
bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ
trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán
hàng hóa, dịch vụ có một bên là người nước ngoài thì người ta gọi là thương mại quốc
tế. Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế cho rằng “Thương mại” được
hiểu theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mối quan hệ mang tính chất
thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính chất thương
mại gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hay trao đổi hàng hóa và dịch
vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê
dài hạn, xây dựng công trình, tư vấn, kỹ thuật công trình, đầu tư, cấp vốn, ngân hàng,
bảo hiểm, thỏa thuận khai thác tô nhượng, liên doanh và các hình thức khác về hợp tác
công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,
đường sắt, đường bộ .
Trong bài luận , thương mại chính là quá trình trao đổi mua bán rượu Vodka Men
của công ty TNHH TM Phương Hồng với các đối tác trên thị trường nội địa.

8


b. Khái niệm phát triển thương mại
Phát triển thương mại là sự tăng thêm về quy mô, gia tăng về tốc độ và nâng cao
chất lượng của thương mại trong giai đoạn so sánh. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội
và quan niệm khác nhau của các quốc gia, các địa phương trong từng giai đoạn cụ thể,
có thể quyết định cách thức phát triển thương mại khác nhau. Mỗi một cách thức có
thể được hiểu là sự huy động, phân bổ các nguồn lực của quốc gia, địa phương cho
lĩnh vực thương mại, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển thương mại chủ yếu theo chiều rộng như: mở rộng quy mô
tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội, quy mô và tốc độ kim

ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường trong tỉnh sang các tỉnh khác, trong nước và
quốc tế, gia tăng số lượng và quy mô doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, mở rộng cơ sở
hạ tầng thương mại.
Thứ hai, kết hợp giữa phát triển thương mại theo chiều rộng với phát triển
thương mại theo chiều sâu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại từ chủ yếu
phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở
rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
Thứ ba, tập trung nguồn lực để phát triển thương mại theo chiều sâu là chủ yếu,
đó là nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đối với các hoạt động thương
mại, chuyển dịch cơ cấu thương mại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng
cố các yếu tố cho phát triển thương mại bền vững. Thực tiễn lịch sử phát triển thương
mại của các quốc gia, địa phương cho thấy, đó là sự chuyển tiếp bắt đầu từ trạng thái
phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang cách thức thứ hai, đó là phát triển hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu và cuối cùng là chuyển sang trạng thái phát triển chủ yếu theo
chiều sâu.
1.1.2 Khái niệm phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men
Phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men thực chất nằm trong nội dung
của phát triển thương mại sản phẩm. Nội hàm của phát triển thương mại sản phẩm đó
là việc gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng, cải thiện chất lượng phát triển thương
mại gắn với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bán ra, tính hiệu quả của sự phát triển
thương mại sản phẩm.
Như vậy, phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men của công ty TNHH TM
Phương Hồng là sự nỗ lực của công ty để duy trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng về sản
lượng, doanh thu, lợi nhuận cao, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bán ra, cơ cấu thị
trường, cơ cấu doanh thu theo kênh phân phối và đảm bảo đạt tỷ suất lợi nhuận tăng, đạt
hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động cao. Mục đích cuối cùng của hoạt động thương
mại đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH TM Phương Hồng nói
riêng đó là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí hướng tới hiệu quả cao.
9



1.1.3. Khái niệm sản phẩm và phân loại sản phẩm rượu Vodka Men
a. Khái niệm rượu Vodka Men
Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người
Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang
dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học.
Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố giả thuyết cho rằng người Trung Hoa đã
sản xuất rượu từ 5000 năm tr.CN. Rượu có rất nhiều loại mùi vị, tính chất khác nhau.
Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung, đó là cồn (alcoohl). Theo
công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau:
- Rượu chưng cất: Loại rượu này dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh
bột, nhưng sau khi lên men được cất lại. Rượu chưng cất là những loại rượu nặng như :
Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka…
- Rượu lên men thuần túy: Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa đường
và tinh bột và đều có nồng độ thấp. Những điển hình của loại rượu này là: Rượu vang,
saké, rượu nếp…
- Rượu pha chế: Đây là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường,
hương liệu, dược liệu….mà thành. Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm,
Liqueur, cocktail.
Vodka là một loại rượu trong, thường được chưng cất từ ngũcốc như lúa gạo, lúa
mỳ… Nhưng thường được dùng nhất là lúa mạch đen (Ba Lan),nhiều người cho rằng
người ta dùng nguyên liệu rẻ tiền như khoai (sắn) để nấu ,nhưng thực tế là rất khó và
kém hiệu quả khi sử dùng nguyên liệu này.
Rượu Vodka đúng tiêu chuẩn được nấu khá cầu kì (chứ khôngnhư rượu nút lá
chuối, uống rất nhức đầu vì có nồng độ Andehit rất cao. Chúng thường được chưng cất
3 lần, rồi lọc. Chất lọc ngày xưa hay dùng là cát, nhưngnay người ta dùng than.
Rượu Vodka là một loại rượu nặng. Khi mới nấu ra, nó nặng tới 95 độ . Nhưng
khi đóng chai thì người ta pha thêm nước, còn khoảng 40-45độ.
Vodka có xuất xứ từ vùng đông bắc châu Âu như Ba Lan, Nga ( tất nhiên cái
cuốc lủi của ta cũng có thể coi là một loại Vodka). Người ta vẫn thường biết đến nước

Nga với rượu Vodka nổi tiếng, nhưng Vodka của Ba Lan, Phần Lan cũng không hề
kém cạnh.Đơn giản như chính bản thân Vodka, uống nó cũng không cần cầu kì.

10


Về Vodka Men:

Là sản phẩm rượu Vodka nội được sản xuất trong nước bởi nhà sản xuất
Arowines - Men Vodka - Việt Nam. Rượu được nấu từ 100% GẠO chất lượng cao được
tuyển chọn từ những cánh đồng lúa khu vực đồng bằng sông Hồng. men thuần chủng
từ Đan Mạch và nguồn NƯỚC TINH KHIẾT theo tiêu chuẩn châu Âu.
Vodka Men được sản xuất với quy trình chưng cất và đóng chai hiện đại nhất.
Men' Vodka được chưng cất 2 lần qua hệ thống 5 tháp cất tự động. Sau đó được pha và
lọc lạnh trên dây chuyền công nghệ được nhập khẩu trực tiếp từ Nga dưới sự giám sát
của các chuyên gia Nga:
- Rượu được lọc 1 lần qua hệ thống lọc than hoạt tính Bạch Dương nhập khẩu từ Nga.
- Tiếp đó lọc 1 lần qua hệ thống lọc tinh thể thạch anh giúp tăng cường khoáng chất.
- Cuối cùng lọc 1 lần qua lõi lọc bạc giúp loại bỏ các hậu vị gắt cũng như vị đắng
của rượu.
Vodka Men mang mùi hương hoa quả thơm mát với vị êm dịu và thanh khiết. Sản
phẩm được thiết kế đột phá với dáng chai thẳng, khỏe khoắn và vững chãi thể hiện sự
nam tính, mạnh mẽ nhưng gần gũi; áp dụng công nghệ in trực tiếp lên chai hiện đại
nhất. Nắp chai sử dụng công nghệ chống tràn và chống giả.
Cách thưởng thức sản phẩm: Rượu ngon hơn khi được ướp lạnh từ 8-10 độ C và
được sử dụng trong ly Men' Vodka.
Vodka Men tại thị trường Việt Nam:
Rượu Vodka Men đã có măt tại thị trường Việt Nam từ năm 2008 và trở thành
VUA trong các loại rượu trắng tại các tỉnh phía Bắc Việt nam với sản lượng bán ra
hàng chục nghìn thùng trong tháng . Vodka Men có mặt trong từng ngõ ngách của

thành phố , các nhà hàng ăn uống từ bình dân đến sang trọng , các cửa hàng tạp hóa tới
11


các siêu thị lớn . Vodka Men là dòng rượu bình dân dễ mua , dễ uống , phù hợp với tất
cả mọi người là sản phẩm kết hợp nhuần nhuyễn của rượu dân gian đồng bằng bắc bộ
và công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại
b. Phân loại rượu Vodka Men
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm thuộc dòng rượu Vodka Men,
điển hình như sau:
- Rượu Vodka Men 25%
- Rượu Vodka Men 29,5%
- Rượu Vodka Men 39,5%
Ba loại này được đóng chai theo dung tích là 300ml và 500ml cung cấp trên thị trường.
c. Về Vodka Men mà Công ty TNHH TM Phương Hồng cung cấp
Công ty TNHH TM Phương Hồng là một công ty phân phối sản phẩm rượu
Vodka Men là chủ yếu, bên cạnh đó công ty còn kinh doanh các mặt hàng nước giải
khát, sản xuất, in ấn quảng cáo......Vì vậy, Vodka Men mà công ty TNHH TM Phương
Hồng cung cấp là loại Vodka Men được sản xuất bởi tập đoàn Arowines và phân phối
trực tiếp cho công ty TNHH TM Phương Hồng kinh doanh. Nó có đầy đủ đặc điểm
trên và được DN phân phối đầy đủ các mẫu mã hiện có trên thị trường.
1.2 Một số lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm
1.2.1 Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm
Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình bao gồm tổng thể
các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tế nhằm
thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.
Thương mại sản phẩm rượu là một bộ phận của thương mại hàng hóa, bao
gồm tất cả các hiện tượng, hoạt động và các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình trao đổi và cung ứng dịch vụ liên quan tới các loại sản phẩm rượu tế nhằm
đạt mục tiêu đề ra.

Sản phẩm rượu Vodka Men là hàng hóa hữu hình, do đó thương mại sản phẩm
rượu Vodka Men mang đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa nói chung. Bao gồm
4 đặc điểm là: tính hữu hình của đối tượng trao đổi; sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm
trong quá trình trao đổi; lưu thông hàng hóa tách rời sản xuất và tiêu dùng; tính thống
nhất và mâu thuẫn giữa các khâu của quá trình lưu thông sản phẩm
Trên thực tế, phát triển thương mại là vấn đề rất rộng có thể được hiểu là sự phát
triển về chiều rộng hoặc chiều sâu. Hiện nay, có nhiều quan điểm về phát triển thương
mại,về cơ bản có thể hiểu bản chất của phát triển thương mại như sau:
Phát triển thương mại sản phẩm có thể đươc hiểu là sự nỗ lực cải thiện về quy
mô, chất lượng các hoạt động thương mại của sản phẩm trên thị trường nhằm tối đa
hóa tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại, cũng như tối đa hóa lợi ích mà
khách hàng mong đợi trên những thị trường mục tiêu
12


Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm biểu hiện trên cả tầm vĩ mô. Đứng
trên góc độ vĩ mô của kinh tế thương mại có thể hiểu bản chất của phát triển thương
mại như sau:
- Phát triển thương mại theo hướng gia tăng về quy mô thương mại sản phẩm
trong một thời kỳ nhất định. Sự phát triển thương mại về mặt quy mô được thể hiện ở
sự tăng lên về sô lượng sản phẩm tiêu thụ, sự mở rộng về thị trường và mạng lưới kênh
phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên sự gia tăng về quy mô thương mại sản phẩm
không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về số lượng, mà còn quan tâm phát triển thương
mại ở sự quy hoạch và hệ thống lại quy mô thương mại sản phẩm sao cho phù hợp với
lợi thế so sánh của ngành hàng, sản phẩm, của chính doanh nghiệp kinh doanh và phát
huy được những lợi thế đó để đạt được hiệu quả trong phát triển thương mại.
- Phát triển thương mại biểu hiện ở sự biến đổi về chất lượng thương mại sản
phẩm, được thể hiện ở việc tăng chất lượng của sản phẩm tham gia hoạt động thương
mại và chất lượng hoạt động thương mại. Chất lượng hoạt động thương mại biểu hiện
ở tốc độ tăng trưởng sản phẩm cao hay thấp, ổn định hay không ổn định và xu hướng

phát triển của nó. Ngoài ra còn thể hiện ở sự dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm tiêu thụ,
cơ cấu thị trường, các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh và các hình thức
phân phối sản phẩm.
- Phát triển thương mại là tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động thương mại: tính
hiệu quả được thể hiện ở các kết quả đạt được mag hoạt động thương mại mang lại cho
doanh nghiệp cũng như ngành kinh doanh, chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả
sự dụng các nguồn lực...Tuy nhiên, trong phát triển thương mại sản phẩm không chỉ
đơn thuần là đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp cũng như toàn ngành đó, mà nó
còn hỗ trợ các ngành khác phát triển và đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tếxã hội – môi trường, có như vậy phát triển thương mại sản phẩm mới bền vững được.
Phát triển thương mại sản phẩm phải mang lại các kết quả tích cực cho tổng thể nền
kinh tế, xã hội và môi trường, được biểu hiện ở mức đóng góp của thương mại sản
phẩm vào GDP của cả nước, đóng góp vào phát triển xã hội như giải quyết việc làm,
xóa bỏ cái nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và góp phần làm giảm
ô nhiễm môi trường.
1.2.2 Cơ sở, nguyên tắc phát triển sản phẩm thương mại
Thứ nhất, tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà
nước, do vậy mọi chủ thể tham gia đều phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường
mà chủ yếu là quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và sự điều tiết
của Nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, đòn bẩy kinh tế.
Thứ hai, Dựa trên năng lực hoạt động của công ty
13


Công ty phải dựa trên năng lực về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, uy tín,
nguồn cung ứng, quy mô hiện tại và tiềm năng…để đề ra các chiến lược, dự
án, kế hoạch, chính sách cho phù hợp.
Thứ ba, Dựa trên lợi ích của nhà cung ứng nguồn hàng
Nhà cung ứng được đảm bảo về lợi nhuận, quyền lợi khi tham gia các hợp đồng,
tôn trọng trong kinh doanh sẽ đảm bảo nguồn hàng cho công ty theo đúng kế hoạch.

Thứ tư, Dựa trên tiềm năng phát triển của sản phẩm
Sản phẩm mà công ty cung ứng có chất lượng, được tin dùng, luôn được làm mới
thương hiệu chắc chắn có tiềm năng phát triển trong tương lai thì đảm bảo hoạt động
kinh doanh của công ty trong tương lai.
1.2.3 Các chính sách chủ yếu ảnh hướng đến phát triển thương mại sản phẩm
* Chính sách nguồn lực
- Nguồn nhân lực: Người lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng quá trình
sản xuất kinh doanh vì họ là người trực tiếp làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, nếu
người lao động được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản thì sẽ nâng cao năng suất lao
động, tiết kiệm chi phí kinh doanh. Vì thế, công ty cần tăng cường đào tạo trình độ cho
nhân viên đặc biệt là nhân viên phát triển thương mại mặt hàng
- Nguồn vốn: Vốn là yếu tố rất quan trọng. nó giúp công ty có thể mở rộng quy
mô kinh doanh… vì thế công ty cần có những chính sách thu hút vốn, mở rộng nguồn
vốn của công ty
* Chính sách thị trường và hoàn thiện kênh phân phối
- Chính sách thị trường: Mỗi thị trường lại có một đặc điểm riêng biệt, yêu cầu
công ty cần đưa ra những chính sách hợp lý. Công tác nghiên cứu dự báo thị trường có
ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó cung cấp cho doanh nghiệp những thông
tin cần thiết về thị trường, là cơ sở và để doanh nghiệp đưa ra mục tiêu, kế hoạch hành
động cho mình. Hiểu rõ được thị trường, dự báo tương lai thị trường và đi trước đón
đầu sẽ giúp doanh nghiệp thành công.
- Chính sách hoàn thiện kênh phân phối: Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường thì
công ty cần đưa ra các chính sách phát triển kênh phân phối để có thể giúp người dân có
thể đễ dàng tiếp xúc với sản phẩm của mình. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống
như: các đại lý bán hàng, bán ở chợ… thì công ty nên phát triển thêm kênh phân phối ở
các siêu thị, trung tâm thương mại… để tăng cường khả năng tiêu thụ của sản phẩm

14



* Chính sách giá
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về
nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá
trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị
trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn
toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh phát triển thương mại
mặt hàng dệt may. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp,được đông đảo người
tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đây là một
lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của
các đối thủ cạnh tranh. Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường.
* Chính sách tiêu thụ
- Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho
khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách
hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua
sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm
quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy
những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả
mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến
nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó.
- Hoàn thiện các dịch vụ sau bán như: vận chuyển hàng đến nơi theo yêu cầu bảo
hành nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu
1.3 Một số nội dung và các chính sách, công cụ phát triển thương mại sản phẩm
1.3.1 Nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM Phương Hồng, em đã nhận thấy
được những cơ hội và đặc biệt là những khó khăn thách thức trong việc phát triển
thương mại sản phẩm rượu Vodka Men trên thị trường nội địa em đã lựa chọn đề tài :
Phát triển thương mại sản phẩm rượu Vodka Men của công ty TNHH TM Phương
Hồng trên thị trường nội địa làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Dựa vào đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài nội dung vấn đề
nghiên cứu đề tài của em bao gồm:

- Đầu tiên, khóa luận đưa ra những lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại sản
phẩm, những chỉ tiêu đánh.
- Nghiên cứu quy mô kinh doanh sản phẩm rượu Vodka Men của công ty TNHH
TM Phương Hồng từ năm 2010-2015 để từ đó có những đánh giá tổng quan về tình
hình thị trường sản phẩm Vodka Men của DN.
15


- Nghiên cứu về tình hình tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ sản phẩm rượu Vodka Men
của DN từ năm 2010-2015, lấy làm cơ sở để đưa ra những kết luận cụ thể về tình hình
kinh doanh sản phẩm Vodka Men cảu DN. Từ đó thấy được doanh thu và lợi nhuận
của doanh nghiệp từ việc kinh doanh rượu Vodka Men của DN qua từng thời kỳ, giai
đoạn cụ thể
- Từ những thực trạng đưa ra ở trên, khóa luận rút ra được những thành công,
những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế từ việc kinh doanh rượu Vodka
Men của công ty TNHH TM Phương Hồng trên thị trường nội địa.
- Cuối cùng đưa ra các dự báo, phương hướng, quan điểm cho phát triển thương
mại hàng rượu Vodka Men. Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đó, khóa luận
đưa ra những giải pháp vi mô và vĩ mô cho việc phát triển thương mại hàng rượu
Vodka Men trên thị trường nội địa của công ty TNHH TM PHương Hồng.
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại sản phẩm.
Dựa vào những tiêu chí đánh giá phát triển thương mại ở trên có thể thấy rằng
phát triển thương mại, nâng cao chất lượng hoạt đổng thương mại, phát triển thương
mại theo hướng hiệu quả và bền vững. Để xem xét sự phát triển thương mại sản phẩm
của một doanh nghiệp là tốt hay không ta dựa vào những tiêu chí sau
a. Tăng trưởng về quy mô thương mại
Là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng, số lượng nhà cung ứng, số lượng các cửa
hàng tiêu thụ sản phẩm. Gia tăng qui mô là phát triển về chiều rộng nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ, tăng thị phần kinh doanh trên thị trường, nâng cao tốc độ tăng trưởng
thể hiện qua việc sản lượng, doanh thu sản phẩm năm sau cao hơn năm trước. Tuy

nhiên để đánh giá chính xác tình hình hoạt động thương mại thì nên xem xét thêm một
số yếu tố như sự biến đổi của nền kinh tế, chính sách vĩ mô của nhà nước, tình hình
hoạt động chung của nghành....
b. Nâng cao chất lượng tăng trưởng thương mại
Là phát triển về chiều sâu, thể hiện qua tốc độ phát triển sản phẩm và sự chuyển
dịch cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ.Sự phát triển của sản phẩm thể hiện
qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm là việc nghiên
cứu phát triển về tính năng, công dụng bao bì, mẫu mã.... Chuyển dịch cơ cấu sản
phẩm theo hướng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, ít lao động.
Tuy nhiên ở bài luận này không nghiên cứu về nâng cao chất lượng sản phẩm vì
công ty TNHH TM Phương Hồng là một doanh nghiệp phân phố sản phẩm chứ không
phải là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu Vodka Men
Ngoài ra chất lượng thương mại còn thể hiện qua cách thức sử dụng các nguồn
lực một cách tốt nhất, hiệu quả để phát triển thương mại vì số lượng và chất lượng
16


nguồn lực được sử dụng để phát triển thương mại có ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của sản phẩm của DN. Phát triển thương mại về chiều sâu là làm cho tốc độ phát
triển sản phẩm nhanh, ổn định, cơ cấu sản phẩm dịch chuyển hợp lý.
c. Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại
Phát triển thương mại cần chú ý đến tính hiệu quả và tốt ưu. Tính hiệu quả được
thể hiện qua mối quan hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nâng
cao hiệu quả kinh tế của hoạt động thương mại nghĩa là sử dụng các phương pháp sao
cho hoạt động thương mại sản phẩm được kết quả tăng, chi phí giảm. Kết quả tăng
nhưng không làm tăng chi phí hoặc kết quả không tăng nhưng chi phí giảm. Tính tối
ưu thể hiện ở việc đạt được hiệu quả cao nhất hay chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả là
thấp nhất. Phát triển thương mại được coi là hiệu quả tối ưu khi nó kết hợp hài hòa các
mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội.
1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại

Dựa vào những chỉ tiêu nhất định để xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu là một trong
những nội dung cơ bản trong nghiên cứu phát triển thương mại. Để đoánh giá hoạt
động phát triển thương mại của một doanh nghiệp ta cần căn cứ vào nhiều tiêu chí
khác nhau trong đó chủ yếu là các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thương mại cả
về chiều rộng và chiều sâu bao gồm: mở rộng quy mô thương mại, đảm bảo tăng
trưởng ổn định và hợp lý, phát triển thương mại kết hợp với các mục tiêu kinh tế- xã
hội. Từ các tiêu chí đó ta có được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại
a. Những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng quy mô thương mại
Các chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng qui mô thương mại bao gồm: Doanh thu,
sản lượng, thị phần, tốc đô tăng trưởng về sản lượng.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm về quy mô
- Chỉ tiêu sản lượng: là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ được
trên thị trường nội địa tại một thời diểm nhất định. Thường ký hiệu là Q hoặc Y. Sản
lượng tiêu thụ của toàn ngành là khối lượng sản phẩm mà tất cả các doanh nghiệp kinh
doanh trong ngành bán ra. Nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên có ngahĩa là quy mô thương
mại của sản phẩm tăng lên, cũng có nghĩa là hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết
đến và sử dụng nhiều hơn. Đây là chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm rõ
nét và khá chính xác.
- Chỉ tiêu về doanh thu: là toàn bộ doanh thu bán buôn và bán lẻ hàng hóa trên
thị trường của các cơ sở phân khối, kinh doanh trên thị trường nội địa nhằm phục vụ
cho nguời tiêu dùng. Chỉ tiêu này còn được gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hay
tổng mức lưu chuyển hàng hóa.

17


PV0=

0i


hay PV =
t

xQti

ti

xQti

Trong đó: t: tính năm; i là loại sản phẩm
PV0 là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá só sánh (lấy giá của một
năm bất kỳ làm giá gốc)
PVt là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá năm t
P0i là giá so sánh của sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa
Pti là giá của sản phẩm được tiêu thụ tren thị trường nội địa năm t
Qti là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường nội địa ở năm t
Tổng giá trị thương mại càng cao nghĩa là doanh thu tiêu thụ càng nhiều, hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và quy mô thương mại sản
phẩm ngày càng mở rộng.
- Tốc độ thương mại của sản phẩm: là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản
lượng của sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tương đối:
Chỉ tiêu tuyệt đối:
Trong đó:

t

t

=Yt – Yt-1


gt =

x100%

: sự thay đổi về quy mô sản lượng của năm t so với năm t-1

Yt: sản lượng của năm t
Yt-1: sản lượng của năm t-1
gt: tốc độ tăng trưởng sản phẩm tính theo % năm t
- Thị phần: thị phần của DN cho thấy tỉ lệ doanh thu của DN so với toàn bộ
doanh thu của sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. Thị phần của DN càng
cao thì quy mô của DN càng lớn. Con số phần trăm của DN chính là tỷ lệ % chiếm
lĩnh quy mô trên thị trường
T=
Trong đó: T là thị phần
Yi là sản lượng tiêu thụ sản phẩm Y
Y là tổng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành
b. Những tiêu chí đánh giá sự thay đổi chất lượng thương mại
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh về tăng quy mô, phát triển thương mại sản phẩm trên
thị trường nội địa còn được phản ánh qua chỉ tiêu về chất lượng, chất lượng được thể
hiện ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên còn thể hiện chất lượng
của hoạt động phát triển thương mại sản phẩm, cụ thể là các chỉ tiêu sau:
- Sự ổn định của tốc độ tăng trưởng sản phẩm (gt) – tốc độ tăng trưởng sản
phẩm ở đây là nói về ý nghĩa về bản chất các con số trong tốc độ tăng trưởng sản
18



×