Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BÓNG ĐÈN LED SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL CỦA CÔNG CY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.3 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH XUẤT KHẨU BÓNG ĐÈN LED SANG THỊ
TRƯỜNG BRAZIL CỦA CÔNG CY CP BÓNG ĐÈN
PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

THS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Lớp: K49E4
Mã sinh viên : 13D130255

HÀ NÔI – 2017


LỜI CẢM ƠN
ĐĐược sự phân công của khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế trường Đại học
Thương Mại cùng với sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thùy Dương,
em đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất
khẩu bóng đèn LED sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước
Rạng Đông”
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong quá trình em học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại


trường Đại học Thương Mại.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn, ThS. Nguyễn Thùy Dương đã
tận tình góp ý, giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh chị tại Phòng Xuất khẩu của
Công ty CP Bóng đèn Phích ước Rạng Đông đã luôn tạo cơ hội cho em được trải
nghiệm thực tế, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp
tại công ty.
Do kiến thức còn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ trong việc nghiên cứu thực hiện đề
tài nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế trong khóa luận. Em rất mong nhận
được sự góp ý từ phía các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em có thể
hoàn thiện một cách đầy đủ nhất.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô giáo tại Trường Đại học Thương Mại
nói chung, tại khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế nói riêng và ThS. Nguyễn Thùy
Dương dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Phương Thảo


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT

Tên

1

Bảng 3.1. Thị trường xuất khẩu của Rạng Đông


2

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông

3

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động Rạng Đông giai đoạn 2014 – 2016

4

Biểu đồ 3.1. Doanh thu Rạng Đông giai đoạn 2012 – 2016
(tỷ VND)

5

Bảng 3.3. Khả năng thay thế của đèn LED so với các loại đèn khác

6

Biểu đồ 3.2: Doanh thu xuất khẩu sản phẩm LED của Rạng Đông
sang thị trường Brazil giai đoạn 2014 – 2016 (đơn vị: Triệu USD)

7

Bảng 3.4. Cơ cấu xuất khẩu Rạng Đông trong giai đoạn 2014 –
2016 (đơn vị: %)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Trang


Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CP

Cổ phần

LED

Đi-ốt phát quang

Light Emitting Diode

CPLP

Hiệp hội các nước sử dụng
Tiếng Bồ Đào Nha

Comunidade dos Países de
Língua Portuguesa

BRIC

Khối liên hiệp gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ và Trung Quốc Brazil, Russia, India, China


R&D

Nghiên cứu & Phát triển

Nghĩa nước ngoài

Research & Development

Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Toàn cầu hóa là một xu thế được hình thành từ lâu và hiện đang phát triển mạnh
mẽ, lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Quá trìnhh toàn cầu hóa tạo ra cơ hội
để các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy và duy
trì tăng trưởng bền vững và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc phân bổ các
nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh những cơ hội phát triển kinh tế mà toàn cầu hóa
mang lại, không thể thiếu những thách thức đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Một trong những thách thức lớn khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa chính là
mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt do thực
hiện những cam kết mở cửa về thị trường. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp hay của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra so với các đối thủ khác trên thị
trường sẽ là yếu tố quyết định một quốc gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt”
trong quá trình toàn cầu hoá.
Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng
Đông, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa trước hết là vì mục tiêu lợi ích của chính
mình. Do đó, tăng cường năng lực cạnh tranh sản phẩm luôn là mục tiêu cơ bản của sản
xuất kinh doanh. Đặc biệt là khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Có

sản phẩm tốt, có thương hiệu tốt, năng lực cạnh tranh cao thì doanh nghiệp mới có chỗ
đứng trên thị trường mình đã nhắm đến, mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triên
lâu dài của doanh nghiệp.
Đề tài: “Giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED
sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông” là đề tài
đứng từ góc nhìn của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông muốn cạnh tranh
xuất khẩu sản phẩm bóng đèn LED của mình sang thị trường Brazil sẽ phần nào thể
hiện rõ tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm và
đề xuất ra những giải pháp đưa sản phẩm bóng đèn LED của công ty tiến xa hơn trên
thị trường mục tiêu Brazil.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:


Với đề tài liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đã có nhiều công trình
khoa học như:
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long
đến năm 2015 – Lê Xuân Hòe (Đại học Kinh tế TP.HCM) phân tích thực trạng nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty đến năm 2015.
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của
công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (Servico Ha Noi) –
Vũ Anh Khôi (Học viện Chính sách và Phát triển) phân tích và đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Servico Ha Noi, đề xuất các giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Servico Ha Noi.
Luận án Tiến sĩ: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải container
bằng đường sông của Công ty cổ phần vận tải Thủy Tân Cảng – Cao Ngọc Minh (Đại
học Thương mại) đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch
vụ vận tải container bằng đường sông của Công ty CP vận tải Thủy Tân Cảng.
Các đề tài nêu trên chỉ nói chung biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh nói
chung của doanh nghiệp, hoặc của sản phẩm trên nhiều thị trường khác nhau. Khóa

luận tốt nghiệp này đi sâu phân tích nâng cao khả năng cạnh tranh của một sản phẩm
(bóng đèn LED của công CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) trên một thị trường cụ
thể (Thị trường Brazil). Đây là khóa luận tốt nghiệp của riêng em, do em đề xuất và
không có sự sao chép bất kì công trình nghiện cứu nào trước đó.
1.3 Mục đích nghiên cứu:


Hệ thống khái quát những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực canh tranh của sản

phẩm
• Phân tích và đánh giá thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh xuát khẩu bóng đèn
LED sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, từ đó


nhận thấy được những lợi thế và hạn chế về năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với
các đối thủ khác.
• Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED sang
thị trường Brazil
• Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED
của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông sang thị trường Brazil.
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED của công
ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông sang thị trường Brazil. Công ty CP Bóng đèn
Phích nước Rạng Đông là một trong những công ty đầu ngành có bề dày lịch sử. Hiện
nay công ty đang dần dần đổi mới và tập trung đầu tư vào khoa học công nghệ, đón đầu
xu hướng về đèn và hệ thống chiếu sáng. Công ty đã cho ra đời sản phẩm đèn LED với
tính năng vượt trội, hứa hẹn là sản phẩm chiếu sáng thông minh thay thế cho các loại
đèn khác. Cũng chính vì vậy, đèn LED trở thành một trong những sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh xuất khẩu lớn.
1.5 Phạm vi nghiên cứu:




Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016
Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu về sản phẩm bóng đèn LED của Công ty CP

Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
• Phạm vi nội dung: Các yếu tố tác động và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản
phẩm bóng đèn LED của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sang thị trường
Brazil.
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:


Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: Ngoài quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, các tài liệu liên quan được em thu thập và tổng hợp lại từ nhiều
nguồn như website công ty: rangdongvn.com, Nguồn báo cáo tài chính từ năm 2014

đến 2016, nguồn tài liệu từ Phòng Xuất khẩu của công ty.
• Phương pháp phân tích dữ liệu: Dựa vào nguồn dữ liệu đã tổng hợp được, phương pháp
phân tích dữ liệu giúp đưa ra những nhận định, đánh giá rõ ràng, đảm bảo nội dung
nghiên cứu cụ thể và mang tính thực tiễn cao.
1.7 Kết cấu khóa luận:


Kết cấu khóa luận gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan vè tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
Chương 2: Cơ sở lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản
phẩm
Chương 3: Phân tích thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản

phẩm bóng đèn LED của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sang thị trường
Brazil
Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu
sản phẩm bóng đèn LED sang thị trường Brazil của Công ty CP Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
2.1 Một số khái niệm cơ bản:
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại
tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là
khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong việc phân công lao động quốc tế, thúc
đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng
cao mức sống của người dân.
Có thể hiểu xuất khẩu hàng hóa chính là việc đưa hàng hóa ra thị trường nước
ngoài để tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nước ngoài.
2.1.2 Khái niệm cạnh tranh:
Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng khá phổ biến, nó được hiểu như là sự ganh
đua, đấu tranh giữa các chủ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó. Tuy
nhiên do từng thời kì kinh tế và cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niệm khác
nhau về cạnh tranh.
Trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay
gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh
doanh hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời kì chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất, dưới chế độ phong kiến và tiền tư bản, cạnh tranh được xem là các
hoạt động chèn ép nhau, dùng mọi mưu kế, quyền thế nhằm tạo thế độc tôn trên thị
trường.

Ngày nay quan điểm cạnh tranh có nhiều thay đổi, nhiều quốc gia cho rằng hàng
hóa hay sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường như là một động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế, nâng cao mức sống và tăng phúc lợi cho người dân, các doanh nghiệp tạo ra
nhiều hàng hóa chất lượng cao, thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
thì sẽ phát triển. Do đó, các quốc gia và doanh nghiệp đều cố gắng huy động và sử


dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hóa dịch vụ, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải kiên trì nâng cao năng suất sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi một nước trực tiếp
tham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn về hàng hóa dịch vụ không còn là tiêu cuẩn
trong nước mà là tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước không chỉ
phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó chủ thể kinh
tế ganh đua nhau để dạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị
trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm:
Năng lực cạnh tranh (hay “khả năng cạnh tranh”, “tính cạnh tranh”) là sức mạnh
tương đối của một chủ thể kinh tế trong tương quan với các chủ thể kinh tế khác.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên
cùng một thị trường so với các sản phẩm cùng chủng loại của các doanh nghiệp khác.
Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không là do thị phần sản phẩm đó trên thị
trường lớn hay nhỏ. Thị phần là yếu tố phản ánh sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao,
tuy nhiên không thể không nói đến sức mạnh và đặc tính của sản phẩm trên thị trường.
Khi mua sản phẩm, khách hàng quan tâm đến các yếu tố như giá cả, chất lượng, thương
hiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Một sản phẩm có tính cạnh tranh cao khi có chất
lượng vượt trội so với các hàng hóa cùng loại ở cùng một mặt bằng giá, hoặc có đặc
tính vượt trội độc đáo riêng.

Trước đây quan niệm cạnh tranh về giá cả của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.
Nhưng trong xu thế hiện nay, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố được đưa lên hàng
đầu. Thương hiệu sản phẩm cũng là một yếu tố chủ chốt nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm. Ta có thể dễ dàng thấy được sản phẩm của một thương hiệu nổi tiếng
bao giờ cũng có sức cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương
hiệu hoặc thương hiệu chưa nổi tiếng.


2.2 Một số lý thuyết liên quan tới cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản
phẩm
2.2.1 Vai trò của cạnh tranh:


Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ
và tập trung vốn tăng cường đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó thúc đẩy tăng

trưởng và phát triển nhanh nền kinh tế quốc dân.
• Đối với chủ thể kinh doanh: Bằng sự hấp dẫn từ lợi nhuận của việc đi trước về chất
lượng, mẫu mã hàng hóa và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể
kinh tế phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mới. Cạnh tranh chính là sự sàng lọc mọi mặt,
giúp nâng cao trình độ mọi mặt của những người lao động sản xuất, nhất là đội ngũ các
nhà quản trị kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh sẽ đào thải những chủ thể kinh tế không
thích ứng được với sự khắc nghiệt của cạnh tranh trên thị trường.
• Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả sản
phẩm, buộc các nhà doanh nghiệp phải đối phó, phản ứng kịp thời và phù hợp với
mong muốn của người tiêu dùng về giá cả, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hóa và
dịch vụ. Thông thường, cạnh tranh làm giá có xu hướng ngày càng giảm, số lượng,
chủng loại hàng hóa ngày càng tăng, chất lượng hàng hóa tốt, đa dạng và đáp ứng tốt
nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy, cạnh tranh được coi là lực lượng điều tiết trên thị


-

trường, góp phần làm giảm thiểu hiện tượng độc quyền hóa kinh doanh.
• Các vai trò khác:
Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà nước mở rộng tìm kiếm thị trường, thúc
đẩy thực hiện việc liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm huy động

-

nguồn vốn, lao động, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, hòa nhập thị trường mới.
Cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh đã điều tiết một cách tự phát nền kinh tế trong từng thời kì nhất định. Vận dụng
quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp và Nhà nước có điều kiện hoạch định được các
chiến lược kinh tế và chiến lược sản xuất kinh doanh một cách khoa học, góp phần
nâng cao năng lực trong quản lí vi mô cũng như vĩ mô.
2.2.2 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm:


Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô, các nhân tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thân nội
tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm
2.2.2.1 Các yếu tố vĩ mô:
Các yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị – pháp luật, văn hóa –
xã hội và môi trường kinh doanh.


Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập
bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái… có ảnh hưởng rất lớn đến
năng lực cạnh tranh của sản phẩm:


-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển, thu
nhập bình quân đầu người cao dẫn đến nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa cao. Một
nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh
doanh, thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm.

-

Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh
của sản phẩm. Lãi suất quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư.
Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản
phẩm cũng vì thế tăng lên. Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là
khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấp
sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường
bằng công cụ giá.

-

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với
đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến năng
lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu
đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến
khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các


sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu

sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì
khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng
sẽ tăng lên.


Các yếu tố chính trị – pháp luật: được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của quốc
gia, cơ sở hành lang pháp lý... Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ trên thị trường
phải tuân theo các quy định của Chính phủ về sản phẩm. Những quy định này có thể là
cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết
định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đầu tư vốn của nước
ngoài vào việc phát triển sản phẩm đồng thời ảnh hưởng đến mức độ mua hàng hóa của
người tiêu dùng.



Các yếu tố về văn hóa – xã hội: Tất cả các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, phân
tích các yếu tố liên quan đến văn hóa - xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể
xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi, chúng có thể tác
động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng,
truyền thống văn hóa dân tộc… Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu
tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản
phẩm. Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng
hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của doanh
nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…



Yếu tố về môi trường kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế
quốc dân, mỗi nền kinh tế lại là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Những
thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về

việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước. Hiện nay, trong
thời kì hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới
và khu vực như ASEAN, WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm của ta
sẽ chịu tác động lớn của hệ thống luật pháp thế giới.


2.2.2.2 Các yếu tố nội ngành:
Theo Michael Porter của trường quản trị kinh doanh Harvard thì trong nội bộ
ngành chúng ta quan tâm đến các khía cạnh sau:


Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng được xem như là sự đe dọa mang tính cạnh
tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt
hơn làm cho chi phí sản phẩm tăng lên. Ngược lại, nếu người mua có những yếu thế sẽ
tạo cơ hội để tăng giá sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố
quyết định trực tiếp việc sản phẩm có năng lực cạnh tranh lớn hay không.



Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong nước hay
ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…để một doanh
nghiệp có thể hoạt động. Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩy giá sản phẩm
tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời nhà cung cấp là một
trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, để giảm
áp lực từ phía nhà cung cấp đồng thời để tránh rủi ro thì các doanh nghiệp cần phải
quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Đây là một yếu tố ảnh
hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.




Áp lực từ sản phẩm cạnh tranh: Sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm cùng loại,
có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêu thụ trên một
thị trường. Nếu trên thị trường có càng nhiều sản phẩm cạnh tranh và các sản phẩm có
sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm
có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã, thương
hiệu… Mà hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh bằng các
yếu tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranh bằng giá.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp phải
thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ.




Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong
ngành nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng tham gia hoạt động kinh
doanh trong ngành đó. Khi có đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm
giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hiện đang trong ngành từ đó làm giảm lợi
nhuận của của doanh nghiệp do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với
mong muốn giành được một phần thị phần.Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnh tranh của
sản phẩm doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn sự
xâm nhập từ bên ngoài.



Áp lực từ các doanh nghiệp trong nội bộ ngành: Sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc đe dọa cho các doanh
nghiệp. Nếu sự cạnh tranh là yếu thì sẽ là cơ hội để nâng giá sản phẩm tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. còn ngược lại, nếu sự cạnh tranh là gay gắt thì các doanh nghiệp sẽ
hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá do đó có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp.

2.2.2.3 Các yếu tố bên trong công ty:



Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm. Một nguồn nhân lực kém không
đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của
doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành hai cấp:

-

Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh
sản phẩm. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và xu
hướng phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có
khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ
có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

-

Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối trực tiếp đến năng
lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay


nghề, kỉ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo của họ…. Các yếu tố này kết
hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành
sản phẩm… góp phần quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

-

Quy mô sản xuất kinh doanh:


Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp tạo nên năng lực cạnh tranh của sản
phẩm. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất cao
hơn, hao phí nhỏ… dẫn tới số lượng sản phẩm tăng, chi phí cận biên giảm và như vậy
giá thành sản phẩm hạ nhờ đó nâng sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ.

-

Khoa học công nghệ: đây là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến, cho sản phẩm
mới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng
vững chắc trên thị trường. Một sản phẩm mới ra đời không thể thiếu được sự đóng góp
của quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm. Công nghệ hiện đại sẽ giúp
doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ…



Tình hình tài chính: tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc duy trì,
mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có
tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều
kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng
cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ
sau bán… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm
2.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
2.2.3.1 Thị phần sản phẩm:
Thị phần là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh hay thực
chất là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong
ngành. Một sản phẩm chiếm được thị phần lớn sẽ có sức cạnh tranh đáng kể so với các



sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là thước đo năng
lực cạnh tranh sản phẩm rõ ràng và cụ thể nhất của doanh nghiệp.
Thị phần = (Doanh thu của doanh nghiệp : Tổng doanh thu ngành) x 100%
Thị phần sản phẩm có thể gia tăng bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi sản
phẩm, dịch vụ, giá cả, phương pháp quảng bá, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải thiện
hệ thống phân phối hay đi theo thị trường ngách tiên phong trong thị trường.
2.2.3.2 Chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm:


Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp và mối quan hệ

của doanh nghiệp và nhà cung ứng. Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới năng
lực cạnh tranh của sản phẩm theo hướng: Chi phí sản xuất càng cao, giá thành sản
phẩm tăng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm giảm nếu như cạnh tranh về giá.
Doanh nghiệp với máy móc, thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến cùng nguồn vật
tư, nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ dễ dàng tạo ra những sản phảm có sức cạnh
tranh lớn về giá do năng suất lao động tăng, ít hao phí và ngược lại.


Giá bán sản phẩm:
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh

nghiệp và khả năng sinh lời. Đồng thời, giá cả còn là một công cụ linh hoạt nhất, mềm
dẻo nhất trong cạnh tranh.
Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua thỏa thuận giữa
người bán và người mua. Nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không
mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp, khách hàng là thượng đế, họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất.
Với cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa

chọn mức giá bán thấp hơn đối với sản phẩm mà họ cần mua.


Khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển thì
việc doanh nghiệp định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi còn bị đánh
đồng với việc suy giảm chất lượng. Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường
hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tùy thuôc
vào chiến lược marketing của doanh nghiệp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn
trong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuôc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
2.2.3.3 Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế
kỹ thuật hoặc là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng của sản
phẩm LED được đánh giá qua các tiêu chuẩn chính như chất lượng ánh sáng phát ra, độ
bền của thiết bị đèn.


Chất lượng ánh sáng phát ra: đèn phải cho được nguồn sáng đều, đồng màu, không có
hiện tượng chập chờn. Ánh sáng cho ra phải chân thực về màu sắc, không gây chói,
mỏi mắt cho người dùng.



Độ bền của thiết bị đèn LED thể hiện qua chất lượng các bộ phận cấu thành đèn LED
như chip LED, Driver, bộ tản nhiệt, vỏ đèn. Chip LED bao gồm hàng trăm các linh
kiện điện tử nhỏ bé, chỉ cần sử dụng một linh kiện điện tử có chất lượng thấp trong đó
là sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của cả bộ đèn. Driver là bộ phận chi phối cả bộ sản phẩm
đèn LED. Driver được làm sơ sài sẽ khiến chất lượng của đèn LED bị giảm đi. Driver
đèn kém chất lượng cho nguồn sáng không đều. Bộ phận tản nhiệt thường được làm từ
ba chất liệu là nhôm nguyên chất, hợp kim nhôm hoặc nhựa. Tản nhiệt bằng Nhôm tốt
nhất cũng có giá thành cao nhất. Tản nhiệt chế tạo từ nhựa đi kèm chất lượng kém và

khiến cho đèn nhanh hỏng.
2.2.3.4 Thương hiệu và uy tín của sản phẩm:
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát
triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương


mại, thể hiện uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thương hiệu sản phẩm là
những yếu tố phi vật chất gắn liền với sản phẩm nhằm giúp cho khách hàng có được
cái nhìn tổng quan về sản phẩm mà mình cần mua.
Nhắc đến thương hiệu là nhắc đến hình ảnh sản phẩm, hàng hóa hoặc doanh
nghiệp với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến với khách hàng.
Đối với đèn LED, thương hiệu thường gắn với chất lượng sản phẩm đèn, các tính năng
ưu việt như tiết kiệm điện, hiệu suất cao hay tính nghệ thuật của đèn và những dịch vụ
tư vấn, dịch vụ sau bán mà doanh nghiệp cung cấp. Việc tạo dựng một thương hiệu tốt,
chiếm được sự tin tưởng của khách hàng chính là điều mà các doanh nghiệp liên tục
hướng tới.
2.2.3.5 Doanh thu và lợi nhuận:
Doanh thu và lợi nhuận chính là mục tiêu khi các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu sản phẩm sang một thị trường.
Một sản phẩm có sức cạnh tranh tốt khi chiếm được thị phần lớn trên thị trường
và đem lại cho doanh nghiệp khoản doanh thu, lợi nhuận cao. Doanh thu và lợi nhuận
cao khiến cho doanh nghiệp có khả năng tài chính để đầu tư phát triển sản xuất cũng
như cải thiện chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng năng
lực cạnh tranh của chính sản phẩm đó.

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu:
Dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty CP Bóng đèn Phích
nước Rạng Đông, khóa luận này sẽ đi sâu phân tích hai vấn đề chính như sau:



Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm: Bao gồm các yếu tố vĩ
mô liên quan đến thị trường Brazil và thị trường LED tại Brazil như yếu tố kinh tế
chính trị, văn hóa, pháp luật; các yếu tố nội ngành như khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
sản phẩm cạnh tranh… và các yếu tố nội tại công ty như nguồn nhân lực, quy mô sản
xuất, tài chính công ty để thấy rõ sự tác động của các yếu tố này đến năng lực cạnh


tranh của sản phẩm đèn LED của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại thị
trường Brazil.
• Một số tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm để có các biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp và có hiệu quả. Các tiêu chí được phân tích
bao gồm: Chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm, Chất lượng sản phẩm và Doanh thu,
lợi nhuận từ sản phẩm.


Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH XUẤT KHẨU BÓNG ĐÈN LED CỦA CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN
PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL
3.1 Giới thiệu về Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông:
3.1.1. Khái quát về công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông:
Tên: Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Năm thành lập: 1961
Địa chỉ trụ sở chính: Số 87 - 89 Phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận
Thanh Xuân, TP Hà Nội
Địa chỉ cơ sở 2: Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh


Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống & giải pháp chiếu sáng Chất
lượng - Tiện nghi - Tiết kiệm chi phí - Thân thiện môi trường mang tính sáng tạo cao,
góp phần phát triển kinh tế xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng giá trị cho cổ


đông, nhân viên & khách hàng.
• Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực cung
cấp sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và giải pháp chiếu sáng xanh, với sản phẩm điện tử chiếu sáng rắn là sản phẩm chiến lược mũi nhọn. Phát triển để mãi mãi xứng danh:


Rạng Đông anh hùng & có Bác Hồ.
Hệ thống thương mại:
- Mạng lưới nội địa:
+ Kênh truyền thống: Mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm:
 05 Văn phòng đại diện miền Bắc: Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hải

Phòng, Vinh.
 06 Chi nhánh tại miền Trung và miền Nam: Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa,
Tp.HCM, Cần Thơ, Tiền Giang.
 Hơn 500 nhà phân phối và hơn 7000 cửa hàng bán lẻ cung cấp tất cả các sản

phẩm của Rạng Đông đến với người tiêu dùng.
+ Kênh hiện đại và hộ tiêu thụ tập trung: 02 Trung tâm Kinh doanh Tư vấn thiết kế và
dịch vụ chiếu sáng tại Hà Nội và Tp.HCM.


-

Mạng lưới xuất khẩu: Rạng Đông đã tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra gần

40 thị trường quốc tế, bao gồm:
Châu Âu

France

Italia
Ukraine
U.K
Czech
Russia

Châu Mĩ

Châu
Phi

Châu Á

Châu Úc

Châu Đại
Dương

Bahrain
Myanmar
Bangladesh Pakistan
Cambodia Qatar
Bolivia
Algeria
China
Saudi Arabia
Brazil
Angola
India
South Korea

Australi
Cuba
Egypt
Indonesia Sri Lanka
a
U.S
Nigeria
Irac
Syria
Venezuela Sudan
Iran
U.A.E
Japan
Yemen
Jordan
Laos
Bảng 3.1. Thị trường xuất khẩu của Rạng Đông

Fiji

Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu 2016 – Phòng Xuất khẩu
3.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Nguồn: rangdongvn.com
3.1.3 Cơ sở vật chất & Nguồn nhân lực:





Về cơ sở vật chất: Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông hiện đang có 2 cơ sở

-

sản xuất:
Cơ sở 1 được xây dựng từ năm 1958 với tổng diện tích 57.000, bao gồm 10 phòng ban
chức năng, 02 xưởng sản xuất với 14 dây chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang,
bóng đèn huỳnh quang compact, 03 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng, 03 đây
chuyền sản xuất ballast điện tử, ballast sắt từ. Địa chỉ trụ sở chính tại số 87 - 89 Phố Hạ

-

Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở 2 tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh được xây dựng từ năm 2006 với tổng
diện tích 62.000 bao gồm 04 dây chuyền sản xuất phích nước, 04 dây chuyền kéo ống
huỳnh quang, kéo ống compact, 02 dây chuyền thổi vỏ bóng các loại.
• Về nguồn nhân lực:
Do đặc thù công ty là doanh nghiệp sản xuất nên nhân lực được chia thành 2 bộ
phận chính là:

-

Nhân lực phòng ban hành chính
Nhân lực là việc tại các xưởng
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


Số
lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

Trên ĐH

15


0,4

17

0,5

23

0,9

Đại học

178

4,6

182

5,8

195

7,6

Trung cấp &
Cao đẳng

437

11,3


454

14,4

526

20,6

Công nhân

3242

83,7

2493

79,3

1805

70,9

Tổng

3872

100

3146


100

2549

100

Trình độ

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động Rạng Đông giai đoạn 2014 – 2016
Nguồn: Báo cáo 2014 – 2016 - Phòng Nhân sự
3.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty
3.2.1 Lĩnh vực kinh doanh:










Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bóng đèn, vật tư thiết bị điện, dụng cụ chiếu
sáng, sản phẩm thủy tinh và các loại phích nước
Dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
Xuất nhập khẩu trực tiếp
Tư vấn và thiết kế chiếu sáng trong dân dụng, công nghiệp (không bao gồm dịch
vụ thiết kế công trình)
Sửa chữa và lắp đặt thiết bị chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp

Dịch vụ quảng cáo thương mại
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa

3.2.2 Các sản phẩm chủ yếú:


Nhóm sản phẩm bóng đèn:
Đèn LED: Sản phẩm đèn LED được coi là sản phẩn chiếu sáng tương lai và hiện

đang là trọng tâm đầu tư phát triển và sản xuất của Rạng Đông. Đèn LED với đặc tính
nguồn sáng là chất rắn, có độ bền cao, tuổi thọ dài, không chưa thủy ngân và các hóa
chất độc hại, không phát ra tia tử ngoại, thân thiện với môi trường, có hiệu suất chiếu
sáng cao, tiết kiệm điện. Đèn LED mang lại chất lượng ánh sáng tốt, trung thực, đem
tới cảm giác sang trọng và tiện nghi. Với việc cung cấp đa dạng chủng loại đèn LED,
Rạng Đông là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực chiếu sáng công nghệ cao.
Đèn Huỳnh quang: Đây là một trong số các sản phẩm truyền thống của Rạng
Đông. Sản phẩm đèn huỳnh quang của công ty chia ra làm hai dòng sản phẩm chính là
loại đèn huỳnh quang T10 và huỳnh quang T8. Ngoài ra, công ty còn tiến hành sản
xuất loại đèn huỳnh quang cao tần công suất 32W. Hiện nay công ty đang có 4 dây
chuyền sản xuất đèn huỳnh quang với công suất khoảng 25 triệu chiếc một năm.
Đèn Huỳnh quang Compact: Là loại đèn hiện đại với các tính năng nổi trội như
tiết kiệm năng lượng, cho ánh sáng thật, có thể hoạt động tại các vùng có nguồn điện
không ổn định. Đèn huỳnh quang compact mà Rạng Đông sản xuất có hiệu suất sáng
gấp 05 lần và có tuổi thọ gấp 05-10 lần bóng đèn tròn. Đáp ứng nhu cầu mỹ quan và thị
hiếu người tiêu dùng.
Phụ kiện của các thiết bị chiếu sáng: Rạng Đông hiện là doanh nghiệp dẫn đầu về
sản xuất đồng bộ các phụ kiện chiếu sáng đi kèm. Các phụ kiện này kết hợp với các
loại bóng đèn cho ra những sản phẩm hoàn thiện. Một số phụ kiện tiêu biểu là: bộ chao



chụp bóng đèn dùng chiếu sáng lớp học, công xưởng; chấn lưu điện tử; chiếu sáng
ngoài trời; chiếu sáng ngõ xóm, chiếu sáng nông nghiệp. Ngoài các sản phẩm phổ
thông, hiện Rạng Đông đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất và cho ra đời các loại sản
phẩm được thiết kế chuyên biệt phục vụ các mục đích cụ thể như: chăn nuôi, trang trí...


Nhóm sản phẩm phích nước: Là một trong các sản phẩm truyền thống của công ty
được người tiêu dùng Viêt Nam biết đến từ lâu và trở thành thương hiệu quen thuộc
trên thị trường. Từ khi bắt đầu sản xuất tới nay, công ty vẫn liên tục giữ được vị thế dẫn
đầu thị trường về sản phẩm Phích nước. Ban đầu là các loại phích truyền thống, đơn
giản dùng để chứa và giữ nhiệt nước nóng đơn thuần, hiện nay công ty đã đa dạng hóa
sản phẩm và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm phích nước đa dạng với nhiều công
dụng, mẫu mã khác nhau như phích ấn, phích có cốc lọc trà... Hiện tại sản phẩm phích

của công ty chiếm đến 34% doanh số và 85% thị phần trên cả nước.
• Thủy tinh: Trong sản xuất, thủy tinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm giá trị cao
và có tác động ảnh hưởng đến chất lượng của bóng đèn, việc chủ động sản xuất thủy
tinh giúp công ty có thể kiểm soát đc tốt nhất chất lượng, giảm giá thành sản xuất. Cho
đến nay, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông là công ty duy nhất tại Việt
Nam có thể sản xuất thủy tinh không chì, sản phẩm an toàn cho người sử dụng và bảo
vệ môi trường, vừa phục vụ sản xuất trong nước lại vừa phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt
thuỷ tinh không chì đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu ROHS còn nâng cao giá trị cạnh tranh
cho các sản phẩm khác của công ty.

3.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây:
Biểu đồ 3.1. Doanh thu Rạng Đông giai đoạn 2012 – 2016 (tỷ VND)
Nguồn: rangdongvn.com



×