Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh cao bằng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC LONG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC LONG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THẾ HƯNG


THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Long

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng
tới Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy Cô
giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo
điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới
thầy giáo TS. Đỗ Thế Hưng người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và toàn thể Cán bộ
nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Ban Giám hiệu các trường
Trung học phổ thông, Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo
điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thu thập số liệu, điều tra nghiên cứu
và hoàn thành luận văn. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp
đỡ, động viên tác giả hoàn thành khoá học và luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân
thành của Thầy Cô và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Đức Long

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................. 5

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................... 5
1.1.1. Ở các nước trên thế giới ............................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10

1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 16
1.2.1. Chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục nhà trường phổ thông ....... 16
1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục cơ
sở giáo dục phổ thông.............................................................................. 19
1.2.3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ........................... 20
1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT............................................ 21
1.3.1. Cơ sở pháp lí của KĐCLGD trường THPT............................................. 21
1.3.2. Mục đích của KĐCLGD trường THPT ................................................... 22
iii


1.3.3. Nội dung của KĐCLGD trường THPT ................................................... 22
1.3.4. Quy trình KĐCLGD trường THPT ......................................................... 23
1.3.5. Công cụ KĐCLGD trường THPT ........................................................... 23
1.4. Nội dung quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT................................ 23
1.4.1. Phân cấp quản lí ....................................................................................... 23
1.4.2. Quản lí hoạt động tự đánh giá chất lượng GD nhà trường phổ thông..... 25
1.4.3. Quản lí hoạt động đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường THPT .... 31
1.4.4. Quản lí hoạt động thẩm định và công nhận chất lượng giáo dục
trường THPT ........................................................................................... 37
1.4.5. Quản lí hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục sau đánh giá ngoài ........ 37
1.5. Công tác KĐCLGD trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục phổ thông .................................................................. 38
1.5.1. Phương hướng nhiệm vụ ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng trước yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ................................ 38
1.5.2. KĐCLGD trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục phổ thông .................................................................................. 39
1.5.3. Lý luận về tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ......... 39
1.6. Một số yếu tố tác động đến quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT................ 43
1.6.1. Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường

THPT về hoạt động KĐCLGD ................................................................ 43
1.6.2. Sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức và xã hội ............ 43
1.6.3. Thiết kế bộ tiêu chuẩn đánh giá chưa phù hợp ........................................ 44
1.6.4. Hệ thống các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục ...................... 44
Kết luận chương 1.............................................................................................. 44
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ............................................................................ 46

2.1. Khái quát tình hình giáo dục tỉnh Cao Bằng .............................................. 46
iv


2.1.1. Khái quát tình giáo dục tỉnh Cao Bằng ................................................... 46
2.1.2. Sơ lược về hệ thống trường THPT trên địa bàn tỉnh ............................... 47
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 49
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 49
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 49
2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 49
2.2.4. Phương pháp, công cụ khảo sát ............................................................... 50
2.2.5. Xử lý kết quả ........................................................................................... 51
2.3. Thực trạng KĐCLGD trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .............. 51
2.3.1. Nhận thức của cán bộ, viên chức về KĐCLGD trường THPT tỉnh
Cao Bằng ................................................................................................. 51
2.3.2. Thực trạng tự đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT theo tiêu chuẩn ...... 54
2.3.3. Thực trạng đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường THPT theo tiêu chuẩn...... 60
2.3.4. Kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài các trường THPT trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013-2018 ................................................. 65
2.3.5. Kết quả cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013-2018 .................................... 66

2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện KĐCLGD các trường THPT trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 68
2.4.1. Lập kế hoạch tự đánh giá và đánh giá ngoài ........................................... 68
2.4.2. Tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài.................................... 71
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài .................................... 73
2.4.4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài ............ 75
2.5. Đánh giá về hoạt động KĐCLGD cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng .......................................................................................... 76
2.5.1. Đánh giá chung ........................................................................................ 76
2.5.2. Điểm mạnh............................................................................................... 77
2.5.3. Tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 77
Kết luận chương 2.............................................................................................. 80
v


Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ................................................................. 81

3.1. Định hướng đẩy mạnh KĐCLGD trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ....... 81
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 82
3.2.1. Đảm bảo thực hiện nội dung và chức năng của hoạt động quản lí
KĐCLGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn............................. 82
3.2.2. Đảm bảo ứng dụng hiệu quả CNTT, truyền thông và các chính sách hỗ
trợ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KĐCLGD trường phổ thông ......... 82
3.2.3. Đảm bảo phối hợp thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các bên liên
quan trong công tác KĐCLGD trường THPT ......................................... 82
3.2.4. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
phô thông ................................................................................................. 82

3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD trường phổ thông trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 82
3.3.1. Nâng cao nhận thức và nghiệp vụ KĐCLGD cho các lãnh đạo
trường THPT, các chuyên viên quản lí hoạt động KĐCLGD và các
kiểm định viên ......................................................................................... 82
3.3.2. Tổ chức thực hiện tự đánh giá CLGD trường THPT .............................. 85
3.3.3. Tổ chức thực hiện đánh giá ngoài và thẩm định, công nhận CLGD
trường THPT ........................................................................................... 90
3.3.4. Ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT ...... 92
3.3.5. Phối hợp chặt chẽ giữa Sở GD&ĐT với chính quyền các cấp trong
tổ chức thực hiện KĐCLGD trường THPT ............................................. 92
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................... 92
Kết luận chương 3.............................................................................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

CBQL


Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CSGD

Cơ sở giáo dục

GDÐT

Giáo dục và Đào tạo

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

Sở GDĐT

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở KH-TC

Sở Kế hoạch-Tài chính

THPT

Trung học phổ thông


UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Danh sách các trường THPT tỉnh Cao Bằng ............................... 48

Bảng 2.2:

Kết quả khảo sát cán bộ, viên chức nhận thức về mục đích,
ý nghĩa KĐCLGD trường THPT ................................................ 52

Bảng 2.3:

Kết quả khảo sát về hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo
dục của trường THPT .................................................................. 54

Bảng 2.4:

Số lượng lớp bồi dưỡng kiểm định viên tại Cao Bằng ............... 61

Bảng 2.5:

Kết quả khảo sát năng lực làm việc, mức độ hoàn thành

nhiệm vụ Đoàn đánh giá ngoài.................................................... 62

Bảng 2.6:

Tổng hợp kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài giai đoạn
2013-2018.................................................................................... 65

Bảng 2.7:

Kết quả khảo sát hoạt động cải tiến chất lượng của trường
sau đánh giá ngoài giai đoạn 2013-2018 ..................................... 67

Bảng 2.8.

Kết quả khảo sát việc lập kế hoạch tự đánh giá và đánh giá ngoài...... 69

Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh
giá ngoài ...................................................................................... 71

Bảng 2.10.

Kết quả khảo sát việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh
giá ngoài ...................................................................................... 73

Bảng 2.11.

Khảo sát việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tự đánh giá và
đánh giá ngoài trường THPT ...................................................... 75


Bảng 3.1:

Quy trình chi tiết tổ chức thực hiện tự đánh giá ......................... 86

Bảng 3.2:

Tổng hợp về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..... 94

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong qua trình đổi mới
giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa ở
nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây ngành giáo dục nước ta đã có
nhiều chuyển biến đáng kể, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn những tồn
tại, hạn chế trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
hiện… ” trong Nghị quyết cũng đã chỉ nhiệm vụ và giải pháp trong đó nhấn
mạnh: "Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định
các cơ sở giáo dục đào tạo và các chương trình đào tạo. Công khai kết quả
kiểm định" [2].
Như vậy, Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) được xác định là
một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong thời gian tới; là một công cụ
quan trọng giúp các cơ quan quản lý đánh giá, xác định mức độ đáp ứng mục
tiêu nhiệm vụ của các nhà trường; đồng thời cũng là một trong những giải pháp

quản lý hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục
(CSGD), các nhà trường.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hang năm đều thực hiện kế
hoạch kiểm định chất lượng giáo dục theo văn bản số 1450/SDG&ĐT-TTr,
ngày 20/10/2016 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng về hướng dẫn thực
hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục, kết hợp với thông tư số
42/2012/TT-BGDDT ngày 23 tháng 11 năm 2012 “Ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” đã thu được những kết quả
1


nhất đinh. Tuy nhiên quá trình thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất
định về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, kỹ năn kiểm tra, đánh giá, năng
lực đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất.
Vì lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức thực hiện kiểm định
chất lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong
bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về kiểm định chất lượng
giáo dục của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đề tài
đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KĐCLGD các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động KĐCLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã
được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, nếu đề xuất
được các biện pháp quản lý phù hợp, đảm bảo các nguyên tắc: thực hiện nội
dung và chức năng của hoạt động quản lí KĐCLGD một cách khoa học, phù
hợp với thực tiễn; ứng dụng hiệu quả CNTT, truyền thông và các chính sách hỗ
trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KĐCLGD trường THPT góp phần nâng
cáo chất lượng giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đáp
ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác KĐCLGD các trường THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện KĐCLGD trường THPT trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
5.3. Đề xuất biện pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động KĐCLGD
trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn điện giáo dục phổ thông.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa,
khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu, văn bản, luận văn, luận án, giáo trình,
bài báo khoa học… các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu để xây dựng khung lý luận của đề tài luận văn.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý và tính cần thiết, tính khả
thi của các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KĐCLGD các

trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi nhằm trưng cầu ý kiến của một số đối tượng là các
cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động KĐCLGD các trường THPT trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Được sử dụng trong gặp gỡ, trao đổi với các lãnh đạo trường để tìm hiểu
thêm về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để quản lý hoạt động
KĐCLGD có hiệu quả hơn. .
6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích số liệu thu
được từ quá trình điều tra thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp
3


7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về tổ chức thực hiện KĐCLGD CSGD THPT tỉnh Cao Bằng
theo Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ
kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên ban hành tại thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm
2012 của Bộ GD&ĐT. Trong đó tập trung vào hoạt động tự đánh giá và đánh
giá ngoài.
7.2. Giới hạn về địa bàn, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát số liệu và quản lý chất lượng giáo dục các cơ sở
giáo dục phổ thông tỉnh Cao Bằng theo các năm học từ năm học 2013-2014 đến
năm học 2017-2018.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu;
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng các

trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện KĐCLGD trường THPT trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện KĐCLGD trường
THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở các nước trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đặc biệt các công
trình thuộc các nước phát triển sớm về KĐCLGD như Mỹ, Úc, Anh và các
nước Châu Á như Ấn Độ, Philipin đã đề cập về nhiều khía cạnh khác nhau của
KĐCLGD.
Elain El Khawas (2001) - Kiểm định chất lượng ở Mỹ: Nguồn gốc, sự
diễn biến và triển vọng cho tương lai (Accreditation in the USA: Origin,
developments and future prospect). Nghiên cứu đã nêu ra được một cách rõ
ràng và chi tiết tiến trình kiểm định bắt đầu từ định nghĩa về kiểm định chất
lượng, các hình thức kiểm định như kiểm định cơ sở đào tạo, kiểm định chương
trình đào tạo, sự phát triển của hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của Mỹ
trong những năm gần đây, cách thức tiến hành quá trình kiểm định bao gồm
thực hiện báo cáo tự đánh giá, đánh giá ngoài và công nhận mức độ đáp ứng
của nhà trường hay chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn. Đặc biệt, công trình
đã nêu lên được những cơ hội và thách thức cho lĩnh vực KĐCLGD, những tác
động của kiểm định chất lượng đến việc nâng cao chất lượng của nhà trường,

cũng như rút ra được những bài học cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, nội dung
công trình phần lớn nói về KĐCLGD đại học, chỉ phân tích một phần nhỏ về
kiểm định chất lượng trường phổ thông [19].
Nhóm các tác giả Janet Fairman, Brendra Peirce và Walter Harris (2009)
với công trình “Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Maine: Nhận
thức về chi phí và lợi phí” (High school accreditation in Maine: Perception of
cost and benefits) thuộc trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục và Phát
5


triển con người thuộc Đại học Maine-Mỹ. Với công trình này, nhóm tác giả đã
trình bày rất rõ quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Mỹ,
gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn và công nhận kiểm định
chất lượng thông qua các nghiên cứu điển hình, thực tế từ 40 trường THPT
được kiểm định bởi NEASC (The New England Association of School and
Colleges). Công trình đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn rất giá trị trong
quá trình KĐCLGD trường THPT và đề ra các giải pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng hoạt động KĐCLGD trường THPT [20].
Judith S. Eaton (2011) - Kiểm định chất lượng giáo dục ở Mỹ: Đáp ứng
với thách thức của việc giải trình trách nhiệm và thành quả của sinh viên
(U.S.Accreditation: Meeting the Challenges of Accountability and Student
Achievement). Nghiên cứu này đã chỉ rõ ra được những thách thức lớn đối với
kiểm định chất lượng các trường đại học Mỹ hiện nay là kết quả của KĐCLGD
có tác động như thế nào đến thành quả của người học trong nhà trường. Bởi lẽ,
KĐCLGD của Mỹ hiện nay được cho là có lịch sử lâu đời với sự phân quyền,
đa dạng và phức tạp cùng với cách thức, quy trình, tổ chức quản lý. Ngoài ra
bài báo cũng nêu lên được cơ cấu tổ chức phức tạp giữa các tổ chức KĐCLGD
và chính quyền liên bang [21].
1.1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức thực hiện tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh
giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bảo chất lượng trong mạng lưới các
trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network – Quality
Assurance Guidelines -2009) của Hiệp hội các nước ASEAN đã trình bày rất rõ
về mô hình đảm bảo chất lượng bên trong của các trường đại học thuộc khối
ASEAN cũng như quy trình, thủ tục các công đoạn cần thiết trong quá trình tự
đánh giá. Đặc biệt, nghiên cứu này đã trình bày rất rõ về mục đích của việc tự
đánh giá theo tiêu chí là nhằm giúp cho nhà trường tự cải tiến và hoàn thiện
hơn. Hơn nữa, nghiên cứu này đã đưa ra 7 mức độ trong thang đo để đánh giá
6


một tiêu chí. Điều này có nghĩa là khi nhà trường tự đánh giá qua các tiêu chí là
hết sức thận trọng cho từng mức đạt được, phải giải trình minh chứng đính kèm
rất rõ ràng, cụ thể [1].
Nguyễn Thị Thanh Phượng (2005) với luận án tiến sĩ chuyên ngành quản
lý giáo dục “Xác nhận lại kiểm định chất lượng và nâng cao chất lượng giáo
dục như một cuộc hành trình: Một nghiên cứu điển hình”(Reaffirmation of
accreditation and quality improvement as a journey: A case study) tại đại học
Texas của Mỹ. Luận án đã đi sâu vào phân tích khá kỹ về công tác kiểm định
chất lượng giáo dục đại học của Mỹ hiện nay, bao gồm các chính sách, chủ
trương cơ chế cũng như quy trình thủ tục, phương pháp, nội dung, chuẩn mực
trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Mỹ. Đặc biệt, luận án đã phân
tích quá trình thực hiện báo cáo tự đánh giá của nhà trường là một quá trình
thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng trong nhà trường. Trong nghiên
cứu này đã chỉ rõ quá trình tự đánh giá là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong
quá trình kiểm định [23]. Tuy nhiên, đây là chỉ nghiên cứu về kiểm định
chương trình đào tạo ở bậc đại học.
1.1.1.3. Nghiên cứu về tổ chức đánh giá ngoài và công nhận mức chất lượng
theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
Nguyễn Thị Thanh Phượng (2005) đã nghiên cứu sâu các hoạt động đánh

giá ngoài trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cụ thể tại trường đại
học phía Nam nước Mỹ (United States Sigma University). Nghiên cứu này đã
chỉ rõ mục đích của đánh giá ngoài là chuyến viếng thăm đồng nghiệp do cơ
quan kiểm định chất lượng thành lập. Thành phần của đoàn đánh giá ngoài từ 5
đến 7 thành viên đến khảo sát và làm việc tại trường được kiểm định. Những
nhận xét, đánh giá, góp ý của đoàn đánh giá ngoài mang lại giá trị rất cao cho
nhà trường trong việc cải tiến chất lượng và định hướng phát triển nhà trường.
Nhóm các tác giả Janet Fairman, Brendra Peirce và Walter Harris (2009)
cũng đã trình bày rất kỹ về kỹ thuật đánh giá ngoài. Theo nhóm tác giả này,
7


những thành viên đoàn đánh giá ngoài là những người có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và họ cũng là những người đến từ các cơ sở
giáo dục phổ thông khác. Tuy nhiên, những thành viên đánh giá ngoài này được
các tổ chức kiểm định đào tạo các khóa ngắn hạn về kiểm định, về cách đánh
giá nhà trường qua báo cáo tự đánh giá. Đặc biệt, trong công trình này đã nêu
lên được những trở ngại khi điều động các thành viên từ các cơ sở giáo dục
khác nhau. Ngoài ra, công trình này cũng đã chia sẽ kinh nghiệm trong quản lý
về đào tạo bồi dưỡng kiểm định viên.
1.1.1.4. Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại một số nước
Kiểm định chất lượng một cơ sở giáo dục nói chung và một trường
THPT nói riêng là một trong những hoạt động còn mới không chỉ ở Việt Nam
mà cả ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển. Việc hình thành các tổ
chức KĐCLGD và quản lý các tổ chức này tùy thuộc vào từng quốc gia.
Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Mỹ
Mỹ là quốc gia có bề dày lịch sử về kiểm định chất lượng giáo dục lâu
đời nhất trên thế giới, từ năm 1787 tại bang New England. Đặc biệt, ở Mỹ có 2
tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không trực tiếp kiểm định các cơ sở giáo
dục mà chỉ làm nhiệm vụ công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

khác. Đó là Bộ Giáo dục liên bang (United State Department of Education viết
tắt là USDE) và Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học (Council for
higher Education Accreditation viết tắt là CHEA), trong đó USDE là cơ quan
chính phủ và CHEA là cơ quan phi chính phủ. Hai cơ quan này không trực tiếp
kiểm định các trường mà cấp phép kiểm định cho các tổ chức kiểm định có đủ
điều kiện hành nghề.
Ở Mỹ có 3 loại kiểm định là: Kiểm định quốc gia, kiểm định vùng và
kiểm định chuyên ngành. Hơn nữa, ở Mỹ sáu tổ chức kiểm định ở sáu vùng địa
lý như: tổ chức New England Association of Schools and Colleges viết tắt là
NEASC là tổ chức kiểm định vùng đầu tiên tại Mỹ. Ngoài ra, còn có 5 tổ chức
8


kiểm định vùng khác như: vùng Trung Mỹ (The Middle States Association of
Colleges and Schools viết tắt là MSACS), vùng Nam Mỹ (The Southern
Association of Colleges and Schools viết tắt là SACS), vùng Trung Bắc Mỹ
(The North Central Association of Colleges and Schools viết tắt là NCACS),
vùng Bắc Mỹ (The Northwest Assciation of School and Colleges viết tắt là
NASC), vùng Tây Mỹ (The Western Association of Schools and Colleges viết
tắt là WASC) là những tổ chức uy tín nhất về chuyên môn.
Kiểm định chất lượng giáo dục Mỹ có tính độc lập cao, có tính tự nguyện
được thực hiện thông qua đánh giá đồng cấp với tinh thần chấp thuận tuân thủ
chính sách và các tiêu chuẩn đặt ra theo từng đạo luật của từng bang, đặc biệt là
sự tuân thủ bộ tiêu chuẩn ngay cả khi không có giám sát. Việc kiểm định chất
lượng giáo dục các trường phổ thông ở Mỹ thực hiện hai chức năng, một là
đảm bảo chất lượng đối với xã hội, trường có xứng đáng nhận được sự tin
tưởng của công chúng hay không, và hai là cải thiện chất lượng đối với trường,
quy trình kiểm định góp phần cải tiến chất lượng trường [24], [25].
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường phổ thông ở Mỹ, khác biệt
nhau theo từng vùng và lãnh thổ của Mỹ cũng như đạo luật của từng bang. Tuy

nhiên, vẫn tập trung vào các lĩnh vực như: Sứ mạng; Kế hoạch và đánh giá; Tổ
chức và quản trị; Chương trình đào tạo; Giáo viên; Học sinh; Thư viện và các
nguồn thông tin khác; Cơ sở vật chất và công nghệ; Nguồn tài chính; …. Chu
kỳ kiểm định chất lượng từ 3 đến 5 năm cũng tùy thuộc vào vùng khác nhau.
Bao gồm các bước: Tự đánh giá theo tiêu chuẩn; Đăng ký đánh giá ngoài; Đánh
giá ngoài; Công nhận [24], [25].
Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Canada
Ở Canada việc kiểm định trường phổ thông được phân quyền mạnh mẽ
cho các bang trong cả nước dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục Canada, Canadian
Accredited Independent Schools viết tắt là CAIS là tổ chức kiểm định trường
phổ thông độc lập ở Canada, được thành lập vào năm 2009 trên cơ sở sát nhập 2
9


tổ chức Canadian Educational Standards Institute và the Canadian Association
of Independent Schools, và đến tháng 1 năm 2011 được đổi tên là Standards in
Excellence And Learning (SEAL Canada) theo yêu cầu của Bộ Giáo dục
Canada. Tổ chức này làm việc với sự phối hợp với New England Association of
Schools and Colleges (NEASC) của Mỹ về các lĩnh vực chuyên môn trong đánh
giá cũng như mời đánh giá viên.
Tổ chức kiểm định độc lập này đã tiến hành kiểm định tất cả các trường
phổ thông ở Canada theo bộ tiêu chuẩn gồm 12 tiêu chuẩn và quy trình được
thống nhất. Chu kỳ 3 năm một lần sẽ có đánh giá lại. Tuy nhiên, do đặc thù của
vùng và lãnh thổ Canada rộng lớn và khác nhau nên bộ tiêu chuẩn được linh hoạt,
thay đổi và bổ sung hằng năm tùy theo từng vùng miền. Việc kiểm định trường
phổ thông ở Canada được nhằm tập trung phần lớn vào các trường tư. Kết quả
kiểm định được công khai để người học, cha mẹ cũng như xã hội biết [26].
Quản lý kiểm định chất lượng trường THPT tư thục tại Singapore
Singapore là quốc gia có hệ thống giáo dục tư thục (Pricate Education
Instutitions viết tắt là PEIs) phát triển mạnh mẽ bên cạnh hệ thống các trường

công lập. Hệ thống tư thục có vai trò quan trọng trong việc mang đến cơ hội
học tập có chất lượng cho người dân. Chính phủ Singapore quyết định thiết lập
quy trình quản lý nghiêm ngặt dành cho PEIs là tổ chức Council for Private
Education (CPE) nhằm bảo đảm cho bộ phận giáo dục này phát triển một cách
chính thống, cân bằng, ổn định, và đem lại nhiều lợi ích cho người học, đồng
thời nâng cao chất lượng giáo dục theo thời gian. CPE được thành lập theo Đạo
luật Giáo dục Tư thục, là ban quản lý có quyền lập pháp để điều hành hệ thống
giáo dục tư thục.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
Trần Khánh Đức (2004) với công trình “Quản lý và kiểm định chất
lượng đào tạo nhân lực” đã phân tích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục hay
10


kiểm định chương trình giáo dục chỉ thực hiện được một cách có hiệu quả khi
việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường được giải quyết.
Một cơ sở giáo dục bất kỳ muốn hoạt động để đạt được mục tiêu hay vươn tới
sứ mệnh của tổ chức mình thì phải thiết kế, vận hành hệ thống đảm bảo chất
lượng tại cơ sở giáo dục đó. Tác giả cho rằng kiểm định chất lượng là một khâu
trong quá trình quản lý chất lượng, và chính kiểm định chất lượng là phương
pháp, là công cụ để đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của tổ chức đó.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến quy trình kiểm định chất lượng đào từ khâu
đăng ký tự đánh giá, tự đánh giá, đánh giá ngoài và đến công nhận kiểm định
chất lượng. Công trình này, tác giả cũng trình bày rất rõ về mục đích, ý nghĩa,
nội dung, chuẩn mực để đánh giá một cơ sở đào tạo theo các mô hình đảm bảo
chất lượng khác nhau [9].
Nguyễn Việt Hùng (2000) với đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu,
xây dựng quy trình kiểm định công nhận chất lượng đào tạo cho các trường đại
học và cao đẳng”, đơn vị chủ trì là Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. Đề tài

này đã nghiên cứu về cơ sở lý luận quản lý chất lượng đào tạo, các mô hình
quản lý chất lượng đào tạo, kiểm định chất lượng, và các khâu trong quy trình
kiểm định. Đặc biệt, công trình đã đề xuất được quy trình kiểm định công nhận
chất lượng các ngành đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và tính khả thi
của nó. Mặc dù đây là công trình mang tính lý luận nhưng cũng đã đề xuất
được những cơ chế, chính sách, giải pháp khả thi để ứng dụng kiểm định chất
lượng đào tạo cho Việt Nam [10].
1.1.2.2. Nghiên cứu về tổ chức thực hiện tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh
giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2006 với mã số B2004-80-06
“Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT và
triển khai đánh giá thí điểm tại một số tỉnh, thành phố” (đơn vị chủ trì là Viện
Nghiên cứu Phát triển Giáo dục) do Nguyễn An Ninh chủ nhiệm đã tổng quan
11


phương pháp luận về đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT, xây dựng hệ
thống tiêu chí chất lượng giáo dục trường THPT. Công trình này là một trong
những công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chất
lượng trường THPT. Bộ tiêu chí đã xây dựng trên cơ sở lý luận của mô hình
CIPO (Context- Input-Process-Output) do UNESCO đề xuất. Bộ tiêu chí gồm
có 42 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 03 chỉ số. Bộ tiêu chí đã thể hiện bao quát được
các hoạt động trường THPT. Nghiên cứu này được đánh giá thí điểm chất
lượng giáo dục tại một số trường THPT tại 03 tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên,
trong công trình này không đề cập đến kỹ thuật tự đánh giá nhà trường theo
tiêu chí [16].
Lê Đức Ngọc (2009) “Tổng quan về kiểm định và đảm bảo chất lượng
giáo dục phổ thông” đã cho rằng kiểm định chất lượng là một giải pháp quản lý
chất lượng và hiệu quả nhằm các mục tiêu sau đây: Đánh giá hiện trạng của cơ
sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra như thế nào? Hiện trạng cơ sở giáo

dục có chất lượng và hiệu quả ra sao? Đánh giá hiện trạng những điểm nào là
điểm mạnh so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục. Đánh giá hiện trạng
những điểm nào là điểm yếu so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục.
Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chuẩn đề ra,
định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển [15].
1.1.2.3. Nghiên cứu về tổ chức đánh giá ngoài và công nhận mức chất lượng
theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
Phạm Thành Nghị (2000) trong nghiên cứu “Quản lý chất lượng giáo dục
đại học“ đã đề cập đến khái niệm kiểm định chất lượng (Accreditation) hay
công nhận chất lượng với hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất, kiểm định được hiểu
như là sự công nhận pháp lý cho một trường hay một chương trình đào tạo đã
được đánh giá các chuẩn mực về chất lượng. Ý nghĩa thứ hai, tác giả cho rằng
kiểm định được hiểu như là quá trình, theo đó các cơ sở giáo dục đánh giá các

12


hoạt động giáo dục của mình toàn bộ hay từng phần, và tìm kiếm sự công nhận
pháp lý để khẳng định rằng nhà trường đạt những mục tiêu đề ra [13].
Nguyễn Đức Chính (2002) trong công trình “Kiểm định chất lượng trong
giáo dục đại học” đã trình bày rất rõ các khái niệm liên quan đến thuật ngữ kiểm
định chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích về kiểm định
chất lượng trong giáo dục ở các nước trên thế giới. Nghiên cứu này đã đi sâu, chi
tiết các phương pháp, kỹ thuật, quy trình, cơ chế, chính sách kiểm định chất lượng
giáo dục ở các nước Châu Âu, Hoa kỳ, Châu Á Thái Bình Dương [5].
1.1.2.4. Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam
Thực tế hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về
quản lý KĐCLGD nói chung và quản lý KĐCLGD trường THPT nói riêng. Khi
đề cập đến vấn đề này, tóm tắt các triển khai KĐCLGD của các bậc học, cấp
học qua thực tế quản lý và qua các văn bản, nghị quyết, chính sách của Đảng và

nhà nước về KĐCLGD.
Quản lý kiểm định chất lượng dạy nghề thuộc Bộ LĐTB và XH
Triển khai thực hiện Luật Dạy nghề, Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH phê
duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề giai đoạn
2008- 2010 với mục tiêu: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểm định
chất lượng dạy nghề; tổ chức chỉ đạo đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng dẫn
triển khai mở rộng hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề cho các cơ sở dạy
nghề những năm tiếp theo. Xây dựng chính sách khuyến khích các cơ sở dạy
nghề tham gia hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề. Nâng cao năng lực
cho cán bộ kiểm định chất lượng dạy nghề và cơ quan quản lý về kiểm định
chất lượng dạy nghề. Việc thành lập và ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ
Kiểm định chất lượng dạy nghề được đánh giá là một kết quả quan trọng của
giai đoạn thí điểm, đánh dấu sự phát triển của hệ thống kiểm định chất lượng
dạy nghề Việt Nam.

13


Tuy nhiên, kết quả thí điểm kiểm định chất lượng các cơ sở dạy nghề
chưa được tuyên truyền sâu rộng nhằm hỗ trợ quảng bá, nâng cao vị thế, uy tín
cho các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non, giáo dục thường
xuyên thuộc Bộ GD và ĐT.
Trong những năm qua, hệ thống KĐCLGD ở Việt Nam đang từng bước
được hình thành. Văn bản pháp quy đầu tiên nhắc tới khái niệm KĐCLGD là
quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4 /2001 của chính phủ về Quy hoạch
mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010. Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ IX (tháng 1/2004), Nghị quyết tiếp tục nhấn
mạnh: “Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các hoạt động của hệ thống kiểm

định chất lượng giáo dục”. Việc thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định Chất
lượng Giáo dục năm 2002 đã đánh dấu một thời kỳ mới của sự phát triển hệ
thống KĐCLGD ở Việt Nam. Năm 2004, Bộ GD và ĐT đã ban hành quy định
tạm thời về kiểm định chất lượng các trường đại học làm công cụ để triển khai
hoạt động kiểm định chất lượng trong cả nước. Năm 2005, KĐCLGD được đưa
vào Luật Giáo dục ở điều 17; năm 2006 được đưa vào Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Giáo dục. Năm 2009, Luật sửa đổi và bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục đã thể hiện rất rõ các nội dung về kiểm định chất
lượng giáo dục như: nội dung quản lý nhà nước về KĐCLGD, nguyên tắc
KĐCLGD, tổ chức KĐCLGD qua điều 110 [12].
Năm 2007, Bộ GD và ĐT đã có văn bản yêu cầu tất cả các trường Đại
học cao đẳng, TCCN thành lập phòng Đảm bảo chất lượng. Tháng 2 năm 2008,
Bộ GD và ĐT đã có thông báo chính thức, yêu cầu tất cả các Sở GD và ĐT của
63 tỉnh phải thành lập phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng. Công tác
14


KĐCLGD bước đầu hình thành và phát triển ở các cơ sở giáo dục trên cả nước.
Đến nay, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản
quy phạm pháp luật về KĐCLGD của các bậc học nói chung và của các cơ sở
giáo dục phổ thông nói riêng (Phụ lục 3).
Đối với các trường Đại học, Cao Đẳng, TCCN:
Hiện nay, tất cả các trường đại học, cao đẳng, TCCN đều được triển khai
thực hiện báo cáo tự đánh giá.
Đối với các trường phổ thông, mầm non, trung tâm giáo dục thường
xuyên Hiện nay, khối các trường phổ thông bao gồm trường Tiểu học,
THCS, THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, cùng với mầm non, và
trung tâm giáo dục thường xuyên
Đã tiến hành thực hiện báo cáo tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài và

công nhận mức chất lượng theo chỉ đạo của Sở GD và ĐT. Theo báo cáo tổng
kết đến tháng 5 năm 2017 của Cục khảo thí và KĐCLGD, cả nước có 43.896
trường phổ thông và mầm non, trong đó có 95,3% trường được tiến hành tự đánh
giá, 36,2% đánh giá ngoài, và công nhận mức chất lượng. Các trung tâm Giáo
dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đến nay chưa có tổng hợp kết quả.
Qua phân tích tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về KĐCLGD
và quản lý KĐCLGD trường THPT cho thấy các nghiên cứu đã có đề cập đến
quy trình KĐCLGD bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và công nhận mức
chất lượng. Đây là quy trình kỹ thuật cơ bản của KĐCLGD mà các quốc gia
tiến hành làm KĐCLGD đều thực hiện. Các nghiên cứu cũng phân tích đến các
yếu tố kỹ thuật trong quy trình tự đánh giá và đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu về KĐCLGD trường THPT. Đặc biệt chưa có
nghiên cứu nào đi sâu và phân tích đến việc quản lý hoạt động KĐCLGD
trường THPT dựa trên chức năng quản lý.
15


×