Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

XEM cây cối, CHIM cá mà BIẾT GIÓ mưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 5 trang )

XEM CÂY CỐI, CHIM CÁ MÀ BIẾT
GIÓ MƯA

Tạo hóa đã ban cho loài vật một phản xạ dự báo
thời tiết hay hơn loài người gấp nhiều lần. Mặc dù
chúng không biết nói, nhưng những giác quan
của chúng cực kỳ nhạy bén. Nếu chúng ta biết
chú ý hành động của những con vật xung quanh
mình, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được rất nhiều
bài học rất hay về dự báo thời tiết:

• Nhà tranh, rơm chịu nắng mưa lâu ngày, mốc
sinh ra trên mái nhà có thể xem đoán biết mưa
gió. Nếu mốc buổi sáng trời tạnh, mốc sinh buổi
chiều trời mưa.
• Rau dao, một loại cỏ nước, người nhà quê
ngắt nõn trắng nhỏ của chúng mà nhấm, nếu
ngọt là có mưa, nếu chua là trời hạn.
• Hoa cây đồng mới nở có sắc đỏ là trời hạn,
sắc trắng là trời mưa.
• Hoa sen nở trước ngày lập hạ chủ trời mưa.
Hoa Tường Vi dạ nở trước ngày lập hạ, hoa mạch


nở ban ngày đều chỉ có mưa.
• Quạ tắm, trời gió. Chim sẻ tắm, trời mưa. Cim
cu gáy tiếng dài trời tạnh ráo, tiếng gáy ngắn,
trời mưa.
• Tổ chim thước thấp, nước dâng cao; làm tổ
trên cao, trời hạn.
• Chim hải yến bay thành đàn tới, trời mưa gió.


Chim quán ngửa cổ gáy trời tạnh ráo, cúi gáy trời
mưa.
• Thấy chim hạc buổi sáng trời tạnh, thấy chim
hạc buổi chiều trời mưa.
• Chim ri hót trời tạnh. Mùa hạ, mùa thu trời
mưa, chợt cò trắng bay là dứt mưa.
• Gà lên chuồng ngủ sớm, trời âm u. Gà mẹ
cõng con đi, trời mưa.
• Chuột đồng lội nước ao, nước dâng lớn, bò
đến đâu nước ngừng đến mức ấy.
• Chuột cắn lúa mạ, chỉ mất mùa. Chó bò trên
đất chỉ trời mưa tồi sầm. Chó cắn cỏ xanh, trời
tạnh ráo. Mèo ăn cỏ xanh, trời mưa. Chó ra bến
song uống nước, nước rút.
• Tháng sáu không có ruồi nhặng, năm ấy được
mùa. Giun đùn bò lên buổi sáng, trời tạnh ráo.
Giun bò lên buổi chiều, trời mưa.
• Cá quẫy vọt lên mặt nước (gọi là đo nước) cao
mấy tấc (thốn) nước dâng bấy nhiêu.
1. TRỜI TỐT (trời nắng)
• Khi trời đang mưa tầm tã, gà bỗng cất tiếng
gáy là chắc chắn Mặt Trời sẽ rạng rỡ trở lại.
• Bướm xuất hiện nhởn nhơ trên cây cỏ là thời
tiết không thể nào xấu được.
• Qụa bay vào buổi sáng xấu trời thì chắc chắn


ngày đó sẽ nắng đẹp.
• Dơi bay lượn lúc hoàng hôn: trời khô ráo.
• Thằn lằn bò được trên vách bình thường: trời

tốt.
• Nhện kéo tơ chăng lưới: trời tốt. Nếu trời sắp
lặn mà nhện vẫn còn làm việc chăm chỉ: đêm đó
trời quang mây tạnh.
2. TRỜI MƯA:
• Én bay thấp.
• Chim gõ kiến kêu.
• Kiến chuyển thức ăn lên chỗ cao.
• Chuồn chuồn bay vào tháng bảy: trời sắp có
bão.
• Ếch nhái đồng loạt ra khỏi hang: sắp có mưa
bão.
• Ong di tản chỗ ở trước khi có mưa bão có khi
cả hơn 2 tuần.
• Mèo lấy chân gãi sau lỗ tai: sắp có mưa.
• Sứa biển xuất hiện nhiều: sắp có mưa to.
• Nhện rút ngắn mấy sợi tơ xung quanh lưới
cho vững vàng, bền chặt. Sau đó nằm yên trong
lưới: Trời sắp có mưa bão to.
• Cóc nghiến răng.
• Mối bay ra khỏi tổ.
• Con cà niễng hay con nhện nước ẩn mình
dưới cỏ, bèo: trời sắp mưa.
• Tiếng đàn qụa sẽ tụ họp rồi vụt bay tán loạn
là báo hiệu sắp có mưa to, bão lụt.
• Nhà nông vẫn dùng phương pháp bỏ con đỉa
vào chai, nếu thấy chúng bò dần lên miệng chai
thì trời sắp mưa (nếu trời tốt nó sẽ nắm lì ở đáy
chai).



3. THỜI TIẾT KHÁC:
• Chim chóc thường im tiếng hót nửa giờ trước
khi có hiện tượng nhật thực.
• Hạc bay lượn thành vòng cả bầy trên trời là
điềm báo nguy sắp có động đất.
• Chó tru giữ dội là sắp có thiên tai.
• Ngựa hí vang và không chịu chạy: sắp có
động đất.
Sau đây là những câu chuyện có thật được
sách vở ghi chép lại:
- 1953: Tại Hy Lạp, từng đàn chim hạc bay lượn
nử giờ trước khi xảy ra động đất làm sụp đổ
20.000 nóc nhà, 167 người bị thương và mất tích.
- 1923: tại Tokyo trước khi có động đất, từng bầy
chó nghểnh mõm lên trời tru vang dậy.
- 1962: Tại thung lũng Chevrence (Pháp) kiến đào
hang sâu xuống đất tới 60cm. Qủa nhiên năm đó
ở châu Âu lạnh ghê gớm.
- 1963: Tại Nam Mỹ ở trường đua các con ngựa hí
vang và không chịu chạy, liền sau đó một trận
động đất dữ dội làm sụp đổ toàn thể khán đài.
- Tháng 3/1964: tại vườn bách thú ở Tacomce
thuộc tiểu bang Washington (Hoa Kỳ), tự nhiên
các thú vật đều đồng thanh kêu inh ỏi, không ai
ngờ rằng chúng đã tiên đoán trước một trận động
đất dữ dội sẽ xảy ra ở Alaska. Cách chúng đến
2.500km.
- Đêm 9/10/1963: ở Ý cả bầy thỏ vội vã chạy ra
khỏi thung lũng của đập nước, băng qua đầu một

chiếc ôtô. Cách đó không xa, con chim Kim Tước
của gia đình nọ bỗng dưng vùng lên kêu thét


trong lồng, nó hấp tấp tìm cách ra khỏi lồng bằng
mọi giá, bất chấp cái đầu bị kẹt cứng giữa 2 chấn
song. Gia đình chủ của con chim này vội vã chạy
ra khỏi nhà thoát khỏi thung lũng. Họ đã kịp
thoát chết trong gang tấc. Sáu giờ đồng hồ sau
liền có một cột nước khổng lồ cả triệu tấn đổ ập
bao trùm lên một đập nước và làm cho 2.500
người chết.



×