Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Tìn hiểu công tác biên tập xuất bản cuốn sách di sản văn hóa chăm của nhà xuất bản thế giới”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
SÁCH ẢNH VÀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP SÁCH ẢNH CỦA NHÀ XUẤT
BẢN THẾ GIỚI...............................................................................................6
1.1. Khái quát về sách ảnh.................................................................................6
1.2. Khái quát về công tác biên tập - xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản Thế
Giới..................................................................................................................16
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC BIÊN TẬP - XUẤT BẢN CUỐN SÁCH “DI
SẢN VĂN HÓA CHĂM” CỦA NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI.................24
2.1. Giới thiệu về cuốn sách “Di sản văn hóa Chăm”.....................................24
2.2. Công tác biên tập - xuất bản cuốn sách “Di sản văn hóa Chăm”.............27
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP - XUẤT
BẢN CUỐN SÁCH “DI SẢN VĂN HOA CHĂM” VÀ ĐỀ XUẤT Ý
KIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BIÊN TẬP XUẤT BẢN SÁCH ẢNH
CỦA NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI............................................................56
3.1. Đánh giá chung về công tác biên tập - xuất bản cuốn sách Di sản văn hóa
Chăm của Nhà xuất bản Thế Giới...................................................................56
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác biên tập xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản Thế Giới................................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................69


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu xuất khẩu sách ra nước ngoài của Nhà xuất bản Thế Giới
(2006 - 2010)...................................................................................................21
Bảng 2.2: Tỉ lệ ảnh được chọn sử dụng trong sách Di sản văn hóa Chăm......37
Bảng 2.3: Các lỗi phiên âm ngôn ngữ Chăm - Latinh tồn tại trong bản thảo........45
Ảnh 2.1: Ảnh gốc được sử dụng trong bản thảo.............................................39
Ảnh 2.2: Ảnh được biên tập viên thay thế.......................................................39
Ảnh 2.3: Ảnh nhấn được căng to và đặt ở vị trí bắt mắt.................................42


Ảnh 2.4: Vị trí câu chú thích (đặt trong ảnh)..................................................54
Ảnh 2.5: Xác lập kỷ lục cuốn sách ảnh Di sản văn hóa Chăm được thực hiện
bằng nhiều thứ tiếng nhất................................................................................60
Ảnh 2.6: Các giải thưởng của cuốn Di sản văn hóa Chăm do Hội Xuất bản
Việt Nam trao tặng..........................................................................................61
Sơ đồ 2.1: Vị trí trình bày ảnh trên trang sách................................................49
Sơ đồ 2.2: Vị trí đặt ảnh trên trang sách..........................................................50
Sơ đồ 2.3: Góc độ đặt ảnh thiết kế..................................................................50


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng
sắc thái văn hóa tộc người. Từ cái nôi của nền văn minh lúa nước ở Đồng
bằng sông Hồng đến những sắc thái văn hóa của các dân tộc miền núi tại Tây
Bắc và Đông Bắc; từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở
Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam
Trung Bộ; từ những vùng đất mới ở Nam bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc
người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa tộc người ở Tây
Nguyên. Những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa riêng của mỗi dân
tộc tạo nên nền văn hóa chung của cả cộng đồng Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc bởi thế Việt Nam mang trong mình
một nền văn hóa đa dạng, đầy màu sắc. Mỗi dân tộc là một phần máu thịt của
Việt Nam, là một bộ phận không thể tách rời. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta
luôn có sự quan tâm sâu sắc tới đồng bào các dân tộc thiểu số, đã tăng cường
việc đi sâu nghiên cứu bản sắc của mỗi dân tộc. Nhiều chính sách về đời
sống, văn hóa, xã hội được thực hiện với mục tiêu không ngừng nâng cao đời

sống về cả vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bảo tồn và
phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Song song với việc đầu tư, xây dựng và tu bổ các công trình văn hóa,
khuyến khích đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình thông qua
việc duy trì các lễ hội truyền thống, các điệu múa, các làn điệu dân ca…
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta hàng năm còn thực hiện nhiều dự án để bảo
tồn và phát triển các di sản văn hóa thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến
Luật Di sản văn hóa, nâng cao ý thức nhân dân trong việc bảo vệ, phát huy


2

giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước còn khuyến
khích các đơn vị xuất bản chú ý đến việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản các
cuốn sách về dân tộc thiểu số ở nước ta.
Khác với các đơn vị xuất bản khác, Nhà xuất bản Thế Giới có chức
năng chính là tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn cho nên các
xuất bản phẩm của nhà xuất bản này không chỉ đáp ứng được nhu cầu tìm
hiểu của bạn đọc trong nước mà còn góp phần mang nền văn hóa Việt Nam
giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc nước ngoài. Cuốn sách Di sản văn hóa Chăm
nằm trong bộ sách Văn hóa Việt Nam của Nhà xuất bản Thế Giới. Những
cuốn sách trong bộ sách này đa phần là sách song ngữ tiếng Việt - tiếng nước
ngoài và ngược lại. Nhà xuất bản Thế Giới đã liên tục xuất bản bộ sách này
trong suốt 20 năm qua và vẫn tiếp tục duy trì xuất bản liên tục.
Ngày một nhiều phát hiện về nền văn hóa Chăm khiến số người quan
tâm đến di sản Chăm nhiều hơn, hiếu kì cũng có, nghiên cứu bài bản cũng có.
Nói đến văn hóa Chăm là phải nói đến các đền tháp Chăm nằm rải rác suốt dải
đất miền Trung từ Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây
Nguyên; các tác phẩm điêu khắc Chăm phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo, con
người Chăm… Như vậy, có thể nói cuốn sách Di sản văn hóa Chăm là một ghi

chép chân thực và sinh động về cuộc sống muôn màu của đồng bào dân tộc
Chăm ở Việt Nam. Sách tập hộ nhiều bức ảnh tư liệu quý giá và ấn tượng. Đó
là công trình được xây dựng lên bằng tâm huyết của nhiều người với mong
muốn đem đến cho bạn đọc một ấn phẩm có gía trị cao về mặt tinh thần.
Cùng với việc yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh, cuốn sách ảnh Di sản
văn hóa Chăm đã mang đến cho tôi niềm say mê. Tôi hy vọng rằng, qua tìm
hiểu công tác biên tập - xuất bản cuốn sách trên sẽ giúp tôi trau dồi thêm kĩ
năng nghiệp vụ, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực trong vấn đề
nâng cao chất lượng biên tập sách ảnh. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Tìn


3

hiểu công tác biên tập - xuất bản cuốn sách Di sản văn hóa Chăm của Nhà
xuất bản Thế Giới” cho đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, sách ảnh có sức hút rất lớn đối với bạn đọc. Vấn đề biên
tập - xuất bản sách ảnh đã và đang thu hút rất nhiều đơn vị xuất bản. Tuy
nhiên, số ấn phẩm sách ảnh nhiều nhưng những ấn phẩm về dân tộc thiểu số,
di sản văn hóa Việt Nam… lại rất hiếm. Các sách, bào, bài nghiên cứu về
đồng bào Chăm cũng xuất hiện rất nhiều, có thể kể đến một vài tác phẩm sau:

- Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh, Andrew Harly, 2005, Du khảo
văn hóa Chăm - Peregrinations into Chăm Culture - Pérégrinations
Culturellesau Chămpa, NXB Thế Giới

- William Noseworthy, 2014, Nghiên cứu văn hóa Chăm - Cham
Cultural Studies, NXB Tri thức

- Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, 1991, Văn hóa Chăm,

NXB Khoa học xã hội

- Sayaka, 2010, Văn hóa Chăm: Nghiên cứu và phê bình, NXB Phụ nữ
- Hồ Xuân Tịnh, 1998, Di tích Chăm ở Quảng Nam, NHX Đà Nẵng
- Ngô Văn Doanh, 1994, Văn hóa Chăm Pa, NXB Văn hóa thông tin
- Hoàng Minh Tường, 2014, Dấu ấn Chăm trên đất Thanh Hóa, NXB
Văn hóa dân tộc

- Lưu Trần Tiêu, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Quốc Hùng, 2000, Giữ gìn
những kiệt tác kiến trúc trong nền văn hóa Chăm, NXB Văn hóa dân tộc
Những cuốn sách nêu trên đều là những tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu
về tín ngưỡng, phong tục, đời sống của đồng bào Chăm nhưng đây chỉ là
những cuốn sách nghiên cứu thông thường ít có hình ảnh minh họa và khó có
thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiều của độc giả. Cuốn sách Di sản văn hóa
Chăm do Nhà xuất bản Thế Giới phát hành năm 2007 là cuốn sách ảnh đầu tiên


4

cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu ảnh quý giá về đồng bào Chăm ở Việt Nam.
Cuốn sách không chỉ mang tới cho bạn đọc trong và ngoài nước hình ảnh khắc
họa chân thực nhất về đồng bào Chăm mà còn giúp họ có được một cái nhìn
mới mẻ về sách ảnh cũng như sự phát triển của sách ảnh ở Việt Nam.
Tính đến nay, đã có nhiều đề tài khóa luận nghiên cứu về tình hình
xuất bản sách ảnh của nhiều đơn vị xuất bản.Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập
trung nghiên cứu về mảng sách ảnh song ngữ, đa ngữ của Nhà xuất bản Thế
Giới. Do tính đặc thù trong công tác biên tập - biên dịch sách của Nhà xuất
bản mà có thể khẳng định ràng đề tài khoa luận không bị trùng lặp với các đề
tài trước đó, là một hướng mới để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những bài học trong việc tìm hiểu, mua bản quyền, dịch, biên tập
cuốn sách ảnh này của Nhà xuất bản Thế Giới, khóa luận sẽ đưa ra cái nhìn
toàn diện hơn về thực tế hoạt động đồng thời đánh giá, phân tích những điểm
mạnh, điểm yếu, những thành công, hạn chế của Nhà xuất bản. Từ đó đề ra
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác biên tập - xuất bản sách
ảnh của Nhà xuất bản Thế Giới trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát về sách ảnh, tình hình xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản
Thế Giới

- Tìm hiểu công tác biên tập cuốn sách ảnh Di sản văn hóa Chăm
- Rút ra một số bài học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng mảng sách ảnh tại Nhà xuất bản Thế Giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


5

Quy trình biên tập - xuất bản cuốn sách Di sản văn hóa Chăm của tác
giả Nguyễn Văn Kự tại Nhà xuất bản Thế Giới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Lí thuyết về sách ảnh và thực tế qui trình biên tập - xuất bản cuốn
sách Di sản văn hóa Chăm tại Nhà xuất bản Thế Giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Đọc tài liệu,
tra cứu, thống kê, so sánh, liệt kê, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh
giá tài liệu.

6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
minh họa, phần nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về công tác biên tập - cuất bản sách ảnh và
công tác biên tập - xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản Thế Giới
Chương 2: Công tác biên tập - xuất bản cuốn sách Di sản văn hóa
Chăm của Nhà xuất bản Thế Giới
Chương 3: Đánh giá chung về công tác biên tập - xuất bản cuốn sách
Di sản văn hóa Chăm và đề xuất ý kiến nâng cao chất lượng biên tập - xuất
bản sách ảnh của Nhà xuất bản Thế Giới


6


7

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP - XUẤT BẢN SÁCH ẢNH VÀ
CÔNG TÁC BIÊN TẬP SÁCH ẢNH CỦA
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
1.1. Khái quát về sách ảnh
1.1.1. Khái niệm về sách ảnh và xuất bản sách ảnh
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại sách ảnh
Sách ảnh, theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Khoa học
xã hội (1998): “Sách ảnh là loại sách thể hiện nội dung thông tin bằng ảnh,
bên cạnh phần ảnh còn có phần chữ được viết một cách ngắn gọn, súc tích
phục vụ cho chủ đề đưa ra, bố cục sách được sắp xếp thep một trật tự nhất
định”.
Theo Wikipedia: Sách ảnh là loại sách trong đó hình ảnh đóng góp

đáng kể cho toàn bộ nội dung cuốn sách. Mọi hình ảnh chứa đựng trong đó
đều có liên quan đến nội dung cuốn sách.
Như vậy, có thể thấy rằng, điểm quan trọng nhất để nhận biết sách ảnh
với các loại sách khác là ở số lượng ảnh. Số ảnh sử dụng trong sách ảnh nhiều
hơn và chiếm phần lớn dung lượng mỗi trang sách, phần chữ bị thu hẹp lại và
chiếm vị trí ít hơn so với phần ảnh.
Sách ảnh khá phong phú và đa dạng về đề tài. Căn cứ vào loại hình,
người ta chia sách ảnh ra làm hai loại: sách ảnh nghệ thuật và sách ảnh báo
chí. Và ở bất cứ loại hình nào, sách ảnh cũng mang đến cho độc giả cái nhìn
trực diện, chân thực nhất về hiện thực cuộc sống khách quan, giúp độc gỉa có
cách tiếp cận mới về thế giới quan mà họ muốn tìm hiểu.
Bởi Nhà xuất bản Thế Giới có nhiệm vụ chủ yếu là làm đối ngoại bằng
sách báo ngoại văn, các ấn phẩm của nhà xuất bản chủ yếu là sách dịch


8

ngược, sách song ngữ (Việt - Anh, Việt - Pháp), sách đa ngữ cho nên biên tập
viên sẽ phải chú ý đến các đặc điểm của sách ảnh để có thể truyền đạt được ý
đồ của tác giả một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, việc hiểu được đặc điểm
của loại sách này giúp cho biên dịch viên của nhà xuất bản linh hoạt trong
phong cách dịch bởi đặc trưng riêng của mỗi tác giả cũng như ảnh hưởng văn
hóa của ngoại ngữ. Biên dịch viên phải đảm bảo kết hợp linh hoạt giữa yêu
cầu của từng loại sách, đảm bảo ba yếu tố “tín, đạt, nhã” mà vẫn thể hiện
được phong cách của sách ảnh.
1.1.1.2. Sự ra đời của sách ảnh
Nguồn ảnh dồi dào và đa dạng đã tạo điều kiện cho sự ra đời của loại
sách mang tính nghệ thuật cao - sách ảnh. Do vậy mà sự ra đời của sách ảnh
có liên quan mật thiết đến nền nhiếp ảnh.
Ngày 07/01/1839 được coi là ngày ra đời của nhiếp ảnh thế giới. Có thể

nói rằng quá trình ra đời bức ảnh là một quá trình dài phát minh, lao động,
sáng tạo của các nhà sáng chế. Nhiếp ảnh ra đời, được vận dụng vào rất nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội như hội họa, điêu khắc, nghiên cứu khoa học…
Tuy nhiên, riêng lĩnh vực thông tin, phải đến hàng chục năm sau con người
mới chính thức sử dụng các bức ảnh trên báo chí. Ảnh báo chí phản ánh thông
tin nhanh và chân thực hơn rất nhiều so với chữ viết. Trên thế giới, việc xuất
bản các loại sách, báo, tạp chí ảnh phát triển ồ ath. Trong những năm gần đây,
sách ảnh được xuất bản với số lượng ngày một nhiều, có nhiều nhà xuất bản
chỉ chuyên xuất bản loại sách này. Đến tận bây giờ vẫn chưa có một tài liệu
nào khẳng định chắc chắn về thời điểm bắt đầu của thể loại sách ảnh, nhưng
qua nghiên cứu, chúng ta có thể thấy sự phát triển của thể loại sách ảnh gắn
với sự phát triển của nhiếp ảnh và sự ra đời của các tờ báo, tạp chí ảnh. Bước
sang thế kỉ XXI, nhiếp ảnh đã có những bước tiến khổng lồ nhờ công nghệ kĩ
thuật số. Thay vì phải mang theo hàng tấn thiết bị cồng kềnh thì hiện nay, mọi


9

nhiếp ảnh gia đều có thể thỏa sức sáng tạo ngay tại nơi diễn ra sự kiện mà
không cần phải liệt kê những khoản phí tổn về phim hay thời gian hiện hình
trên giấy ảnh. Chính ảnh kĩ thuật số đã mang lại cho nhiếp ảnh phong cách tự
do mới. Người ta không chỉ giới thiệu ảnh đẹp, ảnh mới mà còn quan tâm đến
các vấn đề lí luận, nghiệp vụ, phương pháp sáng tác, kinh nghiệm sáng tác.
Thế giới quan tâm và khai thác mọi đề tài về sách ảnh từ ẩm thực, thời trang,
trang điểm, đến giải trí, âm nhạc cũng như tất cả các khái cạnh khác trong đời
sống. Đặc biệt là loại sách ảnh nghệ thuật về hình ảnh các vùng miền ở các
địa phương, các đất nước trên thế giới đã và đang thu hút đông đảo độc giả.
Ở Việt Nam, đến tận năm 1953, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh
số 147/SL chính thức thành lập doanh nghiệp chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam,
thì điện ảnh và nhiếp ảnh mới manh nha xuất hiện và có bước chuyển mình ở

nước ta. Những năm gần đây, trong nền cơ chế thị trường, nhiều nhiếp ảnh gia
bằng tâm huyết, nỗ lực, nguồn vốn của mình đã tự cho xuất bản, in và phát hành
nhiều tập sách ảnh của cá nhân, làm phong phú thế giới hình ảnh dưới ống kính
của tác giả: “Chim rừng Việt Nam”, nhiếp ảnh gia Lê Thị Hoài Phương, NXB
Kim Đồng; Ăn vặt Sài Gòn, Chu Thị Hồng Anh, nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức;
sách ảnh đồng tính “Yêu là yêu”, Maika Elan…
Đến năm 2000, thị phần sách ảnh trong nước vẫn còn bỏ ngỏ. Các nhà
xuất bản tham gia làm sách ảnh rất ít. Những nhà xuất bản đầu tiên xuất bản
sách ảnh là Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (Đại tướng Tổng tư lệnh Võ
Nguyên Giáp…), Nhà xuất bản Trẻ (Họ đã sống như thế…), Nhà xuất bản
Văn nghệ (Mê Kông ký sự- phim và ảnh, Phạm Khắc…), Nhà xuất bản Thông
tấn (Hình ảnh 54 dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh…), đặc biệt Nhà xuất bản
Thế Giới hiện nay là nhà xuất bản cho in và phát hành nhiều sách thuộc thể
loại sách ảnh nhất và chủ yếu là sách song ngữ. Tiêu biểu như các cuốn sách
về văn hóa Việt Nam: Đình Việt Nam, Kiến trúc cổ Hội An, Hội họa Việt
Nam từ 1005 - 1945, 250 quốc gia và vùng lãnh thổ…


10

Sách ảnh tuy có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với nhiều năm trước nhưng
vẫn chiếm tỉ lễ nhỏ hơn so với sách chữ truyền thống. Nguyên do là làm sách
ảnh giá thành cao nên đa phần các nhà xuất bản chưa mạnh dạn thực hiện. Sách
ảnh hiện nay được đặt hàng bởi các cơ quan, đoàn thể, cá nhân, trở thành một xu
hướng mới đang lan truyền mạnh mẽ và dân trở nên phổ biến. Ngoài ra, sách ảnh
chủ yếu vẫn là do Nhà nước đặt hàng các nhà xuất bản làm.
Có thể thấy nền nhiếp ảnh Việt Nam ra đời khá muộn só với thế giới,
sách ảnh cũng vậy. Nền nhiếp ảnh phát triển ngày càng mạnh mẽ, đến nay đã
dần trưởng thành và là công cụ đắc lực phục vụ cuộc sống. Nghệ thuật nhiếp
ảnh Việt Nam đã trở thành một nghệ thuật có vị trí xứng đáng trong văn hóa

Việt Nam. Chính nó đã tạo ra nguồn ảnh dồi dào phục vụ cho công tác xuất
bản sách, báo truyền thống nói chung và sách ảnh nói riêng.
1.1.2. Đặc điểm của sách ảnh
1.1.2.1. Kênh hình là chủ yếu
Để có được một cuốn sách ảnh hoàn chỉnh, ngoài vai trò của biên tập viên
Nhà xuất bản, không thể không nhắn tới đội ngũ các phóng viên - nghệ sĩ nhiếp
ảnh. Họ là những người cống hiến những tác phẩm của mình để tạo nên giá trị
cho một ấn phẩm sách ảnh. Hàng trăm, hàng nghìn bức ảnh được sưu tầm bằng
nhiều cách khác nhau, có thể là ảnh tư liệu của các đơn vị; ảnh của từng các nhân
phóng viên, nhiếp ảnh gia chụp và trực tiếp gửi về đơn vị xuất bản.
Ấn tượng đầu tiên của của người đọc khi tiếp xúc với một cuốn sách
ảnh đó là ảnh. Hầu như trang nào cũng có và lấp đầy cả trang sách. Sự khéo
léo của biên tập viên cùng những người minh họa sách đã tạo nên phong
cách đa dạng trong sách ảnh mà vẫn thể hiện được đầy đủ ý đồ nghệ thuật
của tác giả.
Thông thường, phần chữ trong sách ảnh rất ít, chỉ chiếm một phần rất
nhỏ, bởi tất cả những thông tin được truyền đến bạn đọc đều thông qua các


11

bức ảnh. Hình ảnh là phần chính yếu nhất trong một cuốn sách ảnh, do vậy
hình ảnh phải phán ánh đúng thực trạng của hiện thực, các mối liên hệ của đối
tượng, sự kiện thông qua các lát cắt tiêu biểu, chân thực, sinh động, diễn ra
trong một khoảng thời gian và không gian xác định. Nhờ vào những hình ảnh
đó mà người xem dù không trực tiếp chứng kiến sự vật, hiện tượng nhưng vẫn
có thể dễ dàng nhận biết được đối tượng theo đúng với nội dung mà hình ảnh
thông báo trong tác phẩm.
Kênh hình (ảnh) và kênh chữ (phần bài viết hoặc chú thích) là hai phần
quan trọng không thể tách rời nhau trong một cuốn sách ảnh. Hình ảnh làm

nhiệm vụ cung cấp thông tin chính, thông tin cơ bản. Còn bài viết và chú
thích làm nhiệm vụ gọi tên người, tên sự vật, sự việc tránh gây hiểu lầm,
nhầm lẫn. Mặt khác, kênh chữ bổ sung thêm thông tin mà hình ảnh không
truyền đạt hết được. Ngôn ngữ viết còn có nhiệm vụ giải thích, bình luận mối
liên hệ ảnh - ảnh; ảnh - lời; tạo mối liên hệ chặt chẽ trong tác phẩm, giúp
người xem hiểu đúng hơn về sự kiện, sự việc được phản ánh trong tác phẩm.
Hình ảnh đôi khi không thể biểu đạt được mọi thông tin, ý đồ nghệ
thuật mà tác giả muốn truyền đạt. Phần chữ viết cũng thế, độc giả không thể
hình dung ra hết những gì nó thể hiện nếu chỉ thông qua việc đọc, họ chỉ có
thể cảm nhận đầy đủ và chính xác nhất khi kết hợp cả phần hình và phần chữ.
Người đọc phải vừa cảm nhận bằng mắt qua những sự thật khách quan sinh
động thể hiện qua từng thước ảnh; lại vừa cảm nhận bằng tất cả những suy
nghĩ của mình qua từng câu chữ. Chỉ như thế mới thấy được cái hay, cái đẹp
của từng bức ảnh, từng bài viết, cái thú vị của từng trang sách.
1.1.2.2. Tác động trực quan, mang tính truyền cảm trực tiếp
Ảnh bao giờ cũng tác động trực tiếp qua con mắt của người xem. Ảnh
là một loại hình thông tin đặc biệt sinh động, dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh
đối với độc giả. So với chữ viết, hình ảnh tiếp cận với người xem nhanh hơn


12

và được lưu lại lâu hơn trong trí nhớ của họ qua hình ảnh trực quan bởi để
hiểu được chữ viết, trước hết là phải đọc, rồi suy ngẫm từ đó mới đưa đến
việc hình thành nên những nhận thức mới, những nhận xét hay đánh giá của
riêng mỗi cá nhân.
Mọi thông tin đều tác động trực tiếp tới con người qua hai giác quan
quan trọng nhất là thị giác và thính giác. Thị giác là giác quan tiếp nhận thông
tin lớn, khoảng 83% thông tin con người thu thập được là qua giác quan này,
chỉ 11% điều chúng ta nhận thức được hàng ngày là qua thính giác, còn lại là

các giác quan khác.
Sách ảnh thông tin bằng hình ảnh. Trong số thông tin mà con người tiếp
nhận, ngoài những thông tin được truyền tải bằng chữ viết thì dung lượng lớn
thông tin được truyền tải bằng hình ảnh. Sách ảnh là thể loại tốt nhất để đáp
ứng nhu cầu về thị giác của độc giả. Nhìn lại những cuốn sách truyền thống,
chữ viết nhiều và hình ảnh chỉ là điểm xuyết, đa phần là ảnh vẽ. Người đọc
muốn hiểu hết nội dụng buộc phải dựa vào kênh chữ. Đọc nhiều, mắt chúng ta
phải hoạt động thường xuyên và liên tục hơn, hiệu quả đọc vì thế sẽ kém đi
rất nhiều do cảm giác mệt mỏi, chán nản.
Thông tin trong sách ảnh hấp dẫn bạn đọc bởi có thể tiếp cận với thông
tin qua hình ảnh trực quan, sinh động. Độc giả nhờ vậy cũng có thể cảm nhận
được không gian và thời gian diễn ra sự kiện. Hơn nữa, cảm xúc từ các khuôn
hình , tùy mức độ nông hay sâu của nhiếp ảnh gia se dẫn dắt độc giả đi đến
chứng kiến bản chất cốt lõi của sự việc, hiện tượng. Thông tin từ những bức
ảnh do đó luôn tạo nên những bất ngờ cũng như sự thích thú trong quá trinh
tiếp nhận của bạn đọc.
Sức hấp dẫn của sách ảnh còn được thể hiện qua những thông tin mang
ý nghĩa xã hội cao, chứa đựng tính thời sự. Các bức ảnh đem đến cho người
xem cái nhìn mới lạ về những khía cạnh tưởng chừng như rất quen thuộc


13

trong đời sống. Điều này sẽ trở nên có ý nghĩa hơn khi những hình ảnh kích
thích trí tưởng tượng của người đọc đến mức buộc họ phải suy nghĩ đến
những vấn đề có trong từng thước ảnh.
1.1.2.3. Sách ảnh mang tính chất của một loại hình nghệ thuật
Sách ảnh cung cấp cho người đọc những tấm ảnh đẹp, nhiều giá trị
mang tính chất của một loại hình nghệ thuật. Dưới con mắt của một con người
luôn tìm kiếm cái đẹp, cái mới, thì mỗi người nghệ sĩ luôn hướng mình đi đến

mọi miền đất nước, nhập vào mọi cuộc hành trình để khám phá, tìm tòi, phát
hiện cái mới. Nghệ thuật đích tựhc bao giờ cũng cần sự sáng tạo và sự sáng
tạo ấy phải tạo nên gía trị cho tác phẩm nghệ thuật. Nhiếp ảnh cũng như vậy,
mọi nhiếp ảnh gia để có được những bức ảnh đắt giá, trước hết người đó phải
là người yêu thích sự trải nghiệm, có cái nhìn sâu sắc và toàn diện, khám phá
được mọi mặt cuộc sống con người, biết đánh giá những giá trị cuộc sống,
truyền tải được nhu cầu thông tin cho độc giả.
Cái nhìn cá nhân và nghệ thuật đích thực phát sinh từ đó. Mỗi phong
cách nghệ thuật đánh dấu một dấu ấn cá nhan riêng của từng nghệ sĩ và mỗi
tác phẩm ảnh đều mang một phong cách riêng biệt với một góc nhìn riêng,
cách cảm nhận, truyền tải riêng. Một bức ảnh phải có trong đó những chi tiết
“đắt” để vừa làm nên giá trị nghệ thuật của bức ảnh, vừa phản ánh được
những vấn đề cấp bách của xã hội.
Sách ảnh hội tụ những bức ảnh nghệ thuật, các bức ảnh được sắp xếp,
trình bày trên từng trang sách, có sự cân đối, hài hòa giữa hình và chữ. Người
đọc tìm đến sách ảnh cũng giống như tìm hiểu một loại hình nghệ thuật. Việc
sưu tầm bằng cách đi chụp lại các bức ảnh, điều đó cần đến khả năng tư duy
nghệ thuật. Ảnh đẹp, không chỉ đơn thuần là ảnh có chất lượng, sắc nét mà
ảnh đó phải được chụp bằng con mắt tinh anh của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Từ chọn bối cảnh, bố cục, ánh sáng, nhân vật, đường nét, độ tương phản…cho


14

đến việc chờ đến khoảnh khắc, thời cơ bấm máy đều rất quan trọng, quyết
định “số phận” của một bức ảnh.
Việc trình bày, minh họa ảnh trong sách cũng là một nghệ thuật. Những
bức ảnh, tự thân chúng đã là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, khi
sưu tầm, biên soạn các biên tập viên, mĩ thuật viên lại đưa chúng vào những
vị trí thích hợp trong cuốn sách.

1.1.2.4. Ngôn ngữ biểu hiện là hình ảnh
“Mối quan hệ giữa hệ thống kí hiệu chữ viết và hệ thống kí hiệu hình
ảnh được coi là mối quan hệ giữa hệ thống kí hiệu ngôn ngữ và hệ thống kí
hiệu không ngôn ngữ. Hai cấp bậc của sự hiểu biết là cấp khái niệm (lời nói)
và cấp trực quan (hình ảnh) luôn luôn có mối quan hệ nhất định với nhau, có
sự tác động qua lại lẫn nhau, cùng cho phép ta hiểu chính xác bức ảnh, nâng
cao giá trị bức ảnh bằng cách cụ thể hóa một dữ kiện” (Tiến sĩ Veasta
Zachejeva). Lời nói (có thể là chú thích ảnh) kèm theo bức ảnh sẽ làm cho
bức ảnh được tôn lên, tăng thêm sức biểu hiện cho bức ảnh.
Hình ảnh mang đến cho người xem những thông điệp, đưa thông tin
cần truyền tải. Với các bức ảnh khác nhau thể hiện những thông điệp khác
nhau. Trong sách ảnh, ngoài hệ thống ngôn ngữ và chữ viết, một ngôn ngữ
khác không kém phần quan trọng là hình ảnh - ngôn ngữ không lời. Các bức
ảnh trình bày theo từng phần, chương, mục, trình bày thoe thời gian, không
gian, đề tài, chủ đề… từng bức ảnh diễn đạt một nội dung khác nhua, bổ sung
cho nhau, tạo thành một sự kết hợp hài hòa giữa thông tin phần chữ và thông
tin phần ảnh.
Chất liệu chính của sách ảnh là hình ảnh. Sách ảnh truyền thông tin
đến bạn đọc chủ yếu qua kênh hình, còn ngôn ngữ văn tự chỉ là để giải
thích, làm rõ hơn hình ảnh hoặc chỉ có tính chất chỉ dẫn về nguồn gốc và
bối cảnh, được sử dụng một cách ngắn gọn. Ngôn ngữ của từng bức ảnh chỉ


15

có thể cảm nhận được bằng giác quan thị giác của người xem. Hình ảnh
trong sách ảnh trung thực, ghi lại hiện thực cuộc sống một cách khách
quan, chân thực như nó vốn có. Người chụp không hề sáng tác hoặc ghép
ảnh theo ý chủ quan của mình.
Sách ảnh là sách cho đại chúng, ngôn ngữ bằng hình ảnh ai cũng có thể

tiếp nhận được, không phân biệt trình độ, lứa tuổi. Chỉ cần quan sắt bằng mắt,
người đọc dù là bất cứ ai, đều có thể hiểu được điều mà bức ảnh truyền tải.
Màu sắc, đường nét, nhân vật… xuất hiện trong bức ảnh, mà dưới con mắt
của mỗi độc giả, bức ảnh có thể có những cách cảm nhận rất khác nhau. Cùng
biểu hiện một sự vật, hiện tượng nhưng với goc chụp khác nhau sẽ cho ra đời
những bức ảnh khác nhau, cũng như thế, cùng một bức ảnh nhưng thông tin
nhận được đối với mỗi người là khác nhau.
1.1.3. Vai trò của sách ảnh
1.1.3.1. Cung cấp và truyền bá thông tin
Sách ảnh đáp ứng được mọi nhu cầu về thông tin: chính xác, nhạy bén.
Đọc sách ảnh vừa nắm bát được nội dung một cách nhanh chóng, người đọc
vừa tiết kiệm được thời gian. Thông tin trong sách ảnh đa dạng, phong phú,
mang nhiều tri thức, giúp người đọc nhận thức được bản chất, quy luật vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. So với các phương tiênh
thông tin khác thì sách ảnh có độ tin cậy cao hơn bởi nội dung thông tin có
sức thuyết phục và giá trị sâu sắc.
1.1.3.2. Sách ảnh có ý nghĩa giáo dục cao
Trên thực tế, phương thức giáo dục bằng ngôn ngữ hình ảnh mang lại
hiệu quả cao hơn. Nó tác động vào nhận thức con người, nuôi dưỡng, hoàn
thiện và phát triển nhân cách, hướng con người sống lành mạnh tiến đến
“chân - thiện - mĩ”. Ngoài việc nâng cao nhận thức, sách ảnh còn tác động
trực tiếp vào tâm lí, tình cảm con người thông qua hình ảnh cụ thể, các hình


16

tượng nghệ thuật, những hình mẫu con người, lối sống đạo đức, các lí tưởng,
tình cảm, thẩm mĩ để khích lệ con người vươn tới những giá trị tốt đẹp.
1.1.3.3. Đáp ứng nhu cầu thầm mĩ
Đối với sách ảnh, giá trị thẩm mĩ được đánh giá cao trong mỗi bức ảnh

bởi thông tin chứa đựng trong đó. Một cuốn sách đẹp không chỉ đẹp trong nội
dung mà hình thức của nó cũng phải hài hòa, hợp lí. Người đọc phải cảm
nhận, rung động được trước cái đẹp của từng thước ảnh, phải tận hưởng được
nghệ thuật trong thiết kế, trình bày, minh họa ảnh thì cuốn sách mới có thể
đáp ứng trọn vẹn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
1.1.3.4. Phản ánh hiện thực
Do khả năng ghi lại chi tiết và tỉ mỉ những gì máy ảnh ghi nhận từ thực
tế nên nhiếp ảnh có thể phản ảnh hiện thực một cách chân thực nhất. Sách ra
đời để ghi nhận mọi biến động của cuộc sống hiện tại, điều đó sẽ giúp cho thể
loại này tiếp cận gần hơn với các mặt của hiện thực đời sống xã hội, cung cấp
cho độc giả gốc rễ của thế giới khách quan mà con người muốn tìm hiểu,
khám phá.
1.1.3.5. Bảo tồn giá trị văn hóa và giao lưu quốc tế
Bản thân sách ảnh là một sản phẩm văn hóa, nó có vai trò trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Sách ảnh lưu giữ lại các
sáng tác nghệ thuật và khoa học kĩ thuật nhằm gìn giữ những giá trị đó cho xã
hội và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhờ có sách ảnh mà các thế hệ trước, biết đến các phong tục tập quán,
lễ hội, biết đến lịch sử của dân tộc mình, biết về những thắng cảnh đẹp trên
mọi miền đất nước… từ đó thế hệ trẻ hiểu và có ý thức gìn giữ, bảo vệ và phát
huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc; kế thừa nó trong
cuộc sống hiện đại.
Hội nhập và giao lưu văn hóa là một quy luật tất yếu, cần có của mỗi
dân tộc hiện nay. Sách ảnh không những là công cụ đắc lực để đưa những


17

thông tin của các quốc gia trên thế giới đến với Việt Nam mà còn là phương
tiện để mang những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc giới thiệu

với cộng đồng quốc tế góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa nhân
loại và tăng cường vị thế của dân tộc trên trường quốc tế.
1.1.3.6. Sách ảnh phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng ta
Sách ảnh có vai trò trong giáo dục, truyền bá tư tưởng của Đảng. Là
công cụ phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền, cổ động. Sách ảnh còn tác
động là chuyển biến nhận thức, tình cảm để định hướng xã hội theo mục tiêu
cụ thể của giai cấp. Nội dung trong sách ảnh phải phù hợp với đường lối, mục
tiêu, lí tưởng của Đảng; không có tư tưởng phản động; góp phần xây dựng
Đảng, xây dựng đất nước, giúp quần chúng nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị
của mình.
1.2. Khái quát về công tác biên tập - xuất bản sách ảnh của Nhà
xuất bản Thế Giới
1.2.1. Giới thiệu về Nhà xuất bản Thế Giới
1.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Nhà xuất
bản Thế Giới
Chức năng, nhiệm vụ
Theo Quyết định số 2006/QĐ-VH ngày 15/11/1991 và 790/QĐ ngày
22/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch, Nhà
xuất bản Thế Giới là một Nhà xuất bản tổng hợp và là một doanh nghiệp đặc
thù hạng 1; nhiệm vụ chủ yếu là làm tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo
ngoại văn:

- Sách ra 9 thứ tiếng đủ các loại đề tài bao quát toàn bộ đời sống xã
hội Việt Nam xưa và nay


18

- Hai tập chí: Nghiên cứu Việt Nam ra hai ngữ Anh và Pháp và một
nguyệt san Cửa sổ văn hóa Việt Nam ra bằng tiếng Anh

Đối tượng phục vụ: người nước ngoài (bao gồm: nhà văn, nhà báo,
sinh viên, giáo sư, doanh nhân, chính khách và khách du lịch các loại); người
Việt Nam làm ăn, cư trú ở nước ngoài và một bộ phận độc gỉa trong nước (có
chọn lọc).
Phương thức hoạt động

- Xuất phát từ đặc thù của công việc, để phù hợp với cơ chế thị trường
và khuyến khích người lao động làm việc và sáng tạo găn liền với số lượng,
chất lượng sản phẩm và kết quả lao động của mình, trọng dụng người tài và
người có tâm huyết với sự nghiệp tuyên truyền đối ngoại, Nhà xuất bản thực
hiện nguyên tắc trả lương theo kết quả lao động

- Khoán sản phẩm và định mức lao động với những công việc có thể
cân, đo, đong, đếm được. Phương thức này áp dụng với các khâu trong dây
chuyền sản xuất của Nhà xuất bản là: biên tập, biên dịch, in ấn, phát hành, chế
bản và dữ liệu thông tin (dựa trên cơ sở của định mức lao động và đơn giá
theo sự điều tiết của thị trường)

- Quản lí hành chính sự nghiệp ở các bộ phận hành chính - quản trị và
tài chính - kế hoạch.
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Thế Giới
Nhà xuất bản Thế Giới có các bộ phận sau:

- Ban Giám đốc
- Ban Biên tập sách
- Ban Biên tập tạp chí


19


- Ban Biên dịch tiếng Anh
- Ban Biên dịch tiếng Pháp và các ngữ thuộc hệ Latinh khác
- Ban Biên dịch tiếng Trung Quốc và các ngữ không thuộc hệ
Latinh khác

- Phòng Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Hành chính - Quản trị
- Phòng Tiếp thị và Phát hành
- Xưởng in
- Trung tâm Dịch thuật và Tư vấn văn hóa du lịch
- Tổ Tư liệu - Thư viện
- Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh
1.2.2. Đặc trưng trong công tác biên tập - xuất bản sách ảnh của
Nhà xuất bản Thế Giới
Đặc trưng trong công tác biên tập - xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản
Thế Giới được thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ của bộ phận biên tập và biên
dịch trong nhà xuất bản.
1.2.2.1. Ban Biên tập sách
Tại Nhà xuất bản Thế Giới, biên tập viên chia ra thành ba ngạch: biên
tập viên, biên tập viên chính và biên tập viên cao cấp. Trong đó, trách nhiệm
của mỗi ngạch là khác nhau:
Trong ngạch biên tập viên được chia làm hai ngạch nhỏ như sau: phụ
biên tập và biên tập viên. Phụ biên tập trong Nhà xuất bản chưa được tham
gia công việc biên tập bản thảo mà chỉ làm những việc thu thập tư liệu, chạy
cộng tác viên giúp các biên tập viên cao cấp, đọc bông bài, đánh máy bản


20


thảo. Còn biên tập viên được trực tiếp làm bản thảo theo hướng dẫn của lãnh
đạo hoặc của biên tập viên cao cấp.
Từ biên tập viên chính trở lên phải làm những bản thảo khó và phức tạp
hơn; khuyến khích viết và dịch sách, báo.
Biên tập viên cao cấp có trách nhiệm giám định bản thảo trước khi đưa
biên tập viên các cấp tiến hành biên tập (sau khi giám định phải có nhận xét,
đánh giá và kiến nghị cụ thể trình Tổng biên tập quyết định) và buộc phải viết
sách và bài nghiên cứu cho hai tập chí của Nhà xuất bản.

- Đề xuất đề tài và tìm bản thảo
- Xây dựng đề cương hoặc phương án biên tập
- Tìm cộng tác viên
- Tổ chức viết
- Biên tập bản thảo, bao gồm sửa chữa, cắt xén, bổ sung, chú thích, nêu
những ý kiên cần thiết về tên sách, khổ sách sự kiến, viết lời Nhà xuất bản,
lời giời thiệu, ảnh minh họa (nếu có) và bìa

- Tổ chức đánh máy, đọc bông tiếng Việt, hoặc phối hợp với bộ phận biên
dịch đánh máy, đọc bông ngoại ngữ khi cần thiết

- Ngoài công việc biên tập bản thảo (kể cả bản thảo song ngữ), các biên tập
viên còn tham gia giám định bản thảo, đọc so bản dịch, dịch, duyệt lần cuối
cùng để đưa dịch hoặc đưa in

- Thực hiện các chính sách với cộng tác viên (tiền nhuận bút, biếu sách…)
- Mỗi biên tập viên một năm phải đề xuất được 3 đề tài được chấp nhận và
đưa vào sản xuất

- Viết lời giới thiệu quảng cáo xuất bản phẩm cho tiếp thị và phát hành
- Làm hồ sơ tư liệu theo chuyên môn được phân công



21

1.2.2.2. Ban Biên dịch sách
Giống như biên tập viên, biên dịch viên trong Nhà xuất bản Thế Giới
cũng được chia thành ba ngạch: biên dịch viên, biên dịch viên chính và biên
dịch viên cao cấp.
Biên dịch là bộ phận tổ chức chuyển ngữ các bản thảo do Ban Biên tập
giao theo kế hoạch xuất bản của cơ quan (gồm cả dịch ngược và dịch xuôi) và
làm theo định mức hoặc khoán. Nhiệm vụ của bộ phận biên dịch là:

- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên các ngữ để dịch. Làm việc với các dịch
giả về đơn giá nhuận bút dịch, thời hạn giao bản thảo và cùng họ nắm đối
tượng ngữ được dịch,

- Đọc so bản dịch, có ghi chú những chỗ, những phần dịch chưa đúng hay
chưa chính xác để làm việc tiếp với dịch giả hoặc trao đổi với người hiệu
đính (chuyên gia nước ngoài và các chuyên gia Việt Nam giỏi ngữ). Tổ
chức hoặc tự đánh máy, sửa lỗi bông trên máy, đọc lại các bông (tiếng nước
ngoài được ba lần bông là: bông 1, bông 2 và bông can). Sau khi hoàn tất
các phần việc nói trên (người nào đánh máy thì người đó có bốn phạn sửa
lỗi trên bông 1 và bông ; còn bông để ra can thuộc về bộ phận biên tập viên
kĩ thuật), biên dịch viên giao cho người phụ trách duyệt lần cuối cùng trước
khi đưa in (xem lướt tên đề mục, cách trình bày…)

- Hiệu chỉnh bản dịch xuôi, mi sách dễ
- Duyệt lại bản dịch sau khi chuyên gia đã hiệu đính
- Đọc giám định bản dịch hoặc sách để in hoặc tái bản
- Hiệu đính bản dịch

- Thực hiện chính sách với các cộng tác viên


22

- Làm fiche
Khác với các đơn vị xuất bản khác, công tác dịch thuật của Nhà xuất
bản Thế Giới được thực hiện với chính đội ngũ biên dịch viên công tác tại nhà
xuất bản chứ không phải thông qua hợp đồng dịch thuật từ một đơn vị trung
gian. Ban Biên tập sách và Ban Biên dịch sách tồn tại song song và hỗ trợ
nhau trong công việc. Vì Nhà xuất bản Thế Giới có nhiệm vụ chủ yếu là làm
công tác tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn nên những cuốn
sách của nhà xuất bản hoặc là sách dịch ngược hoặc là sách song ngữ tiếng
Việt - tiếng nước ngoài. Sách bao quát toàn bộ đời sống văn hóa xã hội Việt
Nam từ xưa đến nay và được ra đủ 9 thứ tiếng (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Tây Ban Nha…) do vậy biên tập viên phải có trình độ ngôn ngữ nhất định để
hỗ trợ biên dịch viên trong công tác biên tập bản thảo.
Nhà xuất bản Thế Giới đã có hơn 20 năm trong công tác làm sách báo
ngoại văn, các kênh phát hành sách của Nhà xuất bản cũng đa dạng hơn các
nhà xuất bản khác trong khu vực. Kênh quảng bá sách của nhà xuất bản
không chỉ qua nhà sách nhà xuất bản, các công ty phát hành, hội chợ, triển
lãm sách mà còn được thực hiện qua đại sứ quán Việt Nam hay trung tâm văn
hóa Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Hội Hữu nghị. Ngoài ra,
xuất bản phẩm của Nhà xuất bản còn được đông đảo người Việt ở nước ngoài,
du học sinh, khách du lịch đặc biệt ủng hộ. Do có nhiều kênh phát hành sách
nên lượng sách xuất khẩu ra nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Số liệu xuất khẩu sách ra nước ngoài của
Nhà xuất bản Thế Giới (2006 - 2010)
Năm


Số lượng (bản)

Thành tiền (đồng)

2006

14.000

729.000.000

2007

7.000

249.000.000


23

Năm

Số lượng (bản)

Thành tiền (đồng)

2008

8.000

299.000.000


2009

11.000

544.000.000

2010

15.000

751.000.000

1.2.3. Tình hình xuất bản sách ảnh của Nhà xuất bản Thế Giới
Nhà xuất bản Thế Giới là doanh nghiệp đặc thù hạng I với nhiệm vụ
chủ yếu là làm tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn. Hầu hết các
ấn phẩm của nhà xuất bản đều được thực hiện dưới dạng song ngữ tiếng Việt tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga…) và ngược lại. Sách ảnh
cũng không ngoại lệ, Những ấn phẩm sách ảnh do Nhà xuất bản Thế Giới
phát hành ra nhiều thứ tiếng đủ các loại đề tài bao quát toàn bộ đời sống xã
hội Việt Nam xưa và nay. Tính đến thời điểm hiện nay, nhà xuất bản đã cho ra
gần 300 đầu sách, trung bình mỗi năm xuất bản được 15 đầu sách. Trong suốt
20 năm vừa qua, bộ sách về đề tài văn hóa Việt Nam vẫn được duy trì xuất
bản liên tục cho đến nay.
Sách ảnh được trình bày đẹp, ấn tượng, hài hòa giữa phần nội dung
thông tin bằng chữ và phần hình ảnh. Kích cỡ khổ sách, chất liệu in mỗi cuốn
sách cũng có sự đa dạng, có cuốn mỏng, cuốn dày, hình vuông hay hình chữ
nhật… bìa in cũng có khác nhau cả về thiết kế trình bày và chất liệu.
Hình thức khai thác đề tài sách ảnh từ hai nguồn chủ yếu:

- Sách do nhà nước, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các địa phương đặt hàng

- Sách do nhà xuất bản tự nghiên cứu thị trường để tìm chọn và xây
dựng đề tài. Trong đó, các đề tài chính về sách ảnh của Nhà xuất bản Thế Giới
là:


×