Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Trò chơi cho trẻ em mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.02 KB, 30 trang )

Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Ai nhanh ai khéo
Lớp : 19 – 24 tháng

I. Mục đích yêu cầu:
- Tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
- Hình thành ở trẻ kỹ năng bò theo đường thẳng, bò trong đường hẹp, không bò ra ngoài.
- Biết đợi đến lượt mình, không xô đẩy bạn
- Biết nghe lời cô hướng dẫn
II. Chuẩn bị:
- Mỗi bé một quả bóng đường kính 10 – 15 cm
- Băng keo điện nhiều màu sắc (dán các cặp đường thẳng song song khoảng cách 40cm. - Mỗi cặp đường thẳng cách nhau 80cm.
- Thẻ hình áo đầm bạn gái và áo thun cho bạn trai.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thổi bong bóng
Cho trẻ đi vòng quanh lớp 1 – 2 vòng, trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn để tập.
* Động tác 1: Thổi bóng (tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới 2 chân, 2 tay chụm lại để trước
miệng.
- Tập:
+ Cô nói: “ Thổi bóng”, trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay dang rộng ( làm
bóng tròn to).


+ Trở lại tư thế ban đầu.
* Động tác 2: Đưa bóng lên cao (tập 3 – 4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
Tập:
+ Cô nói: đưa bóng lên cao, trẻ cầm bóng đưa 2 tay lên cao (nhắc trẻ 2 tay cầm bóng
thẳng)
+ Cô nói: Bỏ bóng xuống, trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu.


* Động tác 3: Cầm bóng lên: (tập 2-3 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
- Tập:
+ Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống, 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
+ Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống, đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nẩy (tập 4-5 lần)
- Tư thế chuẩn bị: trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
- Tập:
+ Trẻ nhẩy bật tại chỗ, vừa nhảy vừa nói: bóng nẩy.
Kết thúc: cho trẻ đi nhẹ nhàng một vài vòng quanh lớp rồi chuyển qua bài tập vận động
cơ bản.
Hoạt động 2: Bò trong đường hẹp
* Bò trong đường hẹp: Cho trẻ bò trong đường hẹp 40cm, dài 3m. Cho trẻ xếp thành các
hàng dọc trước vạch xuất phát của mỗi đường, cô làm mẫu và chỉ cho trẻ đầu tiên của
mỗi hàng bò từ đầu hàng đến cuối hàng. Khi bò hết hàng, trẻ đứng lên và đi về đứng ở
cuối hàng. Cho trẻ thực hiện 2-3 lần. Nhắc nhở trẻ biết đợi tới lượt mình.
Trò chơi: ai nhanh ai khéo


Chia trẻ làm các nhóm, mỗi nhóm trẻ xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát, trẻ bò hết
đường thì đứng lên, chạy đến rổ, chọn một thẻ hình và dán vào đúng ô trên bảng, thẻ hình
áo đầm dán vào ô bạn gái, thẻ hình áo thun dán vào ô bạn trai
Cuối cùng xem đội nào dán đúng nhất.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô và trẻ vận động hít thở nhẹ nhàng.
Kết thúc
BÉ CHƠI VỚI GIẤY
LỚP: 19-24 THÁNG

I.Mục đích yêu cầu

-

Trẻ được phát triển kỹ năng vò qua chơi với giấy.

-

Trẻ biết phối hợp tay và mắt khi chơi vò.

-

Trẻ được phát triển kỷ năng tung, ném giấy.

II. Chuẩn bị
-

Giấy báo có hình đủ hơn số lượng trẻ.
3 đầu con sâu bằng quả bóng.

III. Cách tiến hành
1. Hoạt động 1: BÉ CHƠI VỚI GIẤY
+Cô tạo tình huống xuất hiện giấy cho trẻ gọi tên sau đó cô gợi ý mỗi trẻ lấy cho mình 1
tờ giấy và xem, gọi tên các hình ảnh có trong giấy.
+ Cô cho trẻ chơi trò chơi: Thổi giấy , che đầu, ú à..
+ Vò giấy
2. Hoạt động 2: XEM AI VÒ KHÉO


+ Cô gợi ý trẻ vò giấy trong lòng bàn tay của mình , sau đó giúp trẻ bóp gọn thành viên
giấy. Cô cho trẻ chơi ném viên giấy về phía trước hoặc tung lên cao và chụp giấy.
+ Cô cho trẻ cất viên giấy vào rỗ.

3. Hoạt động 3: XEM AI DÁN KHÉO
+ Cô tạo tình huống xuất hiện thêm giấy . Gợi ý cho trẻ vò viên giấy cho gọn lại sau đó
cho trẻ gắn thành hình con sâu..

I.Mục đích yêu cầu
-

Trẻ nhận biết màu xanh qua chơi chọn ống chỉ, tìm chấm tròn , chọn bóng, chọn
hoa có màu xanh.

-

Giáo dục trẻ chơi cùng bạn không tranh giành đồ chơi của bạn.

II. Chuẩn bị


-

Bóng xanh, đỏ
Nhạc “ cháu lên ba “.
Ống chỉ, chấm tròn, hoa( xanh đỏ).

III. Cách tiến hành
1. Hoạt động 1: BÉ NÀO CHỌN ĐÚNG
- Cô tình huống xuất hiện ống chỉ. Gợi ý trẻ đi tìm ống chỉ màu xanh.
- Cho trẻ chơi tự do với ống chỉ.
2. Hoạt động 2: XEM AI ĐẶT ĐÚNG
-


Cô gợi ý trẻ tìm chấm tròn màu xanh để đặt ống chỉ màu xanh vào chấm tròn.
3. Hoạt động 3: BÉ NÀO CHƠI GIỎI

- Cô gợi ý trẻ chọn bóng xanh lăn vào ống chỉ chơi pôlind.
- Tiếp tục cô gợi ý trẻ chọn bông hoa xanh dán vào ống chỉ làm micarô hát cùng cô.

NHÓM: 19-24 THÁNG
GIÁO ÁN
ĐỀ TÀI: BÒ , NÉM BÓNG VỀ PHÍA TRƯỚC
I/ Mục đích yêu cầu
- Trẻ được phát triển cơ chân và cơ tay qua kỹ năng bò bằng hai cẳng tay và hai cẳng chân.
- Qua kỹ năng ném bóng về phía trước trẻ được phát triển cơ tay.
II/ Chuẩn bị:
- Vạch mức.
- Bóng vừa tay trẻ.
- Gậy thể dục.
III/ Tiến hành:
Khởi động :
-

Cô và trẻ làm chim bay đi chơi , chim đi chậm – nhanh- chậm dần- dừng lại.


Trọng động:
1.Bài tập phát triển chung
+ Động tác 1: Động tác tay 4 lần
-

Trẻ ngồi thẳng chân 2 tay cầm gậy đưa lên ngang đầu, rồi hạ xuống chân theo nhịp
bài hát của cô.


+ Động tác 2: Động tác bụng 4 lần.
-

Trẻ ngồi 2 tay cầm gậy , gập người kéo gậy về mũi bàn chân. Xong kéo lui về phía
bụng theo cô.

+ Động tác 3: Động tác chân 4 lần.
-

Trẻ đứng 2 tay cầm gậy ngồi xổm xuống đặt gậy xuống đất, đứng thẳng người lên
theo cô.

2.Vận động cơ bản:
-

Cô gợi ý trẻ bò tới nhà bạn búp bê lấy bóng chơi ném bóng về phía trước, chạy lên

-

nhặt bóng về ném tiếp. Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Cho trẻ cất bóng xong cô gợi ý trẻ bò về theo cô.

3.Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
- Cho trẻ ngồi đối diện nhau thành từng cặp, mở nhạc cho trẻ vừa nghe , vừa làm động
tác kéo cưa.
Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng

Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Con cua ngộ nghĩnh

Lớp : 19 – 24 tháng


I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên con cua.
- Trẻ thuộc bài thơ và biết lmà các động tác minh họa con cua.
- Nhận biết đặc điểm con cua, đọc đúng tên các bộ phận: cái càng, mai, yếm trắng.
- Giáo dục trẻ cẩn thận khi lại gần con cua: bị cua kẹp rất đau.
II. Chuẩn bị:
- Tranh con cua.
- Con cua thật.
- Một số con vật bằng nhựa.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Trò chơi đi chợ
- Cho trẻ xem tranh con cua, trò chuyện và hỏi trẻ về con cua:
+ Tên gọi của con cua
+ Đặc điểm: có mấy cẳng, mấy càng, có yếm trắng, cua bò như thế nào?
- Cô đọc trẻ nghe: bài thơ “con cua”.
- Cô đọc diễn cảm 2 lần (Cô làm động tác minh học và khuyến khích trẻ làm theo cô)
- Khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô cho trẻ đọc cá nhân để giúp trẻ phát âm rõ từ ngữ, đọc theo nhóm.
Hoạt động 2: Con cua ngộ nghĩnh
- Cô cho trẻ quan sát con cua thật.
- Trò chuyện với trẻ về những gì đã thấy.
+ Cua bò như thế nào? Càng đâu? Coi chừng bị cua dùng càng kẹp.
+ Cua sống ở đâu? Cách cầm cua để khỏi bị kẹp vào tay.


- Cô cầm cua lên cho trẻ quan sát và cho trẻ thấy rõ càng cua, cẳng, yếm và mắt…
Hoạt động 3: Tạo dáng con cua

- Cô và trẻ cùng chơi với các ngón tay, làm cua bò đi chơi cùng cua mẹ, đi kiếm anh.
Vừa chơi vừa đọc bài thơ “con cua”
Kết thúc

Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Chú ếch dễ thương
Lớp : 19 – 24 tháng

I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ cách cầm và bắt ếch. Lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
- Cung cấp: Đặc điểm, nơi sống, tiếng kêu…
- Trẻ làm quen với những động tác của các con vật.
II. Chuẩn bị:
- Băng, đĩa nhạc bài hát: Ếch ộp
- Ếch bằng túi cát: đủ số trẻ
- Lá sen (bằng bìa hoặc bitti’s
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Bé và âm nhạc
Ổn định trẻ bằng trò chơi: “Lắng nghe đoán giỏi”
Cô giới thiệu bài hát: “ếch ộp” cho trẻ nhắc lại tên bài hát.
Cho trẻ hát theo nhạc, nhún nhảy và làm động tác mô phỏng theo giai điệu bài hát.


TC: Nhảy như ếch: trẻ chống 2 tay ngang hông, nhún chân và nhảy về phía trước.
Xem ai nhảy tới mức trước.
Hoạt động 2: Ếch nhảy lá sen
Cô trò chuyện với trẻ về đặc điểm, nơi sống và đặc biệt những chú ếch rất thích nhảy
trên lá sen.
Cô dạy cho trẻ cách bắt ếch, cầm bằng 2 ngón tay và cầm ở phnầ thân, bụng của ếch.
Cho trẻ đi tìm và bắt ếch, giúp ếch nhảy trên lá sen.

Cô quan sát hướng dẫn trẻ bắt ếch và cầm đúng cách.
Hoạt động 3: Nào ta cùng thử tài
Cô mở nhạc bài chim mẹ, chim con.
Cô mở nhạc không lời cho trẻ mô phỏng tạo dáng các con vật sống dưới nước như:
Con cua, con cá, con ếch.
Kết thúc
NHÓM: 19-24 THÁNG
GIÁO ÁN
ĐỀ TÀI: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG, BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT
I/ Mục đích yêu cầu
- Trẻ được phát triển cơ chân.
- Giáo dục trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô.
II/ Chuẩn bị:
- Ghế băng.
- Chướng ngại vật.
III/ Tiến hành:
Khởi động :
-

Cô và trẻ lái xe ô tô chạy chậm- chạy nhanh- chậm dần- dừng lại.

Trọng động:


1.Bài tập phát triển chung
+Động tác 1: Cây cao, cây thấp .
TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi.
1. Giơ tay lên cao , nói: " Cây cao"
2. Về TTCB, nói :" Cây thấp".
+Động tác 2. Gió thổi

- TTCB: Đứng hai tay giơ lên cao.
Cô nói:" Gió thổi ào....áo", trẻ lần lượt nghiêng người về phía phải, phía trái.
+Động tác 3: Hái hoa
TTCB: Như trên
1. Ngồi xuống vờ hái hoa.
2. Về TTCB
Cho trẻ đi quanh lớp tập 1-2 vòng.
2.Vận động cơ bản: Đi trên ghế băng, bước qua chướng ngại vật
-

Cô làm mẫu cho trẻ xem một lần.
Chọn trẻ nhanh nhẹn chơi trước cho cả lớp xem.
Lần lượt cho cả lớp cùng chơi.

3. Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
- Cho trẻ ngồi đối diện nhau thành từng cặp, mở nhạc cho trẻ vừa nghe , vừa làm động
tác kéo cưa.
Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng

NHÓM: 19-24 THÁNG
GIÁO ÁN
ĐỀ TÀI: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP – BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT


I/ Mục đích yêu cầu
- Tập trẻ mạnh dạn , nhanh nhẹn , khéo léo đi bước qua chướng ngại vật, trong vạch
giới hạn ( đường hẹp 40 cm ).
II/ Chuẩn bị:
- Đường cỏ, chướng ngại vật.
- Gậy thể dục.

- Vạch mức.
III/ Tiến hành:
Khởi động :
-

Cô và trẻ làm chim bay đi chơi , chim đi chậm – nhanh- chậm dần- dừng lại.

Trọng động:
1.Bài tập phát triển chung
+ Động tác 1: Động tác tay 4 lần
-

Trẻ ngồi thẳng chân 2 tay cầm gậy đưa lên ngang đầu, rồi hạ xuống chân theo nhịp
bài hát của cô.

+ Động tác 2: Động tác bụng 4 lần.
-

Trẻ ngồi 2 tay cầm gậy , gập người kéo gậy về mũi bàn chân. Xong kéo lui về phía
bụng theo cô.

+ Động tác 3: Động tác chân 4 lần.
-

Trẻ đứng 2 tay cầm gậy ngồi xổm xuống đặt gậy xuống đất, đứng thẳng người lên
theo cô.

2.Vận động cơ bản:
-


Cô cho trẻ quan sát và giới thiệu đường hẹp, chướng ngại vật cho trẻ gọi tên.
Cho trẻ xem cô đi trước 1 lần , vừa đi cô vừa giải thích.
Cho trẻ lần lượt đi vào đường hẹp, Nhắc trẻ đi khéo không đạp vào cỏ, vào chướng
ngại vật.

Hồi tĩnh: Chơi trò chơi “ Uống nước chanh”.


NHÓM: 19-24 THÁNG
GIÁO ÁN
ĐỀ TÀI: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP
I/ Mục đích yêu cầu
- Tập trẻ bước đi vững vàng , đi thẳng người đúng tư thế trong đường hẹp.
II/ Chuẩn bị:
- 2 gậy dài 1m8 đặt song song và cách nhau 40 m, gấu , bàn.
- Giỏ, 12 quả bóng.
III/ Tiến hành:
Khởi động :
-

Cho trẻ đi tự do theo cô từ chậm – nhanh- chạy- chậm dần lại.
Tập 3 động tác phát triển chung:
+ Ngồi tập với gậy.
+ Ngồi cầm gậy cuối xuống.
+ Đứng lên ngồi xuống theo gậy.

Trọng động:
1.Vận động cơ bản:
-


Cô trẻ quan sát đường hẹp và nói :” Hôm nay cô sẽ dẫn các con đến nhà bạn gấu

-

chơi , muốn đến nhà Gấu , mình sẽ đi trong con đường hẹp nè”.
Cô làm mẫu và giải thích trẻ nghe một lần: Cô đứng lại vạch mức , cô hô “ 2,3 “
Cô sẽ bước đi nè, cô bước từ từ, chân không chạm lên gậy, cô bước đi trong con

-

đường nè con.
Cô đi mẫu lần nữa trẻ xem.
Cô mời một trẻ chơi trước.
Lần lượt mời cá nhân, từng cặp lên thực hiện.
Mỗi trẻ đi từ 2-4 lần.

2.Trò chơi vận động: Nhặt bóng
- Cô cho bóng lăn về phía trước, khuyến khích trẻ chạy lên nhặt bóng, bỏ vào giỏ.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần.


Hồi tĩnh: Trẻ thả lỏng qua trò chơi “Uống sữa.”

GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LỚP: 19 – 24TH

I.
II.
III.


MỤC ĐÍC YÊU CẦU
- Qua nhận biết đồ dùng trẻ được phát triển ngôn ngữ.
CHUẨN BỊ
- Quần áo, mũ cặp của mỗi bé.
- Bài hát “ đi học về”.
CÁCH TIẾN HÀNH

HĐ 1: XEM AI ĐOÁN ĐÚNG.
-

Cho trẻ xem video về đồ dùng của bé.
Gợi ý trẻ gọi tên các đồ dùng: Nón, quần áo.
Hỏi công dụng của đồ dùng.

HĐ 2: CHƠI “ĐỒNG HỒ QUẢ LẮC”.
-

Chơi : đồng hồ quả lắc, “ đồng hồ rung” trẻ biết thức dậy đi học.
Gợi ý trẻ lấy cặp đeo đi học.
Cô yêu cầu trẻ soạn đồ dùng của mình bỏ vào rỗ. Trẻ soạn đồ cô hỏi tên gọi

-

của đồ dùng.
Cho trẻ chọn đồ dùng và gọi tên theo yêu cầu của cô.

HĐ 3:BÉ HÁT CÙNG CÔ
-

Cô cho trẻ xếp đồ dùng vào cặp. Sau đó cho trẻ đeo cặp lên vai.

Cô mở nhạc cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Đi học về “.
GIÁO ÁN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: BÉ KHÁM PHÁ QUẢ DƯA HẤU


I.
IV.

V.

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ được phát triển ngôn ngữ: qua khám phá quả dưa hấu.
- Trẻ nói được từ: quả dưa hấu,vỏ dưa màu xanh, hạt dưa, ruột dưa màu đỏ
CHUẨN BỊ
- Tranh “ cả nhà ăn dưa hấu”.
- Hình quả dưa hấu.
- Bộ tranh ráp hình.
CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Kể chuyện bé nghe
- Cô kể bé nghe nội dung chuyện theo tranh vẽ.
Hoạt động 2: Khám phá quả dưa hấu.
- Cho trẻ xem quả dưa hấu thật.
- Cho trẻ nhận biết và gọi tên các chi tiết của quả dưa hấu.
Hoạt động 3: Xem ai ráp đúng
- Cô cho trẻ xem tranh quả dưa hấu.
- Cho trẻ ráp tranh quả dưa hấu theo gợi ý của cô.

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP


VI.

MỤC ĐÍC YÊU CẦU
Trẻ phát triển xương cẳng tay, cẳng chân qu a bò trong đường hẹp.
Trẻ phát triển xương cánh tay qua chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”
Tập trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô.
VII. CHUẨN BỊ
- Đường hẹp
- Nhạc “ Chim mẹ, chim con”, “ Kéo cưa lừa xẻ”.
VIII. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Khởi động:
Mở nhạc cho trẻ làm chim bay: Bay chậm- nhanh- chậm dần- dừng lại.
2. Trọng động:
Bài tập phát triển chung: Bài chim sẽ.
Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu đường hẹp cho trẻ nhận biết. Sau đó chọn trẻ nhanh nhẹn bò
-

GIÁO ÁN

cho các bạn xem. Cho các trẻ lần lượt bò theo bạn qua đường hẹp.
Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
Cho trẻ nắm tay nhau ngồi đối diện chơi” Kéo cưa lừa xẻ” theo lời bài nhạc.


Hoạt động: Bé Làm Quen Với Bút Vẽ

I.
II.


III.

Mục đích yêu cầu
- Trẻ được làm quen với bút màu.
- Cô tập cho trẻ cách cầm bút.
Chuẩn bị
- Quả cam mẫu
- Quả cam giấy
- Bút màu cam
Tiến hành
- Cô cho trẻ chơi “ú..òa”. Xuất hiện túi quà.
- Cho trẻ xem và gọi tên quả cam.
- Cô cầm bút và tô màu quả cam cho trẻ xem.
- Cho trẻ lấy tranh quả cam.
- Cho trẻ chọn bút màu để tô quả cam.
- Trẻ tô màu xong cô cho trẻ đem gắn lên góc tạo hình để trang trí lớp.
NẶN QUẢ BÓNG
LỚP: 19-24 THÁNG

I.Mục đích yêu cầu
- Qua chơi với đất nặn dạy trẻ kỹ năng xoay tròn.
- Trẻ biết nặn thành: nhiểu quả bóng.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
II. Chuẩn bị
-

Đất nặn( đủ số lượng trẻ).
Vật mẫu của cô.
Nhạc không lời.
Hộp quà, quả bóng nhựa.

Khăn ướt, bảng nặn.

III. Cách tiến hành

Hoạt động 1: BÉ CHƠI VỚI BÓNG


- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tập tấm vông. Sau đó cô cho xuất hiện quả bóng..(một quả
bóng nhựa)
- Trò chuyện sơ nét qua về các cách chơi và hình dáng của quả bóng.
Quả bóng dùng để làm gì?
Tại sao quả bóng lăn được? . Cô xuất hiện hộp quà ,cho trẻ đoán vật bên trong của hộp
quà.
- Cô cho trẻ quan sát một quả bóng bằng đất nặn.
- Cô gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng về cách làm được quả bóng này.

Hoạt động 2: XEM AI NẶN KHÉO
- Cô làm mẫu cho trẻ xem, cô thực hiện từng bước. (vừa làm cô vừa giải thích cho trẻ
nghe: Nhồi đất, ngắt đất, xoay tròn trên bảng con)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò “ Ngón tay nhúch nhích”.
- Sau đó cô cho trẻ về các nhóm nhỏ để nặn quả bóng của mỉnh.
- Trong lúc trẻ thực hiện, cô quan sát và động viên, hướng dẫn thêm cho trẻ.

Hoạt động 3: QUẢ BÓNG CỦA BÉ
- Cô cho trẻ trưng bày những quả bóng đã làm xong lên bàn và cùng nhau quan sát.
- Cô khuyến khích trẻ nói lên quả bóng của mình.
- Chơi trò chơi “ Lăn bóng”.

GIÁO ÁN: KỸ NĂNG XẾP CẠNH
ĐỀ TÀI: XEM AI XẾP KHÉO

LỚP: 19-24TH


IX.

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Bé biết xếp cạnh đồ chơi theo gợi ý của cô.
CHUẨN BỊ
- Tấm bìa, gỗ, đồ chơi lắp ghép, chậu hoa, búp bê.
CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Bé xếpđường đi
- Cô tạo tình huống xuất hiện tấm bìa, cho trẻ gọi tên và màu của tấm bìa.
- Cho trẻ chơi tự do với tấm bìa.
- Cho trẻ xếp tấm bìa cạnh nhau làm đường đi đến nhà bạn búp bê.
Hoạt động 2:Bé xếp bồn hoa
- Cho trẻ gọi tên chậu hoa.
- Cô gợi ý trẻ lấy gỗ xếp cạnh nhau làm bồn hoa. Xếp xong đăt chậu hoa vào

X.
XI.

giữa.
Cho trẻ gọi tên sản phẩm.
Hoạt động 3: Xem ai xếp khéo
Cô tạo tình huống xuất hiện thùng đồ chơi.
Cho trẻ gọi tên đồ chơi.
Cho trẻ xếp đồ chơi cạnh nhau theo ý thích.

-


XEM AI ĐOÁN ĐÚNG
XII.

MỤC ĐÍC YÊU CẦU
- Trẻ gọi tên đồ chơi và màu sắc
- Ôn màu đỏ, nhận biết màu xanh
XIII. CHUẨN BỊ
- Đồ chơi màu xanh: Bóng, hoa, hạt, cờ v.v...
- Ống màu xanh, màu đỏ.
- Dép màu xanh, màu đỏ.
XIV. CÁCH TIẾN HÀNH
HĐ 1: XEM AI ĐOÁN ĐÚNG
-

Cô bỏ đồ chơi vào cái rỗ lắc và cho trẻ đoán xem trong rổ có gì?
Cô đưa từng đồ chơi cho trẻ nhận biết màu và tên gọi của đồ chơi đó với
nhiều hình thức khác nhau.

HĐ 2: XEM AI CHON ĐÚNG
-

Cô tạo tình huống dẫn trẻ đến cửa hàng bán đồ chơi. Vừa đi vừa hát bài “

-

Đi chơi”
Đến cửa hàng hỏi trẻ cửa hàng bán đồ chơi gì?


-


Cho mỗi trẻ đôi dép màu xanh mang vào chân, tiếp đến cô hỏi trẻ màu của

-

đôi dép đang mang.
Cho trẻ đọc bài thơ “ Đôi dép”

HĐ 3: CHƠI “ TẬP TẦM VÔNG”.
-

Cô xuất hiện hạt , hỏi hạt trên tay của cô màu gì?, tiếp đến cô cho mỗi cháu

-

lấy một hạt màu xanh , cho trẻ chơi tự do với hạt: xoay hạt, lăn hạt, ...
Sau đó cô tạo tình huống xuất hiện ống , hỏi trẻ màu sắc của ống. Cô yêu
cầu trẻ hạt màu nào bỏ vào ống màu đó.

Chủ đề: Cây trái miền quê
Đề tài: Bé chọn quả nào?
Nhóm lớp: 25 – 36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được hoa hồng và hoa cúc
-Trẻ biết cây dừa có thân dài, lá dài, có quả.
-Nói được từ câydừa, quả dừa.
-Phát âm đúng từ cây dừa, quả dừa.
-Biết nước dừa uống ngon, bổ.
-GD trẻ không bứt lá bẻ cành cây .


II. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh về cây dừa được trình chiếu trên các sile.
- Một số quả nhựa cho cháu chơi trò chơi.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Cây dừa
Cô và bé cùng lên xe đi xem phim
-Cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về cây dừa, một số bộ phận của cây dừa.


-Cho quan sát nhiều cây dừa, cho vài trẻ nêu nhận xét.
-Quan sát hoa dừa, quả dừa non, quả dừa già…
-Qua mỗi tranh cô tập nói cho trẻ các từ: Cây dừa, quả dừa…
2. Hoạt động 2: Quả dừa
Cho mỗi trẻ nếm một chút nước dừa và trò chuyện với trẻ về nước trẻ vừa nếm.
Giáo dục trẻ nước dừa uống ngon và bổ.
-Giáo dục trẻ không bứt lá bẻ cành.
-GD trẻ tưới cây, bảo vệ cây con để cây lớn cho ta trái ngọt.
3. Hoạt động 3: Bé thích quả nào?
+ Trò chơi:
-Cô chuẩn bị nhiều quả bỏ vào 2 rổ, chia lớp làm 2 đội thi nhau lên chọn quả chạy
nhanh bỏ vào rổ trong thời gian 1 phút đội nào nhiều hơn là thắng.
-Kết thúc tiết học cho cháu chơi tự do.
Kết thúc.

Chủ đề: Bé biết con gì?
Đề tài: Con gà trống
Nhóm lớp: 25-36tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết con gà trống qua hình dáng bên ngoài, gọi đúng tên: con gà trống.
- Nhận biết và gọi tên các bộ phận của con gà trống.

- Bắt chước tiếng gáy của con gà trống.
- Hát theo cô và vận động theo nhạc bài: con gà trống.
- Giáo dục trẻ yêu thương với các con vật gần gũi.


II. Chuẩn bị:
- Bài giảng tương tác trên phần mềm PP.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Hát múa: con gà trống
Cô và bé cùng hát múa bài: Con gà trống.
Trò chuyện về con vật trong bài hát
Các bạn vừa hát về con gì?
Con gà trống gáy làm sao?
2. Hoạt động 2: Con gà trống
Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con gà trống kết hợp cho từng trẻ nói đúng: con gà
trống, và gọi tên đúng các bộ phận của gà trống.
Kết hợp hướng dẫn và gợi ý để trẻ nói lên cảm xúc của trẻ: gà trống đẹp.
3. Hoạt động 3: Gà trống ăn gì?
Cô trò chuyện với trẻ về thức ăn của gà trống.
Mỗi trẻ về bàn, nhận bút sáp và giấy vẽ gà trống, trẻ chấm các chấm vào tranh để
cho gà trống ăn thóc.
Kết thúc.

Chủ đề: Bé biết con gì?
Đề tài: Cún con
Nhóm lớp: 25-36tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe câu chuyện, nhắc lại được tên các con vật có trong câu chuyện.
- Gọi đúng tên con vật



- Diễn tả được âm thanh, tiếng kêu của con vật.
- Dạy bé biết nói trọn câu.

II. Chuẩn bị:
- Bài giảng tương tác trên phần mềm PP.
- Hình ngôi nhà của chó và ngôi nhà của mèo, các thẻ hình mèo và chó.
- Băng keo vẽ các đường song song rộng 50cm, dài 2m.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Câu chuyện: chó con và mèo con.
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện của cún con theo hình ảnh trên máy tính.
vừa kể vừa trò chuyện với trẻ;
Trong tranh có con vật gì?
Cún con ở đâu?
bức tranh 2: cún con đi chơi ở đâu?
Cún con gặp bạn nào?
2. Hoạt động 2: Ai kể chuyện giỏi
Cô lần lượt mở lại từng tranh và trò chuyện với trẻ
Gợi ý cho trẻ nói lại nội dung cô vừa kể với những câu ngắn gọi.
khuyến khích trẻ nói và tạo điều kiện để mỗi trẻ đều được kể.
3. Hoạt động 3: đưa các bạn về nhà.
Trẻ nhặt các thẻ hình chó hoặc mèo, sau đó chạy theo đường thẳng và mang con
vật về đúng nhà của nó.
Kết thúc.

Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương


Nhóm lớp: 25-36 tháng

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp
ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
- Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.

II. Chuẩn bị:
- Đĩa CD có hình ảnh con vịt
- Tranh con vịt, trứng vịt
- Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
- Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu,
mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
2. Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “
Một con vịt”
3. Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm
cho hoàn chỉnh.


kết thúc


GIÁO ÁN
NHẬN BIẾT CHÉN, MUỖNG, DIÃ, LY
Đối tượng: 25 - 36 tháng.
I.

Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết và gọi tên : chén, muỗng, dĩa, ly.
- Trẻ nói trọn được câu , biết được công dụng của chúng.
- Trẻ biết chơi đút búp bê ăn.

II.

Chuẩn bị.
_ Đồ chơi: chén, muỗng, dĩa, ly.
_ Búp bê.

III.

Tiến hành 1. Hoạt động 1: Cái gì đây?
- Cô tạo tình huống có búp bê đến chơi, cô dọn đồ ăn ra chơi đút bé ăn,
cô đưa từng cái: chén, muỗng, dĩa, ly, hỏi trẻ: cái gì đây, để làm gì, giúp
trẻ trả lời trọn câu.
- Cho trẻ chơi: cái gì biến mất, cô cất đi và hỏi trẻ cái gì biến mất và cho
trẻ đoán.
-

Hoạt động 2: Chơi đút búp bê ăn.

- Cô hướng trẻ chơi đút búp bê ăn. Trong khi trẻ chơi cô hỏi trẻ, con đang
cầm cái gì, để làm gì.

-

Kết thúc tiết học.


GIÁO ÁN NHẬN BIẾT MÀU ĐỎ
Đối tượng: 25 - 36 tháng
IV.

Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết và gọi tên đồ chơi có màu đỏ.
- Trẻ chọn đồ chơi đúng màu ñoû cô yêu cầu.
- Trẻ nói trọn được câu “…màu đỏ”

V.

Chuẩn bị.
- Bitis màu đỏ, xanh.
- Đồ chơi ráp màu đỏ, xanh.
- Rổ đỏ, xanh

VI.

Tiến hành
Hoạt động 1: Đố con màu gì?
- Cô ráp thành nhà màu đỏ, cô hỏi trẻ. Con biết nhà này màu gì?(cho trẻ
lặp lại: nhà màu đỏ)
- Các con chọn màu đỏ ráp thành nhà nhé. Trẻ chơi 1 lúc, cô yêu cầu đồ
chơi màu đỏ vào rổ đỏ.
Hoạt động 2: Xếp đường đi màu đỏ.

- Cô hướng trẻ chơi với bitis, hõi trẻ bitis màu đỏ, cho trẻ nhắc lại trọn
câu.
- Cô gợi ý cho trẻ biết chọn bitis màu đỏ xếp thành đường đi, cho trẻ đi
chơi trên đường đi đó.
- Kết thúc tiết học.

GIÁO ÁN TẬP LUỒN DÂY


Đối tượng: 25 – 36 tháng.

I.Mục đích, yêu cầu.
- Tập cho trẻ biết luồn dây.
- Giáo dục trẻ chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định.
II.Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ 1 hình có bấm sẵn lỗ, dây.
- Búp bê
III.Tiến hành
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Tập tầm vông”
Cô đố trẻ: Tay cô có gì? Cô đưa ra hình có bấm sẵn lỗ, cho trẻ xem và hỏi: cái gì
đây?
Cô giải thích: cầm dây xâu vào đúng lỗ của hình, rồi cô xâu qua xâu lại đến hết lỗ
của hình.
2. Hoạt động 2: Ai khéo tay?
- Cô nói “thế lớp mình cùng xâu tặng búp bê nhé, các con nhớ xaâu thật
kheùo nheù”
- Cô hướng trẻ đến lấy hình, dây, cô chuẩn bị sẵn , nhắc trẻ khi xâu xong
đem tặng búp bê.
- Cho trẻ xâu, trẻ nào xâu nhanh cô có thể cho xâu thêm 1 hình nữa, cô
chú ý trẻ xâu chậm, cháu chưa xâu được cô động viên và hướng dẫn trẻ

làm.
- Kết thúc cô khen cá nhân đến tập thể, cô hỏi trẻ “con vừa làm gì?”

GIÁO ÁN THỂ DỤC
BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP
LỚP: 25-36TH


×