Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Pháp luật về chống gian lận thương mại từ thực tiễn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TỪ THỰC
TIỄN TỈNH NINH BÌNH
PHẠM THỊ KHÁNH NINH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ HỒNG VÂN


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài “Pháp luật về chống gian lận thương mại từ thực tiễn
tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong

Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tác giả, không sao chép của người khác.
Các số liệu trong Luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của nhà trường.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Khánh Ninh




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn - PGS.TS. Vũ Thị Hồng
Vân cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học và Khoa Luật Trường
Đại học Mở Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận
văn này. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các
cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, khảo
sát, thu thập thông tin, số liệu thực tế, cũng như đưa ra những góp ý dưới nhiều góc
nhìn khác nhau, giúp tác giả tiếp cận đề tài với nhiều khía cạnh và hoàn thành luận
văn được trọn vẹn trong phạm vi nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Khánh Ninh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI .........................................................................................................................................5
1.1. Lý luận chung về chống gian lận thương mại...................................................5
1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại...............................................................5
1.1.2. Các loại gian lận thương mại..................................................................6
1.1.3.

Tác động của gian lận thương mại..............................................................14


1.1.4. Ý nghĩa của chống gian lận thương mại...............................................18
1.2. Pháp luật về chống gian lận thương mại..........................................................18
1.2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về chống gian lận thương mại....18
1.2.2. Khái niệm pháp luật chống gian lận thương mại..................................20
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của pháp luật về chống gian lận thương mại............20
1.2.4. Nội dung của pháp luật về chống gian lận thương mại.........................21
1.2.5. Vai trò của pháp luật về chống gian lận thương mại............................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.........................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM...........................................................................................................................................26
2.1. Chống gian lận thương mại trong pháp luật hành chính.................................26
2.1.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hành chính về chống gian lận
thương mại..................................................................................................................26
2.1.2. Một số bất cập về chống gian lận thương mại trong pháp luật hành
chính….......................................................................................................................27
2.2. Chống gian lận thương mại trong pháp luật hình sự.......................................29
2.2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hình sự về chống gian lận thương
mại..............................................................................................................................29
2.2.2. Một số bất cập về chống gian lận thương mại trong pháp luật hình sự...33
2.3. Chống gian lận thương mại trong pháp luật kinh tế........................................33
2.3.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật kinh tế về chống gian lận thương
mại..............................................................................................................................35


2.3.2. Một số bất cập về chống gian lận thương mại trong pháp luật kinh tế....36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.........................................................................................37
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH NINH BÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI..................38
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chống gian lận thương mại tại tỉnh Ninh

Bình………………………………………………………………………………....38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình...........................38
3.1.2. Hệ thống các cơ quan chức năng về chống gian lận thương mại của tỉnh
Ninh Bình...................................................................................................................40
3.1.3. Tình hình gian lận thương mại ở tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây....46
3.1.4. Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại
ở tỉnh Ninh Bình.....................................................................................................................47
3.1.5. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong thực hiện
pháp luật về chống gian lận thương mại ở tỉnh Ninh Bình..................................................56
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chống gian lận thương
mại ở tỉnh Ninh Bình..............................................................................................................59
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống gian lận thương mại.........................59
3.2.2. Tăng cường quản lý, điều hành cơ quan chức năng về chống gian lận
thương mại..................................................................................................................61
3.2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan chức năng đáp ứng
yêu cầu về trình độ, năng lực nghiệp vụ trong đấu tranh chống gian lận thương mại....62
3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chống gian lận
thương mại của các cơ quan chức năng có liên quan...........................................................63
3.2.5. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong đấu tranh
chống gian lận thương mại....................................................................................................64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.........................................................................................66
KẾT LUẬN...............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................68


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GLTM
BCĐ

: Gian lận thương mại

: Ban chỉ đạo


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Gian lận thương mại là mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó ảnh hưởng tới

tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Gian lận thương mại ở Việt nam
không phải là vấn đề mới, hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tệ
nạn gian lận thương mại diễn ra với nhiều hình thức thủ đoạn ngày càng tinh vi và
phức tạp hơn. Chính điều này đã làm cho sản xuất, kinh doanh trong nước gặp
nhiều khó khăn, làm thất thu ngân sách Nhà nước, mất kỷ cương trong hoạt động
thương mại. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh
phòng, chống gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và giải
pháp để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này. Đặc biệt, ngày 09/6/2015, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 41/NĐ-CP nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội
để tạo chuyển biến căn bản về đấu tranh chống gian lận thương mại trong tình hình
mới, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan, các lực
lượng chức năng về những nguy hại của gian lận thương mại đối với kinh tế - xã
hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ
chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả.
Đối với địa bàn tỉnh Ninh Bình, tình hình gian lận thương mại trong thời gian
qua diễn biến tương đối phức tạp cả trên khâu cố định và khâu lưu thông với những
thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, thay đổi khó lường, lợi dụng để trốn tránh sự
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gây nhiều khó khăn cho công tác
kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm. Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã phát
hiện và ngăn chặn nhiều vụ gian lận thương mại với trị giá lớn góp phần thu thuế ẩn

lậu cho Ngân sách Nhà nước tạo bình đẳng trong kinh doanh cho các Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tỉnh Ninh Bình có vị trí địa lý tương đối phức tạp, có đường Quốc lộ 1A
qua thành phố Ninh Bình và Cảng biển nên công tác chống gian lận thương mại của
các lực lượng chức năng nói chung và đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường gặp

1


rất nhiều khó khăn. Do vậy để hoàn thiện việc thực hiện pháp luật trong công tác
đấu tranh chống gian lận thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả chống gian lận
thương mại của tỉnh Ninh Bình, em xin chọn đề tài: "Pháp luật về chống gian lận
thương mại từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về mặt
lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
2.

Tổng quan nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật

về chống gian lận thương mại cũng tương đối nhiều. Các công trình này đã tiếp cận
vấn đề nghiên cứu dưới nhiều góc độ nhưng quy mô khác nhau và đạt được những
mục đích nhất định. Mỗi công trình với những góc độ tiếp cận riêng, trong những
thời điểm khác nhau đã đưa ra những bất cập của các quy định pháp luật trong vấn
đề chống gian lận thương mại và phần nào đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này.
Tuy nhiên, xã hội không ngừng phát triển, các hình thái kinh tế vận động liên tục; ở
mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế khác nhau thì vấn nạn gian lận thương mại lại có
nhưng đặc thù riêng với các thủ đoạn ngày một tinh vi, công tác chống gian lận
thương mại cũng vì vậy mà ngày càng khó khăn, phức tạp. Trước những thay đổi từ
thực tiễn khách quan trên, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
nữa đề tài này, trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị khoa học của các đề tài
nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với

yêu cầu của thực tiễn, đi sâu nghiên cứu cụ thể tình hình gian lận thương mại ở một
địa - ở đây là tỉnh Ninh Bình, để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong vấn đề
pháp luật về chống gian lận thương mại dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở
đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp
lý trong công tác chống gian lận thương mại.
3.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn: Từ việc nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh chống

gian lận thương mại và thực hiện pháp luật về chống gian lận thương mại tại tỉnh
Ninh Bình, luận văn cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản về chống gian lận

2


thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về chống gian lận thương mại để
phù hợp với thực tiễn trong thời điểm hiện tại.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về chống gian lận thương mại

trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện pháp luật về
chống gian lận thương mại tại tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc thực
hiện pháp luật về chống gian lận thương mại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về chống gian

lận thương mại.
+ Về địa bàn: tại tỉnh Ninh Bình.
+ Về thời gian: Đề tài khảo sát và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về
chống gian lận thương mại tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ tháng 4 năm 2019
đến tháng 9 năm 2019.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập các tài liệu, luận văn, các văn bản quy

phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về chống gian lận thương
mại; thu thập tài liệu, số liệu về công tác đấu tranh chống gian lận thương mại tại tỉnh
Ninh Bình, cụ thể là Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình.
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu: nghiên cứu tài liệu, văn bản thu
thập được, phân tích, chắt lọc, tổng hợp các thông tin cần thiết đưa vào luận văn;
nghiên cứu, phân tích các tài liệu, số liệu thu thập tại Cục Quản lý thị trường tỉnh
Ninh Bình.
- Phương pháp hệ thống: Sau khi phân tích dữ liệu, hệ thống các kiến thức, kết
quả đạt được; việc sử dụng phương pháp hệ thống giúp trình bày luận văn một cách
mạch lạc, rõ ràng, đưa kiến thức hiệu quả nhất đến người đọc.

3


6.

Nội dung của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết

cấu thành 3 chương với các phần chính sau đây:

Chƣơng 1. Một số vấn đề chung về pháp luật về chống gian lận thương mại.
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về chống gian lận thương mại ở Việt Nam.
Chƣơng 3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chống gian lận thương mại tại tỉnh
Ninh Bình và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chống gian
lận thương mại.

4


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG
GIAN LẬN THƢƠNG MẠI
1.1.

Lý luận chung về chống gian lận thƣơng mại

1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại
Gian lận thương mại (GLTM) là hiện tượng mang tích chất lịch sử, từ khi xuất
hiện sản xuất, trao đổi hàng hóa, hình thành giá trị lợi ích từ việc trao đổi, mua bán
hàng hóa thì GLTM cũng xuất hiện. Ở Việt Nam, ông cha ta đã đúc kết các hành vi
gian dối, lừa lọc trong mua bán hàng hóa thành câu “buôn gian, bán lận”, để mọi
người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khóe của các gian thương.
Khái niệm về Hoạt động thương mại theo khoản 1, Điều 3 Luật Thương mại
năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
GLTM theo từ điển Tiếng Việt là dối trá, lừa lọc trong hoạt động thương mại.
Người có hành vi GLTM được gọi là “gian thương”, tức là người có nhiều mưu mô
lừa lọc, kẻ buôn bán gian lận, trái phép.
Theo quy định tại Điều 162, Bộ luật hình sự năm 1999 thì: “Tội lừa dối khách

hàng là việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc
dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.”
Từ thực tiễn nghiên cứu trong phạm vi của đề tài, tác giả luận văn đưa ra cách
hiểu về GLTM như sau:
“Gian lận thương mại là hành vi có tính chất không trung thực, lừa dối, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích của các nhân, tổ chức khác, nhằm mục đích
trục lợi trong hoạt động thương mại.”

5


1.1.2. Các loại gian lận thương mại
* Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực Hải Quan:
Hải quan là lực lượng thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hàng hóa xuất
nhập khẩu tại các cửa khẩu, cảng biển, sân bay; thu thuế xuất nhập khẩu. Đây còn
là lực lượng trực tiếp chống buôn lậu hàng hóa và tiền tệ qua biên giới, chống
GLTM, ngăn chặn hàng lậu lọt vào thị trường nội địa.
Ngày 9/6/1977 các nước thành viên họp tại Nairobi (Cộng hòa Keenia) đã đưa
ra định nghĩa: GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải
quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập
khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để
thu được một khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này.
Song, tại Hội nghị lần thứ 5 về chống GLTM trong lĩnh vực Hải quan do WCO
triệu tập tại Brussels Bỉ từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét và
thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: GLTM trong lĩnh vực Hải quan là
hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh
hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di
chuyển hàng hóa thương mại và/hoặc: Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp
hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó và/hoặc: đạt được hoặc cố ý
đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục

cạnh tranh thương mại chân chính.
Các hành vi GLTM trong lĩnh vực Hải quan (được quy định tại Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ) bao gồm:
- Khai báo và làm thủ tục không đúng thời hạn quy định khi chuyển tiêu thụ
nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng
không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế

6


- Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời
hạn quy định
- Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số
lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc
đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật
- Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu
- Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu;
trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản
phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm
nhập - tái xuất
- Khai sai về đối tượng không chịu thuế Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số
127/2013/NĐ-CP sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
- Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định
- Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn,
giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa
- Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt
Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh
- Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt

Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh
- Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn
đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra
theo quy định của pháp luật hải quan
- Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan

7


- Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo,
không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai,
nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm
- Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan
- Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại mà
không thông báo cho cơ quan hải quan
- Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có
chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan
- Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội
phạm
- Đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng
tuyến đường, cửa khẩu quy định
- Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa,
vận tải đơn mà không có lý do xác đáng
- Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà
không được sự đồng ý của cơ quan hải quan
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch
để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn
- Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã

được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế
- Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất
lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan

8


nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo
quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm
- Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng,
khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra
nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ
100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm
- Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng,
khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ
khu phi thuế quan vào nội địa
- Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc
xác định số tiền thuế phải nộp
- Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số
lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế
Như vậy, khác với GLTM nói chung, GLTM trong lĩnh vực Hải quan là những
hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế
xuất nhập khẩu.
* Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực thuế:
Cơ quan thuế là lực lượng thực hiện chức năng thu thuế, thu ngân sách trên
địa bàn được phân công; kiểm tra, giám sát việc chấp hành, chống gian lận trong
lĩnh vực thuế, chủ trì và phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các lực lượng kiểm
tra, kiểm soát khác như Quản lý thị trường, Công an kinh tế...trong việc chống trốn,

lậu thuế, chống thất thu ngân sách.
Các hành vi GLTM trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí (được quy định tại Quy
định tại: Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013; Nghị định số
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2012; Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2013
của Chính phủ) bao gồm:
9


- Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp
thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa
đơn, chứng từ
- Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm nhưng khi bị cơ quan có thẩm
quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân
sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế
- Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập
biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn
thuế, nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp
đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi
khai thiếu thuế
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch
vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn,
số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua
chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng
và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ

khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy
định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật Quản lý thuế hoặc kể từ
ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật Quản
lý thuế

10


- Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn,
chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải
nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm
- Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế
phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp
hơn thực tế
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số
tiền thuế phải nộp
- Không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn
bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đã bán và bị phát
hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế
không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử
dụng, khai thuế với cơ quan thuế
- Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp
hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm
- Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm
tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp

khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn
- Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực
tế vẫn kinh doanh
- Gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định

11


Như vậy, GLTM trong lĩnh vực thuế là hành vi vi phạm pháp luật gian lận,
trốn thuế luôn tồn tại song hành với hoạt động thuế của Nhà nước.
* Gian lận thƣơng mại trong thẩm quyền của lực lƣợng Quản lý thị
trƣờng
Quản lý thị trường là lực lượng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát việc
chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại; đấu tranh chống buôn bán hàng
hóa nhập lâu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, kinh doanh trái phép và GLTM trên
thị trường nội địa.
Như đã phân tích ở trên, GLTM là những hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc
trong hoạt động thương mại và dịch vụ. GLTM ở Việt Nam cũng như một số nước
trên thế giới chưa có sự phân biệt rạch ròi. Nhiều nước coi hành vi buôn lậu và
GLTM là một nhưng có một số nước chia thành hai hành vi khác nhau. Tổ chức Hội
nghị Hải quan thế giới lần thứ 5 họp tại Pari- Pháp đã xếp hai hành vi này là một và
xếp tội danh này vào loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Pháp luật Việt Nam (Bộ luật hình sự 2015) GLTM không phải là một tội
danh trong luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội
danh buôn lậu, một bộ phận của GLTM là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả GLTM.
Cả 2 khái niệm này vẫn thường đi đôi và gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội,
chúng có phần nằm trong nhau nhưng không bao hàm tất cả đặc biệt là GLTM
ngoài buôn lậu còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: Buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu
mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa…Trong bài luận văn này, tác giả
chỉ trình bày về GLTM và coi như buôn lậu là một hành vi độc lập với GLTM.

Buôn lậu là các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên giới những
loại hàng hóa Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Buôn bán hàng hóa nhập
lậu là hành vi vận chuyển, tàng trữ, chứa chấp, buôn bán hàng nhập lậu trên thị
trường nội địa trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền (trong đó có lực lượng QLTT) hoặc dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt
các cơ quan này.
12


Như vậy sự khác nhau giữa GLTM trong lĩnh vực Hải quan và vì một bộ phận
của GLTM là buôn lậu nên việc phân định GLTM trong lĩnh vực Hải quan và quản
lý thị trường (Có chức năng chống buôn lậu, GLTM và hàng giả) đặc biệt là sự khác
nhau với buôn lậu thể hiện như sau:
- Buôn lậu là hành vi GLTM nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và
nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của GLTTM.
- Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng cơ bắp và các
phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới.
- Bản chất của GLTM là "Cơ mưu, trí não" lợi dụng sở hở, không đầy đủ của
luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa
gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của khái
niệm GLTM rộng hơn khái niệm buôn lậu.
- Nếu xét ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang
ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Nếu xét về góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn còn GLTM thông
thường núp bóng dưới những vỏ bọc hợp pháp.
Ngoài các biểu hiện cụ thể trên, GLTM còn biểu hiện trong kinh doanh hàng
hóa không đủ định lượng ghi trên bao bì, ghi nhãn hàng hóa và gian lận về cân
đong, đo đếm, gian lận về chất lượng hàng hóa. . Đồng thời lực lượng QLTT thực
hiện việc chống GLTM cụ thể như sau:
Theo Thông tư số 11/2009/TT-BCT ngày 20/5/2009 của Bộ Công Thương, tại

khoản 1, Điều 11, Mục II định nghĩa các hành vi trên như sau:
+ Hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
gồm các hành vi sau: không niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ, ngoại tệ, vàng; niêm
yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán
hàng, thu phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết; niêm yết giá hàng hoá dịch vụ bằng
ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép.
13


+ Hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa là gian lân trong việc thực
hiện các phép đo, phương pháp đo trong cân, đong, đo, đem hàng hóa (lượng hàng
thiếu so với lượng ghi trên bao bì) làm thiếu hàng mà người mua vẫn phải trả tiền
theo giá đủ hàng, gây thiệt hại cho khách hàng.
+ Hành vi gian lận về chất lượng hàng hóa, dịch vụ là hành vi sản xuất, che
biến, sang chiết, nạp, đóng gói, kinh doanh hàng hóa mà chất lượng hàng hóa không
đúng với công bố chất lượng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa gây thiệt hại cho khách
hàng. Chống hàng giả mạo về nhãn các hành vi gian lận về chất lượng, tập trung
vào các mặt hàng trọng điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như:
thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế, vật tư
nông nghiệp.
1.1.3. Tác động của gian lận thương mại
- Tác động đến nền kinh tế
GLTM nói chung có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến tốc
độ phát triển của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh,
làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo lực cản đối với quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hàng nhập
lậu - hàng trốn thuế sẽ làm thất thu thuế cho ngân sách nhà nước dẫn đến Nhà nước
mất đi một nguồn lực tài chính để tái đầu tư cho các hoạt động của nền kinh tế. Mặc
khác, thuế quan đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích làm tăng giá của
hàng nhập khẩu để bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Nhưng hàng nhập lậu vào

thị trường do trốn thuế nhập khẩu nên có giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng, chất lượng
cao hơn hàng nội do có công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị khoa học hiện đại.
Trong khi đó, những cơ sở sản xuất trong nước với hệ thống công nghệ kỹ thuật
trong một số lĩnh vực sản xuất còn lạc hậu, chưa đồng bộ, năng suất và hiệu quả
thấp, hàng hoá chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, họ còn phải nộp các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp… nên không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập lậu ngay

14


trên chính thị trường của mình. Điều này làm cho các cơ sở sản xuất đứng trước
nguy cơ phá sản và đe dọa đến việc làm của người lao động ở các cơ sở sản xuất
trong nước. Tại thị trường nội địa, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, gian lận trong lĩnh vực
giá,... đang diễn ra hết sức gây go, phức tạp. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không
lành mạnh, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà đầu tư
vào tính minh bạch của thị trường hàng hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường
đầu tư kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Tác động đến văn hoá - xã hội
GLTM gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt văn hoá - xã hội.
Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng giữa giàu và nghèo, bởi việc thực hiện
trót lọt những hành vi GLTM sẽ mang lại cho chủ thể một lợi thế không nhỏ so với
các chủ thể khác và đem lại lợi nhuận chênh lệch nhiều hơn. Tại các vùng biên giới,
cửa khẩu, một lực lượng lao động khá lớn đã và đang tham gia vào đội quân “cửu
vạn” mang vác hàng qua biên giới. Do cuộc sống khó khăn, trình độ học vấn thấp,
việc mang vát hàng hóa đem lại thu nhập cao nên họ đã chấp nhận tham gia vào đội
ngũ cửu vạn, bất chấp pháp luật, bỏ sản xuất, bỏ học hành... Đây là đội ngũ tiếp tay
cho hoạt động buôn lậu. Hàng nhập lậu tuồn vào thị trường nội địa ngoài các mặt
hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử, hàng may mặc... còn có nhiều tài liệu phản động,

văn hoá phẩm đồi trụy, thậm chí có cả ma túy, vũ khí... Những loại sản phẩm này
ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, kích động bạo
lực, tệ nạn xã hội, dẫn đến làm suy đồi văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Vấn nạn GLTM là một trong những nguyên nhân làm mất tính văn minh trong
thương mại, làm suy thoái đạo đức xã hội. Trong hoạt động thương mại, để tồn tại
và có lời, không ít đối tượng kinh doanh sử dụng nhiều thủ đoạn, mánh khóe như
tung tin thất thiệt, không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, nói
thách - hô giá cao hơn nhiều so với giá thật, lừa dối, quảng cáo quá mức hay về tính
năng, công dụng của hàng hóa, chèo kéo khách hàng... làm mất tính văn minh trong
thương mại, gây sự ganh tỵ, ghen ghét... giữa các thương nhân. Việc sản xuất, kinh
15


doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng,... không chỉ gây thiệt
hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng,
gây thiệt hại cho nhà sản xuất kinh doanh chân chính và cho toàn xã hội. Điều này
làm suy thoái về đạo đức kinh doanh và đạo đức trong xã hội. Bên cạnh đó, GLTM
bao giờ cũng liên quan đến tiêu cực, tham nhũng và làm tha hoá một bộ phận không
nhỏ cán bộ công chức của Nhà nước. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ, công chức
trong quá trình điều hành, thực thi nhiệm vụ đã bị lôi kéo, mua chuộc và bao che
cho các đối tượng thực hiện GLTM.
- Tác động đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Những hậu quả do GLTM gây ra đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã
hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà
nước. GLTM làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân
dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội gia tăng; công bằng, văn minh xã hội không được
thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách làm
ảnh hưởng đến nền kinh tế và vấn đến đảm bảo an ninh quốc gia. Vấn nạn buôn lậu
gia tăng làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Hàng nhập
lậu được tuồn qua biên giới theo những đường mòn, lối mở, đường biển hoặc hai

bên cánh gà cửa khẩu biên giới luôn đi liến với việc cư dân qua lại biên giới bất hợp
pháp, lực lượng Bội đội Biên phòng và cán bộ Hải quan khó có thể kiểm soát được
vấn đề xuất nhập cảnh.
- Tác động đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội
GLTM gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối nền kinh tế, văn hoá xã hội,
chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận. Một hậu quả khác không
kém phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu, GLTM dưới góc độ cả về vĩ mô và vi
mô. Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất
nhập khẩu; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt
động kém hiệu quả. Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buôn lậu, sản xuất hàng giả là một
trong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ, sản xuất trong nước bị

16


đình đốn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị
trường dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp. GLTM còn
là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng,
tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp... Do đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà
nước thêm khó khăn, phức tạp. Mặt khác, GLTM mà trực tiếp là buôn lậu dẫn đến
thất thu về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân
sách Nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến
Nhà nước mất cân đối về thu - chi ngân sách. GLTM còn phá vỡ sự bình ổn của thị
trường, tạo nên cơn sốt giả tạo về hàng hoá và giá cả làm cho Nhà nước không thể
kiểm soát thị trường dẫn đến việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội bị sai lệch… Những hậu quả của GLTM đối với quản lý vĩ mô
đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô. Hệ thống pháp luật của ta
còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp sự thay đổi của các vấn đề kinh tế xã hội. Chính vì thế, những chủ thể GLTM đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu
chặt chẽ của nhà nước để thực hiện hành vi GLTM. Từ đó việc quản lý của cơ quan
nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Giải pháp đấu tranh chống GLTM, tăng

cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng vẫn chưa được giải
quyết tận gốc, một số cơ quan quản lý lúng túng, bị động, khó khăn trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội.
- Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng
Thực tế cho thấy, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa
thể cạnh tranh được với hành lậu, hàng giả, GLTM, bởi mẫu mã và giá thành của
các sản phẩm này có tính cạnh tranh cao; nhiều doanh nghiệp sản xuất đứng trước
nguy cơ đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm. GLTM không chỉ tác động đến
sản xuất trong nước mà còn tác động rất lớn đến người tiêu dùng trong nước. Một
số bộ phận khách hàng ưu tiên dùng hàng ngoại, hàng rẻ, mẫu mã bắt mắt mà không
quan tâm đến chất lượng thực chất của sản phẩm, trong đó có các sản phẩm tiêu
dùng trực tiếp, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng,…không chỉ gây thiệt hại về
vật chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. GLTM làm
17


thị trường bị rối loạn, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt
động xuất nhập khẩu.
1.1.4. Ý nghĩa của chống gian lận thương mại
Chống GLTM là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải kiên trì,
kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp cả
nước. GLTM là mặt trái của kinh tế thị trường để lại những hậu quả nguy hại về
kinh tế - xã hội như kìm hãm sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách.
Chống GLTM nhằm bảo vệ và góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế
thị trường định hướng XHCN và tác động tích cực đến quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Do vậy, công tác chống GLTM chỉ có kết quả khi phải kết hợp chặt chẽ với
cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống các hoạt động bảo kê, tiếp tay của một số
phần tử thoái hóa biến chất trong cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng. Đồng
thời là trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và của các chủ
thể kinh doanh và của mọi người dân. Do đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các

Bộ, ngành TW, địa phương đã ban hành nhiều Chỉ thị, công văn về tăng cường công
tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trong tình hình mới, đặc biệt là tại
Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ đã xác định công tác đấu
tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị
quan trọng, thường xuyên của tất cả các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp
và phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: Buôn lậu, GLTM và hàng giả, kiên
quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này.
1.2. Pháp luật về chống gian lận thƣơng mại
1.2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật về chống gian lận thương mại
Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa
các quốc gia phát triển mạnh mẽ thì việc ban hành pháp luật vè chống GLTM là

18


×