Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật việt nam về bảo vệ quyền chủ nợ của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ĐẤT
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

NGUYỄN TIẾN HIỀN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ĐẤT
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

NGUYỄN TIẾN HIỀN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN LỆ THU

HÀ NỘI - 2019



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc
XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ CHỈNH SỬA
THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Kính gửi:

- Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn;
- Người hướng dẫn luận văn;
- Khoa Đào tạo sau đại học.

Tôi là: Nguyễn Tiến Hiền, sinh ngày 12/10/1977.
Đã bảo vệ luận văn ngày 07 tháng 12 năm 2019 với đề tài “Pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường đất từ thực tiễn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh phúc”.
Theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn, tôi đã chỉnh sửa những vấn đề
sau:
Nội dung chỉnh sửa

TT
1

Trang

Rà soát lỗi kỹ thuật chính tả

Từ tr1 đến tr83

Thêm phần: Mục đích sử dụng quỹ BHXH

2


Trích dẫn tài liệu tham khảo đúng quy định

Từ tr80 đến tr83

3

Bổ sung thêm nội dung tình hình nghiên cứu

Từ Tr2 đến tr3

Tôi xin cam đoan tôi đã chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

Học vıên

TS. Trần Lệ Thu

TS. Bùi Ngọc Cường

Nguyễn Tiến Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có kế thừa
các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong hơn 2 năm học tập, nghiên cứu chương trình cao học Luật Kinh tế tại
trường Đại học Mở Hà Nội, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới, những
kinh nghiệm quý báu, là hành trang cho chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ của mình.
Luận văn này là một phần kết quả quan trọng trong quá trình đào tạo cao
học. Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu
Trường Đại học Mở, các Thầy, Cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Mở đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn TS. Trần Lệ Thu – người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình làm Luận văn. Cô giáo đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học, cách tiếp
cận và nghiên cứu về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất nói riêng cũng
như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan của Huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc đã giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong suốt thời
gian qua.
Mặc dù tôi đã có cố gắng trong quá trình làm luận văn, song không thể tránh

khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý
báu của các Thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hiền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVMT

: Bảo vệ môi trường

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX


: Hợp tác xã

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

UBND

: Ủy ban nhân dân


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Tiến Hiền
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Năm tốt nghiệp: 2019
Tên đề tài luận văn: “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất từ thực tiễn
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lệ Thu
* Mục đích nghiên cứu:
Nội dung cơ bản:
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn,
tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: *Phương pháp
phân tích, phương pháp lập luận lôgic
* Phương pháp bình luận, phương pháp đối chiếu, phương pháp đánh giá
* Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận logic…
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hồ sơ tài liệu báo cáo về thực tiễn áp dụng

pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 2016 đến nay.
* Kết luận: Luận văn cung cấp một cách trực diện những vấn đề lý luận về kiểm
soát ô nhiễm môi trường đất
Luận văn là nguồn tư liệu tổng hợp về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cung cấp thêm các luận cứ khoa học trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Thông qua khảo sát thực
tiễn thi hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn huyện sông
lô, tỉnh Vĩnh phúc tác giả đã nhận diện được những thiếu sót, bất cập, không phù
hợp của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, xác định được những nguyên
nhân của những hạn chế thiếu sót đó.
Từ khóa: Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hiền


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG ĐẤT, PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG ĐẤT..........................................................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ..........................7

1.1.1. Các khái niệm: ô nhiễm môi trường đất, kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất............................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của đất, những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất ........15
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.........17
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ........................17
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ....18
1.2.3. Nội dung của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ...................20
1.2.4. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất và yêu cầu đặt ra .............................................................................24
Kết luận Chương 1 ................................................................................................29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN SÔNG
LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC .........................................................................................32
2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ..........................32
2.1.1. Quy định pháp luật về xác định, thống kê, đánh giá, kiểm soát các
yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất ................................................33
2.1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ
sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ........................................................................34


2.1.3. Quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đối với
khu vực ô nhiễm hóa chất độc hại ....................................................................37
2.1.4. Quy định pháp luật về trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất của các cơ quan nhà nước ...........................................................................38
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................40
2.2.1. Vài nét khái quát về huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ............................40
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................42
2.2.3. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

đất tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................55
Kết luận Chương 2 ................................................................................................61
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM ...............63
3.1. Định hướng ....................................................................................................63
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đảm bảo
nguyên tắc phòng ngừa .....................................................................................63
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất phải đảm
bảo phát triển bền vững, sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường ......64
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất phải đảm
bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường .........................................65
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất phải đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi
trường. ..............................................................................................................65
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất ........66
3.2.1. Các giải pháp pháp lý .............................................................................66


3.2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật kiểm soát
ô nhiễm môi trường đất ....................................................................................69
3.2.3. Một số giải pháp riêng cho huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc .................71
Kết luận Chương 3 ................................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng hiện
đang được đặc biệt quan tâm, trở thành một trong những vấn đề môi trường khá bức

xúc ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, tại khu vực nông thôn môi trường đất chủ yếu
bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính
tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3
triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi
trường. Còn ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất
cũng bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ có rất ít
khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt đô thị đều
không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm lượng kim loại nặng trong
đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, môi
trường đất ở một số nơi đang bị ô nhiễm do chất độc hóa học tồn lưu sau chiến
tranh. Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp
xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm
đất. Chẳng hạn như: Gây ra những tổn thương cho gan, thận và hệ thống thần kinh
trung ương; Ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng
mắt và phát ban da; Thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị nhiễm bệnh, con người ăn
vào cũng sẽ nhiễm bệnh; Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, các chất độc công nghiệp,
thuốc trừ sâu, trừ cỏ là nguyên nhân gây bệnh ung thư, đột biến, quái thai.
Huyện Sông Lô là một huyện miền núi thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đang
có tốc độ phát triển kinh tế tương đối tốt, nguy cơ xảy ra suy thoái tài nguyên đất đã
và đang diễn biến bất thường. Môi trường đất phải đối mặt với sự ô nhiễm và thoái
hóa trầm trọng. Mặc dù có nhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực sự
không cao.Vì vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất là vấn đề cấp bách cần được
thực hiện để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, về phương diện
pháp lý, việc kiểm soát ô nhiễm đất còn nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu, phát
1


hiện và bổ sung, sửa đổi. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất tại cả nước nói chung, huyện Sông Lô nói riêng cũng cần được nghiên cứu để
nhận diện những hạn chế khó khăn qua đó có hướng khắc phục, nhằm đảm bảo phát

triển kinh tế bền vững cho cả nước và huyện Sông Lô.Với lý do đó, tôi chọn đề tài
“Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất từ thực tiễn huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm,
đặc biệt khi dân số ngày càng tăng cao thì nhu cầu về đất cũng tăng lên và theo đó
vấn đề ô nhiễm cũng trở nên đáng lo ngại. Nhiều công trình đã quan tâm nghiên cứu
đến lĩnh vực này nhằm góp phần tìm ra giải pháp ở những khía cạnh khác nhau để
bảo vệ môi trường đất.
Một số đề tài và công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến lĩnh vực
này. Có một vài đề tài nghiên cứu nổi bật như: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ
nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam”của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do TS. Bùi Văn Sỹ làm Chủ nhiệm;
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy định kỹ thuật về điều
tra,đánh giá chất lượng đất phục vụ quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do KS. Phạm Đức Minh làm Chủ nhiệm,…
Liên quan đến bảo vệ đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, có một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu của các cá nhân, tập thể đã được công bố trong thời
gian qua như:
- Bùi Thế Mạnh, (2016), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất,
Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học mở Hà Nội.
- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải của Bộ Khoa học
Công nghệ và môi trường, Cục môi trường (1998);

2


- Chất thải trong quá trình sản xuất và vấn đề bảo vệ môi trường của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Cục môi trường (2004), NXB Lao động;

- Vấn đề quản lý chất thải theo hướng phát triển môi trường bền vững, của
tác giả Lê Thế Giới (2007) đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ 8/2007;
- Đánh giá một số khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải công
nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả Lê Thanh Hải,
Đỗ Thị Thu Huyền, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2018;
- Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững của tác giả Chu
Thành Thái đăng trên Tạp chí bảo vệ môi trường tháng 6/2012;
Các công trình trên thường đề cập, tập trung đến nghiên cứu vấn đề ô nhiễm
môi trường dưới góc độ kỹ thuật, nghiên cứu khía cạnh quản lý chất thải để phòng
ngừa và khắc phục nguy cơ ô nhiễm môi trường. Có công trình nghiên cứu tới pháp
luật kiểm soát ô nhiễm tới các môi trường khác nhau nhau như không khí, nước,
thậm chí đất. Điểm mới của luận văn là chưa có một công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng pháp luật kiểm soát ô nhiễm
môi trường đất qua khảo sát trên địa bàn huyện miền núi là huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc. Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật và khảo cứu thực tiễn như dự kiến
nêu trên, tác giả sẽ đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường đất ở Việt Nam nói chung và giải pháp đảm bảo thi hành pháp
luật khung pháp lý này, đặc biệt là đảm bảo thi hành riêng cho địa bàn huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, đánh giá thực trạng pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó đưa
ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất

3


- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất,
những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất từ đó xác định
bản chất, nội dung, yêu cầu của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất, chỉ ra những kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế, tồn tại của pháp luật trong
lĩnh vực này.
+ Đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực
thi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất tại huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của Luật bảo vệ môi
trường năm 2014.
- Nghiên cứu khía cạnh pháp lý về vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường đất không nghiên cứu khía cạnh xã hội, kỹ thuật..
* Phạm vi:
- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu báo cáo về thực tiễn áp dụng pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
2016 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin.

4


- Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết yêu cầu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu cụ thể sau:
*Phương pháp phân tích, phương pháp lập luận logic được sử dụng để
nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất (Sử
dụng trong Chương 1)
* Phương pháp bình luận, phương pháp đối chiếu, phương pháp đánh giá …
được sử dụng để tìm hiểu thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
và thực tiễn áp dụng tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. (Sử dụng trong Chương 2)
* Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận
logic… được sử dụng để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường đất và thực tiễn áp dụng tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc (Sử dụng tại Chương 3)
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu
Luận văn này cung cấp một cách trực diện những vấn đề lý luận về kiểm soát
ô nhiễm môi trường đất
Luận văn là nguồn tư liệu tổng hợp về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Cung cấp thêm các luận cứ khoa học trong công
tác kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới.
Luận văn có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học, cao học luật và hành
chính, có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu ở
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm đến vấn đề này.
Những đề xuất, giải pháp của luận văn là tư liệu tham khảo để các nhà hoạch định
pháp luật tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.

5


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và
thực tiễn áp dụng tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường đất

6


Chƣơng 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƢỜNG ĐẤT, PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ĐẤT
1.1. Một số vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đất
1.1.1. Các khái niệm: ô nhiễm môi trường đất, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
 Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Đất đai được coi là nguồn tài nguyên quý giá cho sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa
xã hội, an ninh quốc phòng Vì vậy, đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và
phát triển của con người. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao
gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi
sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết với
nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường
bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người, là nơi diễn ra các hoạt động
phát triển của con người, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp và văn hóa của con người. Con người sử dụng nguồn tài nguyên quý giá vào

hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người. Tuy nhiên, với sự phát triển dân số và các khu công nghiệp, đô thị
hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày một bị thu hẹp, chất lượng đất ngày
một suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm, vấn đề ô nhiễm đất đang rơi
vào tình trạng đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của
đất, làm giảm năng xuất cây trồng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
[20, Tr.6].

7


Theo cách hiểu thông thường thì ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả
các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Đất bị
ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được
quy định. Ví dụ nồng độ thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại nặng quá mức quy
định của tổ chức Y tế thế giới. Như vậy ô nhiễm môi trường đất có nguyên nhân từ
tự nhiên hoặc nhân tạo mà hậu quả là làm biến đổi các thành phần môi trường trong
đất làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng sinh thái của những quần xã sinh
vật sống trong lòng đất..[20, tr.7]
Dưới góc độ pháp lý, đánh giá mức độ nhiễm bẩn của môi trường đất do các
tác nhân gây ô nhiễm (do tác động của con người hay tự nhiên) cần dựa trên quy
chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường đất đã được pháp luật quy định.
Tại Khoản 8, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “ô nhiễm
môi trường đất là sự biến đổi của các thành phần môi trường đất không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”. Chính vì thế ô nhiễm môi trường đất được xác định dựa trên
hai tiêu chí như sau:
Một là: Có sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, sự thay đổi này là sự thay đổi
các đặc tính lí hóa vốn có của môi trường đất. Sự thay đổi này hiện nay chủ yếu do

những tác động của con người tới môi trường mà cơ bản là việc thải bỏ các chất gây
ô nhiễm môi trường từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của con người. Sự
thay đổi đó không phù hợp với những giới hạn chuẩn mực đã được xác định trong
tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã xây dựng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Hai là: sự biến đổi nêu trên gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật.
Tiêu chí này cho thấy chỉ khi nào những đặc tính lí hóa vốn có của môi trường đất
bị thay đổi không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường mà gây
ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe con người cũng như các sinh vật sống khác thì khi
ấy mới xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
8


Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là một
số nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất: Ô nhiễm do hoạt động tại các khu công nghiệp và đô thị
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến tính chất lý
và hóa học đất. Những tác động về vật lý đất như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá
hủy cấu trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ,.
Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến đất. Tác
động của công nghiệp và đô thị đến đất xảy ra rất mạnh từ cuộc cách mạng công
nghiệp thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt là trong những thập niên gần đây. Các chất thải
công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị
phân hủy sinh học. Các chất thải độc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời
gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường.
Thứ hai: Ô nhiễm do chất thải
Có thể phân chia chất thải gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường đất ra
thành 4 nhóm chính: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải
hóa học và hữu cơ
- Chất thải xây dựng: Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống

nhựa, dây cáp, bê tông, nhựa….trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con
đường khác nhau, nhiều chất rắn khó bị phân hủy
- Chất thải kim loại: các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb,
Zn, Cd, Cu và Ni) thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công
nghiệp và đô thị. Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải: Các loại bình
điện (pin, ac quy) có mức chất thải kim loại nặng cao nhất: 93% tổng số lượng thủy
ngân, khoảng 45% số lượng Cadmium (Cd); Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số
lượng chì (Pb), 30% đồng (Cu), 10% crom (Cr). Các chất thải mịn (<20 mm) chứa
43% Cu thải, 20% Pb và 12% nickel (Ni). 38% Cd thải và 25%Ni là từ chất dẻo.
Nickel có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên 10% Ni.
Các kim loại độc hại có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, (hấp phụ,
9


liên kết) với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các chất phức hợp (chelat).
Ở các đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên các phức hệ hấp thụ. Các kim loại
nặng có khả năng linh động lớn ở đất chua (ph<5,5). Các kim loại nặng được tích
lũy trong các cơ thể sinh vật theo các chuỗi thức ăn và nước uống
- Chất thải khí: CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon ©, 80%
Co là từ động cơ xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lò gạch, lò
bếp, núi lửa phun…CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do CO kết hợp
với Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất một
phần CO được hấp thu trong keo đất, một phần bị oxy hóa thành CO2, SO2, NO2
trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axit, làm tăng quá trình
chua hóa đất
- Chất thải hóa học và hữu cơ
Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: Chất tẩy rửa,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin,
thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất. Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô
nhiễm đất. Nhiều loại nước từ cống rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn

nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Trong các loại nước thải này thường bao
gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên thường chứa nhiều các kim loại
nặng. Những chất tẩy rửa của những chất thải bỏ công nghiệp rắn có thể chứa
những sản phẩm hóa học độc hại ở dạng dung dịch. Đa số chất này được phóng ra
mặt đất, một số chất được phóng ra biển, đi vào sông ngòi, hệ thống nước ngầm và
được tưới cho cây trồng.
Thứ ba: Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Các loại chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất là: phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản phẩm và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc
và tàn tích rừng. Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh (nấm, tuyến
trùng…), thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là các chất hóa học hữu cơ
hay vô cơ…là rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng, nhưng vì bản
10


chất của các chất này là diệt sinh học nên ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi trưởng
đất. Các hóa chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất
độc cho các động vật và con người.
Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo. 2 yếu tố này có
quan hệ mật thiết với nhau và bao quanh con người. Chúng có ảnh hưởng đến đời
sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên...[20, tr.8]
Thứ tư, Các ô nhiễm ngoại lai khác:
+ Chất thải của súc vật:
Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc
không được thu gom, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh môi trường thì sẽ là hiểm
họa cho môi trường đất. Vì lượng lớn các chất thải này làm đất mất khả năng tự làm
sạch của nó thì sự nguy hại là khó lường. lúc này sự ô nhiễm đã trở nên trầm trọng.
các cơ quan hoạt động môi trường đất đều bị tê liệt. chất thải, vi trùng từ đó mà lan
ra khắp nơi: trong nước ngầm, trong nước suối trong hay bay vào không khí.
+ Tàn tích của rừng:

Sau khi thu hoạch gỗ, phần bỏ đi chiếm một lượng lớn. Tàn tích này khi nằm
lại trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo mùn cho đất, nhưng khả năng này phụ
thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và tỉ lệ C/N của tàn tích rừng. Nếu điều kiện
phân giải tạo mùn ít thì khả năng chuyển hóa thành những chất khó tiêu và gây chua
nhiều hơn.
Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí lâu dài, thì hoặc tạo ra
cá đầm lầy than bùn phèn. Điều đó có nghĩa là tạo ra môi trường đất acid.
+ Tàn tích thực vật:
Khi cơ thể sinh vật chết đi và nằm trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo
thành mùn cho đất. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn cho đất ít thì khả năng chuyển
hóa thành mùn ít, đồng thời các vật liệu này chuyển hóa thành các dạng mùn khó
tiêu và gây chua cho đất.
11


Do chất thải động vật của các loại gia cầm: trâu bò, gà là các nguyên tố vi
lượng rất cần cho đất (N, K, P, Ca) nhưng khi nồng độ quá nhiều sẽ gây hại cho
thực vật trên đất.
Các chất độc thoát ra trong đất tự nhiên thường là các khí độc sinh ra trong
quá trình phản ứng hóa học do có sự thay đổi của các yếu tố môi trường trong đất,
các phản ứng này có thể nảy sinh ra do hoạt động của núi lửa. Các phản ứng sinh
khí độc còn có thể xuất hiện do yếu tố khí hậu như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm của
đất thay đổi một cách đột ngột.
+ Vi sinh vật:
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và
động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là
chất thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm.
Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các
cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật. Ngoài những nguồn ô
nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang...

cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn... trong đất.
Theo thống kê, hàng năm diện tích đất này trên thế giới tăng từ 5.000.000 đến
11.000.000 ha.
Thứ năm, ô nhiễm đất do tác động của hóa học:
- Ô nhiễm đất do kim loại nặng
Các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất,
chuỗi thức ăn và con người. Những kim loại nặng có tính độc cao nguy hiểm là:
thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), niken (Ni); các kim loại nặng có tính độc
mạnh là asen (As), crom (Cr), mangan (Mn), Kẽm (Zn), và thiếc (Sn).
Thực tế các chất hoá học nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh
trưởng và phát triển của thực vật, của động vật và con người.Nhưng nếu chúng tích
luỹ nhiều trong đất thì rất độc hại.

12


Có 2 loại ảnh hưởng độc hại:
- Độc hại cấp tính là khi có một lượng lớn các chất độc hại trong một khoảng
thời gian ngắn thường dẫn đến gây chết các sinh vật.
- Độc hại lâu dài (mãn tính) khi hàm lượng các chất độc hại thấp nhưng tồn
tại lâu dài. Chúng có thể làm chết sinh vật hoặc tổn thương ở các mức độ khác nhau.
Khả năng độc hại của các kim loại nặng đối với các sinh vật khác nhau. Sự ô
nhiễm các kim loại nặng trong môi trường (đất, nước, sinh vật) có thể ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua chuỗi thức ăn) đến sức khoẻ con người. Tuỳ theo
từng chất mà có những tác động khác nhau đến các bộ phận cơ thể.
- Ô nhiễm đất do các chất phóng xạ
Nguồn ô nhiễm đất bởi các phóng xạ là những phế thải của các trung tâm
khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện
nguyên tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Các
chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động

vật và con người. Người ta thấy rằng, sau mỗi vụ nổ thử vũ khí hạt nhân thì chất
phóng xạ trong đất tăng lên gấp 10 lần. Tỷ lệ giữa lượng đồng vị phóng xạ có trong
cơ thể động vật với lượng đồng vị phóng xạ có trong môi trường được gọi là” hệ số
cô đặc” sau các vụ nổ bom nguyên tử trong đất thường tồn lưu ba chất phóng xạ
Sn90; I131 ;Cs137. Các chất phóng xạ này xâm nhập vào cơ thể người, làm thay đổi
cấu trúc tế bào, gây ra những bệnh về di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư…
- Ô nhiễm do chiến tranh
Miền Nam nước ta qua cuộc chiến tranh tàn khốc đã phải hứng chịu 100.000
tấn chất độc hóa học, trong đó có ít nhất 194 kg đioxin, 15 triệu tấn bom đạn đã thải
xuống khắp các miền đất nước, không chỉ gây thiệt hại về người mà còn gây ra sự
thay đổi về dòng chảy, tàn phá lớp phủ thực vật, đảo lộn lớp đất canh tác, để lại
nhiều hố bom ở các vùng sản xuất nông nghiệp trù phú. Kết quả là 34% diện tích
đất trồng trọt và 44% diện tích rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

13


Vậy ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, các
yếu tố có tính chất vật lý, sinh học, hoá học của môi trường bị thay đổi hay còn gọi
là “bị làm bẩn”. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng như
các sinh vật khác.
 Thế nào là kiểm soát ô nhiễm môi trường đất?
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô
nhiễm (Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). So với khái niệm quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường đất, khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất có nội
hàm rộng hơn, thể hiện ở nhiều khía cạnh như mục đích kiểm soát, chủ thể kiểm
soát, cách thức, công cụ kiểm soát và nội dung kiểm soát. Cụ thể là:
- Mục đích chính của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường là phòng ngừa,
khống chế không để ô nhiễm môi trường xảy ra;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội;

- Phải vận dụng tối đa mọi biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường: biện
pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp kinh tế…
- Nội dung chính của kiểm soát ô nhiễm môi trường là: Thu thập, quản lí và
công bố các thông tin về môi trường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô
nhiễm; ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; quản lí
chất thải; xử lí, khắc phục tình trạng bị ô nhiễm…
Tóm lại, kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình con người chủ động ngăn
chặn các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội.
Nếu vì những lí do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô
nhiễm chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi tình trạng môi trường
[23, tr. 68].

14


1.1.2. Đặc điểm của đất, những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất
*Đặc điểm của đất
Theo điều 10, Luật đất đai năm 2013 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai
được chia thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Đất có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người, và sinh vật, là
địa bàn sống, là nơi tiếp nhận các chất thải được tạo ra, là điều kiện cần thiết cho sự
phát triển của mối quốc gia. Đất đai có những đặc điểm cơ bản như sau:
Đặc điểm thứ nhất: Diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngày một thu hẹp.
Bản thân đất là loại tài sản không tự tăng thêm diện tích mà chỉ được chuyển từ mục
đích này sang mục đích khác, đặc biệt quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, dân số
ngày càng tăng dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Đặc điểm thứ hai: Hiện nay các vùng đất nông nghiệp chủ yếu đều có khả
năng cho năng suất thấp do bị rửa trôi, nhiễm phèn, nhiễm mặn, suy thoái đất, ô
nhiễm đất. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sự phát triển kinh tế ngày
càng mạnh mẽ kéo theo sự ra đời của các khu công nghiệp, nhà máy, làng nghề.

Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong việc sử dụng phân bón, các loại hóa chất
cho cây trồng cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất. Phần khác nữa là do sự
biến đổi bất thường của khí hậu, hạn hán, lũ lụt, sạt lở… cũng ảnh hưởng tới môi
trường đất.
*Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đất
Đất đai được coi là tài sản đặc biệt và có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của con người. Tuy nhiên, hiện vấn đề ô nhiễm đất đang trong tình trạng
đáng báo động, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu như sau:
Một là, đất dễ bị xói mòn khi gặp các chuyển động lớn như bão, lũ dẫn đến
lở đất, khi lượng mưa cao. Các thảm thực vật theo đó bị phá hủy gây suy giảm
nguồn đa dạng sinh học. Người sử dụng đất hiện nay vẫn còn tình trạng canh tác
không hợp lý giữa cây trồng với chất đất…Từ những nguyên nhân đó chất dinh
15


×