ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 1989 /GDĐT-TrH TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 08 năm 2010
Về thực hiện giáo dục trật tự ATGT
và các nội dung tích hợp trong giảng dạy
bộ môn GDCD và HĐGDNGLL
Kính gửi :
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận,
huyện;
- Hiệu trưởng các trường THPT.
Căn cứ kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông
thành phố ; căn cứ nội dung chương trình môn giáo dục công dân (GDCD) và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), chương trình tích hợp giáo dục dân số-sức
khỏe-sinh sản, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường và công ước của Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thực hiện lồng ghép và tích hợp
việc giảng dạy theo hướng dẫn như sau :
I. GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG :
Chủ đề trong năm học 2010 – 2011 : “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của cộng
đồng và trật tự, văn minh đô thị”.
1. Môn Giáo dục công dân :
1.1. Có trong chương trình :
- Lớp 6 - Tiết 23, 24 - Bài 14 : "Thực hiện trật tự an toàn giao thông".
- Lớp 7 - Tiết 33 : Các vấn đề địa phương.
- Lớp 8 - Tiết 32 : Các vấn đề địa phương.
1.2. Không có trong chương trình :
- Dạy một tiết giáo dục trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong tuần đầu tiên
của tháng 9 cho các khối lớp 9, 10, 11, 12.
- Nội dung giảng dạy : Lựa chọn và phân bố hợp lý cho các khối lớp 9, 10, 11,
12 những nội dung sau đây :
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 9. Quy tắc chung; Điều 10. Hệ thống
báo hiệu đường bộ; Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ; Điều 30. Người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; Điều 31. Người điều khiển, người
ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác; Điều 32. Người đi bộ (Luật giao
thông đường bộ - 2008).
2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
- Thực hiện lồng ghép giáo dục trật tự ATGT theo chủ đề chủ điểm của từng
tháng nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 9 với các hình thức như thi làm khẩu hiệu,
vẽ tranh biểm họa, tiểu phẩm, sân khấu hóa ... nhằm giáo dục tuyên truyền giáo dục
trật tự ATGT.
- Phối hợp với Đoàn - Đội tổ chức lễ phát động tháng ATGT, giao kết thi đua
… giữa các trường trong cụm, quận - huyện.
II. TÍCH HỢP GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHỎE - SINH SẢN, GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG ƯỚC CỦA LHQ VỀ QUYỀN TRẺ EM :
1. Tích hợp giáo dục dân số-sức khỏe-sinh sản trong môn GDCD cấp
THPT :
- Lớp 10 :
+ Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (phần 1. Tồn tại xã hội);
+ Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tích hợp toàn bài);
+ Bài 15 - Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (phần 2. Sự bùng
nổ dân số và trách nhiệm của công dân).
- Lớp 11 :
+ Bài 1 - Công dân với sự phát triển kinh tế (phần 3.b. Ý nghĩa của phát triển
kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội);
+ Bài 11 - Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 1.a. Tình hình dân số
nước ta và phần 3. Trách nhiệm của công dân).
- Lớp 12 : Bài 3 - Công dân bình đẳng trước pháp luật (phần 2. Bình đẳng
trong hôn nhân và gia đình).
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD (tài liệu Giáo
dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD – THPT và THCS năm 2008) :
a) Cấp THPT :
- Lớp 10 :
+ Bài 2 : Thế giới vật chất tồn tại khách quan (phần 2.c. Con người có thể nhận
thức, cải tạo thế giới khách quan);
+ Bài 6 : Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng (phần 1.a. Phủ
định siêu hình);
+ Bài 8 : Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (phần 1. Tồn tại xã hội và phần 3.b. Sự
tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội);
+ Bài 10 : Quan niệm về đạo đức (phần 1. Quan niệm về đạo đức);
+ Bài 15 : Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (phần 1. Ô
nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và
phần 2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng
nổ dân số).
- Lớp 11 :
+ Bài 1 : Công dân với sự phát triển kinh tế (phần 3. Phát triển kinh tế và ý
nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội);
+ Bài 4 : Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 3.b. Mặt hạn
chế của cạnh tranh);
+ Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 1.a. Tình hình dân số
nước ta);
+ Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (tích hợp toàn bài).
- Lớp 12 :
+ Bài 2 : Thực hiện pháp luật (phần 1.b. Các hình thức thực hiện pháp luật;
phần 2.a. Vi phạm pháp luật và 2.c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp
lý);
+ Bài 7 : Công dân với các quyền dân chủ (phần 3.b. Nội dung quyền khiếu
nại, tố cáo);
+ Bài 9 : Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (phần 1. vai trò của
pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước và 2.d. Nội dung cơ bản của
pháp luật về bảo vệ môi trường);
+ Bài 10 : Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (phần 1.
Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại và 3.c.
Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế).
b) Cấp THCS :
- Lớp 6 :
+ Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (phần a);
+ Bài 3 : Tiết kiệm (phần a);
+ Bài 7 : Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên (tích hợp toàn bài);
+ Bài 10 : Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH
(phần c);
- Lớp 7 :
+ Bài 9 : Xây dựng gia đình văn hoá (phần d);
+ Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tích hợp toàn bài);
+ Bài 15 : Bảo vệ di sản văn hoá (phần b và c);
- Lớp 8 :
+ Bài 3 : Tôn trọng người khác (phần 2);
+ Bài 7 : Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội (phần 1 và 2);
+ Bài 9 : Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư (phần 2 và
4);
+ Bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (tích hợp
toàn bài);
+ Bài 17 : Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
(phần 1 và 2);
- Lớp 9 :
+ Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển (phần 2);
+ Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (phần 1 và 4).
3. Tích hợp Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em trong môn
GDCD và HĐGDNGLL cấp THCS và THPT : thực hiện theo các nội dung đã
được hướng dẫn và tập huấn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn cần báo cáo về Phòng Giáo dục
Trung học – Sở Giáo dục và Đào tạo để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: KT.GIÁM
ĐỐC
- Như trên; PHÓ GIÁM
ĐỐC
- Ban Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu VP, GDTrH, Tuấn (3).
(đã ký)
Nguyễn Hoài Chương
Kính gởi : Hiệu trưởng các trường THCS
Đề nghị Hiệu trưởng chỉ đạo GV giảng dạy môn GDCD và GV phụ trách Họat động
ngoài giờ lên lớp thực hiện đúng tinh thần văn bản chỉ đạo này của Sở GD và ĐT
TP.HCM đối với việc thực hiện giáo dục trật tự ATGT và các nội dung tích hợp
trong giảng dạy bộ môn GDCD và HĐGDNGLL.
Bình Chánh, ngày 3/9/2010.
KT. Trưởng Phòng
P. Trưởng phòng