Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.85 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
PHẠM VĂN LỢI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG

PHẠM VĂN LỢI

2017 - 2019

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG
PHẠM VĂN LỢI
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM VĂN LỢI


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy, cô giáo Trường Đại học Mở Hà
Nội, Khoa sau Đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội lời cảm ơn và lòng biết
ơn sâu sắc về quá trình đào tạo trong 2 năm học Cao học vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của cô
giáo PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy; sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan: Thư viện quốc gia Việt Nam, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc
Giang, UBND thành phố Bắc Giang và các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang
đã cung cấp những tài liệu quan trọng quý báu để tôi hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM VĂN LỢI


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y
TẾ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ..................................... 5
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế ........................................... 5
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật quản lý chất thải y tế ........................ 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y
TẾ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH BẮC GIANG ......................... 27
2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải y tế ......................................... 27
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý chất thải y tế tại tỉnh Bắc Giang.. 31
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật quản lý chất thải y tế ở Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Bắc Giang.......................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BẮC GIANG ........................................................................................ 58
3.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý chất thải y
tế ...................................................................................................................... 58
3.2. Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế ....... 62
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý chất thải
y tế ................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, điều kiện sống của
con người ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, trong những năm qua, tốc độ phát
triển dân số, đô thị hóa gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Tốc độ đô
thị hóa cao đang bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng mà
còn làm phát sinh các vấn đề về môi trường. Nền kinh tế nước ta, sau suy thoái kinh

tế giai đoạn 2011-2013 đã có sự phục hồi rõ nét, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế vẫn
dựa nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên…, sự tăng trưởng các ngành kinh tế công
nghiệp, giao thông vận tài, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề, y tế và du lịch đã làm
phát sinh nhiều hệ lụy về môi trường, đặc biệt là chất thải các loại đang đe dọa ngày
càng lớn đến nhu cầu hưởng thu chất lượng môi trường sống cũng đang ngày càng
gia tăng, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người.
Kiểm soát, bảo vệ môi trường đang đặt ra yêu cầu bức thiết về mặt quản lý nhà
nước, là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và được
thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá nhân, cộng đồng, cấp độ địa phương, vùng
đến cấp độ quốc gia, quốc tế. Ở cấp độ quốc gia, việc bảo vệ môi trường được thực
hiện thông qua hoạt động quản lý thống nhất của nhà nước các cấp của quốc gia.
Nhà nước bằng các biện pháp khác nhau như biện pháp tổ chức chính trị, giáo dục,
công nghệ, kinh tế và pháp lý và quan trọng nhất là công cụ pháp lý để thực hiện
bảo vệ môi trường. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các yếu tố
môi trường ngày càng trực tiếp ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội,
chính vì vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và
kiểm soát ô nhiễm môi trường đang là tất yếu, nhằm điều chỉnh hành vi xử sự của
con người khi tham gia các mối quan hệ xã hội liên quan đến môi trường sống.
Quản lý đối với chất thải nói chung, trong những năm qua đã được Đảng và
nhà nước ta quan tâm, chú trọng nhưng cũng còn nhiều hạn chế, đã và đang là một
trong những thách thức môi trường ở nước ta hiện nay, trong đó, vấn đề xử lý chất

1


thải, đặc biệt là chất thải y tế, là loại chất thải có nhiều nguyên cơ gây hại cho sức
khỏe cho cộng đồng cũng như môi trường. Chất thải y tế nếu không được thu gom,
vận chuyển và xử lý đúng cách sẽ ẩn chứa nhiều mềm bệnh nguy hiểm lây lan đến
con người, đồng thời CTYT còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên đất,
nguồn nước, không khí. Đặc biệt, Bắc Giang đang là một tỉnh trung du, đời sống

kinh tế xã hội, nhất là ở các vùng đồi, núi còn có nhiều khó khăn, mặc dù những
năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều quan tâm, nhưng năng lực quản lý và các
nguồn lực để phục vụ cho bảo vệ môi trường còn có nhiều hạn chế, khó khăn.
Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao năng lực quản lý đối với môi
trường, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ
thực tiễn tỉnh Bắc Giang” làm Luận văn Thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với sự quan tâm của toàn xã hội đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, do
vậy ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về công cụ hữu hiệu nhất để quản
lý, kiểm soát môi trường, đó là pháp luật. Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đã
đề cập đến quản lý chất thải và chất thải y tế.
Có thể kể tên một số bài viết, nghiên cứu như: Lê Thị Kim Oanh (2010), “Bàn
về áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong chính sách môi
trường”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 4 (39)/2010; Phạm Hữu Nghị, Bùi
Đức Hiển (2011), “Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, Số 01/2011; Nguyễn Võ Hinh (2013), “Nguy cơ môi trường ô
nhiễm ảnh hưởng sức khỏe do chất thải y tế”; Vũ Thị Duyên Thủy (2009), “Xây
dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”, Luận án Tiến
sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Bùi Kim Hiếu (2010), “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn
Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Phạm Hồng Ngọc
(2016), “Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Phan Thị Ngân (2019), “Pháp luật

2


về quản lý chất thải rắn qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn
Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

Trong các bài viết, nghiên cứu trên đây, các tác giả đã phân tích, đánh giá về
pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải hoặc chất thải y tế với
đối tượng, phạm vi khác nhau, chưa nghiên cứu pháp luật về quản lý chất thải y tế
tại tỉnh Bắc Giang, do đó đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn
tỉnh Bắc Giang” sẽ kế thừa một phần các nghiên cứu trên, đồng thời phản ánh thực
tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhằm
cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý
chất thải y tế hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về quản lý CTYT, tổng hợp và hệ thống hóa các quy định của pháp luật
hiện hành về quản lý CTYT ở Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý CTYT ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Luận văn làm rõ các khái niệm cơ bản về CTYT; nghiên cứu, phân tích, đánh
giá việc thực hiện pháp luật quản lý CTYT trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý CTYT, cũng như nâng cao hiệu quả việc thực
hiện pháp luật quản lý CTYT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý, các quy định pháp luật về CTYT
và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về CTYT.
Pháp luật quản lý CTYT là nội dung nghiên cứu rộng, vì vậy Luận văn chỉ đi
sâu nghiên cứu các vấn đề chủ yếu, liên quan trực tiếp đến thực tiễn thực hiện tại
tỉnh Bắc Giang.

3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo
vệ môi trường.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp,
quy nạp… Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng cho toàn Luận văn;
phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp, xử lý các số liệu phục vụ cho
nghiên cứu cho các Chương 2, Chương 3; phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử
dụng trong Chương 1, việc đưa ra các kết luận từng chương và kết luận chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Các nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận
về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam hiện nay.
Luận văn có giá trị tham khảo đối với những người quan tâm về vấn đề quản
lý chất thải y tế ở góc độ pháp lý và là nguồn tham khảo trong việc nghiên cứu, học
tập môn học Luật Môi trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được trình bày thành 03 chương, với nội dung chính là:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế và pháp luật quản lý
chất thải y tế.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải y tế và thực tiễn thi hành
tại tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
quản lý chất thải y tế tại Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế

1.1.1. Khái niệm chất thải
Hiểu một cách thông thường, chất thải là những vật và chất mà người dùng
không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có
thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong
cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng
với những chất độc được xuất ra từ chúng [26].
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác và
những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Khái niệm này đưa ra hai tiêu chí để phân biệt
chất thải với vật chất tồn tại dưới dạng khác, đó là thứ nhất, chất thải tồn tại dưới
dạng vật chất; thứ hai, các vật chất (đồ vật không có giá trị, không có tác dụng và
không bị chiếm hữu, sử dụng nữa).
Từ điển môi trường Anh - Việt và Việt - Anh định nghĩa: “Chất thải (watste)
là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn
sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”. Theo khái niệm này, các yếu tố để
phân biệt với các chất khác, đó là: Chất thải là chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng,
khí; chất đó không còn giá trị sử dụng đối với cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó
và phải có biện pháp thải bỏ đối với chất đó.
Dưới giác độ pháp lý, chất thải được nêu tại khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi
trường năm 2015: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [45].
Từ những quan niệm, định nghĩa nêu trên cho thấy, các chất được coi là chất
thải khi thoả mãn các điều kiện: Chất thải là vật chất, các yếu tố phi vật chất không
thuộc phạm trù chất thải, ví dụ: các mối quan hệ xã hội, yếu tố tinh thần; chất thải

5


được hiểu là các vật chất mà con người thải ra từ nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải trong thực tế rất đa dạng, việc phân loại chất thải có ý nghĩa quan

trọng cho việc xác định phương pháp, cách thức quản lý, cũng như trách nhiệm của
các chủ thể quản lý. Có nhiều cách phân loại chất thải, tuy nhiên có thể nhận biết
chất thải ở các dạng như sau [58, trang 78]: Căn cứ vào tính chất của chất thải, chất
thải được chia thành: chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải rắn, chất thải dạng mùi,
chất phóng xạ và các dạng hỗn hợp khác. Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải
được chia thành: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế (phát sinh
từ các hoạt động của các cơ sở y tế). Căn cứ mức độ tác động của chất thải tới môi
trường xung quanh, chất thải được chia thành: chất thải thông thường và chất thải
nguy hại; chất thải nguy hại là chất thải chứa chất yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc tính nguy hại khác. Ngoài ra,
chất thải nhưng đáp ứng các yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất được gọi là phế liệu.
1.1.2. Khái niệm chất thải y tế
CTYT đã và đang trở thành mối quan tâm của công chúng và các nhà lập
chính sách ở nhiều quốc gia, tuy nhiên cũng chưa có khái niệm thống nhất về
CTYT. “CTYT là bất kỳ chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng (hoặc vật liệu có
khả năng truyền nhiễm), bao gồm chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như văn
phòng bác sĩ, bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu
y khoa và phòng khám thú y. Chất thải y tế có thể chứa chất lỏng cơ thể như máu
hoặc các chất gây ô nhiễm khác” [27]. Ở Mỹ, Quốc hội thông qua đạo luật theo dõi
CTYT vào năm 1988, trong đó định nghĩa: “CTYT là chất thải phát sinh trong quá
trình nghiên cứu y học, xét nghiệm, chẩn đoán, tiêm chủng, hoặc điều trị cho người
hoặc động vật, các loại cụ thể ví dụ như thủy tinh, băng gạc, găng tay, các vật dụng
sắc nhọn đã bị loại bỏ như kim hoặc dao mổ, gạc và khăn giấy” [27].
Chất thải y tế còn có một số tên gọi khác mà tất cả đều có cùng một định nghĩa
cơ bản, trong đó các tên gọi như chất thải y tế, chất thải sinh học, chất thải lâm
sàng, chất thải nguy hiểm sinh học, chất thải y tế có kiểm soát, chất thải y tế truyền

6



nhiễm, chất thải từ việc chăm sóc sức khỏe đề cập đến chất thải được tạo ra trong
quá trình chăm sóc sức khoẻ hoặc bị nhiễm hoặc có khả năng bị nhiễm bởi các vật
liệu truyền nhiễm. Các thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng có sự khác
biệt giữa chất thải y tế chung và chất thải y tế nguy hại; các vật dụng sắc nhọn, băng
gạc, dịch tiết, và các vật liệu bị lây nhiễm là rác thải nguy hại” còn các vật dụng
không chứa chất lây nhiễm hay băng gạc động vật là “chất thải y tế nói chung” [27].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nêu định nghĩa: “Chất thải y tế bao gồm toàn bộ
chất thải từ các cơ sở y tế, các trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm.
Ngoài ra nó bao gồm cả các nguồn rác thải nhỏ và rải rác từ các hoạt động y tế diễn
ra tại nhà như lọc máu, tiêm insulin…vv” [39]. Như vậy, theo định nghĩa này, thì
chất thải y tế không chỉ phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh mà còn từ các trung
tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm có liên quan đến hoạt động y tế, chăm sóc sức
khỏe, như giấy văn phòng, rác trên sàn nhà và rác nhà bếp phát sinh từ các cơ sở
khám chữa bệnh vẫn được coi là rác thải y tế, mặc dù nó không bị quy định và
không gây hại trong tự nhiên; việc xác định chất thải nào đó có phải là CTYT hay
không cần dựa vào tiêu chí nguồn phát sinh chất thải, nếu chất thải đó từ những hoạt
động y tế nhằm duy trì và khôi phục sức khỏe thì được gọi là CTYT.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) nêu: “ Chất thải y tế bao gồm toàn bộ
chất thải thải ra trong các hoạt động y tế và hoạt động chẩn đoán”. Theo đó, CTYT
được phát sinh trong các hoạt động y tế và chẩn đoán bệnh; tất cả các chất thải thải
ra từ các hoạt động y tế và chẩn đoán bệnh không phân biệt địa điểm phát sinh đều
được coi là CTYT. Định nghĩa này cũng phù hợp với tiêu chí hoạt động của ICRC hoạt động trên toàn thế giới để cung cấp trợ giúp nhân đạo cho những người bị ảnh
hưởng bởi xung đột và bạo lực vũ trang và thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của
chiến tranh.
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) thì coi: “Chất thải y tế là tổng
hợp các chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám bệnh,
phòng khám nha khoa, ngân hàng máu, và phòng khám thú y, trạm y tế cũng như
các trung tâm nghiên cứu và thí nghiệm. Nói chung, những chất thải có khả năng

7



chứa máu, dịch cơ thể hoặc các vật liệu có khả năng truyền nhiễm được quy định là
chất thải y tế” [39].
Như vậy, về cơ bản theo quan điểm của WHO, ICRC và USEPA đều có quan
niệm khá tương đồng về CTYT, chỉ có khác nhau ở việc làm rõ, chi tiết theo cách
liệt kê các nguồn phát sinh chất thải y tế hoặc liệt kê tên các loại chất thải được coi
là CTYT.
“Quy chế quản lý chất thải y tế”, ban hành kèm theo Quyết định số
2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ Y tế. Khoản 2, Điều 1 Quy chế này
quy định: “Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải
y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí”.
“Quy chế quản lý chất thải y tế”, ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, thay thế cho “Quy chế quản lý
chất thải y tế” ban hành năm 1999, quy định: “Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn,
lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất
thải thông thường”, so với định nghĩa trước đây, CTYT được xác định là “vật chất”,
khác với “chất thải”, có thể suy ra là CTYT được tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí
hoặc dạng khác được coi là vật chất; ở nghĩa hiểu thông thường, các định nghĩa này
cơ bản là đồng nhất.
CTYT còn được liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường nêu tại Thông
tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 58) như sau:
“Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế,
bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế”; “Cơ
sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình;
phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;
chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước
và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y
tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu

có thực hiện các xét nghiệm về y học”. Theo định nghĩa này, CTYT cũng được

8


phân biệt theo nguồn phát sinh, tuy nhiên phạm vi hẹp hơn so với các định nghĩa
trước đó, đồng thời CTYT được chia ra gồm: Chất thải y tế thông thường, chất thải
y tế nguy hại và nước thải y tế.
Tóm lại, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có khá nhiều khái niệm khác
nhau về CTYT, tuy nhiên ở nghĩa chung nhất, có thể coi “CTYT là chất thải phát
sinh từ hoạt động y tế”, đặc trưng của CTYT gồm:
i) CTYT là chất thải, nó mang đặc trưng của chất thải, tồn tại tồn tại dưới dạng
vật chất ở dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí hoặc các dạng khác; được chủ sở hữu thải
bỏ hoặc bị buộc phải thải bỏ;
ii) CTYT phát sinh từ hoạt động y tế, có thể trước (ví dụ vật tư y tế quá hạn,
phải loại bỏ), trong (ví dụ nước thải) hoặc sau hoạt động y tế (ví dụ các mẫu bệnh
phẩm) và phân biệt với các chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt khác.
Có nhiều các phân loại CTYT. Tuy nhiên, theo Thông tư số 58 [31] và Sổ tay
hướng dẫn quản lý CTYT trong bệnh viện, ban hành kèm theo Quyết định số
105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế [38], có
thể phân loại CTYT như sau: Dựa vào nguồn gốc phát sinh, CTYT được chia thành
03 loại: chất thải sinh ra từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện, chất thải sinh
hoạt từ bệnh nhân và chất thải sinh hoạt chung. Dựa vào đặc điểm lý học, hóa học,
sinh học và tính chất nguy hại, CTYT được chia thành 03 nhóm:
Chất thải lây nhiễm, gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (chất thải lây nhiễm
có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng như kim tiêm; kim chọc dò; kim châm
cứu; lưỡi dao mổ… và các vật sắc nhọn khác); chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
(chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát
sinh từ buồng bệnh cách ly); chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (mẫu bệnh phẩm;

dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm) và chất thải
giải phẫu (bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm).
Chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có
các thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có

9


cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; thiết bị y tế vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có
chứa thủy nhân và các kim loại nặng; chất hàn răng amalgam thải bỏ và chất thải
nguy hại khác theo quy định pháp luật.
Chất thải y tế thông thường: Là chất thải không thuộc danh mục CTYT nguy
hại hoặc thuộc danh mục CTYT nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng
chất thải nguy hại, gồm: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các
buồng bệnh cách ly); chất thải phát sinh từ các hoạt độn chuyên môn y tế như trong
các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các bột bó trong gãy
xương kín, những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại; chất thải phát sinh từ các công việc hành chính như giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng cacton, túi nilon, túi đựng phim; chất thải ngoại cảnh như lá
cây và rác trong các cơ sở y tế.
Ngoài ra, còn có nước thải y tế và khí thải y tế. Nước thải y tế gồm: Nước thải
sinh hoạt, là loại nước thải có thành phần, tính chất như nước thải đô thị; nước thải
từ các khu vực xét nghiệm, chuẩn và điều trị, nước thải từ khoa ngoại, nước thải từ
khu xét nghiệm và chụp X quang, nước thải từ khu khám và điều trị, nước thải từ
khu bào chế dược, nước thải từ khu giải phẫu tử thi; các loại dung dịch có chứa
phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của bệnh nhân,
chất bài tiết, nước xúc rửa dụng cụ có chứa phóng xạ; nước thải từ khoa lây, các hóa
chất dược liệu, vi trùng gây bệnh; nước thải nhà giặt và nước vệ sinh lau rửa sàn
nhà có chứa các hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng và các chất tẩy rửa [18]. Khí thải y tế,
thường ít được quan tâm, là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường

không khí từ hoạt động y tế, thường là từ ống khói của lò đốt rác thải y tế, tuy nhiên
thực tế còn có nhiều loại khí thải khác nữa như khí thoát ra từ bình chứa khí có áp
như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần [18].
1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải y tế
Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management, tiếng Latinh là Manum
agere - điều khiển bằng tay) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất
cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành

10


lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí lực và giá trị
vô hình) [32]. Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu
chung [32]; ngoài ra, theo quan điểm pháp lý, quản lý được xem xét là tác động
của nhà nước đối với các đối tượng quản lý bằng công cụ pháp luật, có thể là ban
hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm…, được coi là
công cụ quản lý mang lại hiệu quả cao nhất.
Quy chế quản lý chất thải y tế năm 1999 nêu khái niệm về quản lý CTYT
nguy hại: “Quản lý chất thải y tế nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải trong
suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại”. Với khái niệm này, CTYT nguy hại (không
phải CTYT, nhưng cũng có thể tại thời điểm năm 1999, hai khái niệm này được
hiểu là đồng nhất với nhau) được kiểm soát bắt đầu từ khi phát sinh, xử lý ban đầu,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ đến tiêu hủy. Các thức quản lý này thực chất là công
tác quản lý từng khâu của quá trình xử lý CTYT, hoàn toàn không đề cập dưới giác
độ khoa học quản lý, chưa mang tính tổng thể và phù hợp với cách hiểu quản lý nhà
nước bằng pháp luật như hiện nay.
Quy chế quản lý chất thải y tế năm 2007 có định nghĩa mang tính khái quát,
phù hợp hơn: “Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban

đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy
chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện”.
Theo định nghĩa này, giảm thiểu CTYT cũng là một khâu của quá trình quản
lý. Đồng thời, với quá trình thực hiện các khâu trong quá trình xử lý CTYT thì công
tác kiểm tra, giám sát cũng là hoạt động quản lý quan trọng; việc kiểm tra, giám sát
phải được thực hiện trong suốt quá trình từ khâu phân loại (có thể chưa phát sinh
thực tế), xử lý ban đầu… đến thiêu hủy CTYT, điều này sẽ giúp quá trình thực hiện
quản lý CTYT được thực hiện một cách mạch lạc, có điều chỉnh theo khung khổ
pháp lý nhất định.

11


Thông tư số 58 quy định: “Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân
định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám
sát quá trình thực hiện”. Định nghĩa này, cơ bản không có thay đổi về bản chất, tuy
nhiên quản lý CTYT ở quy định này được coi là “hoạt động” cụ thể, đồng thời “tái
chế” cũng được coi là hoạt động quản lý, mang ý nghĩa thực tiễn, kỹ thuật hơn là về
mặt pháp lý theo nghĩa là “hoạt động quản lý”.
Từ các định nghĩa nêu trên, có thể hiểu: “Quản lý CTYT là quản lý các quá
trình hoạt động liên quan đến CTYT nhằm giảm bớt tác hại đối với môi trường và
thể chất của con người”, các hoạt động quản lý được thực hiện bằng các hoạt động
tác động từ giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế..., đến xử lý
CTYT, nhằm mục đích nhằm giảm bớt tác động nguy hại đối với môi trường và sức
khỏe con người.
Giống như các loại chất thải khác, việc quản lý CTYT là các hoạt động tác
động đến của quá trình xử lý CTYT, như giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện [9,
Điều 3], tựu chung gồm các khâu chính: Thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT [39],
cụ thể là:

i) Thu gom CTYT được coi là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh, vận
chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý và thực hiện trong khuôn viên cơ sở y tế. Thu gom
chất thải được tính từ khi chất thải phát sinh cộng với thời gian chất thải được lưu
giữ tại kho lưu giữ. Phân loại là việc phân chia các CTYT vào các nhóm khác nhau
tuỳ theo đặc tính hoá học, sinh học của chúng.
Việc phân loại chất thải, nhất là phân loại ngay tại nguồn có ý nghĩa quan
trọng, giúp cho việc xử lý chất thải sau này được thuận lợi, bởi với mỗi loại chất
thải khác nhau, pháp luật quy định các phương pháp xử lý khác nhau. Có nhiều loại
chất thải khác nhau, việc phân loại giúp cơ sở y tế định hình việc quản lý, xử lý các
chất thải đó hoặc có biện pháp kịp thời ứng phó các tình huống đặc biệt khi xảy ra
hoặc phục vụ tái chế, giúp hạn chế lượng CTYT phải xử lý. Các CTYT khi phát
sinh được tiến hành tập hợp, đóng gói vào các túi, thùng có màu sắc khác nhau, đảm

12


bảo các chất thải được đưa đi xử lý đúng nơi quy định. Việc đóng gói cẩn thận,
đúng phương pháp còn giúp hạn chế thấp nhất tình trạng rơi vãi CTYT xuống nơi
lưu giữ và khi vận chuyển nội bộ hoặc vận chuyển đến nơi xử lý.
Lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế là khoảng thời gian chất thải được lưu tại
các nhà kho, thời gian này được tính từ khi chất thải được chuyển từ nguồn phát
sinh cho đến khi chất thải được đưa ra nơi xử lý cuối cùng. Chất thải dùng với mục
đích tái sử dụng và tái chế sẽ được lưu giữ riêng, nơi lưu giữ chất thải thường được
bố trí cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và những khu vực tập trung
đông người. Nhà lưu giữ chất thải thường có mái che, có hàng rào bảo vệ xung
quanh để hạn chế sự tiếp xúc của con người và các loại côn trùng xâm nhập. Tùy
vào khối lượng chất thải phát sinh mà mỗi cơ sở y tế xây dựng nhà chứa rác thải với
diện tích phù hợp.
ii) Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý CTYT.

Vận chuyển chất thải gồm có 2 quá trình:
Quá trình vận chuyển trong các cơ sở y tế, thường được thực hiện bởi hộ lý
của các khoa, phòng hay nhân viên vệ sinh của bệnh viện. Chất thải được vận
chuyển từ nguồn phát sinh đến nơi lưu giữ ít nhất 1lần/ngày và vận chuyển khi cần
thiết. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi cơ sở mà việc vận chuyển CTYT có thể
bằng các xe chuyên dụng hay xách tay. Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo
không gây ảnh hưởng tới hoạt động chung của bệnh viện và không làm rơi vãi chất
thải ra bên ngoài.
Quá trình vận chuyển chất thải bên ngoài cơ sở y tế, các cơ sở y tế có thể ký
hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất
thải. Nếu địa phương chưa có đơn vị chuyên về vận chuyển chất thải thì nhân viên
bệnh viện phải chịu trách nhiệm vận chuyển CTYT ra nơi tiêu hủy. CTYT nguy hại
trước khi vận chuyển phải được đóng gói vào trong các thùng để tránh bị bục hoặc
vỡ trên đường vận chuyển. Phải có các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển

13


chất thải bên ngoài cơ sở y tế, chúng phải được tẩy uế khử trùng sau mỗi lần vận
chuyển.
iii) Xử lý CTYT hoặc xử lý ban đầu CTYT, là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt
khuẩn các chất thải có nguy có lây nhiễm cao tại nơi phát sinh trước khi chuyển tới
nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. Mục đích của xử lý ban đầu là giảm tính độc hại của chất
thải trước khi cho đi xử lý cuối cùng. Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử
dụng công nghệ nhằm cô lập nhằm làm mất khả năng nguy hại đối với môi trường
và sức khỏe con người.
Có rất nhiều phương pháp xử lý CTYT đang được áp dụng, mỗi phương pháp
lại có những ưu điểm, hạn chế khác nhau. Dựa trên những điều kiện thực tế mà mỗi
cơ sở y tế sẽ lựa chọn một mô hình xử lý chất thải cho phù hợp nhằm mục đích chi
phí bỏ ra là tối thiểu nhưng hiệu quả thu về là lớn nhất. Các hoạt động của việc quản

lý CTYT đều phải được ghi chép và báo cáo theo đúng quy định trước các cơ quan
có thẩm quyền. Đồng thời, các cơ quan này cũng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát
quy trình quản lý này.
1.1.4. Kinh nghiệm quản lý chất thải y tế trên thế giới và ở Việt Nam
Chất thải nói chung và CTYT nói riêng khi phát sinh nếu không được thu
gom, xử lý kịp thời và phù hợp sẽ gây ra các tác động lớn đến chất lượng, cảnh
quan môi trường, sức khỏe cộng đồng và các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo Giáo
trình Luật môi trường (2006), trên thế giới có 2 cách tiếp cận phổ biến được áp
dụng trong quản lý chất thải, là quản lý chất thải ở cuối đường ống sản xuất và quản
lý chất thải theo đường ống sản xuất, ngoài ra còn có cách tiếp cận nhấn mạnh vào
khâu tiêu dùng (tập trung vào nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, bao gồm cả
nhà sản xuất). Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế xã hội, nên cách tiếp cận chủ yếu
vẫn là quản lý chất thải ở cuối đường ống [58, tr 79, 80].
Theo Tổng cục môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường, kinh nghiệm các
nước trên thế giới cho thấy hoạt động quản lý CTYT được tập trung vào 02 nội
dung chính, đó là: Xây dựng khung chính sách về quản lý CTYT và triển khai các
công ước có liên quan [28]:

14


Đối với các nước phát triển, thị trường quản lý chất thải nguy hiểm được thiết
lập và vận hành bởi chủ nguồn thải và chủ hành nghề quản lý chất thải; giữa họ
thiết lập một hợp đồng kinh tế, theo đó chủ nguồn thải phải trả chi phí dịch vụ cho
chủ hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả
tiền”. Chính phủ điểu chỉnh mối quan hệ này thông qua hệ thống chính sách quản lý
và hệ thống giám sát, cưỡng chế.
Khung pháp lý về quản lý CTYT tại các nước phát triển tuy có các cách thức
điều chỉnh khác nhau, nhưng tựu chung bao gồm các điểm quan trọng gồm: Nghĩa
vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải và chủ hành nghề quản lý CTYT; trách

nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp; hệ thống
đăng ký, cấp phép, thanh tra và chế tài xử lý vi phạm; các tiêu chuẩn/yêu cầu về quy
trình vận hành, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất,
lưu giữ hồ sơ, theo dõi và báo cáo; cơ chế tài chính, bao gồm phí dịch vụ, huy động
nguồn lực và hợp tác công tư trong quản lý CTNH. Ở Mỹ, chính quyền liên ban
hành đạo luật về quản lý CTYT, sau đó mỗi bang, chính quyền sẽ có các quy định
vụ thể về quản lý CTYT. Liên minh Châu Âu không có văn bản pháp quy riêng về
quản lý CTYT nhưng có nhiều nghị quyết, quyết định hướng dẫn quy trình và thiết
bị cho các loại CTNH khác nhau. Tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngoài
đạo luật về quản lý chất thải chung, còn có các hướng dẫn quản lý đối với từng loại
CTYT khác nhau.
Về triển khai các công ước quốc tế liên quan đến quản lý CTYT, các quốc gia
tham gia các công ước như: Công ước Basel về CTNH, Công ước Stockholm về
chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs), Công ước Minamata về thủy ngân và đã đạt
được những kết quả đáng kể trong giảm thiểu POPs và thủy ngân, thường triển khai
áp dụng các công nghệ xử lý CTYT đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo các
cam kết quốc tế, theo đó đối với công nghệ đốt chất thải, phải đảm bảo các tiêu
chuẩn khí thải nghiêm ngặt, hiện nhiều nước đã chấm dứt hoàn toàn những lò đốt
quy mô nhỏ và chuyển sang sử dụng công nghệ không đốt như khử khuẩn bằng hơi
nước (lò hấp), khử khuẩn bằng vi sóng, khử khuẩn bằng hóa chất, công nghệ tan

15


chảy hay plasma…; mặt khác, các nước đã loại bỏ mô hình xử lý tại chỗ và chuyển
sang mô hình xử lý tập trung; hạn chế sản xuất và mua sắm thiết bị, chế phẩm y tế
chứa thủy ngân; thay thế các thiết bị nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy ngân bằng
nhiệt kế, huyết áp kế điện tử…, hướng tới loại bỏ hoàn toàn các thiết bị y tế có chứa
thủy ngân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các chất độc hại tác động gây ô nhiễm
môi trường và sức khỏe con người.

Đối với nhiều nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông
Nam Á đã quan tâm ban hành khung chính sách về quản lý CTYT để đối phó với
tình trạng ô nhiễm môi trường. Các nước ban hành các quy định về quản lý CTYT,
đồng thời ban hành hàng loạt các hướng dẫn, giải pháp quản lý chất thải, giải pháp
xử lý vi phạm, hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị vận chuyển, xử lý
CTYT; có nước còn ban hành chính sách loại bỏ dần thủy ngân trong y tế.
Về triển khai các công ước quốc tế có liên quan, nhiều nước đang phát triển đã
và đang đi theo xu hướng loại bỏ các lò đốt CTRYT quy mô nhỏ trong các bệnh
viện, chuyển sang mô hình xử lý tập trung và áp dụng công nghệ không đốt nhằm
hạn chế phát thải dioxin và furan ra môi trường không khí (theo Công ước
Stockholm). Ở Ấn Độ, lò đốt chỉ được phép vận hành trong cơ sở xử lý chất thải y
sinh tập trung, trong khi việc lắp đặt các lò đốt đơn lẻ trong cơ sở y tế không được
khuyến khích, hạn chế và loại bỏ các thiết bị chứa thủy ngân; ở Trung Quốc, công
nghệ không đốt đã trở thành lựa chọn chủ yếu ở nước này. Tuy nhiên, do điều kiện
phát triển kinh tế, việc áp dụng công nghệ không đốt và hạn chế sử dụng thủy ngân
mới chủ yếu dừng lại ở mức độ khuyến cáo, khuyến khích sử dụng, mà chưa thành
tiêu chuẩn bắt buộc nghiêm ngặt, chỉ một số ít nước đã ban hành quy định loại trừ
dần thủy ngân, hướng tới tiến tới môi trường chăm sóc không thủy ngân.
Tóm lại, các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển đã và đang tăng cường xây dựng khung chính sách quốc gia bằng những quy
định về quản lý CTYT; các chính sách quản lý CTYT có thể được ban hành bằng
các đạo luật độc lập, các hướng dẫn chuyên ngành cụ thể hoặc ban hành cùng với
các quy định pháp lý quản lý các loại chất thải nguy hại khác. Để thực hiện khung

16


pháp lý về quản lý CTYT, các nước ban hành các quy định, hướng dẫn và các chỉ
dẫn kỹ thuật hướng đến việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật ít gây ô nhiễm môi
trường, hạn chế tác động của công nghệ xử lý CTYT đến đời sống, sức khỏe con

người. Nhiều nước đã và đang loại bỏ các lò đốt quy mô nhỏ xử lý CTYT, hướng
đến mô hình xử lý tập trung và áp dụng công nghệ không đốt nhằm giảm thiểu phát
thải dioxin, furan và các hóa chất độc hại ra môi trường; đối với giảm thiểu tác động
của thủy ngân sử dụng trong các cơ sở y tế, các nước phát triển đã đạt được nhiều
thành tựu, nhưng ở các nước đang phát triển, việc chấm dứt sử dụng thủy ngân
trong chăm sóc sức khỏe còn đang là mục tiêu khá xa vời.
Tại Việt Nam, việc ban hành khung chính sách quản lý CTYT đã được cải
thiện đáng kể. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế, tính đến 31/12/2014,
Quốc hội đã ban hành 05 Luật, Chính phủ ban hành 07 Nghị định, Quyết định, Chỉ
thị và các bộ, ngành Trung ương ban hành 27 Quyết định, Quy định, Hướng dẫn về
quản lý CTYT [18], tạo thành khung pháp lý quan trọng cho quản lý CTYT. Việc
triển khai những Công ước quốc tế có liên quan đã được thúc đẩy, thực thi trên thực
tế, nhưng hiệu quả còn thấp; để hạn chế hoạt động của các lò đốt quy mô nhỏ,
nghiêm cấm các lò đốt không đạt tiêu chuẩn, xây dựng; xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật, kế hoạch hành động khả thi và cơ chế hợp tác công tư cho phát triển các cơ sở
xử lý tập trung; xây dựng kế hoạch hành động và hướng dẫn kỹ thuật để loại bỏ dần
thủy ngân trong các cơ sở y tế đang là mục tiêu quan trọng ở nước ta.
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật quản lý chất thải y tế
1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý chất thải y tế
Luật bảo vệ môi trường năm 2015 đã nêu rõ: “Môi trường là hệ thống các yếu
tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật" [45, Điều 3]. Các thành phần môi trường như đất, nước, không
khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác có quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên [45, Điều 3]. Môi trường tự nhiên có vai trò rất

17


lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ,

trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người.
Bảo vệ môi trường không chỉ có ý nghĩa với hiện tại, mà quan trọng hơn nó
đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Nếu không quan tâm tới
môi trường, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị hủy
hoại, tàn phá và xuống cấp thì trong tương lai, con người chắc chắn sẽ phải gánh
chịu những hậu quả tồi tệ. Để đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững của
môi trường, Luật bảo vệ môi trường đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết đó.
Là một bộ phận của pháp luật môi trường, pháp luật về quản lý CTYT là lĩnh
vực khá mới so với nhiều lĩnh vực pháp luật khác ở Việt Nam và thế giới. Khi ra
đời Luật bảo vệ môi trường năm 1993, những quy định đầu tiên về quản lý CTYT
mới xuất hiện. Năm 1997, Bộ Y tế có Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ban hành
“Quy chế bệnh viện”, trong đó có Quy chế công tác xử lý chất thải, Quy chế chống
nhiễm khuẩn; đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25/6/1998 của BCH
Trung ương về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”, năm 1999 “Quy chế quản lý về CTYT” đã được ban
hành, được xem như là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về quản lý CTYT ở Việt
Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng của hệ thống pháp luật này.
Sau này, cùng với các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và yêu cầu
quản lý chất thải bằng pháp luật, các Luật bảo vệ môi trường 2005 và đến nay là
Luật bảo vệ môi trường năm 2015 đều có một chương riêng quy định về quản lý
chất thải; trong đó, Điều 72 của Luật có những quy định riêng về việc bảo vệ môi
trường trong các cơ sở y tế và hiện nay, Thông tư số 58 liên Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên & Môi trường có hiệu lực từ ngày 01/4/2016 ban hành các quy định riêng
về quản lý chất thải y tế.
Cũng như các quy định pháp luật quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội, pháp luật quản lý CTYT bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
hoạt động liên quan đến CTYT, bao gồm 03 nhóm nội dung chủ yếu, gồm: Các quy
định pháp luật về kiểm soát nguồn phát sinh CTYT; các quy định pháp luật về thu

18



gom, vận chuyển CTYT và các quy định pháp luật về xử lý, tiêu hủy CTYT. Các
quy phạm pháp luật này điều chỉnh những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá
trình con người tiến hành các hoạt động liên quan đến CTYT. Mục đích cơ bản của
pháp luật quản lý CTYT là nhằm hạn chế phát thải, phòng ngừa, giảm thiểu những
ảnh hưởng xấu của CTYT, bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người.
Thông qua việc định hướng xử sự cho của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức cá
nhân trong quá trình làm phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT đồng thời
ràng buộc các chủ thể này bằng những chế tài cụ thể, pháp luật quản lý CTYT
không chỉ góp phần giảm thiểu được lượng CTYT thải vào môi trường mà còn
phòng ngừa, hạn chế được những tác động bất lợi của chúng. Điều đó có nghĩa, chất
lượng môi trường sống của con người cũng sẽ được đảm bảo một cách hiệu quả
thông qua việc xây dựng và thực hiện một cách triệt để các quy phạm pháp luật về
lĩnh vực này.
Từ phân tích nêu trên, có thể hiểu “Pháp luật quản lý CTYT là một bộ phận của
pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật điểu chỉnh những mối quan hệ
giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình con người tiến hành các hoạt động giảm
thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ
CTYT nhằm bảo vệ, tái tạo môi trường và nâng cao sức khỏe con người”.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản lý chất thải y tế
Đặc trưng của mỗi nhà nước, đó chính là pháp luật. Pháp luật là thước đo hành
vi của mỗi con người trong xã hội, là chuẩn mực do nhà nước đặt ra hoặc công nhận
để áp dụng đối với toàn xã hội. Pháp luật môi trường, với tư cách là hệ thống các
quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi xử sự của con người nhằm đảm bảo, kiểm
soát môi trường, sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường theo mục tiêu,
định hướng nhất định. Cũng giống như pháp luật nói chung, nội dung của pháp luật
quản lý CTYT cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, thường gồm các
yếu tố sau:
Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng có vai trò hàng đầu, mang tính

nguyên tắc để xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường. Trong điều kiện Đảng cầm

19


quyền, mọi đường lối chính sách của Đảng đều nhằm đề ra mục tiêu và phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định, định ra
những phương pháp cách thức cơ bản để có thể thực hiện những mục tiêu và
phương hướng đó. Những mục tiêu, phương hướng, phương pháp và cách thức đó
sẽ được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế. Vì
thế đường lối chính sách của Đảng là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn
nhất đến nội dung của pháp luật quản lý CTYT. Nội dung các quy định trong tất cả
các văn bản quy phạm pháp luật, từ hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật
đều phải phù hợp, không được trái với đường lối, chính sách của Đảng.
Ngay từ năm 1998, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường, Đảng
ta đã có Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã xác định rõ quan điểm: “Bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bảo vệ môi trường là một
nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển
bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Coi
phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải
thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp
tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.
Tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XI đã ra Nghị quyết số 24NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường” đưa ra mục tiêu về bảo vệ môi trường đến năm 2020 là:
“Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng; tiêu huỷ, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế”. Thủ tướng
Chính phủ đã thể chế hóa các quan điểm, định hướng trên bằng Quyết định số
1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng đến 2020”, làm cơ sở cho các cơ quản lý nhà nước
có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý chất thải nói chung cũng như quản lý CTYT nói riêng.

20


×