Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh tại tổng công ty xây dựng trường sơn binh đoàn 12 bộ quốc phòng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƢỜNG SƠN BINH ĐOÀN 12 - BỘ QUỐC PHÕNG ĐẾN NĂM 2025

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Thu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh tại


Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn - Binh đoàn 12 - Bộ Quốc Phòng đến
năm 2025”, tác giả đã tích lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các
kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế. Để hoàn thành được đề tài này,
tác giả đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa đào
tạo sau đại học - Viện đại học mở Hà Nội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - TS. Nguyễn Văn Nghiến,
cùng các thầy cô giáo trong Khoa đào tạo sau đại học - Viện đại học mở Hà
Nội đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn an lãnh đạo và các đ ng nghiệp
tại Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, các bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ cung
cấp cho tôi những thông tin và góp ý về những nội dung liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Thu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài............................................. 3

3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
5. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 7
6. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................................... 8
7. Dự kiến kết quả đóng góp của đề tài nghiên cứu................................................................. 8
8. Kết cấu luận văn..................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH ........................................................................................................... 10
1.1. Tổng quan về chiến lƣợc của doanh nghiệp ................................................................... 10
1.1.1. Một số khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh ........................................................... 10
1.1.2. Vai trò của chiến lƣợc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................ 14
1.1.3. Các cấp chiến lƣợc trong doanh nghiệp .................................................................. 14
1.1.4. Các dạng chiến lƣợc cạnh tranh (kinh doanh) cơ bản ............................................ 16
1.2. Sơ đồ các bƣớc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh. ..................................................... 20
1.2.1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu chủ yếu ........................................... 22
1.2.2. Phân tích tác động của môi trƣờng bên ngoài......................................................... 23
1.2.3. Phân tích tác động của môi trƣờng bên trong doanh nghiệp ................................. 30
1.3. Các bƣớc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh................................................................ 36
1.3.1. Các giai đoạn phân tích và lựa chọn chiến lƣợc: .................................................... 36
1.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và Ma trận đánh giá các yếu tố bên
trong (IFE) ........................................................................................................................... 37
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM).................................................................... 38
1.3.4. Xác định các chiến lƣợc khả thi bằng ma trận phân tích SWOT.................... 39
1.3.5. Lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu với ma trận QSPM...................................................... 40
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh ....................... 41


iv
1.4.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô...................................................................................... 41
1.4.2. Phân tích môi trƣờng ngành ..................................................................................... 43

1.4.3. Đánh giá nội bộ doanh nghiệp ................................................................................. 44
TIỂU KẾT CHƢƠNG I .......................................................................................................... 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƢỜNG SƠN ........................................................... 46
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Xây dựng Trƣờng Sơn .................................................. 46
2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng
Trƣờng Sơn ........................................................................................................................ 46
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành.......................................................................... 48
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2014-2017.................................... 49
2.2. Những “đặc thù” ảnh hƣởng đến xác định chiến lƣợc kinh doanh của DNXD
trong quân đội nói chung và TCT XD Trƣờng Sơn nói riêng ..................................... 51
2.2.1. Đặc điểm về mô hình tổ chức ................................................................................. 51
2.2.2. Đặc điểm về nhiệm vụ ............................................................................................. 52
2.2.3. Đánh giá chung ........................................................................................................ 53
2.3. Phân tích tác động của môi trƣờng bên ngoài đến Tổng công ty Xây dựng
Trƣờng Sơn............................................................................................................................. 54
2.3.1. Phân tích tác động của môi trƣờng vĩ mô theo mô hình phân tích PEST ............. 54
2.3.2. Phân tích môi trƣờng ngành theo mô hình năm áp lực cạnh tranh....................... 66
2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE của TCT XD Trƣờng Sơn............ 75
2.4.1. Năng lực sản xuất...................................................................................................... 76
2.4.2. Chất lƣợng nguồn nhân lực ...................................................................................... 78
2.4.3. Năng lực tài chính ..................................................................................................... 82
2.4.4. Trình độ Marketing................................................................................................... 84
2.4.5. Thƣơng hiệu của doanh nghiệp ............................................................................... 87
2.4.6. Công tác tổ chức và quản lý ..................................................................................... 88
2.4.7. Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong IFE của TCT XD Trƣờng Sơn .............. 89
2.4.8. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM ......................................................... 90
2.5. Đánh giá chung về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của TCT XD
Trƣờng Sơn............................................................................................................................. 92
2.5.1. Đánh giá chung về cơ hội và thách thức ................................................................. 92

2.5.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của TCT XD Trƣờng Sơn .................................. 92
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 94


v
CHƢƠNG 3: LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
TRƢỜNG SƠN ...................................................................................................................... 95
3.1. Tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc .............................................................. 95
3.1.1. Tầm nhìn.................................................................................................................... 95
3.1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................... 96
3.1.3. Mục tiêu chiến lƣợc .................................................................................................. 97
3.2. Đề xuất và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh ............................................................. 100
3.2.1. Các chiến lƣợc đề xuất theo ma trận SWOT ........................................................ 100
3.2.2. Lựa chọn chiến lƣợc theo ma trận QSPM............................................................. 104
3.3. Các giải pháp chủ yếu thực thi chiến lƣợc lựa chọn ............................................... 111
3.3.1. Giải pháp về tổ chức và quản lý............................................................................ 111
3.3.2. Giải pháp về hoạt động sản xuất và công nghệ..................................................... 113
3.3.3. Các giải pháp về quản trị nguồn nhân lực ............................................................. 115
3.3.4. Các giải pháp về tài chính ...................................................................................... 116
3.3.5. Các giải pháp về Marketing ................................................................................... 116
3.3.6. Các giải pháp về tổ chức và quản lý ...................................................................... 117
3.4. Các kiến nghị ................................................................................................................. 118
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 119
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG VIỆT ......................................................... 122
PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT ...................................................................................... 124



vi

DANH MỤC HÌNH
Các cấp độ chiến lƣợc trong doanh nghiệp…..………

15

Hình 1.2 : Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh...……......

21

Hình 1.3:

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter………….

27

Hình 1.4:

Tiến trình xây dựng ma trận EFE và IFE…….………

37

Hình 1.5:

Ma trận SWOT……………………………………….

39

Hình 2.1:


Mô hình tổ chức của Tổng công ty xây dựng Trƣờng

Hình 1.1:

Sơn…………………………………………………...

49


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh và các chiến lƣợc
cạnh tranh cơ bản…………………………………

16

Bảng 1.2:

Ma trận EFE và IFE của doanh nghiệp….………….

38

Bảng 1.3:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM………………..


39

Bảng 1.4:

Ma trận QSPM……………………………………...

41

Bảng 2.1:

Kết quả Sản xuất kinh doanh của Tổng công ty……

50

Bảng 2.2:

So sánh kết quả SXKD của TCT với các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp………………….……………..

72

Bảng 2.3:

Ma trận EFE của TCT Xây dựng Trƣờng Sơn...........

75

Bảng 2.4:

Tình hình cơ cấu lao động của Tổng công ty……….


78

Bảng 2.5:

Bảng cơ cấu tuổi và giới tính ………………………

79

Bảng 2.6:

Mức lƣơng trung bình hàng tháng của ngƣời lao
động…………………………………………………

Bảng 2.7:

80

Mức lƣơng trung bình của DN so với mặt bằng
chung tại địa bàn…………………………………..

80

Bảng 2.8:

Đánh giá về trình độ nhân lực của doanh nghiệp…..

81

Bảng 2.9:


Các chỉ tiêu tài chính TCT, giai đoạn 2014-2017…

82

Bảng 2.10:

Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng…………………………………………….......

85

Bảng 2.11:

Nghiên cứu thị trƣờng……………………………..

85

Bảng 2.12:

Hoạt động truyền thông của doanh nghiệp................

86

Bảng 2.13:

Phƣơng thức thực hiện các chƣơng trình truyền
thông………………………………………………...

86


Bảng 2.14:

Hiệu quả của các chƣơng trình xúc tiến……………

86

Bảng 2.15:

Thƣơng hiệu quả doanh nghiệp..................................

87


viii

Bảng 2.16:

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp……………

87

Bảng 2.17:

Năng lực bán hàng của doanh nghiệp …...…………

88

Bảng 2.18:


Ma trận đánh giá các nhân tố bên trong IFE của
TCT XD Trƣờng Sơn……….………………………

90

Bảng 2.19:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM………….………

91

Bảng 3.1:

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến
năm 2022…………………...……………………….

Bảng 3.2:

Tổng hợp ma trận SWOT của TCT Xây dựng
Trƣờng Sơn…………………………………………

Bảng 3.3:

101

Lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh bằng ma trận
QSPM (Các yếu tố bên ngoài)……………………

Bảng 3.4:


98

106

Lựa chọn chiền lƣợc kinh doanh bằng ma trận
QSPM (Các yếu tố bên trong)………………………

107


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:

Tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận của TCT qua
các năm……………………………………………

Biểu đồ 2.2:

So sánh doanh thu của các Tổng công ty qua các
năm……………………………………………….

Biểu đồ 2.3:

51

72

So sánh lợi nhuận của các Tổng công ty qua các

năm……………………………………………….

73


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CTGT

Công trình giao thông

DNXD

Doanh nghiệp xây dựng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XD

Xây dựng

WTO


Tổ chức thƣơng mại thế giới

TCT

Tổng công ty

TNHH
CT TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TSCĐ

Tài sản cốđịnh

VLXD

Vật liệu xây dựng

TCLĐ

Tổ chức lao động

DNQĐ

Doanh nghiệp quân đội

XDCB


Xây dựng cơ bản


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã
làm bộc lộ những rủi ro khó lƣờng trong sự phát triển thiếu bền vững của nền
kinh tế toàn cầu và của các nền kinh tế quốc gia, từ những nền kinh tế phát
triển nhất, nơi các doanh nghiệp bất chấp rủi ro chạy theo lợi nhuận tối đa,
cho đến nền kinh tế đang phát triển lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu
tƣ nƣớc ngoài. Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức không
nhỏ xuất phát từ bối cảnh khu vực và quốc tế cũng nhƣ thực lực của nền kinh
tế Việt Nam. Để vƣợt qua những thách thức và tận dụng những cơ hội đó đòi
hỏi Việt Nam phải có một tƣ duy phát triển mới, mang tính trọng tâm và đột
phá về hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, các doanh
nghiệp của Việt Nam đang đứng trƣớc rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhƣng
cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Theo lộ trình ký kết khi ra nhập
WTO, chúng ta sẽ mở cửa đối với hầu hết các ngành, trên hầu hết các lĩnh
vực. Thị trƣờng Việt Nam đƣợc đánh giá là một thị trƣờng tiềm năng với dân
số ƣớc đạt 94 triệu ngƣời. Nó là cơ hội cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài với
vốn lớn, kinh nghiệm và trình độ quản lý cao xâm nhập, đầu tƣ vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nƣớc muốn tồn tại, phát triển tốt và phát triển một
cách bền vững thì cần phải có năng lực bởi các doanh nghiệp đang tồn tại
trong một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi nguồn lực ngày
càng trở nên khan hiếm. Chính vì vậy, vấn đề hoạch định chiến lƣợc kinh
doanh đối với các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng đƣợc các
nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp quan tâm hơn bao giờ hết.

Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn (Binh doàn 12) là đơn vị kế thừa truyền
thống Bộ đội Trƣờng Sơn (Đoàn 559) -Đƣờng Hồ Chí Minh anh hùng. Từ


2

năm 1989 đến nay, thực hiện sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế theo quyết
định của Nhà nƣớc và Bộ Quốc phòng, Binh đoàn 12 chuyển thành doanh
nghiệp kinh tế - quốc phòng và có tên doanh nghiệp là Tổng công ty XD
Trƣờng Sơn. Đây là thời kỳ Binh đoàn 12 (Tổng công ty XD Trƣờng Sơn)
đứng trƣớc những khó khăn, thử thách lớn và nặng nề nhất trƣớc sự cạnh
tranh gay gắt, quyết liệt của cơ chế thị trƣờng. Những khó khăn và thách thức
đó đã đƣợc Tổng Công ty vƣợt qua bằng quyết tâm và nội lực của mình và đã
đạt đƣợc nhiều thành quả tốt đẹp. Tuy nhiên, quá trình biện chứng của sự phát
triển đã không cho phép Tổng Công ty dừng lại do những khó khăn và thách
thức mới đang đặt ra với Tổng Công ty.
Từ những lý do có tính khái quát trên cho thấy cần phải nâng cao khả
năng thích nghi với biến động trong kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực và nâng
cao hiệu quả SXKD của Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn có ý nghĩa sống còn,
là tiền đề để xây dựng và phát triển lâu dài cho Binh đoàn. Tổng Công ty XD
Trƣờng Sơnphải biết phát huy những lợi thế và hạn chế những tồn tại, có
những chiến lƣợc phù hợp với những nguồn lực mà Tổng Công ty Xây dựng
Trƣờng Sơnhiện có để nâng cao hiệu quả SXKDcủa doanh nghiệp, phát huy
nội lực để đứng vững và phát triển bền vững.
Là cán bộ công tác tại Tổng công ty XD Trƣờng Sơn - là một trong
những đơn vị đầu đàn trong Binh Đoàn Trƣờng Sơn, có thế mạnh trên nhiều
mặt, nhƣng dƣờng nhƣ sự phát triển hiện nay của Tổng công ty chƣa xứng
tầm. Bên cạnh đó, nhận thấy xác định vấn đề chiến lƣợc kinh doanh của Tổng
Công ty XD Trƣờng Sơn có một ý nghĩa lý luận và thực tế cao, vì vậy, với
mong muốn góp phần vào công tác xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của Tổng

công ty, giúp định hƣớng đúng đắn cho các giai đoạn phát triển trong thời
gian tới, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn hƣớng nghiên cứu của đề tài “Xây
dựng chiến lƣợc kinh doanh tại Tổng công ty xây dựng Trƣờng Sơn -


3

Binh đoàn 12 - Bộ quốc phòng đến năm 2025” làm đề tài nghiên cứu cho
bản Luận văn thạc sĩ này.
2. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài
Doanh nghiệp muốn thành công không chỉ cần có đội ngũ nhân viên tài
năng, tinh thần làm việc hăng say, phƣơng tiện vật chất hiện đại, mô hình hay
hệ thống tổ chức tuyệt vời là đủ. Điều quan trọng có ý nghĩa sống còn giúp
doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu dài bền vững là một chiến lƣợc kinh doanh
đúng đắn. Bởi lẽ một chiến lƣợc sẽ giúp cho doanh nghiệp biết đƣợc những gì
nên tập trung để khai thác tốt hơn các cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ từ
môi trƣờng kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế
ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển cho tháy ràng các doanh
nghiệp có tiến hành quản trị chiến lƣợc đều gặt hái nhiều thành công trong
kinh doanh hơn các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề quản trị chiến
lƣợc.
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận để
hoạch định và quản trị chiến lƣợc trong các doanh nghiệp vẫn là một vấn đề
khá khó khăn đối với các doanh nghiệp. Điểm qua các đề tài nghiên cứu về
vấn đề này cũng đã có nhƣng chƣa mang tính phổ rộng:
Tô Minh Thúy (2015), Xây dựng chiến lược công ty cổ phần Lilama7,
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Trên cơ sở nghiên
cứu, tiếp cận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh một cách khoa học tại Công
ty cổ phần Lilama7, tác giả đã giúp cho những nhà quản trị công ty có cái
nhìn rõ hơn về doanh nghiệp mình trên quan điểm chiến lƣợc, tránh tình trạng

kinh doanh theo phong trào, cảm tính, đồng thời đề xuất chiến lƣợc phát triển
công ty theo hƣớng hiệu quả và bền vững.
Nguyễn Minh Hƣơng (2011), Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty
cổ phần may Việt Tiến và các giải pháp thực hiện, Luận văn Thạc sĩ quản trị
kinh doanh, Đại học Ngoại thƣơng. Là một đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa


4

học kinh tế vào một doanh nghiệp cụ thể, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp
ứng dụng lý thuyết thống kê, dự báo, phân tích tổng hợp (kết hợp định tính,
định lƣợng), thống kê, so sánh để nghiên cứu về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và một số doanh nghiệp cùng
ngành cạnh tranh trực tiếp theo từng nhóm ngành, ngành dệt may Việt Nam,
có xét đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành dệt may thế giới, từ đó để
xuất chiến lƣợc kinh doanh của Tổng công ty áp dụng cho thời gian tiếp theo.
Trần Thị Thu Hồng (2011), Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công
ty Japfa ComFeed Việt Nam giai đoạn 2010-2015, Luận văn Thạc sĩ quản trị
kinh doanh, Đại học Ngoại thƣơng. Tác giả nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc,
kế hoạch kinh doanh cho Công ty Japfa ComFeed Việt Nam, trong đó nhấn
mạnh vào các giải pháp nâng cao khả năng, lợi thế vƣợt trội của công ty để
tạo sự bứt phá trong từng giai đoạn. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra yêu cầu
phân tích, đánh giá chiến lƣợc sau khi đã xây dựng để giúp cho công tác
hoạch định chiến lƣợc cũng nhƣ công tác quản trị chiến lƣợc của công ty ngày
một hoàn thiện hơn.
Phạm Thị Thu Thủy (2011), Chiến lược kinh doanh của tập đoàn
Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ô tô Việt Nam, Luận
văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học ngoại thƣơng. Bằng việc nghiên
cứu, làm rõ chiến lƣợc, bí quyết kinh doanh của Toyota- mà nhiều doanh
nghiệp trên thế giới đã sử dụng để điều hành công việc của mình, tác giả đã

rút ra bài học và đề xuất hƣớng phát triển cho các doanh nghiệp ô tô Việt
Nam trong tiến trình xây dựng và hội nhập.
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, 2015: Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho
Khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn giai đoạn 2015-2020” (ĐH Kinh tế Quốc dân).
Luận văn hƣớng tới việc xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cho
Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
khách sạn trong giai đoạn 2015-2020. Hƣớng tới mục tiêu chung phát triển


5

thƣơng hiệu bền vững, lớn mạnh và gia tăng lợi nhuận cho Công ty Cổ Phần
xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, luận văn đã thực hiện một số mục tiêu cụ thể:
a) Lựa chọn khung lý thuyết; b) Phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài
để thấy đƣợc các cơ hội, thách thức; c) Phân tích môi trƣờng nội bộ của
Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn để biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu và mức độ
ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn; d) Xây dựng và lựa chọn
các phƣơng án chiến lƣợc và e) Đề xuất giải pháp thực thi. Tuy nhiên, luận
văn này chỉ có ý nghĩa đối với lĩnh vực dịch vụ và trong phạm vị hẹp của một
đơn vị du lịch (khách sạn bảo Sơn) nên khả năng áp dụng bị hạn chế.
Nguyễn Văn Tuyến, 2016, “Chiến lƣợc kinh doanh của công ty
HACHAU OSC”. Luận văn (Đại học FPT) thực hiện các mục tiêu chủ yếu
nhƣ: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng chiến lƣợc cho công ty giai
đoạn 2016-2020; Phân tích, đánh giá môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng vi mô và
môi trƣờng nội bộ của công ty HACHAU OSC để từ đó nhận biết những cơ
hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu; Xác định các mục tiêu chiến lƣợc của
công ty giai đoạn 2016-2020.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã xây dựng đƣợc hệ thống
cơ sở lý luận cơ bản về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, nêu lên sự cần thiết
phải có chiến lƣợc kinh doanh trong mỗi giai đoạn phát triển của các doanh

nghiệp.
3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài nhằm mục đích xem xét tìm hiểu thực trạng và đề
ra giải pháp chiến lƣợc kinh doanh cho Tổng công ty XD Trƣờng Sơn đến
năm 2025, bao gồm:
- Phân tích môi trƣờng bên trong nhằm đánh giá những điểm mạnh và
điểm yếu của doanh nghiệp.
- Phân tích môi trƣờng bên ngoài nhằm đánh giá những cơ hội và thách


6

thức.
- Vận dụng lý thuyết vào việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Tổng
công ty XD Trƣờng Sơn.
- Đối với tác giả, đây chính là việc áp dụng lý thuyết quản trị kinh doanh
vào thực tế, qua đó vừa kiểm nghiệm và nâng cao kiến thức, vừa giúp ích cho
công việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên bài bản và hiệu quả hơn.
3.2. Các câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài có đƣa ra một số câu hỏi nghiên cứu về chiến lƣợc
kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Tổng Công ty XD Trƣờng
Sơn nhƣ sau:
- Chiến lƣợc kinh doanh là gì? Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đƣợc thể
hiện trên những nội dung gì?
- Những nhân tố nào tác động đến chiến lƣợc kinh doanh nói chung và
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng?
- Thực trạng về sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của
Tổng công ty XD Trƣờng Sơn hiện nay?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Tổng Công ty trong

lĩnh vực xây dựng cơ bản là những gí?
- Những đề xuất nào là có giá trị mang lại những cơ hội mới cho Tổng
Công ty trong hoạt động kinh doanh nói chung, cũng nhƣ trong xây dựng cơ
bản nói riêng?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đổi tƣợng nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng
kinh doanh của Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn, trên cơ sở đó xây dựng chiến
lƣợc kinh doanh cho công ty đến năm 2025. Chiến lƣợc kinh doanh mang tính
định hƣớng và vạch ra phƣơng án giúp cho việc xây dựng kế hoạch cụ thể đạt
đƣợc hiệu quả mong muốn.
Phạm vi nghiên cứu:


7

- Không gian: Tổng Công ty xây dựng Trƣờng Sơn.
- Thời gian: Khảo sát thực trạng tại Tổng công ty từ khi thành lập, tài
liệu thống kê chủ yếu lấy từ năm 2014 đến năm 2017, thời gian tiến hành
nghiên cứu từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018, đề xuất chiến lƣợc
kinh doanh cho Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn tầm nhìn đến 2025.
- Nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng chiến lƣợc kinh doanh,
thực trạng hoạt động của Tổng công ty XD Trƣờng kể từ khi thành lập. Giới
thiệu sự ra đời và phát triển của công ty, loại sản phẩm kinh doanh chính,
phân tích SWOT để đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh cho Tổng công
ty đến năm 2025.
5. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu luận văn
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
kết hợp với các phƣơng pháp các phân tích số liệu, thống kê, mô tả để trả lời
các câu hỏi mà mục tiêu nghiên cứu đặt ra.

Phân tích thống kê mô tả: thông qua việc xử lý các số liệu thu thập
đƣợc từ các nguồn thứ cấp, bằng các phƣơng pháp tổng hợp, so sánh theo thời
gian để rút ra kết luận về mối quan hệ và các yếu tố cấu thành hiệu quả SXKD
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn.
Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Thông qua phƣơng pháp sử dụng bảng
câu hỏi, phỏng vấn các đối tƣợng khác nhau trong Tổng Công ty XD Trƣờng
Sơn để tìm hiểu về thực trạng năng lực trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của
Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn, từ đó rút ra đƣợc các kết luận có luận cứ và
khoa học để đề ra các giải pháp phù hợp.
5.2 Các nguồn dữ liệu
Nguồn số liệu thứ cấp: Là các số liệu đƣợc thu thập thông qua các tài
liệu thống kê, các sách, báo, tạp chí các trang website, internet và các báo cáo
tài liệu của Tổng Công ty XD Trƣờng Sơn.


8

Nguồn số liệu sơ cấp: là các số liệu do tác giả quan sát, điều tra qua hệ
thống bảng hỏi, bảng phỏng vấn phục vụ đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng chiến lƣợc kinh
doanh cho một doanh nghiệp. Để tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học là tổng
hợp lý luận đã có từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng một qui trình xây
dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp và khoa học cho doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Qui trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đƣợc áp
dụng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Tổng công ty XD Trƣờng Sơn đến
năm 2025. Trƣớc đó việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh chƣa đƣợc quan
tâm. Đề tài đƣợc thực hiện nghiêm túc, khi áp dụng vào thực tế có thể giúp
doanh nghiệp tồn tại trong cạnh tranh và phát triến bền vững.
7. Dự kiến kết quả đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Tổng hợp, khái quát các vấn đề về lý luận liên quan đến hoạch định
chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp
Tổng Công ty Xây dựng Trƣờng Sơn nói riêng.
- Đƣara những nhận xét, đánh giá cụ thể về chiến lƣợc kinh doanh trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản của Tổng Công ty Xây dựng Trƣờng Sơn: những
điểm mạnh và những điểm còn hạn chế.
- Các giải pháp mang tính khoa học và khả thi để áp dụng vào chiến lƣợc
kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng Công ty Xây dựng Trƣờng Sơn.
8. Kết cấu luận văn
Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng :
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh.
- Chƣơng 2: Phân tích cơ sở chiến lƣợc kinh doanh tại Tổng công ty xây
dựng Trƣờng Sơn.


9

- Chƣơng 3: Lựa chọn phƣơng án và giải pháp chiến lƣợc kinh doanh
của Tổng Công ty Xây dựng Trƣờng Sơn.


10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
KINH DOANH
1.1. Tổng quan về chiến lƣợc của doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm chiến lƣợc kinh doanh
Thuật ngữ chiến lƣợc xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra

các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phƣơng có
thể làm đƣợc, cái gì đối phƣơng không thể làm đƣợc. Từ đó thuật ngữ chiến
lƣợc kinh doanh ra đời. Theo quan điểm truyền thống chiến lƣợc là việc xác
định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức để từ đó đƣa ra các chƣơng
trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý
để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra.
Theo Alfred Chandler 1 “Chiến lƣợc bao gồm những mục tiêu cơ bản dài
hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động,
phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo William J. Gluech 2: “Chiến lƣợc là một kế hoạch mang tính thống
nhất, toàn diện và tính phối hợp, đƣợc thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ
bản của tổ chức sẽ đƣợc thực hiện.
Theo Fred R. David 3: “ Chiến lƣợc là những phƣơng tiện đạt tới mục
tiêu dài hạn. Chiến lƣợc kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa
dạng hoá hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trƣờng,
cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.

Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phƣơng (2007), Quản trị chiến lƣợc, Nhà xuất bản
Thống kê, trang 4
1,2,4

3

Fred David (2006), Bản dịch khái luận về quản trị chiến lƣợc, Nhà xuất bản Thống kê, trang 20


11

Theo Michael E. Porter : “Chiến lƣợc là nghệ thuật xây dựng các lợi thế
cạnh tranh vững chắc để phòng thủ.

Ngoài cách tiếp cận kiểu truyền thống nhƣ trên, nhiều tổ chức kinh
doanh tiếp cận chiến lƣợc theo cách mới: Chiến lƣợc kinh doanh là kế hoạch
kiểm soát và sử dụng nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao
và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Kenneth Andrews là ngƣời
đầu tiên đƣa ra các ý tƣởng nổi bật này trong cuốn sách kinh điển "The
Cencept of Corporate Strategy". Theo ông, chiến lƣợc là những gì mà một tổ
chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có
những cơ hội và cả những mối đe dọa.
Từ cách tiếp cận trên có thể định nghĩa Chiến lƣợc kinh doanh nhƣ sau:
“Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường, căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà
doanh nghiệp có thể định ra mưu lược biện pháp đảm bảo sự tồn tại, phát
triển ổn định, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra”.
Chiến lƣợc kinh doanh phản ánh kế hoạch hoạt động của đơn vị kinh
doanh bao gồm: các mục tiêu, các giải pháp và các biện pháp để đạt mục tiêu.
Chiến lƣợc kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu ngắn
hạn cũng nhƣ dài hạn, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và
cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là “dự kiến
tƣơng lai trong hiện tại”. Dựa vào chiến lƣợc kinh doanh, các nhà quản lý có
thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên trong quá trình đó
phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bƣớc đi. Một chiến lƣợc
vững mạnh luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sử dụng đƣợc các
nguồn lực vật chất, tài chính và con ngƣời thích ứng. Có thể hiểu, chiến lƣợc
là phƣơng thức mà công ty sử dụng để định hƣớng tƣơng lai nhằm đạt đƣợc
những thành công trong hoạt động kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh của
doanh nghiệp đƣợc hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và


12


sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong chiến lƣợc tổng
thể của doanh nghiệp.
1.1.1.2.Đặc trƣng của chiến lƣợc kinh doanh
Các quan điểm về chiến lƣợc tính đến nay vẫn chƣa có sự thống nhất,
cùng với sự vận động của nền kinh tế, tƣ tƣởng chiến lƣợc cũng luôn vận
động và thay đổi nhằm bảo đảm sự phù hợp của nó với môi trƣờng kinh
doanh. Tuy vậy, dù ở bất cứ góc độ nào, trong bất kỳ giai đoạn nào, chiến
lƣợc vẫn có những đặc trƣng chung nhất, nó phản ánh bản chất của chiến lƣợc
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó những đặc trƣng cơ bản nhất là
+ Chiến lƣợc kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần
phải đạt tới trong từng thời kỳ và quán triệt ở mọi mặt, mọi cấp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc phản ánh trong một quá
trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá kiểm tra, điều chỉnh... tình
hình thực hiện các mục tiêu đề ra.
+ Chiến lƣợc kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và phát huy tối
ƣu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp (lao động,
vốn, kỹ thuật, công nghệ...), phát huy các lợi thế, nắm bắt các cơ hội để dành
ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
+ Chiến lƣợc kinh doanh thƣờng đƣợc xây dựng cho một thời kỳ tƣơng
đối dài (3 năm đến 5 năm), xu hƣớng rút ngắn xuống tùy thuộc vào đặc thù
của từng ngành hàng.
+ Chiến lƣợc kinh doanh xác định rõ phạm vi cạnh tranh của doanh
nghiệp.
+ Chiến lƣợc kinh doanh tạo lập nên một mối quan hệ tƣơng hỗ đối với
các cơ hội và thách thức bên ngoài công ty, điểm mạnh và điểm yếu của công
ty từ đó tạo nên thế cạnh tranh của công ty.


13


+ Chiến lƣợc kinh doanh là một sự xác định rõ ràng những đóng góp
mang tính kinh tế hay phi kinh tế mà công ty có ý định mang lại cho cổ đông
của mình.
Từ những đặc trƣng nêu trên phạm trù chiến lƣợc có thể dễ dàng phân
biệt với những khái niệm phạm trù liên quan. Khái niệm gần gũi nhất với
chiến lƣợc là "kế hoạch", trong thực tế nhiều khi ngƣời ta nhầm lẫn hai khái
niệm này với nhau.
Theo các tác giả D.Smith, R.anild, D.Bizrell thì sự khác nhau giữa chúng
là phƣơng pháp xây dựng. Trong khi các kế hoạch dài hạn dựa chủ yếu trên
cơ sở phân tích các nguồn lực "có dự đoán tƣơng lai" để đề ra các giải pháp
sử dụng các nguồn lực đó nhằm đạt tới các mục tiêu xác định, thì ngƣợc lại
chiến lƣợc chú trọng tới việc xác định mục tiêu mong muốn sau đó tiến hành
sử dụng các nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu đó .
Đặc điểm này sẽ có giá trị hơn nếu ta xác định đƣợc mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp. Vì nếu nhƣ những mục tiêu này thay đổi một cách thƣờng
xuyên thì mục đặc điểm này không còn giá trị.
Khác với kế hoạch, chiến lƣợc không chỉ ra việc gì nhất định cần phải
làm và việc gì không nên làm trong thời kỳ kế hoạch. Vì kế hoạch thƣờng
đƣợc xây dựng trong thời kỳ ngắn hạn, trên những căn cứ chính xác, các số
liệu cụ thể và có thể dự đoán khá chính xác. Còn chiến lƣợc đƣợc xây dựng
trong thời kỳ dài, các dữ liệu rất khó dự đoán, hơn thế nữa trong thời kỳ kinh
tế hiện đại, môi trƣờng kinh doanh luôn biến đổi, việc thực hiện chính xác
việc gì phải làm trong thời gian dài là một việc không thể thực hiện. Chính vì
vậy, chiến lƣợc luôn chỉ mang tính định hƣớng. Khi triển khai chiến lƣợc có
chủ định và chiến lƣợc phát khởi trong quá trình kinh doanh, giữa mục tiêu
chiến lƣợc và mục tiêu tình thế. Thực hiện chiến lƣợc cần luôn phải uyển
chuyển không cứng nhắc.



14

1.1.2. Vai trò của chiến lƣợc trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
- Giúp cho doanh nghiệp xác định rõ đƣợc định hƣớng và mục tiêu phát
triển trong dài hạn, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
- Tạo lập nên một mối quan hệ giữa điểm mạnh và điểm yếu của công ty,
quan hệ tƣơng hỗ giữa các cơ hội và thách thức bên ngoài công ty và từ đó tạo
nên thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động tận dụng đƣợc cơ hội
và đối phó với nguy cơ xảy ra trong kinh doanh hiện tại và tƣơng lai để phân
tích dự báo các điều kiện môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai, tận dụng cơ
hội, giảm nguy cơ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giành thắng
lợi lớn.
- Giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến lƣợc kinh doanh tốt hơn thông
qua việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở để tăng sự liên kết
và tăng sự gắn bó giữa các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp.
1.1.3. Các cấp chiến lƣợc trong doanh nghiệp
Chiến lƣợc đƣợc phân thành 3 cấp độ (Charles WL.L. Hill and
Gareth.R.Jones, 2009): Chiến lƣợc cấp công ty (corporate strategy), Chiến
lƣợc kinh doanh (business strategy) và Chiến lƣợc chức năng (functional
strategy).
Chiến lược cấp công ty là những chiến lƣợc tổng quát, liên quan đến
mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng đƣợc những kỳ
vọng của ngƣời góp vốn. Chiến lƣợc cấp công ty liên quan đến việc trả lời câu
hỏi “Chúng ta nên quản lý sự tăng trưởng và phát triển của công ty như thế
nào để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn”. Chiến lƣợc cấp công ty liên quan
đến việc xác định lĩnh vực kinh doanh và thị trƣờng hoạt động của công ty
trong giai đọan chiến lƣợc.



×