Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giới thiệu chung về sacombank và danh mục cho vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.87 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN NÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
CHỦ ĐỀ:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SACOMBANK
VÀ DANH MỤC CHO VAY CỦA SACOMBANK

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Lê Hải Trung

Nhóm lớp

: Nhóm 08 (Ca 2 Thứ 2 và Ca 2 Thứ 4)

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 3889

Hà Nội - 2019


THÀNH VIÊN


MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK...............................................................................1


1.1.

Tầm nhìn – sứ mệnh – chiến lược........................................................................1

1.2.

Loại hình NHTM – đối tượng khách hàng – sản phẩm tín dụng..........................1

II.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC CHO VAY.....................................2
2.1.

Về quy mô cho vay..............................................................................................2

2.2.

Về cơ cấu cho vay................................................................................................3

2.2.1. Cơ cấu cho vay theo kì hạn...............................................................................3
2.2.2. Cơ cấu cho vay theo cá nhân và tổ chức kinh tế...............................................3
2.2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh....................................................4
2.3.

Chất lượng danh mục cho vay của NH Sacombank.............................................5

2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu......................................................................................................5
2.3.2. Tỷ lệ trích lập dự phòng....................................................................................7
III.


NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ THAY ĐỔI CÁC KHÍA CẠNH TRÊN CỦA DANH MỤC

CHO VAY TRONG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................................................9
3.1.

Quy mô cho vay...................................................................................................9

3.2.

Về cơ cấu cho vay................................................................................................9

3.3.

Chất lượng danh mục cho vay..............................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................11


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Dư nợ tín dụng bình quân từ năm 2016 – 2018....................................................2
Bảng 2 – Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh.......................................................5
Bảng 3 – Tỷ lệ trích lập dự phòng.......................................................................................7
Biểu đồ 1- Cơ cấu cho vay theo kì hạn...............................................................................3
Biểu đồ 2 - Tỷ trọng cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế....................................................4
Biểu đồ 3 - Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH Sacombank (đvt: tỷ đồng,%).................6
Biểu đồ 4 - Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH ACB (đvt: tỷ đồng,%)............................6
Biểu đồ 5 - Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH Techcombank (đvt: tỷ đồng,%).............6
Biểu đồ 6 - Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của NH Sacombank (đvt: tỷ đồng)........8
Biểu đồ 7 - Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của NH Techcombank (đvt: tỷ đồng).....8
Biểu đồ 8 - Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của NH ACB (đvt: tỷ đồng)...................8



NỘI DUNG
I.
GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK
I.1.
Tầm nhìn – sứ mệnh – chiến lược
a. Tầm nhìn
Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam
-

b. Sứ mệnh
Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng
Tối đa hoá giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông
Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thinh vượng cho cán bộ nhân viên
Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội
c. Chiến lược năm 2019
Slogan: “Sacombank: Kiện toàn và tăng tốc”

-

Tăng bậc xếp hạng về quy mô và các chỉ tiêu
Dẫn đầu các NHTM về internet banking – mobile banking – digital banking

I.2.
Loại hình NHTM – đối tượng khách hàng – sản phẩm tín dụng
a. Loại hình ngân hàng
Là ngân hàng thương mại cổ phần
b. Đối tượng khách hàng mục tiêu
1



Sacombank tập trung khai thác thế mạnh của mình ở khối khách hàng SMEs và
khách hàng cá nhân
-

Khách hàng SMEs thường là các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng, do vậy
nhu cầu tiếp cận vốn để mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cấp máy móc và nhà xưởng

-

cũng như quay vòng vốn lưu động là rất lớn.
Hầu hết các ngân hàng đều nhắm tới việc khai thác mạnh mảng bán lẻ với đặc thù
của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của

nhóm khách hàng cá nhân ngày càng lớn.
c. Các sản phẩm tín dụng nổi bật
- Cho vay tài trợ mua xe ô tô doanh nghiệp
- Vay tiêu dùng hưu trí
- Vay không có tài sản đảm bảo
II.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC CHO VAY
II.1.
Về quy mô cho vay
Chỉ

2016

tiêu


2017

2018

Biến động so với năm liền trước
2017/2016
2018/2017
Số tuyệt đối
Tỷ
Số tuyệt
Tỷ
trọng

đối

trọng

9,67%

28309256

13,82%


nợ tín
dụng

186845541,5

204904216


233213472

18058674,5

bình
quân

Bảng 1 - Dư nợ tín dụng bình quân từ năm 2016 – 2018
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, năm 2018 dư nợ bình quân là 233.213.472 triệu đồng,
tăng 28.309.256 triệu đồng so với năm 2017 và tăng 46.367.930 triệu đồng so với năm
2016. Tương ứng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 58,41% tăng 9,67% so với năm
2016. Đến năm 2018 NH đã đạt 60,17% và tăng trưởng vượt bậc so với năm 2017 là
13,82%.
2.2.
Về cơ cấu cho vay
2.2.1. Cơ cấu cho vay theo kì hạn

2


100.00%
90.00%

20.29%

25.91%

29.12%


41.36%

31.60%

23.96%

38.35%

42.48%

46.91%

2016

2017

2018

80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

Ngắn hạn


Trung hạn

Dài hạn

Biểu đồ 1- Cơ cấu cho vay theo kì hạn
Từ năm 2016 đến năm 2018, NH Sacombank đã chuyển dịch từ cho vay trung hạn
sang cho vay ngắn hạn và dài hạn. Nếu như năm 2016, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng
cao nhất, chiếm đến 41,36% tổng dư nợ tín dụng bình quân thì sang năm 2017 và 2018, tỷ
trọng này đã giảm đi một lượng đáng kể, chỉ còn 23,96% vào năm 2018. Trong đó, tỷ
trọng cho vay ngắn hạn tăng mạnh nhất, trung bình mỗi năm tăng 4%, và đạt 46,91% vào
năm 2018. Điều này giúp đảm bảo tốt khả năng thanh khoản của Sacombank, giảm thiểu
rủi ro về nợ xấu. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay dài hạn cũng có sự gia tăng đáng kể,
20,29%, 25,91% và 29,12% tướng ứng qua năm 2016, 2017 và 2018.
2.2.2. Cơ cấu cho vay theo cá nhân và tổ chức kinh tế

3


100%
90%
80%
70%

49.12%

43.89%

39.63%

56.11%


60.37%

2017

2018

60%
50%
40%
30%

50.88%

20%
10%
0%

2016

Cho vay cá nhân

tổ chức kinh tế

Biểu đồ 2 - Tỷ trọng cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế
Từ năm 2016 đến năm 2018, NH Sacombank đã phát triển tín dụng theo hướng tăng
tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân. Trong đó tỷ trọng cho vay KH cá nhân năm 2018 là
60,37%, tăng 4,26% so với năm 2017 và tăng 9,49% so với năm 2016. Sự thay đổi này là
một xu thế tất yếu trong bối cảnh các NHTM hiện nay vì thị trường cho vay KH cá nhân
có dung lượng cực lớn và Sacombank đang hướng đến chiếm thị phần trên thị trường này.

Điều này giúp cho NH Sacombank có thể tăng nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ và
đồng thời phân tán bớt rủi ro.
2.2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Chỉ tiêu
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và

2016
23,58%

2017
19,93%

2018
16,48%

dịch vụ tư vấn
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia

4,88%

14,37%

16,22%

đình, sản xuất sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

8,93%

10,68%
14,13%

10,41%
10,96%
11,03%

11,47%
10,05%
10,06%

và xe có động cơ khác
4


Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
10,37%
7,45%
Xây dựng
11,62%
9,57%
Giáo dục, đào tạo
2,53%
2,37%
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
1,83%
1,47%
Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
1,44%
0,95%

Khác
10,01%
11,49%
Bảng 2 – Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

13,64%
6,71%
2,30%
1,36%
1,56%
10,15%

Nhìn chung NH Sacombank cho vay đa dạng các ngành nghề. Điều này thể hiện sự
đa dạng hóa danh mục cho vay, phân tán rủi ro, không đặt hết trứng trong một giỏ.
Trong đó tỷ trọng các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm, chiếm 16,48% vào năm 2018 và có xu hướng
giảm dần. Tỷ trọng này giảm là do trong năm NHNN liên tục nhắc nhở các NHTM phải
kiểm soát chặt chẽ cho vay BĐS nhằm hạn chế rủi ro. Trong năm 2018, Thống đốc
NHNN đã yêu cầu các chi nhánh NHNN và các tổ chức tín dụng tăng cường công tác
thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực BĐS. Việc siết chặt
quản lí hoạt động cho vay BĐS đã làm cho tỷ trọng hoạt động này giảm nhưng vẫn ở mức
cao.
Tỷ trọng cho vay trong hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản
xuất sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng như thanh toán hộ hóa đơn điện, nước, điện thoại và
các dịch vụ truyền hình cáp mạng,… tăng đột biến từ 4,88% lên tới 16,22%.
Đã có sự thay đổi tỷ trọng mạnh của năm 2016 so với năm 2017, 2018 với mức tăng
gần gấp 4 lần. Ngành Nông-lâm- ngư nghiệp cũng đang được NH quan tâm đầu tư với tỷ
trọng tương ứng qua 3 năm là 8,93%; 10,41% và 11,47%. Ngành có tỷ trọng giảm mạnh
nhất là nhất là ngành xây dựng, giảm 2,05% so với năm 2017 và giảm 2,86% so với năm
2018 vì NH đang giảm tỷ trọng cho vay dài hạn mà các dự án xây dựng thường là dài hạn.

2.3.
Chất lượng danh mục cho vay
2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu

5


9,000
8,000
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0

8,3 69

6.39%
8,14 0

7.00%

5.52%

6,4 15
3.09%


1,9341,862

4.00%
3.00%
1.00%

388 4 25

2017

0.00%

2018

N3: Nợ dưới tiêu chuẩn
N5: Nợ có khả năng mất vốn

5.00%

2.00%

1,3431,604

2016

6.00%

N4: Nợ nghi ngờ
Ttỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay


Biểu đồ 3 - Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH Sacombank (đvt: tỷ đồng,%)
1,200

1.20%

1.06%

967

1,000
800

904

0.78%

0.71%

600

0.80%
0.60%

355

400
200

1.00%


169

0

103
2016

232

305

254 227

2017

N3: Nợ dưới tiêu chuẩn
N5: Nợ có khả năng mất vốn

2018

0.40%
0.20%
0.00%

N4 : Nợ nghi ngờ
Ttỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay

Biểu đồ 4 - Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH ACB (đvt: tỷ đồng,%)
1,800
1,600

1,400
1,200
1,000
800
600
400
200
0

1.69%1,628

1,4 64

1.70%
1.68%
1.66%

1,195

1.64%

1.61%

353

505

1.59%

659


4 06

1.62%
1.60%
1.58%
1.56%

2016

486 2017
464

N3: Nợ dưới tiêu chuẩn
N5: Nợ có khả năng mất vốn

2018

1.54%

N4 : Nợ nghi ngờ
Ttỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay

Biểu đồ 5 - Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH Techcombank (đvt: tỷ đồng,%)

6


Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu đạt 6,39%, đến năm 2017 còn 5,52% và sang năm 2018 đã
giảm xuống chỉ còn 3,09%. Trong đó, từ năm 2016 đến năm 2018, nhóm nợ dưới tiêu

chuẩn giảm gần 3,5 lần; nhóm nợ nghi ngờ giảm gần 3,8 lần; nhóm nợ có khả năng mất
vốn đã giảm mạnh tuy nhiên vẫn chiếm khoảng 85% trong cơ cấu nợ xấu (giảm 1,96 tỷ
đồng so với năm 2017).
So sánh với các NH khác như ACB, Techcombank, ta có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu/
dư nợ cho vay của NH Sacombank tính đến năm 2018 vẫn còn khá cao, trên 3% (trong
khi tỷ lệ nợ xấu chung toàn ngành NH là dưới 2% theo thống kê của NHNN). Tuy nhiên
xét tổng thể, trong khi các NH khác có tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay qua từng năm
thì tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cho vay của NH Sacombank lại giảm mạnh qua các năm, trung
bình giảm khoảng 2% từ năm 2017 đến 2018, trong đó đặc biệt là sự sụt giảm của nhóm
nợ có khả năng mất vốn. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy việc quản lý chất lượng
tín dụng của Sacombank ngày càng tốt.
2.3.2. Tỷ lệ trích lập dự phòng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận thuần trước CP dự
phòng rủi ro (trđ)
Chi phí trích lập dự phòng (trđ)

Tỷ lệ CP trích lập dự phòng/ LN
thuần

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

761.923

2.199.553


3.408.934

664.664

715.993

1.341.763

87,24%

32,55%

39,36%

Bảng 3 – Tỷ lệ trích lập dự phòng

7


2,804

3,000
2,500

2,247

2,437

2,000
1,500

1,000
500
0

2016

2017

2018

Biểu đồ 6 - Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của NH Sacombank (đvt: tỷ đồng)
2,500

2,129

2,000
1,500

1,689
1,334

1,000
500
0

2016

2017

2018


Biểu đồ 7 - Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của NH Techcombank (đvt: tỷ đồng)
2,500

2,097
2,000

1,642

1,772

1,500
1,000
500
0

2016

2017

2018

Biểu đồ 8 - Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của NH ACB (đvt: tỷ đồng)
Nhìn chung các NH đều gia tăng trích lập dự phòng khi tỷ lệ nợ xấu tăng. Tuy
nhiên riêng NH Sacombank lại tăng trích lập dự phòng khi nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, tỷ
8


lệ trích lập dự phòng cũng chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ so với lợi nhuận thuần. Cụ thể,
năm 2016, tỷ lệ trích lập dự phòng/ LN thuần chiếm tới 87,24%, năm 2017 giảm còn

32,55% và sang năm 2018 là 39,36%, tăng nhẹ 6,81% so với năm 2017.
Qua đó ta có thể thấy rằng năm 2016 chất lượng quản lý tín dụng của NH
Sacombank chưa tốt khiến chi phí trích lập dự phòng còn cao và chiếm hơn 80% tỷ lệ
trong lợi nhuận thuần. Song điều này đã được cải thiện một cách đáng kinh ngạc qua
năm 2017 và 2018. Có thể nói kế hoạch nâng cao chất lượng tín dụng của NH Sacombank
đã đạt được những hiệu quả tốt.
III.

NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ THAY ĐỔI CÁC KHÍA CẠNH TRÊN CỦA DANH

MỤC CHO VAY TRONG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
III.1.
Quy mô cho vay
Quy mô cho vay của Sacombank trong giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng mạnh mẽ
do thời gian này nền kinh tế khá ổn định cộng với chính sách mới của Hội đồng quản trị
sửa đổi Cơ chế tín dụng cải tiến theo hướng linh động, thông thoáng hơn, gia tăng tính
tính tự chủ cho các Đơn vị (về mức tự định giá tài sản bảo đảm, thời hạn và định mức cấp
tín dụng, tỷ lệ cấp tín dụng/tổng tài sản đảm bảo…). Tuy nhiên, vẫn đảm bảo an toàn hoạt
động thông qua hạn mức phán quyết trên cơ sở năng lực quản trị- điều hành của từng đơn
vị.
III.2.
Về cơ cấu cho vay
 Tăng trưởng tín dụng đúng định hướng bán lẻ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên.
 Danh mục cho vay được điều chỉnh theo hướng phân tán (tỷ trọng <=5% đối với một
lĩnh vực/nghành nghề), tập trung vào các nghành nghề ưu tiên, ít rủi ro, giảm tỉ trọng
cho vay trung dài hạn.
III.3.
Chất lượng danh mục cho vay
Sau khi Trầm Bê (nguyên phó chủ tịch HĐQT) ngân hàng Sacombank bị bắt (năm
2017) vì tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Mặc dù Sacombank khẳng định không gây tổn thất gì cho ngân hàng này tuy nhiên đã cho
thấy sự bất cập trong quy trình tín dụng của Sacombank khi Trầm Bê đã chỉ đạo cho một
thành viên của hội đồng tín dụng kiêm tổng giám đốc của ngân hàng này cho 6 “công ty
ma” của Phạm Công Danh vay tới 1800 tỷ đồng theo kiểu” giải ngân trước thẩm định
sau”, không tiến hành thẩm định trước và sau khi cho vay. Đồng thời, khoản nợ xấu mà
9


Trầm Bê để lại cho ngân hàng này cũng lên tới 43.000 tỷ đồng, tuy nhiên đều có tài sản
đảm bảo, có thể thu hồi nhưng thời gian thu hồi mất 3 năm.
Rút kinh nghiệm từ vụ án trên, Hội đồng quản trị mới của Sacombank đã chú trọng
nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc:
- Tổ chức rà soát, kiểm tra tính tuân thủ đối với tất cả các hồ sơ tín dụng phát sinh
tại chi nhánh và phòng giao dịch, kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh những thiếu sót nhằm giảm
thiểu rủi ro và nâng cao tính an toàn trong công tác cho vay.
- Song song với công tác kiểm tra trên bề mặt hồ sơ, Sacombank cũng đã tăng cường
và thường xuyên kiểm tra thực địa với khách hàng vay vốn.
- Thành lập phòng định giá, thực hiện tái thẩm định tập trung giá trị tài sản bảo đảm,
nhằm rút ngắn thời gian và chuyên sâu hơn trong công tác thẩm định giá và phòng ngừa
rủi ro.
- Tăng cường xử lí nợ xấu và tài sản tồn đọng từ sau khủng hoảng hậu sáp nhập với
Southern bank vào năm 2015 khi phải gánh khoản nợ xấu khổng lồ từ ngân hàng này.
Nhìn chung, chất lượng danh mục cho vay của Sacombank thời gian qua được
cải thiện khá rõ rệt thông qua tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay liên tục giảm qua các năm.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO


11

-

Báo cáo thường niên 2018: />
-

cao-thuong-nien.aspx
Sacombank: Sacombank.com.vn



×