Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.07 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC

TẠ QUANG TUẤN

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC

TẠ QUANG TUẤN
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ YẾN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Tạ Quang Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Viện trưởng Viện đại học Mở Hà Nội, được sự đồng ý
của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Yến tôi đã thực hiện đề tài “ Pháp
luật về doanh nghiệp xã hội từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”
Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện
ở Viện đại học Mở Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Thị Yến đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực
tiễn cuộc sống, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự
góp ý của quý Thầy giáo, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Tạ Quang Tuấn



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNXH

Doanh nghiệp xã hội

CSIP

Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

EMES

Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu về các vấn đề của khu vực thứ ba

NGO

Tổ chức phi chính phủ

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

HTX

Hợp tác xã


UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ
PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI .......................................................7
1.1. Những vấn đề lí luận về doanh nghiệp xã hội......................................................7
1.1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của DNXH ................................................................7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm DNXH ...........................................................................13
1.1.3. Phân biệt DNXH với một số loại hình tổ chức khác .......................................24
1.1.4. Vai trò của DNXH ..........................................................................................28
1.2. Khái quát pháp luật về DNXH ...........................................................................29
1.2.1. Khái niệm pháp luật về DNXH .......................................................................30
1.2.2. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với DNXH .........................33
Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM..........................................................................................................................36
2.1. Khái quát thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanh
nghiệp 2014 được ban hành. .....................................................................................36
2.2. Thực trạng pháp luật về DNXH hiện nay ..........................................................37
2.2.2. Thực trạng các quy định về hình thức pháp lý và quản trị DNXH .................43
2.2.3. Thực trạng các quy định về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của
DNXH .......................................................................................................................45
2.2.4. Thực trạng quy định về quyền, nghĩa vụ của DNXH .....................................51
2.2.5. Thực trạng quy định về quản lý, giám sát hoạt động của DNXH ...................62
Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................70

Chƣơng 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN ......................................................................................................................71
3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và phát triển doanh nghiệp xã hội tại tỉnh


Vĩnh Phúc ..................................................................................................................71
3.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ..................................71
3.1.2. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp xã hội tại Vĩnh Phúc .................77
3.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về DNXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
...................................................................................................................................80
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về DNXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ..............................................................82
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về DNXH.................................82
3.3.2. Một số giải pháp khác .....................................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp xã hội (DNXH) đang bước vào giai đoạn tăng trưởng về số lượng
và phát triển về quy mô. Tại Việt Nam, DNXH đã manh nha xuất hiện trong thời kỳ
nền kinh tế bao cấp với biểu hiện đầu tiên là mô hình hợp tác xã (HTX), hoạt động với
phương thức gần giống DNXH. Trong thời kỳ này, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách
khuyến khích cho sự phát triển của HTX. Tuy nhiên, HTX chưa phải là mô hình tiêu
biểu cho DNXH, bởi tính chất xã hội của HTX chỉ dừng lại đối với các thành viên
(những người thành lập nên HTX) mà chưa có sự mở rộng ra những tầng lớp khác.
Phải đến năm 1996, nền kinh tế Việt Nam mới xuất hiện những đại diện tiêu biểu của
DNXH như nhà hàng KOTO tại Hà Nội1, Mai Handicrafts tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, quốc gia quá tập trung vào phát triển
kinh tế với một loạt mức tăng trưởng “nóng” dẫn đến các vấn đề xã hội, môi trường bị
lãng quên. Do đó, dù kinh tế có phát triển nhưng môi trường sống của con người lại bị
suy thoái nặng nề, nhiều vấn đề xã hội tiêu cực bùng nổ đe dọa đến chất lượng cuộc
sống của người dân. Vì vậy, hiện nay phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu của
quốc gia, bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế phát triển, các quốc gia phải nỗ lực tìm ra giải
pháp để cân đối hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và ổn
định xã hội. Tuy nhiên với thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay để thực hiện được mục
tiêu trên không dễ dàng. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển kinh
tế, việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn rất hạn chế, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn
vì lợi nhuận mà bất chấp lợi ích xã hội, môi trường; các tổ chức xã hội tuy nỗ lực hoạt
động bảo vệ môi trường, xã hội nhưng lại thiếu tiềm lực tài chính bền vững nên hoạt
động thường mang tính cục bộ, “thời vụ”. Trong khi đó hoạt động an sinh xã hội, cung
cấp dịch vụ công của Nhà nước còn hạn chế vì bị quá tải. Trong bối cảnh ấy DNXH là
một giải pháp phù hợp cho bài toán khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường
hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững. Có thể nói DNXH chứa đựng sự linh hoạt,
1

Nhà hàng KOTO được thành lập vào năm 1996, với nhân viên toàn bộ là trẻ em đường phố, thu nhập của
nhà hàng được dùng để dạy lại cho các trẻ em những kỹ năng nghề nghiệp. Theo trang web
/>
1


sáng tạo và phù hợp với cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn, khả năng độc lập
về doanh thu, đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh có đạo đức và quan trọng hơn
là cung cấp những dịch vụ, hoạt động cần thiết cho xã hội – vốn ít người dám làm vì lợi
nhuận thấp hoặc hầu như không có lợi nhuận.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục cải thiện môi
trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh

tế, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã được Quốc Hội thông qua ngày
26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 (LDN 2014) đem đến nhiều sự đổi
mới, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát huy tính sáng tạo,
bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Một trong những điểm mới
nổi bật của LDN 2014 là sự công nhận và khuyến khích phát triển của Nhà nước đối
với một mô hình doanh nghiệp mới – DNXH. Tuy mới chỉ dành một điều luật để quy
định về DNXH, xong LDN 2014 đã chính thức thừa nhận tư cách pháp lý của DNXH,
bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về DNXH. Sau khi LDN
2014 có hiệu lực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã bắt đầu xây dựng và ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2014, trong đó có Nghị định số
96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
LDN và Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quy định về các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DNXH theo Nghị định số
96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015. Với hệ thống các văn bản trên, Việt Nam đã bước
đầu xây dựng khung cơ sở pháp lý cho các hoạt động của DNXH, phần nào giải đáp
những vướng mắc của các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân trong việc thực hiện
các quy định của LDN 2014.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay mô hình doanh nghiệp này chưa được nhiều
người biết tới và ít nhận được sự đầu tư, phát triển từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân
khác. Những khó khăn trên chủ yếu xuất phát từ định hướng của Nhà nước cho sự phát
triển của loại hình doanh nghiệp này. Đặc biệt là khung pháp lý chưa đủ vững chắc để
cho các DNXH thành lập và hoạt động; mới chỉ có một điều luật quy định về khái niệm
DNXH mà chưa có những quy định cụ thể về thủ tục thành lập DNXH, cơ chế quản lý,

2


hoạt động, lĩnh vực ngành nghề mà DNXH được phép hoạt động, các vấn đề liên quan
đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chuyển quyền sở hữu đối với mô hình doanh
nghiệp này… Điều này dẫn đến việc DNXH mặc dù đã được manh nha ra đời ở Việt

Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX tuy nhiên cho đến hiện nay phát triển rất chậm,
chưa đóng góp tương xứng vào sự phát triển và kì vọng của xã hội. Vì vậy, để tìm hiểu
sâu hơn và có những đóng góp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, học viên quyết
định chọn đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” để
làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mô hình DNXH đã xuất hiện ở Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất
định, tuy nhiên khái niệm DNXH mới chính thức xuất hiện và được phổ biến ở Việt
Nam trong khoảng gần 10 năm trở lại đây và chỉ mới chính thức được ghi nhận tư
cách pháp lý tư khi LDN 2014 ra đời. Vì vậy, ở Việt Nam đã có một số công trình
nghiên cứu về DNXH dưới khía cạnh kinh tế, khoa học pháp lý được công bố trong
thời gian gần đây. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Báo cáo nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – khái niệm, bối
cảnh và chính sách” của Viện quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội 2012.
- Báo cáo kết quả khảo sát doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam năm 2011 được
thực hiện bởi Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP).
- Bài viết “Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp xã hội”
của thạc sĩ Vũ Thị Hòa Như, đăng trên tạp trí Luật học số 02/2015.
- Bài viết “Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh
nghiệp 2014” của Tiến sĩ Phan Thị Thanh Thuỷ, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật số 06/2015.
- Bài viết “Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội
tại Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, đăng trên tạp chí Luật học số 11/2015.
- Bài viết “Đánh giá khả năng thực thi pháp luật hiện hành về doanh nghiệp
xã hội ở Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Thị Dung, đăng trên tạp chí Luật học số
01/2017.

3



- Bài viết “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội – bất cập và kiến nghị hoàn
thiện” của Nguyễn Thị Yến và Trần Thị Bảo Ánh, đăng trên Tạp chí Luật học số
04/2017.
- Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thực hiện
trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2017 của Đỗ Thị Thanh Lam.
- Đề tài khoa học cấp trường “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn
thi hành tại Việt Nam”, Chủ nhiệm: tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, Hà Nội, 2017
Trong số các công trình nghiên cứu về DNXH, có rất ít các công trình có
quy mô lớn nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của DNXH một cách toàn diện. Phần
lớn là những bài viết trên tạp chí có dung lượng nhỏ, đi vào phân tích một số ít vấn
đề pháp lý về DNXH. Tuy xuất hiện một số công trình nghiên cứu cấp thạc sĩ, đề tài
nghiên cứu khoa học; song nội dung nghiên cứu của các công trình mới cập nhật
thực trạng pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay mà chưa gắn với một địa
phương là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Do vậy, đề tài nghiên cứu của học viên vẫn có
tính mới và cần thiết được thực hiện, vì gắn với việc nghiên cứu về DNXH trên một
địa bàn cụ thể.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về
DNXH được quy định trong LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thực
tiễn, đề tài nghiên cứu về thực trạng thực hiện quy định pháp luật về DNXH và cơ
quan quản lý nhà nước về DNXH ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về DNXH được
quy định trong LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về địa bàn nghiên
cứu, đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian nghiên cứu
từ năm 2015 đến hết tháng 5/2018.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu


4


Phân tích, làm rõ và đánh giá các quy định hiện hành của LDN 2014 cùng
các văn bản hướng dẫn thi hành về DNXH; đồng thời tìm hiểu thực tiễn thực hiện
pháp luật về DNXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; từ đó đưa ra các kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về DNXH.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và những đặc trưng cơ bản của
DNXH qua đó phân biệt DNXH với doanh nghiệp thông thường và các tổ chức
kinh tế khác.
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về DNXH ở
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng những quy định của pháp luật về DNXH theo LDN
2014 từ đó đánh giá sự phù hợp của những quy định hiện hành về DNXH.
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật về DNXH: thành lập, tổ
chức lại, giải thể, chuyển đổi mô hình DNXH; chính sách, pháp luật về hỗ trợ, ưu
đãi của Nhà nước với mô hình DNXH.
- Nghiên cứu tình hình phát triển DNXH và tình hình thực hiện pháp luật về
DNXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc còn tồn
tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật về DNXH trên địa bàn tỉnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nền tảng là phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mac-Lenin, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng
và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp.
Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: liệt kê, thống
kê, lịch sử, logic, so sánh, phân tích, tổng hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn áp dụng của luận văn.
Về mặt khoa học, thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn giải quyết
những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề lý luận về DNXH và thực trạng pháp

luật Việt Nam về DNXH. Khái niệm DNXH; đặc điểm DNXH; phân biệt DNXH
với các mô hình khác. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng quy

5


định của pháp luật hiện hành, có cập nhật các quy định mới so với một số công trình
nghiên cứu trước đây. Đặc biệt luận văn đi vào nghiên cứu cụ thể tình hình thực
hiện các quy định của pháp luật về DNXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ việc
nghiên cứu thực trạng pháp luật, đánh giá tình hình thực tiễn, chỉ ra một số hạn chế,
bất cập; luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật,
nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về DNXH
Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu và học tập của các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học, học tập của sinh
viên, học viên chuyên ngành Luật kinh tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về
doanh nghiệp xã hội
Chương 2: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc và một số giải pháp hoàn thiện.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP
LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

1.1. Những vấn đề lí luận về doanh nghiệp xã hội
1.1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của Doanh nghiệp xã hội
1.1.1.1. Lịch sử hình thành doanh nghiệp xã hội trên thế giới
DNXH hình thành từ sáng kiến và nhu cầu giải quyết vấn đề của xã hội, cụ
thể là của doanh nhân và các tổ chức, cá nhân khác. DNXH đầu tiên xuất hiện ở
nước Anh từ thế kỷ 17 và sau đó được nhân rộng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Mô hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, trong bối cảnh nước
Anh bị đại dịch (Great Plague) hoành hành dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng
nhanh trong nhóm dân lao động nghèo. Khi đó doanh nhân Thomas Firmin đã đứng
ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp
nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân 2. Ngay từ
khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ
19, nhiều hoạt động từ thiện ở Anh cũng chuyển hướng sang chương trình cung cấp
việc làm, thay thế cho những khoản từ thiện vật chất dễ gây nên tâm lý ỷ lại, lười
biếng ở tầng lớp dân nghèo. Theo xu hướng này, một số mô hình DNXH đã xuất
hiện như: Quỹ tín dụng vi mô đầu tiên của nước Anh được thành lập ở Bath, chủ
yếu là cho vay công cụ sản xuất, trường dạy xe sợi, dệt vải và tạo việc làm cho
những người mù nghèo khổ, trường giáo dưỡng, tái hòa nhập trẻ phạm tội của tư
nhân được mở ở Liverpool năm 1790 và được coi như mô hình DNXH đầu tiên
trong lĩnh vực giáo dục. Hàng loạt sáng kiến xã hội khác như đào tạo nghề đi biển,
nghề mộc cho trẻ em… cũng được ghi nhận trong thời gian này. Bên cạnh đó, các
mô hình doanh nghiệp cho phép người lao động có khả năng làm chủ kế hoạch kinh
doanh cũng như phân phối lợi nhuận như HTX (Co-op), làng nghề (Industrial
2

Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội Việt Nam – Khái niệm, bối
cảnh và chính sách”, Hà Nội, tr1

7



Society)… cũng xuất hiện. Mô hình này đã thực hiện phân phối lợi nhuận và cung
cấp phúc lợi cho toàn bộ cộng đồng và tạo cơ hội làm chủ về tổ chức kinh doanh
cho tất cả thành viên tham gia3.
Tuy nhiên, DNXH chỉ phát triển mạnh mẽ và trở thành một phong trào rộng
lớn trên thế giới như hiện nay kể từ đầu những năm 1980, khi mô hình Nhà nước
phúc lợi dần nhường chỗ cho quan điểm đổi mới vai trò của Nhà nước theo hướng
tinh giản, nhỏ gọn, chia sẻ và chuyển một phần chức năng cung cấp phúc lợi xã hội
cho khu vực thứ ba là các tổ chức đứng giữa khu vực công và các doanh nghiệp tư
nhân. Các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình thành nên một phong trào
rộng khắp có diện mạo như ngày nay kể từ khi Thủ tướng Anh Margaret Thatrcher
lên nắm quyền vào năm 1979. Thủ tướng Anh chủ trương thu hẹp lại vai trò của
Nhà nước và cho rằng Nhà nước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã
hội. Chúng ta có thể thấy, dịch vụ công và phúc lợi xã hội vốn luôn được thừa nhận
rộng rãi như một trong các chức năng cơ bản của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay
Chính phủ của nhiều nước Châu Âu và Bắc Mỹ đều thực hiện chức năng này thông
qua các tổ chức dân sự và tư nhân. Quan điểm của họ cho rằng bộ máy công quyền
với điểm yếu cố hữu về tính quan liêu và tham nhũng không thể đạt hiệu quả cao
bằng các tổ chức dân sự và tư nhân, vốn phát triển lên từ cơ sở cộng đồng4. Hơn
nữa, những hạn chế của Nhà nước cho thấy vai trò duy nhất của Nhà nước là không
đủ để giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và độ
phức tạp. Trên phạm vi toàn cầu, phong trào DNXH cũng nở rộ, điển hình nhất là
mô hình Grameen Bank của Bangladesh và người sáng lập được trao giải thưởng
Nobel năm 2006. Nhiều quốc gia đã chính thức công nhận DNXH và tạo lập khung
khổ pháp lý, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển DNXH ở
nước mình để khu vực này trợ giúp lại Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn các mục
tiêu xã hội5.
3


Đề tài khoa học cấp trường “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam”, Chủ
nhiệm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, Hà Nội, 2017
4
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối
cảnh và chính sách”, Hà Nội, tr.2
5
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối
cảnh và chính sách”, Hà Nội, tr.11

8


Hiện nay nước Anh vẫn giữ vị trí tiên phong về DNXH trên thế giới. Theo số
liệu được trích dẫn rộng rãi, tính tới 2005, nước Anh có 55.000 DNXH với tổng
doanh thu đạt 27 tỷ bảng, đóng góp 8,4 tỷ bảng/năm vào GDP, sử dụng 475.000 lao
động và 300.000 tình nguyện viên, chiếm 5% tổng số lao động trong khu vực doanh
nghiệp. Đa số các DNXH là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Doanh thu trung
bình của mỗi DNXH đạt 286.000 bảng/năm và tỉ trọng doanh thu từ hoạt động
thương mại đạt 82% (phần còn lại từ các nguồn tài trợ và hoạt động gây quỹ) 6. Theo
số liệu mới nhất, số lượng DNXH ở Anh vào thời điểm năm 2012 đã lên tới 90.000
với tổng doanh thu đạt 70 tỷ bảng năm 20117. Hiện nay DNXH đã xuất hiện và
đang hoạt động mạnh mẽ ở tất cả các khu vực trên thế giới từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc
đến Mỹ La-tinh, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm DNXH ra đời và được sử dụng từ trước khi có những
quy định đầu tiên về DNXH trong LDN 2014. Trước thời điểm LDN 2014 được ban
hành, một số tổ chức, cá nhân đã có những nghiên cứu, khảo sát về DNXH ở Việt
Nam, trong đó nổi bật là một công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương thực hiện năm 2012 với sự hỗ trợ, tài trợ của Trung tâm hỗ trợ
sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) và Hội đồng Anh mang tên “DNXH tại Việt

Nam - khái niệm, bối cảnh và chính sách”.
Trên website chính thức của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng,
từ năm 2008 (năm thành lập CSIP) đã sử dụng khái niệm DNXH để chỉ những tổ
chức có đăng ký hoặc có giấy phép hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp, trung
tâm, HTX, quỹ… có định hướng xã hội trong mục tiêu hoạt động, cụ thể là có định
hướng giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, dịch vụ công, phát triển kinh tế địa
phương và việc làm cho nhóm yếu thế. Như vậy, có thể thấy ngay từ khi chưa có
luật, “DNXH” đã xuất hiện với tính chất là một khái niệm kinh tế, được sử dụng để

6

Trình bày của Ts. Gladius Kulothungan, University of East London tại Hội thảo “Phát triển DNXH qua các
trường đại học Việt Nam – thách thức và cơ hội” ngày 09/4/2012 tại trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối
cảnh và chính sách”, Hà Nội, tr.36

9


chỉ nhóm các tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng
đồng.
Báo cáo khảo sát về DNXH năm 2011 do Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục
vụ cộng đồng (CSIP) thực hiện với sự hỗ trợ của cộng đồng Anh đã cho rằng: có thể
xem DNXH đầu tiên được thành lập tại Việt Nam năm 1973, với sự ra đời của HTX
Nhân Đạo thuộc hội Người khuyết tật Việt Nam và có khoảng 167 tổ chức có đặc
điểm đặc trưng của một DNXH trong khoảng 500 tổ chức có định hướng hoạt động
gần với mục tiêu xã hội (tính đến hết năm 2010)8.
Có thể khái lược quá trình hình thành và phát triển của các DNXH ở Việt
Nam thành ba giai đoạn chính như sau:

Thứ nhất: Giai đoạn trước đổi mới (1986): đã bắt đầu xuất hiện tổ chức sở
hữu tập thể, hoạt động dưới hình thức các HTX, phục vụ nhu cầu của nhóm cộng
đồng yếu thế (chủ yếu là người lao động, ít vốn)
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước là chủ thể thực hiện trách
nhiệm xã hội đối với người dân. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính
trị xã hội luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý nhà
nước và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng.
Trong thời kỳ này, các loại hình tổ chức xã hội độc lập với Nhà nước như các tổ
chức phi Chính phủ (NGO) không được phép hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công nhận là hai thành phần kinh tế chủ
đạo của đất nước. Trong bối cảnh ấy, HTX là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội phù
hợp duy nhất được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của xã viên theo tinh
thần cộng đồng hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. HTX được coi là một tổ chức thuộc
sở hữu tập thể, đồng thời là một đơn vị kinh tế độc lập. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng,
HTX có thể được coi là mô hình DNXH sớm nhất ở Việt Nam.
Thứ hai: Giai đoạn từ 1986 đến 2014: DNXH chủ yếu gắn với các tổ chức
phi Chính phủ và nguồn vốn tài trợ chủ yếu từ các tổ chức nước ngoài.

8

Đề tài khoa học cấp trường “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam”, Chủ
nhiệm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, Hà Nội, 2017

10


Giai đoạn này Nhà nước có nhiều chính sách cởi mở, tạo lập khung khổ pháp
lý cho sự phát triển các tổ chức kinh tế và xã hội ngoài Nhà nước. Số liệu thống kê
cho thấy có tới hơn 1000 tổ chức NGO, 320 hiệp hội hoạt động cấp quốc gia và
2.150 hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và tự chủ ở Trung ương và địa

phương9. Hầu hết tất cả các tổ chức này nhận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức NGO
quốc tế và nhà tài trợ duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng.
Cùng với quá trình mở cửa và đổi mới toàn diện, Nhà nước cũng thực hiện
cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công theo hướng xã hội hóa, kêu gọi sự đầu tư và
tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân và tập thể vào việc chia sẻ gánh
nặng cung cấp các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo
dục và chăm sóc y tế. Chính sách đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngoài Nhà nước, trong đó có DNXH.
Giai đoạn này đã xuất hiện những DNXH khá điển hình, kết hợp mô hình kinh
doanh vì mục tiêu phát triển xã hội, giải quyết cả hai vấn đề kinh tế và xã hội, mở ra
một xu hướng hình thành và phát triển cho các DNXH ở Việt Nam như: Trường
Hoa Sữa; Nhà hàng KOTO tại Hà Nội; Công ty TNHH Mai Handicrafts tại thành
phố Hồ Chí Minh…10
Với các nghiên cứu, khảo sát về DNXH và thực tiễn hoạt động của các
DNXH tại Việt Nam giai đoạn trước năm 2014, có thể nhận thấy một số điểm nổi
bật như sau về tư cách pháp lý của DNXH trước thời điểm ban hành LDN 201411:
Một là, DNXH là khái niệm dùng để chỉ các tổ chức được thành lập hợp
pháp, có mục tiêu hoạt động là các mục tiêu xã hội, môi trường vì lợi ích cộng
đồng, bao gồm doanh nghiệp, HTX, quỹ, trung tâm từ thiện (chủ yếu là các tổ chức
phi Chính phủ)… Gần 200 DNXH hoạt động tại Việt Nam12 trước năm 2014 là con
số thống kê tất cả những tổ chức này.
9

Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm,
bối cảnh và chính sách”, Hà Nội, tr20
10
Đề tài khoa học cấp trường “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam”, Chủ
nhiệm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, Hà Nội, 2017
11
Nguyễn Thị Dung “Đánh giá khả năng thực thi pháp luật hiện hành về DNXH ở Việt Nam”, Tạp chí Luật

học số 1/2017
12
Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – khái niệm,
bối cảnh và chính sách”, Hà Nội.

11


Hai là, những DNXH theo hình thức doanh nghiệp đã được thành lập theo
pháp luật doanh nghiệp ở thời điểm này đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp
tư nhân và Luật Công ty 1990, LDN 1999, LDN 2005, và hoạt động như các doanh
nghiệp kinh doanh mà không có sự phân biệt cụ thể về chế độ, chính sách. DNXH
theo các hình thức khác sẽ thành lập và hoạt động theo Luật HTX và các văn bản
pháp luật về hội, quỹ, trung tâm từ thiện...
Ba là, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các DNXH khá rộng, bao gồm giải
quyết các vấn đề xã hội, môi trường, dịch vụ công, phát triển kinh tế địa phương và
việc làm cho nhóm yếu thế.
Thứ ba: Giai đoạn từ khi ban hành LDN 2014 đến nay: DNXH được chính
thức quy định trong văn bản luật với tính chất là một mô hình hoạt động kinh doanh
vì mục tiêu xã hội.
Ở giai đoạn này, với sự ra đời của LDN 2014, DNXH trở thành một khái
niệm pháp lý. Theo pháp luật hiện hành, tư cách pháp lý của DNXH có một số điểm
khác biệt so với các nghiên cứu và khảo sát thực tiễn trước đây, cụ thể là:
Một là, DNXH là doanh nghiệp, được thành lập và hoạt động theo một loại
hình doanh nghiệp được quy định trong LDN 2014, bao gồm: doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh13.
Như vậy, trước hết DNXH là doanh nghiệp. Các HTX, tổ chức phi Chính
phủ hoạt động vì mục tiêu xã hội và môi trường không phải là DNXH theo quy định
của pháp luật hiện hành. DNXH cũng không phải là một loại hình doanh nghiệp
mới trong nền kinh tế, bởi nó đăng ký và hoạt động với tư cách pháp lý của một

doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty cổ phần… do đó, quyền và nghĩa
vụ, cơ cấu tổ chức quản lý, vấn đề thành lập, giải thể DNXH được thực hiện theo
quy định đối với loại hình doanh nghiêp mà nó đăng ký thành lập.
Hai là, một doanh nghiệp chỉ trở thành DNXH khi đáp ứng các tiêu chí luật
định đó là: có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi

13

Điều 10 luật Doanh nghiệp 2014, điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật Doanh nghiệp.

12


ích cộng đồng; có sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp
để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường14.
Như vậy, với giới hạn hẹp hơn về hình thức tồn tại (là doanh nghiệp), về
phạm vi hoạt động gắn với mục tiêu xã hội và môi trường (loại trừ yếu tố dịch vụ
công), về tỉ lệ lợi nhuận hàng năm phải tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội,
có thể thấy từ khi LDN 2014 có hiệu lực, số DNXH thực chất đang tồn tại ở Việt
Nam sẽ ít hơn số liệu công bố trong các kết quả khảo sát, nghiên cứu chính thức
trước đây. Thực tiễn này cho thấy dù LDN 2014 có điều 10 về DNXH hay không,
các doanh nghiệp mang bản chất của DNXH cũng đã và đang thành lập, hoạt động
ở Việt Nam theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công
ty cổ phần.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm Doanh nghiệp xã hội
1.1.2.1. Khái niệm Doanh nghiệp xã hội
Vì mô hình DNXH ra đời đầu tiên ở Anh nên đây cũng là quốc gia đầu tiên
đưa ra được định nghĩa về DNXH. Trong chiến lược phát triển DNXH năm 2002,
Chính phủ Anh định nghĩa “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được

thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư
cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc
chủ sở hữu”. Đây là định nghĩa bám khá sát với đặc trưng của một DNXH điển
hình, truyền thống, đó là mô hình tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh
nhưng lấy mục tiêu xã hội là mục tiêu hàng đầu, lợi nhuận được tái phân phối cho tổ
chức hoặc cộng đồng. Định nghĩa này góp phần định hình và nhận diện DNXH trên
thực tế.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD lại đưa ra định
nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp
lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục
tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội thường cung cấp dịch vụ xã hội và việc
làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, doanh nghiệp xã
14

Điều 10 luật Doanh nghiệp 2014

13


hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi
trường”. Cách định nghĩa của OECD có phần rộng hơn so với cách định nghĩa về
DNXH của Chính phủ Anh khi cho phép nhận diện DNXH là các tổ chức hoạt động
dưới bất kỳ hình thức pháp lý nào (không nhất thiết phải là doanh nghiệp), miễn là
hoạt động của nó thực hiện theo hai mục tiêu là mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
Tuy nhiên các định nghĩa nói trên có phạm vi quá rộng và dễ khiến cho DNXH bị
đánh đồng với các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi
chỉ quy định chung chung “DNXH… theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và
kinh tế”. “DNXH” và “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là hai khái niệm
hoàn toàn khác nhau và không nên hiểu tất cả các doanh nghiệp làm tốt trách
nhiệm xã hội đều là DNXH. Không chỉ thế, định nghĩa của OECD chưa làm nổi

bật được đặc trưng riêng có của DNXH và giúp phân biệt mô hình doanh nghiệp
này với các doanh nghiệp truyền thống khác, đó là DNXH luôn đặt mục tiêu xã
hội là mục tiêu trọng tâm và xuyên suốt quá trình hoạt động, trong khi mục tiêu
kinh doanh thu lợi nhuận chỉ là mục tiêu được đặt ra nhằm hỗ trợ cho mục tiêu
chính là mục tiêu xã hội.
Một định nghĩa khác về DNXH cũng được tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng
đồng – CSIP của Việt Nam đưa ra, theo đó “Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm
dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau
tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi
ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, đươc dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt
được cả mục tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế”. Về cơ bản định nghĩa của
CSIP là sự kết hợp cách định nghĩa về DNXH của cả Chính phủ Anh và Tổ chức
Hợp tác Phát triển kinh tế OECD. Theo đó, việc xác định một tổ chức là DNXH sẽ
không phụ thuộc vào hình thức pháp lý mà chủ yếu phụ thuộc vào mục tiêu hoạt
động. Một tổ chức sẽ được coi là DNXH khi doanh nghiệp đó lấy lợi ích xã hội làm
mục tiêu chủ đạo bên cạnh thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu
khác là mục tiêu môi trường và mục tiêu kinh tế. Có thể nói CSIP đưa ra định nghĩa
này trong bối cảnh hầu hết các tổ chức hoạt động theo mô hình DNXH ở Việt Nam

14


chủ yếu được thành lập một cách tự phát và hoạt động không mang lại hiệu quả cao,
hay vẫn đang “chật vật” tìm ra con đường phát triển nhằm hiện thực hóa mục tiêu
xã hội của mình. Chính vì vậy mục đích của CSIP không chỉ muốn đóng góp cho
pháp luật một định nghĩa pháp lý mà hơn thế nữa, tổ chức này mong muốn có thể
khuyến khích và ươm mầm cho sự phát triển phong trào DNXH ở Việt Nam.
Như vậy, cùng là một khái niệm nhưng cách định nghĩa về DNXH của các
quốc gia, các tổ chức là khác nhau và khá phong phú, tùy thuộc vào trình độ phát
triển của mỗi nước và khu vực cũng như đặc thù và ưu tiên của từng tổ chức. Ở Việt

Nam, LDN 2014 là đạo luật đầu tiên khẳng định vai trò của DNXH và đưa ra một
định nghĩa chính thức về mô hình doanh nghiệp này. Theo đó, môt doanh nghiệp sẽ
được coi là DNXH khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích
cộng đồng.
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu
tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
Căn cứ vào thực tiễn và quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam có thể
định nghĩa về khái niệm DNXH như sau: “Doanh nghiệp xã hội là một trong các
loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, hoạt động
không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà được thành lập với mục tiêu là để giải
quyết một/các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh
mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng để thực hiện
mục tiêu xã hội, ngoài ra doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ
cộng đồng như: giáo dục, văn hóa, môi trường, đào tạo nghề…”
Tóm lại, có thể nhận thấy khái niệm DNXH đã được tiếp nhận theo nghĩa
rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, DNXH là tất cả các mô hình tổ chức hoạt
động vì mục tiêu xã hội, bao gồm các doanh nghiệp có kết hợp thực hiện mục tiêu
xã hội và mục tiêu kinh doanh trong đó mục tiêu xã hội được xác định là căn bản,
các HTX thực hiện liên kết kinh doanh vì mục tiêu phát triển của cộng đồng, các tổ

15


chức phi Chính phủ thực hiện sứ mệnh giải quyết các vấn đề xã hội. Theo nghĩa
hẹp, DNXH trước hết được hiểu là một loại hình doanh nghiệp, tức là phải có tiến
hành các hoạt động kinh doanh nhưng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Hiểu
theo nghĩa này, các quỹ, các tổ chức phi Chính phủ không được coi là DNXH. Pháp
luật Việt Nam hiểu DNXH theo nghĩa hẹp, thậm chí rất hẹp, do việc quy định

DNXH trong LDN 2014 sẽ loại trừ cả khả năng DNXH thành lập theo mô hình
HTX, mặc dù có thể có những HTX thực hiện mục tiêu xã hội là chủ yếu.
1.1.2.2. Đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp xã hội
Từ định nghĩa chung về DNXH và trên cơ sở pháp luật Việt Nam, có thể rút
ra một số đặc điểm pháp lý của DNXH như sau:
- DNXH là doanh nghiệp, hiện diện theo một loại hình doanh nghiệp được
quy định tại LDN 2014.
“Doanh nghiệp” theo quy định tại khoản 7 điều 4 LDN 2014 được hiểu là “tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Như vậy, DNXH trước hết phải là
một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của LDN. Được hiểu là
thành lập hợp pháp khi DNXH được hình thành thông qua chế độ đăng ký thành lập
doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp đặt ra đối với người
thành lập và các điều kiện kinh doanh đặt ra đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ
thể (nếu có)… Bên cạnh đó, căn cứ vào LDN 2014, có thể thấy hiện nay pháp luật
doanh nghiệp nước ta thừa nhận bốn loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH (từ hai thành
viên trở lên và một thành viên). Theo đó “doanh nhân xã hội” khi có nguyện vọng
thành lập DNXH chỉ có thể lựa chọn tổ chức doanh nghiệp của mình theo một trong
các loại hình doanh nghiệp nêu trên.
- DNXH có hoạt động kinh doanh nhưng luôn đặt mục tiêu xã hội lên
hàng đầu

16


DNXH trước hết là doanh nghiệp, do đó theo quy định tại khoản 7 điều 4
LDN 2014, DNXH phải được thành lập nhằm mục đích kinh doanh và có tiến hành
các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh được hiểu là “việc thực hiện liên tục một,

một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”15.
Như đã phân tích, trên thực tế có một số tổ chức hoạt động theo mô hình
DNXH như các quỹ từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận…, Tức
là những tổ chức này cũng đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu, nhưng xét về bản chất,
những tổ chức này không thực hiện hoạt động kinh doanh và lấy việc kinh doanh
thu lợi nhuận như là một phương thức để giải quyết các vấn đề xã hội. Nguồn tài
chính của các tổ chức này được sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ những đối tượng
khó khăn, yếu thế trong xã hội hay giải quyết các vấn đề môi trường chủ yếu hình
thành từ nguồn tài trợ của Chính phủ hay các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong
khi đó, những nhà đầu tư tư nhân khi có nhu cầu thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh trong một lĩnh vực ngành nghề nhất định thì sẽ thành lập doanh nghiệp để
hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Thông qua việc thành lập và tổ chức
hoạt động cho doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể làm ra sản phẩm và thỏa mãn nhu
cầu về lợi nhuận của mình. Như vậy các doanh nghiệp truyền thống, mặc dù về mặt
hình thức cũng được tổ chức theo một trong năm loại hình doanh nghiệp mà pháp
luật đã quy định, nhưng lại đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu và khi có lợi
nhuận doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp có thể quyết định trích một phần lợi nhuận
của mình để thực hiện trách nhiệm với xã hội16.
Không giống như cả hai trường hợp trên, trước hết DNXH cũng được coi là
một tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tuy
nhiên điểm đặc biệt ở đây đó là, trước khi quyết định thành lập DNXH, các “doanh
nhân xã hội” đã phát hiện ra các vấn đề xã hội mà mình có thể giải quyết nên quyết
định lựa chọn thành lập DNXH và coi đây như một giải pháp để giải quyết vấn đề
15

Khoản 13 điều 4 luật Doanh nghiệp 2014
Đề tài khoa học cấp trường “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam”, Chủ
nhiệm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, Hà Nội, 2017
16


17


xã hội đã đặt ra. Thiết nghĩ bất cứ một tổ chức nào muốn hoạt động được và thưc
hiện các mục tiêu đã đặt ra cũng đều cần có tài chính, nhưng thay vì trông chờ vào
sự tài trợ của Chính phủ hay các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện thì những DNXH
dường như lại trở nên năng động hơn khi chính chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu
doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận để có thể có
nguồn tài chính đáp ứng cho các mục tiêu xã hội mà chủ doanh nghiệp/các thành
viên của doanh nghiệp theo đuổi. Theo quan điểm của một số chuyện gia, đây là
tính “lai” đặc trưng của mô hình DNXH, tức là DNXH là tổ chức “lai” giữa mô
hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh truyền thống với các tổ chức xã
hội, tổ chức từ thiện chỉ được thành lập để giải quyết các vấn đề xã hội thuần túy.
Đối với những doanh nghiệp thông thường, hoạt động chính của doanh
nghiệp sẽ là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Nói cách khác, tối đa
hóa lợi nhuận luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong quá
trình doanh nghiệp tồn tại. Lợi nhuận này sau đó sẽ được tái đầu tư hoặc được sử
dụng để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện nay, ngày càng có
nhiều doanh nghiệp nhận thức được một cách rõ ràng trách nhiệm đối với xã hội
nên đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để cung cấp cho người
tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, thực hiện nghiêm túc các chế độ
cho người lao động, xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường hay
trích một phần trong tổng lợi nhuận hàng năm đóng góp cho các quỹ từ thiện, tri ân
người có công… Tất cả những hành động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp sẽ góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, và ở
một mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng tích cực đến các lợi ích về kinh tế mà doanh
nghiệp nhận được trong tương lai. “Các doanh nghiệp cam kết CSR vẫn là các
doanh nghiệp truyền thống, nói cách khác CSR chỉ làm cho doanh nghiệp tốt lên mà
không thay đổi bản chất và mô hình doanh nghiệp”17.


17

Viện nghên cứu và Quàn lý kinh tế Trung ương (2012), “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm,
bối cảnh và chính sách”, Hà Nội, tr16

18


×