Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tại tổng công ty quản lý bay việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.54 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8340101

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THANH BÌNH
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN KIM TRUY

Hà Nội, 12/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thanh Bình

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Kim Truy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa sau đai học Viện Đại
học Mở Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Học viên

Trần Thanh Bình

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 2
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết: .................................................................................. 2
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn: ................................................................................. 2
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .............................................................. 3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 4
1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm về Tổ chức: ........................................... 4
1.1.1 Khái niệm: .................................................................................................... 4
1.1.2 Phân loại và đặc điểm của tổ chức: ........................................................... 5
1.2. Một số quy luật cơ bản của tổ chức: ............................................................ 6
1.3. Tổ chức hệ thống quản lý: ............................................................................ 9
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản trong hệ thống tổ chức quản lý: ..................... 9
1.3.2. Những yêu cầu đối với tổ chức quản lý: ................................................. 11
1.3.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu tổ chức quản lý: ...................... 12
1.3.4. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống quản lý: ............................................. 13
1.3.5. Phƣơng pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý: ................................ 15
1.3.6. Các tổ chức hệ thống quản lý thƣờng gặp: ............................................ 21
1.3.7. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của một tổ chức quản lý:..................... 26

iii


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA

TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM ............................................ 28
2.1. Giới thiệu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam: ...................................... 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam (VATM) ...................................................................................................... 28
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ chính và ngành nghề kinh doanh. ...................... 30
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2017 ................................................................................ 32
2.1.4. Tình hình lao động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.............. 32
2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty ................................ 33
2.2. Quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty quản lý
bay Việt nam. ...................................................................................................... 34
2.2.1. Giai đoạn 1: ............................................................................................... 34
2.2.2. Giai đoạn 2: ............................................................................................... 35
2.2.3 Giai đoạn 3: ................................................................................................ 35
2.3. Phân tích thực trạng mô hình quản lý trong Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam hiện nay. ............................................................................................. 40
2.3.1. Tính pháp lý của mô hình: ...................................................................... 40
2.3.2. Phân tích chức năng nhiệm vụ của mô hình hiện nay: ......................... 41
2.3.3. Phân tích tính đa dạng của mô hình: ..................................................... 52
2.3.4. Phân tích cơ cấu tổ chức quản lý: ........................................................... 52
2.3.5. Phân tích phân cấp trong cơ cấu Hệ thống tổ chức quản lý: ............... 53
2.3.6. Phân tích tính linh hoạt của Hệ thống tổ chức quản lý: ....................... 54
2.3.7. Phân tích tính hiệu quả của Hệ thống tổ chức quản lý hiện thời: ....... 55
2.3.8. Kết luận tổng quát phân tích Hệ thống tổ chức quản lý Tổng công ty
quản lý bay Việt nam ......................................................................................... 55
2.3.8.1. Ƣu điểm: ................................................................................................. 55
2.3.8.2. Các hạn chế và nguyên nhân của Hệ thống tổ chức quản lý Tổng
công ty Quản lý bay hiện tại .............................................................................. 63

iv



CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ....................... 67
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY
VIỆT NAM ......................................................................................................... 67
3.1. Định hƣớng phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và ngành
Quản lý bay ......................................................................................................... 67
3.1.1 Chiến lƣợc phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam ............ 67
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển ngành Quản lý bay: ............................................ 68
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Hệ thống tổ chức quản lý Tổng công
ty Quản lý bay Việt nam. ................................................................................... 74
3.2.1. Hoàn thiện Hệ thống tổ chức quản lý các đơn vị thành viên của Tổng
công ty.................................................................................................................. 74
3.2.2. Thay đổi hình thức quản lý đối với công ty con .................................... 78
3.2.3. Tạo mối liên kết trong nội bộ tổng công ty ............................................ 79
3.2.4. Đƣa hoạt động các dịch vụ đi vào chuyên môn hóa .............................. 80
3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................... 80
3.2.6. Giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị thành viên ................... 82
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 83
I. Bộ Giao thông vận tải ..................................................................................... 83
II. Bộ Tài chính ................................................................................................... 83
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 86

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCT:


Tổng công ty

DNTV:

Doanh nghiệp thành viên

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

ICAO:

International Civil Aviation Organization - Tổ chức Hàng không dân
dụng Quốc tế

VATM:

Vietnam Air Traffic Management Corporation - Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

DN:

Doanh nghiệp

KH:


Kế hoạch

HK:

Hàng không

CHK:

Cảng hàng không

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

MTV:

Một thành viên

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HĐTV:

Hội đồng thành viên

HKDDVN:

Hàng không dân dụng Việt Nam

FIR:

Flight Information Region - Vùng thông báo bay

CNS/ATM:

Thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu

CHK:

Cảng hàng không

RVSM:


Giảm phân cách cao

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của VATM ........................................................ 33
Bảng 2.2: Cơ cấu sở hữu vốn của công ty mẹ và công ty con của VATM .... 33
Bảng 2.3: Doanh thu, chi phí của Trung tâm Dịch vụ thƣơng mại quản lý
bay giai đoạn 2011-2015..................................................................................... 48
Bảng 2.4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của VATM ....................... 59
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của VATM giai đoạn
2012 – 2017 .......................................................................................................... 62

vii


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Chức năng tổ chức của hệ thống ..................................................... 11
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc phân giao nhiệm vụ trong tổ chức .................................. 14
Sơ đồ 1.3: Logic của việc hình thành cơ cấu Theo phƣơng pháp phân tích
Theo yếu tố .......................................................................................................... 17
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu trực tuyến .............................................................................. 21
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu trực tuyến – tham mƣu ....................................................... 22
Sơ đồ 1.6: Cơ cấu chức năng .............................................................................. 23
Sơ đồ 1.7: Cơ cấu trực tuyến – Chức năng ...................................................... 24
Sơ đồ 1.8: Cơ cấu tổ chức Theo khu vực địa lý ............................................... 25
Sơ đồ 1.9: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm (khách hàng)................................. 25
Sơ đồ 1.10: Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị (HĐQT) ................................. 26
Sơ đồ 1.11: Cơ cấu tổ chức Công ty mẹ - Công ty con .................................... 26

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ..... 51
Hình 2.1: Sản lƣợng điều hành bay từ 2012 đến 2017 .................................... 60
Hình 2.2. Dự báo sản lƣợng điều hành bay giai đoạn 2019_2030 .................. 69

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, từ cơ chế quản lý kế hoạch
hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã và
đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế-xã hội. Các thay
đổi cơ bản trong cơ chế quản lý đã tạo ra những yếu tố có ảnh hưởng mang
tính quyết định đến tương lai và sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhà nước.
Yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập với nền kinh tế
thế giới đang đặt ra các thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Để tồn
tại và phát triển các doanh nghiệp không còn cách nào khác hơn là phải thay đổi
cách thức quản lý, phát triển quy mô, đa dạng hóa hoạt động. Trong các doanh
nghiệp đã xuất hiện quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, giữa các doanh
nghiệp đã phát triển các mối quan hệ gắn kết kinh tế và hoạt động theo hướng đa
lĩnh vực, đa ngành. Điều đó dẫn đến sự ra đời các tổ chức kinh tế dưới hình thức
nhóm công ty trong nền kinh tế Việt Nam.
Sự ra đời của các Tổng công ty (TCT) 90, TCT 91 là kết quả của chủ
trương tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước và thí điểm thành lập các tập đoàn
kinh tế. Sau hai mươi năm hoạt động, các TCT đã đạt được những kết quả nhất
định như góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn; nâng cao vị thế cũng
như khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh những thành tựu đó, mô hình quản lý TCT hiện nay còn nhiều bất
cập như việc hình thành các TCT mang nặng tính lắp ghép cơ học, các doanh

nghiệp thành viên (DNTV) trong TCT thông qua mối quan hệ hành chính hơn là
kinh tế. Từ đó dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra là nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên lợi thế về quy mô.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) là một trong những TCT Nhà
nước đã tiến hành chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con để hoàn
thiện hệ thống tổ chức quản lý tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Tuy
nhiên việc chuyển đổi của VATM sang mô hình công ty mẹ - công ty con để
hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
được thực hiện theo chủ trương vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên mô hình quản
lý còn nhiều điểm chưa hoàn thiện.

1


Xuất phát từ vấn đề trên tác giả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện Hệ thống tổ
chức quản lý tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý tại Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam hiện nay, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện Hệ
thống tổ chức quản lý cho Tổng công ty trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống tổ chức Quản lý tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Cơ sở lý luận về Hệ thống tổ chức quản lý.
- Phạm vi thời gian:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi cơ cấu tổ chức quản lý của
Tổng công ty Quản lý bay Việt nam
+ Việc nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức quản lý Tổng công ty được
tiến hành từ thời gian Tổng công ty chuyển đổi mô hình quản lý cho tới nay và đề

xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức quản lý cho các giai đoạn
tiếp theo.
1.4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết:
Về nghiên cứu lý thuyết của tổ chức quản lý theo tôi được biết đã có một số
công trình sau:
- GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, GS.TS Nguyễn Kim Truy giáo trình “Quản trị
học”
- Vũ Huy Từ , Đoàn Hữu Xuân (2009), “Quản lý tổ chức và nhân sự.
- Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015
- “Quản lý bay dân dụng Việt Nam, những chặng đường phát triển” (2006),
NXB Chính trị quốc gia.
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn:

2


Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty khác có thể có công trình nghiên cứu
này nhưng tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đề tài này chưa có một công
trình nghiên cứu nào vì vậy đây là công trình nghiên cứu độc lập.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp bao gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp Logic.
- Phương pháp so sánh tổng hợp ( Phương pháp phân tích thống kê…).

3



CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm về Tổ chức:
1.1.1 Khái niệm:
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tổ chức vì vậy có nhiều định nghĩa khác
nhau về tổ chức. Các cách hiểu và các cách định nghĩa khác nhau không loại trừ
lẫn nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau tạo thành một hệ hoàn chỉnh, cho
phép nhìn nhận và vận dụng linh hoạt, đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể
trong cuộc sống nói chung và trong công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng.
Mọi sự vật đều tồn tại trong một hệ thống. Đến lượt nó mỗi sự vật lại là một
hệ thống nhỏ hơn, hàm chứa trong lòng nó những sự vật khác nhau với tư cách là
những yếu tố cấu thành của hệ thống nhỏ đó. Cùng với sự vô tận của thế giới vô
cùng lớn và vô cùng bé, cũng tồn tại sự vô tận của các tổ chức cô cùng lớn và các
tổ chức vô cùng bé. Theo quan điểm hệ thống như vậy, có thể định nghĩa “Tổ
chức là cơ cấu tồn tại của sự vật”. Tức là trong mỗi sự vật có bao nhiêu yếu tố
(sự vật nhỏ hơn) cấu thành nên nó, các mối quan hệ về lượng, về chất giữa các
yếu tố đó với nhau.. chính là tổ chức của sự vật đó. Định nghĩa này bao quát cả
thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Thái Dương hệ là một tổ chức. Nó liên kết
mặt trời và các thiên thể có liên quan trong đó có trái đất. Bản thân trái đất cũng
là một tổ chức phù hợp với vị trí của nó trong thái dương hệ. Cũng như vậy trong
thế giới sinh vật hay trong cấu tạo của từng nguyên tử vật chất cũng là chính các
tổ chức khác nhau.
Thực ra, tổ chức là những hiện tượng phức tạp và đầy nghịch lý, có thể hiểu
theo nhiều cách, nhiều ý niệm khác nhau. Gareth Mongan đã nhìn nhận tổ chức
từ nhiều góc độ và cho thấy những cách hiểu tổ chức sau đây:
- Coi tổ chức như một cỗ máy: Quan niệm này dẫn đến việc tổ chức và
quản lý một tổ chức như một cỗ máy bao gồm các chi tiết chồng chất lên nhau,
từng chi tiết đóng một vai trò được xác định rõ ràng trong sự vận hành của tổng
thể, còn tư chất nhân văn của tổ chức chỉ coi là thứ yếu. Cách tư duy này là cơ sở


4


để tạo ra một tổ chức kiểu quan liêu, có hiệu quả trong một số trường hợp còn
trong nhiều trường hợp khác lại thất bại thảm hại.
- Coi tổ chức như một cơ thể sống: Quan niệm này tập trung vào tùm hiều
các quản lý các nhu cầu của tổ chức và mối liên hệ với môi trường của tổ chức.
Cách nhìn này cho phép hiều được sự ra đời, phát triển lớn lên suy tàn rồi tiêu
vong của các tổ chức, cho phép hiểu được sự thích nghi với sự thay đổi môi
trường của các tổ chức.
- Coi tổ chức như một bộ não: Quan niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc sử lý thông tin nhấn mạnh cơ chế tự tổ chức. Theo vậy trong các tổ chức
không thể thiếu sự linh hoạt mềm dẻo và đổi mới cao.
- Coi tổ chức là nền văn hóa bao gồm những tư tưởng, những giá trị những
chuẩn mực, những nghi lễ, những tín ngưỡng… nhằm duy trì tổ chức như một
thực thể cấu trúc về mặt xã hội. Quan điểm này cung cấp một phương pháp để
hiểu và quản lý tổ chức bằng cách sử dụng những giá trị, các tín ngưỡng và các
mô hình ý nghĩa chung, chỉ đạo cho đời sống của tổ chức.
- Coi tổ chức là một hệ thống cai trị, vận dụng các nguyên tắc, các chính
sách khác nhau để hợp pháp hóa các loại quy chế khác.
- Coi tổ chức là các công cụ thống trị. Quan niệm này nhấn mạnh đến đặc
điểm về tính khai thác tiềm năng của tổ chức. Nó cho thấy bản chất của tổ chức
là quá trình chi phối, Theo đó một số các nhân áp đặt ý muốn của mình đối với
người khác.
Từ sự phân tích các khía cạnh trên chúng tôi hiểu Tổ chức có nghĩa là quá
trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực
của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục
tiêu chung của doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại và đặc điểm của tổ chức:
`Như chúng ta đã biết tổ chức có hai nhóm lớn: Tổ chức thuộc các hiện

tượng tự nhiên (phi xã hội) và tổ chức mang tính xã hội. Đề tài này sau đây chỉ

5


bàn về tổ chức xã hội cụ thể là tổ chức của hệ thống kinh doanh.Các tổ chức tự
nhiên bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, cố định và sơ cứng. Song các tổ chức
xã hội lại có những đặc điểm sau:
- Các tổ chức xã hội rất đa dạng.
Có những tổ chức khác nhau để phục vụ mục đích khác nhau: Tổ chức quân
đội để chiến đấu, tổ chức một doanh nghiệp để kinh doanh, tổ chức y tế để chữa
bệnh, tổ chức tôn giáo để truyền bá một đức tin… Rất nhiều các tổ chức như thế.
Cùng một mục đích nhưng các nhà tổ chức khác nhau xây dựng nên các tổ
chức khác nhau. Chẳng hạn cùng là một doanh nghiệp thương mại thậm chí là
doanh nghiệp thương mại cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng các nhà tổ chức
khác nhau sẽ xây dựng cho mình những doanh nghiệp thương mại chuyên doanh
rất khác nhau. Cùng là lớp học nhưng có lớp gồm 3 tổ học tập, có lớp 6 tổ, cũng
có lớp không chia thành tổ học tập, có lớp toàn nam có lớp toàn nữ. Cùng là bệnh
viện nhưng bệnh viện đa khoa sẽ không giống bệnh viện chuyên khoa.
Trong một tổ chức mang tính xã hội, quan hệ giữa các bộ phận nội tại rất
uyển chuyển, không cứng nhắc như trong một tổ chức phi xã hội.
Tổ chức mang tính xã hội có một điểm chung nổi bật. Đó là vai trò quan
trọng của con người. Với vai trò là các nhà tổ chức để phục vụ cùng một mục
tiêu những con người khác nhau sẽ xây dựng nên các tổ chức khác nhau. Nhà tổ
chức giỏi sẽ xây dựng được một tổ chức tốt, hình thành một cơ quan có các bộ
phận hợp lý. Vì vậy công việc sẽ trôi chảy, hiệu quả. Ngược lại nhà tổ chức kém
sẽ xây dựng nên một tổ chức không hợp lý. Khi đó công việc sẽ không trôi chảy,
không hiệu quả.
1.2. Một số quy luật cơ bản của tổ chức:
Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối sự hình thành và phát

triển của tổ chức. Các chuyên gia về tổ chức học đã nghiên cứu các yếu tố khách
quan sau đây và xem nó là 5 quy luật cơ bản của tổ chức:

6


+ Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức: Trong quá trình
hoạt động từng con người hay từng tập thể lớn, nhỏ đều xác định cho mình mục
tiêu cần đạt được. Từ mục tiêu đó sẽ định hình ra một tổ chức phù hợp để thực
hiện nó có hiệu quả nhất. Vì vậy tổ chức là công cụ để đạt được mục tiêu. Đây là
quy luật được xem là quan trọng nhất. Mục tiêu càng rõ ràng thì thiết kế tổ chức
càng thuận lợi và việc vận hành tổ chức đạt mục tiêu sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả
cao.
Mục tiêu là các đích phải tới của tổ chức nó quy định quy mô, cấu trúc của
tổ chức. Mục tiêu rất quan trọng và cũng là vấn đề nan giải với mọi tổ chức khi
xác định nó.
Với quan điểm hệ thống về tổ chức khi xác định mục tiêu người ta thường
hay dùng “cây mục tiêu” để xác định và phân loại thành mục tiêu trước mặt hay
lâu dài, mục tiêu của quốc gia, của ngành hay địa phương. Qua đó, người lãnh
đạo tổ chức phải hiểu rõ vị trí của tổ chức mình trong hệ thống để xác định chính
xác mục tiêu của hệ thống mình trong mục tiêu chung của hệ thống góp phần đạt
được mục tiêu của hệ thống một các hiệu quả nhất. Số lượng mục tiêu càng ít
tính chất mục tiêu càng ít phức tạp bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vì tổ chức có
nhiều mục tiêu thường đạt hiệu quả kém.
Việc xây dựng “cây mục tiêu” cho phép lựa chọn mục tiêu ưu tiên và xếp
loại hạng mục ưu tiên. Khi đó sẽ khắc phục được tình trạng đa mục tiêu của tổ
chức. Bằng kinh nghiệm thực tế người ta thấy rằng, tổ chức cơ sở không nên có
quá 3 mục tiêu.
Mục tiêu rõ ràng và hiệu quả của tổ chức là quy luật khách quan khống chế
cấu trúc và phương thức hoạt động của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức có vai

trò rất quan trọng khi vận dụng quy luật này vào việc xây dựng tổ chức của mình,
Xác định mục tiêu sai lệch với mục tiêu của hệ thống sẽ làm cho hoạt động của tổ
chức mình kém hiệu quả, làm giảm hiệu quả và có thể làm suy yếu cả hệ thống.

7


+ Quy luật hệ thống: bản thân tổ chức mang tính hệ thống. Các định nghĩa
về tổ chức đã nêu rõ cốt lõi của quan điểm hệ thống khi xem xét một tổ chức là
phát hiện phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống. Quy luật hệ
thống chi phối tổ chức ở các mặt sau đây:
- Quan hệ cơ bản nhất xác định hoạt động của hệ thống tổ chức là quan hệ
vào – ra, tức là quan hệ giữa đầu vào (input) và đầu ra (output) của hệ thống tổ
chức. Quy luật hệ thống cho thấy: “hệ thống” được hiểu một cách tương đối. Nó
là hệ thống với các tổ chức bộ phận của nó, nhưng nó lại là hệ thống bộ phận của
hệ thống lớn hơn nó. Như vậy có hệ thống nhỏ, hệ thống lớn. Quan hệ vào – ra
của các hệ thống nhỏ góp phần xác định mối quan hệ bên trong của hệ thống lớn
và cả quan hệ vào ra của các hệ thống lớn đó nữa.
- Trong hệ thống tổ chức cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và mối
quan hệ giữa các tổ chức cùng cấp và các cấp trong hệ thống.
Phân công và quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp trong hệ
thống sẽ cho phép hệ thống hoạt động nhịp nhàng. Nếu không quy định rõ thì sẽ
rối loạn, cấp dưới lạm quyền hoặc cấp trên bao biện.
+ Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức: Trong một hệ thống
các tổ chức hợp thành phải có cấu trúc hợp nhất. Sự đồng nhất đó là điều kiện để
hình thành hệ thống. Ghép những tổ chức không đồng nhất vào nhau sẽ không
bao giờ hình thành một tổ chức mới, nó sẽ hủy hoại cả những tổ chức hợp thành.
+ Quy luật vận động không ngừng và vận động Theo quy trình của tổ chức.
Sự vận động của hệ thống tổ chức không chỉ liên tục mà còn vận động toàn thể từ
những tổ chức hợp thành đến toàn bộ hệ thống. Mặt khác sự vận động của tổ

chức còn được diễn ra theo quy trình của tổ chức.
Tuân thủ quy luật này, khi thiết kế tổ chức ngoài việc thiết kế hệ thống còn
cần xác định xơ chế vận hành của bộ máy tổ chức. Tuy nhiên trong quá trình vận
hành cần có sự điều chỉnh bằng các quyết định của cấp trên hay lãnh đạo của tổ

8


chức, đảm bảo cho tổ chức vận động không ngừng, đúng quy trình và bảo đảm
cho tổ chức có thể tự điều chỉnh (quy luật thứ năm)
+ Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức: Một tổ chức được coi là hợp lý hôm
nay thì không có nghĩa là sẽ hợp lý mãi mãi. Môi trường của tổ chức luôn luôn
thay đổi, nên bản thân tổ chức phải tự điều chỉnh để tạo ra những cán cân mới
cho phù hợp với sự biến động của môi trường, nhằm đạt đưuọc mục tiêu một các
hiệu quả nhất. Tổ chức nào tự biết điều chỉnh sẽ là tổ chức linh hoạt và có sức
sống. Để cho tổ chức có thể tự điều chỉnh được ngay khi thiết kế đã phải lưu ý
tạo hành lang cho tổ chức tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện mục tiêu. Muốn
vậy cần có một số điều kiện sau:
- Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ khâu thu nhập, xử lý thông tin, dự thảo
các quyết định, đến ban hành theo dõi và xử lý thông tin ngược chiều để điều
chỉnh quyết định.
- Người lãnh đạo phải có trình độ, nhạy bén với những thay đổi về cơ chế
chính sách để điều chỉnh hoạt động của tổ chức thích nghi với điều kiện mới.
Ngoài ra cũng cần có bộ máy quản lý giúp việc thủ trưởng xử lý thông tin ra các
quyết định điều chỉnh hoạt động của tổ chức cho có hiệu quả hơn.
- Mối liên kết giữa các phân tử trong tổ chức cần chặt ché, linh hoạt và
mềm dẻo. Tính thống nhất trong hệ thống cần hài hòa, có nguyên tắc bảo đảm
khả năng huy động nội lực của các tổ chức trong hệ thống.
1.3. Tổ chức hệ thống quản lý:
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản trong hệ thống tổ chức quản lý:

1.3.1.1. Thiết chế Hệ thống tổ chức:
- Thiết chế hệ thống là phương pháp tổ chức hệ thống cho bởi một tập hợp
bền vững các giá trị, chuẩn mực, vai trò của mỗi cá nhân, mỗi phân hệ trong hệ
thống và mối quan hệ của các cá nhân, các phân hệ trong thực hiện định hướng,
mục tiêu của hệ thống.

9


- Thiết chế hệ thống về thực chất là các quy tắc ràng buộc của tổ chức trong
việc điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhân, các phân hệ trong hệ thống
theo đúng nguyên tắc quản trị của hệ thống (tổ chức) để hướng tới mục đích, mục
tiêu chung của hệ thống. Nó quy định rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền
hạn của mỗi cá nhân và mỗi phân hệ trong hệ thống và mối quan hệ phải thực
hiện giữa các cá nhân, các phân hệ theo một chuẩn mực nhất định.
- Thể chế hệ thống tổ chức: là các quy phạm phân định rõ quyền hạn, trách
nhiệm của các phân hệ trong cơ cấu hệ thống và cơ chế vận hành của hệ thống.
Thể chế hệ thống bao gồm 2 nội dung lớn:
+ Phân định quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho từng phân hệ của cơ cấu tổ
chức, tránh trùng lặp, bỏ sót các công việc, các nhiệm vụ mà hệ thống phải thực
hiện để hướng tới mục đích, mục tiêu mong đợi của hệ thống.
+ Hình thành cơ chế vận hành hệ thống, đó là các ràng buộc mang tính pháp
lý của hệ thống để chi phối các mối quan hệ bắt buộc giữa các phân hệ có trong
cơ cấu hệ thống.
Tổ chức hệ thống là sự liên kết các cá nhân, những quá trình, những hoạt
động trong trong tổ chức nhằm thực hiện mục đích đề ra của tổ chức, dựa trên cơ
sở định hướng và các nguyên tắc quản trị của tổ chức.
Chức năng tổ chức là chức năng hình thành cơ cấu hệ thống, cơ cấu tổ chức
quản trị hệ thống cùng các mối quan hệ giữa chúng (thiết chế tổ chức). Đây là
nhiệm vụ quan trọng thứ hai của các thủ lĩnh tổ chức sau chức năng hoạch định.

1.3.1.2. Cơ cấu hệ thống:
Là tổng hợp các bộ phận khác nhau được chuyên môn hóa hành động trong
hệ thống để cùng nhau hoàn thành mục đích, mục tiêu của hệ thống đề ra.
1.3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý:
Là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm,

10


quyền hạn nhất định, được bố trí Theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm
đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung xác định
của hệ thống quản lý.
Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lý, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý. Cơ cấu tổ
chức quản lý, một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi người trong tổ chức,
việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý về mặt cơ bản cũng giống như việc
nghiên cứu cơ cấu hệ thống.
Chức năng tổ chức

Cơ cấu hệ thống

Thiết chế hệ thống

Cơ cấu, tổ chức quản
lý hệ thống

Sơ đồ 1.1: Chức năng tổ chức của hệ thống
1.3.2. Những yêu cầu đối với tổ chức quản lý:
Việc xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo những yêu

cầu sau đây:
- Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản lý (Khâu quản lý phản ánh
cách phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang còn cấp quản lý thể hiện sự
phân chia chức năng quản lý theo chiều dọc) cần được thiết lập với những mối
liên hệ hợp lý và số lượng cấp quản lý ít nhất đảm bảo cho Entropi của tổ chức
có giá trị nhỏ nhất.

11


- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức quản lý có khả năng thích ứng với bất kỳ
tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường.
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo tính chính xác của tất
cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức, nhờ đó bảo đảm sự phối hợp với các
hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức.
- Tính kinh tế: Cơ cấu tổ chức quản lý phải sử dụng có hiệu quả nhất các
chi phí quản trị được huy động. Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối quan
tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả sẽ thu về.
- Tính bảo mật: Đòi hỏi trong hoạt động của mỗi phân hệ và tổ chức phải
chống được sự rò rỉ thông tin quan trọng ra bên ngoài.
1.3.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu tổ chức quản lý:
Khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, chẳng những phải xuất phát từ các
yêu cầu đã xét ở trên, mà điều quan trọng và khó khăn nhất là phải quán triệt
những yêu cầu đó vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể nhất định.
Nói một cách khác, là cần tính đến những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến việc hình thành, phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của tổ
chức.
Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản lý:
+ Tình trạng và trình độ phát triển của tổ chức (quá trình thử thách, đào tạo
con người và kinh nghiệm tích lũy của tổ chức... )

+ Tính chất và đặc điểm của mục tiêu của tổ chức (đem lại lợi ích cho ai,
gây khó khăn trở ngại cho ai...)
Tất cả những nhân tố trên đều ảnh hưởng đến thành phần và nội dung
những chức năng quản lý và thông qua chúng mà ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu
tổ chức quản lý.
Nhóm những nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý:
+ Quan hệ lợi ích tồn tại giữa các cá nhân và tổ chức.

12


+ Mức độ chuyên môn hóa và tập trung hóa của các hoạt động quản trị.
Trình độ cơ giới và tự động hóa các hoạt động quản lý, trình độ kiến thức,
tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất lao động, uy tín của họ...
+ Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo, khả năng kiểm tra
của người lãnh đạo đối với hoạt động của những người cấp dưới.
+ Chính sách sử dụng của tổ chức với đội ngũ cán bộ quản lý..
1.3.4. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống quản lý:
- Nguyên tắc 1: Cơ cấu tổ chức quản lý phải phù hợp với mục tiêu của tổ
chức đó.
Định hướng và mục đích của một tổ chức sẽ chi phối cơ cấu của tổ chức.
Nếu một tổ chức với mục tiêu, phương hướng có quy mô lớn (cỡ khu vực, cả
nước...) thì cơ cấu của tổ chức cũng phải có quy mô tương ứng, còn nếu quy mô
cỡ vừa và nhỏ (như tập đoàn, doanh nghiệp...) thì cơ cấu của tổ chức cũng chỉ
nên có quy mô vừa phải với đội ngũ, trình độ, nhân cách con người tương ứng.
Một tổ chức có mục đích hoạt động văn hóa thì rõ ràng cơ cấu quản trị của
nó cũng phải có những đặc thù khác một tổ chức co mục đích hoạt động kinh
doanh. Ngoài ra giữa mục tiêu chung của cả tổ chức và mục tiêu bộ phận của các
phân hệ, thậm chí của mỗi cá nhân trong tổ chức cũng phải thống nhất và gắn bó
với nhau, tránh mâu thuẫn, xung đột hoặc xoay lưng lại với nhau.

- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối:
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý phải được phân công nhiệm
vụ các phân hệ trong tổ chức theo các nhóm chuyên ngành, với những con người
được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn. Để thực hiện nguyên tắc này cần
phải tuân thủ yêu cầu cụ thể sau:
Có cấu tổ chức được phân phối dựa theo nhiệm vụ được giao chứ không
phải theo phạm vi công việc phải thực hiện. Rõ ràng nếu theo phạm vi công việc
được giao về chức năng bảo vệ an ninh đất nước thì các tổ chức công an và quốc

13


phòng đều giống nhau và nếu không phân ranh giới theo nhiệm vụ, thì xảy ra tình
trạng có việc cả hai tổ chức an ninh và quốc phòng đều làm làm dẫn đến chồng
chéo dẫm chân lên nhau, và ngược lại có những việc cả hai đều không ai thực
hiện. Nói một cách khác cơ cấu tổ chức phải dựa trên việc phân chia nhiệm vụ rõ
ràng, giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền han, lợi ích phải cân xứng và cụ thể.
Chỉ có phân giao nhiệm vụ trong tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể với sự
cân xứng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của từng phân hệ.
- Nguyên tắc 3: Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm
bảo cho mỗi phân hệ một độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các cấp
thấp phát triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của các thủ lĩnh
cấp trên khi cần thiết. Điều này nói một cách “văn nghệ” là các cấp trong cơ cấu
quản lý tổ chức được “cho phép thất bại ở mức độ nào đó” Có tác giả Âu Mỹ đã
viết “nếu giám đốc một chương trình hay một cơ quan không có cơ hội để làm
sai, thì giám đốc đó còn thiếu quyền để thực hiện nhiệm vụ một các đúng đắn”

NV
TN

QH
LI
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc phân giao nhiệm vụ trong tổ chức
- Nguyên tắc 4: Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi
cơ cấu tổ chức quản lý phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí
mà tổ chức đã bỏ ra đồng thời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ và tác
động điều khiển của các nhà lãnh đạo.

14


Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện cần tuân thủ các yêu cầu
sau:
+ Cơ cấu tổ chức quản lý phải là cơ cấu hợp lý nhất bảo đảm chi phí cho
các hoạt động là nhỏ nhất, mà kết quả chung thu lại của tổ chức là lớn nhất trong
khả năng có thể (tức là bảo đảm tính hiệu quả của tổ chức)
+ Cơ cấu tổ chức quản lý phải tạo được môi trường văn hóa của các phân hệ
(phương văn hóa) làm cho mỗi phân hệ hiểu rõ vị trí, thuận lợi cho các phân hệ
có liên quan trực tiếp với mình. Các thủ lĩnh cấp phân hệ phải có lương tâm,
trách nhiệm, ý thức hợp tác làm tốt nhiệm vụ của mình tránh gây khó khăn và trở
ngại cho các phân hệ và cho cả tổ chức, từ đó hình thành các hành vi xử sự hợp
lý, tích cực giữa các phân hệ trong tổ chức (tức là bảo đảm tính hiệu quả của cơ
cấu tổ chức quản lý)
+ Cơ cấu tổ chức quản lý phải bảo đảm cho thủ lĩnh các phân hệ có quy mô
hợp lý, tương ứng với khả năng kiểm soát, điều hành (tầm quản trị phù hợp) của
họ. Rõ ràng trình độ, khả năng của một thủ lĩnh chỉ có thể lãnh đạo, điều hành 10
người mà cấp trên lại giao cho họ phải quản lý 100 người là điều bất cập.
1.3.5. Phƣơng pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý:
Xác định phân bố đúng đắn chức năng quản lý và nắm vững kiến thức về
các kiểu cơ cấu quản lý là tiền đề để hoàn thiện cơ cấu tổ chức hiện có cũng như

hình thành cơ cấu tổ chức quản lý mới. Sự tùy tiện hình thành hay xóa bỏ hoặc
sửa đổi một cơ cấu tổ chức quản lý nào đó thiếu sự phân tích khoa học, Theo ý
muốn chủ quan phiến diện thường gây ra nhiều tai hại. Yêu cầu tối thiểu trước
khi hình thành một bộ phận nào đó của tổ chức là phải xác định nhiệm vụ của nó
một các rõ ràng, dự kiến số cán bộ đủ trình độ để hoàn thiện nhiệm vụ và xác
định đúng đắn vị trí của bộ phận mới này trong hệ thống các bộ phận đã có từ
trước của tổ chức.

15


Qua lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, đến nay đã hình
thành những quan điểm và những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản
lý sau đây:
* Các quan điểm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý:
- Quan điểm thứ nhất: Là việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ
cũng bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và phương hướng phát triển. Trên cơ sở
này tiến hành tập hợp cụ thể các yếu tố của cơ cấu tổ chức và xác lập mối quan
hệ qua lại giữa các yếu tố đó. Đây là quan điểm Theo phương pháp diễn giải từ
tổng hợp đến chi tiết – được ứng dụng đối với những cơ cấu tổ chức quản lý hiện
đang hoạt động.
- Quan điểm thứ hai: Việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý trước hết phải
được bắt đầu từ việc mô tả chi tiết hoạt động của các đối tượng quản lý và xác
lập tất cả các mối liên hệ thông tin, rồi sau đó mới hình thành cơ cấu tổ chức
quản lý. Quan điểm này đi Theo phương hướng quy nạp từ chi tiết đến tổng hợp
và được ứng dụng trong trường hợp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý mới.
- Quan điểm thứ ba: việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý Theo phương
pháp hỗn hợp, nghĩa là có sự kết hợp một cách hợp lý cả quan điểm thứ nhất và
quan điểm thứ hai. Trước hết phải đưa ra những kết luận có tính nguyên tắc
nhằm hoàn thiện hoặc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, sau đó mới tổ chức việc

nghiên cứu chi tiết cho các bộ phận cơ cấu, soạn thảo các điều lệ, nội quy cho các
bộ phận của cơ cấu ấy, đồng thời xác lập các kênh thông tin cần thiết, Như vậy,
toàn bộ những công việc nghiên cứu chi tiết là tiếp tục làm sáng tỏ, cụ thể hóa
những kết luận đã được khẳng định. Quan điểm này chỉ đạt hiệu quả cao khi việc
hoàn thiện cơ cấu quản lý đã có sự quan tâm thường xuyên, có sự tổng kết đánh
giá nghiêm túc và đúng đắn của thủ lĩnh các tổ chức.
* Một số phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý:

16


×