Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.05 KB, 111 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thị Thơm
Lớp : CHKT5 đợt 1
Mã học viên: 0551070051
Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành
Đạt tôi đã chọn lựa đề tài luận văn: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt”
Tôi xin cam đoan:
•Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi.
•Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
•Mọi số liệu trong đề tài đều được sự cho phép của Công ty mà tôi khảo sát.
Hà Nội, ngày…... tháng …..năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Thơm


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Lê Thị Thanh Hải - giảng viên hướng dẫn khoa học cho tác giả - đã hướng
dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và định hướng khoa học cho tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu, thu thập số liệu, khảo sát thực tế và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ lãnh đạo, cán bộ
phòng kế toán Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho việc phân
tích, tổng hợp số liệu để viết luận văn.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội,


các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa sau đại học, khoa kế toán – kiểm toán - Đại học
Công nghiệp Hà Nội, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ
với tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thơm


iii

MỤC LỤC


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt

Đầy đủ tiếng Việt

TP

Thành Phố

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CP


Cổ Phần

GTVT

Giao thông vận tải

VLXD

Vật liệu xây dựng

HMCT

Hạng mục công trình

CNVC

Công nhân viên chức

TGNH

Tiền gửi Ngân hàng

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp




Quyết định

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

MTC

Máy thi công

CT LM

Công trình chân giá đỡ Long Môn

Đầy đủ tiếng Anh


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp..........................25
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp.......................................................27
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sử dụng MTC trong các trường hợp..........................................29
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung..............................................................31

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty.........................................................................................63
Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt...........................69


vi

DANH MỤC CÔNG THỨC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới
nền kinh tế, chúng ta đã đạt được không ít những thành tựu to lớn, đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển này không thể không nhắc đến ngành xây dựng cơ bản –
ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra cở sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế
quốc dân.
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt không
chỉ với những doanh nghiệp trong nước mà còn cả với những doanh nghiệp nước
ngoài. Do đó muốn tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ của các doanh nghiệp không chỉ
là không ngừng tăng cường, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động
mà còn phải chú trọng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận nhưng vẫn sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao.
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản không chỉ có ý
nghĩa to lớn trong phạm vi ngành mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất to lớn đối
với các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực tế hiện nay việc quản lý
và hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói riêng còn chưa tốt dẫn
đến tình trạng thất thoát, lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Vì vậy, việc quản lý chặt
chẽ cũng như hạch toán một cách đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất và giá thành

sản phẩm là rất cần thiết nhằm mục đích kiểm tra, giám sát đồng thời cung cấp thông
tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Xuất phát từ các lý do trên, học viên chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển
Thành Đạt” làm đề tài nghiên cứu của mình.


2
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đã có một số tác
giả nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sỹ “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây
dựng tại công ty Cổ phần xây dựng số 5” của tác giả Vũ Thị Kim Chinh - KTQD
(2015): luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề chung về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các công ty xây dựng. Tuy nhiên, tổng
quan các công trình nghiên cứu còn sơ sài, thực trạng kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành công trình xây dựng tại công ty chưa trình bày rõ quá trình nhận thầu,
chia thầu và tính giá thành.
- Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại công ty Cổ phần 471” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Vân – ĐHTM (2015): về
mặt nội dung, luận văn đã nêu được các vấn đề và lý luận cơ bản liên quan đến đề
tài nghiên cứu, thực trạng kê toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp trên cả hai phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị, đồng thời rút ra
các giải pháp có tính khả thi phù hợp với công ty. Tuy nhiên tác giả có cách sắp xếp
các mục chưa thật hợp lý và chưa nêu bật được phương pháp kế toán nếu doanh
nghiệp tổ chức khoán chi phí.
- Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình giao
thông tại công ty cổ phần giao thông xây dựng số 1” của tác giả Phạm Thị Phượng –
HVTC (2015): luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, trình
bày và phân tích thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

công trình giao thông tại Công ty cổ phần giao thông xây dựng số 1, từ đó trình bày
ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên hệ thống sổ sách chứng từ
chưa thực sự được đầu tư.
- Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh
nghiệp xây dựng thuộc tổng công ty xây dựng Thăng Long” của tác giả Nguyễn Thị
Huệ - ĐHTM (2015): về cơ bản luận văn đã nêu được những nội dung cơ bản về kế


3
toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây
dựng thuộc tổng công ty xây dựng Thăng Long.
- Luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
dựng tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường” của tác giả Nguyễn Thị
Hoàn – ĐHTM (2015) : luận văn đã thực hiện được đầy đủ các yêu cầu đặt ra khi
nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh
nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường. Mặc dù doanh nghiệp nghiên cứu đảm bảo
quy mô về vốn tuy nhiên quy mô về kết cấu doanh nghiệp chưa có sự phân cấp
công ty mẹ con nên nhìn chung vấn đề nghiên cứu chưa quá phức tạp.
Qua các công trình nghiên cứu về chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm
của các tác giả, tôi thấy vẫn còn nhiều bất cập vì vậy tôi chọn đề tài “Hoàn thiện
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty cổ phần đầu
tư phát triển Thành Đạt” để nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện, toàn diện để đáp
ứng nhu cầu thực tế cho đơn vị mình công tác.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Về mặt lý luận: Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành
Đạt; từ đó chỉ ra ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại trong kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt;

trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu đi sâu vào hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận
và công tác thực tiễn về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp xây lắp làm cơ sở cho việc vận dụng lý luận vào thực tiễn kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển


4
Thành Đạt thông qua việc đề xuất và phân tích các giải pháp hoàn thiện.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian và nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành
Đạt trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt trong năm tài
chính 2016.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải nghiên cứu, giải quyết
được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp;
- Phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt, từ đó tìm ra những nguyên nhân
tồn tại cần khắc phục;
- Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi nhằm hoàn thiện kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty cổ phần đầu
tư phát triển Thành Đạt.

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát ở các bộ phận
quản lý, các phòng ban, bộ phận kế toán ở Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành
Đạt, đặc biệt kế toán trưởng và các kế toán viên trực tiếp liên quan trực tiếp đến
công tác kế toán cũng như các nhà quản lý như Kế toán trưởng, trưởng các phòng
ban, bộ phận trong công ty
+ Phương pháp quan sát thực tế quan sát môi trường làm việc, quan sát sự vận
hành của các bộ phận trong bộ máy kế toán trong việc vận dụng nguyên tắc, chính


5
sách, qui định, văn bản pháp quy về kế toán do nhà nước ban hành, dựa vào đặc
điểm của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt để quan sát xem mô hình tổ
chức kế toán đã phù hợp hay chưa? Tác giả tiến hành quan sát hệ thống chứng từ kế
toán từ các khâu lập, ký duyệt, quản lý, hạch toán, luân chuyển và xử lý chứng từ kế
toán; quá trình lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kế toán; quá trình vận dụng hệ thống
báo cáo kế toán. Ngoài ra tác giả còn quan sát việc tổ chức trang bị, phương tiện,
thiết bị phục vụ cho việc tính toán, bảo quản số liệu, tài liệu, cách tổ chức bộ máy
kế toán để đánh giá đo lường hiệu quả tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư
phát triển Thành Đạt
+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả thực hiện phỏng vấn thông qua các cuộc
trao đổi giữa tác giả với một số nhà quản lý cũng như người trực tiếp hoặc gián tiếp
thực hiện công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt, nhằm
tìm hiểu kinh nghiệm và nhận thức của những người này về thực trạng tổ chức kế
toán tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích thông tin.
+ Tổng hợp kết quả khảo sát, khái quát thành nhóm các vấn đề, mô tả thực
trạng theo nhóm các vấn đề được khái quát: Từ dữ liệu đã thu thập được, đưa ra các

thông tin, các kết luận phù hợp.
+ Phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu: Ghi chép, thống kê, đưa vào luận văn
các số liệu thu thập được và để đưa ra kết luận về thực trạng làm căn cứ đưa ra giải
pháp hoàn thiện.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài được thực hiện nhằm củng cố, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn
đề chung nhất thuộc lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.


6
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính và kế toán
quản trị.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty cổ phần đầu tư phát triển Thành Đạt.
Kết Luận


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP
Hoạt động sản xuất xây lắp là 1 hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục
cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Xây lắp là 1 ngành sản xuất vật chất mang
tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản
xuất khác, ảnh hưởng đến công tác quản lý và công tác kế toán. Sản xuất xây lắp có
những đặc điểm sau đây:
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ đó là những công trình, vật kiến
trúc... có qui mô lớn, kỹ thuật sản xuất phức tạp, sản xuất đơn chiếc, thời gian sản
xuất dài, mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu về mặt cấu trúc, mỹ thuật, hình thức địa
điểm xây dựng khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi phải lập dự toán (dự toán thiết kế,
dự toán thi công), quá trình xây lắp phải luôn luôn sát với dự toán, phải lấy dự toán
làm căn cứ tổ chức thực hiện.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán (hoặc giá thoả thuận khi
trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu). Tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không
thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán từ trước thông qua hợp
đồng giao thầu). Vì vậy việc tiêu thụ được thực hiện thông qua việc bàn giao công
trình hoàn thành cho chủ đầu tư.
- Hoạt động xây lắp mang tính chất lưu động, tiến hành chủ yếu ngoài trời.
Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất, còn phương tiện sản xuất (máy
móc thi công, công nhân) phải di chuyển theo địa điểm sản xuất. Đặc điểm này làm
cho công tác quản lý, kế toán tài sản, vật tư lao động phức tạp, đồng thời lại chịu tác
động của môi trường tự nhiên dễ làm tài sản mất mát, hư hỏng. Vì vậy, doanh nghiệp
cần có kế hoạch điều độ phù hợp đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ.


8

- Thời gian thi công và thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp rất lâu dài, chất
lượng được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Do đó đòi hỏi công tác
quản lý và kế toán phải thực hiện tốt để cho chất lượng công trình thực hiện đúng
như dự toán thiết kế,...
- Trong các doanh nghiệp xây lắp, cơ chế khoán đang được áp dụng rộng rãi
với hình thức giao khoán khác nhau: khoán gọn công trình (khoán toàn bộ chi phí),
khoán từng khoản mục chi phí nên phải hình thành bên giao khoán, bên nhận khoán
và giá khoán.
Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn tới công tác tổ chức hạch toán kế toán
làm cho phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
có những đặc điểm riêng. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lý kinh tế,
công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với các
đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp trong xây dựng
cơ bản và thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán do nhà nước ban hành.
1.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP
1.2.1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất xây lắp
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xây lắp nói
riêng cần có sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động của con người, tư liệu lao động
như máy móc, nhà xưởng và đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu.
Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất hình thành các yếu tố tương ứng như
khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, tiền công... Các chi phí đó được
lượng hóa bằng tiền.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản
khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không
bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Bên cạnh đó có thể hiểu chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất
và lưu thông hàng hóa. Chi phí doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh gắn
liền với doanh nghiệp trong quá trình bắt đầu từ mua vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi



9
tiêu thụ nó. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được xem xét theo từng kỳ kế toán.
“Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động vật hóa, lao động sống và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra
để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định.”
Có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm chi phí sản xuất khác nhau nhưng
đều có những điểm chung. Tóm lại, có thể định nghĩa về chi phí sản xuất xây lắp là
toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong hoạt động sản xuất xây lắp của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất đáp ứng được yêu
cầu của kế toán, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm, thì phải tùy thuộc vào góc độ xem xét chi phí sản xuất trên những khía
cạnh khác nhau mà phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau.
Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với việc hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng của kế hoạch
hóa, kiểm tra phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, cũng như các bộ
phận cấu thành bên trong của doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu quản lý, đối tượng
cung cấp thông tin, góc độ xem xét chi phí. Mà chi phí sản xuất được phân theo các
cách chủ yếu sau:
1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
(yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được
xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng
vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí sản
xuất được chia thành các yếu tố sau:



10
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Bao gồm nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản... mà doanh nghiệp đã sử dụng để xây
dựng các công trình, hạng mục công trình.
- Chi phí nhân công: Gồm hai bộ phận chi phí là chi phí tiền lương, tiền công
và chi phí về các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân viên
xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc tổ, đội xây dựng.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao các loại
TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất xây lắp.
- Yếu tố chi phí CCDC: Là toàn bộ giá trị CCDC sử dụng trong hoạt động sản
xuất xây lắp.
- Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền chi trả về các dịch vụ mua từ
bên ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ... phục vụ cho các hoạt động sản
xuất xây lắp của doanh nghiệp.
- Yếu tố các chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt
động xây lắp ngoài các yếu tố trên như chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị.
Cách phân loại này thể hiện các thành phần ban đầu của chi phí bỏ vào sản
xuất, tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng số làm cơ sở cho việc kiểm tra tình hình
thực hiện dự toán chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính nhu cầu vốn và thuyết
minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ cho việc lập các cân
đối chung (lao động, vật tư, tiền vốn…). Tuy nhiên cách phân loại này không biết
được chi phí sản xuất sản phẩm là bao nhiêu trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí (khoản
mục chi phí)
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế, cùng
mục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế
của nó như thế nào. Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục
sau: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng
máy thi công; chi phí sản xuất chung. Trong đó:



11
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Là chi phí về toàn bộ giá trị nguyên liệu,
vật liệu, nhiên liệu,…xuất dùng cho sản xuất xây lắp trong kỳ.
- Chi phí NCTT: là toàn bộ chi phí về các loại tiền lương, tiền công và phụ cấp
phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ chi phí có liên quan đến
máy thi công như chi phí vật liệu chi máy hoạt động, chi phí tiềnf lương và các
khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí phục vụ cho quá trình sản
xuất tại đội, công trình xây dựng. Chi phí sản xuất chung gồm nhiều loại chi phí
gồm nhiều loại chi phí có nội dung kinh tế khác nhau như lương nhân viên quản lý,
chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…
Các khoản mục chi phí này là cơ sở tạo nên giá thành sản xuất sản phẩm. Cách
phân loại này giúp doanh nghiệp theo dõi được từng khoản mục chi phí phát sinh từ đó
đối chiếu với dự toán công trình để xác định tăng giảm ở khoản mục nào, do vậy theo
dõi được việc thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá.
1.2.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và các
khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
Cách phân loại này căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất bỏ ra và khối
lượng sản phẩm hoàn thành để phân loại hay xem xét sự biến động của chi phí khi
mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí sản xuất được chia thành:
Chi phí bất biến: (Định phí, cố định): Là những chi phí không thay đổi khi
khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị
sản phẩm thì chi phí này thay đổi.
Chi phí khả biến ( biến phí, biến đổi): Là những chi phí thay đổi khi khối
lượng công việc, sản phẩm hoàn thành thay đổi theo tương quan tỷ lệ thuận. Song
biến phí cho một đơn vị sản phẩm lại không đổi.
Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm các yếu tố của cả định phí và biến

phí như chi phí tiền điện thoại, tiền nước...


12
Theo cách phân loại này giúp ta trong công việc xác định phương án đầu tư
thông qua mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận,
xác định điểm hoà vốn cũng như việc tính toán phân tích tình hình tiết kiệm chi phí
và định ra những biện pháp thích hợp để phấn đấu hạ thấp chi phí cho doanh nghiệp.
1.2.2.4. Phân loại khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là các chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với từng đối tượng
chịu chi phí (từng loại sản phẩm được sản xuất, từng công việc được thực hiện…).
Các chi phí này được kế toán căn cứ trực tiếp vào các chứng từ phản ánh chúng để
tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng
chịu chi phí, chúng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo
tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.2.2.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí và đối tượng tập hợp
chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành hai loại chi phí sản
phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất
ra hoặc các khoản chi phí gắn liền với quá trình mua hàng hóa. Những khoản chi
phí này liên quan đến sản phẩm làm dở cuối kỳ, thành phẩm hàng hóa tồn kho. Khi
thành phẩm, hàng hóa còn đang tồn kho thì chi phí này được phản ánh ở khoản mục
hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, khi thành phẩm, hàng hóa được tiêu thụ thì
chi phí này thể hiện ở trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa xuất bán phản ánh trên
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và được sử dụng để xác định lợi nhuận tại kỳ nó phát sinh ví dụ như

chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.


13
Tỏc dng ca vic phõn loi ny l cung cp thụng tin tớnh toỏn xỏc nh
chi phớ, doanh thu v kt qu kinh doanh nhm m bo quan h i chiu v mt
s liu gia k toỏn ti chớnh v k toỏn qun tr.
Túm li, mi cỏch tp hp chi phớ sn xut u cú ý ngha riờng phc v cho
tng i tng qun lý, tng i tng cung cp thụng tin c th v luụn b sung
cho nhau nhm qun lý cú hiu qu ton b chi phớ phỏt sinh trong phm vi tng
doanh nghip, trong tng thi k nht nh.
1.3. GI THNH SN PHM XY LP V PHN LOI GI THNH SN
PHM XY LP
1.3.1. Khỏi nim v bn cht giỏ thnh sn phm xõy lp
Mc ớch ca vic b ra mt lng chi phớ ca cỏc nh sn xut l to nờn
nhng giỏ tr s dng nht nh, nhm ỏp ng yờu cu tiờu dựng ca xó hi. Sau quỏ
trỡnh sn xut ra sn phm cú nhng khon chi phớ liờn quan n khi lng sn phm,
cụng vic, lao v hon thnh gi l giỏ thnh sn phm.
Giỏ thnh sn phm xõy lp l ton b chi phớ bng tin phỏt sinh trong quỏ
trỡnh sn xut tớnh cho mt khi lng sn phm xõy lp hon thnh theo qui nh.
Giỏ thnh hng mc cụng trỡnh hoc cụng trỡnh hon thnh ton b l giỏ thnh
sn phm cui cựng ca cụng vic xõy lp.
Vy giỏ thnh sn phm l biu hin bng tin ton b hao phớ lao ng sng,
lao ng vt hoỏ v cỏc hao phớ khỏc m doanh nghip ó b ra cú liờn quan n
mt khi lng sn phm, cụng vic lao v hon thnh nht nh. Nhng chi phớ
a vo giỏ thnh sn phm phi phn ỏnh c giỏ tr thc ca cỏc t liu sn xut
v cỏc ch tiờu khỏc cú liờn quan ti vic bự p hao phớ lao ng sng.
1.3.2. Phõn loi giỏ thnh sn phm xõy lp
Khác với giá thành sản phẩm trong các loại hình doanh nghiệp
sản xuất khác, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp có

đặc điểm riêng là mỗi công trình, hạng mục công trình hay
khối lợng xây dựng hoàn thành đều có một giá thành riêng. Khi
nhận thầu một công trình, giá bán (giá nhận thầu) đã có trớc khi


14
thi công công trình, tức là giá bán có trớc giá thành thực tế. Do đó
giá thành thực tế của công trình chỉ quyết định tới lãi, lỗ của
doanh nghiệp do thi công công trình đó mà thôi.
1.3.2.1. Phõn loi giỏ thnh theo c s s liu v thi im tớnh giỏ thnh
Trong XDCB, sn phm xõy dng l nh ca, vt kin trỳc ... m giỏ tr ca nú
c xỏc nh bng giỏ tr d toỏn thụng qua hp ng gia bờn giao thu v bờn nhn
thu trờn c s thit k k thut thi cụng, nh mc v n giỏ do nh nc quy nh
cho tng khu vc thi cụng v phõn tớch theo nh mc.
- Giỏ tr d toỏn l giỏ thanh toỏn cho khi lng cụng tỏc xõy lp hon thnh
theo d toỏn
Giỏ tr d toỏn

=

Giỏ tr d toỏn xõy lp cụng trỡnh

+

Thu v lói
nh mc

(Cụng thc 1.1)
Giỏ tr d toỏn l c s k hoch hoỏ vic cp phỏt vn u t XDCB, l
cn c xỏc nh hiu qu cụng tỏc thit k cng nh cn c kim tra vic thc

hin k hoch khi lng thi cụng v xỏc nh hiu qu hot ng kinh t ca doanh
nghip xõy lp.
Trong ú:
+ Li nhun nh mc trong xõy dng c bn c Nh nc quy nh trong
tng thi k.
+ Giỏ tr d toỏn ca cụng trỡnh, hng mc cụng trỡnh c xỏc nh da vo nh
mc ỏnh giỏ ca c quan cú thm quyn v da trờn mt bng giỏ c ca th trng.
- Giỏ thnh k hoch: L giỏ thnh c xỏc nh t nhng iu kin v c im
c th ca mt doanh nghip xõy lp trong mt k k hoch nht nh.
Cn c vo giỏ thnh d toỏn v cn c vo iu kin c th, nng lc thc t
sn xut kinh doanh ca doanh nghip trong k k hoch, doanh nghip t xõy dng
nhng nh mc kinh t k thut v n giỏ xỏc nh nhng hao phớ cn thit
thi cụng cụng trỡnh trong mt k k hoch.


15
Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nhiệp xây lắp tự
phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch.

Giá thành
kế hoạch

=

Giá thành
dự toán

Mức hạ giá
-


thành kế
hoạch

(Công thức 1.2)
DN phải khai thác mọi tiềm năng của mình ra để ra các biện pháp tổ chức quản lý
sản xuất phù hợp với điều kiện thi công công trình cụ thể để hoàn thành tốt kế hoạch hạ
giá thành.
- Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để hoàn thành
quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu
quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp.
So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành
kế hoạch của doanh nghiệp.
So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, phản ánh chỉ tiêu tích luỹ của
doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm tới.
So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn thành định
mức đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng khối lượng xây lắp cụ thể.
1.3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí trong giá thành
Theo cách phân loại này chia thành: giá thành sản xuất toàn bộ và giá thành
toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
Giá thành sản xuất toàn bộ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho
sản phẩm hoàn thành. Còn giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá
thành sản xuất toàn bộ và chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Thông tin về giá thành toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết
định mang tính chiến lược dài hạn như quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục sản
xuất. Tuy nhiên việc tính giá thành toàn bộ cho từng loại sản phẩm là không cần


16

thiết nếu doanh nghiệp không phải đứng trước quyết định mang tính chiến lược.
Cho nên khi phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có thể
sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn bộ theo biến phí.
Giá thành toàn bộ theo biến phí bao gồm biến phí sản xuất (nguyên vật liệu,
nhân công, máy thi công, sản xuất chung) và biến phí ngoài sản xuất (bán hàng,
quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.
Nhờ có giá thành toàn bộ theo biến phí có thể thiết lập mô hình mối quan hệ
chi phí - khối lượng - lợi nhuận, từ đó phục vụ cho việc đưa ra các quyết định ngắn
hạn, mang tính sách lược.
Tuy nhiên trong doanh nghiệp việc phân biệt định phí và biến phí chỉ là
tương đối, mặt khác thông tin về biến phí thường hướng các nhà quản trị doanh
nghiệp vào mục đích ngắn hạn, sách lược mà bỏ qua chi phí cố định. Vì vậy để
chuẩn hoá chi phí cố định thay vì bỏ qua chi phí này, doanh nghiệp có thể sử dụng
chỉ tiêu giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí.
Giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí bao gồm toàn bộ
biến phí và một phần định phí được phân bổ theo mức độ hoạt động chuẩn.
Nội dung của giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí có
thể biểu diễn theo công thức:
n
Z = bp x SL + ĐP x
N
(Công thức 1.3)
Trong đó: Z: giá thành toàn bộ theo biến phí có phân bổ hợp lý định phí
bp: biến phí đơn vị
SL: số lượng sản phẩm
ĐP: tổng định phí
N: mức hoạt động chuẩn
n: mức hoạt động thực tế



17
Phần định phí còn lại: ĐP x N-n gọi là chi phí hoạt động dưới công suất và
được ứng xử như chi phí thời kỳ, tức là được tham gia xác định kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ.
1.3.2.3. Một số loại giá thành khác được sử dụng trong doanh nghiệp xây lắp
- Giá đấu thầu xây lắp (giá thành dự thầu công tác xây lắp): là một loại giá
thành dự toán xây lắp do chủ thầu đưa ra để doanh nghiệp xây lắp dựa vào tính toán
giá thành của mình.
- Giá hợp đồng công tác xây lắp: là một loại giá dự toán xây lắp ghi trong hợp
đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi thoả thuận giao
nhận thầu. Đây chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp thắng thầu và được chủ
đầu tư thoả thuận ký theo hợp đồng giao nhận thầu. Về nguyên tắc, giá hợp đồng
chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp.
Việc áp dụng giá đấu thầu công tác xây lắp và giá hợp đồng công tác xây lắp
là yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó
sử dụng quan hệ tiền - hàng tạo ra sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ
đầu tư và doanh nghiệp xây lắp trong việc chủ động tính giá thành sản phẩm của
mình cũng như chủ động trong kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường, cạnh
tranh lành mạnh.
1.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM XÂY LẮP DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.4.1. Quy định kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.4.1.1. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế
toán số 01 “Chuẩn mực chung”
Theo chuẩn mực này thì chi phí sản xuất được ghi nhận theo số tiền thực tế chi
ra hoặc tương đương tiền phải trả khi phát sinh chi phí xây lắp. Đồng thời ghi nhận
theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu xây lắp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu
xây lắp thì phải ghi nhận một khoản chi phí xây lắp tương ứng có liên quan tới việc
tạo ra doanh thu xây lắp đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí của



18
kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả liên quan tới
doanh thu của kỳ đó.
1.4.1.2. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế
toán số 02 “Hàng tồn kho”
Trong doanh nghiệp xây lắp, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu là những đối
tượng tham gia vào quá trình sản xuất có thể do doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự
sản xuất hoặc nhận của bên giao thầu công trình. Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng
tồn kho” đề cập tới cách xác định giá trị của hàng tồn kho theo phương pháp giá
gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại. Nội dung này chi phối kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong việc tính giá
nguyên vật liệu xuất kho sử dụng cho thi công công trình theo một trong ba phương
pháp: giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước. Trong trường hợp
vật liệu mua ngoài xuất thẳng đến công trình thì giá gốc là toàn bộ chi phí thu mua
và chi phí phát sinh đến thời điểm bàn giao tại chân công trình.
1.4.1.3. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế
toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” và Chuẩn mực số 04 “Tài sản cố định vô
hình”
Hai chuẩn mực trên tác động đến kế toán chi phí sản xuất khi xác định chi phí
khấu hao tài sản trong thi công. Chuẩn mực này quy định các tài sản sử dụng trong
quá trình thi công phải được khấu hao và chi phí khấu hao được tính vào chi phí xây
dựng. Giá trị của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng
hữu ích của chúng. Các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp khấu
hao đường thẳng. Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm không đổi trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích. Mức khấu hao tài sản cố định được xác định theo
công thức:



19
1.4.1.4. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế
toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” được ban hành và
công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ
tài chính nhằm quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán
doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và
chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng
làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15, một số thuật ngữ được hiểu như sau:
“Hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản
hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế,
công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.
Hợp đồng xây dựng với giá cố định: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu
chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định
trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên,
mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà
thầu được hoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một
khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính
thêm một khoản phí cố định.
Hợp đồng xây dựng có thể được thỏa thuận để xây dựng một tài sản đơn lẻ,
như: Một chiếc cầu, một tòa nhà, một đường ống dẫn dầu, một con đường hoặc xây
dựng tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế,
công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng, như: Một nhà máy
lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt, may.”
Quy định về chi phí trong hợp đồng xây dựng thì:
Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng;

Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:


×