Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

LAO PHOI Thi đầu vào SĐH HVQY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.98 KB, 50 trang )

1

CÂU HỎI BỘ MÔN LAO- PHỔI
CHỦ ĐỀ 1: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ
HẤP
Chọn một câu trả lời đúng nhất trong 4 câu trả lời sau cho mỗi câu hỏi:
Câu 1: Các hình ảnh tổn thương trên Xquang phổi chuẩn trong ung thư phổi
gồm:
A, Bóng mờ tròn; giống viêm phổi; xẹp phổi; hạch rốn phổi, trung thất
B, Bóng mờ tròn; xẹp phổi; hạch rốn phổi, trung thất; tràn dịch màng phổi
C, Bóng mờ tròn; giống viêm phổi; xẹp phổi; tràn dịch màng phổi
D, Bóng mờ tròn; giống viêm phổi; xẹp phổi; hạch rốn phổi, trung thất; Tràn dịch
màng phổi
Đáp án: D
Câu 2: Giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong giãn phế quản:
A, Chẩn đoán xác định bệnh, nguyên nhân và thể bệnh
B, Chẩn đoán xác định bệnh, thể bệnh và mức độ bệnh
C, Chẩn đoán xác định bệnh, nguyên nhân, mức độ bệnh và thể bệnh
D, Chẩn đoán xác định bệnh, nguyên nhân, mức độ bệnh, biến chứng và thể bệnh
Đáp án: B
Câu 3: Giá trị của Xquang phổi chuẩn trong lao phổi:
A, Định hướng chẩn đoán bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh và biến chứng của bệnh
B, Định hướng chẩn đoán bệnh, thể bệnh và giai đoạn bệnh
C, Định hướng chẩn đoán bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh, mức độ tổn thương và
biến chứng của bệnh
D, Định hướng chẩn đoán bệnh, giai đoạn bệnh và mức độ tổn thương


2

Đáp án: C


Câu 4: Đặc điểm chính của hình ảnh Xquang phổi chuẩn trong lao phổi tiên
phát là:
A, Tổn thương vùng giữa và dưới phổi; hạch rốn phổi, trung thất
B, Tổn thương vùng cao và giữa phổi; hạch rốn phổi, trung thất
C, Tổn thương vùng cao và phía sau phổi; hạch rốn phổi, trung thất
D, Tổn thương vùng giữa và phía sau của phổi; hạch rốn phổi, trung thất
Đáp án: A
Câu5: Đặc điểm chính của hình ảnh Xquang phổi chuẩn trong lao phổi hậu
tiên phát là:
A, Tổn thương vùng cao của phổi; tổn thương mạn tính và khu trú 1 vùng
B, Tổn thương vùng cao và phía sau của phổi; tổn thương mạn tính, có hang và
nhiều vùng của phổi
C, Tổn thương vùng cao của phổi; tổn thương mạn tính, có hang và khu trú 1 vùng
D, Tổn thương vùng cao của phổi; tổn thương mạn tính, có hang và thay đổi nhanh
sau điều trị đặc hiệu.
Đáp án: B
Câu6: Chỉ định chọc dịch màng phổi chẩn đoán bao gồm:
A, Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi, chẩn đoán mức độ dịch và nguyên
nhân của tràn dịch màng phổi
B, Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi và nguyên nhân của tràn dịch màng
phổi
C, Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi, chẩn đoán tính chất dịch và nguyên
nhân của tràn dịch màng phổi
D, Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi, chẩn đoán thể tràn dịch và nguyên
nhân của tràn dịch màng phổi


3

Đáp án: B

Câu7: Chỉ định chọc dịch màng phổi điều trị bao gồm:
A, Điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng của tràn dịch màng phổi
B, Điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân của tràn dịch màng phổi
C, Điều trị nguyên nhânvà biến chứng của tràn dịch màng phổi
D, Điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân và điều trị biến chứng của tràn dịch
màng phổi
Đáp án: A
Câu8: Chống chỉ định chính của chọc dịch màng phổi bao gồm:
A, Rối loạn đông, chảy máu và có bệnh hô hấp, tim mạch nặng
B, Rối loạn đông, chảy máu và suy hô hấp, loạn nhịp tim
C, Rối loạn đông, chảy máu và suy tim, suy thận
D, Rối loạn đông, chảy máu và suy hô hấp nặng, nhồi máu cơ tim trên 6 tháng
Đáp án: A
Câu9: Tai biến hay gặp của chọc dịch màng phổi bao gồm:
A, Sốc màng phổi, chảy máu và nhiễm trùng màng phổi
B, Sốc màng phổi, chảy máu và tràn máu màng phổi
C, Sốc màng phổi, chảy máu và tràn khí màng phổi
D, Sốc màng phổi, chảy máu,tràn khí và nhiễm trùng màng phổi
Đáp án: D

Câu10: Xét nghiệm chính của dịch màng phổi gồm:
A, Xét nghiệm sinh hóa, tế bào và cấy khuẩn
B, Xét nghiệm sinh hóa, tế bào và vi sinh


4

C, Xét nghiệm protein, LDH, số lượng tế bào và cấy khuẩn
D, Xét nghiệm protein, LDH, số lượng tế bào và cấy khuẩn
Đáp án: B

Câu11: Các nhóm tiêu chuẩn đánh giá dịch thấm và dịch tiết màng phổi gồm:
A, Tính chất vật lý (màu, tỷ trọng), xét nghiệm protein và số lượng tế bào dịch
màng phổi
B, Tính chất vật lý (màu, tỷ trọng), xét nghiệm sinh hóa và công thức tế bào dịch
màng phổi
C, Tỷ trọng, xét nghiệm sinh hóa, số lượng và công thức tế bào dịch màng phổi
D, Tính chất vật lý (màu, tỷ trọng), xét nghiệm sinh hóa và số lượng tế bào dịch
màng phổi
Đáp án: D.
Câu 12: Tiêu chuẩn xét nghiệm sinh hóa đánh giá dịch thấm màng phổi gồm:
A, Protein <30g/l, LDH>200u/l, phản ứng rivalta (-)
B, Protein <30g/l, LDH<200u/l, phản ứng rivalta (-)
C, Protein >30g/l, LDH>200u/l, phản ứng rivalta (-)
D, Protein >30g/l, LDH<200u/l, phản ứng rivalta (-)
Đáp án: B.
Câu 13: Tiêu chuẩn xét nghiệm sinh hóa đánh giá dịch tiết màng phổi gồm:
A, Protein ≥30g/l, LDH<200u/l, phản ứng rivalta (+)
B, Protein ≥30g/l, LDH≥200u/l, phản ứng rivalta (+)
C, Protein <30g/l, LDH≥200u/l, phản ứng rivalta (+)
D, Protein <30g/l, LDH<200u/l, phản ứng rivalta (+)
Đáp án: B.


5

Câu 14: Mục đích chọc khí màng phổi là:
A, Chẩn đoán xác định tràn khí màng phổi và nguyên nhân của tràn khí màng phổi
B, Chẩn đoán xác định tràn khí màng phổi và điều trị tràn khí màng phổi
C, Chẩn đoán xác định tràn khí màng phổi, đánh giá thể và điều trị tràn khí màng
phổi

D, Chẩn đoán xác định tràn khí màng phổi và đánh giá thể tràn khí màng phổi
Đáp án: C.
Câu15: Tai biến hay gặp của chọc khí màng phổi bao gồm:
A, Sốc màng phổi, chảy máu, tràn khí dưới da và nhiễm trùng màng phổi
B, Sốc màng phổi, chảy máu và nhiễm trùng màng phổi
C, Sốc màng phổi, tràn khí dưới da và nhiễm trùng màng phổi
D, Chảy máu,tràn khí dưới da và nhiễm trùng màng phổi
Đáp án: A.
Câu 16: Các loại xét nghiệm chính của đờm gồm:
A, Xét nghiệm tế bào và cấy khuẩn
B, Xét nghiệm tế bào và vi sinh
C, Xét nghiệm số lượng tế bào và cấy khuẩn
D, Xét nghiệm tế bào ung thư và cấy khuẩn
Đáp án: B.
Câu 17: Xét nghiệm vi sinh chẩn đoán lao gồm:
A, Xét nghiệm soi trực tiếp tìm AFB, cấy BK và PCR
B, Xét nghiệm soi trực tiếp tìm BK, cấy BK và PCR
C, Xét nghiệm soi trực tiếp tìm AFB, cấy BK và xét nghiệm sinh học phân tử
(PCR, genexpert…)


6

D, Xét nghiệm soi trực tiếp tìm AFB, cấy BK và genexpert
Đáp án: C.
Câu 18: Giá trị của phản ứng Mantoux:
A, Đánh giá tình trạng nhiễm lao và chẩn đoán bệnh lao
B, Đánh giá tình trạng nhiễm lao và định hướng chẩn đoán lao ngoài phổi
C, Đánh giá tình trạng nhiễm lao và định hướng chẩn đoán bệnh lao
D, Đánh giá tình trạng nhiễm lao và định hướng chẩn đoán lao phổi

Đáp án: C.
Câu 19: Phản ứng Mantoux âm tính giả trong các trường hợp sau:
A, Nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, tuổi già, mắc các bệnh mạn tính
B, Nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, trẻ em, mắc các bệnh mạn tính
C, Nhiễm HIV/AIDS, béo phì, tuổi già, mắc các bệnh mạn tính
D, Nhiễm HIV/AIDS, đã tiêm BCG, tuổi già, mắc các bệnh mạn tính
Đáp án: A.
Câu20: Kết quả phản ứng Mantoux dương tính ở người cơ địa bình thường
là:
A, Đường kính quầng đỏ ≥ 10mm
B, Đường kính cục sẩn ≥5mm
C, Đường kính quầng đỏ ≥ 5mm
D, Đường kính cục sẩn ≥ 10mm
Đáp án: D.

CHỦ ĐỀ 2: THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP


7

Câu1: Chỉ định chính của thăm dò chức năng hô hấp:
A, Xác định các thể rối loạn thông khí phổi và đánh giá đáp ứng điều trị một số
bệnh hô hấp
B, Xác định các thể, mức độ rối loạn thông khí phổi và đánh giá đáp ứng điều trị
một số bệnh hô hấp
C, Xác định sớm các thể rối loạn thông khí phổi và đánh giá đáp ứng điều trị một
số bệnh hô hấp
D, Xác định loại, mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn và đánh giá đáp ứng điều trị
một số bệnh hô hấp
Đáp án: D.

Câu 2: Các nhóm chỉ tiêu thông khí phổi bao gồm:
A, Các thể tích, các dung tích và các chỉ số
B, Các thể tích động, các dung tích và các chỉ số
C, Các thể tích tĩnh, các dung tích và các lưu lượng
D, Các thể tích, các dung tích và các lưu lượng
Đáp án: D
Câu 3: Các thể tích tĩnh của phổi gồm:
A, RV, CV
B, RV, FRC
C, RV, TLC
D, RV, CV, TLC
Đáp án: A.
Câu 4: Các thể tích động của phổi gồm:
A, Vt, IRV, FVC
B, Vt, IRV, ERV, FVC


8

C, Vt, IRV, ERV
D, Vt, IRV, ERV, FRC
Đáp án: C.
Câu 5: Các lưu lượng của phổi gồm:
A, FEV1, FEF25, FEF50, FEF75, PEF
B, FEV1, FEF25, FEF50, FEF75
C, FEV1, FEF25, FEF25%-75%, FEF75
D, FEV1, FEF25, FEF25%-75%, FEF75, PEF
Đáp án: D.
Câu6: Chỉ số Tiffeneau là:
A, FEV1/ FVC

B, FEV1/VC
C, FEV1/TLC
D, FEV1/ FRC
Đáp án: B.
Câu 7: Chỉ số Gaensler là:
A, FEV1/ FVC
B, FEV1/VC
C, FEV1/TLC
D, FEV1/ FRC
Đáp án: A.
Câu 8: Các yếu tố chính ảnh hường đến giá trị các chỉ tiêu thông khí phổi là:
A, Yếu tố cá thể và hút thuốc


9

B, Yếu tố cá thể và môi trường
C, Yếu tố môi trường và hút thuốc
D, Yếu tố cá thể, môi trường và hút thuốc
Đáp án: D.
Câu 9: Yếu tố cá thể chính ảnh hường đến giá trị các chỉ tiêu thông khí phổi
là:
A, Chiều cao, cân nặng và giới tính
B, Chiều cao, cân nặng, tuổi và giới tính
C, Chiều cao, cân nặng, tuổi, giới tính và chủng tộc
D, Chiều cao, cân nặng, giới tính và chủng tộc
Đáp án: C.
Câu10: Số lý thuyết trong đánh giá các thông số chức năng hô hấp là:
A, Là giá trị lý tưởng (bình thường) chung cho mọi cá thể cho mỗi thông số chức
năng hô hấp

B, Là giá trị lý tưởng (bình thường) chung cho mọi cá thể cho tất cả các thông số
chức năng hô hấp
C, Là giá trị lý tưởng (bình thường) của từng cá thể cho tất cả các thông số chức
năng hô hấp
D, Là giá trị lý tưởng (bình thường) của từng cá thể cho mỗi thông số chức năng hô
hấp
Đáp án: D

Câu11: Tiêu chuẩn đánh giá thông khí phổi bình thường:
A, FEV1 ≥80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC <70%
B, FEV1 ≥80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%


10

C, FEV1 ≥80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
D, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
Đáp án: C.
Câu12: Tiêu chuẩn rối loạn thông khí tắc nghẽn:
A, FEV1 ≥80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC <70%
B, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
C, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
D, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC <70%
Đáp án: D.
Câu 13: Nguyên nhân chính của rối loạn thông khí tắc nghẽn:
A, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, xơ phổi
B, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi kẽ, xơ phổi
C, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, viêm tiểu phế quản
D, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi kẽ
Đáp án: C.

Câu14: Tiêu chuẩn rối loạn thông khí hạn chế:
A, FEV1 ≥80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
B, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
C, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
D, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC <70%
Đáp án: A.
Câu 15: Nguyên nhân chính của rối loạn thông khí hạn chế:
A, Bệnh phổi kẽ, xơ phổi, bệnh bụi phổi và tràn dịch màng phổi


11

B, Bệnh phổi kẽ, xơ phổi, bệnh phổi tắc nghẽn và tràn dịch màng phổi
C, Bệnh phổi kẽ, xơ phổi, bệnh bụi phổi và bệnh phổi tắc nghẽn
D, Bệnh phổi kẽ, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh bụi phổi và tràn dịch màng phổi
Đáp án: A.
Câu16: Tiêu chuẩn rối loạn thông khí hỗn hợp:
A, FEV1 ≥80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
B, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC <80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≤70%
C, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC ≥70%
D, FEV1 <80% số lý thuyết, FVC ≥80% số lý thuyết, tỷ lệ FEV1/FVC <70%
Đáp án: B.
Câu 17: Nguyên nhân chính của rối loạn thông khí hỗn hợp:
A, Bệnh phổi kẽ nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tràn dịch màng phổi
B, Bệnh phổi kẽ nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn muộn
C, Bệnh phổi kẽ nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn muộn hoặc kết
hợp với tràn dịch màng phổi
D, Bệnh phổi kẽ ở giai đoạn sớm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn muộn
hoặc kết hợp với tràn dịch màng phổi
Đáp án: C.

Câu 18: Tiêu chuẩn test hồi phục phế quản dương tính:
A, FEV1 sau test tăng ≥12% số lý thuyết hoặc tăng ≥200ml
B, FEV1 sau test tăng ≥12% số lý thuyết hoặc tăng ≥300ml
C, FEV1 sau test tăng ≥20% số lý thuyết hoặc tăng ≥200ml
D, FEV1 sau test tăng ≥20% số lý thuyết hoặc tăng ≥300ml
Đáp án: A.


12

Câu 19: Giá trị của xét nghiệm khí máu động mạch trong chẩn đoán suy hô
hấp là:
A, Chẩn đoán định hướng suy hô hấp và thiếu ô xy
B, Chẩn đoán xác định suy hô hấp và thiếu ô xy
C, Chẩn đoán xác định suy hô hấp, các thể suy hô hấp và rối loạn thăng bằng kiềm
toan
D, Chẩn đoán xác định suy hô hấp và các thể suy hô hấp
Đáp án: C.
Câu 20: Tiêu chuẩn khí máu động mạch của suy hô hấp là:
A, PaO2<60mmHg, PaCO2 tăng
B, PaO2<60mmHg, PaCO2 bình thường
C, PaO2<60mmHg, PaCO2 bình thường hoặc tăng
D, PaO2<60mmHg, PaCO2 tăng, pH giảm
Đáp án: C.

CHỦ ĐỀ 3: HÌNH ẢNH XQUANG PHỔI TRONG BỆNH HÔ HẤP
( Chọn một phương án đúng )
Câu 1: Hình ảnh x-quang phổi chuẩn của viêm phổi phế cầu:
A. Mờ thuần nhất 1 thùy hay phân thùy phổi
B. Mờ thuần nhất 1 thùy phổi, có hình ảnh phế quản hơi

C. Mờ thuần nhất 1 thùy phổi, kéo rãnh lien thùy
D. Mờ không thuần nhất 1 thùy, có hình ảnh phế quản hơi
Đáp án: B.
Câu 2: Hình ảnh x-quang phổi chuẩn của viêm phổi tụ cầu:
A. Tổn thương mờ rải rác 1 bên phổi, có hình ảnh bóng khí


13

B. Tổn thương mờ rải rác 2 bên phổi, không có hang
C. Tổn thương mờ rải rác 2 bên phổi, có hình ảnh bóng khí
D. Tổn thương mờ rải rác 2 bên phổi, có hình ảnh bóng khí, tổn thương di chuyển
nhanh.
Đáp án: D.
Câu 3: Hình ảnh x-quang chẩn của viêm phổi liên cầu:
A. Nốt mờ đậm cả 2 bên phổi, có hang
B. Nốt mờ nhạt tỏa ra từ rốn phổi
C. Hình ảnh lưới nốt tỏa ra từ 2 rốn phổi
D. Hình ảnh nốt mờ nhạt tỏa ra từ 2 rốn phổi, có hang
Đáp án. B.
Câu 4: Hình ảnh x-quang lao phổi tản mạn:
A. Nốt mờ nhạt rải từ trên xuống dưới
B. Nốt mờ đậm rải từ trên xuống dưới
C. Nốt mờ nhạt rải từ dưới lên trên
D. Nốt mờ đậm rải từ dưới lên trên
Đáp án. A.
Câu 5: Hình ảnh x-quang K phổi thứ phát:
A. Nốt mờ nhạt, rải từ trên xuống dưới
B. Nốt mờ đậm rải từ dưới lên trên
C. Nốt mờ đậm rải từ trên xuống dưới

D. Nốt mờ nhạt rải từ dưới lên trên
Đáp án. B
Câu 6: Hình ảnh x-quang chuẩn của viêm phổi do virus:
A. Hình ảnh lưới nốt chủ yếu 2 nền phổi
B. Hình ảnh nốt đậm chủ yếu 2 nền phổi
C. Hình ảnh đám mờ 2 nền phổi
D. Hình ảnh đám mờ một bên phổi
Đáp án. A.
Câu 7: Hình ảnh x-quang chuẩn của K phế quản:
A. Đám mờ bờ không rõ, có phs hủy


14

B. Đám mờ không rõ bờ, đa cung
C. Đám mờ rõ bờ, đa cung, có múi, có tua.
D. Đám mờ, không thuần nhất, có phá hủy
Đáp án. C
Câu 8: Hình ảnh x-quang chuẩn của khí phế thũng:
A. Phổi tăng sáng, đỉnh phổi tròn, khoang gian sườn giãn, vòm hoành hạ thấp
B. Phổi mờ, khoang gian sườn giãn, vòm hoành hạ thấp
C. Phổi tăng sáng, mất vân phổi, khoang gian sườn giãn, vòm hoành thấp
D. Phổi mờ, khoang gian sườn giãn, đẩy tim và trung thất
Đáp án. A.
Câu 9: Hình ảnh x-quang chuẩn của viêm phế quản cấp:
A. Rốn phổi đậm, tăng sinh mạch máu
B. Hình ảnh Xquang Phổi bình thường
C. Nhiều đám mờ cả 2 bên phổi
D. Hình ảnh phổi bẩn
Đáp án. B.

Câu 10: Hình ảnh x-quang chuẩn của viêm phế quản mạn:
A. Hình ảnh Xquang Phổi bình thường
B. Dày thành phế quản, tăng sinh mạch máu, nốt mờ xung quanh phế quản
C. Rốn phổi đậm, rộng
D. Nhiều đám mờ cả 2 phổi
Đáp án. B.
Câu 11: Hình ảnh x-quang chuẩn của tràn khí màng phổi:
A. Phổi tăng sáng, mất vân phổi, có đường viền màng phổi tạng
B. Phổi tăng sáng, vòm hoành hạ thấp, rốn phổi đậm
C. Phổi mờ, đẩy tim và trung thất
D. Mất vân phổi, phổi tăng sáng, giãn khoang gian sườn
Đáp án. A.
Câu 12: Hình ảnh x-quang chuẩn của tràn dịch màng phổi thể tự do:
A. Mờ đậm thuần nhất nền phổi, mất góc sườn hoành, kéo khoang gian sườn


15

B. Mờ đậm thuần nhất nền phổi, mất góc sườn hoành, đẩy tim và trung thất, giãn
khoang gian sườn
C. Mờ đậm nền phổi, kéo khoang gian sườn, không đẩy tim và trung thất
D. Mờ không thuần nhất nền phổi, mất góc sườn hoành, đẩy tim và trung thất
Đáp án. B.
Câu 13: Hình ảnh x-quang phổi chuẩn hen phế quản trong cơn:
A. Xquang phổi bình thường
B. Phổi tăng sáng, đỉnh phổi tròn, giãn khoang gian sườn, vòm hoành hạ thấp.
C. Phổi tăng sáng, đỉnh phổi tròn, giãn khoang gian sườn, tim to
D. Phổi tăng sáng, 2 rốn phổi đậm
Đáp án. B
Câu 14: Hình ảnh x-quang phổi chuẩn của hen phế quản ngoài cơn:

A. Xquang phổi bình thường
B. Phổi tăng sáng, 2 rốn phổi đậm
C. Phổi tăng sáng, vòm hoành hạ thấp
D. Nhiều nốt mờ 2 phổi, rốn phổi to, đậm
Đáp án. A
Câu 15: Hình ảnh x-quang phổi chuẩn của giãn phế quản thể ướt:
A. Hình ảnh phổi bẩn
B. Hình ảnh giãn phổi
C. Hình ảnh ruột bánh mì
D. Hình ảnh kính mờ
Đáp án. C.
Câu 16: Hình ảnh x-quang chuẩn của áp xe phổi:
A. Khối mờ không rõ bờ, đa cung, có hang
B. Khối mờ rõ bờ, có mức khí nước
C. Khối mờ không thuần nhất có hang
D. Đám mờ không thuần nhất, có mức khí nước
Đáp án. B
Câu 17: Hình ảnh x-quang chuẩn của tràn khí-tràn dịch khoang màng phổi:


16

A. Hình ảnh màng phổi sáng ở trên, mờ ở dưới, có mức khí-nước
B. Hình ảnh màng phổi tăng sáng, mất vân phổi, có đường viền màng phổi tạng
C. Mờ đậm thuần nhất nền phổi, đẩy tim và trung thất
D. Khối mờ thuần nhất, có mức khí-nước
Đáp án. A
Câu 18: Hình ảnh Xquang chuẩn của lao phổi thể thâm nhiễm:
A. Mờ đậm thuần nhất, có hang
B. Mờ không thuần nhất đỉnh và dưới đòn, có hang, lan tràn

C. Mờ tương đối thuần nhất đỉnh và dưới đòn
D. Mờ thuần nhất đỉnh phổi, kéo khí quản
Đáp án. B
Câu 19: Hình ảnh x-quang chuẩn của lao xơ hang:
A. Mờ đậm thuần nhất, có hang xơ, kéo tổ chức xung quanh, có nốt lan tràn, có
dày dính màng phổi
B. Mờ thuần nhất, có hang
C. Mờ không thuần nhất, có hang
D. Nhiều đám mờ 2 phổi, có hang
Đáp án. A.
Câu 20: Hình ảnh x-quang chuẩn của xẹp phổi:
A. Mờ đậm thuần nhất, co kéo xung quanh
B. Thùy phổi thu hẹp thể tích, co kéo xung quanh
C. Mờ đậm thuần nhất, co kéo xung quanh, có phá hủy
D. Mờ không thuần nhất, có phá hủy, kéo rãnh liên thùy bé
Đáp án. B

CHỦ ĐỀ 4: BỆNH ĐƯỜNG THỞ


17

Câu 1: Chẩn đoán xác định hen phế quản trong cơn dựa vào:
A. Đo thông khí phổi, test hồi phục phế quản
B. Đo thông khí phổi, test kích thích phế quản
C. Đo thông khí phổi, test dị nguyên
D. Chức năng hô hấp, xét nghiệm IgE
Đáp án. A
Câu 2: Chẩn đoán xác định giãn phế quản dựa vào:
A. Lâm sàng

B. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT)
C. Thông khí phổi
D. X-quang chuẩn
Đáp án. B
Câu 3: Chẩn đoán xác định COPD bằng:
A.Lâm sàng
B.X-quang
C.Thông khí phổi
D.Cắt lớp vi tính lồng ngực
Đáp án. C.
Câu 4: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phế quản cấp:
A. Hội chứng nhiễm trùng cấp, hội chứng phế quản
B. Hội chứng nhiễm trùng cấp, viêm long đường hô hấp, hội chứng phế quản
C. Hội chứng nhiễm trùng cấp, hội chứng phế quản, X-quang phổi bình thường
D. Hội chứng nhiễm trùng cấp + ho khạc đờm + hội chứng đông đặc
Đáp án. C.
Câu 5: Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phế quản mạn tính:
A. Ho khạc đờm kéo dài, có hội chứng phế quản
B. Ho khạc > 2 tuần, Xquang phổi: có hình ảnh rốn phổi đậm
C. Ho khạc đờm ≥ 3 tháng/năm, ít nhất 2 năm liên tiếp + hội chứng phế quản +
X-quang: hình ảnh phổi bẩn, Rối loạn TKTN.
D. Ho khạc đờm kéo dài + HC phế quản, Xquang phổi có nhiều đám mờ


18

Đáp án. C.

Câu 6: Hen phế quản nội lai thường liên quan tới :
A. Liên quan yếu tố dị ứng

B. Liên quan đến nhiễm trùng
C. Liên quan đến gắng sức
D. Liên quan đến yếu tố gia đình
Đáp án. B.
Câu 7: Hen phế quản ngoại lai thường liên quan tới:
A.Liên quan đến dị ứng
B.Liên quan đến nhiễm trùng
C.Liên quan đến gắng sức
D.Liên quan yếu tố gia đình
Đáp án. A.
Câu 8: Đặc điểm khó thở trong hen phế quản:
A.Khó thở 2 thì, nhanh, nông
B.Khó thở khi hít vào
C.Khó thở thì thở ra, khó thở chậm, rít, tái diễn có chu kỳ.
D.Khó thở nhanh, nông
Đáp án. C.
Câu 9: Rối loạn thông khí phổi trong hen phế quản là:
A.Rối loạn thông khí hạn chế
B.Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục
C.Rối loạn thông khí hỗn hợp
D.Rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục hoàn toàn
Đáp án. D.


19

Câu 10: Các nhóm thuốc giãn phế quản:
A. Nhóm Xanthin, nhóm kích thích β2, nhóm kháng cholinergic
B. Nhóm Xanthin, nhóm corticoid, nhóm kích thích β2
C. Nhóm Xanthin, nhóm corticoid, nhóm kích thích hô hấp

D. Nhóm Kích thích β2, nhóm corticoid
Đáp án. A.
Câu 11: Đặc điểm ho máu trong giãn phế quản thể khô:
A. Ho máu có đuôi khái huyết
B. Ho máu buổi sáng, sẫm màu
C. Ho máu tái diễn, không có đuôi ho máu
D. Ho máu màu hồng
Đáp án. C.
Câu 12: Phân loại giãn phế quản theo căn nguyên:
A. Giãn phế quản bẩm sinh, mắc phải
B. Giãn phế quản khu trú, lan tỏa
C. Giãn phế quản ống, hình túi
D. Giãn phế quản 1 bên, 2 bên
Đáp án. A.
Câu 13: Đặc điểm khó thở trong COPD:
A. Khó thở 2 thì, nhanh nông
B. Khó thở thì thở ra
C. Khó thở thường xuyên, tăng dần theo thời gian
D. Khó thở chậm, rít
Đáp án. C.
Câu 14: Đặc điểm rối loạn thông khí phổi của COPD:
A. Rối loạn thông khí hạn chế
B. Rối loạn thông khí tắc nghẽn


20

C. Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục
D. Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn
Đáp án. D.


Câu 15: Ý nghĩa test hồi phục phế quản:
A. Chẩn đoán COPD
B. Chẩn đoán phân biệt COPD và hen phế quản
C. Chẩn đoán hen phế quản
D. Chẩn đoán hen phế quản ngoại lai
Đáp án. B.
Câu 16: Hình ảnh chủ yếu của X-quang phổi chuẩn trong bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính gồm:
A. Căng giãn phổi
B. Phổi bẩn
C. Phổi bẩn + căn giãn phổi
D. Bóng tim to + căng giãn phổi
Đáp án. C.
Câu 17: Thiếu hụt α1-antitrypsin bẩm sinh có thể gặp trong:
A. Hen phế quản
B. Viêm phế quản cấp
C. Viêm phổi
D. COPD
Đáp án. D.
Câu 18: Khó thở, môi hồng gặp trong bệnh:
A. COPD týp PP
B. COPD týp BB
C. Hen phế quản
D. Giãn phế quản
Đáp án. A.


21


Câu 19: Phù, tím thường gặp trong bệnh:
A. COPD týp PP
B. COPD týp BB
C. Hen phế quản
D. Viêm phế quản mạn
Đáp án. B.
Câu 20: Hen ác tính là cơn hen:
A. Khó thở tăng
B. Khó thở dai dẳng
C. Khó thở kéo dài dùng thuốc cắt cơn ít có kết quả
D. Khó thở kéo dài trên 24 giờ, các thuốc cắt cơn thông thường không kết quả, có
thể suy hô hấp hoặc suy tim cấp, đê dọa tính mạng bệnh nhân.
Đáp án. D.

CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CẤP CỨU CƠ BẢN TRONG BỆNH HÔ HẤP
(chọn một phương án đúng)
Câu 1: Nguyên nhân ho ra máu gồm:
A, Tổn thương ở phổi; tổn thương ở phế quản; các nguyên nhân khác.
B, Tổn thương phổi; nguyên nhân tim mạch; các nguyên nhân khác.
C, Tổn thương phổi – phế quản; nguyên nhân tim mạch; các nguyên nhân khác.
D, Tổn thương bệnh lí ở phổi; tổn thương bệnh lí ngoài phổi.
Đáp án. C.
Câu 2: Các bệnh lí ở phổi hay gây ho ra máu gồm:
A, Lao phổi; ung thư phế quản; viêm phế quản mạn; giãn phế quản.
B, Lao phổi; ung thư phế quản; giãn phế quản; nhiễm khuẩn phổi phế quản, apxe
C, Lao phổi; ung thư phế quản; giãn phế quản; viêm phổi vi rút.


22


D, Lao phổi; ung thư phế quản; giãn phế quản; viêm phổi kẽ.
Đáp án. B.
Câu 3: Ho ra máu mức độ nhẹ là:
A, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ < 30 ml..
B, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ < 50 ml.
C, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ < 100 ml.
D, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ < 150 ml.
Đáp án. B.
Câu 4: Ho ra máu mức độ trung bình là:
A, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ > 30 ml và ≤ 50 ml.
B, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ > 50 ml và ≤ 150 ml.
C, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ ≥ 50 ml và < 200 ml.
D, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ > 100 ml và ≤ 200 ml.
Đáp án. C.
Câu 5: Ho ra máu mức độ nặng là:
A, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ ≥ 50 ml.
B, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ ≥ 100 ml.
C, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ ≥ 200 ml.
D, Tổng lượng máu ho ra trong vòng 24 giờ ≥ 150 ml.
Đáp án. C.
Câu 6: Nguyên tắc chung xử trí ho ra máu gồm:
A, Bất động, an thần, cầm máu, giảm ho, kháng sinh và điều trị căn nguyên.
B, Bất động, giảm ho, an thần, cầm máu và điều trị căn nguyên.


23

C, Bất động, an thần, cầm máu, kháng sinh và điều trị căn nguyên.
D, Bất động, cầm máu, kháng sinh phòng và điều trị căn nguyên.
Đáp án. A.

Câu 7: Chế độ hộ lí cho bệnh nhân ho ra máu:
A, Bất động; nằm nghiêng về bên tổn thương; theo dõi lượng máu ho ra/ 24 giờ; ăn
lỏng, nguội.
B, Bất động; nằm nghiêng về bên lành; theo dõi lượng máu ho ra/24 giờ; cho ăn
lỏng, nguội.
C, Bất động tại giường; khi ho máu nằm nghiêng về bên phổi tổn thương; theo dõi
số lượng máu ho ra trong 12 giờ đầu; cho ăn chế độ lỏng, nguội.
D, Bất động; nằm nghiêng về bên tổn thương; theo dõi lượng máu ho ra/24 giờ; ăn
theo yêu cầu.
Đáp án. A.
Câu 8: Hỗn hợp thuốc Cocktailytic điều trị bệnh nhân ho ra máu gồm:
A, Aminazin; Gacdenal; Morphin.
B, Gacdenal; Morphin; Pipolphen.
C, Aminazin; Morphin; Pipolphen.
D, Aminazin; Gacdenal; Pipolphen.
Đáp án. D.
Câu 9: Thuốc cầm máu điều trị bệnh nhân ho ra máu gồm:
A, Tinh chất hậu yên; VitaminK; thuốc đông y; truyền máu.
B, Thuốc Hemocaprol; Tinh chất hậu yên; truyền máu.
C, Tinh chất hậu yên; Transamin; thuốc đông y; thuốc tác động đến đông máu
D, Tinh chất hậu yên; thuốc tác động đến đông máu; thuốc đông y; truyền máu.
Đáp án. D.


24

Câu 10: Biện pháp tiếp theo khi điều trị thuốc cầm máu không hiệu quả là:
A, Thuốc co mạch; truyền máu tươi cùng nhóm.
B, Truyền máu tươi cùng nhóm; gây tắc động mạch phế quản; phẫu thuật cấp cứu.
C, Thuốc co mạch; truyền máu tươi cùng nhóm; gây tắc động mạch phế quản.

D, Thuốc co mạch; phẫu thuật cấp cứu.
Đáp án. B.
Câu 11: Cơn hen phế quản ác tính (cấp tính nặng) là:
A, Khó thở kéo dài 4-5 giờ; điều trị thuốc thông thường đáp ứng chậm.
B, Khó thở kéo dài 1- 3 giờ; điều trị thuốc thông thường tiến triển chậm; người
bệnh đã có suy hô hấp mạn trước đó.
C, Khó thở nặng kéo dài > 24 giờ; điều trị thuốc thông thường không kết quả, suy
hô hấp cấp.
D,Khó thở kéo dài 4-5 giờ; ở người bệnh bị hen đã có biến chứng tâm phế mạn.
Đáp án. C.
Câu 12: Các yếu tố nguy cơ của hen ác tính (cấp tính nặng) gồm:
A, Tiền sử đã điều trị ở hồi sức vì bệnh hen; không tuân thủ điều trị; ngừng
Corticoid đột ngột.
B, Bệnh hen lâu năm; tuân thủ điều trị kém; giảm liều Corticoid.
C, Bị hen dị ứng ; không tuân thủ điều trị ; giảm liều Corticoid.
D, Bệnh hen lâu năm; điều trị dự phòng hen không đều; ngừng Corticoid đột ngột;
Đáp án. A.
Câu 13: Các dấu hiệu báo động hen cấp tính nặng khi khó thở:
A, Đáp ứng với chủ vận β2-Adrenergic; phải dùng β2-Adrenergic với chẹn
Cholinergic, corticoid.
B, Đáp ứng với chủ vận β2-Adrenergic; phải dùng nhiều corticoid.


25

C, Xuất hiện nhiều và dài ngày hơn; ít đáp ứng với chủ vận β2-Adrenergic; phải
dùng nhiều β2-Adrenergic, corticoid; PEF dao động > 20% số lý thuyết.
D, Đáp ứng kém với β2-Adrenergic; phải dùng nhiều β2-Adrenergic, corticoid;
PEF dao động ít.
Đáp án. C.

Câu 14: Dấu hiệu nặng của hen phế quản ác tính (cấp tính nặng) là:
A, Tần số thở 25-30 lần/1’; tần số tim > 90 ck/; PaO2 < 70%.
B, Kích thích, tím tái; tần số thở 25-30 lần/1’; tần số tim > 120 ck/1, PaO2 < 55%.
C, Tần số thở 25-30 lần/1’; tần số tim > 110 ck/1’, PaO2 < 70%.
D, Tần số thở 25 lần/1’, tần số tim > 100 ck/1’; PaO2 < 80%.
Đáp án. B.
Câu 15: Các dấu hiệu đe dọa tính mạng ở bệnh nhân hen phế quản ác tính:
A, Lú lẫn; huyết áp hạ; RRFN giảm; Pa02 < 70%.
B, Lú lẫn; huyết áp thấp; RRFN giảm; Pa02 < 60%.
C, kích thích; mạch quay khó bắt; RRFN giảm; Pa02 < 80%.
D, Hôn mê; ngừng thở; trụy tim mạch; Pa02 < 50%.
Đáp án. D.
Câu 16: Hen phế quản ác tính (cấp tính nặng) thở Oxy lưu lượng:
A, Thở Oxy lưu lượng 1 – 2 lít/ phút.
B, Thở Oxy lưu lượng 4 – 6 lít/ phút.
C, Thở Oxy lưu lượng 2 – 3 lít/ phút.
D, Thở Oxy lưu lượng 6 – 8 lít/ phút.
Đáp án. B.
Câu 17: Thuốc giãn phế quản gồm các nhóm:
A, Kích thích β2 Adrenergic; kích thích Cholinergic; nhóm Methylxanthin.


×