Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIEU HOA Thi đầu vào SĐH HVQY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.12 KB, 26 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NỘI TIÊU HÓA

D.

Câu 1. Dựa vào chênh áp tĩnh mạch gan (HVPG), ngưỡng để chẩn đoán tăng
áp lực tĩnh mạch cửa là khi HVPG
A. > 5 mmHg.
B. > 10 mmHg.
C. > 12 mmHg.
D. > 15 mmHg.
Đáp án: A
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng về nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch
cửa?
A. Nguyên nhân tại gan thường gặp nhất do tắc nghẽn đường mật trong gan.
B. Huyết khối tĩnh mạch lách là nguyên nhân sau gan.
C. Viêm màng ngoài tim co thắt là nguyên nhân sau gan.
Hội chứng Banti là tăng áp lực tĩnh mạch cửa nguyên nhân do huyết khối tĩnh
mạch gan.
Đáp án: C
Câu 3. Nguyên nhân nào dưới đây thuộc nhóm nguyên nhân tăng áp lực tĩnh
mạch cửa trước gan?
A. Huyết khối tĩnh mạch cửa.
B. Huyết khối tĩnh mạch gan.
C. Hội chứng Budd - Chiari.
D. Xơ gan.
Đáp án: A
Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây KHÔNG phải là nguyên nhân gây tăng áp
lực tĩnh mạch cửa tại gan?
A. Tắc nghẽn tĩnh mạch trong gan.
B. Bệnh Wilson, Hemochromatose.
C. Xơ gan.


D. Huyết khối tĩnh mạch lách.
Đáp án: D
Câu 5. Nguyên nhân nào dưới đây thuộc nhóm nguyên nhân tăng áp lực tĩnh
mạch cửa sau gan?
A. Xơ gan.
B. Huyết khối tĩnh mạch cửa.
C. Viêm màng ngoài tim co thắt.
D. Dò thông động mạch gan và tĩnh mạch cửa.
Đáp án: C

1


B.
D.

A.

C.
D.

B.

Câu 6. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm các triệu chứng sau đây,
chọn câu đúng nhất:
A. Cổ trướng, phù chân, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, lách to.
Cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ cửa chủ, giãn tĩnh mạch thực quản, lách to, trĩ.
C. Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ, giãn tĩnh mạch thực quản, lách to, gan to.
Xuất huyết dưới da, niêm mạc; xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực
quản, tâm phình vị; bệnh dạ dày tăng áp cửa.

Đáp án: B
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng về triệu chứng lâm sàng của hội chứng
tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Cổ trướng là triệu chứng khởi đầu và tương ứng với độ nặng của tăng áp lực tĩnh
mạch cửa.
B. Giảm các dòng tế bào máu là do lách tăng hoạt động.
Sao mạch là hình thức nối thông động - tĩnh mạch do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Mở thông vòng nối cửa - chủ không phải là triệu chứng quan trọng của tăng áp lực
tĩnh mạch cửa vì không thể phát hiện qua thăm khám lâm sàng.
Đáp án: B
Câu 8. Hình ảnh nội soi đường tiêu hóa trên KHÔNG phải là dấu hiệu của hội
chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa?
A. Giãn tĩnh mạch thực quản, phình vị.
B. Dạ dày hình da rắn hay đá lát đường.
C. Niêm mạc thực quản - dạ dày có các dấu đỏ.
D. Viêm loét 1/3 dưới thực quản.
Đáp án: D
Câu 9. Các thông tin mà siêu âm B-mode và Doppler ổ bụng thường qui cung
cấp để xác định hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, NGOẠI TRỪ:
A. Kích thước tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch lách.
B. Kích thước lách.
C. Tái lập tuần hoàn rốn.
D. Vận tốc các dòng máu lưu thông trong gan.
Đáp án: D
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm cổ trướng do tăng áp
lực tĩnh mạch cửa?
A. Là tĩnh mạch cửa tại xoang hay sau xoang.
Cổ trướng là triệu chứng khởi đầu và tương ứng với độ nặng của tăng áp lực tĩnh
mạch cửa.
C. Cổ trướng tự do, dịch thấm.

D. Độ chênh Albumin huyết thanh và Albumin dịch cổ trướng > 1,1g/dl.
Đáp án: B
Câu 11. Giảm khả năng thu nhận Bilirubin vào gan gây tăng trong máu:
A. Bilirubin gián tiếp.
B. Bilirubin trực tiếp.
2


C.
D.

Cả 2 loại Bilirubin.
Urobilinogen.

Đáp án: A
Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây gây tăng Bilirubin gián tiếp?
A. Viêm gan siêu vi cấp.
B. U đầu tụy.
C. Hội chứng Gilbert.
D. Hội chứng Dubin - Johnson.
Đáp án: C
Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây gây tăng Bilirubin hỗn hợp?
A. Hội chứng Gilbert.
B. Viêm gan virus cấp.
C. Thuốc Rifamycin.
D. Ung thư đường mật.
Đáp án: B
Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây gây tăng Bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế?
A. Bệnh Thalassemia.
B. Hội chứng Crigler - Najjar.

C. Hội chứng Dubin - Johnson.
D. Sốt rét.
Đáp án: C
Câu 15. Bệnh nhân vàng da tắc mật, két quả xét nghiệm nào KHÔNG phù
hợp?
A. Tăng nồng độ cholesterole máu toàn phần huyết thanh.
B. Tăng hoạt độ Phosphatase kiềm huyết thanh.
C. Tăng Bilirubin trực tiếp trong nước tiểu.
D. Tăng Urobilinogen trong nước tiểu.
Đáp án: D
Câu 16. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)?
A. Thoát vị hoành trượt.
B. Giảm trương lực cơ thắt dưới của thực quản (LES).
C. Béo phì, thừa cân, ngồi nhiều, tăng áp lực ổ bụng.
D. Do dư a xít dạ dày, tăng áp lực ổ bụng.
Đáp án: A
Câu 17. Câu nào hiểu KHÔNG đúng về GERD?
A. Do tăng trào ngược các chất trong dạ dày lên thực quản.
B. Gây nên khó chịu (bệnh nhân cảm nhận) và/hoặc biến chứng (thầy thuốc
đánh giá).
C. Mang tính chất toàn cầu, liên quan đến nhiều chuyên khoa, có xu hướng
tăng dần.
D. Tỷ lệ thấp hơn bệnh loét dạ dày- tá tràng.
Đáp án: D
Câu 18. Các triệu chứng kinh điển của GERD gồm:
3


A.
B.

C.
D.

Ợ nóng, trớ và đau bụng vùng thượng vị.
Ợ nóng, trớ và đau ngực không do tim.
Ợ nóng, trớ và khó thở.
Trớ, hen phế quản và khó thở.

Đáp án: B
Câu 19. Các triệu chứng kinh điển của GERD liên quan thế nào với nhau?
A. Liên quan mật thiết, cùng đồng hành về mức độ và tần suất.
B. Không liên quan, nhưng tăng nặng khi người bệnh mất ngủ hoặc lo lắng.
C. Ợ nóng là chính còn các triệu chứng khác là phụ.
D. Trớ là chính còn các triệu chứng khác là phụ.
Đáp án: B
Câu 20. Yếu tố nào quan trọng nhất trong bệnh sinh của GERD
A. Sự tự làm sạch của thực quản.
B. Vai trò của cơ thắt dưới của thực quản (LES).
C. Vai trò của dịch mật, dịch tụy.
D. Vai trò của Hp.
Đáp án: B
Câu 21. Các yếu tố tấn công gây nên trào ngược gồm:
A. Tăng trào ngược dịch dạ dày, giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản, tăng áp
lực ổ bụng, chậm làm rỗng dạ dày.
B. Thực quản ngắn, thực quản dài.
C. Thoát vị hoành khe.
D. Ăn quá no, cúi gập người thường xuyên.
Đáp án: A

Câu 22. Các triệu chứng thực thể tại thực quản (biến chứng) có thể gặp?

A. Đau ngực, sốt, viêm thực quản.
B. Đau ngực, sốt, loét thực quản.
C. Ho kéo dài, hen do trào ngược và ung thư thực quản.
D. Viêm thực quản, loét, hẹp hoặc ung thư thực quản.
Đáp án: D
Câu 23. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GERD
A. Nội soi và sinh thiết thực quản- dạ dày.
B. Siêu âm ổ bụng.
C. Đo áp lực thực quản.
D. Đo pH thực quản.
Đáp án: D
Câu 24. Giá trị của các phương pháp: lâm sàng điển hình, bộ câu hỏi GERDQ và PPI test trong chẩn đoán GERD là?
A. Lâm sàng điển hình có giá trị nhất.
B. Bộ câu hỏi GERD-Q có giá trị nhất.
C. PPIs test có giá trị nhất.
4


Độ nhậy và độ đặc hiệu của các phương pháp như nhau.
Đáp án: D
Câu 25. Câu nào SAI khi chỉ định nội soi thực quản dạ dày ở bệnh nhân có
triệu chứng GERD?
A. Có các triệu chứng báo động (chảy máu, nôn, thiếu máu, sút cân, khó
nuốt…)
B. Có triệu chứng GERD điển hình đã điều trị 4-8 tuần PPI hoặc viêm thực
quản nặng đã điều trị 2 tháng mà không hết triệu chứng.
C. Bệnh nhân trên 50 tuổi, có triệu chứng GERD kéo dài (> 5năm) xuất hiện
các triệu chứng: ngủ ngáy, thoát vị hoành, tăng cân, hút thuốc.
D. Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng.
Đáp án: D

Câu 26. Mục đích của điều trị GERD là gì?
A. Với GERD không có tổn thương thực quản thì điều trị hết triệu chứng.
B. Với GERD có tổn thương thực quản thì điều trị lành tổn thương.
C. Chỉ cần thay đổi lối sống, phối hợp thuốc.
D. Với GERD chưa có biến chứng điều trị hết triệu chứng và khi có biến
chứng thì điều trị hết tổn thương.
Đáp án: D
Câu 27. Nguyên tắc điều trị GERD là gì?
A. Kết hợp thay đổi lối sống, phối hợp thuốc và can thiệp.
B. Chỉ cần thay đổi lối sống.
C. Chỉ cần dùng thuốc.
D. Chỉ cần can thiệp (nội soi hoặc phẫu thuật).
Đáp án: A
Câu 28. Thời gian của điều trị GERD?
A. Tấn công với GERD chưa tổn thương tối đa 4 tuần, đã có tổn thương cần
tối đa 8 tuần, duy trì theo nhu cầu và nguyên tắc.
B. Điều trị đến khi hết triệu chứng.
C. Điều trị suốt đời.
D. Điều trị theo nhu cầu của bệnh nhân.
Đáp án: A
Câu 29. Chuyên khoa nào KHÔNG liên quan đến GERD?
A. Tim mạch.
B. Hô hấp.
C. Tai mũi họng.
D. Tiết niệu.
Đáp án: D
Câu 30. Triệu chứng nào chắc chắn không có liên quan đến GERD?
A. Hen phế quản mới mắc, ho kéo dài, mất tiếng.
B. Ho kéo dài, sốt, sút cân.
C. Mòn răng, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

D.

5


Hôi miệng, khàn giọng, loét miệng, rối loạn giấc ngủ.
Đáp án: B
Câu 31. Thuốc nào được ưu tiên lựa chọn trong điều trị GERD?
A. PPIs.
B. Prokinetic.
C. Băng se niêm mạc dạ dày.
D. Kháng H2.
Đáp án: A
Câu 32. Ý nào hiểu KHÔNG đúng về thay đổi lối sống ở bệnh nhân GERD?
A. Nằm gối đầu cao, tránh cúi đầu thấp hoặc sau bữa ăn no.
B. Tránh các chất kích thích làm giãn LES như: chocolate, bơ, thuốc lá, cà
phê.
C. Tập luyện tăng trương lực cơ bụng, mặc quần áo chật, ăn no, tăng bữa ăn
đêm.
D. Ăn chất dễ tiêu hóa.
Đáp án: C
Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng cho nôn máu ở bệnh nhân chảy
máu do loét dạ dày-tá tràng?
A. Có thể có tiền triệu cồn cào, lợm giọng.
B. Máu tươi, bầm đen hoặc máu đen.
C. Thường kèm đờm dãi.
D. Thường kèm thức ăn và dịch vị.
Đáp án C
Câu 34. Câu nào đúng trong chẩn đoán chảy máu tiêu hóa cao?
A. Chất nôn thường kèm nước bọt và đờm dãi

B. Nôn máu sau ho nhiều, có đuôi khái huyết.
C. Thường có triệu chứng đau ngực, khó thở.
D. Chất nôn thường kèm thức ăn và cục máu nâu thẫm hay đen.
Đáp án D
Câu 35. Chảy máu nào không được xếp vào xuất huyết tiêu hóa?
Chảy máu từ khoang miệng, mũi, họng được nuốt vào sau đó nôn máu, ỉa phân
máu.
B. Hội chứng Mallory-Weiss.
C. Chảy máu đường mật.
D. Chảy máu do dùng thuốc NSAIDs.
Đáp án: A
Câu 36. Chảy máu tiêu hóa cao được giới hạn là chảy máu từ:
A. Đoạn II tá tràng trở lên.
B. Từ dạ dày trở lên.
C. Từ góc Treitz trở lên.
D. Từ van hồi manh tràng trở lên.
D.

A.

6


Đáp án C
Câu 37. Nguyên nhân chảy máu tiêu hóa cao thường gặp nhất là:
A. Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan.
B. Ung thư dạ dày.
C. Loét dạ dày tá tràng.
D. Hội chứng Mallory-Weiss.
Đáp án C

Câu 38. Một bệnh nhân nghiện rượu, vào viện vì nôn ra máu tươi không kèm
thức ăn, không đau thượng vị, chẩn đoán ưu tiên đặt ra là:
A. Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan.
B.Loét dạ dày tá tràng biến chứng xuất huyết.
C. Hội chứng Mallory-Weiss.
D. Viêm dạ dày cấp do rượu.
Đáp án A
Câu 39. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố tiên lượng nặng trong loét
dạdày tá tràng chảy máu:
A. Lớn tuổi.
B. Ổ loét lớn.
C. Suy tim.
D.Ổ loét ở mặt trước tá tràng.
Đáp án D
Câu 40. Câu nào không đúng trong hội chứng Mallory-Weiss?
A. Thường gặp ở người uống rượu nhiều.
B. Thường do nôn nhiều.
C. Thương tổn trên nội soi là các vết rách ở tâm vị.
D. Thường nôn máu dai dẳng và dễ tái phát.
Đáp án D
Câu 41: Câu nào đúng trong chảy máu do ung thư dạ dày?
A. Dai dẳng, dễ tái phát.
B. Luôn xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử đau thượng vị.
C. Khám thượng vị luôn phát hiện được một mảng mảng cứng.
D. Luôn kèm theo triệu chứng hẹp môn vị.
Đáp án A
Câu 42. Điều trị cầm máu qua nội soi có kết quả nhất đối với vỡ giãn tĩnh
mạch thực quản là:
A. Tiêm xơ bằng Polidocanol.
B. Thắt tĩnh mạch vỡ bằng vòng cao su.

C. Kẹp Clip.
D. Tiêm cầm máu bằng Adrenalin.
Đáp án B
7


Câu 43. Chỉ định truyền máu trong chảy máu tiêu hóa cấp tính thường được
đặt ra khi:
A. Hemoglobin dưới 60 g/lit.
B. Hemoglobin dưới 70g/lit.
C. Hemoglobin dưới 80g/lit.
D. Hemoglobin dưới 90g/lit.
Đáp án B
Câu 44. Chỉ định điều trị trong xuất huyết nặng từ túi thừa Meckel là:
A. Kháng sinh.
B. Kháng tiết acid.
C. Phẫu thuật.
D. Adrenoxyl.
Đáp án C.
Câu 45. Loét dạ dày có đặc điểm chủ yếu sau:
A. Đau theo nhịp điệu.
B. Đau theo chu kỳ, nhịp điệu.
C. Thường kèm theo vàng da vàng mắt.
D. Bạch cầu đa nhân trung tính cao.
Đáp án B
Câu 46. Phương tiện chính để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng hiên nay là.
A. Nội soi dạ dày tá tràng.
B. Xét nghiệm máu.
C. Phim dạ dày tá tràng có Baryte.
D. Đo lượng acid dạ dày.

Đáp án A
Câu 47. Vị trí nào sau đây thường là nơi cư trú của Helicobacter pylori.
A. Thân vị.
B. Phình vị.
C. Hang vị.
D. Môn vị.
Đáp án C
Câu 48. Vi khuẩn H.P là loại:
A. Ái khí.
B. Kỵ khí.
C. Ái - kỵ khí.
D. Ái khí tối thiểu.
Đáp án: D
Câu 49. Vi khuẩn H.P. có đặc tính sau:
A. Xoắn khuẩn Gram (-).
B. Vi khuẩn Gram (+)
C. Xoắn khuẩn.
8


D. Trực khuẩn
Đáp án A

B.

C©u 50. Đặc điểm của viêm dạ dày cấp tính là:
A. Khởi phát nhanh, mất đi nhanh, không để lại di chứng
Tái đi tái lại nhiều lần, hậu quả cuối cùng là dẫn đến viêm dạ dày mạn tính
C. Xuất hiện đột ngột, kéo dài trong nhiều năm
D. Tổn thương lan rộng, trợt loét trên nền của viêm mạn

Đáp án: A
Câu 51. Câu nào đúng với cơ chế tác dụng của thuốc (Sucralfate)?
A. Thuốc trung hoà acid dịch vị.
B. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tạo ra lớp trung hoà điện tích trên
bề mặt ổ loét.
C. Thuốc kháng tiết dịch vị.
D. Thuốc ức chế chọn lọc M-Cholin.
Đáp án B
Câu 52. Viêm dạ dày mạn được chẩn đoán chính xác nhất dựa vào:
A. Lâm sàng + nội soi.
B Dựa vào tiền sử bệnh kéo dài - dịch vị giảm toan, giảm tiết.
C. Nội soi - mô bệnh học.
D. Nội soi.
Đáp án: C
Câu 53. Xét nghiệm nào sau đây dùng để phát hiện H.Pylori:
A. Widal.
B. Martin Petit.
C. Waaler Rose.
D. Ureasetest.
Đáp án D
Câu 54. Phân biệt loét tá tràng và viêm đường mật cần dựa vào.
A. Vị trí đau.
B. Nội soi và siêu âm.
C. Liên quan với bữa ăn.
D. CT Scanner bụng.
Đáp án B
Câu 55. Triệu chứng nào sau đây KHÔNG gợi ý bệnh viêm loét dạ dày - tá
tràng?
A. Đau thượng vị khi đói.
B. Đau thượng vị sau ăn khi no.

C. Cảm giác nóng rát thượng vị.
D. Đau quặn thượng vị, giảm sau khi đại tiện.
Đáp án D
9


Câu 56. Yếu tố quan trọng nhất được coi là tiền ung thư trong viêm dạ dày
mạn
A. Viêm teo niêm mạc
C. Dạ dày giảm toan
C. Dị sản niêm mạc dạ dày
D. Loạn sản niêm mạc dạ dày.
Đáp án: D
Câu 57. Trong điều trị loét dạ dày tá tràng omeprazole có lợi điểm hơn
ranitidine là do:
A. Omeprazole tác dụng mạnh hơn Ranitidine.
B. Omeprazole tác dụng mạnh và kéo dài hơn Ranitidine.
C. Omeprazole ít gây dị ứng thuốc hơn Ranitidine.
D. Omeprazole rẻ hơn Ranitidine.
Đáp án B
Câu 58. Tác dụng và tác dụng phụ của Ranitidine trong điều trị loét dạ dày tá
tràng là:
A. Trung hoà acid nhưng gây phản ứng dội.
B. Trung hoà acid và gây yếu sinh lý.
C. Kháng thụ thể H2 và không có tác dụng phụ nào.
D. Kháng thụ thể H2 và gây tăng Enzym gan nhẹ.
Đáp án D
Câu 59. Điều trị kháng tiết trong loét dạ dày tá tràng cần:
A. 1 tuần.
B. 2 tuần

C. 3 tuần.
D. 6 tuần.
Đáp án D
Câu 60. Tình huống nào dưới đây KHÔNG đúng với định nghĩa viêm gan
mạn?
A. Các tổn thương viêm, hoại tử nhu mô và tổ chức cơ bản của gan, không
có xơ hóa kèm theo kéo dài trên 6 tháng.
B. Các tổn thương viêm, hoại tử nhu mô và tổ chức cơ bản của gan, xơ hóa
quanh khoảng cửa kéo dài trên 6 tháng.
C. Các tổn thương viêm, hoại tử nhu mô và tổ chức cơ bản của gan, xơ hóa
bắc cầu (từ khoảng của này đến khoảng của khác, từ khoảng cửa đến tĩnh mạch
trung tâm) kéo dài trên 6 tháng.
D. Các tổn thương viêm, hoại tử nhu mô và tổ chức cơ bản của gan, xơ hóa
đảo lộn cấu trúc tiểu thùy gan.
Đáp án D
Câu 61. Tình huống phân loại viêm gan mạn nào dưới đây KHÔNG được sử
dụng?
10


A. Nguyên nhân gây bệnh.
B. Mức độ hoạt động mô bệnh học.
C. Mức độ của sự tiến triển hoặc giai đoạn bệnh (độ xơ hóa).
D. Viêm gan mạn tồn tại và viêm gan mạn tiến triển.
Đáp án D
Câu 62: Phạm vi điểm hoạt động mô bệnh học theo Knodell nào dưới đây là
viêm gan mạn hoạt động mức độ vừa?
A. 1 - 3 điểm.
B. 4 - 8 điểm.
C. 9 - 12 điểm.

D. >12 điểm.
Đáp án C
Câu 63: Tình huống nào dưới đây là xơ hóa gan giai đoạn F3 theo Metavir?
A. Xơ khoảng cửa không có vách ngăn.
B. Xơ khoảng cửa có vài vách ngăn.
C. Xơ khoảng cửa có nhiều vách ngăn.
D. Xơ khoảng cửa có đảo lộn cấu trúc tiểu thùy gan.
Đáp án C
Câu 64: Tình huống nào là đúng cho biểu hiện lâm sàng của viêm gan mạn
dưới đây?
A. Không có triệu chứng lâm sàng.
B. Mệt mỏi, ngủ gà ban ngày, đêm mất ngủ, suy giảm trí nhớ và đầy bụng,
chậm tiêu, kém ăn xẩy ra thành từng đợt.
C. Mệt mỏi, ngủ gà ban ngày, đêm mất ngủ, suy giảm trí nhớ và đầy bụng,
chậm tiêu, kém ăn xẩy ra kéo dài.
D. Tất cả các tình huống trên.
Đáp án D
Câu 65: Trong bệnh gan lan tỏa mạn tính (không có khối), tình huống lâm
sàng về khối lượng gan nào dưới đây phù hợp nhất cho bệnh viêm gan mạn
tính?
A. Gan phải không to, gan trái không quá 1/3 trên đường ức rốn.
B. Gan phải không to, gan trái to vượt quá 1/3 đường ức rốn.
C. Gan phải to mấp mé bờ sườn, gan trái to tới ½ đường ức rốn.
D. Gan phải to 2 cm dưới bờ sườn và gan trái to vượt quá 1/3 trên đường ức
rốn.
Đáp án D
Câu 66: Rối loạn tiêu hóa (chán ăn, đi ngoài phân nhão) trong viêm gan mạn
hoạt động mức độ nặng là do tình huống nào dưới đây là chủ đạo?
A. Do thiếu enzyme tụy.
B. Do thiếu sắc tố mật.

11


C. Do thiếu acid mật.
D. Do thiếu dịch vị.
Đáp án C
Câu 67: Tình huống nào dưới đây phù hợp với viêm gan mạn đợt đang hoạt
động
A. Vàng da do tăng bilirrubin tự do chiếm ưu thế.
B. Vàng da do tăng bilirubin hỗn hợp.
C. Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế.
D. Vàng da đi kèm với nước tiểu vàng do chỉ có urobilin.
Đáp án B
Câu 68: Tình huống nào dưới đây KHÔNG phù hợp với cơ chế phù hai chi
dưới trong viêm gan hoạt động mức độ nặng?
A. Do giảm albumin máu.
B. Do hoạt hóa hệ RAA.
C. Do tăng tính thấm thành mạch.
D. Do tăng áp lực thủy tĩnh.
Đáp án D
Câu 69: Các virus viêm gan dưới đây, virus nào không gây viêm gan mạn
tính?
A. Virus viêm gan D.
B. Virus viêm gan B.
C. Virus viêm gan C.
D. Virus viêm gan E.
Đáp án D
Câu 70: Dấu ấn viêm gan virus B nào dưới đây nói lên bệnh cấp tính?
A. HBsAg (+).
B. Anti-HBc IgM (+).

C. HBeAg (-).
D. Anti-HBe (+).
Đáp án B
Câu 71: Dấu ấn viêm gan virus B nào dưới đây nói lên bệnh mạn tính?
A. HBsAg (+).
B. HBeAg (+).
C. Anti-HBc IgG (+).
D. Anti-HBc IgM (+).
Đáp án C
Câu 13: Chỉ số De Ritis (tỷ lệ AST/ALT) nào dưới đây có tỷ lệ cao nhất trong
tổn thương gan (viêm gan) do rượu?
A. Tỷ lệ AST/ALT >3.
B. Tỷ lệ AST/ALT >2-3.
C. Tỷ lệ AST/ALT 1-<2.
12


D. Tỷ lệ AST/ALT <1.

A.
B.
C.

B.
C.

Đáp án C
Câu 72: Các thuốc kháng virus viêm gan B nào dưới đây được FDA (cơ quan
thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ) phê duyệt đầu tiên?
A. Tenofovir.

B. Adefovir.
C. Entecavir.
D. Lamivudine.
Đáp án D
Câu 73: Các thuốc kháng virus viêm gan B nào dưới đây có tỷ lệ kháng thuốc
cao nhất.
A. Tenofovir.
B. Adefovir.
C. Entecavir.
D. Lamivudine.
Đáp án D
Câu 74. Tổn thương mô bệnh học quan trọng nhất trong bệnh xơ gan là
Thâm nhiễm tế bào viêm mạn tính vào khoảng cửa và trong các tiểu thùy gan.
Tổn thương thoái hóa, hoại tử tế bào gan quanh khoảng cửa và trong các tiểu thùy
gan.
Tăng sinh xơ và tái tạo tế bào gan thành các cục tân tạo lan tỏa khắp các tiểu thùy
gan.
D. Đảo lộn cấu trúc tiểu thùy gan.
Đáp án: D
Câu 75. Loại xơ gan nào sau đây KHÔNG thuộc vào cách phân loại xơ gan
theo hình thái học?
A. Xơ gan nốt lớn.
B. Xơ gan nốt nhỏ.
C. Xơ gan hỗn hợp (mixed).
D. Xơ gan mật.
Đáp án: D
Câu 76. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm mô bệnh học của xơ
gan khoảng cửa?
A. Các nốt tân tạo kích thước nhỏ và đều nhau.
Các nốt tân tạo kích thước to, nhỏ không đều nhưng chủ yếu là các nốt tân tạo kích

thước nhỏ.
Tổn tương xơ hóa từ tổ chức liên kết ở khoảng cửa lan vào trong các tiểu thùy.
D. Các dải, vách xơ mỏng với chiều dầy đều đặn.
Đáp án: B
Câu 77. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phù hợp với bệnh xơ gan sau hoại tử
do virus viêm gan?
13


A.
B.

A.
B.
C.
D.

Hội chứng suy gan đến sớm và biểu hiện rõ với các triệu chứng như phù, vàng da,
xuất huyết.
Hội chứng TALTMC đến sớm và biểu hiện rõ với các triệu chứng như cổ trướng,
lách to, vỡ tĩnh mạch thực quản.
C. Gan có xu hướng teo nhỏ 2 thùy.
D. Mô bệnh học là xơ gan nốt lớn hoặc xơ gan nốt hỗn hợp.
Đáp án: B
Câu 78. Triệu chứng nào sau đây thường KHÔNG có ở giai đoạn xơ gan còn
bù?
A. Phù hai chi dưới.
B. Xuất huyết dưới da và niêm mạc.
C. Lách to.
D. Cổ trướng.

Đáp án: D
Câu 79. Triệu chứng nào sau đây đánh dấu xơ gan đã chuyển từ giai đoạn còn
bù sang giai đoạn mất bù?
A. Phù hai chi dưới.
B. Lách to.
C. Cổ trướng.
D. Giãn tĩnh mạch thực quản trên nội soi.
Đáp án: C
Câu 80. Dấu hiện nào sau đây KHÔNG phải là dấu hiệu TALTMC do xơ gan
trên siêu âm Doppler ổ bụng?
A. Tĩnh mạch cửa giãn > 13mm.
B. Lách to với kích thước dọc lách > 12cm.
C. Tăng vận tốc dòng chảy động mạch gan.
D. Tăng vận tốc dòng chảy tĩnh mạch cửa.
Đáp án: D
Câu 81. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về biểu hiện lâm sàng của xơ
gan?
Xơ gan tiến triển theo 3 giai đoạn: xơ gan tiềm tàng, xơ gan còn bù, xơ gan mất bù.
Xơ gan luôn biểu hiện lâm sàng bởi 2 hội chứng: hội chứng suy chức năng gan và
hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Chẩn đoán xơ gan mất bù khi xuất hiện các biến chứng của hội chứng tăng áp lực
tĩnh mạch cửa.
Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng của hội chứng tăng áp lực
tĩnh mạch cửa.
Đáp án: B
Câu 82. Theo quan điểm hiện nay (Baveno IV), xơ gan được chia thành mấy
giai đoạn:
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
14



C.
D.

4 giai đoạn.
5 giai đoạn.

Đáp án: C
Câu 83. Theo hội nghị đồng thuận Baveno IV, chẩn đoán xơ gan giai đoạn 2
khi có
A. Giãn tĩnh mạch thực quản trên nội soi, chưa có biến chứng vỡ.
B. Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
C. Cổ trướng.
D. Bệnh não do gan.
Đáp án: A
Câu 84. Tiên lượng xơ gan theo thang điểm Child - Pugh không có yếu tố xét
nghiệm nào sau đây?
A. Nồng độ Albumin huyết tương.
B. Thời gian Prothrombine.
C. Nồng độ Bilirubin toàn phần huyết tương.
D. Hoạt độ enzym gan AST, ALT.
Đáp án: D
Câu 85. Xếp hạng xơ gan Child-Pugh B khi điểm Child-Pugh
A. 5-6 điểm.
B. 7-9 điểm.
C. 5-7 điểm.
D. 8-10 điểm.
Đáp án: B
Câu 86. Chế độ ăn, uống nào sau đây KHÔNG được khuyến cáo cho bệnh

nhân xơ gan?
A. Ăn nhạt, hạn chế muối khi có phù và cổ trướng.
B. Ăn tăng đường và các vitamin từ hoa quả tươi.
C. Ăn tăng mỡ để đảm bảo đủ năng lượng 2500-3000 kcal/ngày.
D. Ăn tăng đạm nhất là đạm có nguồn gốc thực vật.
Đáp án: C
Câu 87. Biện pháp nào sau đây thường không được áp dụng trong điều trị cổ
trướng do xơ gan?
A. Chế độ ăn hạn chế muối kết hợp nghỉ ngơi tại giường.
B. Sử dụng thuốc lợi tiểu.
C. Bổ sung Albumin để nâng áp lực keo.
D. Bổ sung muối để đảm bảo nồng độ Natri máu bình thường.
Đáp án: D
Câu 88. Liều lợi tiểu kháng aldosterone (Aldacton) tối đa trong phác đồ điều
trị cổ trướng do xơ gan được khuyến cáo là:
A. 200mg.
B. 300mg.
C. 400mg.
15


D. 600mg
Đáp án: C
Câu 89. Nguyên nhân gặp nhiều nhất của ung thư biểu mô tế bào gan tại Việt
Nam là do?
A. Xơ gan sau hoại tử do HCV.
B. Xơ gan sau hoại tử do HDV.
C. Xơ gan sau hoại tử do HBV.
D. Xơ gan do rượu.
Đáp án C

Câu 90. Tần xuất ung thư biểu bô tế bào gan ở nam giới Việt Nam gặp trong
tình huống nào dưới đây?
A. Tần xuất 20-150 trường hợp/100.000 dân.
B. Tần xuất 10-<20 trường hợp/100.000 dân.
C. Tần xuất 5-<10 trường hợp/100.000 dân.
D. Tần xuất <5 trường hợp/100.000 dân.
Đáp án A
Câu 91. Hệ thống tiên lượng ung thư biểu mô tế bào gan nào đang được sử
dụng rộng rãi nhiều nới trên thế giới nhất?
A. Hệ thống giai đoạn Okuda.
B. Điểm tổng trạng theo ECOG.
C. Hệ thống TNM của AJCC 6/7.
D. Hệ thống Barcelona (hay BCLC).
Đáp án D
Câu 92. Các mức độ biệt hóa tế bào ung thư biểu mô tế bào gan nào dưới đây
có tiên lượng xấu nhất?
A. Biệt hóa cao.
B. Biệt hóa vừa.
C. Biệt hóa thấp.
D. Không biệt hóa.
Đáp án D
Câu 93. Thể bệnh ung thư (theo phân loại của WHO 1990) biểu mô tế bào gan
nào dưới đây có tiên lượng xấu nhất?
A. Thể khối lớn
B. Thể nốt
C. Thể lan tỏa
D. Thể khối lớn + thể nốt
Đáp án C
Câu 94. Triệu chứng đau (giai đoạn muộn) của ung thư biểu mô tế bào gan có
đặc điểm nào dưới đây

A. Đau tức vùng gan thường xảy ra về đêm.
B. Đau tức vùng gan thường xảy ra vào ban ngày.
16


C. Đau vùng gan xẩy ra thời gian bất kỳ và theo từng cơn.
D. Đau tức vùng gan xẩy ra khi bệnh nhân vận động nhiều.
Đáp án A
Câu 95. Cáu trúc âm (mật độ phản hồi âm) của khối ung thư biểu mô tế bào
gan ≥3 cm nào dưới đây thường gặp nhất?
A. Tăng âm.
B. Giảm âm.
C. Đẳng âm.
D. Tăng giảm âm hỗn hợp.
Đáp án A
Câu 96. Dấu ấn ung thư nào dưới đây đang được sử dụng rộng rãi nhất cho
sàng lọc và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan?
A. AFP (anpha fetoprotein).
B. AFU (alpha L fucosidase).
C. VEGF (vascular endothelial growth factor).
D. DCP (des gamma carboxy prothrombin).
Đáp án A
Câu 97. Ngưỡng AFP trong huyết thanh nào dưới đây là ranh giới (ngưỡng)
chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan theo qui trình hướng dẫn chẩn đoán
của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ năm 2005?
A. AFP >20 ng/mL.
B. AFP >200 ng/mL.
C. AFP > 400 ng/mL.
D. AFP > 1000 ng/mL.
Đáp án B

Câu 98. AFP thường không tăng trong trường hợp nào dưới đây?
A. U quái.
B. Viêm gan mạn đợt cấp.
C. Xơ gan đợt hoạt động.
D. Ung thư biểu mô đường mật trong gan.
Đáp án D
Câu 99. Giới nam bị ung thư biểu mô tế bào gan nhiều hơn nữ từ 2-4 lần là do
nguy cơ nào dưới đây?
A. Nam giới hay uống rượu nhiều hơn nữ giới.
B. Nam giới do có testosterone cao trong huyết thanh.
C. Nam giới hút thuốc lá nhiều hơn nữ giới.
D. Tỷ lệ nam giới mắc xơ gan nhiều hơn nữ giới.
Đáp án B
Câu 100. Khối u gan nào dưới đây KHÔNG đạt tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư
biểu mô tế bào gan theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ năm 2005 mà
phải sinh thiết gan?
17


A. Khối u gan >2cm ở người bệnh xơ gan có mẫu mạch tăng sinh điển hình
trên một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
B. Khối u gan >2cm ở người bệnh xơ gan có AFP>200 ng/mL.
C. Khối u gan 1-2 cm ở người bệnh xơ gan có mẫu mạch tăng sinh điển hình
trên một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và AFP>200 ng/mL.
D. Khối u gan 1-2 cm ở người bệnh xơ gan có mẫu mạch tăng sinh điển hình
chùng lập ngẫu nhiên ở hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Đáp án C
Câu 101. Sức đề kháng có liên quan đến bệnh ung thư, tuổi nào bị ung thư
biểu mô tế bào gan dưới đây có tiên lượng xấu nhất?
A. < 20 tuổi.

B. 20-40 tuổi.
C. 40-60 tuổi.
D. >60 tuổi.
Đáp án A
Câu 102. Trường hợp nào dưới đây được ưu tiên lựa chọn cho cắt gan?
A. Một khối u gan 2cm, giãn tĩnh mạch thực quản độ II, xơ gan Child-Pugh
A, Tổng trạng <1 điểm.
B. Một khối u gan 2cm, bilirubin tăng >2 lần, xơ gan gan Child-Pugh A,
Tổng trạng <1 điểm.
C. Một khối u gan 2cm, lách to (cao >13 cm, rộng >7cm, dày >4 cm) và tiểu
cầu <100000 /mm3.
D. Một khối u gan < 5cm, xơ gan Child-Pugh A, không giãn tĩnh mạch thực
quản, bilirubin bình thường, tổng trạng <1 điểm.
Đáp án D
Câu 103. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho xạ trị ngoài áp dụng không hiệu
quả trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ?
A. Do gan có nhiều mạch máu.
B. Do tế bào gan lành có sức chịu xạ thấp hơn tế bào ung thư gan.
C. Do gan có hệ thống ống mật bên trong.
D. Do tế bào ung thư gan kháng xạ trị.
Đáp án B
Câu 104. Hiểu đúng về đường mật chính là gì?
A. Là đường mật ngoài gan.
B. Là đường mật trong gan.
C. Bao gồm: ống gan (phải, trái), ống gan chung và ống mật chủ.
D. Túi mật và ống túi mật.
Đáp án: C
Câu 105. Phân loại sỏi mật theo thành phần hóa học?
A. Sỏi sắc số: khi tỷ lệ Bilirubinat chiếm > 50%.
B. Sỏi Cholesterol: khi tỷ lệ Cholesterol monohydrate > 50%.

18


C.
D.

Sỏi hỗn hợp: khi 2 thành phần trên đều < 50%.
Cả 3 trường hợp trên đều đúng.

Đáp án: D
Câu 106. Đâu KHÔNG phải là các yếu tố thuận lợi gây sỏi mật?
A. Tuổi cao, nữ giới, chủng tộc, di truyền, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ,
chế độ ăn giầu calo.
B. Người bị tiểu đường, viêm gan, ứ trệ đường mật kéo dài, phẫu thuật lấy
sỏi mật hoặc dùng một số thuốc làm tăng cô đặc dịch mật.
C. Có tiền sử bị giun chui ống mật.
D. Rối loạn vận động mật.
Đáp án: D
Câu 107. Tam chứng Charcot điển hình là gì?
A. Đau vùng gan, sốt cao và vàng da.
B. Đau vùng hạ sườn phải, thượng vị và vàng da.
C. Đau vùng gan, gai rét và nước tiểu vàng.
D. Đau vùng hạ sườn phải, sốt rét run thành cơn và vàng da tái phát nhiều
lần.
Đáp án: D
Câu 108. Đâu là phương pháp KHÔNG xâm phạm trong chẩn đoán sỏi đường
mật chính?
A. Siêm âm, CT- scan, MRCP.
B. Siêu âm nội soi.
C. Chụp mật qua da.

D. ERCP.
Đáp án: A
Câu 109. Giá trị của ERCP trong chẩn đoán và điều trị sỏi đường mật chính
ngoài gan?
A. Chỉ có giá trị chẩn đoán.
B. Chỉ có giá trị điều trị (lấy sỏi).
C. Chẩn đoán được coi là tiêu chuẩn vàng, về điều trị được coi là phương
pháp ưu việt nhất hiện nay.
D. Tai biến, biến chứng vẫn cao hơn các phương pháp can thiệp khác.
Đáp án: C
Câu 110. Ý nào KHÔNG phải là ưu điểm của ERCP trong điều trị sỏi đường
mật ngoài gan?
A. Can thiệp qua đường tự nhiên, ít xâm phạm nhất.
B. Hồi phục sức khỏe nhanh, hậu phẫu nhẹ nhàng, thời gian can thiệp và thời
gian nằm viện ngắn.
C. Ưu tiên lựa chọn cho người cao tuổi, nhiều bệnh kết hợp, sỏi tái phát và
sỏi sót.
19


D. Chỉ định cho tất cả các trường hợp có sỏi mật.
Đáp án: D
Câu 111. Ý nào hiểu KHÔNG đúng về các tai biến của ERCP can thiệp?
A. Viêm tụy cấp sau ERCP là tai biến hay gặp nhất.
B. Chảy máu là tai biến thường gặp và dễ kiểm soát.
C. Thủng là tai biến nguy hiểm nhất.
D. Tất cả các tai biến đều nhẹ và xử trí dễ dàng bằng thuốc hoặc nội soi.
Đáp án: D
Câu 112. Bệnh sinh của sỏi ống mật chủ là gì?
A. Nhiễm trùng đường mật.

B. Tắc mật cấp.
C. Viêm tụy cấp do sỏi mật.
D. Nhiễm trùng và tắc mật.
Đáp án: D
Câu 113. Hiểu SAI về cơ chế bệnh sinh của sỏi Cholesterol?
A. Thường hình thành ở đường mật, do nhiễm trùng hoặc giun chui ống mật.
B. Thường hình thành ở túi mật, có thể rơi vào đường mật gây nên tắc mật,
viêm tụy cấp.
C. Các yếu tố thuận lợi: tuổi cao, giới nữ.
D. Do rối loạn chuyển hóa lipid, dùng một số thuốc kéo dài.
Đáp án: A
Câu 114. Thuốc tan sỏi tây y KHÔNG chỉ định trong trường hợp nào?
A. Sỏi sắc tố đơn thuần.
B. Sỏi cholesterol chưa can xi hóa.
C. Dự phòng tái phát sỏi hoặc ở bệnh nhân không có chỉ định can thiệp.
D. Bệnh nhân sỏi có lớn đã đặt stent đường mật hoặc hỗ trợ sau tán sỏi.
Đáp án: A
Câu 115. Enzym không có giá trị chẩn đoán tắc mật?
A. AST, ALT.
B. GGT.
C. Phosphatase kiềm.
D. 5- Nucleo peptidase.
Đáp án: A
Câu 116. Đâu KHÔNG phải là biến chứng cấp tính của sỏi túi mật?
A. Hoại tử túi mật.
B. Sứ hóa túi mật.
C. Viêm túi mật cấp.
D. Nhiễm trùng đường mật.
Đáp án: B
Câu 117. Triệu chứng nào KHÔNG phải là biến chứng mạn tính của sỏi

đường mật?
20


C.

D.

A. Thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, nhiễm trùng đường mật, viêm
tụy cấp.
B. Viêm gan, xơ gan mật thứ phát.
C. Viêm teo túi mật, sứ hóa túi mật.
D. Viêm xơ chít cơ thắt Oddi.
Đáp án: A
Câu 118. Đâu là nhược điểm của siêu âm trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ?
A. Dễ làm, làm nhiều lần, có thể làm tại giường bệnh.
B. Độ nhạy tương đối cao.
C. Rẻ tiền, có thể giúp nghiên cứu cộng đồng.
D. Dễ bỏ sót sỏi ở thấp hoặc bệnh nhân béo bụng và phụ thuộc và kinh
nghiệm của người làm.
Đáp án: D
Câu 119. Phương pháp nào được coi là ưu việt nhất trong dẫn lưu đường
mật?
A. Mổ mở và đặt dẫn lưu qua Kerh.
B. Phẫu thuật nội soi đặt dẫn lưu qua Kerh.
C. Chọc mật qua da.
D. Dẫn lưu qua ERCP.
Đáp án: D
Câu 120. Nguyên nhân hàng đầugây viêm tụy cấp là:
A. Rượu.

B. Sỏi mật.
Sang chấn tụy.
D. Rối loạn chuyển hóa.
Đáp án: B
Câu 121. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về cơ chế bệnh sinh của viêm
tụy cấp?
A. Do tác động trực tiếp của các yếu tố nguyên nhân đến tế bào nang tụy.
B. Do tăng tính thấm của ống tụy đối với các enzym tụy.
C. Do tăng quá mức các gốc tự do gây tổn thương tế bào nang tụy.
Do hoạt hóa các enzym tụy từ trạng thái chưa hoạt động sang trạng thái hoạt động
ngay tại tụy dẫn đến tổn thương tụy.
Đáp án: A
Câu 122. Enzym nào sau đây giữ vai trò chính trong hoạt hóa các enzym tụy,
gây viêm tụy cấp?
A. Trypsin.
B. Chymotrypsin.
C. Lipase.
D. Phosphlipase.
Đáp án: A
Câu 123. Triệu chứng lâm sàng hay gặp trong viêm tụy cấp là
21


A.
B.
C.
D.

B.


B.
C.

C.

Đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Đau bụng, nôn, bí trung đại tiện.
Đau bụng, sốt, vàng da.
Đau bụng, sốt, tiêu chảy.

Đáp án: B
Câu 124. Triệu chứng đau bụng điển hình của bệnh viêm tụy cấp là
A. Đau cấp tính, liên tục, lan ra sau lưng.
B. Đau cấp tính, từng cơn, lan lên vai phải.
C. Đau cấp tính, từng cơn, lan xuống bụng dưới.
D. Đau cấp tính, liên tục, nằm im không dám cử động.
Đáp án: A
Câu 125. Chọn câu trả lời đúng nhất về xét nghiệm Amylase máu:
A. Amylase máu là xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán viêm tụy cấp.
Amylase máu thường tăng song hành cùng với lipase máu trong bệnh viêm tụy
cấp.
C. Mức độ tăng Amylase máu tương ứng với mức độ nặng của viêm tụy cấp.
D. Amylase máu thường về giá trị bình thường sau 3-5 ngày.
Đáp án: D
Câu 126. Xét nghiệm Lipase máu trong bệnh viêm tụy cấp, chọn câu sai:
A. Lipase máu không phải là xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán viêm tụy cấp.
Lipase máu có giá trị chẩn đoán viêm tụy cấp khi tăng trên 3 lần giới hạn cao nhất
của bình thường.
Lipase máu vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị tiên lượng viêm tụy cấp.
D. Lipase máu tăng muộn nhưng kéo dài hơn Amylase trong viêm tụy cấp.

Đáp án: C
Câu 127. Ngưỡng tăng Amylase máu (và/hoặc Lipase máu) có giá trị chẩn
đoán viêm tụy cấp là
A. > 2 lần ULN.
B. > 3 lần ULN.
C. > 4 lần ULN.
D. > 6 lần ULN.
ULN (The upper limit of normal): giới hạn cao nhất của bình thường.
Đáp án: B
Câu 128. Chọn câu đúng nhất về chụp CT scan ổ bụng có thuốc cản quang
trong chẩn đoán viêm tụy cấp:
A. Là xét nghiệm phải có để chẩn đoán viêm tụy cấp.
B. Thực hiện an toàn ở mọi bệnh nhân viêm tụy cấp.
Giúp chẩn đoán xác định các thể bệnh viêm tụy cấp.
D. Giúp đánh giá các biến chứng tại chỗ và toàn thân của viêm tụy cấp.
Đáp án: C
Câu 129. Chọn câu trả lời SAI về chỉ định chụp CT scan ổ bụng có thuốc cản
quang trong chẩn đoán viêm tụy cấp:
A. Là xét nghiệm thường quy để chẩn đoán viêm tụy cấp.
22


B.

A.
B.
C.

Chẩn đoán viêm tụy cấp chưa rõ về lâm sàng và xét nghiệm enzym tụy.
C. Đau bụng liên tục không thuyên giảm > 72h.

D. Lâm sàng tiến triển xấu hơn sau 48h.
Đáp án: A
Câu 130. Hình ảnh nào sau đây KHÔNG phù hợp với viêm tụy cấp trên phim
chụp CT scanner ổ bụng?
A. Tụy tăng kích thước.
B. Tụy tăng tỷ trọng.
C. Thâm nhiễm mỡ quanh tụy.
D. Dịch quanh tụy và ổ bụng.
Đáp án: B
Câu 12. Yếu tố nào KHÔNG phải là lợi điểm của chụp MRI mật tụy so với
chụp CT scan ổ bụng trong chẩn đoán viêm tụy cấp?
A. Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang.
B. Bệnh nhân giảm mức lọc cầu thận.
C. Chẩn đoán chính xác bệnh lý sỏi mật nhất là sỏi kích thước nhỏ.
D. Chẩn đoán ổ hoại tử tụy.
Đáp án: D
Câu 131. Yếu tố nào KHÔNG phải là căn cứ để chẩn đoán xác định viêm tụy
cấp (theo Atlanta)?
A. Đau bụng cấp vùng bụng trên.
B. Nôn nhiều, nôn xong không đỡ đau.
C. Amylase máu tăng cao.
D. Lipase máu tăng cao.
Đáp án: B
Câu 132. Theo Atlanta 2012, 3 yếu tố để chẩn đoán viêm tụy cấp là: đau bụng
cấp tính, tăng Amylase máu (và/hoặc Lipase máu > 3 ULN) và chụp CT
scanner ổ bụng, trong đó chẩn đoán xác định khi:
A. Có ít nhất 2 trong 3 yếu tố.
B. Phải có đủ cả 3 yếu tố.
C. CT scanner ổ bụng là tiêu chí bắt buộc phải có.
D. Chỉ có giá trị định hướng, tiêu chuẩn vàng là nội soi ổ bụng.

Đáp án: A
Câu 133. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về chế độ dinh dưỡng trong
viêm tụy cấp?
Không cần thiết phải nhịn ăn với viêm tụy cấp nhẹ nếu bệnh nhân không nôn và
đau bụng nhẹ.
Với viêm tụy cấp nhẹ, cho ăn bằng đường miệng không nhất thiết phải bắt đầu
bằng chế độ ăn lỏng không chất béo, không chất đạm.
Chế độ ăn đặc ít chất béo và ít đạm an toàn như chế độ ăn lỏng trong điều trị viêm
tụy cấp nhẹ.
23


D.

A.

Với bệnh nhân viêm tụy cấp nặng cần nhịn ăn tuyệt đối và nuôi dưỡng toàn bộ
bằng đường tĩnh mạch.
Đáp án: D
Câu 134. Con đường chính vi khuẩn lao đến và gây bệnh ở ruột là:
Đường trực tiếp từ chất tiết của bệnh nhân lao phổi hay từ lao hầu hạng, thanh
quản, thục quản.
B. Đường máu.
C. Đường bạch huyết.
D. Đường tiếp cận từ lao phúc mạc, lao gan, lao đường mật…
Đáp án: A
Câu 35. Vị trí tổn thương thường gặp nhất trong lao ruột là:
A. Hồng hồi tràng.
B. Hồi manh tràng.
C. Đại tràng.

D. Trực tràng và hậu môn.
Đáp án: B
Câu 136. Triệu chứng lâm sàng nào sau đâyKHÔNG phù hợp với lao ruột thể
loét?
A. Thể trạng gầy sút, thiếu máu.
B. Sốt và đau bụng nhiều.
C. Đại tiện phân lỏng lẫn nhày, máu.
D. Hội chứng KÖenig.
Đáp án: D
Câu 137. Xét nghiệm cận lâm sàng nào ÍT có giá trị nhất trong chẩn đoán
bệnh lao ruột?
A. Tìm trực khuẩn lao trong phân.
B. Chụp XQ tiểu tràng và đại tràng cản quang.
C. Siêm âm ổ bụng.
D. Soi đại tràng và sinh thiết.
Đáp án: A
Câu 138. Biến chứng nào KHÔNG gặp trong bệnh lao ruột?
A. Hẹp và tắc ruột.
B. Viêm phúc mạc do thủng ruột.
C. Xuất huyết tiêu hóa.
D. K hóa.
Đáp án: D
Câu 139. Trong điều trị bệnh lao ruột, sử dụng phác đồ ch ống lao không
kết hợp với thuốc nào sau đây?
A. Corticoide.
B. Thuốc tăng miễn dịch.
C. Thuốc giảm đau giãn cơ trơn.
D. Thuốc cầm tiêu chảy.
Đáp án: A
24



A.
B.
C.
D.

A.

D.

C.
D.

Câu 140. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh viêm loét trực đại
tràng chảy máu là
A. Đau bụng và sốt.
B. Sốt kèm theo tiêu chảy phân nhày máu.
C. Tiêu chảy phân nhày máu kèm theo đau bụng.
D. Đau bụng, mót rặn, phân lỏng váng mỡ.
Đáp án: C
Câu 141. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng về triệu chứng học bệnh viêm
loét đại trực tràng chảy máu?
Triệu chứng lâm sàng tiến triển liên tục đến khi xuất hiện các biến chứng nếu bệnh
không được phát hiện và điều trị đúng.
Triệu chứng biểu hiện tại ruột và có thể ở các cơ quan ngoài ruột.
Triệu chứng có thể ỉa máu toàn bãi.
Khi số lần đại tiện nhày máu > 6 lần/ ngày là một trong các dấu hiệu biểu hiện
bệnh ở mức độ nặng.
Đáp án: A

Câu 142. Hình ảnh tổn thương loét điển hình trên nội soi trong bệnh viêm loét
trực đại tràng chảy máu là:
Ổ loét nông, nhiều giả mạc, dễ chảy máu trên nền niêm mạc phù nề xung huyết,
mủn.
B. Ổ loét nông, rải rác trên nền niêm mạc gần như bình thường.
C. Ổ loét nhỏ, sâu, bờ nham nhở trên nền niêm mạc phù nề xung huyết.
D. Ổ loét nhỏ, sâu, bờ nham nhở trên nền niêm mạc gần như bình thường.
Đáp án: A
Câu 143. Hình ảnhnội soi nào sau đây phù hợp với tổn thương trực đại tràng
của bệnh viêm loét trực đại tràng chảy máu trong đợt bột phát:
A. Niêm mạc nhợt màu, mạch máu dưới niêm mạc thưa thớt.
B. Ổ loét sâu, kích thước thay đổi, nhiều giả mạc, dễ chảy máu.
C. Hình ảnh giả polyp do sự tái tạo niêm mạc.
Tổn thương rò giữa các phần của ống tiêu hóa hoặc rò trực đại tràng với các cơ
quan lân cận.
Đáp án: C
Câu 144. Biến chứng phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon) ở bệnh
nhân viêm loét trực đại tràng chảy máu, chọn câu sai:
A. Xẩy ra với tần xuất thấp < 5% nhưng tỷ lệ tử vong cao > 20%.
B. Thường xẩy ra khi tổn thương lan rộng toàn bộ đại tràng.
Các triệu chứng báo hiệu là sốt cao, mạch nhanh, bụng đau nhiều căng chướng,
tiêu chảy nặng.
Phẫu thuật cắt đại tràng là không cần thiết vì biến chứng này luôn có thể điều trị
bằng nội khoa.
Đáp án: D
25


×