Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THẦN KINH Thi đầu vào SĐH HVQY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.56 KB, 23 trang )

THẦN KINH
Câu 1. Động kinh là gì ?
A. Tổn thương thần kinh khu trú
B. Rối loạn chức năng thần kinhh trung ương theo từng cơn
C. Cơ mất ý thức
D. Cơn co cứng co giật
Đápán: B
Câu 2. Tỉ lệ động kinh chung trên thế giới ?
A. Từ 0.5 % đến 1% dân số
B. Từ 0.7 % đến 1.5 % dân số
C. Từ 0.3 % đến .5 % dân số
D. Từ 1 % đến 3% dân số
Đápán: A
Câu 3. Nhóm nguyên nhân nào sau đây gây động kinh ?
A. Động kinh thứ phát
B. Động kinh nguyên phát
C. Cả 3 nhóm nguyên nhân nói trên
D. Đông kinh căn nguyên ẩn
Đápán: C
Câu 4. Nhóm triệu chứng nào dưới đây có thể gặp trong cơn động kinh co cứng co
giật ?
A. Không co giật + rối loạn ý thức
B. Co giật + không rối loạn ý thức
C. Co giật + rối loạn ý thức
D. Không co giật + không rối loạn ý thức
Đápán: C
Câu 5. Thời gian của cơn động kinh kéo dài bao lâu ?
A. Không biết
B. Từ 5 – 10 phút
C. >10 Phút
D. < 5 phút


Đáp án: D
Câu 6. Cơn vắng ý thức có thể gặp ?
A. Tuổi dậy thì
B. Lứa tuổi nhi đồng
C. Người trưởng thành
D. Không biết


Đápán: B
Câu 7. Cơn co cứng co giật có thể gặp ?
A. Cả hai
B. Người lớn
C. Trẻ nhỏ
D. Không biết
Đápán: A
Câu 8. Khi nào bệnh nhân được coi là mắc động kinh ?
A. Có từ 2 cơn ĐK trở lên, cách nhau dưới 24h, không liên quan tới bệnh lý cấp
tính hoặc chuyển hóa
B. Có từ 2 cơn ĐK trở lên, cách nhau trên 24h, liên quan tới bệnh lý cấp tính
hoặc chuyển hóa
C. Có từ 2 cơn ĐK trở lên, cách nhau trên 24h liên quan tới bệnh lý cấp tính
như đột quị não, absces não.
D. Có từ 2 cơn ĐK trở lên, cách nhau trên 24h không liên quan tới 2 nhóm bệnh
lý trên.
Đápán: D
Câu 9. Vai trò của điện não đồ thường qui trong chẩn đoán động kinh ?
A. Chẩn đoán loại trừ động kinh
B. Hỗ trợ trong chẩn đoản và theo dõi động kinh
C. Chẩn đoán chính xác động kinh
D. Chẩn đoán nguyên nhân động kinh

Đápán: B
Câu 10. Nguyên nhân nào gây động kinh ?
A. Cả 3 nguyên nhân nói trên
B. Do chấn thương sọ não
C. Do mạch máu não
D. Do u não
Đápán: A
Câu 11. Nhóm triệu chứng nào dưới đây gặp trong cơn động kinh vắng ý thức
A. Không co giật + rối loạn ý thức
B. Co giật + không rối loạn ý thức
C. Co giật + rối loạn ý thức
D. Không co giật không rối loạn ý thức
Đápán:A
Câu 12. Nhóm triệu chứng nào dưới đây có thể gặp trong cơn động kinh cục bộ
vận động ?
A. Không co giật + không có rối loạn ý thức


B. Co giật + rối loạn ý thức
C. Co giật + không rối loạn ý thức
D. Không co giật + rối loạn ý thức
Đápán: C
Câu 13. Những nguyên nhân nào dó thể gây bệnh đa dây thần kinh?
A. Thiếu vitamin B1, đái tháo đường, nhiễm khuẩn thần kinh
B. Thiếu vitamin B1, đái tháo đường, suy thận
C. Đái tháo đường, nhiễm thuốc trừ sâu, tắc mạch lớn
D. Đái tháo đường, nhiễm thuốc trừ sâu, chấn thương
Đápán: B
Câu 14. Những nguyên nhân nào gây bệnh đa dây thần kinh ?
A. Thiếu máu, ngộ độc rượu, nhiễm asen

B. Ngộ độc các loại dược phẩm
C. Viêm nút quanh động mạch, sốt phát ban
D. Cả B, C, D
Đápán:D
Câu 15. Bệnh không thuộc tổn thương thần kinh ngoại vi ?
A. Tổn thương tủy trên phình thắt lưng
B. Viêm đa rế - dây thần kinh
C. Tổn thương sừng trước tủy sống
D. Tổn thương dây thần kinh giữa
Đáp án: A
Câu 16. Đặc điểm tổn thương thần kinh của bệnh đa dây thần kinh ?
A. Ít tổn thương thần kinh sọ não; hiếm khi rối loạn cơ vòng
B. Tổn thương mang tính chất đối xứng
C. Cả A, B, C
D. Rối loạn cảm giác ngọn chi kiểu bít tất
Đápán: C
Câu 17. Đặc điểm lâm sàng của bệnh đa dây thần kinh ?
A. Giảm hoặc mất phản xạ gân gót phát hiện sớm nhất
B. Cả A, B, C
C. Liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi, ngọn chi nặng hơn gốc chi
D. Rối loạn cảm giác ngọn chi
Đápán: B
Câu 18. Triệu chứng nào sau đây không gặp ở bệnh đa dây thần kinh do thiếu
vitamin B1
A. Liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi, ngọn chi nặng hơn gốc chi
B. Rối loạn cảm giác ngọn chi kiểu tê bì
C. Giảm hoặc mất phản xạ gân gót phát hiện sớm


D. Rối loạn cơ vòng, teo cơ sớm

Đápán: D
Câu 19. Triệu chứng nào sau đây không gặp ở bệnh đa dây thần kinh do đái tháo
đường ?
A. Giảm hoặc mất phản xạ gân got xuất hiện sớm
B. Rối loạn cảm giác ở ngọn chi, đau cháy, bỏng buốt
C. Thường chỉ tổn thương kết hợp ở thần kinh sọ não
D. Giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân; có thể loét bàn chân
Đápán: C
Câu 20. Triệu chứng tim mạch có thể gặp trong bệnh Beri – Beri ?
A. Cả 3 phương án trên
B. Nhịp tim nhanh
C. Khó thở, suy tim
D. X quang có bóng tim
Đápán: A
Câu 21. Những nguyên nhân gây thiếu vitamin B1?
A. Rối loạn háp thu ở ruột
B. Nhu cầu cơ thể tăng cao ( mang thai, lao động cường độ cao)
C. Gạo bị ẩm mốc hoặc sát kĩ
D. Cả 3 phương án trên
Đápán: D
Câu 22. Các thể lâm sàng nào có thể gặp ở bệnh đa dây thần kinh do đái tháo
đường ?
A. Bệnh dây thần kinh cảm giác – vân động; liệt dây thần kinh sọ não do đái
tháo đường; viêm một dây thần kinh
B. Rối loạn thần kinh thực vật
C. Bệnh thần kinh gốc chi không đối xứng
D. Cả 3 phương án trên
Đáp án: D
Câu 23. Điều trị bệnh đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 ( beri – beri) cần phải
tránh điều gì ?

A. Ăn nhiều glucid ( cơm)
B. Thuốc giãn mạch, phục hồi chức năng
C. Nghỉ ngơi tuyệt đối
D. Dủng vitamin B1 liều cao: Vitamin B1 25mg, 4 – 12 ống/ ngày
Đápán: A
Câu 24. Xét nghiệm nào không có giá trị chẩn đoán trong bệnh đa dây thần kinh do
thiếu vitamin B1 ( beri – beri ) ?


A.
B.
C.
D.

Giảm nồng độ vitamin B1 máu và nước tiều
Siêu âm tim có thể giãn cơ tim, nhịp nhanh
Nồng độ acid lactic tăng máu
Nồng độ acid piruvic máu tăng
Đápán: C

Câu 25. Theo bác sĩ điều trị ĐK có thể bằng ?
A. Thuốc kháng ĐK
B. Phẫu thuật
C. Y học cổ truyền
D. A và B
Đápán: D
Câu 26. Khi bắt đầu điều trị bằng thuốc bác sĩ thường theo phác đồ ?
A. Phối hợp 2 thuốc
B. Phối hợp 3 thuốc
C. Đơn trị liệu

D. A và B
Đápán: C
Câu 27. Khi chọn thuốc kháng động kinh, bác sĩ thường dựa vào ?
A. Tuổi
B. Thể động kinh
C. Cả ba
D. Kinh tế của bệnh nhân
Đápán: C
Câu 28. Khi phải thay đổi thuốc kháng động kinh, bác sĩ phải làm như thế nào ?
A. Dùng cả thuốc cũ và mới với liều thấp trong một thời gian, rồi bỏ thuốc cũ
B. Thuốc cũ uống buổi sáng, thuốc mới uống buổi chiều
C. Giảm dần liều thuốc cũ và tăng dần liều thuốc mới
D. Cắt thuốc cũ và thay thuốc mới
Đápán: C
Câu 29. Trong số các phương pháp điều trị không dùng thuốc, biện pháp nào đã
được chứng minh có hiệu quả chống động kinh ?
A. Phẫu thuật động kinh
B. Châm cứu
C. Chế độ ăn ceton
D. Điều trị bằng các loại cây
Đápán: C
Câu 30. Thuốc nào sau đây có tác dụng đối với mọi dạng động kinh ?
A. Phenytoin
B. Valproate


C. Carbamazepin
D. Phenobarbital
Đápán: B
Câu 31. Thuốc nào sau đây chỉ có tác dụng đối với cơn động kinh vắng y thức ?

A. Phenyltoin
B. Ethosuccimid
C. Valproate
D. Carbamazepin
Đápán: B
Câu 32. Có thể ngừng thuốc khi ?
A. Sau 1 năm không có cơn trên lâm sàng + ĐNĐ bình thường
B. Sau 2 năm không có cơn trên lâm sàng + ĐNĐ bình thường
C. Sau 1 tháng không có cơn trên lâm sàng + ĐNĐ bình thường
D. Sau 6 tháng không có cơn trên lâm sàng + ĐNĐ bình thường
Đápán: B
Câu 33. Nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở một phụ nữ có thai và điều trị động kinh
bị tăng lên với ?
A. Tất cả các thuốc chống động kinh
B. Nhất là trong trường hợp đa trị liệu
C. Nhất là với Bênzodiazepin
D. Nhất là với Valproate sodium
Đápán: D
Câu 34. Xử trí bệnh nhân bị lên cơn động kinh co cứng co giật ?
A. Giữ chặt chân tay bệnh nhân
B. Dùng thuốc cắt cơn động kinh
C. Cho vật cứng vào giữa 2 hàm răng
D. Đảm bảo lưu thông đường thở
Đápán: D
Câu 35. Thuốc nào sau đây có tác dụng với cơn động kinh co cứng co giật ?
A. Valproate
B. Cả 3 phương án trên
C. Phenytoin
D. Carbamazepin
Đápán: B

Câu 36. Nguyên tắc sử dụng thuốc chống động kinh là ?
A. Thuốc được dùng ngay sau khi có cơn động kinh, đúng đủ liều qui định
B. Thuốc được dùng khi bệnh nhân sắp có cơn động kinh, đúng đủ liều qui định
C. Thuốc được dùng hàng ngày đúng đủ liều qui định
D. Thuốc được dùng khi bệnh nhân có cơ động kinh, đúng đủ liều qui định


Đápán: C
Câu 37. Bệnh nhân bị đột quị có rối loạn chức năng sống như tim mạch hoặc hô
hấp, bác sĩ cần làm gì ?
A. Vừa xử trí cấp cứu, vừa chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
B. Vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để cấp cứu
C. Giữ lại điều trị tại chỗ
D. Xử trí cấp cứu ổn định, chuyển tuyến trên điều trị tiếp
Đápán:D
Cau 38. Trong đột quị bệnh nhân có biểu hiện ùn tắc đờm dãi và suy hô hấp có chỉ
định đặt ống nội khí quản, bác sĩ nên làm gì, chọn phương án đúng ?
A. Tiến hành đặt ống nội khí quản ngay
B. Đặt nội khí quản, sau đó hút đờm dãi qua ống nội khí quản
C. Hút sạch đờm dãi, lưu thông đường thở sau đó đặt ống nội khí quản, hút
đờm qua ống nội khí quản
D. Hút sạch đờn dãi
Đápán: C
Câu 39. Bệnh nhân đột quị có huyết áp tụt ( huyết áp tâm thu ≤ 70mm Hg
A. Cả 3 phương án trên
B. Dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp
C. Bù dịch theo áp lực tĩnh mạch trung ương
D. Kiểm tra tim mạch
Đápán: A
Câu 40. Các phương án nào sau đây đánh giá rối loạn điện giải trên bệnh nhân đột

quỵ, chọn phương án đúng ?
A. Cả 3 phương án trên
B. Chỉ số huyết áp điện tim
C. Triệu chứng da khô
D. Kết quả điện giải đồ
Đápán: D
Câu 41. Trong nguyên tắc chống phù nào, sử dụng các biện pháp nào sau đây, chọn
phương án đúng ?
A. Cả 3 đáp án trên
B. Chỉ dùng thuốc chống phù não
C. Đảm bảo tốt hô hấp, tuần hoàn
D. An thần tốt
Đápán:A
Câu 42. Trong các thuốc chống phù não, thuốc nào dưới đây được sử dụng, chọn
phương án sai ?


A.
B.
C.
D.

Glycerol
Glucose 30%
Thuốc lợi tiểu
Manitol

Đápán: B
Câu 43. Chống phù nào được dùng trong các trường hợp nào sau đây, chọn phương
án đúng?

A. Cho tất cả các bệnh nhân đột quị
B. Cho bệnh nhân đột quị có bằng chứng lâm sàng hoặc hình ảnh phù não
C. Cho bệnh nhân nhồi máu não
D. Cho bệnh nhân chảy máu não
Đápán: B
Câu 44. Các biến chứng nào thường gặp trên bệnh nhân đột quị giai đoạn cấp, chọn
phương án “ đúng “ ?
A. Suy mòn, suy kiệt
B. Viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu
C. Teo cơ, cứng khớp
D. Rối loạn trầm cảm
Đápán: B
Câu 45. Trong đợt quỵ nhồi máu não, cửa sổ điều trị “ thời gian từ lúc bệnh nhân
được tiêm thuốc” bằng phương pháp tiêu huyết khối được xác định hiện nay, chọn
phương án “ đúng “ ?
A. 6 giờ
B. Trên 6 giờ
C. 4 giờ 30
D. 3 giờ
Đápán: C
Câu 46. Trong đột quỵ bệnh nhân có rồi loạn nuốt, cần nuôi dưỡng bằng các biện
pháp nào sau đây, chọn phương án đúng ?
A. Nuôi dưỡng qua sonde hoặc đường tĩnh mạch
B. Cho ăn, uống ở tư thế đầu cao
C. Cho ăn cháo hoặc súp
D. Cho ăn uống ở tư thế ngồi
Đápán: A
Câu 47. Phương pháp nào sau đây nhằm giảm thiếu biến chứng và di chứng trong
đột quị, chọn phương án “ đúng” ?
A. Thay sonde niệu đạo theo định kì

B. Dùng kháng sinh mạnh
C. Nuôi dưỡng tích cực


D. Tập vận động kết hợp vỗ rung
Đápán: D
Câu 48. Để nhằm mục đích dự phòng tái phát, các biện pháp nào sau được sử dụng,
chọn phương án đúng ?
A. Khuyên bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, kiểm soát BMI
B. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quị, kết hợp thuốc ngăn ngưng kết
tiểu cầu hoặc thuốc chống đông theo qui định
C. Cả 3 phương án trên
D. Khuyên bệnh nhân từ bỏ các thói quen xấu; rượu bia, thuốc lá,sử dụng ma
túy
Đápán: C
Câu 49. Điều trị thoát vị cột sống thắt lưng có nhiều phương pháp khác nhau, điều
nào sau đây đúng ?
A. Chủ yếu điều trị phương pháp điều trị bảo tồn ( khoảng 90 – 95 %)
B. Các biện pháp y học cổ truyền không có tác dụng điều trị
C. Các biện pháp vật lý trị liệu không được áp dụng trong giai đoạn cấp tính
của bệnh
D. Chủ yếu áp dụng phương pháp phẫu thuật cột sống thắt lưng ( khoảng 90 –
95 %)
Đápán: A
Câu 50. Phẫu thuật là 1 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,
được chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Từ giai đoạn IIIa theo giai đoạn của Arsenl 1973
B. Thoát vị đĩa đệm từ giai đoạn 3b theo phân loại Arseni K 1973
C. Từ giai đoạn 2 theo phân loại của Arseni K 1973
D. Thoát vị đĩa đệm giả u, gây hội chứng đuôi ngựa hoặc hội chứng chèn ép

tủy.
Đápán: D
Câu 51. Tiêm ngoài màng cứng là một thủ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng. Điều nào dưới đây là đúng về thủ thuật này ?
A. Đưa thuốc chống viêm và giảm đau steroid cùng thuốc gây tê vào khoang
ngoài màng cứng. trung bình cách 3 – 4 ngày thực hiện 1 lần thủ thuật và 1
liệu trình khoảng 4- 5 lần thủ thuật
B. Đưa thuốc chống viêm giảm đau Non- Steroid cùng thuốc gây tê vào khoang
ngoài màng cứng. trung bình cách 3 -4 ngày thực hiện 1 lần thủ thuật và 1
liệu trình khoảng 4 - 5 lần thủ thuật


C. Đưa thuốc chống viêm giảm đau steroid cùng thuốc gây tê vào khoang dưới
nhện. Trung bình cách 3 – 4 ngày thực hiện 1 lần và 1 liệu trình khoảng 4 –
5 thủ thuật
D. Đưa thuốc chống viêm giảm đau steroid vùng thuốc gây tê vào khoang ngoài
màng cứng. trung bình 1 ngày thực hiện 1 lần thủ thuật và 1 liệu trình
khoảng 4 – lần thủ thuật.
Đápán: A
Câu 52. Chỉ định phẫu thuật tương đối thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong
trường hợp nào ?
A. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giai đoạn 2,3a,3b và 4 điều trị bảo tồn
không hiệu quả
B. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giai đoạn 2, 3a điều trị bảo tồn không
hiệu quả
C. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giai đoạn 2, 3a điều trị bảo tồn không
hiệu quả hoặc giai đoạn 3b
D. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giai đoạn 2, điều trị bảo tồn không hiệu
quả
Đápán: C

Câu 53. Thuốc là một phần trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các
nhóm thuốc nào sau đây được áp dụng ?
A. Thuốc chống viêm giảm đau, Steroid, Non – steroid; giãn cơ vân; kháng
cholinesterase; tái tạo bao myelin; hỗ trợ tuần hoàn, chống gốc tự do
B. Thuốc chống viêm giảm đau, Steroid, Non – steroid; giãn cơ trơn; kháng
cholinesterase; tái tạo bao myelin; hỗ trợ tuần hoàn, chống gốc tự do
C. Cả 3 đáp án đều đúng.
D. Thuốc chống viêm giảm đau,Steroid, Non – steroid; giãn cơ vân; kháng hệ
cholinergic; tái tạo bao myelin; hỗ trợ tuần hoàn, chống gốc tự do
Đápán: A
Câu 54. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được hiểu là ?
A. Nhân nhày đĩa đệm thoát khỏi vị trí sinh lý và chèn ép vào các rễ thần kinh
tủy sống kế cận và gây nên hội chứng thắt lưng hông
B. Vòng sợi đĩa đệm thoát khỏi vị trí sinh lý và chèn ép vào các rễ thần kinh tủy
sống kế cận và gây nên hội chứng thắt lưng hông.
C. Nhân nhày, vòng sợi đĩa đệm và dây chằng dọc sau thoát khỏi vị trí sinh lý
và chèn ép vào ống sống
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Đápán: A


Câu 55. Nhóm thuốc kháng cholinesterase được chỉ định điều trị bệnh thoát vị đĩa
đệm cột sống thắt lưng, thuốc có những chống chỉ định nào?
A. Cả 3 phương án trên
B. Hen phế quản
C. Loét dạ dày hành tá tráng
D. Nhịp tim chậm, block dẫn truyền nhĩ thất
Đápán: A
Câu 56. Điều trị đau trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể bao
gồm các nhóm thuốc nào dưới đây ?

A. Cả 3 phương án trên có thể được dùng
B. Pracetamol và dẫn chất
C. Chống động kinh, chống trầm cảm
D. Chống viêm giảm đau Steroid và Non – Steroid
Đápán: A
Câu 57. Tiềm ngoài màng cứng là một phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng. Thuốc có những chống chỉ định nào? ( chọn phương án sai )
A. Loét dạ dày hành tá tràng đang hoạt động
B. Tăng huyết áp khó kiểm soát
C. Có kèm trượt hoặc lệch vẹo cột sống thắt lưng
D. Tại vị trí tiêm có biểu hiện vị trí nhiễm trùng
Đápán: C
Câu 58. Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng. Chỉ định tương đối của phương pháp là ?
A. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng từ gđ 2 trở xuống điều trị bảo tồn không
hiệu quả.
B. Thoát vị đĩa đệm cột sống thặt lưng gd3 B hoặc giai đoạn 2 điều trị bảo tồn
không hiệu quả
C. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây hội chứng đuôi ngựa
D. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng từ giai đoạn 3a trở xuống điều trị bảo
tồn không hiệu quả
Đápán: B
Câu 59. Tiêm ngoài màng cứng là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng. Khi tiêm tại vị trí khoang gian đốt sống L4- L5, những tai biến,
biến chứng có thể gặp ? ( chọn câu trả lời sai ).
A. Gây tổn thương tủy sống
B. Nhiễm khuẩn
C. Vào khoang dưới nhện
D. Chảy máu



Đápán: A
Câu 60. Tiêm ngoài màng cứng là một phương pháp điệu trị bệnh thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng. Thuốc được dùng là ?
A. Thuốc chống viêm giảm đau Non – steroid kết hợp các thuốc gây tê tại chỗ
B. Thuốc chống viêm giảm đau steroid dạng không tan trong nước kết hợp với
thuốc gây tê tại chỗ
C. Thuốc chống viêm giảm đau Steroid kết hợp với thuốc gây tê
D. Thuốc chống viêm giảm đau Steroid dạng khô tan trong nước, kết hợp với
thuốc gây tê tĩnh mạch
Đápán:B
Câu 61. Theo tổ chức y tế thế giới: đột quị não có đặc điểm lâm sàng là ?
A. Khởi phát đột ngột cấp tính
B. Có triệu chứng thần kinh khu trú tồn tại < 24h
C. Khởi phát từ từ
D. Có chấn thương sọ não
Đápán: A
Câu 62. Thể đột quị có tỉ lệ cao nhất là ?
A. Chảy máu não
B. Huyết khối động mạch não
C. Hội chứng lỗ khuyết
D. Tắc mạch
Đápán: B
Câu 63. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng lỗ khuyết ?
A. Rối loạn cơ vòng
B. Co giật
C. Rối loạn cảm giác đơn thuần của 1 nửa người
D. Rối loạn ý thức
Đápán: C
Câu 64. Lưu lượng tuần hoàn não vùng bán ảnh ( hay vùng tranh tối tranh sáng) ?

A. 20 – 30 ml/ 100 g não / phút
B. 10 – 20 ml/ 100 g não / phút
C. 30 – 50 ml/ 100 g não / phút
D. < 10 ml/ 100 g não / phút
Đápán: B
Câu 65. Các thể lâm sàng của đột quỵ chảy máu não ( chọn phương án sai)
A. Chảy máu não thất
B. Chảy máu ngoài màng cứng
C. Chảy máu trong nhu mô não
D. Chảy máu dưới màng nhện


Đápán: B
Câu 66. Các thể lâm sàng của đột quỵ não nhồi máu( chọn phương án sai ) ?
A. Nhồi máu ổ khuyết
B. Huyết khối động mạch não
C. Chảy mãu , nhồi máu
D. Tắc mạch do cục tắc từ tim
Đápán: C
Câu 67. Lâm sàng chảy máu não ? ( chọn một phương án sai )
A. Khởi phát đột ngột
B. Khởi phát từ từ
C. Hay rối loạn ý thức
D. Đau đầu
Đápán: B
Câu 68. Lâm sàng huyết khối động mạch não ( chọn 1 phương án sai )
A. Đau đầu
B. Khởi phát từ từ
C. Tiển triển nặng dần từng nấc
D. Khởi phát đột ngột

Đápán: D ?
Câu 69. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng Weber
A. Tổn thương ở cuống não, liệt dây III ngoại vi bên tổn thương, liệt nửa người
trung ương bên đối diện
B. Tổn thương ở bán cầu não/ liệt dây III ngoại vi bên tổn thương/ liệt nửa
người trung ương bên đối diện.
C. Tổn thương ở cuống não/ liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương / liệt nửa
người trung ương bên đối diện
D. Tổn thương ở bán cầu/ liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương / liệt nửa người
trung ương bên đối diện
Đápán: A
Câu 70. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng Milard – Gubler ?
A. Tổn thương ở cầu não/ liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương / liệt nửa người
trung ương bên đối diện
B. Tổn thương ở bán cầu / liệt dây III kiểu ngoại vi bên tổn thương/ liệt nửa
người trung ương bên đối diện
C. Tổn thương ở cầu não/ liệt dây III ngoại vi bên tổn thương / liệt nửa người
trung ương bên đối diện.
D. Tổn thương ở bán cầu não/ liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương/ liệt nửa
người trung ương bên đối diện


Đápán: A
Câu 71. Đặc điểm lâm sàng tổn thương bao trong ?( chọn 1 phương án sai )
A. Liệt nửa người không đồng đều
B. Mất cảm giác nửa người bên liệt
C. Liệt mặt trung ương cùng bên liệt nửa người
D. Liệt nửa người đồng đều
Đápán: A
Câu 72. Cận Lâm sàng chảy máu dưới nhện ?

A. CT chụp sọ có giá trị chẩn đoán
B. Dịch não tủy bình thường
C. Dịch não tủy đỏ hồng và nhạt dần
D. Dịch não tủy đỏ đều, không đông cả 3 ống nghiệm
Đáp án: D
Câu 73. Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trên lâm sàng căn cứ vài
tiêu chuẩn chẩn đoán cẩu Saporta cải tiến. theo tiêu chuẩn đó,điều nào sau đây
đúng?
A. Khi có ít nhất 4 trong 6 triệu chứng của tiêu chuẩn
B. Phải có đủ 6 triệu chứng của tiêu chuẩn
C. Khi có ít nhất 3 trong 6 triệu chứng của tiêu chuẩn
D. Khi có ít nhất 5 trong 6 triệu chứng của tiêu chuẩn
Đáp án: A
Câu 74. Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trên lâm sàng căn cứ vài
tiêu chuẩn chẩn đoán cẩu Saporta cải tiến. theo tiêu chuẩn đó,điều nào sau đây
đúng ?
A. Đau cột sống thắt lưng lan dọc theo dây thần kinh hông to, đau có tính chất
cơ học,liên quan tới yếu tố chấn thương, lệch vẹo cột sống thắt lưng, hệ
thống điểm Valleix ấn đau, nghiệm pháp Lasegue (+)
B. Đau cột sống thắt lưng lan dọc theo dây thần kinh hông to, đau có tính chất
cơ học, liên quan tới yếu tố chấn thương, lệch vẹo cột sống thắt lưng, dấu
hiệu chuông bấm(+), chỉ số schober (+).
C. Đau cột sống thắt lưng lan dọc theo dây thần kinh hông to, đau có tính chất
cơ học, đau liên quan tới yếu tố chấn thương, lệch vẹo cột sống thắt lưng,
dấu hiệu chuông bấm(+), nghiệm pháp Lasegue (+)
D. Đau cột sống thắt lưng lan dọc theo dây thần kinh hông to, đau có tính chất
cơ học, liên quan tới yếu tố chấn thương, có các điểm đau cột sống, dấu hiệu
chuông bấm (+), nghiệm pháp Lasegue (+).
Đápán: C



Câu 75. Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, XQ cột sống thắt lưng
cần có tam chứng Barr, điều nào đúng về tam chứng Barr ?
A. Giảm chiều cao khoang gian đốt sống tương ứng, lệch vẹo cột sống thắt lưng
ở phim thẳng, giảm ưỡn cột sống thắt lưng ở phim nghiêng
B. Giảm chiều cao thân đốt sống tươn ứng, lệch vẹo cột sống thắt lưng ở phim
thẳng, giảm ưỡn cột sống thắt lưng ở phim nghiêng
C. Giảm chiều cao khoang gian đốt sống tương ứng, lệch vẹo cột sống thắt lưng
ở phim thẳng, trượt cột sống thắt lưng ở phim nghiêng
D. Dính các thân đốt sống tương ứng, lệch vẹo cột sống thắt lưng ở phim thẳng,
giảm ưỡn cột sống thắt lưng ở phim nghiêng
Đápán: A
Câu 76. Để chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng căn cứ vào
phân loại của Arseni K 1973. Điều nào sau đây đúng về phân loai của Arseni K
1973 ?
A. Giai đoạn thoát vị cột sống thắt lưng là 1,2,3,3 và 5
B. Giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 1, 2, 3, và 4a
C. Giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 1, 2, 3a, 3b và 4
D. Giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 1, 2a, 2b, 3 và 4
Đápán: C
Câu 77. Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nhiều phương pháp
cận lâm sàng đang được áp dụng, điều nào sau đây là đúng ?
A. Chụp cộng hưởng từ, chụp PET – CT,chụp bao rễ thần kinh, chụp XQ
CSTL, chụp hệ tĩnh mạch gai sống, chụp đĩa đệm, chụp khoang ngoài màng
cứng phía trước.
B. Chụp MRI CSTL, chụp CT scanner CSTL, xạ hình xương, chụp XQ CSTL,
chụp hệ tĩnh mạch gai sống, chụp đĩa đệm, chụp khoang ngoài màng cứng
phía trước.
C. Chụp MRI CSTL, chụp CT- scanner CSTL, chụp bao rễ thần kinh, chụp XQ
CSTL, chụp hệ tĩnh mạch gai sống, chụp đĩa đệm, chụp khoang ngoài màng

cứng phía trước.
D. Chụp MRI CSTL, chụp CT- scanner CSTL, chụp bao rễ thần kinh, chụp XQ
CSTL, chụp hệ động mạch gai sống, chụp đĩa đệm, chụp khoang ngoài màng
cứng phía trước.
Đápán: C
Câu 78. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên hội chứng đuôi ngựa
trên lâm sàng, điều nào sau đây đúng về hội chứng đuôi ngựa ?
A. Hội chứng đuôi ngựa là biêt hiện tổn thương từ phình thắt lưng trở xuống


B. Hội chứng đuôi ngựa luôn gây rối loạn vận động 2 chi dưới, gây rối loạn
cảm giác vùng tầm sinh môn và rối loạn cơ tròn kiểu ngoại vi
C. Hội chứng đuôi ngựa có thể không gây rối loạn vận động 2 chi dưới, nhưng
gây rối loạn cảm giác vùng tầng sinh môn và rối loạn cơ tròn kiểu ngoại vi
D. Hội chứng đuôi ngựa có thể không gây rối loạn vận động 2 chi dưới, luôn
gây rối loạn cảm giác vùng tầng sinh môn và rối loạn cơ tròn kiểu ngoại vi
Đápán: C
Câu 79. Bệnh nhân nam 27 tuổi, sau lao động nặng, xuất hiện đau cột sống thắt
lưng lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân và mu chân, khám có dấu hiệu căng rễ và
phản xạ gót 2 bên đều, chẩn đoán có thể tổn thương rễ, dây thần kinh sau
A. Tổn thương dây thần kinh mác
B. Thoát vị đĩa đềm do chèn ép L5
C. Thoát vị đĩa đệm do chèn ép S1
D. Tổn thương dây thần kinh chày
Đápán: B
Câu 80. Bệnh nhân nam 27 tuổi, sau lao động nặng, xuất hiện đau cột sống thắt
lưng lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân và gan chân, khám có dấu hiệu căn rễ và
phản xạ gót bên phải giảm, chẩn đoán có thể tổn thương rễ dây thần kinh sau ?
A. Thoát vị đĩa đệm do chèn ép S1
B. Tổn thương dây thần kinh chày

C. Thoát vị đĩa đệm do chèn ép L5
D. Tổn thương dây thần kinh mác
Đápán: A
Câu 81. Để chẩn đoán định khu thoát vị đĩa đệm, căn cứ chủ yếu vào triệu chứng
nào sau đây ?
A. Cả 3 phương án trên
B. Điểm đau cạnh sống
C. Triệu chứng tổn thương rễ
D. Điểm đau cột sống
Đáp án: C
Câu 82. Độ giãn nở cột sống thắt lưng ở người khỏe mạnh là ?
A. Từ 4 – 5 cm
B. Lớn hơn 5cm
C. Từ 0 – 5 cm
D. Dưới 4cm
Đáp án: A
Câu 83. Các phương pháp chẩn đoán nào sau đây cho hình ảnh trực tiếp của đĩa
đệm cột sống thắt lưng ?


A.
B.
C.
D.

Chụp XQ cột sống thắt lưng
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
Chụp xạ hình xương
Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng
Đápán: B


Câu 84. Các nguyên nhân nào sau đây gây ra hội chứng thắt lưng hông ?
A. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
B. Thoái hóa cột sống thắt lưng
C. Lao cột sống vung thắt lưng
D. Cả 3 phương án trên
Đápán: D
Câu 85. Liệt dây VII ngoại vi có đặc điểm ?
A. Liệt đồng đều 1.2 mặt bên đối diện tổn thương
B. Liệt đồng đều ½ mặt cùng bên tổn thương
C. Liệt ưu thế ¼ dưới mặt bên đối diện tổn thương
D. Liệt ¼ dưới mặt cùng bên tổn thương
Đápán: B
Câu 86. Biểu hiện lâm sàng điển hình của liệt dây VII ngoại vi, chọn câu đúng ?
A. Miệng méo, mắt nhắm không kín, mất cảm giác nửa mặt
B. Miệng méo, răng cắn không chặt, mắt nhắm không kín, mất nếp nhăn trán
C. Miệng lệch, mắt nhắm không kín, mất nếp nhăn trán
D. Nhân trung lệch, miệng méo, nếp nhăn trán còn, mắt nhắm kín
Đápán: C
Câu 87. Liệt dây VII ngoại vi do tổn thương cầu não nằm trong bệnh cảnh ?
A. Hội chứng Weber
B. Hội chứng Millard – Gubler
C. Hội chứng Wallenberg
D. Hội chứng Jackson
Đápán: B
Câu 88. Tổn thương dây VII ở cầu não có triệu chứng ?
A. Liệt ½ mặt có kèm theo rối loạn vị giác
B. Liệt ½ mặt có kèm theo ù tai
C. Liệt ½ mặt có kèm theo rối loạn tiết nước mắt, nước bọt.
D. Liệt ½ mặt kết hợp liệt ½ người trung ương bên đối diện

Đápán: D
Câu 89. Liệt dây VII trung ương có đặc điểm ?
A. Liệt đồng đều ½ mặt bên đối diện tổn thương
B. Liệt ưu thê 1/4 dưới mặt bên đối diện tổn thương
C. Liệt đồng đều ½ mặt cùng bên tổn thương


D. Liệt ưu thê 1/4 dưới mặt cùng bên tổn thương
Đápán: B
Câu 90. Nguyên nhân liệt dây VII ngoai vi là ?
A. Do u não
B. Chấn thương sọ não
C. Tất cả các nguyên nhân trên
D. Do lạnh
Đápán: C
Câu 91. Tổn thương dây VII ở hạch gối có triệu chứng
A. Liệt ½ mặt không kèm theo ù tai
B. Liệt ½ mặt không kèm rối loạn vị giác
C. Liệt 1/ 2 mặt không có kèm theo rối loạn tiết nước mắt, nước bọt
D. Liệt 1.2 mặt kèm theo mụn nước ở vành tai, ống tai
Đápán: D
Câu 92. Tổn thương dây VII ở trước nhánh đá nông lớn có triệu chứng ?
A. Liệt mặt kèm nhiều nốt phồng dạng zonar
B. Liệt 1/ 2 mặt không kẻm theo khô miệng
C. Liệt ½ mặt kèm theo khô mắt
D. Liệt ½ mặt không kèm theo rối loạn vị giác
Đápán:C
Câu 93. Tổn thương dây VII ở trước nhánh cơ bàn đạp có triệu chứng ?
A. Liệt ½ mặt không kèm theo khô miệng
B. Liệt mặt kết hợp với khô mắt

C. Liệt ½ mặt không kèm theo rối loạn vị giác
D. Liệt ½ mặt kèm theo nghe vang đau
Đápán: D
Câu 94. Tổn thương dây VII ở trước nhánh thừng nhĩ có triệu chứng ?
A. Liệt ½ mặt có kèm theo tê bì vành tai
B. Cả A, B và C
C. Liệt ½ mặt có kèm theo rối loạn vị giác
D. Liệt ½ mặt có kèm theo khô miệng
Đápán:C
Câu 95. Tổn thương hoàn toàn dây VII đoạn ngoài sọ có triệu chứng ?
A. Liệt mặt kết hợp với chảy nhiều nước mắt
B. Liết ½ mặt có kèm rối loạn vị giác, khô miệng
C. Liệt ½ mặt có kèm ù tai
D. Liệt ½ mặt đơn thuần
Đápán: D
Câu 96. Liệt dây VII ngoại vi khác kiệt dây VII trung ương ở các điểm sau ?


A.
B.
C.
D.

Thường liệt đồng đều ½ mặt
Dấu hiệu Charler – Bell dương tính
Tất cả đều đúng
Có thể do rối loạn thực vật, cảm giác đi kèm
Đápán: C

Câu 97. Cơ chế bệnh sinh chính của bệnh Parkinson

A. Suy giảm chức năng của hệ Dopaminergic và tăng chức năng hệ cholinergic
B. Suy giảm chức năng hệ Dopaminergic và Cholinergic
C. Tăng chức năng hệ Dopaminergic và Cholinergic
D. Tăng chức năng hệ Dopaminergic và giảm chức năng cholinergic
Đápán: A
Câu 98. Nguyên nhân của bênh Parkinson ?
A. Do chấn thương sọ
B. Chưa rõ nguyên nhân
C. Do mạch máu não
D. Do thuốc
Đápán: B
Caai 99. Đặc điểm run trong bệnh parkinson ?
A. Run khi chạm đích
B. Run khi vận động
C. Run khi nghỉ, tạm hết khi vận động
D. Run liên tục
Đápán: C
Câu 100. Các triệu chứng của bệnh Parkinson ?
A. Giảm trương lực cơ
B. Tăng trương lực cơ
C. Tăng động, tăng trương lực
D. Giảm trương lực, tăng động
Đápán: B
Câu 101. Các triệu chứng trong bệnh parkinson ?
A. Dấu hiệu gấp dao díp
B. Tăng phạn xạ gân xương
C. Dấu hiệu bánh xe răng cưa
D. Giảm phản xạ gân xương
Đápán: C
Câu 102. Các triệu chứng trong bệnh Parkinson có thể là ?

A. Phản xạ nắm
B. Phản xạ tự động tủy
C. Phản xạ bệnh lý bó tháp


D. Phản xạ gan tay – cằm
Đápán: D
Câu 103. Các triệu chứng trong bệnh parkinson ?
A. Giảm trương lực cơ kết hợp với liệt
B. Giảm trương lực cơ không kết hợp với liệt
C. Tăng trương lực cơ không kết hợp với liệt
D. Tăng trương trương lực cơ kết hợp với liệt
Đápán: C
Câu 104. Bệnh parkinson thường ?
A. Khởi phát từ một bên cơ thể
B. Khởi phát toàn thân
C. Tiến triển từng đợt
D. Khởi phát cấp tính
Đápán: A
Câu 105. Chẩn đoán bệnh Parkinson khi ?
A. Đáp ứng tốt với L Dopa
B. Cả 3 tiêu chuẩn trên
C. Có run khi nghỉ, giảm động, tăng trương lực cơ
D. Loại trừ các nguyên nhân khác
Đápán: B
Câu 106. Các nhóm thuốc điều trị parkinson ?
A. Ức chế cholinergic
B. Hưng phấn thụ thể Dopamin
C. Tất cả các nhóm trên
D. ức chế hủy Dopamine, bổ xung Dopamine

đápán: C
câu 107. Để hưng phấn hệ Dopaminergic trong bệnh parkinson ta cần ?
A. hưng phấn thụ thể Dopamine
B. Ức chế men phân hủy Dopamin
C. Bổ xung Dopamine
D. Cả 3 phương án trến
Đápán: D
Câu 108. Để ức chế hệ cholinergic trong bệnh Parkinson ta cần ?
A. Ức chế chọn lọc thụ thể Acetylcholin
B. Hủy Acetylcholin
C. Cả 3 đáp án trên
D. Hưng phấn men phân hủy Acetylcholin
Đápán: C
Câu 109. Nguyên tắc sủ dụng thuốc trong bệnh Parkinson ?


A.
B.
C.
D.

Khởi đầu liều thấp, tăng dần đến liều tác dụng
Khởi đầu với đa trị liệu
Dùng từng đợt
Dùng liều cao ngay từ đầu
Đápán: A

Câu 110. Tổn thương giải phẫu bệnh Parkinson là ?
A. Tổn thương hệ tháp
B. Tổn thương hệ tháp, ngoại tháp

C. Tổn thương hệ ngoại tháp
D. Tổn thương tiểu não
Đápán: C
Câu 111. Chụp CT và MRI sọ não cho bệnh nhân Parkinson để ?
A. Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây bệnh
B. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
C. Chẩn đoán mức độ bệnh
D. Chẩn đoán xác định bệnh
Đápán: A
Câu 112. Bệnh nhân viêm tủy do các nguyên nhân thường gặp nào sau đây ? ( chọn
phương án đúng)
A. U tủy
B. Do viêm nhiễm ( vi khuẩn hoặc virus)
C. Tất cả các nguyên nhân trên
D. Chấn thương
Đápán: B
Câu 113. Trong viêm tủy ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường có liệt mềm dưới mức
tổn thương do các lý do sau, chọn phương án đúng ?
A. Do tổn thương cơ
B. Do tổn thương thần kinh
C. Do choáng tủy
D. Do liệt ngoại vi
Đápán: C
Câu 114. Bệnh nhân viêm tủy ngang rối loạn vận động thường gặp, chọn phương
án đúng ?
A. Hạ liệt kiểu ngoại vi dưới mức tổn thương
B. Liệt ngoại vi vùng khoanh đoạn tủy tổn thương
C. Liệt trung ương nửa người dưới mức tổn thương
D. Hạ liệt kiểu trung ương dưới mức tổn thương
Đáp án: D



Câu 115. Trong viêm tủy đoạn tủy ngực dựa vào các rối loạn nào sau đây để định
khu tổn thương?
A. Rối loạn phản xạ
B. Rối loạn cơ vòng
C. Rốiloạn cảmgiác
D. Rối loạn vận động
Đáp án: C
Câu 116. Rối loạn dinh dưỡng thường gặp trong bênh viêm tủy ngang cấp ?
A. Da khô, lông và móng chân dễ rụng gãy
B. Teo cơ sớm, loét điểm tì với đặc điểm; sớm, rộng và sâu, loét, mục
C. Phù nề 2 chi dưới
D. Teo cơ muộn
Đáp án: B
Câu 117. Trong viêm tủy rối loạn phản xạ gân xương dưới mức tổn thương thường
gặp, chọn phương án “ đúng” ?
A. Tăng phản xạ từ ngày đầu tiên của bệnh
B. Phản xạ bình thường
C. Giảm và mất phản xạ
D. Giảm và mất phản xạ ở giai đoạn choáng tủy sau đó tăng phản xạ
Đáp án: D
Câu 118. Rối loạn cơ vòng trong viêm tủy ngang cấp thường được thể hiện như thế
nào, chọn phương án “đúng” ?
A. Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi ở giai đoạn đầu, sau đó rối loạn cơ vòng kiểu
trung ương.
B. Rối loạn cơ vòng kiểu trung ương
C. Cơ vòng bình thường
D. Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi
Đápán: B ?

Câu 119. Một bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng kiểu hạ liệt kèm theo có giảm thị
lực, thị trường cần nghĩ đến thể bệnh nào sau đây, chọn phương án đúng ?
A. Viêm tủy leo
B. Viêm tủy thị thần kinh
C. Rối loạn tuần hoàn tủy
D. Bệnh thần kinh ngoại vi
Đápán: B
Câu 120. Trước một bệnh nhân viêm tủy ngang giai đoạn cấp, cần phân biệt với
bệnh lý gì, chọn phương án sai ?
A. U tủy


B. Viêm đa rễ dây thân kinh
C. Rối loạn tuần hoàn tủy
D. Bệnh đa dây thần kinh
Đápán: A
Câu 121. Biến đổi dịch não tủy nếu có trong viêm tủy thường gặp, chọn phương án
“ đúng “ ?
A. Tăng cả protein và tế bào
B. Dịch não tủy có máu
C. Phân ly protein – tế bào
D. Dịch não tủy đục, có tế bào mủ
Đáp án: A
Câu 122. Hình ảnh trên MRI gợi ý viêm tủy, chọn phương án “ đúng”
A. Tăng tín hiệu trên T2 và tăng khẩu kính tủy
B. Khối chèn ép từ ống sống
C. Không thấy bất kỳ biến đổi nào
D. Khối chèn ép tủy từ nội tủy
Đápán: A
Câu 123. Nguyên tắc điều trị viêm tủy cấp “ chọn phương án đúng” ?

A. Cả 3 phương án trên
B. Dự phòng các biến chứng
C. Kháng sinh, corticoid
D. Điều trị các triệu chứng tổn thương thần kinh.
Đáp án: A



×