Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

TRUYEN NHIEM thi đầu vào sđh hvqy khối nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.98 KB, 46 trang )

CÂU HỎI ÔN THI CH – CKI

BỘ MÔN TRUYỀN NHIỄM

Câu 1: Bệnh truyền nhiễm được gọi là bệnh có chu kỳ bởi ?
A. Bệnh diễn biến theo chu kỳ thời gian trong năm
B. Bệnh diễn biến theo các giai đoạn trong cuộc đời mỗi cá thế.
C. Bệnh diễn biến theo các giai đoạn của bệnh.
D. Bệnh diễn biến theo một chu kỳ nhất định.
Đáp án: C
Câu 2: Đồng nhiễm là tình trạng ?
A. Một mầm bệnh gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau.
B. Cùng một lúc có ≥ 2 mầm bệnh phối hợp gây bệnh.
C. Sự xuất hiện của một mầm bệnh sau khi bệnh nhân đang tiến triển do một mầm
bệnh.
D. Bệnh diễn biến nặng lên khi bệnh nhân đang được điều trị.
Đáp án: B.
Câu 3: Chọn đặc điểm không phù hợp với tình trạng bội nhiễm ?
A. Là nhiễm trùng thứ phát.
B. Là khi bệnh nhân đang tiến triển có sự xuất hiện và gây bệnh của mầm bệnh
khác.
C. Là cùng một lúc có thêm mầm bệnh phối hợp gây bệnh
D. Là nhiễm thêm một mầm bệnh khác với mầm bệnh ban đầu.
Đáp án: C
Câu 4: lựa chọn câu trả lời đúng trong những câu sau ?
A. Tái phát là tình trạng bệnh truyền nhiễm diễn biến theo chu kỳ.
B. Tái nhiễm là tình trạng mắc lại bệnh truyền nhiễm sau khi đã khỏi bệnh.
1


C. Tái phát bệnh truyền nhiễm đồng nghĩa với tái nhiễm.


D. Tái nhiễm chỉ gặp trong bệnh sốt rét
Đáp án: B.
Câu 5: Các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây và lây thành dịch là ?
A. Uốn ván, viêm màng não do Lao, nhiễm khuẩn huyết.
B. Cúm gia cầm, viêm màng não do mô não cầu, uốn ván.
C. Viêm gan virut A, viêm màng não do mô não cầu, tả.
D. Nhiễm khuẩn huyết, thương hàn, tả.
Đáp án: C.
Câu 6: Các bệnh truyền nhiễm sau đây thuộc nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
A. Viêm gan virut A, tả, sởi, lỵ, thương hàn, NTNĐĂU.
B. Tả, lỵ sởi, thương hàn, nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống, viêm gan virut E.
C. Thương hàn, NTNĐĂU, viêm gan virut A, D, E.
D. Tả, lỵ, thương hàn, NTNĐĂU, viêm gan virut A và E.
Đáp án: D.
Câu 7: Các bệnh truyền nhiễm sau thuộc nhóm bệnh lây qua đường hô hấp ?
A. Cúm, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu, nhiễm khuẩn do mô não cầu.
B. Cúm, sởi, ho gà, quai bị, sốt rét, thủy đậu, đậu mùa.
C. Quai bị, thủy đậu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn do mô não cầu.
D. Quai bị, thủy đậu, nhiễm khuẩn huyết, ho gà, cúm, sởi.
Đáp án: A.
Câu 8: Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm phải dựa vào ?
A. Lâm sàng, vi sinh vật, chẩn đoán hình ảnh.
B. Lâm sàng, vi sinh vật, dịch tễ học.
C. Vi sinh vật, dịch tễ học., công thức máu
D. Dịch tễ học, vi sinh vật. chẩn đoán hình ảnh.
Đáp án: B.
2


Câu 9: Chẩn đoán xác định bệnh truyền nhiễm phải dựa vào các yếu tố ?

A. Triệu chứng khởi phát
B. Phát hiện mầm bệnh.
C. Triệu chứng toàn phát.
D. Dịch tễ.
Đáp án: B.
Câu 10: Kết quả nuôi cấy được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh?
A. Lỵ amip, nhiễm khuẩn huyết, sốt rét, thương hàn.
B. Lỵ trực khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, sốt rét, thương hàn.
C. Tả, lỵ trực khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, thương hàn.
D. Tả, nhiễm khuẩn huyết, sốt rét, nấm.
Đáp án: C.
Câu 11: lựa chọn câu trả lời đúng trong những câu sau ?
A. Điều trị đặc hiệu có ý nghĩa quyết định để bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm
khỏi bệnh.
B. Điều trị triệu chứng là làm cho mầm bệnh bị tiêu diệt.
C. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh có ý nghĩa quyết định để bệnh nhân mắc các
bệnh truyền nhiễm khỏi bệnh.
D. Chỉ cần nuôi dưỡng cơ thể trong những trường hợp suy giảm sức đề kháng,
miễn dịch.
Đáp án: A.
Câu 12. Điều trị đặc hiệu trong bệnh truyền nhiễm cần phải dựa vào ?
A. Cơ địa người bệnh
B. Triệu chứng lâm sàng bệnh
C. Mầm bệnh.
D. Đánh giả hiệu quả điều trị của thuốc.
Đáp án: C
3


Câu 13. Thời gian cách ly bệnh truyền nhiễm cần phải dựa vào ?

A. Thời gian nưng bệnh
B. Tình trạng toàn thân
C. Triệu chứng đặc hiệu
D. Đặc điểm mầm bệnh.
Đáp án: D.
Câu 14. Các bệnh TN tối nguy hiểm phải báo cáo thành dịch quốc tế gồm ?
A. Dịch hạch, dịch tả, zika, cúm gia cầm
B. Dịch hạch, sốt xuất huyết, Ebola, đậu mùa, cúm gia cầm.
C. Dịch hạch, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch tả.
D. Dịch tả, dịch hạch, sốt rét, cúm gia cầm.
Đáp án: A.
Câu 15. Bệnh nhân truyền nhiễm đủ điều kiện ra viện khi ?
A. Triệu chứng lâm sàng ổn định, các xét nghiệm trở về bình thường.
B. Tình trạng lâm sàng ổn định; xét nghiệm tình trạng mang và bài tiết mầm bệnh
cho thấy không còn là mối đe dọa cho cộng đồng.
C. Triệu chứng lầm sàng ổn định, dùng kháng sinh trong 1 tháng
D. Nằm viện đủ thời gian qui định của một đợt điều trị.
Đáp án: B.
Câu 16. Nhóm kháng sinh B- lactam có đặc tính sau ngoại trừ ?
A. Tác động lên vỏ tế bào vi khuẩn.
B. Cỏ thể gây dị ứng.
C. Gây độc cho thai nên chống chỉ định ở phụ nữ có thai.
D. Có thể bị hủy bởi men B- lactam.
Đáp án: C.
Câu 17. Thuốc nào sau đây không thuộc nhóm Aminoglycoside ?
A. Erythromycin
4


B. Kanamycin

C. Tobramycin
D. Amikacin
Đáp án: A.
Câu 18. Kháng sinh nào sau đây có tác dụng tốt trên vi khuẩn Ps. Earuginosae ?
A. Cefotaxime
B. Ceftazidime
C. Vancomycine
D. Gatifloxacin
Đáp án: B
Câu 19. Chọn câu trả lời đúng khi nói về nguyên tắc lựa chọn kháng sinh ?
A. Dùng kháng sinh phải theo đường tĩnh mạch
B. Thời gian dùng kháng sinh tối đa 10 ngày.
C. Lựa chọn thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ.
D. Các kháng sinh dùng cho mẹ có thể dùng cho con.
Đáp án: C.
Câu 20. Kháng sinh nào sau đây thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí
?
A. Metronidazole
B. Pefloxacine
C. Gentamycine
D. Amikacine
Đáp án: A.
Câu 21. Kháng sinh có nguồn gốc bán tổng hợp là ?
A. Ofloxacine
B. Erythromycin
C. Oxacilline
5


D. Cotrimoxazole

Đáp án: C.
Câu 22. Kháng sinh có nguồn gốc vi khuẩn là ?
A. Penicilline
B. Polymicine
C. Ciprofloxacine
D. Bactrim
Đáp án: B.
Câu 23. Kháng sinh chống được men b- lactamase của vi khuẩn Gr(-) ?
A. Augmentine
B. Cefuroxime
C. Kanamycine
D. Cefriaxone
Đáp án: A.
Câu 24. Có thể dùng kháng sinh để dự phòng các bệnh sau ?
A. Sởi, tả, viêm màng não do mô cầu.
B. Uốn ván, nhiễm trùng cơ hội, sởi
C. Viêm màng não do mô cầu, tả, nhiễm trùng cơ hội.
D. Tả, nhiễm trùng cơ hội, uốn ván.
Đáp án: C.
Câu 25. Kháng sinh có độc tính với gan cao hơn các kháng sinh còn lại là ?
A. Rifampicine
B. Lincocine
C. Peflacine
D. Erythromycine
Đáp án: A.
Câu 26. Kháng sinh có độc tính với thận cao hơn các kháng sinh còn lại là ?
6


A. Ciproffloxacine

B. Metronidazone
C. Gentamycine
D. Sulfamethroxazole
Đáp án: C.
Câu 27. Kháng sinh không được dùng cho trẻ < 7 tuổi ?
A. Cephalothine
B. Cefuroxime
C. Gentaycine
D. Ciprofloxacine
Đáp án: D.
Câu 28. Trong các kháng sing sau; loại nào tốt hơn cả trong nhiễm khuẩn Gr(-) ?
A. Cotrimoxazole
B. Cefuroxime
C. Oxacilline
D. Cefotaxime
Đáp án: D.
Câu 29. Kháng sinh được dùng để điều trị mầm bệnh trong tế bào ?
A. Doxycycline
B. Cefotaxime
C. Cloramphenicol
D. Cefuroxime
Đáp án: A.
Câu 30. Kháng sinh thường gây dị ứng trên lâm sàng ?
A. Gentamycine
B. Cloramphenicol
7


C. Peflacine
D. Penicilline

Đáp án: D
Câu 31. Corticoid là một hormon được tiết ra từ ?
A. Vỏ thượng thận
B. Tủy thượng thận
C. Lớp bó của tủy vỏ thượng thận
D. Lớp lưới của tủy thượng thận
Đáp án: A
Câu 32. Điều hòa bài tiết Glucocorticoid được điều hòa bởi trục ?
A. Dưới đồi – tuyến yên – thận
B. Dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận
C. Tuyến yên – tuyến thượng thận – thụ cảm thể giao cảm.
D. Thùy sau tuyến yên – tuyến thượng thận – thụ cảm thể phó giao cảm.
Đáp án: B.
Câu 33. Hydrocortisol là ?
A. Glucocorticoid tự nhiên
B. Glucocorticoid tổng hợp
C. Glucocorticoid bán tổng hợp
D. Glucocorticoid phối hợp
Đáp án: A.
Câu 34. Tác dụng chuyển hóa của Glucocorticoid là làm ?
A. Tăng tổng hợp Glucose, tăng tổng hợp protein, tăng thoái biến lipid
B. Tăng tổng hợp glucose, tăng tổng hợp protein, giảm thoái biến lipid
C. Tăng tổng hợp glucose, tăng dị hóa protein, tăng thoái biến lipid
D. Tăng tổng hợp glucose, tặng dị hóa protein, giảm thoái biến lipid.
Đáp án: C.
8


Câu 35. Tác dụng chống viêm của Glucocorticoid diễn ra ?
A. Trong giai đoạn đầu của quá trình viêm và phụ thuộ vào nguyên nhân gây

viêm
B. Trong giai đoạn cuối của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân
gây viêm
C. Trong giai đầu của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân gây
viêm
D. Trong tất cả các giai đoạn của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên
nhân gây viêm.
Đáp án: D.
Câu 36. Glucocorticoid có tác dụng chính sau đây, ngoại trừ ?
A. Chống viêm
B. Chống dị ứng
C. Kích thích miễn dịch
D. Ức chế miễn dịch
Đáp án: C.
Cấu 37. Tác dụng chống dị ứng của corticoid thông qua cơ chế ?
A. Ức chế hoạt hóa phospholipase A
B. Kích thích hoạt hóa phospholipase B
C. Ức chế hoạt hóa phospholipase C
D. Kích thích hoạt hóa phospholipase A
Đáp án: C.
Câu 38. Biểu hiện nào dưới đây không phải tác dụng không mong muốn thường gặp
của corticoid ?
A. Tăng giữ muối nước và gây phù.
B. Rối loạn phân bố mỡ
C. Loãng xương, hoại tử xương.
9


D. Tăng áp lực nội sọ.
Đáp án D

Câu 39. Biểu hiện nào dưới đây không phải tác dụng không mong muốn thường gặp
của corticoid ?
A. Suy thượng thận
B. Da khô mỏng, dễ xuất huyết
C. Teo cơ, loạn dưỡng cơ
D. Nhiễm khuẩn toàn thân
Đáp án: C.
Câu 40. Những yếu tố dưới đây là cơ sở sử dụng corticoid trong điều trị bệnh nhiễm
khuẩn ngoại trừ ?
A. Giảm nhanh dòng thác viêm
B. Ức chế hoạt hóa phospholipase C
C. Cải thiện trương lực mạch
D. Ngăn chặn phản ứng miễn dịch
Đáp án: B
Câu 41. Glucocorticoid được chỉ định điều trị trong một số bệnh truyền nhiễm sau
ngoại trừ ?
A. Nhiễm khuẩn huyết nặng
B. Quai bị với tất cả các thể lâm sàng
C. Viêm gan ác tính
D. Sốt rét ác tính
Đáp án: B
Câu 42. Glucocorticoid được chỉ định trong điều trị các bệnh truyền nhiễm sau ngoại
trừ ?
A. Sốt mò thể sốt kéo dài
B. Lao màng não
C. Bệnh do Leptospira
10


D. Viêm gan virut thể vàng da ứ mật kéo dài

Đáp án: C.
Câu 43. Cần thận trọng khi sử dụng glucocorticoid trong các bệnh lý sau ngoại trừ ?
A. Đái tháo đường
B. Loát dạ dày
C. Thoái hóa khớp
D. Tăng huyết áp
Đáp án: C.
Cấu 44. Cần thận trọng khi sử dụng glucocorticoid trong các bệnh lý sau ngoại trừ ?
A. Nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân nặng
B. Loãng xương
C. Rối loạn tâm thần
D. Nhiễm kí sinh trùng đường ruột
Đáp án: D.
Câu 45. Liều sử dụng corticoid nào thường không được áp dụng trong lâm sàng ?
A. Liều cao dài ngày
B. Liều cao ngắn ngày
C. Liều trung bình hoặc thấp dùng dài ngày
D. Liều bolus tĩnh mạch, ngắn ngày.
Đáp án: A.
Câu 46. Tiểu chuẩn nào dưới đây không nằm trong tiểu chuẩn chẩn đoán hội chứng
đáp án viêm hệ thống ?
A. Nhiệt độ cơ thể tăng > 38o C hoặc giảm < 36 oC.
B. Tần số tim > 90 ck/ phút
C. Huyết áp tâm thu < 100 mmHg
D. Tần số thở > 20 Ck/ph
11


Đáp án: C.
Câu 47. Tiểu chuẩn nào dưới đây không nằm trong tiểu chuẩn chẩn đoán hội chứng

đáp án viêm hệ thống ?
A. Nhiệt độ cơ thể tăng > 38o C hoặc giảm < 36 oC.
B. Chướng bụng, liệt ruột cơ năng
C. Tần số tim > 90 lần/ phút
D. Bạch cầu > 12 G/l hoặc < 4 G/l, hoặc BC non > 10%
Đáp án: B.
Câu 48. Đường lây của bệnh nhiễm khuẩn huyết là ?
A. Đường da và niêm mạc
B. Đường hô hấp và đường máu
C. Đường máu
D. Đường tiêu hóa và đường máu
Đáp án: C.
Câu 49. Những đặc điểm nào dưới đây thuộc về nhiễm khuẩn huyết thể thông thường,
ngoại trừ ?
A. Có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng
B. Biểu hiện lâm sàng đa dạng
C. Có các ổ nhiễm khuẩn thứ phát
D. Dễ dàng các ổ nhiễm khuẩn tiên phát
Đáp án: D
Câu 50. Mầm bệnh nào dưới đây không gây nhiễm khuẩn huyết trên lâm sàng ?
A. Ascaris lumbricoidies
B. Escherichia coli
C. Mycobecteria
D. Straphylococus aures
Đáp án: A.
Câu 51. Nguyên tắc nào không đúng trong điều trị nhiễm khuẩn huyết ?
12


A. Dùng kháng sinh theo mầm bệnh và kháng sinh đồ

B. Cần phối hợp kháng sinh
C. Liều kháng sinh phải cao
D. Dùng kháng sinh đường tiêm, tốt nhất là đường tiêm bắp thịt
Đáp án: D
Câu 52. Các yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố nguy cơ của nhiêm khuẩn
huyết ?
A. Trẻ em
B. Mắc các bệnh lý dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch
C. Tuổi cao
D. Các thiết bị xâm nhập trong phẫu thuật cấp cứu
Đáp án: A
Câu 53. Marker viêm nào dưới đây có giá trị cao nhất trong chẩn đoán, tiên lượng và
theo dõi điều trị nhiễm khuẩn huyết ?
A. Số lượng BC
B. CPR( C- reactive protein)
C. Procalcitonin
D. Interleukin- 6
Đáp án: C.
Câu 54. Trong các phác đồ sau đây phác đồ nào phù hợp nhất trong điều trị nhiễm
khuẩn huyết do Gr(-) ?
A. Cepholosporin thế hệ 3 kết hợp với nhóm Quinolon
B. Cepholosporin thế hệ 2 kết hợp với nhóm Quinolon
C. Cepholosporin thế hệ 1 kết hợp với nhóm Quinolon
D. Cepholosporin thế hệ 1 kết hợp với nhóm B- lactam
Đáp án: A
Câu 55. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát do vi khuẩn Gr(+) thường gặp ở các cơ quan sau,
ngoại trừ ?
13



A. Da, cơ, mụn nhọt, vết thương nhiễm khuẩn
B. Viêm tai, viêm mũi họng, xoang răng
C. Nhiễm khuẩn đường mật
D. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Đáp án: C.
Câu 56. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát do vi khuẩn Gr(-) thường gặp ở các cơ quan sau
ngoại trừ ?
A. Nhiễm khuẩn tiêu hóa
B. Nhiễm khuẩn da và mô mềm
C. Nhiễm khuản đường mật
D. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Đáp án: B.
Câu 57. Triệu chứng lâm sàng có giá trị nhất trong định hướng chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết là ?
A. Sốt có gai rét và nhiều cơn rét run trong ngày
B. Gan to
C. Thở nhanh nông
D. Huyết áp thấp
Đáp án: A
Câu 58. Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn sau khi nhập viện?
A. 24h
B. 36h
C. 48h
D. 72h
Đáp án: C
Câu 59. Nồng độ procalcitonin trong khoảng nào có giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn
huyết chưa có suy đa tạng ?
A. 0.05 – 0.25 ng/ ml
14



B. 0,25 – 0.5 ng /l
C. 0.5 – 2 ng/l
D. 2 – 10 ng/l
Đáp án: D
Câu 60. Xét nghiệm nào dưới đây không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng
đông máu rải rác trong lòng mạch ( DIC – disseminated intravascula coagulation) ?
A. Tiểu cầu giảm
B. Fibirinogen tăng
C. Chỉ số INR giảm
D. Nghiệm pháp Rượu ( + )
Đáp án: C.
Câu 61. Trực khuẩn thương hàn có các loại kháng nguyên sau ?
A. Kháng nguyên O, H, Vi
B. Kháng nguyên O, K, Vi
C. Kháng nguyên O, H, K
D. Kháng nguyên O, K, Vi
Đáp án: A.
Câu 62. Bệnh thương hàn do vi khuẩn …… gây ra ?
A. Salmonella typhi; Salmonella paratyphi A, B
B. Salmonella typhimunium
C. Salmonella enteritidis
D. Salmonella cholerae suis
Đáp án: A
Câu 63. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với bệnh thương hàn ?
A. Một số trường hợp có thể tự hết sốt mà không cần điều trị kháng sinh
B. Phản ứng huyết thanh Widal có thể âm tính
C. Có thể tái phát dù điều trị đúng phác đồ
15



D. Là bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết cấp tính diễn biến nhanh chóng dẫn đến
shock nhiễm khuẩn như các vi khuẩn Gr( - ) khác.
Đáp án: D
Câu 64. Trong số các kháng sinh dưới đây kháng sinh nào ngấm kém nhất qua hàng
rào máu não ?
A. Vancomycine
B. Penicillin
C. Cefriaxone
D. Ciprobay
Đáp án: A.
Câu 65. Đặc điểm dịch tễ học nào sau đây không phù hợp với nhiễm trùng Shigella ?
A. Bệnh dễ xảy ra vào mùa nắng nóng
B. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
C. Lây qua đường tiêu hóa: nước uống, thức ăn, bàn tay ô nhiễm, ruồi
D. Miễn dịch sau mắc bệnh bền vững lâu dài
Đáp án: D
Câu 66. Bệnh lỵ trực khuẩn thể thông thường điển hình mức độ vừa có các triệu
chứng sau ?
A. Hội chứng lỵ điển hình kèm theo sốt và hội chứng mấy nước – điện giải nhẹ
B. Hội chứng lỵ điển hình không kèm theo sốt, mất nước và điện giải nhẹ
C. Hội chứng lỵ kèm theo sốt, không có hội chứng mất nước điện giải
D. Hội chứng lỵ điển hình không kèm theo sốt và hội chứng mất nước điện giải
Đáp án: A.
Câu 67. Phương pháp chẩn đoán nào dưới đây có giá trị chẩn đoán xác định bệnh lỵ
trực khuẩn ?
A. Triệu chứng lâm sàng
B. Nội soi đại tràng
C. Đặc điểm dịch tễ
16



D. Cấy phân
Đáp án: D.
Câu 68. Trong số các kháng sinh dưới đây kháng sinh nào hiện nay được ưu tiên hàng
đầu sử dụng điệu trị lỵ trực khuẩn ?
A. Biseptol
B. Ampicillin
C. Chlorocide
D. Doxycyline
Đán án: A.
Câu 69. Biện pháp phòng ngừa lỵ trực khuẩn tốt nhất là ?
A. Phát hiện và điều trị tích cực bệnh nhân
B. Tiêm vacxin phòng bệnh
C. Đảm bảo nguồn nước sạch, vệ sinh thực phẩm, ăn uống
D. Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân
Đáp án: C.
Câu 70. Ký sinh trùng gây ra hội chứng lỵ ở người là?
A. Entamoeba Coli
B. Entamoeba Hartmani
C. Entamoeba Histolytica
D. Entamoeba Lavedo
Đáp án: C.
Câu 71. Thể lâm sàng nào dưới đây không phải thể lâm sàng do Amip Lỵ gây ra ?
A. Lỵ amip cấp
B. Lỵ amip mạn
C. Tiêu chảy
D. Người mang mầm bệnh không triệu chứng
Đáp án: D.
17



Câu 72. Nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống do salmonella thể thông thường có đặc điểm
A. Nung bệnh ngắn, từ 2 – 4h, thường không có sốt, nôn nhiều mất nước nặng.
B. Nung bệnh trung bình 12 – 36h, không sốt, khôn nôn, đi lỏng nhiều
C. Nung bệnh trung bình từ 12 – 36h, sốt vừa – cao,nôn nhiều, đi lỏng nhiều, mất
nước tùy mức độ.
D. Nung bệnh kéo dài, sốt nhẹ, nôn nhiều nhưng không đi lỏng.
Đáp án: C.
Câu 73. Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây của vi sinh vật ít có vai trò nhất trong
cơ chế gây bệnh nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống ?
A. Số lượng vi sinh vật bị nhiễm vào đường tiêu hóa.
B. Khả năng chịu đựng PH acid của vi sinh vật
C. Khả năng xâm nhập vào tế bào
D. Tính kháng thuốc của vi sinh vật
Đáp án: D.
Câu 74. Nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống do ngoại độc tố tụ cầu thường có các biểu
hiện ?
A. Đau bụng vùng quanh rốn, đi lỏng trước khi nôn, có sốt
B. Đau bụng vùng thượng vị kèm nôn nhiều lần trước khi đi lỏng, không có sốt
C. Đau bụng vùng quanh rốn, không có đi lỏng, không có sốt.
D. Đau bụng vùng thượng vị, không có đi lỏng, không có sốt.
Đáp án: B.
Câu 75. Phương pháp nào trong các phương pháp điều trị dưới đây không đúng khi
điều trị nhiễm trùng nhiễm độc thịt hộp do Clostridium Botulium ?
A. Rửa dạ dày, thụt tháo rửa ruột để loại trừ độc tố còn lại
B. Dùng huyết thanh kháng độc tố Botulium
C. Chỉ cần kháng sinh mạnh và bù đủ nước điện giải
D. Phải mở khí quản, hô hấp hỗ trợ trong trường hợp liệt cơ hô hấp.
Đáp án: C.

18


Câu 76. Nhóm cầu khuẩn gây bệnh trên thế giới thường gặp là ?
A. Nhóm A, B, Y và 29 E
B. Ngóm A, B, C, Y và W135
C. Nhóm A, C và Y
D. Nhóm A, C, W- 135, 29 E và L
Đáp án: B
Câu 77. Những đặc điểm nào sau đây là các các yếu tố dịch tễ gợi ý chẩn đoán bệnh
nhiễm màng não cầu, ngoại trừ ?
A. Đang lúc có dịch bệnh màng não cầu xảy ra
B. Gia đình có người mắc màng não cầu đã được xác định
C. Tiền sử nhiễm virut đường hô hấp cấp trên trước khi phát bệnh
D. Tiền sử đi cắm trại vùng đồng quê, có lội ruộng, tắm sông.
Đáp án: D.
Câu 78. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết do màng
não cầu thể kịch phát ?
A. Shock xảy ra sớm trong vòng 12h đầu khởi bệnh và rất nặng
B. Biểu hiện viêm màng não xuất hiện trong vòng 12h đầu khởi bệnh
C. Hôn mê đột ngột sau 12h khởi phát bệnh
D. Sốt cao, ban xuất huyết hoại tử xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày.
Đáp án: A.
Câu 79. Trong các kháng sinh dưới đây, kháng sinh nào hiện nay được bộ Y Tế
khuyến cáo sử dụng để điều trị viêm màng não do màng não cầu ?
A. Penicillin
B. Ciprofloxacin
C. Erythromycin
D. Ceftriaxone
Đáp án: D.

19


Cấu 80. Trong các KS dưới đây, kháng sinh nào được BYT khuyến cáo để dự phòng
nhiễm khuẩn màng não cầu ?
A. Penicillin
B. Rifampicin
C. Chloramphenicol
D. Tetracycline
Đáp án: B.
Câu 81. Vi khuẩn uốn ván là ?
A. Trực khuẩn kỵ khí, Gr ( - ), không sinh nha bào.
B. Trực khuẩn kỵ khí, Gr( +), không sinh nha bào.
C. Cầu khuẩn, Gr( - ) sinh nha bào.
D. Trực khuẩn kỵ khí, Gr( +) sinh nha bào.
Đáp án: D.
Câu 82. Cơn giật trên bệnh uốn ván là ?
A. Cơn giật cứng trên nền cơ co cứng
B. Cơn giật cứng trên nền cơ bình thường.
C. Cơn giật cứng trên nền cơ giảm trương lực.
D. Cơn giật cứng không liên quan đến tình trạng trương lực cơ.
Đáp án: A.
Câu 83. Tăng trương lực cơ trong bệnh uốn ván toàn thân là ?
A. Tăng trương lực lan tràn, toàn thân, liên tục.
B. Tăng trương lực chỉ ở một số nhóm cơ, liên tục.
C. Tăng trương lực lan tràn, toàn thân, lúc tăng lúc không.
D. Tăng trương lực cơ chỉ một số nhóm cơ và lúc tăng lúc không.
Đáp án: A.
Câu 84. Nhóm yếu tố nào dưới đây là các yếu tố tiên lượng mức độ nặng của bệnh
nhân uốn ván ?

A. Thời gian nung bệnh, thời gian lan bệnh, mức độ khít hàm, đại tiện lỏng.
20


B. Thời gian nung bệnh, thời gian lan bệnh, mức độ khít hàm, số lượng cơn co
giật trong ngày.
C. Thời gian nung bệnh, thời gian lan bệnh, số lượng cơn co giật trong ngày, thời
gian sốt.
D. Thời gian nung bệnh, mức độ khít hàm, số lượng cơn co giật trong ngày, đau
cơ.
Đáp án: B.
Câu 85. Thuốc nào sau đây được sử dụng làm thuốc nền trong điều trị tình trạng tăng
trương lực cơ, co giật trong bệnh uốn ván ?
A. Bromua canxi
B. Seduxen
C. Gacdenal
D. Cloral hydrat
Đáp án: B
Câu 86. TIG là sản phẩm được chiết xuất từ huyết tương của….?
A. Ngựa
B. Lợn
C. Người
D. Bò
Đáp án: C
Câu 87. Đặc điểm nào dưới đây ít gợi ý nhất cho chẩn đoán viêm màng não do H.
Influenzae ?
A. Người lớn
B. Trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 6 tuổi
C. Thường có nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm phế quản… , kèm
theo

D. Thường có xuất huyết dạng chấm, đốm. thường có shock.
Đáp án: A.
21


Câu 88. Nguyên tắc nào dưới đây không đúng khi sử dụng kháng sinh trong viêm
màng não mủ ?
A. Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ
B. Dúng kháng sinh ngấm tốt vào dịch não tủy
C. Phối hợp kháng sinh
D. Giàm dần liều kháng sinh
Đáp án: D.
Câu 89. Các kháng sinh sau đây có thể qua được hàng rào máu não tốt, ngoại trừ ?
A. Erythromycin
B. Penicillin
C. Ceftriaxone
D. Ampicillin
Đáp án: A.
Câu 90. Viêm màng não có tăng bạch ầu ái toan thường do …. , gây ra ?
A. Vi khuẩn
B. Ký sinh trùng
C. Virus
D. Lao
Đáp án: B.
Câu 91. Đặc điểm của virut dengue ?
A. Thuộc họ Flaviviridae, có 3 type huyết thanh
B. Các type huyết thanh có phản ứng chéo với nhau, kháng thể thu được không
trung hòa được các type còn lại ?
C. Có nhân AND, có 3 gen cấu trúc Pr C, Pr M, Pr vỏ
D. Có 6 protein không có cấu trúc và 4 type huyết thanh

Đáp án: B.
Câu 92. Đặc điểm nào không đúng về nguyên nhân rối loạn đông máu trong sốt xuất
huyết dengue ?
22


A. Tiểu cầu giảm
B. Thành mạch bị tổn thương và tăng tính thấm
C. Các yếu tố đông máu giảm do bị tiêu thụ vào quá trình tăng đông
D. Giảm tổng hợp các yếu tố đông máu nhưng không liên quan đến chức năng
gan.
Đáp án: D.
Câu 93. Đặc điểm nào không đúng về rối loạn tính thấm thành mạch trong sốt xuất
huyết dengue ?
A. Do phản ứng kháng nguyên – kháng thể - bổ thể
B. Do virut sinh sản trong bạch cầu đơn nhân
C. Tăng tính thấm thành mạch làm giảm nộng độ hematocrit
D. Tăng tính thấm thành mạch có thể dẫn đến shock
Đáp án: C.
Câu 94. Năm 2003 WHO dựa vào yếu tố nào để phân độ XXH dengue ?
A. Tình trạng xuất huyết da, niêm mạc, và mạch huyết áp
B. Tình trạng xuất huyết và dấu hiệu gan to, enzyme gan tăng
C. Sự thay đổi mạch huyết áp và ý thức
D. Tình trạng hô hấp tuần hoàn
Đáp án: A.
Câu 95. Tiêu chẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của BYT năm
2011 nhằm mục đích gì ?
A. Sàng lọc, tránh bỏ sót các trường hợp sốt xuất huyết dengue
B. Chẩn đoán xác định bệnh nhân bị sốt xuất huyết dengue
C. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây xuất huyết

D. Chẩn đoán phân biệt với các căn nguyên truyền nhiễm khác
Đáp án: A.
Câu 96. Dấu hiệu nào không có trong tiêu chẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue có
dấu hiệu cảnh báo ?
23


A. Vật vã hoặc li bì, lừ đừ
B. Gan to > 2cm, đau vùng gan
C. Nhịp tim nhanh ( > 90ck/ph) hoặc chậm ( < 70 ck/ ph)
D. Số lượng tiểu cầu giảm nhanh
Đáp án: C.
Câu 97. Đặc điểm nào không đúng trong giai đoạn hồi phục của bệnh sốt xuất huyết
Dengue ?
A. Thường tăng tính thấm thành mạch
B. Thường xảy ra quá trình tái hấp thu dịch
C. Có thể gặp nhịp chậm và thay đổi điện tâm đồ
D. Nếu truyền dịch quá mức có thể gây phù phổi, suy tim
Đáp án: A.
Câu 98. Đặc điểm nào không có trong sốt xuất huyết Dengue nặng ?
A. Shock sốt xuất huyết dengue
B. Xuất huyết nặng
C. Sốt xuất huyết Dengue thể não
D. Suy tạng
Đáp án: C.
Câu 99. Chọn nguyên tắc quan trọng, đầu tiên trong điều trị sốt xuất huyết Dengue ?
A. Hạ nhiệt khi sốt cao, an thần
B. Bổ xung dịch sớm tùy theo mức độ bệnh
C. Xử lí tốt mọi xuất huyết, truyền máu tươi khi xuất huyết phủ tạng nặng
D. Phát hiện và xử lý sớm shock.

Đáp án: B.
Câu 100. Loại dịch nào ít được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết Dengue ?
A. Ringer lactat
B. Natriclorid đẳng trương
24


C. Glucose 5%
D. Dịch cao phân tử
Đáp án: C.
Câu 101. Đặc điểm phù hợp với virut sởi ?
A. Thuộc họ Flaviviridae
B. Bộ gen là chuỗi đơn AND
C. Gồm 2 kháng nguyên chính là Hemagglutinin và Hemolysin
D. Có sức đề kháng tốt với ngoại cảnh
Đáp án: C ( đáp án là A).
Câu 102. Đặc điểm nào không đúng trong bệnh sởi
A. Thường gặp vào mùa đông xuân
B. Thời kỳ toàn phát xuất hiện hạt Koplik và ban ngoài da
C. Ban mọc theo thứ tự ở sau tai, lan ra mặt, xuống ngực 2 tay rồi đến lưng, chân
mất đi theo thứ tự đã mọc.
D. Sau khi ban bay thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu vằn da hổ
Đáp án: B.
Câu 103. Loại tổn thương thần kinh nào ít gặp trong bệnh sởi ?
A. Viêm não: rối loạn ý thức, liệt nửa người, tổn thương dây thần kinh III
B. Viêm màng não thể thanh dịch
C. Viêm tủy
D. Viêm đa rễ - dây thần kinh
Đáp án: D.
Câu 104. Cơ quan bị tổn thương có giá trị trong chẩn đoán bệnh quai bị ?

A. Tuyến nước bọt mang tai
B. Tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
C. Tinh hoàn, màng tinh hoàn
D. Não – màng não
25


×