Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Khóa luận Lịch sử ra đời và phát triển của báo viêng chăn mail

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.84 MB, 62 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội càng phát triển thì vai trò của báo chí ngày càng quan trọng.
Báo chí có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng do Đảng cộng sản lãnh
đạo. Báo chí không chỉ là phương tiện chiếm ưu thế trong việc chuyển tải
những nội dung thông tin xã hội mang tính phổ biến đến công chúng rộng lớn,
báo chí không chỉ phản ánh những vấn đề quan trọng đang diễn ra trong đời
sống xã hội, mà còn là phương tiện giáo dục góp phần nâng cao trình dộ nhận
thức, tư tưởng, chính trị cho đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Báo chí giúp công chúng có nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có lối sống lành mạnh; có tri thức mới,
có tính định hướng sâu sắc để làm cơ sở khẳng định cái đúng, phê phán cái
sai, đi đến hành động tích cực, sáng tạo trong công việc cải tạo thực hiện, xây
dựng xã hội mới càng ngày càng tốt đẹp và tiến bộ. Đồng thời, báo chí còn
góp phần tích cực động viên, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng của các
tầng lớp nhân dân.
Báo chí phục vụ nhu cầu thông tin của đại đa số quần chúng nhân dân
là một phần của hệ thống báo chí của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân
(CHDCND) Lào, có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và tổ chức
quần chúng, đội ngũ cán bộ, người lãnh đạo Nhà nước là tiếng nói của Đảng
Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào tới toàn bộ công dân. Báo chí ở Lào là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của xã hội, nó có vai trò to lớn trong
sự nghiệp cách mạng do Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo.
Trong cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào,
báo chí ở CHDCND Lào đã có sự phát triển toàn diện, khá phong phú cả về
nội dung cũng như hình thức. Báo chí ở CHDCND Lào đã thực sự trở thành
lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, góp phần quan trọng

1



vào việc đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước tới đông đảo tầng lớp quần chúng nhân dân.
Trong hệ thông báo chí ở nước CHDCND Lào, báo Viêng Chăn Mai là
tiếng nói của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, có vị trí và vai trò đặc biệt. báo
Viêng Chăn Mai là một tờ báo địa phương, luôn tuyên truyền, cổ động, tổ
chức và giáo dục nhân dân thuộc các bộ tộc Lào vững bước vượt qua những
gian nan thử thách, tiến bước từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tờ báo có
ảnh hưởng to lớn đến diện mạo của báo chí Lào nói chung và đến từng cơ
quan báo chí của hệ thống báo chí ở nước CHDCND Lào nói riêng. Đây cũng
là lý do chính để tác giả chọn nghiên cứu Khoá luận tốt nghiệp với đề tài
“Lịch sử ra đời và phát triển của báo Viêng Chăn Mai”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước CHDCND Lào, từ trước đến nay các tài liệu nghiên cứu về báo
chí còn rất hạn chế, nhất là về lịch sử báo chí. Đây thực sự là một vấn đề hết
sức khó khăn đối với tác giả trong quá trình thu thập tư liệu phục vụ việc
nghiên cứu đề tài này.
Chỉ đến khi được sang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở
Việt Nam, tác giả khoá luận mới được tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu về
lý luận báo chí và kỹ năng báo chí, trong đó có các vấn đề về lịch sử báo chí.
Các công trình nghiên cứu do các học giả Việt Nam công bố đều được xuất
bản một cách có hệ thống và theo trình tự khoa học, nhất là các công trình
công bố kết quả nghiên cứu lịch sử báo chí trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
trong đó có nghiên cứu về báo chí của Lào. Cụ thể:
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (năm 2004) của Đa Von Phom My Sít với đề tài: “Vai trò của
báo Pasaxôn Lào trong sự nghiệp xây dựng nước Công hoà Dân chủ Nhân
dân Lào hiện nay”. Luận văn đã chỉ ra những đóng góp to lớn, vai trò tiên
phong của báo Pasaxôn trong hệ thống báo chí nói riêng và trong toàn bộ các

2



công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước Lào trong tình hình thế giới đầy biến động.
- Khoá luận tốt nghiệp Đại học báo chí, Chuyên ngành Báo in, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2006), của Aphone KhaoPhanh với đề tài:
“Cơ cấu bộ máy tổ chức của báo Pasaxôn”. Khoá luận đã rút ra những đặc
điểm cơ bản về cơ cấu tổ chức hoàn thiện của báo Pasaxôn từ khi hình thành
với các tờ báo tiền thân cho đến giai đoạn là một tờ Pasaxôn thống nhất như
hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (năm 2007) của May Mặn Mun Ty với đề tài: “Nâng cao chất lượng
hoạt động báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”. Luận
văn đã nêu bật những tồn tại, hạn chế của báo chí Lào nói chung hiện nay.
Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đề cập sâu rộng dưới góc độ nghiên
cứu lịch sử ra đời và phát triển của báo Viêng Chăn Mai, do vậy tác giả
nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lịch sử ra đời, sự hình thành và phát triển của báo
Viêng Chăn Mai dưới góc độ nghiên cứu lịch sử báo chí, từ đó đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của báo Viêng
Chăn Mai trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích tư liệu lịch sử liên quan đến lịch sử ra đời, sự hình
thành và phát triển báo Viêng Chăn Mai;
- Khảo sát tại toà soạn báo Viêng Chăn Mai để có được những kết quả
thực tế minh chứng về mặt lịch sử phát triển của báo;
- Khái quát thành tư liệu lịch sử và bài học kinh nghiệm từ báo Viêng
Chăn Mai trong quá trình hình thành, phát triển và những định hướng cho sự

phát triển trong thời kỳ tới.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lịch sử hình thành và phát
triển của báo Viêng Chăn Mai - Cơ quan ngôn luận Sở Thông tin, Văn hóa và
Du lịch, Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu báo Viêng Chăn Mai từ khi ra đời đến nay (từ năm 1975
đến nay). Cụ thể được phân kỳ theo từng giai đoạn phát triển chính sau:
- Từ 1975 đến 1986: Thời kỳ giải phóng, xây dựng đất nước;
- Từ 1986 đến nay: Báo Viêng Chăn Mai trong thời kỳ đổi mới.
- Phương hướng giải pháp phát triểm của báo Viêng Chăn Mai
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khóa luận dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm, tư tưởng, pháp luật và các vấn đề về lý luận
báo chí – truyền thông của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case stady);
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khoá luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khoá luận là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu báo chí nói

chung, báo chí ở nước CHDCND Lào nói riêng, nhất là đối với báo Viêng
Chăn Mai - Cơ quan ngôn luận của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, Thủ đô
Viêng Chăn nước CHDCND Lào. Đồng thời, khoá luận còn là tài liệu tham

4


khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí ở nước CHDCND
Lào.
6.2. Giá trị thực tiễn
Khoá luận là tài liệu tham khảo về thực tiễn hoạt động báo chí cho các
cơ quan báo chí ở Lào nói chung, báo Viêng Chăn Mai nói riêng.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, khoá luận
có kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết, 62 trang.

5


CHƯƠNG I:
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA BÁO VIÊNG CHĂN MAI
(Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986)

1.

Sự ra đời của báo Viêng Chăn Post tiền thân của báo Viêng Chăn
Mai

Đất nước Lào đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Các bộ tộc sinh sống trên đất nước Lào có truyền thống đấu

tranh bảo vệ và xây dựng đất nước vẻ vang. Qua bao nhiêu thăng trầm của
lịch sử, đặc biệt là từ khi Chau Pha Ngum lãnh đạo đấu tranh thống nhất đất
nước thành Vương quốc Lan Xang (nước Triệu Voi) năm 1353 cho đến nay,
dân tộc Lào đã phải trải qua những chặng đường đầy thăng trầm. Dù ở thời
đại nào của lịch sử, nhân dân các bộ tộc Lào cũng ghi dấu ấn trên những trang
sử của đất nước có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết đấu
tranh bất khuất; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất cũng
như bảo vệ đất nước.
Các phương tiện truyền thông - báo chí là lực lượng xung kích trên mặt
trận đấu tranh tư tưởng - văn hoá, là một bộ phận của cuộc cách mạng dưới dự
lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Nhận thức được tác dụng sâu rộng của truyền
thông - báo chí trong các chặng đường lãnh đạo cách mạng, từ thời kỳ đấu
tranh cách mạng dân tộc đến thời kỳ xây dựng đất nước, những người lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước Lào luôn đặc biệt coi trọng lĩnh vực hoạt động này.
Cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm
lược, đặt nền móng cai trị và bóc lột lên đất nước Triệu Voi. Đây là thời kỳ
lịch sử chứng kiến những cuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng công,
nông ở Lào. Từ đất Lào đã có hàng trăm thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.
Trước khi Đảng NDCM ra đời, trên đất Lào đã có nhiều tổ chức tiền thân của

6


Đảng, cơ sở cách mạng rộng khắp, trở thành địa bàn và căn cứ hoạt động các
tổ chức của Đảng và Nhà nước.
Do vị trí, đặc điểm về kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội. vào nửa thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, nước Lào đã trở thành một trong những trung tâm đấu
tranh cách mạng của cả thế giới. Lịch sử còn ghi đậm, các sự kiện đấu tranh
bảo vệ đất nước như:
1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Lào dưới sự lãnh đạo của

Pho Ca Đuột (1901-1902);
2. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Nam Lào dưới sự lãnh đạo
của Ông Kẹo và Ông Kôm Ma Đăm kéo dài 36 năm (1901-1937);
3. Cuộc đấu tranh của bộ tộc H’Mông ở các tỉnh Bắc Lào dưới sự lãnh
đạo của Châu Pha Pắt Chay (1918-1922);
4. Phong trào đấu tranh của bộ tộc Lào Lử ở Mương Sinh (19141918);
5. Phong trào đấu tranh của bộ tộc Thái ở Sầm Nưa (1916);
6. Và cuộc đấu tranh khác…
Nhưng cuối cùng, do hoàn cảnh khách quan trong nước và trên thế giới
lúc đó chưa thuận lợi; do thiếu tổ chức lãnh đạo tập trung, thống nhất. Các
cuộc đấu tranh kiên cường và liên tục, bất khuất đó dần dần đều bị thất bại,
nhưng nó khẳng định truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của toàn thể
nhân dân các bộ tộc Lào.
Một thời kỳ mới mở ra cho nhân dân các bộ tộc Lào khi ánh sáng của
chủ nghĩa Mác soi rọi đến mảnh đất này. Nguyễn Ái Quốc - người chiến sĩ ưu
tú của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dưới ảnh hưởng của cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917, tư tưởng Mác-Lênin đã được truyền bá vào
Đông Dương. Cùng với phong trào đấu tranh yêu nước và phong trào công
nhân 3 nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia, ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Đông
Dương được thành lập. Từ đây cuộc cách mạng của Nhân dân các bộ tộc Lào

7


bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng Macxit-Leninnit.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 9/1934, Xứ
uỷ Lào được thành lập để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Lào. Đây là tổ chức
tiền thân của Đảng NDCM Lào, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Ai Lào và “Mặt
trận Ai Lào đồng minh”, kết hợp với cách mạng Việt Nam. Cách mạng Lào đã

từng bước thắng lợi vẻ vang và cuối cùng đánh đuổi được chủ nghĩa thực dân
Pháp xâm lược và giành thắng lợi vẻ vang. Ngày 22/3/1955, Đảng Nhân dân
Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) được thành lập tại khu căn cứ
Sầm Nưa, đứng đầu là đồng chí Cay Sỏn Phôm Vi Hản.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, báo chí cách mạng của Lào đã ra đời. Trước tiên, đó là những tờ truyền
đơn, đăng tải tranh đả kích, châm biếm, biếm hoạ… được in bằng những công
cụ thô sơ. Nội dung các ấn phẩm này nhằm đả kích, tố cáo tội ác của thực dân
đế quốc, bè lũ bán nước; đồng thời tuyên truyền cho những mục đích cách
mạng, kêu gọi, tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu chống ách
xâm lược của thực dân, đế quốc.
Đến tháng 8 năm 1945, trong giai đoạn nhân dân các bộ tộc Lào đang
thúc đẩy đấu tranh giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và Phát xít Nhật,
tờ truyền đơn cờ cách mạng 3 màu có mặt trang ở bên trong đã truyền khắp
Viêng Chăn, Sa Vẳn Na Khết và nơi khác… để tuyên truyền cổ vũ cho nhân
dân thúc đẩy chiến tranh giành độc lập toàn quốc. Các tờ truyền đơn do Xứ uỷ
Đảng Ai Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đông Dương ấn hành. Ông Cay Sỏn
Phôm Vi Hản được cử làm trưởng ban cơ quan tuyên truyền và ông Si Sa Na
Si Sán làm phó ban.
Năm 1946, trong giai đoạn phòng trào yêu nước của nhân dân Lào dưới
sự lãnh đạo của Xứ uỷ Đảng Ai Lào chống lại sự xâm lược của bọn thực dân
Pháp lần thứ 2, toàn đất nước Lào, từ Bắc đến Nam cũng đã cho ra đời tờ
truyền đơn của các địa phương. Nội dung của các tờ truyền đơn chủ yếu tuyên
truyền đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, các tờ truyền đơn đó không nói được

8


nhiều vấn đề, còn đơn giản về hình thức thông tin, số lượng in ít, không phát
hành rộng rãi, nhưng đối với các lực lượng và nhân dân Lào thì đây là những

giáo trình học tập bổ ích, đồng thời lực lượng cách mạng cũng sử dụng các tờ
truyền đơn là công cụ đấu tranh cách mạng, động viên kịp thời nhân dân các
bộ tộc Lào trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, làm cho lực lượng
cách mạng Lào ngày càng lớn mạnh.
Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí Nu Hắc Phum Xa Vẳn, từ năm 1946 đến
năm 1949, một bản tin bí mật dần dần được hoàn thiện và là tiền thân của tờ
báo cách mạng đầu tiên của Lào, đó là tờ tin Xamakhi thăm (Tình đoàn kết) ra
đời ở miền Đông của Lào. Mặc dù số lượng in ấn và phát hành không nhiều
nhưng tờ tin này đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Lào đón đọc. Thời
kỳ này, việc in ấn và phát hành cũng gặp rất nhiều khó khăn. Có một số người
đã dùng củi cây thốt nốt hoặc đá (in Ly tô), da súc vật để in ấn. Tờ Xamakhi
thăm hoạt động trong cơ chế gọn nhẹ. Từ Tổng biên tập đến những người làm
kỹ thuật ấn loát, đều phải đi viết tin, biên tập, tổ chức xuất bản và phát hành.
Do hoạt động bí mật nên trụ sở cơ quan phải đặt trong núi rừng sâu và luôn
phải di chuyển và sơ tán vì bị địch phát hiện. Mặt khác cơ quan báo chí ngoài
làm công tác nghiệp vụ còn phải kiêm thêm nhiệm vụ đấu tranh vũ trang
chống địch. Lúc này, báo được phát hành bằng nhiêu phương tiện, kể cả ngựa
thồ và đi bộ để đem báo đến những căn cứ kháng chiến.
Còn tại khu kháng chiến phía Nam, Đồng chí Khăm Tay Sỉ Phăn Đon
đã xây dựng một số tờ báo, bản tin đề tuyên truyền động viên quần chúng
nhân dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân xâm lược, thì có tờ báo
Viêng Chăn Post ra đời do tư nhân tự lập nên, tờ báo này chỉ phục vụ lợi ích
cho một số người trong hoạt động cách mạng lúc bấy giờ, Và người làm Tổng
biên tập cũng chỉ vì lợi ích cá nhân. Cho nên tờ báo này không thể phát triển
được và sau khi đất nước giải phóng hoàn toàn năm 1975 được đổi tên thành
Báo Viêng Chăn Mai.

9



Báo Viêng Chăn Mai chính thức được thành lập ngày 1/9/1975, phục
vụ tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước tới nhân dân các bộ tộc Lào am hiểu và cung thực
hiện để xây dựng và phát triển đất nước.
Báo Viêng Chăn Mai ra đời có nhiệm vụ tổ chức, tuyên truyền giáo dục
nhân dân Lào về lòng yêu nước, yêu lao động. Báo Viêng Chăn Mai đã trở
thành công cụ sắc bén về lý luận và trở thành tiếng nói quan trọng của Đảng
bộ Thủ đô Viêng Chăn.
Sự ra đời và phát triển của báo Viêng Chăn Mai đánh dấu sự phát triển
lớn mạnh của cách mạng Lào dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng NDCM Lào.
Số báo Viêng Chăn Mai đầu tiên phát hành trong giai đoạn khó khăn và thiếu
thốn với công cụ in ấn thô sơ. Tờ báo có kích thước 27 cm x 40 cm, số lượng
in không nhiều. Báo phát hành hàng ngày, số in 1.200 bản/kỳ. Ông Pi Da Try
Chăn làm tổng biên tập trực thuộc Sở Tuyên huấn Thủ đô Viêng Chăn (nay là
Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch).
1. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
Sự thật lịch sử các nước trên thế giới cũng như ở nước Lào, qua quá
trình đấu tranh các cuộc cách mạng, các giai tầng chính trị luôn luôn lấy báo
chí làm công cụ để tuyên truyền, để giác ngộ, để tổ chức quần chúng tập hợp
dưới ngọn cờ chính trị của mình. Nhận thức sâu sắc vũ khí tư tưởng lợi hại
này, ngay từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng theo quan điểm mác
xít và những người lãnh đạo của Đảng NDCM Lào luôn luôn quan tâm, tạo
điều kiện để hình thành dòng báo chí yêu nước và cách mạng.
Trong giai đoạn đầu mới giải phóng, trong điều kiện hết sức gian khổ
khó khăn, một bản tin quan trọng dưới sự chỉ đạo của đồng chí Pi Da Try
Chăn ra đời và như ngọn lửa nhen nhom ý chí cách mạng cho những người
yêu nước và cách mạng Lào. Và chẳng bao lâu, chính tờ tin ấy dần được hoàn
thiện để trở thành một ấn phẩm mang tính chất báo chí. Nó ra đời như đánh
dấu một sự bắt đầu xuất hiện của nền báo chí cách mạng Lào.


10


Để làm công cụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng
cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thấm nhuần những chủ trương
đó, các vị lãnh đạo của Đảng đã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng,
những năm 1975 – 1986 Báo Viêng Chăn Mai như là vũ khí tư tưởng. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, ngày từ khi mới thành lập, Báo
Viêng Chăn Mai đã trở thành cộng cụ sắc bén trong việc tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Tờ báo Viêng Chăn Mai, tiếng nói của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn
dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nó đóng vai trò rất
quan trọng trong việc tuyên truyền, tổ chức về đường lối chính trị và vận động
nhân dân xây dựng đời sống văn hoá mới, nâng cao kiến thức, đặc biệt vận
động nhân dân cùng nhau xây dựng đất nước, biết làm kinh tế để tăng thêm
thu nhập gia đình, nâng cao đời sống ngày một tốt hơn.
Có thể nói rằng, sự ra đời và trưởng thành của Báo Viêng Chăn Mai là
một dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
NDCM Lào. Đồng thời nó cũng là một sự kiện đánh dấu sự ra đời của báo chí
cách mạng ở nước Lào. Sự phát triển của báo chí cách mạng Lào còn được
đánh dấu ở những giai đoạn lịch sử đấu tranh nhất định.

11


CHƯƠNG II:
BÁO VIÊNG CHĂN MAI TRONG THỜI KỲ GIẢI PHÓNG
VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
(Giai đoạn từ năm 1986 đến nay)


2.1. Báo Viêng Chăn Mai trong thời kỳ đổi mới
Từ năm 1986 đến 1991, báo Viêng Chăn Mai đã có số lượng phát hành
tăng đáng kể, với 1200 bản/kỳ/ngày, đồng thời Tòa soạn báo cũng đã in từ rơi,
truyền đơn với khổ 60x90cm, với số lượng 150 tờ/tháng, phát hành tại các
huyện ở Thủ đô Viêng Chăn. Để giảm được chi phí từ ngân sách của Nhà
nươc, từ năm 1990, báo Viêng Chăn Mai đã bắt đầu chú trọng đăng tải các
trang quảng cáo hàng hoá để có thêm nguồn thu bù chi. Nguồn thu từ quảng
cao của báo tăng dần, do sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Trước
yêu cầu đăng tải thông tin kinh tế - quảng cáo hàng hoá và dịch vụ, năm 1991,
Ban biên tập báo Viêng Chăn Mai đã cho in tăng thêm từ 4 trang lên 12 trang
với khổ in 27x40cm in 4 màu, năm 2000 báo in tăng thêm 4 trang và đến nay
là 16 trang, và có trường hợp những ngày quan trọng thì có lúc tăng thêm 18
trang cho in 4 màu với nhiều hình ảnh đẹp trên các trang.
Giai đoạn này, Báo Viêng Chăn Mai là tiếng nói của Đảng bộ Thủ đô
Viêng Chăn dưới quyền quản lý của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, đồng
thời dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin, Văn háo và Du lịch. Báo được Nhà
nước bao cấp về tài chính và hoạt động có tính chất độc quyền của Nhà nước.
Vào thời kỳ này, nước Lào đang tích cực cải cách đổi mới, xây dựng
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Báo chí được coi như là một sản
phẩm hàng hoá và phải tuân theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của
thị trường. Để tồn tại và phát triển, đem lại lợi nhuận kinh tế cho toà soạn,
đồng thời vẫn giữ vững vai trò là công cụ tuyên truyền chính trị tư tưởng –
văn hoá của Đảng, Ban biên tập báo đã chú trọng vấn đề hàng đầu về chất

12


lượng, trong đó cần phải cải tiến, đổi mới mạnh mẽ về nội dung và hình thức
để đáp ứng nhu cầu của độc giả.

Thực chất báo Viêng Chăn Mai vẫn còn những tồn tại lớn, đó là chưa
thật chú trọng cải tiến để nâng cao chất lượng thông tin đáp ứng nhu cầu bạn
đọc. Phần lớn các bài viết của báo chưa xuất phát từ đòi hỏi, nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng của quần chúng mà còn thiên về phản ánh một chiều các chủ
trương, đường lối, các chỉ thị của các cấp hoặc từ ý chí chủ quan của Ban biên
tập. Về mặt hình thức trình bày, các trang báo còn nghèo nàn, đơn điệu, in ấn
chưa đẹp. Có thể nói, sản phẩm Viêng Chăn Mai chưa đáp ứng công chúng cả
về nội dung và hình thức.
Hiện nay, báo Viêng Chăn Mai xuất bản hàng ngày với khổ giấy 37cm
x 52cm. Báo in 16 trang trong đó có 8 trang làm nhiệm vụ đăng tải tin, bài,
ảnh làm nhiệm vụ tuyên truyền chính trị và 8 trang dành đăng tải quảng cáo
hàng hóa với số phát hành 10.000 bản/ngày. Báo Viêng Chăn Mai được phát
hành rộng rãi trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn, một số tỉnh và nước ngoài
đăng ký mua tăng lên ngày một tăng, trong đó độc giả chủ yếu là cán bộ, đảng
viên, công nhân viên các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, doanh nhân địa
phương.
Để thực hiện nhiệm vụ chính trị cao cả, đặc biệt là thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Báo Viêng Chăn Mai
thực hiện theo hướng chỉ đạo của Đảng – Nhà nước đưa ra trong từng giai
đoạn, nhất là chủ trương đổi mới cũng như xu hướng chỉ đạo của Đảng bộ
Thủ đô Viêng Chăn và Đảng bộ, Chi bộ Đảng Sở Thông tin, Văn hóa và Du
lịch. Năm 1994, Báo Viêng Chăn Mai đã làm thử tự túc về chi phí hành chính
và chuyên môn, để giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và cuối cùng thì
chúng tôi cũng vượt qua mọi khó khăn và đạt được đáng kể. Được sự ủng hộ
của độc giả bạn đọc, cộng tác viên đã gửi tin, bài đóng góp đăng trên báo
Viêng Chăn Mai có chất lượng và hình thức phong phú đáp ứng được nhu cầu
bạn đọc.

13



Có thể nói kể từ ngày hình thành Báo Viêng Chăn Mai ngày càng
trưởng thành và phát triển cả nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Hiện
nay, Báo Viêng Chăn Mai đã và đang tiếp tục củng cố nội dung và hình thức
đa dạng, để đáp ứng được nhu cầu độc giả bạn đọc. Tập trung tuyên truyền
thành quả của đất nước cũng như của Thủ đô Viêng Chăn một cách kịp thời
và sâu rộng hơn nữa, và được sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng bộ Thủ đô
Viêng Chăn cũng như Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch. Đặc biệt năm nay,
Thủ đô Viêng Chăn cũng như trên cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm
ngày giải phóng đất nước và 60 năm ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào, thì Báo Viêng Chăn Mai đã tuyên truyền những hiệu quả mà đất
nước đã đạt được.
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nước CHDCND
Lào, năm 2005, Ban biên tập báo Viêng Chăn Mai đã cho phát hành ấn phẩm
của báo, đó là website và được phát hành từ tháng
5/2005. Sự xuất hiện báo điiện tử là nhằm phục vụ công chúng rộng rãi trong
và ngoài nước. Đến nay báo Viêng Chăn Mai điện tử đã có số lượng người
truy cập trên 700.000 lượt.
Đại hội lần thứ IV Đảng NDCM Lào diễn ra ngày 13/11/1986 đã đề ra
đường lối đổi mới nhằm tạo ra một bước ngoặt trong xây dựng và bảo vệ đất
nước. Thông tin diễn biến của Đại hội đã được báo Viêng Chăn Mai chuyển
tải rất kịp thời. Báo Viêng Chăn Mai đã trở thành người đứng đầu trong việc
tuyên truyền, triển khai đường lối đổi mới của Đảng trên địa bàn Thành phố
Viêng Chăn.
Đại hội Đảng lần thứ IV của Đảng NDCM Lào có ý nghĩa đặc biệt:
không chỉ là lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh đổi mới của Đảng mà còn là
Chương trình hành động của Chính phủ nước CHĐCN Lào. Báo Viêng Chăn
Mai cũng đặc biệt trân trọng đăng tải nguyên văn bài phát biểu của đồng chí
Cảy Sỏn Phôm Vi Hản - Tổng bí thư Đảng NDCM Lào, người khởi xướng và


14


quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới ở Lào. Trong bài phát biểu, Đồng chí
Cảy Sỏn Phôm Vi Hản khẳng định:
“Lịch sử đã đề ra nhiệm vụ nặng nề cho chúng ta là đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng lạc hậu, xây dựng một xã hội mới, xã hội văn minh, làm
cho nhân dân ấm no và hạnh phục. Con đường đi tới mục tiêu đã được chỉ
rõ: đó là đường lối, chính sách, phương hướng. Trước tiên phải làm cho mọi
cán bộ, đảng viên quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, tạo ra tư duy
mới và phương pháp làm việc mới, phải gần gũi quần chúng, tuyên truyền,
giải thích đường lối chính sách của Đảng, làm cho nhân dân nhận thức rằng:
đường lối mà Đảng đề ra là đường lối của chính họ, mục tiêu của Đảng cũng
là yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân…”.
Đồng chí Tổng bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta nhấn mạnh vấn đề cải tạo
cơ chế quản lý kinh tế. Đây là một vấn đề lớn, vấn đề mới mà gồm nhiều khâu
đòi hỏi chúng ta phải nắm vững những quan điểm cơ bản và phải tiến hành
đồng bộ và liên tục”.
Đại hội IV của Đảng NDCM Lào thể hiện tính đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ Đảng thể hiện tinh thần, ý chí cách mạng của toàn Đảng trong
việc thực hiện đường lối đổi mới toàn điện đất nước.
Kể từ Đại hội IV năm 1986 - Đại hội đề ra và định hướng tổ chức thực
hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng NDCM Lào đã trải qua 3 kỳ Đại hội
V,VI, và VII. Đại hội VII là đại hội gần đây nhất (3/2001) là kỳ Đại hội Đảng
đầu tiên của thế kỷ XXI. Những kỳ Đại hội đã khẳng định sự nghiệp đổi mới,
tiếp tục con đường đã được vạch ra từ Đại hội IV để dần dần đưa đất nước
Lào thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu.
Chào mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ VII, báo Viêng Chan Mai
có bài xã luận nhan đề: “Nâng cao tinh thần đoàn kết thống nhất, phấn đấu
thực hiện Nghị quyết Đại hội VII thành công tốt đẹp”. Bài báo thể hiện tính

quan điểm của Đảng trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết VII, với
tinh thần: vững vàng về chính trị, ổn định về mặt kinh tế, văn hoá xã hội, tiếp

15


tục phát triển, xoá bỏ đói nghèo. Từ năm 2010 đến 2015 để đất nước Lào
thành một nước phát triển, công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, một vấn đề
quan trọng là: “phải tập trung tăng cường quyền lực của pháp luật và quyền
lực chính quyền hành chính, tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính ở Trung
ương, địa phương và cơ sở với những cơ chế và chức năng của các tổ chức
đó”. Việc xác định rõ mục tiêu này cũng là để nhằm làm cho trong sạch bộ
máy Nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự kiểm tra, giám sát
của Nhà nước.
Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân các bộ tộc Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội. Đại hội lần thứ VII của Đảng NDCM Lào tháng
3/2001 đánh giá:
“Chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên liên
tục ở mức trung bình 6,2%/năm. Nổi bật nhất là chúng ta đã có khả năng sản
xuất gạo đáp ứng được nhu cầu trong cả nước và có phần dự trữ, đồng thời
chúng ta đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật và đã xây dựng được
nhiều công trình thuỷ lợi và trở thành hệ thống đảm bảo cho diện tích lúa
chiêm tăng lên gấp ba lần so với năm 1995. Những thành tựu về mặt kinh tế
đã đạt được là do đã phát huy tinh thần làm chủ đất nước, tự chủ, tự lực tự
cường, dựa vào tại nguyên của đất nước và sức lực của bản thân minh,
khuyến kích sản xuất trong nước chủ yếu, đồng thời là do sự đầu tư của Nhà
nước vào các dự án ưu tiên và chúng ta tích cực thực hiện chính sách mở
rộng hợp tác quốc tế ” [42,tr.12].
Từ tháng 3/2003, Ban biên tập báo Viêng Chăn Mai đã tập trung triển

khai tuyên truyền tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VII, đó là Nghị quyết về đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết này làm rõ hơn, cụ thể hơn con đường công
nghiệp hoá ở nước Lào trên tinh thần của sự nghiệp đổi mới mà Đảng NDCM
Lào đã vạch từ các đại hội trước. Nhiều bài viết được đăng tải trên báo Viêng

16


Chăn Mai đã phân tích, nêu bật được tầm quan trọng của sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá trên con đường đưa đất nước Lào phát triển trong
tương lai.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng,
báo Viêng ChănMai đã nhanh chóng tiếp cận, kịp thời tuyên truyền, tổ chức
quần chúng, góp phần tạo nên một phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn
xã hội. Tờ báo đã thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng - Nhà nước với Nhân
dân các bộ tộc Lào.
Trong bài viết tên trang diễn đàn của bút danh của ông Tổng biên tập
báo Viêng Chăn Mai - ông Thong Lươn PHIM MA SẢN, đăng ngày
22/3/2004 với nhan đề: “Đảng Nhân dân cách mạng Lào với việc tổ chức lãnh
đạo của cách mạng Lào gần nửa thế kỷ qua” có đoạn viết:
“… Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã cùng nhau kỷ niệm ngày
thành lập Đảng với bầu không khí vui vẻ và sôi nổi, với tình đoàn kết dưới sự
lãnh đạo của Đảng, lao động thi đua vượt lên lập nhiều thành tích để thực
hiện được mục đích phấn đấu mà Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra, nhằm
đưa đất nước của chúng ta thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát
triển…”.
“… Suốt thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào đã vượt qua mọi khó khăn, mọi thử thách, giành được thắng lợi
trong cuộc cách mạng cứu nước, giành độc lập, giành được nhiều thành công
lớn lao trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. Những thành công mà

chúng ta đã giành được đó là do Đảng NDCM Lào có chủ trương chiến lược
và chiến thuật đúng đắn, thông minh; và đặc biệt là suốt trong thời gian gần
20 năm thực hiện chính sách đổi mới toàn diện và có nguyên tắc, Đảng còn
chỉ đạo tổ chức hành động trực tiếp, đưa đất nước của chúng ta vượt qua
được mọi khó khăn gian khổ, vượt qua những thử thách, cùng với nhiều biến
đổi và phát triển không ngừng, bền vững, đảm bảo được sự ổn định về chính
trị, an ninh - quốc phòng, đời sống nhân dân ngày càng được cải tiến từng

17


bước, kinh tế của đất nước có thể giữ vững tốc độ phát triển liên tục và không
ngừng…”.
“… Đáp ứng theo sự mong muốn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
mà lúc nào cũng cống hiến mình vì lợi ích của tổ quốc và của nhân dân, đứng
trước những diễn biến ngày càng căng thẳng của tình hình thế giới ngày nay,
Đảng yêu cầu những cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân Lào trong toàn
quốc cần phải quyết tâm thực hiện và hy sinh tất cả để bảo vệ những thành
tích của cuộc cách mạng, giữ gìn chế độ mới, quyền dân chủ nhân dân, cùng
nhau ra sức tiết kiệm để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng
tiến bộ…”[22].
Diện mạo của một nước Lào mới đầu thế kỷ XXI đã được báo Viêng
Chăn Mai hàng ngày đưa tin như thế. Nó động viên được đồng bào, đồng chí
trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn và các huyện thuộc Thủ đô Viêng Chăn
cũng như bè bạn quốc tế quan tâm đến sự phát triển của đất nước Lào.
Quá trình hình thành và phát triển của báo Viêng Chăn Mai gắn bó hữu
cơ với quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, giữ gìn và xây dựng đất nước
và xây dựng xã hội mới của Đảng NDCM Lào. Các chặng đường phát triển
của tờ báo phản ánh một cách trung thực và sinh động những chặng đường,
những bước đi và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những đóng góp

to lớn của báo Báo Viêng Chăn Mai vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân Lào cho thấy được những nỗ lực, sự linh hoạt, sáng tạo của các thế
hệ nhà báo, các nhà cách mạng Lào trong hơn nửa thế kỷ qua đối với việc xây
dựng và phát triển tờ báo như ngày hôm nay.
Báo Viêng Chăn Mai đã kỷ niệm 39 năm ngày thành lập của mình vào
ngày 1/9/2014 báo Viêng chăn Mai đã có bài viết nêu cao nhiệm vụ, vai trò
của tờ báo để làm kỷ niệm ngày quan trọng này về định hướng cũng như tâm
nguyện và lời cam kết của tờ báo với độc giả: “Báo Viêng Chăn Mai là công
cụ in phương tiện truyền thông đại chúng nằm nhiệm vụ tuyên truyền thông
tin, văn hóa, xã hội... là sân khấu để” trong các chặng đường lịch sử phát

18


triển, báo luôn mang trọng trách là tiếng nói của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn,
đồng thời cũng là tiếng nói của nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, cũng như nhân
dân các bộ tộc Lào yêu nước trên địa bàn toàn quốc, yêu chuộng hoà bình,
tiến bộ. Báo Viêng Chăn Mai đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.
Báo Viêng Chăn Mai đã trải qua 39 năm từ ngày thành lập cho đến nay, cần
được nhìn lại một cách toàn diện hơn để chuẩn bị cho những bước tiến mới,
đáp ứng yêu cầu thông tin của Thủ đô Viêng Chăn cũng như nước Lào trong
thời đại mới.
Trong bước ngoặt lịch sử từ cuộc sống của thời chiến tranh, chuyển
sang cuộc sống thời bình, đời sống xã hội nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp,
nhất là việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở một đất nước còn lạc hậu.
Điều mà báo chí có thể làm được lúc này là bằng hoạt động nghiệp vụ của
mình, báo chí tác động làm chuyển biến nhanh nhận thức của cán bộ, chiến sĩ,
đồng bào. Đó là nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Lào trong thời kỳ đổi mới. Báo Viêng Chăn Mai đã tham
gia tích cực công tác định hướng tư tưởng chính trị cho quần chúng nhân dân.

Giai đoạn sau chiến tranh, đất nước Lào bước vào thời kỳ xây dựng lại đất
nước với muôn vàn khó khăn. Đời sống nhân dân chậm được cải thiện, vì nền
kinh tế còn mang nặng tính quan liêu bao cấp, chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng
về phương thức quản lý xã hội của thời chiến.
Báo Viêng Chăn Mai trong thời này đảm nhiệm những chức năng,
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Báo có nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức toàn dân đoàn kết
kháng chiến đến thắng lợi. Báo đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo
dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng NDCM Lào, đem lại cho họ
nhận thức chính trị đúng đắn về tình hình của đất nước và nhiệm vụ đặt ra đối
với mỗi công dân. Báo đã phản ánh có trọng điểm tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.

19


- Báo có nhiệm vụ định hướng chính trị tư tưởng, dư luận cho quần
chúng nhân dân, đoàn kết và xây dựng phát triển đất nước của các bộ tộc Lào.
- Báo làm nhiệm vụ tuyên truyền sự thắng lợi và phát triển to lớn của
đất nước để cán bộ, đảng viên, quân chúng nhân dân Lào nhận thức được đầy
đủ về ý nghĩa và giá trị to lớn của công cuộc cải tạo đất nước theo con đường
chủ nghĩa xã hội.
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã hoàn toàn thắng lợi. Đất nước
của các bộ tộc Lào được giải phóng, thống nhất độc lập. Nước CHDCND Lào
đã được thành lập ngày 02/12/1975. Đảng NDCM Lào trở thành lực lượng
duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn dân tiếp tục sự nghiệp cách mạng trong
thời kỳ mới. Nhiệm vụ của Đảng đã thay đổi từ lãnh đạo đấu tranh giành độc
lập sang giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sau khi đất nước được giải phóng, khả năng và điều kiện thoả mãn nhu
cầu thông tin của xã hội đã được nâng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất

nước. Trong thời điểm này các báo, đài đã được thành lập tại khu căn cứ cách
mạng đã lần lượt chuyển trụ sở về Thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh, thành
phố. Thời gian này, cả nước Lào chỉ có 1 Đài Phát thành - Truyền hình quốc
gia, 6 Đài phát thanh thuộc các tỉnh và 8 tờ báo, tạp chí (trong đó có 3 tờ là
nhật báo, 4 tờ tuần báo và 1 tờ bán nguyệt san). Như vậy, có thể nói dù số
lượng các cơ quan báo chí còn khiêm tốn, nhưng báo chí cách mạng buổi đầu
đất nước thống nhất độc lập đã nhanh chóng chiếm lĩnh được trận địa thông
tin, kịp thời đưa đương lối, chủ trương mà Đảng và Nhà nước về khắp các
vùng miền của đất nước Lào giải phóng, trong giai đoạn từ năm 1986 đến
năm 1990, báo có số lượng xuất bản đến 1.200 bản/kỳ, phát hành tại Thủ đô
Viêng Chăn và một số tỉnh.
Báo Viêng Chăn Mai xuất bản hàng ngày, đồng thời đảm nhiệm chức
năng và nhiệm vụ chính là:
- Báo là tiếng nói của Đảng bộ Thủ đô đặt dưới sự quản lý của Sở
Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào;

20


- Báo có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Lào tới các tầng lớp nhân dân trong cả
nước, đồng thời đăng các tin, bài trên các kĩnh vực chính trị, kinh tế ván hóa –
xã hội;
Báo Viêng Chăn Mai trong giai đoạn này đã tăng lượng xuất bản từ
1.500 đến 5.000 Bản/kỳ/ngày. Báo in 16 trang, gồm 9 trang để tuyên truyền
đường lối chính sách của Đảng và 7 trang để đăng tải quảng cáo, dịch vụ
hàng hoá.
Hiện này, Báo Viêng Chăn Mai là do đồng chí Thong Lươn PHIM MA
SẢN làm tổng biên tập, dưới sự quản lý của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch
Thủ đô Viêng Chăn. Báo Viêng Chăn Mai vẫn đảm nhiệm các chức năng,

nhiệm vụ chính như sau:
- Tuyên truyền, triển khai đường lối chính sách của Đảng bộ cũng như
của Đảng NDCM Lào, pháp luật của Nhà nước.
- Giáo dục lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước yêu chế độ mới,
chống tư tưởng và hành động phi cách mạng đi ngược lại quan điểm của Đảng
và Nhà nước.
- Phản ánh những sự thật, định hướng những dư luận xã hội trước những
sự kiện trong và ngoài nước để đi đến nhận thức và hành động đúng đắn.
- Tiếp nhận ý kiến của quần chúng về đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước, đề xuất cho lãnh đạo những phương hướng tổ chức thực hiện
đường lối chính sách góp phần quản lý nhà nước quản lý xã hội.
- Chủ động phân tích rõ các vấn để mới nảy sinh, chống lại sự xuyên
tạc của các thế lực phản động; đấu tranh chống diễn biến hoà bình và những
hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
- Quản lý sử dụng ngân sách, công cụ và phương tiện để phục vụ cho
công tác của mình.
Để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên, báo Viêng Chăn Mai có
những quyền quyết định của nội dung các tin báo đăng tải trên báo của mình.

21


Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, báo Viêng Chăn Mai phải có sự
kết hợp với các tổ chức thuộc Sở Thông tin, Văn hóa và Du kịch và Bộ Thông
tin, Văn hoá và Du lịch, các cơ quan, các Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ ở Trung
ương và các địa phương.
Lựa chọn bố trí, sắp xếp cán bố công chức dưới quyền quản lý của
mình, đồng thời có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh.
Đề nghị và kiện toàn hợp lý cơ cấu và quy chế làm việc của cơ quan
báo cho phù hợp từng giai đoạn.

Có quan hệ giao lưu, hợp tác với các cơ quan ban, ngành trong và ngoài
nước theo Nghị quyết của Giám độc Sở Thông tin, văn hóa và Du lịch.
Hiện nay cơ cấu tổ chức báo Viêng Chăn Mai gồm có 5 phòng. Cụ thể:
- Phòng hành chính: làm nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho cơ quan
báo, quản lý tài sản, phương tiện, quản lý các ấn phẩm của báo, quản lý tài
chính, quỹ lương, quản lý đội ngũ cán bộ… đảm bảo cho cơ quan báo hoạt
động ổn định và đúng pháp luật. Tổng biên tập là người trực tiếp quản lý
Phòng hành chính.
- Phòng kỹ thuật, Maketting: bao gồm các bộ phận như đánh máy, biên
tập tin, bài, thiết kế trình bày, theo dõi in ấn, phát hành, quản lý tài sản để
phục vụ cho ban chuyên môn.
- Phòng kinh tế-xã hội: có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp những tin tức
thời sự về các sự kiện, vấn đề trong lĩnh vực kinh tế-chính, xã hội, các sự kiện
diễn biến trong nước; nghiên cứu, viết các bài báo mang tính chất về nền kinh
tế- chính trị, xã hội, biên tập tin và hình ảnh thô, sau đó chuyển giao cho ban
kỹ thuật, maket biên tập tổ chức xuất bản.
- Phòng bài báo: là Phòng có nhiêm vụ theo dõi và cung cấp những bài
viết các sự kiện, vấn đề trong tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn háoxã hội, các sự kiện diễn biến trong nước, nghiên cứu, viết các bài báo mang
tính chất giáo dục, triển khai công tác phổ biến và tuyên truyền những văn
kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Phòng phải chịu trách nhiệm về tính

22


thời sự và tính chân thật, tính hấp dẫn của các bài viết về tình hình trong
nước, biên tập tin và hình ảnh thô, sau đó chuyển giao cho Phòng kỹ thuật,
maket biên tập tổ chức xuất bản.
- Phòng tin: có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp những tin tức thời sự về
các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong tất cả lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn hóa xã hội, các sự kiện diễn biến trong nước; viết các tin mang tính chất về nền
kinh tế- chính trị, xã hội, biên tập tin và hình ảnh thô, sau đó chuyển giao cho

ban kỹ thuật, maket biên tập tổ chức xuất bản.
Về bộ máy tòa soạn, Ban biên tập báo Viêng Chăn Mai gồm có:
- 1 Tổng biên tập;
- 2 Phó tổng biên tập.
Trách nhiệm của Ban biên tập được phân công cụ thể như sau:
- Tổng biên tập: Phụ trách chung, đồng thời trực tiếp phụ trách Phòng
hành chính;
- 1 Phó tổng biên tập phụ trách Phòng tin tức và Phòng bài báo.
- 1 Phó tổng biên tập phụ trách Phòng kỹ thuật-maketing và Phòng kinh
tế - xã hội
Cơ cấu tổ chức của báo Viêng Chăn Mai có thể khái quát theo sơ đồ
sau:
Tổng biên tập
Phó tổng biên tập

Phó tổng biên tập

Phòng kinh tế-xã hội

Phòng hành chính

Phòng tin

Kỹ thuật-marketting

Phòng bài báo

23



Báo Viêng Chăn Mai hiện nay có 47 cán bộ, phóng viên, biên tập viên,
trong đó có 39 người thuộc diện biên chế chính thức, còn lại là 8 nhân viên ký
hợp đồng lao động ngoài biên chế.
Trong 39 người thuộc biên chế chính thức của tờ báo có thể phân loại
theo một số tiêu chí như sau:
+ Về độ tuổi và giới tính:
7. Độ tuổi từ 25 – 30, có 5 người (trong đó có 5 nữ);
8. Độ tuổi từ 31 – 35, có 5 người (trong đó có 4 nữ);
9. Độ tuổi từ 36 – 40, có 5 người (trong đó có 2 nữ);
10. Độ tuổi từ 41 – 45, có 11 người (không có 4 nữ);
11. Độ tuổi từ 46 – 50, có 9 người (trong đó có 5 nữ);
12. Độ tuổi từ 51 – 55, có 2 người (trong đó có 1 nữ);
13. Độ tuổi từ 55 – 60, có 2 người (không có nữ);
14. Độ tuổi từ 61 trở lên, không có.
+ Về trình độ văn hoá:
15. Sau đại học: 2 người (1 nam, 1 nữ);
16. Đại học: 29 người (gồm 13 nam và 16 nữ);
17. Cao đẳng: 7 người (gồm 3 nam và 4 nữ);
18. Sơ cấp: 1 người (1 nam);
+ Về trình độ chuyên môn:
Chuyên môn Sau đại học Đại học
Báo chí
0
3
KHXH
2
0
Ngành khác
0
26


Cao đẳng
0
0
7

Trung cấp
0
0
0

+ Về trình độ ngoại ngữ:
Ngoại ngữ
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Tiếng Việt Nam
Tiếng Trung và Nga

Có biết
4
0
1
0

24

Sơ cấp
0
0
1



Không biết tiếng ngoại ngữ

34

+ Nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ:
Bậc đạo tạo
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp

Việt Nam
1
0
0
0
0

Nga
0
0
0
0
0

Trung quốc
0

0
0
0
0

Lào
1
29
7
10
1

Pháp
0
0
0
0
0

+ Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ
Bậc đạo tạo
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Việt Nam
1
0
0

6

Nga
0
0
0
0

Lào
0
0
2
4

Cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có của báo Viêng Chăn Mai khá hiện
dại những cán bộ công nhân viên của Báo đều biết sử dụng máy tính.
2.2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
Qua quá trình xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM
Lào; từ Đại hội IV đến Đại hội IX của Đảng NDCM Lào, trong 10 năm xây
dựng đất nước (từ năm 1975-1985), Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều cố
gắng và đạt được thành tích đáng kể trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng NDCM Lào đã sớm đề xuất và
quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới từng bước với những nguyên tắc quản
lý phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước Lào.
Qua 16 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Lào đã phải trải qua
nhiều thử thách, gay go để đứng vững và phát triển như ngày hôm nay. Và rõ
ràng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước mà Đảng NDCM Lào khởi xướng,
Báo Viêng Chăn Mai đã nhanh chóng tiếp cận, kịp thời tuyên truyền tổ chức

25



×