Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

GIAO AN LOP 4- TUAN 7- CKTKN+BVMT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.46 KB, 39 trang )

Tuần 7
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Tập đọc
Bài 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP
Thép Mới
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về
tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Tranh minh hoạ trong sgk, tranh ảnh về các nhà máy, các khu công nghiệp ...,
băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS : Sách vở môn học.
III. Phương pháp
- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, luyện tập …
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho hát, nhắc nhở HS lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
- Gọi 3 HS đọc bài: “Chị em tôi"
+ Nội dung bài khuyên ta điều gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Luyện đọc (10')
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn ?

a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp


sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết
hợp giải nghĩa từ.
b) Luyện đọc trong nhóm
- HS thực hiện y/c.
- 3 HS đọc bài.
- Nêu nội dung bài.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài được chia làm 3 đoạn:
. Đoạn 1: Đêm nay ... của các em.
. Đoạn 2: Tiếp ... vui tươi.
. Đoạn 3: Còn lại.
- HS đánh dấu từng đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ
khó.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú
giải sgk.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
c) GV đọc mẫu
- GV hd cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài (10')
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ
tới các em vào thời gian nào ?
+ Đối với thiếu niên tết trung thu có gì
vui?
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến
sĩ nghĩ tới điều gì ?

+ Trăng trung thu có gì đẹp ?
Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong
những đêm trăng tương lai sao ?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung
thu độc lập ?
+ Nội dung đoạn 2 là gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại.
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống
với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát
triển như thế nào ?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
+ Nội dung của bài nói lên điều gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng.
4. Luyện đọc diễn cảm (12')
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Anh nghĩ vào thời điểm anh đứng gác ở
trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trung thu là tết của các em, các em sẽ
được phá cỗ, rước đèn.
- Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương
lai của các em.
- Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc
lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi

sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu
quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố,
làng mạc, núi rừng…
* Ý1: Vẻ đẹp của ánh trăng trung thu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống
làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ
đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn.
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu
có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập
đầu tiên.
* Ý2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống
tươi đẹp trong tương lai.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa
đã trở thành hiện thực: có những nhà máy
thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh
đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
- Em mơ ước đất nước ta có một nền công
nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế
giới.
* Ý3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ
đến với trẻ em và đất nước.
* Nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ
của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương
lai của các em trong đêm trung thu độc lập
đầu tiên của đất nước.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau:
“Ở vương quốc Tương Lai”
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn
bạn đọc hay nhất.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ
**********************************************
Tiết 2: Toán
Bài 30: PHÉP TRỪ ( s. 39)
I. Mục tiêu
Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có
nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3
II. Đồ dùng dạy - học
- GV : Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. Phương pháp
- Giảng giải, luyện tập, thảo luận nhóm, thực hành…
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát, lấy sách vở.

B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Nêu cách cộng 2 số tự nhiên ?
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Củng cố kỹ năng làm tính trừ (12')
- GV viết 2 phép tính lên bảng.
- Y/c 2 HS lên đặt tính rồi tính
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép
tính của mình.
- Hát, lấy sách vở.

- HS nêu.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- Hs đọc phép tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
a) 865 279 – 450 237 = ?
865 279
-
450 237

415 042
b) 647 253 – 285 749 = ?

- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
+ Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta
đặt tính như thế nào ?
+ Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
3. Luyện tập (22')
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng

con.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
* Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
647 253
-
285 749

361 504
+ Đặt tính các hàng đơn vị thẳng cột nhau.
+ Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải
sang trái.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
a)
b)
- HS đọc bài.
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
a)
b)
- 1 HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
987 864
-

783 251
204 613
969 696
-
656 565
313 131
48 600
-
9 455
39 145
65 102
-
13 859
51 243
80 000
-
48 765
31 235
941 302
-
298 764
642 538
839 084
-
246 937
592 147
628 450
-
35 813
592 637

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết cả 2 năm tỉnh đó trồng được
bao nhiêu cây ta làm thế nào ?
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài
vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học, dăn HS về nhà làm BT.
- 1 HS lên bảng tóm tắt :

- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến
thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1730 - 1315 = 415 (km)
Đáp số : 415 km
- 1 HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số cây năm ngoái trồng được là:
214 800 – 80 600 = 134 200(cây)
Số cây cả hai năm trồng được là:
134 200 + 214 800 = 349 000 (cây )
Đáp số: 349 000 cây

- HS nhận xét, đánh giá.
- Học sinh lắng nghe.
*****************************************************
Tiết 3: Thể dục
Thầy Sơn dạy
*****************************************************
Tiết 4: Đạo đức
Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,… trong cuộc sống hằng
ngày.
1315 km
Nha
Trang
? km

131 km
TP
HCM
1 730 km

Néi
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II. Đồ dùng dạy - học
- Đồ dùng để chơi đóng vai
- Mỗi HS có 3 thẻ: xanh, đỏ, vàng
III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát + lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Trẻ em có quyền gì ? Khi nêu ý kiến của
mình phải có thái độ như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Nội dung (27')
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
+ Mục tiêu: Qua thông tin HS hiểu được
mọi người phải tiết kiệm tiền của.
+ Cách tiến hành
- Thảo luận cặp đôi. Đọc các thông tin và
xem tranh trả lời các câu hỏi.
+ Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
+ Theo em có phải do nghèo nên các đân
tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết
kiệm không ?
+ Họ tiết kiệm để làm gì ?
+ Tiền của do đâu mà có ?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
*Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của.
+ Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ của mình
với mỗi tình huống đúng sai.
+ Cách tiến hành
- GV lần lượt nêu từng tình huống.
- GV cùng HS nhận xét kết luận:
- HS thực hiện y/c.

- Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến
riêng về những việc có liên quan đến mình
cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ ý kiến mong
muốn của mình với những người xung
quanh một cách rõ ràng, lễ độ.
- Thấy người Nhật và người Đức rất tiết
kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hiện,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Các đân tộc cường quốc như Nhật và
Đức không phải do nghèo mà tiết kiệm.
Họ rất giàu.
- Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết
kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu
- Tiền của là do sức lao động của con
người mới có.
- HS giơ thẻ.
+ Các ý kiến c, d là đúng.
+ Thế nào là tiêt kiệm tiền của ?
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu: HS nắm được những việc mình
nên làm khi sử dụng tiền của.
+ Cách tiến hành
- Làm việc cá nhân: ghi vào vở những việc
nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền
của.
+ Có nhiều tiền thì tiêu ntn cho tiết kiệm ?
+ Sử dụng đồ đạc ntn mới tiết kiệm ?
+ Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn ?

+ Sử dụng điện, nước thế nào là tiết kiệm ?

GV: Những việc tiết kiệm là việc nên làm
còn những việc gây lãng phí không tiết
kiệm chúng ta không nên làm.
* Ghi nhớ sgk
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và làm bài.
- Chuẩn bị bài sau: Về nhà làm:
Phiếu quan sát
Họ và tên:
Quan sát gđ em và liệt kê các việc làm tiết
kiệm và chưa tiết kiệm vào bảng:
T
T
Việc đã tiết
kiệm
Việc chưa tiết
kiệm
+ Các ý kiến a, b là sai.
- Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích hợp
lý có ích, không sử dụng thừa thãi, tiết
kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè
xẻn.
- VD:
- Tiêu tiền một cách hợp lý không mua
sắm lung tung ...
- Không mua quà ăn vặt, thích dùng đồ
mới, bỏ đồ cũ, chỉ giữ đủ dùng, phần còn
lại thì cất đi hoặc giữ tiết kiệm, giữ gìn đồ
đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ

mới ...
- Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi.Chỉ
mua những thứ cần dùng.
Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng
điện, nước thì tắt.
- 3 đọc phần ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
************************************************
Tiết 5: Chào cờ
************************************************************************
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Luyện từ và câu
Bài 13: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu
Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng qui tắc đã
học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng
một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3 (mục III).
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính địa phương, giấy khổ to và bút dạ, phiếu kẻ sẵn hai cột tên
người, tên địa phương.
- Sách vở môn học.
III. Phương pháp
- Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập ...
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho lớp hát, nhắc nhở HS lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')

- Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu.
- Mỗi em đặt 1 câu tự chọn trong các từ:
tự trọng, tự hào, tự tin, tự kiêu.
- GV nxét, cho điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Tìm hiểu bài (15')
- GV viết sẵn lên bảng lớp. Y/c HS quan
sát và nxét cách viết.
+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn
Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng,
Vàm Cỏ Tây.
+ Tên người, tên địa lí được viết như nào ?
+ Tên riêng gồm mấy tiếng ? mỗi tiếng
cần viết ntn ?
+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam
ta cần phải viết như thế nào ?
- Cả lớp hát, lấy sách vở.
- 3 HS thực hiện y/c.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- Quan sát, nxét cách viết.
- Tên người, tên địa lí được viết hoa những
chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Tiếng riêng thường gồm một, hai hoặc ba
tiếng trở nên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ
cái đầu của tiếng.
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam,
cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo
thành tên đó.

* Phần ghi nhớ:
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ.
- Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng nhóm.
+ Hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý vào
bảng sau:
Tên người Tên địa lý
- Y/c 1 nhóm dán phiếu lên bảng các
nhóm khác nxét, bổ sung.
+ Tên người Việt Nam gồm những thành
phần nào ? khi viết ta cần chú ý điều gì ?
3. Luyện tập (17')
* Bài tập 1: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS tự làm bài, viết tên mình và địa
chỉ gia đình.
- GV cùng HS nxét.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nxét cách viết của bạn.
- Y/c HS nói rõ vì sao lại viết hoa từ đó
mà từ khác lại không viết hoa?
* Bài tập 3: Gọi HS đọc y/c.
- GV treo bản đồ địa lý tự nhiên.
- Y/c HS tự tìm trong nhóm và ghi vào
- 3 HS lần lượt đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- Trình bày phiếu, nxét và bổ sung.
Tên người Tên địa lý
Đinh Thị Yên
Hoàng Minh Tú
Lò Bảo Quyên

Nguyễn Thị Hạnh
Lê Anh Tuấn
Tường Thượng
Mai Sơn
Hà Nội
Quảng Bình
Cửu Long
- Thường gồm: họ, tên đệm (tên lót) tên
riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa
các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận
của tên người.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào
vở.
- HS nxét bạn viết.
+ Đinh Thị Yên, Bản Cha, Tường Thượng,
Phù Yên, Sơn La.
+ Nguyễn Kỳ Anh, Khối 8, thị trấn Phù
Yên - Sơn La
- 1 HS đọc y/c, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở.
- Nxét bạn viết trên bảng.
+ Xã Tường Thượng, huyện Phù Yên, tỉnh
Sơn La.
+ Xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn
La...
- Các từ đó là tên riêng phải viết hoa, các từ
khác không phải tên riêng nên không viết
hoa.
- 1 HS đọc y/c.

- Làm việc theo nhóm.
phiếu thành 2 cột.
- Gọi HS lên chỉ tỉnh, thành phố nơi em ở.
- GV nxét, tuyên dương HS.
D. Củng cố - dặn dò (1')
+ Nêu cách viết danh từ riêng ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học thuộc phần ghi nhớ, làm
bài tập và chuẩn bị bài sau: "Cách viết tên
người, tên địa lí nước ngoài"
- Tìm trên bản đồ.
- HS chỉ và đọc trên bản đồ.
- HS nêu lại cách viết.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
***********************************************
Tiết 2 : Toán
Bài 31: LUYỆN TẬP - S.40
I. Mục tiêu
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án, sgk
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Phương pháp
- Giảng giải, thảo luận nhóm, luyên tập, …
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát, lấy sách vở.

B. Kiểm tra bài cũ (5')
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV nhận xét chữa bài.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Luyện tập (32')
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- GV viết: 2416 + 5164
- Y/c 1 HS lên bảng thử lại.
- Hát, lấy sách vở môn học.
- Đặt vở BT lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc.
a) 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm
nháp.
2416
+
5164

7580
- 1 HS lên thử lại, lớp thử ra nháp
- Gọi HS nêu cách thử lại.
- GV nêu : Muốn kiểm tra phép cộng đã
đúng chưa ta phải thử lại. Khi thử phép
cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số
hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại
thì phép tính làm đúng.
b) Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào
vở.
- GV nhận xét, cho điểm.

* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
- Gọi 1 HS lên bảng làm phần a
- Nhận xét đúng/ sai.
- GVnêu cách thử lại : muốn kiểm tra một
phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta
phải thử lại. Khi thử lai phép trừ ta có thể
lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số
bị trừ thì phép tính làm đúng.
- Cho 3 HS lên bảng làm bài phần b, GV
cùng HS nhận xét, chữa bài.
7580
-
2416

5164
- HS nêu cách thử lại.
b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Thử lại:
- HS đọc y/c.
a) 1 HS lên làm bài và thử lại.
b) 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở
)
Thử lại :
35 462
+
27 519
62 981
69 108
+
2 074

71 182
6 839
-
482
6 357
6 357
+
482
6 839
4 025
-
312
3 713
7 521
-
98
7 423
62 981
-
35 462
27 519
71 182
-
69 108
2 074
267 345
+
31 925
299 270
299 270

-
267 345
31 925
5 901
-
638
5 263
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài và nêu
cách tìm x.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
+ Núi nào cao hơn ? Cao hơn bao nhiêu
mét ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 5: Gọi HS đọc y/c.
- Yêu cầu HS nhẩm không đặt tính.
- Gọi HS nêu kết quả nhẩm.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài trong VBT & cb bài sau.
Thử lại:
- HS đọc bài.
a) x + 262 = 4848 b) x – 707 = 3535
x = 4848 – 262 x = 3535 + 707
x = 4586 x = 4242
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.

- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh
và cao hơn là:
3143 – 2428 = 715 (m)
Đáp số : 715 m
- HS làm vào vở.
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện.
- HS nêu kết quả.
+ Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999
+ Số bé nhất có 5 chữ số là: 10 000
+ Hiệu của chúng là: 89 999
- Nhận xét đánh giá.
*******************************************************
Tiết 3: Mĩ thuật
Thầy Sơn dạy
*******************************************************
Tiết 4: Lịch sử
Bài 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)
I. Mục tiêu
3 713
+
312
4 025
5 263
+
638
5 901
7 423

+
98
7 521
Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
- Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể
của Dương Đình Nghệ.
- Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu
nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam
Hán.
- Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi
dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt
chúng.
- Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong
kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trong sgk, bộ tranh vẽ trận Bạch Đằng, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát, lâý sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng ?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Nội dung (32')
1) Nguyên nhân trận Bạch Đằng
* Hoạt động1: Làm việc cá nhân.
- Y/c HS đọc: Từ "Ngô Quyền ... quân Nam

Hán"
+ Ngô Quyền là người như thế nào ?
+ Vì sao có trận Bạch Đằng ?
- GV chốt ghi bảng.
2) Diễn biến của trận Bạch Đằng
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Y/c HS đọc: Từ"Sang đánh nước ta ...
hoàn toàn thất bại"
+ Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng như thế nào ?
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc.
- Ngô Quyền là người có tài nên được
Dương Đinh Nghệ gả con gái cho.
- Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình
Nghệ, Ngô Quyền đem quân đánh báo thù.
Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô
Quyền giết Kiều Công Tiễn Và chuẩn bị
đón đánh quân Nam Hán.
- HS đọc.
- Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu
vót nhọn, bịt sắt xuống lòng sông Bạch
- GV nhận xét, chốt lại đúng.
3) Ý nghĩa của trận Bạch Đằng
* Hoạt đọng 3: Làm việc cả lớp
- Y/c HS đọc: " Mùa xuân năm 939 ... hết"
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô
Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa ntn ?

- GV nhận xét và chốt lại.
* Bài học sgk.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
sau.
Đằng lợi dụng lúc thuỷ triều lên che lấp
các cọc nhọn cho quân mai phục khi thuỷ
triều lên nhử quân Nam Hán vào. Khi thuỷ
triều xuống thì đánh, quân Nam Hán
không chống cự nổi, chết quá nửa. Hoàng
Tháo tử trận.
- HS đọc.
- Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng
vương đóng đô ở Cổ Loa. Kết thúc hoàn
toàn thời kì đô hộ của bọn phong kiến
phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập
lâu dài của nước ta.
- 3 HS đọc bài học.
*****************************************************
Tiết 5: Kể chuyện
Bài 7: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK); kể nối tiếp
được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm
hạnh phúc cho mọi người.
- GDMT: GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi
trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp).
II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ trong sgk.
IV. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát + lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
- Y/c 2 HS lên kể chuyện đã nghe đã đọc
về lòng tự trọng.
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới
- HS thực hiện.
- 2 HS kể.
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. GV kể chuyện (5')
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh
minh hoạ.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện (27')
a) Kể chuyện trong nhóm.
b) Kể chuyện trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV cùng HS nhận xét.
c. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện
điều gì ?
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là
người ntn ?
+ Em hãy tìm kết cục vui cho câu chuyện
trên ?

- GV nêu: Có lẽ trời phật rủ lòng thương,
cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên
đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao
người. Năm sau mắt chị sáng lại nhờ phẫu
thuật. Cuộc sống hiện nay của chị thật
hạnh phúc và êm ấm. Mái nhà của chị lúc
nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.
- GDMT: thấy được giá trị của môi trường
thiên nhiên với cuộc sống con người (đem
đến niềm hi vọng tốt đẹp) qua hình ảnh
ánh trăng .
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- 4 HS một nhóm lần lượt kể theo tranh cho
bạn nghe.
- 1 HS kể tốt kể cả câu chuyện.
- 4 HS nối tiếp kể theo nội dung từng bức
tranh 2 - 3 lần.
- 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS đọc y/c và nội dung.
- Cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà
được khỏi bệnh.
- Cô là người nhân hậu, sống vì người khác
có tấm lòng nhân ái bao la.
- Mấy năm sau cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi.
Đúng đêm rằm ấy cô đã ước cho đôi mắt
của chị Ngăn sáng lại. Điều ước thiêng
liêng ấy đã trở thành hiện thực. Năm sau
chị được các bác sĩ phẫu thuật và đôi mắt
đã sáng trở lại. Chị có một gia đình hạnh
phúc với người chồng và 2 đứa con ngoan.

×