Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Ứng dụng giải pháp tập luyện duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao tuổi tại câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận hai bà trưng, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

VŨ THÀNH LONG

ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP TẬP LUYỆN DUY TRÌ VÀ
NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CÂU LẠC BỘ
SỨC KHỎE NGOÀI TRỜI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

VŨ THÀNH LONG

ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP TẬP LUYỆN DUY TRÌ VÀ
NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CÂU LẠC BỘ
SỨC KHỎE NGOÀI TRỜI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
Ngành

: Giáo dục học



Mã số

: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. LÊ ĐỨC CHƯƠNG

2. PGS.TS. BÙI QUANG HẢI

BẮC NINH – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án
Vũ Thành Long


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD-ĐT

: Bộ Giáo dục & Đào tạo

BHYT


: Bảo hiểm y tế

CLB

: Câu lạc bộ

cm

: centimet

CSVC

: Cơ sở vật chất

DNA

: Deoxyribonucleic acid

DTS

: Dung tích sống

ĐTĐ

: Đái tháo đường

HATT

: Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa)


HATTr

: Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu)

hGH

: Hormon tăng trưởng

HSHA

: Hiệu số huyết áp

kG

: kilogam lực

kg

: kilogam

km

: kilomet

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

MĐX


: Mật độ xương

mi

: Tần suất lặp lại

ml

: mililít

mmHg

: milimet thủy ngân

NCSK

: Nâng cao sức khỏe

NCT

: Người cao tuổi

TB

: Trung bình

TCQ

: Thái cực quyền


TCTS

: Thái cực trường sinh

TDDS

: Thể dục dưỡng sinh

TDTT

: Thể dục thể thao

TN

: Thực nghiệm

VH-TT&TT

: Văn hoá, Thông tin và Thể thao

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Số


Nội dung

TT
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Phân loại loãng xương theo tiêu chuẩn của WHO,1994 (T-Score)
Mức độ tham gia tập luyện thường xuyên của người cao tuổi tại
Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (n=70)
Thực trạng mục đích tham gia tập luyện của người cao tuổi tại Câu
lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (n=70)
Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện cho người cao tuổi tại Câu
lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (n=70)
Thực trạng nội dung tập luyện của người cao tuổi tại Câu lạc bộ
sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (n=70)
Thành tích đạt được qua thi đấu và biểu diễn của Câu lạc bộ sức
khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội giai đoạn 2014 - 2018

Trang

51
58
59

60
61
62

Thực trạng và nhu cầu tham gia tập luyện của người cao tuổi tại

Sau

Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (n=70)

tr.63

Thực trạng nhận thức về tác dụng tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên của người cao tuổi tại Câu lạc bộ (n=70)
Thực trạng nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể người tập
của hội viên Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (n=30)

65
66

Thực trạng nhận thức về lợi ích của Đi bộ định lượng đối với cơ
3.9

thể của hội viên Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà

68

Trưng, Hà Nội (n=19)
3.10


Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện của Trung tâm Văn
hóa – Thông tin & Thể thao Quận Hai Bà Trưng (n=70)

70

Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên phục vụ hoạt
3.11

động tập luyện và thi đấu cho người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức

71

khỏe ngoài trời
3.12

Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá trạng thái sức khỏe
người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (n = 25)

73


3.13
3.14
3.15

Kết quả kiểm định mức độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá trạng

Sau

thái sức khỏe người cao tuổi


tr.75

Kết quả kiểm tra, đánh giá đặc điểm hình thái và mật độ xương của
người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (nữ, n=60)
Kết quả kiểm tra chức năng hệ hô hấp của người cao tuổi tại Câu
lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (nữ, n=60)

77
78

Kết quả kiểm tra chức năng hệ tim mạch của người cao tuổi tại
3.16

Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (nữ,

79

n=60)
3.17
3.18

Kết quả kiểm tra chức năng hệ thần kinh- thần kinh cơ của người
cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời (nữ, n=60)
Kết quả kiểm tra thể lực của người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức
khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (nữ, n=60)

79
80


3.19

Kết quả phỏng vấn tự đánh giá cảm giác chủ quan về trạng thái sức
khỏe của người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời (nữ,
n=60)

81

3.20

Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp duy trì và nâng cao sức
khỏe người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (n = 25)

94

3.21

Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung tập luyện duy trì và nâng
cao sức khỏe người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời
(n=25)

3.22

Kết quả phỏng vấn lựa chọn giai đoạn và các nội dung xây dựng
chương trình tập luyện Yoga cho người cao tuổi (n=25)

100

3.23


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các nội dung cấu trúc buổi tập Yoga
cho người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời (n=25)

100

3.24
3.25
3.26
3.27

Kết quả tọa đàm lựa chọn các tư thế Yoga cho chương trình tập
luyện Yoga của người cao tuổi tại Câu lạc bộ (n=25)
Kế hoạch đi bộ với lượng vận động tăng dần trong năm cho người
cao tuổi tham gia thực nghiệm tại Câu lạc bộ
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương án tập luyện kết hợp Yoga và
Đi bộ định lượng
Kết quả so sánh nhận thức về tác dụng tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên giữa 2 nhóm trước thực nghiệm (n1= n2=15)

Sau
tr.95

101
103
106
115


3.28
3.29

3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35

Kết quả so sánh nhận thức về lợi ích của Yoga đối với cơ thể
giữa 2 nhóm trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả kiểm tra và so sánh đặc điểm hình thái và mật độ xương
của 2 nhóm trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả kiểm tra và so sánh đặc điểm chức năng hô hấp của 2
nhóm trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả kiểm tra và so sánh đặc điểm chức năng tim mạch của 2
nhóm trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả kiểm tra và so sánh đặc điểm thần kinh - thần kinh cơ giữa
2 nhóm trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả kiểm tra và so sánh đặc điểm trình độ thể lực của 2 nhóm
trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả phỏng vấn tự đánh giá cảm giác chủ quan của 2 nhóm
trước thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả so sánh nhận thức của người cao tuổi về lợi ích của Yoga
đối với cơ thể thời điểm trước và sau thực nghiệm (nữ, n= 30)

116
117
118
119
119
120

121
122

Kết quả so sánh nhận thức của người cao tuổi về tác dụng của tập
3.36

luyện thể dục thể thao thường xuyên thời điểm trước và sau thực

123

nghiệm (nữ, n= 30)
Kết quả so sánh nhận thức của người cao tuổi về lợi ích của Đi bộ
3.37

định lượng đối với cơ thể thời điểm trước và sau thực nghiệm (n1 =

123

15)
3.38
3.39
3.40
3.41
3.42
3.43

Kết quả kiểm tra và so sánh đặc điểm hình thái và mật độ xương
của 2 nhóm sau thực nghiệm (n1= n2=15)
Nhịp tăng trưởng các tiêu chí hình thái và mật độ xương của 2
nhóm sau thực nghiệm (n1= n2=15)

Kết quả kiểm tra và so sánh các tiêu chí chức năng hô hấp của 2
nhóm sau thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả kiểm tra và so sánh các tiêu chí chức năng tim mạch của 2
nhóm sau thực nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả so sánh đặc điểm thần kinh - thần kinh cơ giữa 2 nhóm sau
thực nghiệm (n1= n2=15)
Nhịp tăng trưởng các tiêu chí đánh giá đặc điểm thần kinh - thần

124
125
126
127
Sau
tr.128
Sau


kinh cơ của 2 nhóm sau thực nghiệm (n1= n2=15)
3.44
3.45

Kết quả kiểm tra, so sánh trình độ thể lực của 2 nhóm sau thực
nghiệm (n1= n2=15)
Kết quả phỏng vấn tự đánh giá cảm giác chủ quan về tình trạng
sức khỏe của 2 nhóm sau thực nghiệm (n1= n2=15)

tr.128
130
131


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số

Nội dung

TT

Trang

Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá
3.1

trạng thái sức khỏe người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài

73

trời
3.2

Nhịp tăng trưởng các tiêu chí đánh giá đặc điểm thần kinh- thần
kinh cơ của 2 nhóm sau thực nghiệm

129


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Mục đích nghiên cứu

4

Nhiệm vụ nghiên cứu

4

Giả thuyết nghiên cứu

4

Ý nghĩa khoa học của luận án

4

Ý nghĩa thực tiễn của luận án

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6


1.1. Tổng quan về người cao tuổi

6

1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi

6

1.1.2. Tình hình người cao tuổi hiện nay

6

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi

8

1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người cao tuổi

8

1.2.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng

9

1.2.3. Luật pháp và chính sách của Nhà nước

11

1.3. Đặc điểm quá trình lão hoá và sức khỏecủa người cao tuổi


16

1.3.1. Lão hoá

16

1.3.2. Những biến đổi giải phẫu, chức năng sinh lý ở người cao tuổi

20

1.3.3. Khái niệm sức khỏe và nâng cao sức khỏe

23

1.4. Cơ sở khoa học của việc tập luyện Yoga và hoạt động vận
động nâng cao sức khỏe người cao tuổi

28

1.4.1. Cơ sở khoa học của việc tập luyện Yoga nâng cao sức khỏe

28

1.4.2. Khái niệm, cơ chế tác động và một số hoạt động vận độngnâng

34

cao sức khỏe
1.5. Tổng quan về câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời


37

1.5.1. Khái niệm câu lạc bộ, câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở

37


1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể

38

thao cơ sở
1.5.3. Sơ lược về Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Hà Nội

39

1.6 . Tổng quan tình hình nghiên cứu

39

1.6.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

39

1.6.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

42

Tóm tắt chương 1


43

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

45

2.1. Phương pháp nghiên cứu

45

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

45

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

45

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

47

2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học

47

2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm

51


2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

52

2.1.7. Phương pháp toán học thống kê

53

2.2. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu

54

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

54

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

54

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu

56

2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu

56

2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu


56

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động tập luyện và sức khỏe người cao tuổi
tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.1.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tập luyện của người cao tuổi
tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.1.2. Thực trạng sức khỏe người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe
ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

57
57
57
71

3.1.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1

82

Tiểu kết nhiệm vụ 1:

88

3.2. Xây dựng chương trình tập luyện theo các giải pháp nhằm
duy trì và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi tại Câu lạc bộ

89


sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong lựa chọn và xác định nội dung
các giải pháp

89

3.2.2. Lựa chọn và xác định nội dung các giải pháp nhằm duy trì và
nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài

93

trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.2.3. Xây dựng chương trình tập luyện theo các giải pháp duy trì và
nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài

98

trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2

107

Tiểu kết nhiệm vụ 2:

112

3.3. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các giải pháp đã xây dựng
nhằm duy trì và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi tại Câu lạc

112


bộ sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm

112

3.3.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện đã xây dựng

114

3.3.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3

131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

134

A. Kết luận

134

B. Kiến nghị

135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


136


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Những thập kỷ gần đây, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới, đặc
biệt ở các nước đang phát triển, đã gia tăng nhanh. Cuộc tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009 cho thấy: Dân số nước ta đến 01/04/2009 là 85.789.573 người, trong
đó có trên 7,72 triệu người trên 60 tuổi (chiếm 9%), tỷ lệ này ở nông thôn là 9,1%
và ở thành phố là 8,6% [65]. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng
tăng. Trước năm 1945 là 32 tuổi, nay là 73,0 tuổi (2011). Năm 2011, Việt Nam
chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số.Tuổi thọ tăng cao phản ánh những
thành tựu to lớn của phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp của công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe (NCSK) nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, sự
nỗ lực tham gia thực hiện của nhân dân. Hiện tượng tăng dân số già đồng thời cũng
là một thách thức cho xã hội. Cùng với sự lão hóa là sự giảm sút sức khỏe, khả
năng thích ứng và bệnh tật gia tăng, từ đó đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho toàn xã
hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và NCSK người cao tuổi (NCT).
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc chăm sóc NCT. Từ tư tưởng và
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các văn kiện Đại hội Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước đều khẳng định: NCT là nền tảng của gia đình, là tài sản vô
giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội, vì thế, chăm sóc và phát huy tốt
vai trò NCT là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam,
góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiệm vụ chăm sóc đời sống vật chất và tinh
thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội và trong giai đoạn
hiện nay nhiệm vụ đó đã được nâng lên một tầm cao mới là NCSK với nguyên lý
thực hiện được thể hiện ở ba hoạt động chính (3 trụ cột): Xây dựng chính sách,

Tạo khả năng - gồm tạo một môi trường thuận lợi, cung cấp thông tin, hướng dẫn
kỹ năng sống và tạo ra các cơ hội chọn lựa những điều có lợi cho sức khỏe và
Phối hợp liên ngành.
Tuy nhiên, các chính sách về NCT hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu
quản lý nhà nước về NCT và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn công tác NCT
những năm qua, bao gồm cả việc xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản
pháp qui, tạo điều kiện cho NCT được lựa chọn những điều có lợi cho việc NCSK.


2

Lão hóa là một quá trình sinh học tự nhiên và diễn ra sau tuổi trung niên, kết
thúc ở cái chết. Các giả thuyết về lão hóa đã chỉ ra nguyên nhân và các biểu hiện
của già hóa là kết quả tương tác giữa cơ thể và môi trường, vì vậy lão hóa không
thể ngăn chặn. Quá trình lão hóa gây nên những thay đổi về cấu tạo và chức năng
sinh lý: giảm khả năng thích nghi, mất khả năng đối phó và sự suy giảm chức năng
của tất cả các cơ quan trong cơ thể dẫn đến việc NCT dễ mắc bệnh. Lão hóa không
thể ngăn chặn, nhưng có thể làm chậm quá trình đó nhờ vào sự nhận thức tích cực
nhằm làm hạn chế các tác động bất lợi đối với sức khỏe, quan trọng nhất chính là
tạo khả năng cho người dân tự biết kiểm soát và nâng cao sức khỏe của mình.
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới và
tiếp đó là Nghị quyết 08-NQ/TW 01/12/2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, tạo bức phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 [2],[7],
trong những năm gần đây, phong trào tập luyện thể dục thể thao (TDTT) đã phát
triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, nhiều người đã ý thức được tầm quan
trọng của việc tập luyện đối với sức khỏe, trong đó có NCT. Việc thường xuyên tập
luyện TDTT đã được khoa học chứng minh không chỉ nâng cao thể lực mà còn
giúp NCT cảm thấy vui vẻ, lạc quan, yêu đời, giảm căng thẳng trong cuộc sống
[15],[16],[19],[26]. Với những lợi ích như vậy, các hình thức tổ chức, các phương
pháp và phương tiện tập luyện cho đối tượng NCT ngày càng được các nhà khoa

học quan tâm và mở rộng nghiên cứu. Trong đó Yoga, các bài tập thể dục và võ
dưỡng sinh, các hình thức vận động trong tự nhiên là những phương pháp tập luyện
khá phổ biến và phù hợp với đối tượng NCT [15],[16],[19], [42],[47],[81].
Yoga là một hình thức tập luyện cổ xưa xuất xứ từ Ấn Độ, là tổ hợp của các
bài tập, tư thế khác nhau và đã được chứng minh là mang lại những lợi ích thiết
thực cả về thể chất lẫn tinh thần. Yoga với đặc trưng là những động tác chậm rãi,
mềm dẻo, lượng vận động không gây căng thẳng nên rất phù hợp với
NCT[17],[27],[39],[44],[47],[66],[86]. Hiện nay Yoga được tổ chức tập luyện dưới
nhiều hình thức như tự tập luyện, tập luyện theo nhóm, tập luyện trong các CLB...
Tuy nhiên, với số lượng đồ sộ các bài tập Yoga thì không phải bài tập nào cũng phù
hợp với mọi đối tượng NCT, do đó cần phải chọn lọc và xây dựng kế hoạch luyện
tập một cách khoa học mới đảm bảo đem lại lợi ích như mong muốn.
Các hình thức vận động trong tự nhiên là các bài tập được tổ chức tập luyện
trong môi trường tự nhiên như vườn hoa, công viên...Bên cạnh những tác động có


3

lợi của động tác hoạt động vận động, các hình thức vận động này còn phát huy
được vai trò, ưu thế của các yếu tố môi trường tự nhiên tác động tới sức khỏe như
không khí, ánh sáng…Tuy vậy, trong thực tiễn các bài tập thường được thực hiện
theo cảm nhận chủ quan, chưa có sự hướng dẫn về kỹ thuật, chưa kiểm soát lượng
vận động và đánh giá hiệu quả, do đó hiệu quả tập luyện không cao, thậm chí là cả
hậu quả không mong muốn [15], [16],[41],[42].
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Yoga tại các Trung
tâm nghiên cứu khoa học như: trường Đại học Y Maryland (Mỹ); Bệnh viện
Moriguchi – Keijinkai Osaka (Nhật Bản); Trung tâm y khoa Đại học Lomalinda
California…những công trình này có ý nghĩa rất to lớn trong việc xác định các cơ
sở lý luận ứng dụng Yoga nhằm duy trì và NCSK con người.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tập luyện

TDTT cho NCT như: “Nghiên cứu một số biện pháp NCSK cho người cao tuổi”
của Thang Văn Minh (2005); “Nghiên cứu ứng dụng bài tập thể dục dưỡng sinh
nhằm duy trì và NCSK cho giáo viên trung cao tuổi” của Nguyễn Văn Hiếu (2006);
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập thể chất NCSK cho NCT mắc hội chứng bệnh cao
huyết áp” của Nguyễn Thùy Dương (2006); “Nghiên cứu tác dụng của thực hành
Yoga lên một số chỉ tiêu sinh học ở người đái tháo đường” của Hoàng Thị Ái Khuê
(2010); “Tác dụng của tập luyện Yoga lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh
hoá ở bệnh nhân đái tháo đường tại Thành phố Vinh, Nghệ An” của Phạm Thị
Hằng Nga (2011);“Nghiên cứu ứng dụng bài tập Yoga nhằm duy trì và tăng cường
độ dẻo dai cho hội viên tuổi 35-40” của Đỗ Thị Ngần (2011); “Nghiên cứu tác
dụng Võ cổ truyền Bình Định nhằm duy trì sức khỏe người cao tuổi” của Nguyễn
Ngọc Sơn (2011)...
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã có nhiều đóng góp về lý luận và
thực tiễn trong việc duy trì, NCSK cho NCT. Song trong thực tiễn có thể nhận thấy
chưa có tác giả nào đề cập đến việc phối hợp giữa tập luyện Yoga với các hình thức
vận động trong tự nhiên cho NCT, đặc biệt, tại CLB sức khoẻ ngoài trời Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội đến nay vẫn chưa đưa Yoga vào nội dung tập luyện mặc dù điều
kiện cho phép và NCT có nhu cầu tập luyện.
Xuất phát từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu, bổ
sung hoàn thiện cơ sở lý luận và làm phong phú thêm những giải pháp tập luyện
cho NCT, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Ứng dụng giải pháp tập luyện


4

duy trì và nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài lựa chọn và xây dựng giải
pháp tập luyện duy trì và NCSK cho NCT sinh hoạt tại CLB sức khỏe ngoài trời

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống
các phương tiện và phương pháp tập luyện duy trì và NCSK cho NCT ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Thực trạng hoạt động tập luyện và sức khỏe NCT tại CLB sức
khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng chương trình tập luyện theo các giải pháp nhằm duy
trì và NCSK cho NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã xây
dựng nhằm duy trì và NCSK cho NCT tại CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đánh giá hoạt động tập luyện của NCT tại
CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho thấy các phương pháp,
phương tiện và hình thức tổ chức tập luyện đang được áp dụng còn thiếu đa dạng,
chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của NCT tham gia tập luyện. Đề tài cho rằng
nếu lựa chọn và xây dựng được các giải pháp tập luyện khoa học, phù hợp với đặc
điểm thể chất và tình trạng sức khỏe của NCT, phù hợp với nhu cầu và điều kiện
khách quan sẽ có tác dụng duy trì và NCSK cho NCT.
Ý nghĩa khoa học của luận án
Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống kiến thức về các vấn đề liên
quan tới quá trình lão hóa và công tác duy trì, NCSK cho NCT, các kiến thức
chuyên môn về xây dựng chương trình tập luyện; hệ thống hóa nội dung và các tiêu
chí đánh giá toàn diện các mặt phản ánh trạng thái sức khỏe của NCT theo cấu trúc
nội hàm khái niệm sức khỏe của WHO; xây dựng chương trình tập luyện Yoga và
Đi bộ định lượng; xác định phương án tập luyện kết hợp Yoga với Đi bộ định
lượng theo hướng xã hội hóa và đáp ứng nhu cầu người tập luyện.


5


Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án đánh giá được thực trạng hoạt động tập luyện và sức khỏe NCT tại
CLB sức khỏe ngoài trời Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cụ thể: Thực trạng tập luyện
được đánh giá theo 05 tiêu chí; Các yếu tố ảnh hưởng gồm: 02 yếu tố chủ quan
(nhu cầu và nhận thức) và 02 yếu tố khách quan (CSVC và đội ngũ HLV); Lựa
chọn được 06 nội dung và 25 tiêu chí cho phép đánh giá tương đối toàn diện các
mặt phản ánh tình trạng sức khỏe của NCT theo cấu trúc nội hàm của khái niệm
sức khỏe, bao gồm: (1) Hình thái: 3 tiêu chí và phân loại chỉ số cơ thể theo 4 mức,
mật độ xương: 1 tiêu chí - T-Score và đánh giá mức độ loãng xương theo 4 mức;
(2) Thể lực: 3 tiêu chí; (3) Chức năng hô hấp: 3 tiêu chí; (4) Tim mạch: 6 tiêu chí;
(5) Thần kinh – thần kinh cơ: 3 tiêu chí; (6) Tinh thần và xã hội (cảm giác chủ
quan): 6 tiêu chí .
Từ kết quả xác định và phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, luận án đã
lựa chọn được 03 nhóm giải pháp gồm: (1) Mở rộng nội dung tập luyện (Yoga và
Đi bộ đinh lượng), (2) Kết hợp Yoga và Đi bộ đinh lượng dưới hình thức tổ chức
tập đan xen, (3) nâng cao nhận thức về tác dụng tập luyện đối với cơ thể và xác
định các nội dung cụ thể cho từng giải pháp. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng
chương trình tập luyện chi tiết theo các giải pháp nhằm duy trì, NCSK cho NCT và
tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các giải pháp được lựa chọn trong 01
năm.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Theo quy ước của Liên Hiệp Quốc, những người từ 60 tuổi trở lên, không
phân biệt giới tính, được gọi là người già và chia thành hai nhóm tuổi: 60-74 là

NCT và trên 75 tuổi là người già. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO): độ tuổi 60 - 74 là NCT, 75 - 90 là người già, trên 90 là người sống lâu.
Pháp lệnh NCT ở Việt Nam do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành tháng
4/2000 quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính là
người già [48]. Ở Việt Nam đang sử dụng cụm từ “người cao tuổi” thay cho “người
già” do tuổi thọ ngày càng tăng, nhiều người trên 60 tuổi vẫn còn hoạt động, cống
hiến cho xã hội nên cụm từ “người cao tuổi” phù hợp hơn.
1.1.2. Tình hình người cao tuổi hiện nay
Những thập kỷ gần đây, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới, đặc
biệt ở các nước đang phát triển, đã gia tăng một cách đáng kể. Song song với tăng
tuổi thọ, số lượng NCT ngày càng cao. Năm 1950, số lượng NCT trên toàn thế giới
là gần 200 triệu, năm 1975 là 350 triệu, năm 2000 là 590 triệu, ước tính đến 2025
sẽ là 1.121 triệu. Như vậy, trong vòng 75 năm (từ 1950–2025), số NCT trên thế
giới tăng 423%, đó là sự tăng trưởng rất nhanh [36], [65].
Trong vòng 50 năm trở lại đây, sự gia tăng số lượng NCT diễn ra ở các nước
phát triển là 89%, ở các nước đang phát triển là 347%. Như vậy, trái với quan niệm
thông thường là NCT chỉ tăng nhanh ở các nước phát triển, còn những nước đang
phát triển vốn có nền kinh tế thấp, số lượng NCT tăng không đáng kể. Thực tế đã
cho thấy ở các nước đang phát triển tốc độ gia tăng số NCT nhanh hơn, dự báo năm
2025, số NCT ở khu vực các nước đang phát triển sẽ chiếm 3/4 tổng số NCT trên
thế giới [65].
Trong số NCT thì người ở độ tuổi rất già (từ 80 tuổi trở lên) có tốc độ tăng
nhanh hơn cả. Số người trên 80 tuổi năm 1950 trên toàn thế giới là 15 triệu người,
đến năm 2025 sẽ là 111 triệu người (tăng 640%), trong đó ở các nước phát triển
tăng 450% và ở các nước đang phát triển là 857% [36],[65].
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số nước ta đến
01/04/2009 là 85.789.573 người trong đó có trên 7,72 triệu người trên 60 tuổi
(chiếm 9% dân số), tỷ lệ này ở nông thôn là 9,1% và ở thành phố là 8,6%. Những



7

vùng có tỷ lệ NCT cao hơn cả là Đồng bằng sông Hồng (11,2%), Bắc Trung bộ và
Duyên hải Miền Trung (10,3%). Những vùng có tỷ lệ người cao tuổi thấp là Tây
Nguyên (5,6%), Đông Nam Bộ (6,8%), Trung du và miền núi phía Bắc (8,1%),
Đồng bằng sông Cửu Long (8,3%) [36],[65].
Hiện tượng tăng dân số già đồng thời là một thách thức cho xã hội trên toàn
thế giới. Ý thức được tầm quan trọng đó, Liên Hiệp Quốc đã triệu tập Đại hội thế
giới về NCT, lần đầu tiên vào năm 1982 tại Vienne. Đại hội lịch sử này đã “trịnh
trọng tuyên bố, phải đảm bảo đầy đủ, không có một hạn chế nào đối với NCT, mọi
quyền cơ bản và không thay đổi, đã được ghi trong Tuyên ngôn về quyền con
người”. Đại hội cũng “trịnh trọng tuyên bố, song song với việc nâng cao tuổi thọ,
phải đảm bảo cho NCT một cuộc sống có chất lượng cao, trong đó mọi NCT đều có
quyền và nghĩa vụ phát huy mọi khả năng đóng góp sức mình cho việc xây dựng
một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”. Đại hội thế giới về NCT đã nhất trí thông qua
một chương trình hành động (Chương trình Vienne về tuổi già) có giá trị trong 50
năm và tập trung vào 6 điểm: một là, sức khỏe và ăn uống; hai là, nhà ở và môi
trường; ba là, gia đình; bốn là, bảo trợ xã hội; năm là, việc làm; sáu là, giáo dục
huấn luyện.
Sau mười năm thực hiện, Liên Hiệp Quốc đã chỉ đạo các tổ chức chuyên
nghiệp, các quốc gia sơ kết rút kinh nghiệm vào năm 1992 và trên cơ sở đó điều
chỉnh, bổ sung cho kế hoạch 10 năm tiếp theo. Liên Hiệp Quốc cũng đã quyết định
lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm là ngày Quốc tế NCT và lấy năm 1999 là năm Quốc
tế NCT.
Tóm lại, thực tiễn cho thấy tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới,
đặc biệt ở các nước đang phát triển đã gia tăng một cách đáng kể, trong đó có Việt
Nam. Song song với tăng tuổi thọ trung bình, số lượng NCT ngày càng cao. Tuổi
thọ người dân được tăng cao phản ánh những thành tựu to lớn của phát triển kinh tế
- xã hội, trong đó có sự đóng góp của công tác bảo vệ, chăm sóc và NCSK nhân
dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham gia tích cực của các

ban, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực tham gia thực hiện của nhân dân. Hiện tượng tăng
dân số già đồng thời cũng là một thách thức cho xã hội trên toàn thế giới. Cùng với
sự lão hóa là sự giảm sút sức khỏe, giảm khả năng thích ứng và bệnh tật gia tăng, từ
đó đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
NCSK NCT.


8

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến NCT. Những quan điểm
nhất quán, có tính hệ thống của Người về vị trí xã hội, vai trò, trách nhiệm của
NCT đối với Tổ quốc luôn đi trước thời đại. Đặc biệt, những tình cảm dành cho
NCTbiểu hiện rất đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam - văn hóa Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò, vị thế của NCT trong xã hội.
Người luôn coi NCT là lực lượng quan trọng góp phần tăng cường sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong “Lời hiệu triệu
đoàn kết tất cả các bậc phụ lão” (6/1941), Bác viết: “Dẫu rằng tóc đã bạc, mắt đã
hoa, tay run, chân mỏi, nhưng một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng
bang, một hành động của phụ lão có ảnh hưởng đến giết giặc. Rút guốc mộc để
ném vào đầu bọn bạo ngược, vung gậy trúc để đánh vào đầu bọn hung ác. Đối với
gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng
xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng
ứng; phụ lão làm, nhân dân làm theo. Hô điều nên hô, làm việc nên làm. Người có
của xuất của, người có sức dốc sức, góp gió thành bão, tụ hơi thành mây. Đồng bào
cả nước đang ngẩng cao đầu mà trông chờ các bậc phụ lão”.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, NCT Việt Nam không chỉ là người lao
động cần cù, sáng tạo trong xây dựng gia đình, quê hương, đất nước mà còn là
những người dám quên mình chiến đấu hi sinh cho độc lập, tự do của dân tộc. Họ

cũng là lớp người đi đầu trên con đường đổi mới, góp phần quyết định tạo ra những
thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đất nước. Hồ Chí Minh khẳng định:
Trách nhiệm của NCT là phải yêu quý, dìu dắt, bồi dưỡng lớp trẻ. Người từng căn
dặn: “Các đồng chí già là rất quý, là tấm gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi
dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đồng chí trẻ tiến bộ. Như
thế đòi hỏi đồng chí già phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là
một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa”. Người còn cho rằng, NCT phải tự
mình học tập thường xuyên, phải nâng cao dân trí bởi “Công việc ngày càng nhiều,
càng mới … nên đảng viên già phải cố gắng mà học”, để “chẳng những làm kiểu
mẫu, siêng năng cho con cháu mà còn tỏ rõ ý chí hùng mạnh của dân tộc Việt
Nam”.


9

Hồ Chí Minh còn phê phán quan niệm “Lão lai tài tận, lão giả an chi” (tuổi
già thì tài hết, tuổi già nên ở yên). Người chủ trương “vận động tất cả lực lượng của
mỗi người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân”,
trong đó NCT có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong kháng chiến chống Pháp,
Người đã có những vần thơ mộc mạc, nôm na mà đầy hào khí “Tặng các cụ lão du
kích Cao Bằng” bởi có thành tích góp phần đánh chặn bước tiến của giặc. Người
cũng nêu rõ: “Các cấp đảng bộ, mặt trận ở các địa phương ra sức giúp các cụ phụ
lão tổ chức, củng cố và phát triển các đội Bạch đầu quân. Đó cũng là một lực lượng
khá to trong công cuộc chống Mỹ cứu nước”. Người luôn là tấm gương sáng về
“tuổi cao chí khí càng cao”, suốt cuộc đời vì dân, vì nước, vì sự nghiệp cách mạng
quên cả tuổi già, quên cả bản thân. Một con người mà “dù phải từ biệt thế giới này”
vẫn không có điều gì phải hối hận, “chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa,
nhiều hơn nữa …”
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương về ứng xử đối với NCT. Dù là
Chủ tịch nước, nhưng trong thư chúc thọ cụ Phùng Lục ở Ứng Hòa, Hà Tây Người

đã viết: “Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ, trân trọng chúc cụ sống lâu và
luôn luôn mạnh khỏe để kêu gọi các con cháu ra sức tham gia công việc kháng
chiến và cứu quốc. Cháu lại kính gửi cụ lời chào thân ái và quyết thắng”. Một vị
Chủ tịch nước viết thư cho một công dân bình thường nhưng có tuổi thọ cao mà
xưng hô như vậy quả là nét đặc trưng của văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Nét đặc
trưng của văn hóa ứng xử ấy còn thể hiện rất rõ trong những câu chuyện nhỏ mà
đầy thú vị: Khi được tin chiến thắng dồn dập từ Việt Bắc Thu-Đông 1947, Người
đã viết một bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, một bậc nhân sĩ trí thức yêu nước,
người đứng đầu Quốc hội nước ta hồi đó những vần thơ bằng chữ Hán rất mực
trang trọng mà vẫn đầm ấm nghĩa tình. Có lẽ không ai lại không xúc động trước
một lối ứng xử tuyệt vời của Bác với một cụ già cao tuổi từ vùng bị giặc chiếm
đóng lặn lội lên Việt Bắc để được gặp và thăm Bác. Cụ già ấy được biết đến trong
nhan đề bài thơ của Người: “Tặng cụ Võ Liêm Sơn”. Có thể nói, đó chính là biểu
tượng sáng ngời về truyền thống “kính già” của dân tộc - một đạo lý đẹp đẽ mang
tính nhân văn cao cả [18].
1.2.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc chăm sóc NCT. Hiến pháp từ
1945 đến nay đều ghi rõ, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm chăm sóc NCT. Cụ


10

thể: Chỉ thị 134/CT ngày 11 tháng 5 năm 1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
giao cho các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội trách nhiệm chăm sóc NCT. Nghị
quyết số 46-NQ/TW 23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [6], Nghị quyết số 20–NQ/TW
ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành về việc tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc, NCSK nhân dân [9]. Năm 1989, Quốc hội thông
qua Luật Bảo vệ sức khỏe, trong đó có hẳn một chương (chương 7) đề cập đến việc
bảo vệ sức khỏe NCT.

Sau khi Hội NCT Việt Nam được thành lập (10/5/1995), Ban Bí thư TW đã
ban hành Chỉ thị 59/CT-TW về chăm sóc NCT, quy định “Việc chăm sóc đời sống
vật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”.
Theo đó, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các ban Đảng, Bộ
LĐ-TB&XH, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, các đoàn thể nhân dân cần giúp đỡ Hội hoạt
động có hiệu quả thiết thực, phối hợp với Hội trong việc vận động gia đình và xã
hội chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy vai trò NCT phục vụ công cuộc đổi mới; phối
hợp với Hội nghiên cứu, rà soát các chính sách luật pháp, đề xuất những văn bản
pháp quy nhằm bảo vệ, chăm sóc và phát huy NCT. Trước hết cần quan tâm chăm
sóc những NCT có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh, nhanh
chóng xoá bỏ tình trạng người già lang thang trên đường phố, ngõ xóm. Đề nghị
Chính phủ hỗ trợ Hội NCT Việt Nam về kinh phí và điều kiện hoạt động” [3].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Đối với các lão thành
cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, NCT thực hiện
chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và
vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham
gia đời sống chính trị của đất nước và hoạt động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lý
tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên…” [5].
Thông báo số 12-TB/TW ngày 13/6/2001 của Ban chấp hành TW khẳng
định Hội NCT Việt Nam là tổ chức xã hội của NCT, có các nhiệm vụ đã được quy
định cụ thể tại Pháp lệnh NCT. Hội có Ban đại diện ở cấp tỉnh và cấp huyện. Đồng
thời khẳng định “Nhà nước tiếp tục trợ cấp kinh phí họat động cho Hội. Các cơ
quan có chức năng của Nhà nước tạo thuận lợi, bảo đảm cấp kinh phí kịp thời cho
Hội” [4].


11

Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn dân tham
gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách

mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc
đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không
nơi nương tựa…” [8].
Như vậy, từ Chỉ thị 59, các văn kiện Đại hội Đảng và Thông báo số 12 của
Ban bí thư TW Đảng đều khẳng định: NCT là nền tảng của gia đình, là tài sản vô
giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội, vì thế, chăm sóc và phát huy tốt
vai trò NCT là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam,
góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.3. Luật pháp và chính sách của Nhà nước
1.2.3.1. Luật pháp liên quan đến người cao tuổi
Quan điểm của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp 1946, Điều
14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được
giúp đỡ”. Điều 32 Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già, người đau yếu và
tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và cứu trợ xã hội…”. Điều 64
Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có
trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ…”, Điều 87 ghi rõ: “Người
già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp
đỡ” [50].
Ngày 23/11/2009, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XII, Quốc hội đã ban
hành Luật NCT [49], trong đó quy định về quyền, nghĩa vụ của NCT, trách nhiệm
phụng dưỡng, chăm sóc sức khỏe NCT của con, cháu,.... Luật NCT là nền tảng
pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích của NCT, là cơ sở để hình thành chính sách và
giải pháp phù hợp với xu thế già hóa, tốc độ già hóa dân số ở nước ta. Các quy định
của Luật NCT đã từng bước đi vào cuộc sống, phục vụ đắc lực cho công tác an sinh
xã hội, chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò NCT.
Luật Hôn nhân và Gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định “Con có nghĩa vụ và
quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn
tật…khoản 2 Điều 47 quy định “Cháu có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
nội, ngoại”.



12

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1992) đã dành một chương về bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe NCT… trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật quy định “…NCT được
ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội
phù hợp với sức khỏe của mình”.
Luật Lao động quy định tại Điều 124: Người sử dụng lao động có trách
nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng
người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm...
Điều 151 Bộ luật Hình sự quy định “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình”. Điều 152 quy định
“Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên cạnh đó, Luật cũng quy
định một số tình tiết giảm nhẹ khi người phạm tội là người già.
1.2.3.2. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về người cao tuổi
Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, năm 1982, nước ta có tổ chức
năm quốc tế NCT. Nhiều tổ chức của NCT đã thành lập tại khắp mọi miền của đất
nước và có những hoạt động đa dạng, phong phú và hiệu quả, như Hội trọng thọ,
Câu lạc bộ (CLB) hưu trí, Hội phụ lão… Ngoài ra, trong nhiều tổ chức quần chúng
khác NCT cũng là những thành viên tích cực, như CLB sức khỏe ngoài trời, CLB
dưỡng sinh, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ… Các tổ chức đã tạo điều kiện
cho NCT có nơi sinh hoạt, có cơ hội đóng góp cho xã hội, đất nước. Trong công
cuộc bảo vệ sức khỏe NCT cần tính đến điều kiện thuận lợi này, có sự hướng dẫn
chu đáo dựa trên những hiểu biết sinh – y học hiện đại và truyền thống tốt đẹp của
NCT Việt Nam. Ngành y tế từ rất sớm (1970) đã có hẳn một chương trình nghiên
cứu y học tuổi già, năm 1980 thành lập đơn vị nghiên cứu y học tuổi già và năm
1983 thành lập Viện bảo vệ sức khỏe NCT.
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117-TTg về chăm sóc
NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT Việt Nam [59]. Chỉ thị khẳng định: “Kính

lão đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước ta coi việc
quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là đạo lý của dân tộc,
là tình cảm và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Để phát huy truyền thống của
dân tộc, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội
NCT, Thủ tướng đã chỉ thị:
(1) Về chăm sóc người cao tuổi


13

Uỷ ban Nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc
quyền thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc NCT và được thể hiện
trong kế hoạch phát triển KT-XH ngắn hạn và dài hạn, trong chỉ tiêu xây dựng gia
đình văn hoá, xây dựng cuộc sống mới. Dành tỷ lệ thích đáng ngân sách để giải
quyết các vấn đề XH, chăm sóc, phát huy vai trò NCT và hỗ trợ Hội NCT.
(2) Đối với Hội người cao tuổi
Hội có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ phù hợp với Hiến pháp và
pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ của Chính phủ về kinh phí và
điều kiện hoạt động.
(3) Đối với các Bộ, ngành
Bộ LĐ-TB&XH quản lý về mặt nhà nước đối với Hội NCT,có trách nhiệm
theo dõi, hướng dẫn Hội hoạt động theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về cơ
sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho Hội NCT ở Trung ương,
xã, phường và thị trấn.
Các Bộ, ngành khi soạn thảo văn bản pháp luật về chính sách đối với
NCTcần tham khảo ý kiến Hội NCT trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Chỉ thị 117-TTg cũng đã đề cập đến Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Tổng cục TDTT, Mặt trận tổ quốc Việt Nam… tạo

điều kiện và phối hợp chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
Pháp lệnh NCT của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2000) ra đời là bước đi
thích hợp để chăm sóc NCT. Pháp lệnh NCT đã dành chương 2 (14 Điều) về
phụng dưỡng, chăm sóc NCT. Tập trung đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà
nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc NCT [48].
Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định và
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh NCT”. Điều 9 nêu rõ: NCT được
chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11
tháng 8 năm 1989; NCT được hưởng dịch vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ), NCT từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo
hiểm y tế.


14

Căn cứ Nghị định số 30/CP, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 16/TT
/2002 “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 30/CP của Chính phủ”.
Nghị định 120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số
30/CP năm 2002. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài,
gia đình của NCT mua thẻ BHYT cho NCT.
Nghị định 121/CP năm 2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn ghi rõ chế độ đối với Chủ tịch Hội NCT cấp xã.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BYT hướng dẫn thực hiện
công tác chăm sóc sức khỏe NCT,trong đó quy định: NCT được chăm sóc sức
khỏe, được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khỏe ban
đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban ND các cấp có trách
nhiệm đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe cho NCT tại địa phương. Ngành y tế
chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe NCT…Trạm
y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khỏe và thực hiện chăm sóc

sức khỏe ban đầu cho NCT tại địa phương. Trường hợp NCT bị tàn tật, cô đơn
không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy
định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của
NCT…[14].Có thể nói, thông tư 35/2011 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài trong
việc thể chế hoá chính sách y tế cho NCT.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 về việc thành lập
Uỷ ban Quốc gia về NCT Việt Nam.
Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành
quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc NCT.
Nghị định 67/CP/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở lên không có lương
hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng 120.000 đ/tháng.
Bằng thực tiễn hoạt động Hội NCT Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể
vào các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, tham mưu giúp Nhà nước
những vấn đề cụ thể về NCT như: Thành lập Uỷ ban Quốc gia về NCT Việt Nam,
xây dựng Chương trình hành động Quốc gia về NCT giai đoạn 2006 – 2010, tổng
kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh NCT, chế độ trợ cấp cho NCT từ 85 tuổi trở lên
không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH, chế độ khám chữa bệnh cho NCT, chế
độ cho cán bộ Hội theo Công văn 372 của Bộ Nội vụ (2008).


×