Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Hướng dẫn thực tập trắc địa công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 54 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
(Tài liệu tham khảo)


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Lời nói đầu
Với mong muốn giúp các bạn Sinh viên, học viên nắm bắt được các nội dung
trong học phần "Thực tập trắc địa công trình", phát huy tính chủ động, sáng tạo trong
học tập. Cùng với sự giúp đỡ của Giáo viên phụ trách, các học viên tự giác thực hiện
được các nội dung yêu cầu trong khóa thực tập, hoàn thành tốt học phần thực tập Trắc
địa công trình.
Do hiện nay, giáo trình "Thực tập trắc địa công trình" chưa được xuất bản, với
mong muốn giúp cho các bạn sinh viên, học viên có được tài liệu căn bản về nội dung
thực tập, nhằm phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập, tác giả đã biên tập
"Hướng dẫn thực tập Trắc địa công trình", đây là giáo trình có tính chất tham khảo,
không bắt buộc đối với sinh viên, học viên.
Do thời gian biên soạn ngắn, trình độ có hạn, rất mong được sự góp ý của các
bạn sinh viên, học viên nhằm mục đích hoàn thiện tài liệu hơn giúp cho các bạn sinh
viên, học viên các khóa sau thực hiện tốt hơn phần nội dung thực tập, gắn kết lý
thuyết học phần Trắc địa công trình với thực tế, củng cố kiến thức cơ sở, là nền tảng
kiến thức về ngành công trình, phần trắc địa giúp các bạn chủ động trong công việc
sau khi rời ghế nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn!


Tác giả
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

2


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Phần I. Nội dung thực tập
1. Thành lập lưới khống chế đo vẽ.
2. Đo vẽ và thành lập Bản đồ địa hình, tỷ lệ 1: 200 (1:500)
3. Đo và vẽ mặt cắt địa hình.
4. Bố trí điểm từ Bản đồ ra thực địa ( bố trí công trình).
Phần II. Vật chất chuẩn bị
1. 01 tờ Giấy A0, 01 tờ giấy kẻ ô li
2. Bút xóa, đinh, giấy A4, ...

Phần III. Hướng dẫn thực tập
I. Lập lưới khống chế đo vẽ
Lưới khống chế đo vẽ là cấp lưới khống chế cuối cùng về tọa độ và độ cao
phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ bản đồ địa hình.
Lưới khống chế đo vẽ bao gồm lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế
độ cao. Trong phạm vi khu vực đo vẽ, tiến hành chọn các điểm khống chế, việc chọn
điểm khống chế phải thỏa mãn điều kiện:

+ Số lượng điểm khống chế đảm bảo mật độ theo quy phạm đo vẽ BĐĐH.
+ Các điểm phải thông hướng với nhau và tại một điểm khống chế tầm bao
quát là lớn nhất.
+ Việc chọn điểm và đánh dấu trên thực địa tùy thuộc vào điều kiện địa
hình, có thể đánh dấu điểm bằng dấu sơn, bút xóa, đinh, v.v… sao cho điểm được
chọn không bị phá hủy bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Thông thường lưới khống chế đo vẽ mặt bằng thường được thiết kế theo
dạng đường chuyền phù hợp hoặc đường chuyền khép kín tùy theo điều kiện địa
hình. Đối với khu vực thực tập, việc chọn điểm và bố trí theo dạng khép kín (lưới
đường chuyền kinh vĩ khép kín và đường chuyền độ cao khép kín) là phù hợp nhất.

3


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Trên các điểm khống chế lựa chọn, tiến hành đo lưới khống chế mặt bằng
và lưới khống chế độ cao.
Giả sử ta có lưới được chọn như hình vẽ
(Lưới khống chế đo vẽ là lưới giả định, với điểm I có tọa độ tương ứng là
(1000, 1000, 10))

III

II

I

IV
V
VII

VI

1. Đo lưới khống chế mặt bằng.
Việc đo lưới khống chế mặt bằng gồm: đo các góc bằng i và đo chiều dài các
cạnh Si trong lưới.
a. Đo góc bằng trong lưới.
- Do lưới khống chế có dạng đa giác khép kín nên để thuận tiện cho việc
tính toán, chúng ta tiến hành đo tất cả các góc trong của lưới.

4


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

- Để thực hiện đo góc trong lưới thì tại điểm đo phải đặt máy kinh vĩ, hai
điểm còn lại phải dựng tiêu ngắm. VD: đo góc bằng II - I - VII, ta phải đặt máy kinh
vĩ tại điểm I, dựng tiêu ngắm tại điểm II và điểm VII.
- Tại điểm I (điểm gốc của lưới) còn phải đo góc phương vị α. Mục đích của
việc đo góc phương vị α để Bản đồ được định hướng theo đúng hướng Bắc.

Chú ý: Tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng khi đo, ta có thể tách đo góc phương vị
và góc bằng trong lưới tại điểm I riêng rẽ.
a.1. Định tâm cân bằng máy tại một trạm đo:
Muốn đo được góc chính xác, tâm máy và tiêu phải trùng với tâm mốc trên
thực địa. Do đó, công việc đầu tiên tại một trạm đo là quá trình định tâm cân bằng
máy. Quá trình được thực hiện như sau:
Tâm mốc

Bước 1

3

Bước 2

Tâm máy

Ốc cân máy

3
1

2

1

2

Bọt thủy dài

Bước1: Đặt ba chân máy sao cho tâm máy tương đối trùng với tâm mốc,

dùng chân giậm chắc ba chân sau đó sử dụng ba ốc cân của đế máy (ốc cân máy) điều
chỉnh cho ảnh của tâm mốc vào tâm vòng tròn nhỏ của ống dọi tâm quang học. Chú
ý: cách đơn giản thực hiện (hình vẽ), dùng cả hai ốc cân 1 và 2, cùng vặn vào hoặc
vặn ra đưa tâm mốc về theo hướng thẳng với đường vuông góc với đường thẳng nối
ốc cân 1 - 2. Tiếp tục, dùng ốc cân thứ 3 đưa tâm mốc về chính giữa.
Bước 2: Xoay trục của ống thủy dài sao cho trùng với hướng của 2 ốc cân,
mở ốc hãm của 1 trong 2 chân máy tương ứng với hai ốc cân trên, điều chỉnh lên
hoặc xuống để đưa bọt thủy dài vào giữa. Sau đó xoay máy đi một góc 900 dùng chân
còn lại đưa bọt thủy dài vào giữa.
5


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Kiểm tra lại xem ảnh của tâm mốc có nằm trong vòng tròn nhỏ của ống dọi
tâm quang học không, nếu nằm trong vòng tròn nhỏ thì quá trình cân bằng định tâm
máy tại một trạm đo đã hoàn thành. Ngược lại, nếu tâm mốc nằm ngoài vòng tròn
nhỏ thì cần thực hiện lại bắt đầu từ bước 1 và bước 2. Khi máy ở vị trí tương đối cân
bằng (bọt thủy dài lệch so với vị trị chính giữa khoảng ½ vạch chia) và tâm mốc nằm
trong vòng tròn nhỏ thì có thể trực tiếp dùng ba ốc cân của đế máy để điều chỉnh cho
bọt thủy vào giữa.
a.2. Đo góc phương vị tại điểm I.
Gắn địa bàn vào máy kinh vĩ, sau đó xoay máy sao cho hướng Bắc của kim
địa bàn chỉ đúng hướng Bắc từ.
Vị trí gắn địa

bàn
1

7

6
Bộ phận
đọc số

3

8
4

10

9
12

2

11
5

đế máy

Khóa bàn độ ngang (số 9) (chú ý: khi đã khóa bàn độ ngang và bàn độ đứng: chỉ
được dùng ốc vi động ngang hoặc ốc vi động đứng để điều chỉnh máy, tuyệt đối
không được cố tình xoay máy sẽ làm gãy khóa bàn độ) , sau đó dùng ốc vi động (số
12) vi động sao cho kim địa địa bàn thật song song với máy. Dùng núm đặt trị số ban

đầu (số 11) đưa giá trị góc ngang về 0 o 0’ 0” (vừa ấn nút và vừa xoay). Mở khóa bàn
độ đứng, xoay máy theo chiều kim đồng hồ đến tiêu dựng tại điểm II, khóa bàn độ
ngang, dùng núm vi động đứng và ngang bắt chính xác mục tiêu, nếu hình ảnh không
rõ nét dùng núm điều quang (6) để điều chỉnh. Đọc trị số góc ngang trên bộ phận đọc
6


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

số. Ghi giá trị đọc được vào sổ đo góc. Giá trị góc ngang đo được chính là giá trị góc
phương vị I-II tại điểm I.
a.3. Đo góc bằng tại I
Sau khi đo góc phương vị  tại I xong, tiến hành đo góc bằng tại điểm I.
Đối với mỗi trạm đo chỉ có hai hướng nên việc đo được thực hiện theo phương pháp
đo góc đơn giản. Vì ta đo các góc trong của lưới nên góc đo tại I là II - I - VII. Quá
trình đo được thực hiện như sau:
- Xoay ống kính ngắm, ngắm đến điểm II, khi ngắm tương đối, dùng khóa
bàn độ ngang khóa bàn độ, sau đó, dùng núm vi động điều chỉnh cho chỉ đứng của
máy trùng với tiêu ngắm tại II.
- Đặt trị số ban đầu theo số lần đo. Giá trị ban đầu được đặt theo công thức
180 0
; (n = 2). Do đó, đối với lần 1 là 00 0’ 0” , lần đo thứ 2 là 900 0’ 0”.
n

- Mở khóa bàn độ ngang, xoay ống kính theo chiều kim đồng đến điểm VII,

bắt chính xác mục tiêu, đọc số trên bộ phận đọc số. Đã thực hiện xong nửa lần đo
thuận kính, tiếp tục thực hiện nửa lần đo đảo kính.
- Tại hướng ngắm của điểm VII, thực hiện đảo kính ngắm, quay ngược
chiều kim đồng hồ về ngắm lại điểm VII, thực hiện việc đọc số trên bàn độ ngang.
- Sau đó, quay máy về điểm II, bắt chính xác mục tiêu, đọc trị số trên bộ
phận đọc số. Đã thực hiện xong một lần đo.
(Tại một trạm máy, ta phải tiến hành đo hai lần nhằm mục đích phát hiện
khi có sai số trong quá trình đo, giảm ảnh hưởng của sai số khắc vạch trên bàn độ
ngang và làm tăng độ chính xác góc đo).
Trình tự ghi sổ và tính toán
Tr.
máy
I

Điểm
ngắm
(1)
II

Lần
đo
(2)
1

II

000 00' 06"
1620 48' 12"

VII

I

Số đọc trên bàn độ ngang
L
R
(3)
(4)

2

0

90 00' 12"

1
2

1800 00' 12"
342048' 00"
0

270 00' 12"

2C =
L-R
(5)
4
3

-6"


5

Trị số hướng
trung bình
(6)
000 00' 09"

6

0
+12" 162 48' 06"

0"

0

90 00' 12"

7

Trị số góc
một lần đo
(7)
1620 47' 57"

Trị số góc
n lần đo
(8)
9


8
10

(9)
Điểm I

1620 47'‘51"
1620 47' 45"

Ghi chú

11

SI - II =
96.383m

7


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê
VII

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

2520 47' 54"


720 48' 00"

-6"

2520 47' 57"

Lần đo thứ nhất:
Số đọc trên máy: 1 → 2 → 3 → 4.
Tính toán:

5 = 1 - 4 + 1800 ;
6 = 2 - 3 + 1800;
7

 1 

5
;
2

8



2



6
;

2

9



8



7;

Đối với lần đo thứ hai: ghi sổ và tính tương tự như lần một.
"Trị số góc n lần đo" là trị trung bình của 2 lần đo: 11 

9  10
2

;

Đối với các trạm còn lại thực hiện như mục a.3.
Hướng dẫn cách đọc số:
Đối với máy kinh vĩ dùng trong quá trình thực tập là loại máy 3T5K, sử dụng bộ
phận đọc số là thang đọc số. Bàn độ ngang được khắc vạch thành 360 phần và được
ghi số từ 0 đến 360, bàn độ đứng được khắc vạch thành 180 phần và được ghi từ 0 ÷
90 và 0 ÷ -90, mỗi phần tương ứng với 10. Thang đọc số có giá trị tương ứng đúng
bằng 10, hình ảnh của vạch khắc được hiển thị trên thang đọc số, dựa trên vạch khắc,
ta sẽ đọc được giá trị của góc ngang hay góc đứng.

8



Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

V
-2
6

5

4

3

2

1

0

0

1

2


3

4

5

6

0

1

2

3

4

5

175

6

174

H

- Đối với góc ngang: (ký hiệu là H)

0

1

2

3

4

5

175

6

174

+ phần Độ: là số vạch khắc trên bàn độ: 1740 .
+ phần Phút: trên thang đọc số mỗi vạch khắc nhỏ tương ứng với 1 phút:
dựa vào hình vẽ ta đọc được giá trị là 55’.
+ phần Giây: là phần ước đọc, ta chia giá trị một vạch khắc nhỏ (1 phút) ra
làm 10 phần, như vậy phần ước đọc tương ứng với 6”, ước đọc số phần sau đó nhân
với 6” sẽ được phần giây. VD: trên hình vẽ ta ước đọc được phần giây là 3 phần, như
vậy giá trị giây là 18”.
Như vậy: dựa trên hình vẽ ta có giá trị trên bàn độ ngang là: 174 0 55’ 18”.
- Đối với góc đứng: (ký hiệu là V) cách đọc cũng tương tự, chỉ chú ý giá trị âm
dương đọc theo ký hiệu ± hoặc  trên bộ phận đọc số. Trong hình mô tả

9



Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

V
Chú ý dấu

Hướng đọc theo dấu

-2
Có thể xuất hiện bên
trái hoặc phải so với
thang đọc số

6

5

4

3

2

1


0

0

1

2

3

4

5

6

Trên hình ta đọc được giá trị: - 20 46’ 42” do phần Độ có giá trị là -20, xét theo vị
trí dấu (-) ở phía trên nên ta phải đọc từ Phải sang Trái
chú ý: Góc đứng ký hiệu là V, dấu ± hoặc  có thể xuất hiện bên phải hoặc bên
trái bàn độ.
Trường hợp, góc đứng V có giá trị dương:

V
35
6

5

4


3

2

1

0

0

1

2

3

4

5

6

Giá trị đọc được: 350 33’ 24”
b. Đo khoảng cách giữa các Mốc trong lưới
Việc đo chiều dài được thực hiện bằng thước thép hoặc thước dây. Chiều dài của
các cạnh trong lưới thường lớn hơn chiều dài của thước, do đó, để đo được chính xác
cạnh của lưới công việc đầu tiên là phải dóng hướng đường đo.
b.1 Dóng hướng đường đo
Để đảm bảo được độ chính xác về chiều dài các cạnh trong lưới, bắt buộc

phải dóng hướng bằng máy kinh vĩ. Việc dóng hướng được thực hiện như sau:

10


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

II

2
1

I

(Trên hình vẽ: đo chiều dài cạnh I - II).
Đặt máy kinh vĩ ở I (cũng có thể đặt tại II), sau khi định tâm và cân bằng
máy, đưa ống kính ngắm vào sào tiêu ở II, đưa ảnh của sào tiêu vào trùng với chỉ
đứng của màng chỉ chữ thập, cố định bàn độ ngang. Tiếp đó người đứng máy điều
khiển cho người cầm sào tiêu tại điểm 1, 2… sao cho ảnh của sào tiêu trùng với chỉ
đứng của màng chỉ chữ thập, lần lượt đánh dấu các điểm 1, 2, v.v....
* Lưu ý: Khoảng cách từ I-1, 1-2,… phải nhỏ hơn chiều dài một lần đặt thước.
b.2 Đo chiều dài lưới
Sau khi đã đánh dấu được các điểm dóng hướng, ta tiến hành đo khoảng
cách giữa các điểm mốc. Nếu gọi là L0 là chiều dài của thước, l là đoạn dư thì chiều
dài giữa hai điểm mốc được xác định theo công thức:

S I II  n * L0  l ; n: số đoạn chẵn L0;

Lần lượt tiến hành dóng hướng và đo tất cả các cạnh trong lưới. Số liệu đo được
ghi vào sổ đo lưới đường chuyền.
Chú ý: Các tổ có thể bố trí công việc dóng hướng để đo khoảng cách kết hợp
cùng việc xác định các khoảng cách chẵn 20m phục vụ cho công tác đo vẽ mặt cắt
dọc tuyến.
c. Bình sai lưới

11


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Sau khi đo đạc xong lưới, bước tiếp theo là phải bình sai lưới đường chuyền kinh
vĩ. Trong bình sai nếu vượt quá các giới hạn quy định sai số khép góc f và sai số
tương đối đo cạnh 1/T thì phải đi đo lại lưới.
Phần bình sai lưới tham khảo trong Bài tập lớn.
2. Đo lưới khống chế Độ cao
Dựa vào các điểm Mốc đã chọn, cùng với việc đo lưới khống chế mặt bằng ta
còn phải đo lưới khống chế độ cao. Việc đo đạc nhằm mục đích xác định được tất cả
các điểm độ cao của Mốc khống chế đo vẽ.

Máy thủy chuẩn
AL - 20


a. Đo lưới khống chế độ cao theo phương pháp thủy chuẩn hình học từ giữa.

S

T

II

I

Nguyên lý đo thủy chuẩn: khi cân bằng máy xong thì vị trí tia ngắm phải ở vị trí
nằm ngang (việc cân bằng được thực hiện bằng cách sử dụng xoay ba ốc cân di
12


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

chuyển cho bọt thủy tròn vào giữa). Tuy nhiên do sai số của bọt thủy, sai số của trục
ống kính, của chế tạo v.v... nên trục ngắm của ống kính sẽ không ở vị trí nằm ngang.
Vì vậy, sẽ tồn tại sai số i góc trong máy. Để đảm bảo được độ chính xác về độ cao
của các điểm mốc, ta phải loại bỏ được sai số góc i trong máy. Do đó, việc đo chênh
cao giữa các điểm mốc phải thực hiện theo phương pháp đo cao hình học từ giữa (khi
đó sai số do góc i gây ra đối với số đọc của mia trước và mia sau sẽ bằng nhau và
được loại bỏ).

Công thức xác định chênh cao tại một trạm máy:
h  S T ;

Trong đó:

h: chênh cao giữa hai điểm
S: số đọc trên Mia sau
T: số đọc trên Mia trước

Thường số trạm đo chênh cao giữa hai mốc phải là chẵn (loại bỏ hằng số của
một cặp mia). Tuy nhiên do điều kiện khu vực thực tập là nhỏ, khoảng cách giữa hai
điểm Mốc ngắn và Bộ môn hiện nay không có đủ mia, mỗi tổ chỉ được mượn một
mia gỗ nên giữa hai điểm mốc chỉ là một trạm đo.
b. Thao tác (công tác) đo tại một trạm máy
Theo hướng tiến, VD: tiến hành đo từ I qua II, III, ..., VII về I, mia sau được ký
hiệu là S, mia trước được ký hiệu là T.
- Đặt máy thủy chuẩn giữa hai Mốc, VD: Mốc I - II.
- Cân bằng máy chính xác.
- Người cầm mia dựng mia tại tâm mốc.
- Quay máy ngắm mia tại I (mia sau), lần lượt đọc ba số đọc: chỉ trên - chỉ
dưới - chỉ giữa của mặt đen (chú ý: trị trung bình của số đọc chỉ trên và chỉ dưới chỉ
được chênh với chỉ giữa 1 đến 2 số đọc, nếu vượt quá phải đọc lại).
- Quay máy đến mia tại II (mia trước) đọc ba số đọc: chỉ trên - chỉ dưới chỉ giữa của mặt đen.
- Báo cho người dựng mia tại II, quay mia sang mặt đỏ, đọc chỉ giữa mặt
đỏ.
- Quay máy về mia sau, tiến hành đọc mặt đỏ mia sau.
13


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ

ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Thực hiện xong tại một trạm đo
Trình tự ghi sổ và tính toán
Số
trạm
đo

Chỉ dưới
Chỉ trên
K/C sau
chênh S

Mia
sau

chỉ dưới
Mia
trước chỉ trên
K/C trước
S

số đọc trên mia


hiệu

mia

mặt đen

mặt đỏ

K+
đen - đỏ

(1)

2975

(4)

0529

S

(3) 2795

(8) 7369

(10) -1

(2)

2616

(5)


0172

T

(6) 0351

(7) 4925

(9) = -1

(15)

359

(16)

357

S-T

(11) +2444

(12)+2444

(13) 0

(17)

+02


(18)

+02

1

chênh cao
trung bình
(mm)

Ghi chú
K1 =
4573
K2 =
4573

(14)
2444

- Các số đọc và ghi sổ: (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7) → (8) .
- Tính:
(9) = K2 + (6) - (7);
(10) = K1 + (3) - (8);
(11) = (3) - (6);
(12) = (8) - (7);
(13) = (10) - (9); kiểm tra : (13) = (11) - (12)
(14) = [ (11) + (12)] / 2;
(15) = (1) - (2);
(16) = (4) - (5);

(18) = (17) + 0;
Sau khi tính toán và kiểm tra xong nếu thấy số liệu đo đều nằm trong hạn sai cho
phép thì chuyển máy sang trạm tiếp theo và cách tiến hành làm như trên.
c. Bình sai lưới độ cao
Sau khi đo tất cả các chênh cao và tính toán xong, bước tiếp theo: Bình sai lưới
độ cao theo phương pháp bình sai gần đúng.
14


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Bình sai lưới độ cao (tham khảo trong Bài tập lớn).
Nếu trong bình sai, chỉ tiêu lưới vượt quá quy định thì phải đi đo lại.
Hướng dẫn cách đọc số trên Mia

Chỉ trên
14

Chỉ giữa

13
12

Chỉ dưới


01
0

Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác để có thể dùng các loại mia khác nhau.
Với độ chính xác sử dụng trong công trình người ta thường sử dụng mia được làm
bằng gỗ hoặc nhôm. Mặt của mia được sơn màu trắng, trên thang đọc số được chia
thành các vạch cách đều nhau 1cm theo hình chữ E. Cứ mỗi khoảng 10 vạch có đánh
số Decimet từ 00 đến 29 (hoặc 39). Tuỳ theo yêu cầu mà ta có thể dùng Mia có vạch
khắc sơn một mặt hoặc hai mặt, mia hai mặt được đánh số trên hai mặt không giống
nhau, mục đích để kiểm tra tránh sai số trong đo đạc, số chênh giữa hai mặt được gọi
là hằng số K.
Như vậy, dựa vào Mia ta sẽ đọc được phần mét, dm và cm trên mia còn ước
đọc ở phần mm, phần ước đọc 1cm được chia thành mười phần, mỗi phần tương ứng
với 1mm. Như vậy, trên hình vẽ, chỉ giữa của mia có giá trị: 1368 (phần mm tùy theo
mắt của mỗi người ước đọc sẽ có giá trị khác nhau).
II. Đo vẽ thành lập Bản đồ Địa hình

15


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Sau khi đo đạc và bình sai lưới khống chế đo vẽ xong, bước tiếp theo, tiến hành
đo vẽ chi tiết để thành lập BĐĐH. Việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ được thực hiện
theo phương pháp toàn đạc.

1. Đo vẽ chi tiết theo phương pháp Toàn đạc
Dựa vào tọa độ và độ cao của các điểm khống chế đo vẽ đã có, đặt máy kinh vĩ
tại các điểm mốc, tiến hành công tác đo từng điểm chi tiết mà tại điểm đặt máy có thể
quan sát được.
Nội dung của phương pháp toàn đạc:
II (XII, YII, HII)
1

2
S1
S2




I (XI, YI, HI)

- Giả sử để đo vị trí các điểm chi tiết tại khu vực điểm I, ta đặt máy tại I
(định tâm cân bằng máy) nhận điểm I làm điểm cực và hướng mở đầu II làm trục cực,
định hướng về điểm II, sử dụng bàn độ ngang ở vị trí Trái kính, đặt giá trị ban đầu là
00 0’ 0”. Lần lượt dựng mia tại các điểm cần đo chi tiết. Tại từng điểm chi tiết thứ i,
lần lượt xác định góc cực  i và cạnh cực S i , độ cao được xác định theo phương pháp
đo cao lượng giác.

16


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê


Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

- Trình tự đo và ghi sổ tại từng trạm máy đối với từng điểm chi tiết; MO = 15”
Trạm đo
(Cao
máy)

K/c
nghiêng
D (m)

Trị số trên
bàn độ đứng

Độ cao
tia ngắm
(l)

Góc đứng
(V)
V = TR - MO

K/c ngang
S=Dcos2V

Chênh cao
h=StgV+i-l


(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)
10.000

5

20.37

1.65

11.65

4

108.671

-3.953

6.047


Điểm
đo

Góc ngang
i

(1)
VII

0

(2)
0

0

I

1

9

24

00

20.5

4


38

20

1.489

4

38

1.489m

2

53

28

00

108.81

-2

4

49

1.487


-2

5

Độ cao
điểm đo
(Hi)

Ghi chú
(10)

...

17


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Cách ghi:
* Ghi giá trị góc ngang đọc được vào cột góc ngang;
* Đọc chỉ dưới, chỉ trên trên mia, lấy chỉ trên trừ chỉ dưới sau đó nhân
với 100 (hằng số K = 100) được khoảng cách nghiêng, ghi vào cột K/c nghiêng; (đối
với những khu vực địa hình tương đối bằng phẳng, để thuận lợi ta có thể đặt giá trị
góc đứng cố định 00 0’ 0”, khi đó khoảng cách ngang có thể coi bằng khoảng cách

nghiêng vì sai số MO là nhỏ chỉ ảnh hưởng đến chênh cao);
* Đọc chỉ giữa trên mia, ghi vào cột Độ cao tia ngắm;
* Đọc và ghi trị số trên bàn độ đứng (chú ý việc đọc giá trị góc theo dấu,
nếu đặt góc đứng V = 00 0’ 0” thì không cần đọc);
Cách tính:
* Tính góc đứng V (đối với mỗi máy phải tiến hành kiểm nghiệm xác
định sai số MO, và ghi chú trong sổ đo chi tiết). V = TR - MO
* Tính khoảng cách ngang theo công thức: S = Dcos2V , nếu đặt giá trị
góc đứng bằng 00 0’ 0” thì khoảng cách ngang chính là cột ghi trong khoảng cách
nghiêng.
* Chênh cao được tính theo công thức: h = StgV + i - l ; với i: chiều cao
máy, được đo từ tâm mốc đến tâm trục quay của ống kính; l: chiều cao tia ngắm (số
đọc chỉ giữa trên mia đặt tại điểm chi tiết).
* Độ cao điểm đo: H i  H Moc  hi
Các điểm chi tiết tiếp theo được tính tương tự, đối với các trạm tiếp theo cũng
thực hiện như trên.
Chú ý: Trong quá trình đo vẽ nên có bản vẽ sơ họa trên đó ghi chú số hiệu từng
điểm để dễ dàng cho quá trình biên tập bản đồ sau này.
2. Biên tập Bản đồ
2.1 Biên tập bản đồ bằng phương pháp thủ công

18


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT


Việc biên tập Bản đồ có thể tiến hành cùng với đo vẽ hoặc được thực hiện sau
khi đo vẽ sau ngoài thực địa. Tùy theo sự bố trí mà các tổ có thể phân công các thành
viên cho phù hợp nhằm đảm bảo về sự phân công thành viên trong nhóm và đạt được
tiến độ nhanh nhất cũng như đảm bảo hiệu quả nhất nhất về công việc. Để biên tập
Bản đồ, mỗi nhóm phải chuẩn bị một tờ giấy A0.
Các bước biên tập Bản đồ:
a. Lên khung Bản đồ: Việc lên khung Bản đồ phụ thuộc vào Tỷ lệ Bản đồ đo vẽ
(đối với thực tập, tỷ lên Bản đồ 1: 200) và diện tích khu đo.
Khung bản đồ gồm khung ngoài: lực nét 1mm, khung trong 0,2mm, lưới ô
vuông, tọa độ khung.
Ghi chú tờ bản đồ, tiêu đề bản đồ, tỷ lệ bản đồ, đơn vị (nhóm thực hiện), các
thành viên trong nhóm.
* Xác định kích thước khung Bản đồ
Việc xác định kích thước khung là rất quan trọng, mục đích để tọa độ các
điểm khống chế và phạm vi khu đo nằm trong tờ Bản đồ.
Để xác định kích thước khung, ta xác định tọa độ góc Tây - Nam và tọa độ
góc Đông - Bắc của khung Bản đồ:
- Từ tọa độ của các điểm khống trong kết quả bình sai lưới, ta sẽ xác
định được giá trị Xmax, Xmin và Ymax, Ymin.
- Tọa độ của góc Tây - Nam sẽ có giá trị nhỏ hơn bằng (Xmin, Ymin), tọa
độ góc Đông - Bắc sẽ có giá trị lớn hơn hoặc bằng (Xmax, Ymax) và dựa trên đặc điểm
thực tế của khu đo ta sẽ xác định được tọa độ góc Tây - Nam và góc Đông - Bắc của
khung Bản đồ.
Chú ý: Tọa độ góc khung phải là giá trị chẵn của lưới ô vuông, đối với tỷ lệ 1:
200 thì khoảng chẵn của lưới ô vuông 1dm trên bản đồ sẽ tương ứng với 20m ngoài
thực địa.
VD: giả sử ta có tọa độ sau bình sai của lưới khống chế đường chuyền kinh vĩ
như sau:
19



Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

 X  1000.000
I
Y  1000.000

951.511
V
1131.985

1036.770
II 
1079.619

923.101
VI 
1078.118

1038.747
III 
1182.279

968.103

IV 
1185.122

949.924
VII 
1003.024

Ta có: Xmin = 923.101; Xmax = 1038.747;
và Ymin = 1000.000; Ymax = 1185.122;
Như vậy, kết hợp cùng phạm vi thực tế ngoài thực địa của khu đo từ các điểm

900
khống chế, ta lựa chọn tọa độ góc Tây - Nam có giá trị 
và tọa độ góc Đông 980

1060
Bắc của khung có giá trị 
;
1200
Dựa vào tọa độ góc Tây - Nam và góc Đông - Bắc của khung ta sẽ xác định
được chiều dài và chiều rộng của khung:
Chiều dài: 1200 - 980 = 220m tương ứng với chiều dài theo tỷ lệ Bản đồ là
1100mm;
Chiều rộng: 1060 - 900 = 160m tương với tỷ lệ Bản đồ là 800mm
* Kẻ khung Bản đồ
Sau khi xác định được kích thước khung, công việc tiếp theo là kẻ khung Bản
đồ. Trên tờ giấy A0 ta tiến hành kẻ khung hình chữ nhật có chiều dài = 1100mm và
chiều rộng = 800mm, lực nét của khung là 0.2mm.
Từ khung vừa kẻ, ta tiến hành kẻ khung ngoài của tờ Bản đồ bằng cách lấy từ
tim khung ra ngoài 1cm, khung ngoài được tô bằng nét đậm có lực nét 1mm.

Lực nét 1mm

Lực nét của khung ngoài và khung trong
1cm

Lực nét 0.2mm

(hình vẽ minh họa khung ngoài và khung trong của Tờ bản đồ)
20


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Xuất phát từ góc Tây - Nam của khung Bản đồ ta sẽ xác định những khoảng
chẵn của lưới ô vuông (có chiều dài bằng 1dm), sau đó tiến hành kẻ lưới ô vuông và
ghi chú tọa độ lưới khung.
Cách kẻ mắt lưới và ghi chú tọa độ khung

21


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê


Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

0

920

0

900
0

980

1

000

020

22


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê
0

980


Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT
1

000

020

040

060

080

100

120

140

160

180

1

1

200
1


060

060

040

040

020

020

1

1

000

000

980

980

960

960

940


940

0

0

920

920

0

0

900
0

980

1

000

020

040

060


080

100

120

140

160

180

1

900
200

23


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT

Ghi chú khung Bản đồ
Sau khi lên xong khung Bản đồ, bước tiếp theo ta ghi chú ngoài của khung
Bản đồ gồm:

Tên bản vẽ:

b¶n ®å hiÖn tr¹ng khu a - hvktqs
tæ ®o: tæ 1
060

080

100

120

Ghi phía trên, chính giữa khung

Tỷ lệ:
080

100

1:200
1 cm trªn b¶n ®å b»ng 2 m trªn thùc ®Þa

Ghi phía dưới, chính giữa
Danh sách nhóm: ghi phía dưới, bên phải khung
120

140

160


Danh s¸ch nhãm:

24


Bộ môn: Trắc địa - Bản đồ
ThS. Lê Minh Hằng
Nguyễn Thành Lê

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực tập TĐCT
b¶n ®å hiÖn tr¹ng khu a - hvktqs
tæ ®o: tæ 1

0

980

1

000

020

040

060

080


100

120

140

160

180

1

1

200
1

060

060

040

040

020

020

1


1

000

000

980

980

960

960

940

940

0

0

920

920

0

0


900
0

980

1

000

020

040

060

080

100

1:200

120

140

160

180


1

900
200

Danh s¸ch nhãm:

1 cm trªn b¶n ®å b»ng 2 m trªn thùc ®Þa

25


×