Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

soạn giáo án triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.1 KB, 17 trang )

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT

Số…………

Học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
Tên bài : Chương I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Tổng số tiết: 6
Tiết giảng: Tiết 1
Ngày giảng: ………………
I. PHẦN GIỚI THIỆU:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác Lê- nin; là hình thức phát
triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống lý luận, phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan
điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Do đó,nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
biện chứng là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác Lê- nin.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:
Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về khái niệm vấn đề cơ bản, các quan điểm của chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm về các vấn đề cơ bản của triết học. Nắm rõ được khái niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2.Về kỹ năng:
- Thấy được sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
- Phân biệt được các khái niệm chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm. Phân biệt được các trường phái triết học.

1


3. Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó có thái độ tích cực học tập và nghiên cứu chủ
nghĩa Mác – Lênin.
- Hiểu và vận dụng một cách khoa học để có cái nhìn đúng đắn, biện chứng về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên


cũng như trong xã hội.
III. CHUẨN BỊ:

1.Giảng viên
- Đề cương bài giảng, giáo trình môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tài liệu tham khảo .
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: phấn, bảng...
- Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá, kỹ năng của sinh viên: Thông qua qua các câu trả lời tình huống ở lớp và bài
tập ở nhà để đánh giá kết quả giờ giảng.
2. Sinh viên
- Sinh viên đã được trang bị kiến thức về chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ đó có cái nhìn biện chứng về tất cả các vấn
đề trong đời sống xã hội cũng như mọi biến đổi trong giới tự nhiên.
- Sinh viên có thái độ học tập tốt, tập trung và tiếp thu những kiến thức của giáo viên truyền đạt, hăng hái phát biểu ý
kiến, sôi nổi trong quá trình học tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp

(Thời gian 1 phút)

2


- Kiểm tra sĩ
số.........................................................................................................................................................................
- Tên sinh viên vắng………………………………………………………............................................................................
- Nội dung cần nhắc
nhở..........................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cu
TT
1


(Thời gian 1 phút)

Tên sinh viên
Vũ Việt Hùng

3. Giảng bảng mới
Đặt vấn đề vào bài mới:

Nội dung kiểm tra

Điểm

Những yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu chủ
nghĩa Mác Lê-nin?

(Thời gian 41 phút)
(Thời gian 1 phút)

3


Hoạt động của giảng viên và sinh viên

Nội dung

Thời
gian

Phương pháp


1

2

3

I. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa 10
duy vật biện chứng.
Phút
1.sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và
Diễn giảng
chủ nghĩa duy tâm trong việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học
a. Vấn đề cơ bản của triết học
* Khái niệm vấn đề cơ bản của triết
học:
- Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức là vấn đề cơ bản của triết học.
Nhận xét

Giảng viên

Sinh viên

4

5

- Viết bảng, trình bày đề

mục nội dung.

- Tại sao vấn đề mối
quan hệ giữa vật chất
và ý thức là vấn đề cơ
bản của triết học?
Bởi: + Đây là mối quan hệ
bao trùm của mọi sự vật
hiện tượng trong thế giới.
Đây là vấn đề nền tảng và
xuất phát điểm để giải quyết
những vấn đề còn lại của

Tập trung lắng
nghe và ghi bài

Thiết bị
đồ dùng
dạy học
6

Bảng,
Phấn

Trả lời câu hỏi

4


triết học.

+ Là tiêu chuẩn để
xác định lập trường, thế giới
quan của triết gia và học
thuyết của họ.
+ Các học thuyết triết
học đều trực tiếp hay gián
tiếp phải giải quyết vấn đề
này.
* Hai mặt của vấn đề cơ bản của
triết học:
- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức
thì cái nào có trước, cái nào có sau và
cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai: Ý thức có phải là sự phản
ánh thế giới vật chất hay không? Hay
con người có khả năng nhận thức được
thế giới hay không?
1

2

3

4

5

6

5



b. Các trường phái triết học:
* Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm:

Bảng,
Phấn

Diễn giảng
Có ba cách giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học:
- Nhất nguyên luận duy vật: cho
rằng vật chất có trước, ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức.

-

Nhất nguyên luận duy tâm: Cho
rằng ý thức có trước, vật chất có
sau, ý thức quyết định vật
chất.Chủ nghĩa duy tâm có hai
hình thức cơ bản:

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ
quan: thừa nhận tinhd thứ nhất của ý
thức con người, phủ nhận sự tồn tại
khách quan của hiện thực. CNDT chủ
quan khẳng định: mọi sự vật hiện tượng


Tập trung chú ý,
nghe và ghi bà

Giải thích

Tập trung chú ý
và ghi bài.

6


chỉ là “phức hợp những cảm giác”của
cá nhân, chủ thể.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách
quan:thừa nhận tính thứ nhất của thứ
tinh thần khách quan có trước và tồn tại
đọc lập với con người, theo họ thực thể
tinh thần ấy chính là”ý niệm tuyệt đối”,
“tinh thần tuyệt đối”….

- Nhị nguyên luận, hoài nghi luận:
cho rằng vật chất và ý thức tồn
tại độc lập, chúng không nằm
trong quan hệ sản sinh hay quyết
dịnh nhau.

Giảng giải

- Trường phái này có
khuynh hướng điều hòa

CNDV và CNDT,
nhưng xét đến cùng thì
trường phái này bản
chất cũng là triết học
duy tâm.

 Khả tri luận và bất khả tri luận:
( đây là sự thể hiện các cách giải
quyết vấn đề thứ hai của vấn đề

7


cơ bản).
- Khả tri luận: thừa nhận khả năng
nhận thức của con người.
- Bất khả tri luận: họ phủ nhận
hoặc hoai nghi về khả năng nhận
thức của con người.

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứnghình thức phát triển cao nhất của
chủ nghĩa duy vật.
a. Chủ nghĩa duy vật:
Thể hiện ở ba hình thức cơ bản:
- CNDV chất phác: là đặc trưng
của triết học thời cổ đại. Khi
thừa nhận tính thứ nhất của vật
chất, họ đã đồng nhất vật chất
với một hay một số chất cụ thể
như: nước, đất, lửa, không khí…


- Hầu hết các nhà triết
học đều thừa nhận khả
năng nhận thức thế giới
của con
người.Nhưngmỗi nhà
triết học đều có cách
giải thích khác nhau.

Đặt câu hỏi

CNDV chất phác là như thế
nào?

Trả lời

8


Những kết luận đó được rút ra từ
những quan sát trực tiếp

- CNDV siêu hình: là đặc trưng
của triết học duy vật thế kỷ
XVII- XVIII, CNDV thời kì này
nhìn nhận, xem xét thế giới như
một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ
phận tạo nên nó luôn ở trong
trạng thái biệt lập và tĩnh tại.


 Bởi: thời kì đó khoa
học chưa phát triển,
mọi cái mới chỉ là sơ
khai bước
đầu hình thành…

Đặt câu hỏi

Nguyên nhân do đâu dẫn đến
đặc trưng của triết học thời kì
này?
 Nguyên nhân: đây là
thời kì phát triển rực rỡ
của cơ học, khoa học
thực nghiệm nên lối tư
duy siêu hình ảnh
hưởng đến CNDV.

Trả lời

9


- CNDV biện chứng: xây dựng
vào những năm 40 của thế kỷ
XIX, CNDV thời kỳ này xem xét
thế giới trong sự vận động và
biến đổi không ngừng. Mọi sự
vật, hiện tượng đều biến đổi
trong không gian thời gian và

biến đổi ngay trong bản thân sự
vật.

Giải thích

 - đây là nội dung cơ
bản nhất để hiểu mọi
vấn đề trong quá trình
học triết học Mác Lênin.

 Kết luận:
- Hiểu biết căn bản về vấn đề cơ
bản của triết học, các trường phái
triết học.
-

Thấy được CNDV biện chứng là
hình thức phát triển cao nhất của
chủ nghĩa duy vật.

10


4. Củng cố bài học: Tóm tắt nội dung chính của tiết giảng

(Thời gian 1 phút)

- Vấn đề cơ bản của triết học
- Các trường phái triết học
- Các hình thức cơ bản của CNDV


11


5. Giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên:

(Thời gian 1 phút)

- So sánh cách giải quyết vấn đề cơ bản của CNDV và CNDT
- Lấy một số ví dụ để hiểu rõ hơn các vấn đề của bài học
- So sánh CNDV siêu hình và CNDV biện chứng
6. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng
Về nội dung

Về phương pháp

Về phương tiện

Về thời gian

Về học sinh

12


7.Tài liệu tham khảo:
-Hội đồng Lý luận Trung ương - Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, xb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2003
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Giáo trình kinh tế chính trị học Mác- Lênin (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị
Quốc
gia, Hà Nội năm 2004

- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng
khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2009
- Đề cương bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, do khoa Mác - Lênin trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội biên soạn.
Hà Nội, ngày11 tháng 04 năm 2013
Trưởng khoa thông qua

Bùi Thanh Phương

Trưởng bộ môn thông qua

Phùng Danh Cường

Giáo viên

Trần Thị Hồng Trang

13


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Chương I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I,Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
1,Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
a. Vấn đề cơ bản của triết học
* Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học
- Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học.
* Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học

- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai: Ý thức có phải là sự phản ánh thế giới vật chất hay không? Hay con người có khả năng nhận thức thế
giới hay không?

14


b. Các trường phái triết học
* Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm:
- Nhất nguyên luận duy vật: cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức. Cách giải
quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
- Nhất nguyên luận duy tâm: Cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau và ý thức quyết định vật chất. Cách giải
quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất. Hình thức cơ bản của CNDT:
+ CNDT chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện
thực. CNDT chủ quan khẳng định: mọi sự vật hiện tượng chỉ là “ phức hợp những cảm giác” của cá nhân, chủ thế.
+ CNDT khách quan: thừa nhận tính thứ nhất của thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người. Theo các nhà duy tâm khách quan, thực thể tinh thần ấy chính là “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”,…
 So sánh CNDT triết học và CNDT tôn giáo
 Nguồn gốc của CNDT triết học: + Nguồn gốc tự nhiên
+ Nguồn gốc xã hội

15


- Nhị nguyên luận, hoài nghi luận: cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ
sản sinh hay quyết định nhau. Triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hòa CNDV và CNDT nhưng về bản chất,
triết học nhị nguyên theo CNDT.
* Khả tri luận và bất khả tri luận:
- Khả tri luận: Thừa nhận khả năng nhận thức của con người.
- Bất khả tri luận: Phủ nhận hoặc hoài nghi khả năng nhận thức của con người.

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vậtđược thể hiện dưới ba hình thức cơ bản:
- CNDV chất phác: là đặc trưng của triết học duy vật thời cổ đại. Khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, họ đồng
nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể như: nước, lửa, không khí, … Nguyên nhân : những kết luận triết học chủ
yếu rút ra từ những quan sát trực tiếp, trình độ nhận thức còn hạn chế, khoa học cụ thể chưa phát triển.
- CNDV siêu hình: là đặc trưng của triết học duy vật thế kỷ XV-XVIII mà đỉnh cao là vào thế kỷ XVII- XVIII, thời kì
này nhìn nhận, xem xét thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập
và tĩnh tại. Nguyên nhân: Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của cơ học, khoa học thực nghiệm khiến cho CNDV thời kỳ
này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc.

16


- CNDV biện chứng: Với sự kế thừa tinh hoa của các nhà học thuyết triết học trước đó và sử dụng những thành tựu của
khoa học đương thời CNDV biện chứng đã khắc phục được những hạn chế của CNDV chất phác thời cổ đại và
CNDV siêu hình , thể hiện đỉnh cao của sự phát triển. CNDV biện chứng đã xem xét sự vật trong trạng thái vận động
và biến đổi, trong mối quan hệ.
Ngoài ba hình thức trên còn có : CNDV nhân bản, CNDV tầm thường, CNDV kinh tế…

-

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×