Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các biện pháp chế tài đối với vi phạm pháp luật về quảng cáo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁP
LUẬT VỀ QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM

NGUYỄNTHỊ TRANG NHUNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn chưa được công bô trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Đặng Vũ Huân về đề tài luận văn: “Các
biện pháp chế tài đối với vi phạm pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam”. Để hoàn
thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên,
giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường Đại
học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học
tập, nghiên cứu tại trường.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Đặng Vũ Huân đã
tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách
hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự
bản thân không thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của
Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động

viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên
cứu của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP
CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ............................................................... 6
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO ............................................................................ 6
1.1. Một số vấn đề lý luận về biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động
quảng cáo ....................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm và vai trò của quảng cáo .................................................. 6
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo
................................................................................................................... 9
1.2. Lý luận pháp luật bảo vệ biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động
quảng cáo ..................................................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong
hoạt động quảng cáo .................................................................................. 15
1.2.2. Nội dung pháp luật về các biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt
động quảng cáo ......................................................................................... 17
1.2.2.1 Một số đạo luật chủ yếu điều chỉnh về chế tài xử lý vi phạm trong
hoạt động quảng cáo ................................................................................. 17
1.2.2.2 Các hình thức chế tài và căn cứ áp dụng đối với hành vi vi phạm trong
quảng cáo .................................................................................................. 18
1.2.2.3 Quy định về các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động quảng cáo tại Việt Nam............................................................. 23

a. Các quy định pháp luật về biện pháp chế tài hành chính ................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI XỬ LÝ 40
VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
......................................................................................................................... 40
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về chế tài xử lý vi phạm trong hoạt
động quảng cáo ở Việt Nam ......................................................................... 40
2.1.1. Đánh giá về các hình thức chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực quảng cáo .......................................................................................... 40


2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt
động quảng cáo ở Việt Nam. ........................................................................ 47
2.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo ở nước ta hiện
nay............................................................................................................ 47
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BIỆN PHÁP CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM .............................................................. 67
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý vi phạm trong hoạt
động quảng cáo ở Việt Nam ......................................................................... 67
3.1.1. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật và sự
phù hợp với pháp luật quốc tế ................................................................... 67
3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt trong việc xử lý các hành vi vi phạm
................................................................................................................. 70
3.1.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động quảng cáo ............................. 72
3.1.4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất và người tiêu
dùng ......................................................................................................... 73
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý vi phạm trong hoạt
động quảng cáo ở Việt Nam. ........................................................................ 75
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật
trong hoạt động quảng cáo ........................................................................ 76

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng
cáo ........................................................................................................... 82
3.2.3. Tăng cường năng lực của cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo ................................. 84
3.2.4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đạo đức kinh doanh cho cho chủ
thể kinh doanh .......................................................................................... 85
KẾT LUẬN...................................................................................................... 88


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống kinh doanh hiện nay, quảng cáo đã không thể tách rời chiến lược
quảng bá thương hiệu của mỗi chủ thể kinh doanh. Mỗi chủ thể kinh doanh dù lớn hay
nhỏ đều phải quan tâm không chỉ đến khâu sản xuất hàng hóa hay xây dựng dịch vụ
của mình cho tốt, mà còn phải quan tâm đến khâu tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản
phẩm, cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Các chủ thể
kinh doanh coi quảng cáo là một công cụ quan trọng, hiệu quả nhất để quảng bá hình
ảnh và hướng đến việc tạo ra vị thế có lợi trên thị trường trước các đối thủ, từ đó, nâng
cao vị thế cạnh tranh, xây dựng chỗ đứng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của
mình.
Quảng cáo cũng được coi là giải pháp xúc tiến hiệu quả bởi nó có ưu thế tác động theo
chiều rộng, thể hiện được trọn vẹn tinh thần của chủ thể quảng cáo muốn truyền tải và
trên hết là chi phí cho phương thức này không cao, các hình thức quảng cáo thương
mại cũng rất phong phú và đa dạng, từ đó, các chủ thể quảng cáo cũng dễ dàng lựa
chọn hình thức quảng cáo cho mình phù hợp với năng lực tài chính và nội dung thông
tin muốn truyền tải một cách chủ động. Tuy nhiên, về mặt thực tế ở Việt Nam hiện nay
đối với hình thức quảng cáo, do nó có nhiều lợi thế như vậy nên một số chủ thể kinh
doanh đã lợi dụng hình thức này để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo
và cạnh trang không lành mạnh. Điều này được thể hiện cụ thể trong việc một số chủ
thể kinh doanh thực hiện các chương trình quảng cáo không đúng theo quy định của

pháp luật, tung ra những chương trình quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn hay quảng
cáo nhằm mục đích hạ uy tín của các chủ thể kinh doanh khác, khiến cho thị trường
quảng cáo có sự hỗn loạn, giảm hiệu quả và chưa phát huy hết vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
Bởi vậy, để có một nền kinh tế bền vững và một hệ thống doanh nghiệp đủ sức cạnh
tranh phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì điều cần thiết là phải hoàn thiện
pháp luật về quảng cáo để nó trở thành một vũ khí sắc bén giúp cho doanh nghiệp cạnh
tranh công bằng, quảng bá thương hiệu và thâm nhập vào thị trường một cách có hiệu

1


quả, bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lý bền vững cho hoạt động quảng cáo, thì
một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là phải xây dựng hệ thống chế tài để xử lý các hành
vi vi phạm phạm luật trong lĩnh vực quảng cáo, có như vậy mới hạn chế được các hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo, tiến tới hình thành một thị trường bền
vững góp phần bảo vệ lợi ích của các chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng.
Với các lý do ở trên, nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Các biện pháp chế tài đối
với vi phạm pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam” để làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật quảng cáo thường
xuyên được đề cập tại rất nhiều diễn đàn, hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều hội
thảo quốc gia và quốc tế với quy mô lớn nhỏ khác nhau thu hút sự tham gia đông đảo
của những người quan tâm. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết
của một số tác giả liên quan đến vấn đề quảng cáo và pháp luật về quảng cáo được
công bố, cụ thể như:
Luận án Phó Tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Quốc Tuấn với đề tài: “Tổ chức và quản lý
hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam”; TS. Phạm Duy Nghĩa với
chuyên đề: “Pháp luật về hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp”, Sách tham khảo:
Pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc

gia Hà Nội, năm 1999; PGS.TS. Nguyễn Bá Diến với bài viết: “Pháp luật về chống
quảng cáo không trung thực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 10/1997;
Luận văn Thạc sĩ luật học của Vũ Vân Anh, năm 2003; “Pháp luật về quảng cáo,
những vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Đào Tuyết
Vân: “Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009; Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả
Trịnh Thị Liên Hương: “Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010;
Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung: “Quảng cáo truyền
hình - Thực trạng và cơ chế hoàn thiện”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2011; Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Quách Thị Hương Giang “Chế tài đối

2


với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam”, Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2011;
Bài viết trên Trang Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp của tác giả ThS. Hoàng Thị
Thanh Hoa - Chi cục THADS huyện Phú Xuyên, Hà Nội về “Chế tài pháp lý đối với
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại”, năm
2015, bài viết trên Tạp chí Toà án nhân dân số tháng 4/2015 của tác giả Nguyễn Hà,
Khoa Công chức, Trường Cán bộ Tòa án về “Chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm
quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử”…
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung vào từng khía cạnh
của pháp luật quảng cáo, các biện pháp chế tài pháp lý với một số hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh hoặc pháp luật về thương mại điện tử..., nhưng chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu về các biện pháp chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về quảng
cáo. Bởi vậy, việc nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chế tài
xử lý vi phạm pháp luật về quảng cáo sẽ góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật

và nâng cao hiệu quả cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo ở
Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn này là nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn
của biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo ở nước ta
hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
áp dụng biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng
cáo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu đặt ra ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn được xác
định như sau:
- Nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật trong hoạt động
quảng cáo, về hệ thống các biện pháp chế tài pháp luật được áp dụng để xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo;

3


- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng các biện pháp chế tài
đối với các vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo ở Việt Nam thời gian qua
nhằm chỉ ra các ưu điểm, các vấn đề còn hạn chế, bất cập cần hoàn thiện.
- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp chế tài đối với các vi phạm
pháp luật trong hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới các biện pháp chế tài
đối với các vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo, bao gồm các quy định về
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo, các biện pháp chế tài, trình tự áp

dụng chế tài, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng
cáo…, được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Quảng cáo năm
2012, Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với thực tế áp dụng các biện pháp chế tài xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo thương mại tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo và các vấn đề có liên quan theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
Về phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các hành vi vi phạm pháp luật
quảng cáo cũng như các chế tài áp dụng trong khoảng thời gian từ 2005 cho đến nay.
Về phạm vi không gian : Luận văn nghiên cứu trong các hành vi vi phạm pháp luật
quảng cáo trong nước và các quy định pháp luật của Việt Nam về chế tài xử lý vi
phạm trong hoạt động quảng cáo.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin;
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị

4


trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, so sánh pháp luật… để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề
tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đạt được những ý nghĩa lý luận
và ý nghĩa thực tiễn như sau:

- Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động quảng cáo; bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo.
- Góp phần đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật và hiệu quả áp
dụng các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo ở Việt
Nam hiện nay.
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện pháp chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp
luật trong hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, từ đó, xây dựng và hoàn thiện môi
trường kinh doanh bình đẳng, công bằng ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn có
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong
hoạt động quảng cáo.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động
quảng cáo ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp chế tài xử lý vi
phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo ở Việt Nam.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
BIỆN PHÁP CHẾ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
1.1. Một số vấn đề lý luận về biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động
quảng cáo
1.1.1. Khái niệm và vai trò của quảng cáo

Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương
tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh
lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin
cá nhân”.
Từ định nghĩa quảng cáo tại Luật Quảng cáo 2012 có thể hiểu đối tượng của hoạt động
quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi
nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu
chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là
thương nhân hoặc không phải thương nhân và hoạt động quảng cáo có thể được thực
hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để
thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng
cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người
muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa
thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những
nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách
hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản
phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trở về nguồn gốc của từ “quảng cáo” trong ngôn ngữ La tinh “Advertere”, chúng ta có
một khám phá rất thú vị: “Ad” nghĩa là hướng về một cái gì đó; “Vertere” có nghĩa là
trở lại. Như vậy, bạn có thể hiểu quảng cáo là hướng tâm trí công chúng về một sản

6


phẩm, dịch vụ hay một tư tưởng, để từ đó công chúng ưa thích và mua sắm sản phẩm
dịch vụ đó. Sau này, khi quảng cáo đã phát triển thành một ngành công nghiệp hùng
mạnh và phổ biến trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu về quảng cáo cũng đưa ra những
khái niệm không xa bao nhiêu so với từ “quảng cáo” nguyên thủy trong ngôn ngữ La
tinh.

Từ điển Oxford, Nhà xuất bản Đại học tổng hợp Oxford năm 1995 định nghĩa: “Quảng
cáo là mô tả sản phẩm hay dịch vụ để thuyết phục người ta mua hay sử dụng”. Cụ thể
hơn, hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) phát biểu: “Quảng cáo là bất cứ sự hiện diện của
loại hình không trực tiếp nào của hàng hóa, dịch vụ, ý đồ, ý tưởng v.v..thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng
cáo”.
Ở Việt Nam, mặc dù quảng cáo mới xuất hiện hơn mười năm nay, nhưng chúng ta
cũng có nghị định 194 CP của Chính phủ Việt Nam (ban hành ngày 31/12/1994) về
hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó quy định rõ: “Hoạt động quảng
cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, nhãn
hiệu hàng hóa, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ”.
Ở Mỹ, đất nước hùng mạnh đứng đầu thế giới về kinh tế, nơi quảng cáo đã trở thành
một ngành công nghiệp, theo Hiệp hội quảng cáo Mỹ (American Advertising
Association), một hiệp hội quảng cáo lâu đời và uy tín nhất trên thế giới. “Quảng cáo
là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền
hàng hoá, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp
nhằm công kích người khác”.
Philip Kotler, một trong những cây đại thụ trong ngành Marketing nói chung và ngành
quảng cáo nói riêng trên thế giới lại đưa ra những khái niệm khác nhau về quảng cáo.
Trong cuốn sách “Marketing căn bản” ông định nghĩa: “Quảng cáo là những hình thức
truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin
phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”. [19, tr. 376]
Trong giáo trình “Quản trị Marketing” (Marketing Management), của mình, Philip
Kotler lại đưa ra một khái niệm khác về quảng cáo: “Quảng cáo là một hình thức trình

7


bày gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được người bảo trợ

nhất định trả tiền.” [20, tr. 678]
Theo Pháp lệnh về quảng cáo số 39/ 2001 PL- UBTVQH10 ban hành ngày
16/11/2001, quy định: “Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo
rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng
theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”. Quảng cáo
không chỉ giới thiệu về sản phẩm mà còn đưa ra những triết lý, lập trường của chủ
doanh nghiệp để củng cố thương hiệu của doanh nghiệp.
Theo tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ.
Ông đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thables vào khoảng năm 3000
trước công nguyên.Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất
phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng
bày ở quảng trường thành phố.
Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh sau sự ra đời của phương pháp in
(bức áp phích đầu tiên do Caxton, người Anh, in từ năm 1477), thì họa sĩ Pháp
J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh ra hình thức quảng cáo hiện đại. Đó là tờ
quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồm một câu ngắn và một hình ảnh màu mè
gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, chính họa sĩ Italia L.Cappiello (1875-1942) mới là
người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo với tấm biển quảng cáo kẹo
chocolate "Klaus" của ông năm 1903.
Từ đó cho thấy, từ cả ngàn năm trước con người đã biết cách làm quảng cáo dù hình
thức vẫn còn đơn giản, sơ khai. Mục đích quảng cáo là để bán hàng hoặc để tác động
vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín cá nhân, các mục đích chính trị hoặc quân
sự. Kênh truyền thông chủ yếu dựa vào cơ chế phát tán tin đồn truyền miệng dần về
sau thì ngày càng phát triển hơn:thông báo, áp phích, biển quảng cáo.
Ngành quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào
Thế kỷ XIX. Nhiều máy móc được chế tạo ra và áp dụng vào trong sản xuất thay thế
sức lao động, hàng hóa làm ra ngày càng nhanh hơn, rẻ hơn, nhiều hơn. Sự cạnh tranh
xuất hiện khi có nhiều nhà sản xuất làm ra cùng một loại hàng hoá khiến cung vượt
cầu. Muốn bán được hàng thì phải quảng cáo là điều tất yếu.Và cho đến nay ngành


8


quảng đã trải qua một chặng đường dài với nhiều hình thức và phương pháp quảng cáo
mới.
Trước năm 1986 Việt Nam là một nước kém phát triển với nền kinh tế bao cấp và mô
hình kinh tế hợp tác xã và kinh tế quốc doanh là chủ yếu. Từ khâu sản xuất đến tiêu
dùng đều theo kế hoạch định sẳn, hàng hóa sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu vấn
đề phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu, vì vậy hoạt động quảng cáo chưa
được quan tâm. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần VI (tháng 12 năm 1986) chủ trương
chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Từ đó kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại
hóa, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dần được thừa nhận và tạo điều kiện
hoạt động. Sau một thời gian thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đã có chuyển
biến tích cực, hoạt động sản xuất phát triển mạnh khoa học kỹ thuật được áp dụng vào
trong sản xuất ngày càng được chú trọng, sản phẩm làm ra càng nhiều và bắt đầu có sự
cạnh tranh giữa những nhà sản xuất cùng mặt hàng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng hơn, hàng hoá nước ngoài thâm nhập
vào thị trường trong nước và ngược lại hàng hoá trong nước cũng đã mở rộng thị
trường tiêu thụ sang các nước. Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất ngày càng trở nên
căng thẳng và để đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm các nhà sản xuất đã tìm cách quảng
bá cho sản phẩm của mình, chính vì vậy nhu cầu về quảng cáo ngày càng mạnh. Hiện
nay hoạt động quảng cáo ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, sang tạo hơn, đa dạng
hơn xuất hiện ngày càng nhiều công ty dịch vụ quảng cáo với nhiều hình thức quảng
cáo: ápphích, tờ rơi, panô, biển hiệu…
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật trong quảng cáo
Như đã nói ở phần trên, hoạt động quảng cáo diễn ra ở hầu hết tất cả các lĩnh vực trong
xã hội dân sự và dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa và truyền thống lập pháp của từng nước/lãnh thổ hoặc nhóm nước mà hoạt

động quảng cáo được điều chỉnh bằng các loại văn bản pháp luật ở các cấp độ khác
nhau, có nước sử dụng là Bộ luật Quảng cáo (Code of Advertising Practice) như Hồng
Kông, Ba Lan, Canada, Hà Lan ...vv; có nước sử dụng là Luật Quảng cáo (Advertising

9


Law) như Cộng hòa Liên bang Nga, Uzbeckistan, Hàn quốc, Trung quốc; có nước ban
hành Luật kèm theo một số phụ lục kèm theo như Malaysia, Singapo; có nước lại điều
chỉnh bằng các văn bản dưới luật (self-regulation) đối với từng loại hoạt động quảng
cáo tùy theo loại/đối tượng quảng cáo như thuốc chữa bệnh, đồ ăn, thuốc lá, đồ uống
có cồn, quảng cáo trên truyền hình, báo in, báo nói, mạng internet, quảng cáo tấm lớn
trên đường cao tốc, quảng cáo với đối tượng là trẻ em….vv như Ôxtrâylia, New
Zealand
Có thể thấy, quảng cáo chính là một trong những phương thức hiệu quả nhất mà các
doanh nghiệp sử dụng để truyền bá hình ảnh của doanh nghiệp tới người tiêu dùng
bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm
hay dịch vụ của người bán. Chính vì những tác động to lớn của quảng cáo tới văn hóa,
tới nhận thức của xã hội mà quảng cáo cũng cần có những quy định riêng điều chỉnh
để phù hợp với văn hóa, lối sống người dân Việt Nam.
Vi phạm pháp luật trong quảng cáo, trước hết đó là một hành vi của một chủ thể có
đầy đủ năng lực chủ thể, đã vi phạm các quy định pháp luật được Nhà nước bảo vệ.
Theo Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật: “Vi phạm pháp luật là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm hại đến các lợi ích được bảo vệ bằng ngành luật tương ứng hoặc
trái với các quy định được quy định trong ngành luật ấy, do người có năng lực pháp lý
và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi”[13, tr. 537]. Từ khái
niệm vi phạm pháp luật nêu trên có thể nhận thấy rằng hành vi vi phạm pháp luật là
hành vi của chủ thể nhất định, hành vi ấy vi phạm các quy định của pháp luật chuyên
ngành được Nhà nước bảo vệ. Thêm nữa, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải có đủ
năng lực pháp lý nghĩa là đủ tuổi, không hạn chế về mặt thể chất hoặc tinh thần… và

năng lực hành vi, tức là họ nhận thức được mục đích và hậu quả của hành vi ấy và
thực hiện hành vi ấy một cách có lỗi.
Cho tới nay nay vẫn chưa có một khái niệm chung thống nhất nào về vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, nhưng thông qua các khái niệm về vi phạm
pháp luật, khái niệm quảng cáo và các khái niệm khác có liên quan, chúng ta rút ra khái
niệm vi phạm trong quảng cáo thương mại như sau: “Hành vi vi phạm pháp luật trong
quảng cáo thương mại là hành vi của chủ thể thực hiện quảng cáo thương mại trong

10


quá trình kinh doanh trái với các quy định pháp luật hiện hành, gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
hoặc người tiêu dùng”.
Tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng
cáo như sau: Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; Thuốc
lá; Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi;
bình bú và vú ngậm nhân tạo; Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của
thầy thuốc; Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; Súng săn và đạn súng
săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực;
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có
phát sinh trên thực tế.
Điều 8 Luật Quảng cáo quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này;
Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia,
an ninh, quốc phòng; Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa,
đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô
thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự

tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân
tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về
người khuyết tật; Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá
nhân; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá
nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép; Quảng cáo không đúng hoặc
gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục
vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công
bố; Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng,

11


hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu
quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác; Quảng
cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý
nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo
quy định của pháp luật về cạnh tranh; Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần
phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình
thường của trẻ em; Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp
nhận quảng cáo trái ý muốn; Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện,
trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Như vậy, nếu các chủ thể thực hiện việc quảng cáo mà vi phạm các quy định cấm đoán
ở trên sẽ bị coi là vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo. Bên cạnh đó, khi thực
hiện quảng cáo, các chủ thể phải lưu ý để tránh các trường hợp sau đây: Sử dụng các
lời nói, chữ viết, hình ảnh của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý; Vi phạm về

quyền sở hữu trí tuệ; các quy định về cạnh tranh; Quảng cáo sai sự thật, không đúng
quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ
dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, bảo quản, bảo hành của hàng hóa,
dịch vụ; Lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân,
sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, dịch vụ khác hoặc
lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo;
Gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; Sử dụng
hình ảnh bản đồ Việt Nam ở quảng cáo mà không hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia; Sử
dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam ở quảng cáo.
Trong quá trình hoạt động, các tổ chức, cá nhân khi đứng ra quảng cáo sản phẩm, dịch
vụ phải có:
- Các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho
các loại sản phẩm, dịch vụ đó.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài
sản.

12


1.1.2.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương mại
Căn cứ vào những phân tích trên đây có thể nhận thấy, hành vi vi phạm trong quảng
cáo thương mại có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
Hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương mại phải là hành vi được thực
hiện bởi chủ thể có đầy đủ năng lực chủ thể đó là năng lực pháp lý và năng lực hành
vi. Các chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại như: người có hàng hóa
dịch vụ cần quảng cáo (hay còn gọi là người quảng cáo), người kinh doanh dịch vụ
quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo, người
chuyển tải sản phẩm quảng cáo đều có thể là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật trong quảng cáo thương mại. Trong đó:

- Người có hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc quảng cáo bản thân, tổ chức, cá nhân đó
(Khoản 5, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012). Trong quảng cáo thương mại, người quảng
cáo phải là thương nhân hoặc chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của
thương nhân nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo nhằm mục đích sinh lời (Khoản 6 Điều 2,
Luật Quảng cáo 2012). Đồng thời, theo quy định của Điều 104 Luật Thương mại 2005,
“kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân
để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác”. Như vậy, người
kinh doanh dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật phải là thương nhân và do
đó họ phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi muốn thựcmhiện dịch vụ này.
- Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc
trách nhiệm quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao
gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương
trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác. Quan
hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người
quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với gười phát hành quảng
cáo.

13


- Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng
cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo trong hoạt động quảng cáo thương mại bắt
buộc phải là thương nhân.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo
đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức
mặc, treo dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự (Khoản 8, Điều 2, Luật Quảng cáo
2012). Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo

đúng hợp đồng với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người
phát hành dịch vụ quảng cáo
Thứ hai, về việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo thương mại phải là
hành vi của chủ thể được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi ở đây được hiểu là, chủ thể vi
phạm thực hiện hành vi vi phạm dưới hình thức cố ý và mang tính chủ quan, họ hoàn
toàn chủ động trong việc suy nghĩ, tính toán và mong muốn hậu quả của hành vi do
mình thực hiện xảy ra trên thực tế. Những hành vi này không bị cản trở bởi mặt nhận
thức, mặt tâm lý và càng không có tác động khách quan. Bởi vậy, đây chính là lỗi cố ý
của chủ thể có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Trên thực tế, yếu tố lỗi là
cơ sở rất quan trọng để có thể xác định vấn đề vi phạm của chủ thể phạm tội nói chung
và chủ thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng.
Thứ ba, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật
Hậu quả chính là một dấu hiệu để nhận diện hành vi vi phạm pháp luật trong quảng
cáo thương mại. Chính bản thân hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương
mại luôn mang một đặc điểm đó là vi phạm các quy định của pháp luật và luôn gây ra
một thiệt hại hoặc đe dọa gây ra một thiệt hại (thiệt hại ở dạng tiềm năng) cho chủ thể
bị tác động được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, tác động xấu tới môi trường kinh
doanh. Hậu quả của hành vi vi phạm phải có mối liên hệ nhân quả đối với chính hành
vi được chủ thể vi phạm thực hiện. Tuy nhiên, yếu tố hậu quả trong quảng cáo thương
mại không phải là yếu tố chính để cầu thành vi phạm, mà nó chỉ được coi là tình tiết
tăng nặng để áp dụng hình phạt đối với hành vi này mà thôi. Bởi vì, đối với dạng vi
phạm này thì chỉ cần các dấu hiệu cấu thành như chủ thể, hành vi, yếu tố lỗi và mối

14


liên hệ nhân quả của hành vi là đủ để xác định cấu thành vi phạm, yếu tố hậu quả trong
trường hợp này được coi là yếu tố phụ và cho dù chưa có hậu quả xảy ra nhưng có đầy
đủ bốn yếu tố cấu thành trên thì cũng đủ cơ sở để xác định vi phạm.

1.2. Lý luận pháp luật bảo vệ biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động
quảng cáo
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt
động quảng cáo
1.2.1.1 Khái niệm chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong quảng cáo
Đối với các vi phạm pháp luật nói chung và hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo
thương mại nói riêng đều có những chế tài cụ thể áp dụng. Lý luận chung về Nhà nước
và pháp luật có đưa ra khái niệm về chế tài như sau: “Chế tài là bộ phận quy phạm
pháp luật nêu lên những biện pháp cưỡng chế (biện pháp trách nhiệm pháp lý) áp dụng
đối với chủ thể có hành vi vi phạm các yêu cầu của bộ phận quy định của quy phạm
pháp luật. Chế tài là bộ phận nêu lên những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm
pháp luật”[13. trang 386]. Theo đó, chung ta có thể hiểu: Chế tài đối với hành vi vi
phạm pháp luật trong quảng cáo là những hình thức pháp lý được Nhà nước áp dụng
đối với các chủ thể thực hiện hành vi, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi do đã có hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương mại gây thiệt
hại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác. Chế tài gồm có ba loại đó là chế
tài hình phạt, chế tài khôi phục và chế tài phủ định pháp luật. Theo đó, đối với hành vi
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo thương mại thì ba loại chế tài này luôn
được đặt ra. Chế tài hình phạt ở đây được hiểu là sự phản ứng gay gắt nhất của Nhà
nước đối với hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể thực hiện hành vi. Song song với
việc áp dụng chế tài hình phạt thì chế tài khôi phục được áp dụng theo hướng bắt buộc
khôi phục lại trạng thái trước khi có sự việc vi phạm xảy ra. Bên cạnh đó, chế tài phủ
nhận pháp luật được áp dụng với mục đích không công nhận những quan hệ mới,
những chuẩn mực mới được xác lập sau khi có hành vi vi phạm xảy ra. Đối với những
hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo, pháp luật hiện hành áp dụng ba
hình thức chế tài để xử lý đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo đó là chế

15



tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự. Theo đó, mỗi loại chế tài được áp
dụng với những nội dung, phạm vi và có những đặc điểm khác nhau.
1.2.1.2. Đặc điểm của các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong quảng cáo
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11, Luật Quảng cáo 2012, xử lý vi phạm
trong hoạt động quảng cáo thì các hình thức chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm
pháp luật trong quảng cáo bao gồm: chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự
a. Chế tài hành chính: Chế tài hành chính được áp dụng đối với các hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo của cá nhân hoặc tổ chức trong trường hợp có hành
vi vi phạm quy định của Luật Quảng cáo 2012 và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Đặc điểm cơ bản nhất của chế tài hành chính là việc bên vi phạm pháp luật
về quảng cáo thương mại phải chịu trách nhiệm với Nhà nước về nhũng hậu quả do
hành vi vi phạm gây ra . Chế tài hành chính là chế tài được sử dụng phổ biến nhất áp
dụng cho các vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo bởi tính mềm dẻo và linh hoạt của nó.
Chế tài hành chính sử dụng hình thức phạt tiền là chủ yếu, bên cạnh đó còn áp dụng
một số biện pháp bổ sung như: Cảnh cáo, tịch thu tang vật, thu giấy phép hành nghề,
buộc khôi phục lại nguyên trạng… Hiện nay, có nhiều văn bản pháp luật quy định về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo như: Luật Xử lý vi phạm hành
chính, các nghị định hướng dẫn việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực về
thương mại, quảng cáo và cạnh tranh…
b. Chế tài dân sự: Đây là loại chế tài có thể được áp dụng cho cả các nhân và tổ chức
vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương mại mà hình thức chủ yếu đó là bồi thường
thiệt hại cho các chủ thể bị vi phạm trong quảng cáo thương mại. Chế tài dân sự có thể
do các bên trong quan hệ hợp đồng quảng cáo tự thỏa thuận và tự áp dụng. Khác với
quan hệ pháp luật hành chính, trong quan hệ pháp luật dân sự khi một bên vi phạm
pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại chứ không phải chịu trách
nhiệm trước Nhà nước, do đặc trưng này nên các bên chủ thể trong hợp đồng quảng
cáo có thể tự thỏa thuận và tự áp dụng các chế tài dân sự.Ví dụ với chế tài bồi thường
thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận về số tiền bồi thường cụ thể ngay khi giao kết hợp
đồng quảng cáo và cả trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh
đó, các chế tài dân sự áp dụng với hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo thương


16


mại mang tính vật chất, có chức năng khôi phục, khắc phục các hậu quả vật chất cho
bên bị vi phạm, bị thiệt hại.
c. Chế tài hình sự: Chế tài hình sự chỉ được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật trong quảng cáo được quy định tại Luật Quảng cáo 2012 và các quy
định khác của pháp luật có liên quan đồng thời nhận thấy vi phạm đó có dấu hiệu hình
sự được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khác với chế tài dân sự, đối với chế tài hình,
dù người vi phạm đã khắc phục thiệt hại gây ra thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự trước Nhà nước về hành vi vi phạm của mình. Loại chế tài này không nhằm mục
đích khắc phục hậu quả mà nhằm trừng phạt người vi phạm. Hiện nay, pháp luật hình
sự chưa có nhiều quy định đối với loại tội về quảng cáo thương mại do tính chất của
các hành vi vi phạm quảng cáo cũng như quy định của pháp luật nên vấn đề áp dụng
hình sự hóa đối với các hành vi vi phạm này là không nhiều. Trong Bộ luật Hình sự
hiện hành chỉ có quy định duy nhất một tội quảng cáo gian dối ở Điều 168, ngoài ra
không có bất cứ một loại tội nào liên quan được quy định.
Tóm lại, có thể nhận thấy rằng, chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật
trong quảng cáo chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra. Chủ thể vi phạm có thể
bị áp dụng một hay nhiều chế tài kết hợp và tất nhiên chủ thể vi phạm phải giành chịu
một hậu quả pháp lý bất lợi nhất định theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Nội dung pháp luật về các biện pháp chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động

quảng cáo
1.2.2.1 Một số đạo luật chủ yếu điều chỉnh về chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động

quảng cáo
Trên nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào bất
cứ hoạt động quảng cáo nào, pháp luật về chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động quảng

cáo quy định cụ thể trong Luật Quảng cáo năm 2012; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số
158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
28/2017/NĐ-CP); Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 quy định chi
tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo. Ngoài ra, chế tài xử lý vi

17


phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo còn được quy định trong những văn bản pháp
luật khác như: Luật Thương mại 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Xử lý vi phạm
hành chính 2012, Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật
khác có liên quan. được ban hành căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ
1.2.2.2 Các hình thức chế tài và căn cứ áp dụng đối với hành vi vi phạm trong quảng cáo
Hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo được thực hiện trong hoạt động quảng bá
kinh doanh, thương mại. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo dù
thực hiện dưới hình thức nào cũng đều gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp được
pháp luật bảo vệ và các chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm
pháp lý tương ứng với hành vi của mình. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
và hậu quả xảy ra thì tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
(i) Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật;
(ii) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
(iii) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, một hành vi vi phạm pháp luật trong quảng cáo có thể bị áp dụng chế tài

hành chính, chế tài hình sự hoặc dân sự tùy theo từng trường hợp cụ thể mà pháp luật
quy định.
i. Chế tài hành chính và căn cứ áp dụng
Căn cứ theo quan niệm truyền thống, trách nhiệm pháp lý được hiểu là phản ứng của
Nhà nước đối với vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật chính là cơ sở của trách
nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hành chính là hậu quả trực tiếp của vi phạm hành chính,
thể hiện ở sự áp dụng của các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền những chế
tài hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do luật hành chính và
luật xử lý vi phạm hành chính quy định [25].

18


Căn cứ pháp lý áp dụng chế tài hành chính được Luật Xử lý vi phạm hành chính, các
nghị định hướng dẫn việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực về quảng cáo,
thương mại và cạnh tranh… quy định một cách cụ thể. Trong đó, Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 quy định căn cứ áp dụng biện pháp chế tài đối với các hành vi vi
phạm pháp luật trong quảng cáo thương mại.
Điểm đ, khoản 1, Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Phạt tiền đến
100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ
phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón;
quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông
hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông;
công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại;
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh
bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản, hải sản”.
Điểm d, khoản 4, Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quy định: “Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có nội dung trái với

truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”.
Điểm a, b, khoản 5, Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: (a) Quảng cáo
sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng
loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn
bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3
Điều 68, diểm c khoản 3 Điều 69, điểm a khoản 2 Điều 72, điểm b khoản 1 Điều 75 và
khoản 1 Điều 78 của Nghị định này; (b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công
chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối,
gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo,
trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 68, điểm a khoản 3 Điều 69 và khoản 4 Điều
70 của Nghị định này.

19


×