Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Novotel Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.74 KB, 42 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du lịch

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những
thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời
sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con
người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà
thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể .
Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói
chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày
nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp
ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách
hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang
trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú
phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu
cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho
khách ,như vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách tới khách sạn.
Kinh doanh lưu trú trong khách sạn là một phần trọng yếu trong ngành kinh
doanh khách sạn . Hiện nay khách sạn được thành lập, phát triển là khá lớn và
nâng cao hiệu quả kinh doanh là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng
phải lưu ý và thực hiện. Do tính cần thiết và những kiến thức mà khi nghiên cứu
bài toán này mang lại , em đã quyết định chọn đề tài:
“Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
khách sạn Novotel Hạ Long”
Nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:

 Vận dụng kiến thức lý luận học ở trường để áp dụng thực tiễn, từ thực
tiễn áp dụng vào lý luận để nâng cao nhận thức của mình.


 Có kinh nghiệm để nghiên cứu đề tài khác do thực tiễn đề ra.
 Phát hiện và đề suất kiến nghị đối với cơ sở thực tiễn.
 Xác định ra thực trạng nguồn khách của khách sạn và tìm các biện
pháp để thu hút khai thác khách.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
Nghiên cứu đề tài này em áp dụng các phương pháp sau:

 Áp dụng quy luận duy vật biện chứng để phát hiện ra mối quan hệ qua
lại giữa các hiện tượng, sự vật, phát triển vận động đi lên.

 Phương pháp thu thập thông tin.
Nội dung Luận Văn: Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Chương I: Tổng quan về kinh doanh khách sạn và hiệu quả kinh
doanh
Chương 2: Thực trạng về sự phát triển hiệu quả kinh doanh và thu hút khách ở
khách sạn Novotel Hạ Long
Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách.

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305



Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.Tổng quan về kinh doanh khách sạn.
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn:
Để đáp ứng nhu cầu du lịch của xã hội, các loại hình kinh doanh du lịch hình
thành và phát triển với tốc độ phát triển nhanh, trong đó có kinh doanh khách
sạn. Từ đó các nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm về kinh doanh khách
sạn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp dịch vụ nhu
cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ
đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khách.
Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, đời sống vật chất,
do đó nhu cầu của khách tại khách sạn không chỉ dừng lại ở việc lưu trú và ăn
uống, nhiều nhu cầu vui chơi giải trí khác cũng xuất hiện. Chính vì vậy để đáp
ứng nhu cầu của khách đồng thời để tăng khả năng thu hút khách và cạnh tranh
trong kinh doanh, các nhà đầu tư đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh
của mình, tiến hành kinh doanh thêm nhiều dịch vụ khác như: khu vui chơi giải
trí, dịch vụ bể bơi, tennis, massage, thể dục thẩm mỹ, giặt là, bán vé máy bay…
Tổng hợp lại những nhân tố đó, có thể đưa ra khái niệm đầy đủ và khái quát
về kinh doanh khách sạn như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh
doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung
cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí cho khách du lịch nhằm
thu lợi nhuận
1.1.2. Chức năng kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du
lịch.Hệ thống khách sạn trở thành một tiền đề và điều kiện để phát triển giao lưu
kinh tế,văn hóa-xã hội.Cùng với sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã
hội,hệ thống khách sạn không ngừng phát triển và trở thành một ngành kinh

doanh độc lập.
Khách sạn thực hiện những chức năng sau:
- Chức năng cung ứng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
- Chức năng sản xuất sản phẩm ăn uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của thị
trường và khách du lịch.
- Chức năng tổ chức và lưu thông hàng hóa là chức năng được hình thành
từ nhu cầu của khách du lịch và do 2 chức năng trên quyết định,tạo thành
hoạt động kinh doanh khách sạn hoàn chỉnh.
1.1.3 Đặc điểm kinh doanh khách sạn.
Khác với các ngành kinh doanh hàng hóa ,ngành kinh doanh khách sạn có một
số đặc điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm kinh doanh khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn,hiệu quả kinh doanh
cao,thời gian hoàn trả vốn nhanh
- Lực lượng lao động trực tiếp làm việc trong khách sạn đa dạng về cơ cấu
ngành nghề.
- Đối tượng phục vụ của khách sạn rất đa dạng ,phong phú về quốc
tịch.tuổi tác ,giới tính ,dân tộc tôn giáo,trình độ,nghề nghiệp
- Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập,nhưng rất đồng
bộ và có mối quan hệ gắn bó với nhau để phục vụ khách với chất lượng
cao nhất.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật như quy luật tự nhiên,quy luật
kinh tế- xã hội,quy luật tâm sinh lý con người.

Với những đắc điểm trên ta thấy hoạt động kinh doanh khách sạn rất phức
tạp.nh kiện nhất định như vốn,lao động,tài nguyên,kinh nghiệm…..Nhưng
vấn đề thành công thì ngoài yếu tố trên còn phụ thuộc vào năng lực quản
lý,điều hành và phải có sự say mê thực sự với ngành du lịch.
1.1.4 Vai trò doanh khách sạn đối với phát triển du lịch.
Khách sạn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch trên các
mặt:
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn đóng vị trí quan trọng của ngành du
lịch
- Sự phát triển kinh doanh khách sạn thúc đẩy các ngành kinh tế và góp
phần thúc đẩy tăng trưởng GDP
- Phát triển kinh doanh khách sạn góp phần khai thác các tài nguyên du lịch
và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
- Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất khẩu
quốc gia
- Kinh doanh khách sạn thực hiện tái phân phối thu nhập của các tầng lớp
dân cư trong và ngoài nước
- Phát triển kinh doanh khách sạn thu hút khối lao động vào trực tiếp và
gián tiếp phục vụ khách.
1.2 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh khách sạn.
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh khách sạn
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế ,nó phản ánh trình độ sử dụng của
các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất,kinh doanh đạt kết

quả cao nhất với chi phí ít nhất. Hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với việc thực
hiện những mực tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2 Tính tất yếu khách quan nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả khách
sạn.
Trong nền kinh tế thì trường,việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế giữ vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh
doanh của các doanh nghiệp nói riêng,là mối quan tâm hàng đầu của xã hội và
các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu khách quan.
Trước hết ,nâng cao hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu các quy luật kinh
tế của nền kinh tế thì trường.Yêu cầu cơ bản của quy luật giá trị là tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào sản xuất và cải tiến quy trình công nghệ làm cho năng suất lao
động không ngừng tăng lên và hạ thấp giá thành cá biệt để tăng lợi nhuận. Chính
điều này cũng là yêu cầu quan trọng của quy luật cạnh tranh,nâng cao vị trí của
doanh nghiệp trong cạnh tranh
Xuất phát từ lợi ích kinh tế kết hợp 3 lợi ích(lợi ích nhà nước,lợi ích doanh
nghiệp và lợi ích người lao động)là nội dung quan trọng của phương thức quản
lý trong thị trường.Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh
tế,làm cho người lao động và doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế,áp
dụng các biện pháp tiết kiệm sử dụng các nguồn lực,nâng cao năng suất lao
động,nâng cao doanh lợi và thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chiến lược phát
triển của doanh nghiệp,phát triển kinh doanh bền vững,tốc độ tăng trưởng doanh

thu cao,nâng cao hiệu quả kinh doanh,giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường.
1.2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp được xác định bằng công thức

H 

M
C

Trong đó:
- H:hiệu quả kinh doanh
- M:doanh thu
- C:chi phí
H càng tăng thì hiệu quả càng cao
Nếu:

H>1:kinh doanh có lãi
H=1:kinh doanh hòa vốn
H<1:kinh doanh lỗ vốn

Đây là chỉ tiêu hiệu quả cơ bản nhất,phản ánh quan hệ giữa kết quả kinh doanh
và chi phí bỏ ra để đạt kết quả kinh doanh,có nghĩa cứ một đồng chi phí bỏ ra thì
kết quả kinh doanh,có nghĩa là cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì kết quả đạt được
bao nhiêu
-Chỉ tiêu lợi nhuận (L) được xác định bằng công thức

L=M-C
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế chỉ phản ánh số tuyệt đối tổng
lợi nhuận ,nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh tế chưa thể hiện rõ nét.Vì

vậy,để khác phục vấn đề này người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(L’)được xác định bởi công thức:

L' 

L
�100
M

L’càng tăng thì hiệu qủa càng cao. Đây là chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế
giữa các thời kì và giữa các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
- Hiệu quả sử dụng vốn

Khoa Du lịch

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động gồm 2 chỉ tiêu

Lcc 

M
VLD

LVLD 


LST
VLD

+M:tổng doanh thu
+
+

VLD

:vốn lưu động bình quân

Lcc :Số lần chu chuyển vốn

+ LVLD :lợi nhuận trên đồng vốn lưu động
LVLD và Lcc càng tăng càng có hiệu quả giữa các thời kì,càng cao đối với doanh

nghiệp cùng loại càng có hiệu quả
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu:
- Trường hợp vốn đầu tư của chủ sở hữu không đủ phải vay vốn cần
xác định thời gian thu hồi vốn vay với công thức

Vv
LST  Lv

tv 
+ Vv :tổng vốn vay

+ tv :thời gian thu hồi vốn vay đầu tư xây dựng có bản
+ Lv :lợi nhuận bình quân năm sau thuế

+

LST :lãi vốn vay phải trả

Thời gian thu hồi vốn càng nhanh thì càng hiệu quả
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

LV 
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

LST
VCD  VLD
MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du lịch

+ LV :mức lợi nhuận trên đồng vốn kinh doanh
LV càng tăng càng có hiệu quả theo các thời kì. Nếu doanh nghiệp cùng loại LV

càng lớn thì càng có hiệu quả
- chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí

F 'c 

LST
C
�100 LST / C 

C
M


+ F 'c tỷ suất chi phí trên doanh thu
+ LST / C :lợi nhuận sau thuế trên đồng chi phí,nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra kể cả
giá vốn tạo ra được bao nhiêu lãi
F 'c càng giảm và LST / C càng tăng thì hiệu quả kinh tế càng cao

- hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất lao động (W) và
lợi nhuận sau thuế bình quân trên 1 nhân viên(L/R)

W

L
M
LR 
R
R và

R là số lao động bình quân
3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh
Nhân tố đầu tiên là những ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa
của khu vực cũng như trên thế giới. Trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều
bất ốn như hiện nay thì việc đi du lịch nước ngoài sẽ là vấn đề khó khăn của
một số lượng lớn du khách vì lý do an ninh. Người ta không thể an tâm khi đến
một nước khác để đặt mình vào tình trạng bị đe dọa bởi chiến tranh, khủng bố
hay bắt cóc con tin. Và thực tế xảy ra ở nhiều điểm du lịch được coi là nổi

tiếng trên thế giới như Thái Lan, hay vụ bắt cóc con tin là khách du lịch ở đảo
Bali, Indonexia.
Ngoài ra, vấn đề dịch bệnh là một rào cản rất lớn cho việc phát triển du lịch
(một ngành quá nhạy cảm đối với các vấn đề kinh tế - xã hội). Không riêng gì
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
nước ta mà cả trên toàn thế giới: dịch bệnh SARS, cúm gia cầm H1N1... đã
khiến người ta không thể mạo hiểm đi du lịch tới những nước có xuất hiện dịch
bệnh,các đoàn khách lớn hủy bỏ tua. Đây là một tổn thất lớn cho nghành du
lịch trong thời gian gần đây.
Nhân tố thứ hai là giá cả đầu vào của các sản phẩm du lịch tăng cao bởi quá
nhiều khoản chi: tiền điện, tiền nước, thuế đất và nhiều chi phí khác đều tăng
trong khi đó giá bán sản phẩm cần phải giảm để thu hút khách.
Nhân tố thứ ba là từ phía các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay trên địa bàn Hà
Nội có rất nhiều công ty lữ hành cùng hoạt động kinh doanh đưa khách đi du
lịch, như vậy thị trường sẽ bị san sẻ. Ngoài ra, còn xuất hiện sự cạnh tranh
không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp. Họ kinh doanh theo kiểu chụp giật,
gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.
3.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp.
Ngoài những nhân tố gián tiếp,hiệu quả kinh doanh còn phụ thuộc vào
những nhân tố ảnh hưởng trục tiếp sau :
-

Số lương khách:


Số lượng khách du lịch là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Vì số lượng khách là yếu tố quyết định tổng doanh thu và sử dụng hiệu
quả các nguôn lực của doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thu hút khách là biện
pháp quan trọng đế nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-

Tổng doanh thu:

Như trên đã đề cập, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào phát
triển tổng doanh thu và chi phí. Doanh thu càng tăng thì hiệu quả kinh doanh
càng cao.
-

Cơ sở vât chất kỹ thuật:

Trong kinh doanh du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh trên hai khía cạnh: cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng để
sản xuất sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách, để thu hút khách và
hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất. Vì vậy các doanh nghiệp du lịch phải đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ khách.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
- Nguồn nhân lưc:

Khoa Du lịch


Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh doanh và
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Nguồn nhân lực là yếu tố
quan trọng trong sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm, chất lượng phục
vụ khách. Vì vậy các doanh nghiệp du lịch muốn nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và
giỏi về nghiệp vụ.
-

Cơ chế quản lý:

Cơ chế quản lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì
cơ chế quản lý xác định định hướng chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh
doanh, phân bố và sử dụng các nguồn lực, cơ chế quản lý bằng hệ thống định
mức kinh tế kỹ thuật, sử dụng các đòn bẩy kinh tế linh động nhằm kích thích
phát triển kinh doanh.

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ
THU HÚT KHÁCH Ở KHÁCH SẠN NOVOTEL HẠ LONG
2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của khách sạn Novotel.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển khách sạn novotel.
Khác sạn Novotel Ha Long Bay nằm tại đường Hạ Long ,phường Bãi Cháy,
thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh. Khách sạn có vị trí rất thuận lợi cho
hoạt dộng kinh doanh vì nằm tại trung tâm khu du lịch Bãi Cháy, hướng ra Vịnh

Hạ Long và đối diện với Công Viên giải trí Hoàng Gia. Từ khách sạn, du khách
có thể di chuyển dễ dàng đến các điểm du lịch và vui chơi giải trí trong khu du
lịch Bãi Cháy cũng như trong tỉnh Quảng Ninh. Khách sạn do công ty cổ phần
khách sạn Hải Âu làm chủ đầu tư với sự góp vốn của 3 công ty:
Công ty đầu tư và phát triển Tùng Lâm
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Ninh
Công ty nước khoáng Quảng Ninh
Novotel là một thương hiệu khách sạn nổi tiếng thế giới thuộc sự quản lý của tập
đoàn Accor – tập đoàn hàng đầu thế giới về kinh doanh và quản lý khách sạn của
Pháp. Accor có lịch sử trên 40 năm hoạt động, quản lý gần 4000 khách sạn lớn
nhỏ trên 90 quốc gia với 150.000 nhân viên. Ở Việt Nam, tập đoàn đã có kinh
nghiệm hoạt động 20 năm. Nhận thấy kinh nghiệm và thương hiệu của một tập
đoàn sẽ giúp ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý,
công ty Hải Âu đã xây dựng khách sạn Novotel Hạ Long Bay bằng vốn của Việt
Nam nhưng công tác quản lý do Accor thực hiện.
Khách sạn mở của đón khách vào ngày 13-10-2008 và chính thức khai trương
vào ngày 23-11-2008. Cùng với sự hỗ trợ của tập đoàn Accor, sự nhạy bén kinh
doanh và sự nhiệt tình lao động của đội ngũ nhân viên Novotel Hạ Long Bay đã
nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình. Năm 2010, khách sạn nhận được
danh hiệu “ cúp vàng chất lượng” do thời báo kinh tế Sài Gòn trao tặng, đã
chứng minh cho chất lượng thương hiệu khách sạn quốc tế 4 sao đầu tiên tại Hạ
Long.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
 Cơ sở vật chất kỹ thuật


Khoa Du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sản
phẩm của khách sạn, hay noi cách cụ thể hơn đó chính là một chỉ tiêu quan trọng
đánh giá chất lượng phục vụ. Có thể khẳng định rằng, Novotel Hạ Long đã có
một cơ sở vật chất khá hoàn thiện, thể hiện qua các bộ phận:
Cơ sở vật chất của bộ phận đón tiếp
Đây là nơi khách sẽ dừng chân đầu tiên khi đến với khách sạn. Tại đây khách sẽ
tiếp xúc với khách sạn qua bộ phận: Quầy lễ tân, được trang bị các thiết bị mấy
móc hiện đại như máy vi tính, điện thoại,máy fax…..để phục vụ khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
Khách sạn có 214 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế bao gồm 4 loại phòng:Phòng
Standard, phòng Superior, phòng Executive và phòng Suite.Trang thiết bị phòng
ngủ và phòng tắm hiện đại, dầy đủ tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách.
Cở sở vật chất kỹ thuật của bộ phận ăn uống
Bao gồm nhà hàng “The Square”, quầy bar. Nhà hàng Square có không gian
lãng mạn và sang trọng, liên tục phục vụ khách từ 6h30 đến 10.30 tối, là nơi
phục vụ buffet và cả 3 bữa: sáng, trưa , tối với 150 chỗ ngồi.
Bar tại khu vực tiền sảnh: Nằm tại vị trí trung tâm tầng 1 của khách sạn đối diện
với sảnh chính và gần khu vực lễ tân, Lobby Lounge là địa điểm lý tưởng để
khách nghỉ ngơi thư giãn và có những cuộc trò chuyện thoải mái với gia đinh
bạn bè.
Quầy bar tại bể bơi: Giờ phục vụ từ 10 sáng đến 10 giờ tối. Là nơi phục vụ đồ
uống lạnh, cocktails, nước hoa quả, trà.. và các đồ uống giải khát cho khách
Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận bếp
Bếp nóng với diện tích 70m2 có hệ thống lò điện và gas để nấu, rán và chế biến
các món ăn theo yêu cầu của khách, đảm bảo nhanh về mặt thời gian và chất
lượng yêu cầu.
Bếp lanh với diện tích 50m2 có hệ thống bàn để sơ chế các loại hoa quả, hệ
thống làm nóng các thực phẩm và hệ thống tủ lạnh để giữ các loại thực phẩm

được tươi
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
Bếp bánh với diện tích 30m2 có máy đánh bột, máy nướng bánh, kho lạnh. Bên
cạnh đó là các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình chế biến như:máy thái,
máy nghiền thịt, máy xay bột…..
Phòng họp, hội nghị
Trung tâm thương mại và khu phòng họp nằm trên tầng 2 của khách sạn với thiết
kế hiện đại trang nhã. Tùy theo yêu cầu và mục đích của công việc, khách hàng
có thể sử dụng một trong 4 phòng họp của khách sạn. Phòng họp Yên Tử cũng là
hội trường lớn có sức chứa tối đa lên tới 300 chỗ ngồi với hệ thống âm thanh,
ánh sang, thiết bị kỹ thuật hiện đại thích hợp cho các buổi đại hội, hội nghị, hội
thảo.Phòng Yên Tử có hệ thống vách ngăn di động chia phòng thành 2 phòng
họp nhỏ là Yên Tử 1 và Yên Tử 2. Phòng Yên Tử còn là nơi phục vụ dịch vụ ẩm
thực cùng lúc cho 200 thực khách
Ngoài phòng Yên Tử, liền kề với trung tâm thương mại là 3 phòng họp khác, đó
là phòng Phong Nha, Huế và Hội An rất phù hợp cho các cuôc họp có sô lượng
người tham gia vừa phải.
Bể bơi: Có tổng diện tích 350m2 nằm ngay phía trước tòa nhà, có tầm nhìn ra
vịnh. Với vị trí độc đáo, hệ thống lọc nước tuần hoàn tự động, hệ thống xử lý
nước bằng hóa chất đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế và các dịch vụ ẩm thực hỗ
trợ.
Nhìn chung, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, xứng đáng là khách
sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Để đưa ra điều kiện đón tiếp khách như vậy là cả một
sự cố gắng và nỗ lực, đàu tư có hiệu quả của người quản lý khách sạn. Có thể

nói đây là một lợi thế lớn để thu hút khách của khách sạn. Nó đồng nghĩa với
việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả thực hiện được mục tiêu đã đề
ra của khách sạn.

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức

Khoa Du lịch

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Tc kế
toán

Lễ tân

Bp Kd
lưu trú

Tổ buồng

Bp
marketin

g

Bp kỹ
thuật

Bảo vệ

Bp kd
ăn uống

Bp nhân
sự

Dịch
Vụ

Tổ bàn

Tổ bếp

.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
* Hội đồng quản trị .
Là cơ quan quyền lực cao nhất của khách sạn, gồm các đại biểu do điều lệ khách
sạn và các điều khoản pháp lý hiện hành quy định , tùy theo đặc điểm, tính chất,
hình thức sở hữu mà khách sạn đó thuộc về .
- Chức trách chủ yếu của hội đồng quản trị bao gồm :
+ Thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng đã ký kết với các đối tác.
+ Thi hành và sửa đổi điều lệ của khách sạn trong khung pháp lý cho phép.
+ Thẩm tra phương hcâm xây dựng và kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch

kinh doanh, quyết toán dự án , phương án phânh chia lợi nhuận hoặc bù lũ hàng
năm của khách sạn .
+ Thẩm tra báo cáo của tổng giám đốc .

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
+Quyết định thành lập các bộ phận quản lý của khách sạn và tiền lương, phúc
lợi và các khoản đãi ngộ khác cho người lao động trong khách sạn .
+ Phê chuẩn các hợp đồng và thỏa thuận quan trọng của khách sạn .
+ Ban hành các điều lệ chế độ quan trọng của khách sạn .
+ Bổ nhiệm tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm toán
+ xác định phương pháp trích rút và sử dụng quỹ dự trữ , quỹ tiền tệ, quỹ tiền
thưởng và phúc lợi, quỹ phát triển khách sạn .
+ Thảo luận và phê chuẩn phương án khi cần cải tổ khách sạn , phê chuẩn hội
đồng thanh lý và phụ trách công tác thanh lý khách sạn khi cần thiết .
* Bộ phận quản lý chung (Ban giám đốc ):
Là bộ phận có chức năng hành chính cao nhất về quản lý khách sạn . Giữa sự
lãnh đạo và chỉ dẫn của giám đốc để lập kế hoạch công tác , các quy tắc quy
định để đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra của ban giám đốc hoặc hội đồng
quản trị (nếu có ), thực hiện đôn đốc kiểm tra , chỉ đạo các bộ phận hoàn thành
công việc được giao , phối hợp quan hệ và công việc giữa các bộ phận trong
khách sạn , thay mặt khách sạn liên hệ với các tổ chức cơ quan , khách sạn bên
ngoài , giải quyết các công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của khách sạn diễn ra hàng ngày .
* Bộ phận tài chính kế toán .

Bộ phận này vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng điều
hành .
Chức năng của trưởng bộ phận tài chính kế toán .
Chức danh : Giám đốc bộ phận tài chính kế toán .
Bộ phận : tài chính kế toán .
Người lãnh đạo trực tiếp : Giám đốc. Chức năng : Chịu sự lãnh đạo của giám
đốc , nghiêm túc chấp hành các phương châm chính sach, luật pháp của nhà
nước . Đề ra và tổ chức thực hiện chiến lược tài chính và thực hiện kế hoạch tài
chính của khách sạn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
của khách sạn . Dưới giám đốc tài chính kế toán còn có các chức danh khác tùy
thuộc vào quyết định của tổng giám đốc trên cơ sở đề nghị của giám đốc bộ
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
phận này và bộ phận quản lí nhân lực . Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận kế toán
được phân công cho từng nhân viên chuẩn bị bảng lương , kế toán thu, kế toán
chi , kế toán giá thành kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động khách sạn ,
thu ngân ( thủ quỹ ) . Theo dõi chặt chẽ tất cả các việc thu tiền và tính tiền vào
tài khoản của khách sạn . Mỗi ngày nhân viên kiểm toán ca đêm phải kiểm tra ,
vào sổ tất cả các hóa đơn chi tiêu và mua hàng của khách ở các bộ phận khác
nhau của khách sạn .
* Bộ phận kỹ thuật .
Thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn , cung cấp
các điều kiên kĩ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo
chất lượng dịch vụ của khách sạn . Bộ phận này thực hiện các công việc chính
sau đây :

- Lập kế hoạch quản lý , vân hành bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới các trang thiết
bị điện dân dụng điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các phương tiện và đồ dùng ,
dụng cụ gia dụng cảu toàn bộ khách sạn . Để thực hiện chức năng này bộ phận
kỹ thuật được chia thành : tổ điện, nước, xây dựng. Công việc của các tổ này
phụ thuộc lẫn nhau vì thế cần có sự điều phối chặt chẽ các hoạt động của các tổ .
* Bộ phận marketing :
Chức năng chính của bộ phận này là chiếc cầu nối giữa người tiêu dùng với các
nguồn lực bên trong của khách sạn. Bao gồm các chức năng như làm cho sản
phẩm luôn luôn thích ứng với thị trường , xác định mức giá bán và điều chỉnh
mức giá bán cho phù hợp với diễn biến thị trường , với kế hoạch kinh doanh của
khách sạn , với thời vụ, tổ chức và thực hiện việc đăng kí trước về buồng ngủ, tổ
chức các cuộc gặp gỡ ( hội nghị, hội thảo, các loại tiệc ) tổ chức các hoạt động
xúc tiến ( tuyên truyền quảng cáo , kích thích người tiêu dùng ) trong quan hệ
điều hành nội bộ bộ phận này ít phức tạp hơn .
* Bộ phận nhân lực .
Không trực tiếp phục vụ khách hàng, nhưng bộ phận này lại đóng vai trò cực lỳ
quan trọng để khách sạn kinh doanh có hiệu quả. Ngành khách sạn được tạo
hành bởi các đơn vị khác nhau rất lớn về quy mô và loại hình , các khách sạn
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
nhỏ cho rằng không cần đến một giám đốc hoặc một chuyên gia quản trị riêng
biệt . Dù khách sạn lớn hay nhỏ đều phải coi trọng chức năng quản trị nguồn
nhân lực trong khách sạn .
Chức năng quản trị nguồn nhân lực của khách sạn.
Quản trị nguồn nhân lực thực hiện ba nhóm chức năng chủ yếu sau đây :

- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực.
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề bảo đảm đủ số lượng nhân viên với phẩm
chất phù hợp cho công việc của khách sạn .Nhóm chức năng này bao gồm
những hoạt động chủ yếu như : Dự báo và hoạch định nhân lực phân tích công
việc , tuyển hcọn nhân lực , thu thập lưu giữ và xử lý thông tin về nhân lực của
khách sạn.
- Nhóm chức năng đào tạo phát triển .
Nhóm chức năng này chú trong việc nâng cao năng lực của nhân viên đảm bảo
cho nhân viên trong khách sạn có kỹ năng , trình độ lành nghề cần thiết để phát
triển tối đa các năng lực cá nhân . Các khách sạn áp dụng chương trình hướng
nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định thực tế của nhân viên làm
quen với công việc của khách sạn , đồng thời các khách sạn cũng thường lập các
kế hoạch đào tạo , huấn luyện và đào taọ lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về
nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trình công nghệ , kĩ thuật nhóm chức
năng đào tạo , phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp ,
huán luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân, bồi dưỡng năng cao trình
độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản
lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực .
* Bộ phận lễ tân .
Nhiệm vụ quan trọng của bộ phận này là bán dịch vụ buồng ngủ của khách sạn
cho khách . Thông thường các nhân viên của bộ phận lễ tân và bộ phận nhận đặt
buồng phải tham gia vào việc đưa ra các dự báo về tình hình khách sạn trong
những giai doạn nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo đó, bộ phân đón

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305



Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
tiếp có thể ham gia vào việc kiến nghị xác định mức giá cho thuê buồng và thúc
đẩy việc kinh doanh buồng ngủ của khách sạn được tốt hơn.
Bộ phận lễ tân cũng phải thực hiện chức năng liên hệ và phối hợp trong khách
sạn . Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với khách , bộ phận này có nhiệm vụ thông
tin cho các bộ phận trong khách sạn mọi vấn đề về yêu cầu đòi hỏi , phản hồi
của khách giúp các bộ phận khác có thể thực hiện việc phục vụ, thỏa mãn nhu
cầu của khách một cách tốt nhất.
Đón tiếp khách và phục vụ các nhu cầu của khách ngay tại quầy đón tiếp cũng là
một nhiệm vụ chính của bộ phận này.
Các nhân viên ở đây phải chứng tỏ khả năng và văn hóa giao tiếp cao trong qua
trình đón tiếp và cung cấp các dịch vụ tại chỗ như: điện thoại, chuyển các bưa
phẩm báo hcí, tư vấn.....
Lưu trữ , xử lý và cung cấpcác thông tin cho khách, cho các nhà quản lý khách
sạnvà các bộ phận chức năng cung là nhiệm vụ hàng ngày của bộ phận lễ tân .
Thanh toán thu tiền của khách khi khách tiêu dùng các dịch vụ trong khách sạn
nhà hàng
* Bộ phận buồng.
Thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ buồng ngủ . Khách đăng ký buông
phải được tiếp nhận lịch sự chu đáo, khi khách đén phải được tiếp đón nồng hậu
ân cần, được bố trí vào đúng loại buồng mà khách đã đăng ký trước. Khi nhận
được thông tin từ khách thì khách sạn phải trả lời khách ngay bằng phương tiên
truyền thông hoặc hiện đại . Phối hợp với bộ phận lễ tân theo dõi và quản lý việc
thuê buồng của khách sạn.
Nhiệm vụ.
- Chuẩn bị buồng để đón khách mới đến.
- Làm vệ sinh buồng hàng ngày.
- Làm vếinh khu vực hành lang và nơi công cộng trong khách sạn.
- Kiểm tra hoạt đông của các thiết bị trong buồng.

- Nắm được tình hình khách thuê buồng.
* Bộ phận kinh doanh ăn uống .
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
- Bộ phận phục vụ bàn: phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngỳa của khách trong và
ngoaì khách sạn .
- Bộ phận Bar : phục vụ nhu cầu vếcác loại đồ uống cho khách
- Bộ phận bếp : nơi chế biến các món ăn cho khách .
Nhiệm vụ chung của bộ phận phục vụ bàn:
- Phục vụ khách ăn uống hàng ngày vàcac bưa tiệc lớn nhỏ trong khách sạn nhà
hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, bộ phận bar để phục vụ mọi yêu cầu của
khách. - Tổ chức sắp xếp trang trí phòng ăn gọn gàng mỹ thuật.
- Đảm bảo vệ sinh phòng ăn , phòng tiệc và mọi trang thiết bị phục vụ khách.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân .
- Có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ an otàn hco khách trong khi ăn uống, quản lý
các tài sản vật tư hàng hóa của nhà hàng.
- Thường xuyên trao đổi học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ ,văn hóa, ngoại
ngữ...
2.1.3 Tình hình phát triển nguồn lực của khách sạn
Nguồn lực là yếu tố đóng vai trò quyết định phát triển kinh doanh và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
A. Tình hình phát triển nguồn lực.
Như chúng ta đã biết lực lượng lao động vai trò quyết định sự phat triển
của xã hội.Đối với hoạt động du lịch,sản phẩm của du lịch là sản phẩm dịch vụ

mà hao phí lao động chiếm đại bộ phận giá trị của nó.Từ đó các nhà doanh
nghiệp rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng,đồng bộ về cơ
cấu và cao về chất lượng,cụ thể tình hình phát triển nguồn nhân lực của khách
sạn hacinco được thể hiên ở bảng 1:

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
Bảng 1:Tình hình phát triển nguồn nhân lực của khách sạn Novotel
chỉ tiêu

2013

2014

2015

%

năm

T.số lao động
1.Phân theo giới tính

T.S
172

172

TT
100
100

T.S TT
172 100
172 100

T.S TT
170 100
170 100

sau/trước
14/13 15/14
100
99
100
99

Nam

74

43

74

76


100

102

Nữ
2.Phân theo GT và TT

98
172

57
100

98 57
172 100

94 56
170 100

100
100

96
101

Lao động gián tiếp

34


20

34

35

100

101

Lao động trực tiếp
3.Phân theo trình độ

138
172

80
100

138 80
172 100

137 79
170 100

100
100

99
101


Đại học

27

16

27

16

33

19

100

112

Cao đẳng

49

28

49

28

50


29

100

102

Trung cấp

39

23

39

23

40

24

100

102

Lao động phổ thông

57
33
57 33

47 28
(Nguồn khách sạn Novotel Hạ Long)

100

82

43

20

44

21

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng lao động của khách sạn thời kỳ 20132015 không có nhiều biến động cụ thể:
+Năm 2014 so 2013 lực lượng lao động không có gì biến động cả nhưng
năm 2015 so 2014 thi giảm đi 1% điều này cho thấy sự thay đổi lao động này là
do chuyển công tác hoặc đi học nâng cao trình độ
Trong cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp cũng không có gì biến động
nhiều
Năm 2014/2013 không tăng
Năm 2015/2014 tăng 1% trong đó lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao
hơn lao động gián tiếp khoảng 80% qua các năm
Điểu này là phù hợp trong ngành dịch vụ khách sạn để phục vụ sản xuất
trực tiếp sản xuất
+ Về đội ngũ lao động phân theo trình độ thì khách sạn đã chủ trương mặt
số lượng mà tăng về mặt chất cụ thể:
Năm 14/13 số lượng lao động có trình độ đại học không tăng nhưng đến
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương


MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
năm 15/14 tăng cao 12%

Khoa Du lịch

Năm 14/13 có trình độ cao đẳng không tăng nhưng đến năm 15/14 tăng
0.2%
Năm 14/13 có trình độ trung cấp không tăng nhưng đến năm 15/14 tăng
0.2%
Năm 14/13 có trình độ lao động phổ thông không tăng năm 15/14 giảm
18%
b.Tình hình phát triển vốn kinh doanh.
Ngoài phát triển nguồn nhân lực,khách sạn quan tâm đến đầu tư vốn để mở
rộng kinh doanh.Chiến lược phát triển vốn kinh doanh là đầu tư vốn từ quy mô
nhỏ đến quy mô lớn,tự đảm bảo kinh doanh bình thương
Biểu 2:Tình hình phát triển vốn kinh doanh của khách sạn 2013-2015
Đơn vị:triệu đồng

% năm sau/năm
2013

Chỉ tiêu

TS

2014


TT

TS

2015

trước

TT

TS

TT

14/13

15/14

Tổng số vốn
Vốn cố định

68.328 100 69.664
65.428 95.8 66.564

100
95.6

71.270
67.970


100
95.4

102
101.7

102.3
102.1

Vốn lưu động

2.900

4.4

3.300

4.6

106.8

106.4

4.2

3.100

(Nguồn khách sạn Novotel Hạ Long)
Qua số liệu ở biểu 2 cho thấy tổng số vốn kinh doanh của khách sạn tăng

cụ thể :
Năm 14/13 tổng số vốn tăng 2% nhưng đến năm 15/14 tăng 2,3%
Trong đó: vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trên 90% qua các năm hơn vốn
lưu động điều này là phù hợp để khách sạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật và trang thiết bị trong khách sạn
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
2.2.Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
2.2.1.Những biện pháp mà khách sạn đang và đã áp dụng phát triển khách
sạn
Khách sạn đã áp dụng rất nhiều biện pháp để phát triển kinh doanh.trong đó ta
có thể thấy rõ một số biện pháp như sau:
- Nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường phù hợp với đặc điểm kinh doanh
và lĩnh vực kinh doanh của khách sạn
- Để thu hút khách khách sạn coi trọng chiến lược phát triển sản phẩm theo
hướng đa dạng hóa sản phẩm ,và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Quảng bá thương hiệu đến khách hàng và các công ty lữ hành, sử dụng
nhều biện pháp maketing để thu hút khách đến với khách sạn, nâng cao uy
tín, chất lượng dịch vu và phục vụ khách, phát triển các dịch vụ bổ sung
mang lại sự tin cậy cũng như niềm tin trong khách hàng
- Đâu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị buồng phòng, nhà
hàng….nhằm đảm bảo sản phẩm cung cấp cho khách sạn phải được thống
nhất trong toàn bộ hệ thống của khách sạn
- Hoàn thiện chính sách giá và sản phẩm tạo ra mức giá phù hợp với khách
hàng

- Tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao,thường xuyên tổ
chức các chương trinh đào tao từ nhân viên đến quản lý
- Quản lý chặt chẽ khâu tài chính, nguồn nhân lực ,cơ sở vật chất kỹ
thuật….
- Bên cạnh đó, khách sạn còn mở rộng và lien kết chặt chẽ với các đối
tượng trong khu vực và thế giới. khách sạn còn tạo nhiều mối quan hệ với
nguồn gửi khách khác nhau như các công ty lữ hành, công ty môi giới gửi
khách.
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh của khách sạn Novotel
a. Thực trạng phát triển nguồn khách
Trong những năm qua khách sạn đã và đang áp dụng các biện pháp thu hút
khách.Nên những năm gần đây ta thấy lượng khách tăng lên đáng kể thể hiện ở
biểu số 3
Biểu 3.Thực trạng thu hút số lượt khách và phát triển doanh thu….
(Đơn vị: Triệu đồng, lượt khách)
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du lịch
% năm trước/

Chỉ tiêu

Đơn 2013

2014


2015

% năm sau

vị
TS
1.Tổng lượt khách
Khách nội địa
Khách quốc tế

TT

TS

TT

TS

TT

14/13 15/14

Lượt 85.906 100 88.292 100 93.065 100 102.7 105.4
Lượt 28.402 33.1 27.457 31.1 26.656 28.7 96.6 97
Lượt 57.054 66.9 60.835 68.9 66.409 71.3 105.8 110
(Nguồn khách sạn Novotel Hạ Long)

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy:
Tổng lượt khách: số lượng khách của khách sạn Novotel qua các năm có chiều

hướng tăng trung bình. Xét về tổng số khách năm 2014 so với năm 2013 đã tăng
2,7%, năm 2015 so với 2014 tăng 5,4%. Theo cơ cấu tổng khách thì khách quốc
tế chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng từ 66.9% năm 2013 lên 71.3% năm 2015.
Khách nội địa chiếm tỷ trọng thấp hơn và có chiều hướng giảm nhẹ trong giai
đoạn 2013-2015 từ 33.1%- 28.7%. Việc tăng giảm về khách của khách sạn
chứng minh khách sạn có uy tín và không ngừng đầu tư vào trang thiết bị, năng
lực, trình độ của đội ngũ nhân viên đặc biệt là kế hoạch marketing, quảng cáo
thu hút khách chủ yếu là khách quốc tế.
b. Thực trạng phát triển tổng doanh thu và cơ cấu tổng doanh thu

SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Bảng 4 : Tình hình phát triển tổng doanh thu 2013-2105
Chỉ tiêu

2013

2014

Khoa Du lịch
2015

% năm sau
năm trước

Tổng doanh thu

Doanh thu ăn uống
Doanh thu lưu trú
Doanh thu lữ hành
Doanh thu các dịch

TS

TT

TS

TT

TS

TT

14/13

15/1

17.765
5.629
10.110
1.546
480

100
31.7
56.9

8.7
2.7

18.297
5.654
10.413
1.610
620

100
30.9
56.9
8.8
3.4

18.846
5.955
10.621
1.639
631

100
31.6
56.4
8.7
3.3

103
100,4
102.9

104.1
129

103
105
101
101
101

vu bổ trợ
(Nguồn khách sạn Novotel Hạ Long)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy:
Tổng doanh thu qua các năm đều tăng
Trong đó doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất luôn trên 50% trong cơ cấu
tổng doanh thu sau đó đến doanh thu ăn uống trên 30% tiếp đó là doanh thu lữ
hành trên 8% cuối cùng là doanh thu dịch vụ bổ trợ khoảng 3% qua các năm.
2.2.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh
2.2.3.1. Những biện pháp đã và đang áp dụng của khách sạn.
Vấn đề phát triển kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong mọi
thời đại, đặc biệt là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Điều kiện kinh tế
ngày nay có nhiều biến động và tốc độ biến động và tốc độ biến động cũng vô
cùng nhanh chóng, vì vậy vấn đề kinh doanh có hiệu quả và ngày càng nâng cao
hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn không phải là của bất kỳ doanh nghiệp
nào mà là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp.hiệu quả
kinh doanh phụ thuộc vào tăng trường tổng doanh thu và giảm chi phí kinh
doanh. Ngoài những biện pháp tăng tổng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh
đã trinh bày ở phần trên.khách sạn hacino đã và đang áp dụng các biện pháp
giảm chi phí kinh doanh sau:
- Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh, quản lý kinh doanh theo hệ thống
định mực kinh tế- kỹ thuật gồm: định mức sử dụng cơ sở vật chất kỹ

thuật,đinh mực sử dụng vốn,định mức chi phí,định mức lao động
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Du lịch
- Quản lý chặt chẽ theo cơ chế tài chính, thực hiện chế độ chi tiêu, tiết kiệm
chi phí,quản lý những khoản chi có thể tiết kiệm được nhưng phải đảm
bảo chất lượng phục vụ khách.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý bằng lợi ích vật chất đối với người lao động,
quan tâm đến kết quả lao động và hiệu quả sử dụng lao động.
2.2.3.2 Thực trạng phát triển lợi nhuận.
Bảng 5: tình hình phát triển lợi nhuận
Chỉ tiêu

% năm sau/năm

2013

2014

2015

Tổng doanh thu

17.765

18.297


18.846

103

103

Tổng chi phí

14.300

14.638

14.982

102

102

Tỷ suất chi p

80.5
3.465

3.659

3.863

106


106

762

804

849

106

106

2.702

2.855

3.014

106

106

15.21
15.6
16
103
(Nguồn khách sạn Novotel Hạ Long)

103


Lợi nhuận trước
thuế
Thuế thu thập
doanh nghiệp
Lợi nhuân sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận

trước

Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra nhận xét:
Tổng doanh thu năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014 đều
tăng 0.3%
Tổng chi phí năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014 đều tăng
0.2%
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014
đều tăng 0.6%
Thuế thu thập doanh nghiệp năm 2014 so với năm 2013 và năm 5so với năm
2014 đều tăng 0.6 %
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014
đều tăng 0.6%
SV: Nguyễn Thị Thùy Dương

MSV: 12100305


×