Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng đồng bằng sông hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.45 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
----------

NGUYỄN ĐĂNG LĂNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Quang Sơn
PGS.TS. Đỗ Thị Bích Loan

Phản biện 1: ………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội


Vào hồi ………giờ …… ngày ……tháng …… năm ……..

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thƣ viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đội ngũ giảng viên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, quyết định việc đảm bảo chất
lượng giáo dục của hệ thống các trường cao đẳng. Vì vậy, một trong các nội dung của Chiến
lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 là xây dựng đội ngũ giáo viên có chất
lượng để đào tạo nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Đến năm 2020, số giảng viên bậc
cao đẳng là 53 nghìn người, trong đó 53,5 % có trình độ thạc sĩ trở lên. Đội ngũ giáo viên,
giảng viên dạy nghề đến năm 2020 là 28 nghìn người
Trước yêu cầu phát triển NNL của xã hội và hướng tới quá trình hội nhập với GDNN
trên thế giới, triển khai đào tạo nhân lực chất lượng cho xã hội đáp ứng được yêu cầu đổi
mới giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần tứ 4,
cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với các trường Cao đẳng Việt Nam vấn đề này cần có sự
đầu tư thích đáng và sự chỉ đạo quyết liệt từ các trường một cách bài bản và có cơ sở khoa
học. Thực tế triển khai trong giai đoạn quá độ này ở các trường cao đẳng của Việt Nam đang
đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt các vấn đề liên quan đến phát triển ĐNGV. Đã có
nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển ĐNGV nhưng vấn đề phát triển
ĐNGV các trường CĐ vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN thì chưa được đề cập,
nghiên cứu một cách đầy đủ.
Trước những vấn đề đặt ra từ lý luận và thực tiễn như trên, cho thấy việc lựa chọn vấn đề
nghiên cứu“Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Đồng bằng Sông Hồng
trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp” là một việc làm cần thiết và hữu ích, góp

phần triển khai thành công nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD& ĐT đối với các trường
CĐ vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN và hội nhập quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về ĐNGV, phát triển ĐNGV và kết quả phân tích, đánh
giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng ĐBSH, đề
xuất các giải pháp phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi
mới giáo dục nghề nghiệp.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng vùng ĐBSH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng vùng ĐBSH
trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng vùng ĐBSH trong thời gian qua nhìn chung cơ
bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước m t, tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục
nghề nghiệp hiện nay thì v n còn những vấn đề hạn chế bất cập nhất định về số lượng, cơ
cấu và chất lượng. Nếu có thể đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên một
cách cấp thiết và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao
đẳng vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển ĐNGV trong thời kì mới, thời kì kinh tế tri thức, thời kỳ
phát triển của cuộc CMCN 4.0 và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN; đồng thời, tổng quan nghiên
cứu vấn đề ở trong, ngoài nước và khái quát những bài học kinh nghiệm về phát triển ĐNGV ở
các nước trên thế giới.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về ĐNGV, về hoạt động phát triển ĐNGV và


2

về ảnh hưởng của đội ngũ đó đến tình hình GDNN ở vùng ĐBSH.
- Đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV của các trường CĐ vùng ĐBSH trong bối

cảnh đổi mới GDNN.
- Khảo nghiệm tính khả thi, tính cấp thiết của các nhóm giải pháp phát triển ĐNGV GDNN
được đề xuất trong luận án. Đồng thời thử nghiệm giải pháp “Tổ chức đào tạo- bồi dưỡng
giảng viên theo chuẩn chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp”.
6. Phạm vị nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: về thực trạng phát triển ĐNGV, đề tài sử dụng các số liệu thống
kê từ năm 2014 đến năm 2018, trong đó chú trọng đến thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV
và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV các trường CĐ vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi
mới GDNN.
- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn trong 07 trường CĐ có khối ngành đào tạo
tương đồng (chủ yếu khối ngành kỹ thuật- công nghiệp) ở vùng ĐBSH.
- Phạm vi nội dung: Phát triển ĐNGV các trường CĐ vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi
mới GDNN có phạm vi rất rộng, bao gồm rất nhiều trường Cao đẳng, nhiều cấp quản lý từ
Trung ương, các bộ ngành, địa phương, các trường. Luận án chủ yếu nghiên cứu ở cấp vùng
(chủ yếu các vấn đề quản lý nhà nước có tác động lớn đến sự phát triển ĐNGV các trường
Cao đẳng vùng ĐBSH) và nghiên cứu chuyên sâu về phát triển ĐNGV các trường Cao đẳng
vùng ĐBSH.
- Phạm vi thử nghiệm: Các thử nghiệm về giải pháp quản lý nói chung và giải pháp
phát triển ĐNGV đòi hỏi nhiều thời gian và là vấn đề phức tạp. Do hạn chế về thời gian của
luận án cũng như kế hoạch năm học thực tế của các nhà trường, luận án chỉ lựa chọn 01 giải
pháp phát triển ĐNGV trong các giải pháp phát triển ĐNGV đề xuất để thử nghiệm nhằm
kiểm chứng sự phù hợp và tính khả thi của giải pháp, chứng minh tính đúng đ n của giả
thuyết khoa học của luận án. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, theo dõi và đảm bảo được
thời gian thử nghiệm phù hợp, tác giả chọn trường Cao đẳng Điện tử- Điện lạnh Hà Nội làm
nơi thử nghiệm.
7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu như:
- Tiếp cận hệ thống: nghiên cứu và vận dụng nội dung, phương pháp tiếp cận hệ thống
trong quản lý (mọi bộ phận) của tổ chức, hướng đến đạt được mục tiêu chung của tổ chức đề

ra vào việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề ra giải pháp phát triển ĐNGV có tính hệ
thống, toàn diện, mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ l n nhau giữa các yếu tố liên quan đến công
tác phát triển ĐNGV.
- Tiếp cận chức năng quản lý: nghiên cứu vận dụng các chức năng quản lý của tổ chức
như: chức năng qui hoạch, kế hoạch; chức năng tổ chức, thực hiện; chức năng chỉ đạo, điều
hành; chức năng kiểm tra, giám sát vào việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải
pháp phát triển ĐNGV vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN.
- Tiếp cận quản lý NNL: nghiên cứu vận dụng các lý thuyết về quản lý NNL như: phát
triển NNL; sử dụng NNL; tạo lập môi trường mở rộng NNL vào việc nghiên cứu nội dung
phát triển ĐNGV trường cao đẳng vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN.
- Tiếp cận chuẩn hóa: nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV vùng ĐBSH
nhằm đạt chuẩn về cơ cấu, số lượng, chất lượng ĐNGV trong bối cảnh đổi mới GDNN.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, tổng hợp phân tích tài liệu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm
7.2.3. Nhóm phương pháp thống kê và xử lí kết quả nghiên cứu


3

8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Vai trò quyết định tạo ra chất lượng GDNN, nâng cao hiệu quả GDNN các trường
CĐ ở vùng ĐBSH là ĐNGV. Việc nâng cao chất lượng ĐNGV sẽ nâng cao chất lượng
GDNN trong bối cảng đổi mới GDNN.
8.2. Trong bối cảnh đổi mới GDNN, ĐNGV các trường CĐ vùng ĐBSH phải được phát
triển tăng về số lượng, chất lượng, n m sát thực tế khoa học, công nghệ của xã hội theo
hướng liên kết giữa các trường, liên kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp trong các lĩnh
vực thực hành, thực tập cho ĐNGV, sử dụng doanh nghiệp tham gia giảng dạy,… Đây là
luận điểm thể hiện tính đặc thù trong phát triển GDNN nói chung và phát triển ĐNGV các
trường CĐ trong bối cảnh đổi mới GDNN.

8.3. Phát triển ĐNGV các trường CĐ vùng ĐBSH đòi hỏi vừa quan tâm phát triển đội
ngũ (đảm bảo về chất lượng, số lượng, cơ cấu) vừa phải chú trọng phát triển cá nhân của
người giảng viên (nâng cao các năng lực chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ) trong bối cảnh
đổi mới GDNN; đảm bảo hài hòa giữa lợi ích, nhu cầu của GV và mục tiêu chung của nhà
trường.
8.4. Các nhóm giải pháp phát triển ĐNGV các trường CĐ ở vùng ĐBSH đề xuất phải
được xây dựng theo chức năng quản lí, các nhân tố số lượng, cơ cấu, chất lượng phải được
tác động đồng bộ, kh c phục được việc thiếu GV các ngành đặc thù, ngành mới, ngành mũi
nhọn, mang lại hiệu quả trong đào tạo NNL trong bối cảnh đổi mới GDNN.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Luận án đã cụ thể hóa, tiếp cận một số quan điểm, nội dung của lí thuyết quản lí
NNL trong việc nghiên cứu, qui hoạch, dự báo về ĐNGV, công tác phát triển ĐNGV phù
hợp với bối cảnh đổi mới GDNN Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng; công tác
phát triển ĐNGV GDNN đã tập trung sâu vào các vấn đề: Giáo dục tư tưởng, tuyển dụng;
ĐT-BD; môi trường, động lực,…
Đặc biệt, luận án đã khái quát kinh nghiệm về phát triển ĐNGV ở một số nước trên thế
giới. Đây là cơ sở cho các trường CĐ vùng ĐBSH mạnh dạn và chủ động xây dựng chiến
lược phát triển ĐNGV GDNN trước những yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh đổi mới
GDNN.
9.2. Luận án đánh giá thực trạng về ĐNGV GDNN các trường CĐ vùng ĐBSH. Phân
tích, chỉ ra mức độ thành công, mặt mạnh, mặt yếu; những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại,
bất cập về ĐNGV, các giải pháp phát triển ĐNGV mà các trường CĐ vùng ĐBSH đã áp
dụng trong thời gian vừa qua.
9.3. Luận án đã đưa ra các yêu cầu năng lực đối với GV GDNN nhằm đáp ứng nhiệm
vụ trong bối cảnh đổi mới GDNN. Trong đó, xác định rõ được các loại nhu cầu cấp thiết cần
ĐT- BD đối với ĐNGV GDNN của các trường CĐ vùng ĐBSH; là cơ sở xây dựng những
giải pháp cụ thể phát triển ĐNGV nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực ĐNGV GDNN, đạt
chuẩn GV GDNN trong bối cảnh đổi mới GDNN, hội nhập quốc tế.
9.4. Đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐ vùng ĐBSH, đồng thời tiến hành
khảo nghiệm cho thấy tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã được đề xuất cùng với

triển khai thử nghiệm tác dụng thực tiễn của giải pháp ĐT-BD theo chuẩn chức danh nghề
nghiệp và năng lực thực hiện nhiệm vụ GV góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV trường
CĐ vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN.
9.5. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra tư tưởng mới về hoạt động quản lí theo
cơ chế mở, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường CĐ ở vùng ĐBSH trong
lĩnh vực phát triển ĐNGV.


4

10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
Nội dung Luận án được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng trong bối cảnh đổi
mới giáo dục nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao
đẳng vùng Đồng bằng Sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp.
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của các trường Cao đẳng vùng Đồng bằng
Sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực
Những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, các khái niệm “vốn con người” (Human
capital) và “nguồn lực con người” (Human resources) xuất hiện ở Hoa Kì và sau đó thịnh
hành trên thế giới (xuất hiện cuối thập niên 60 bởi nhà kinh tế học người Mĩ - Theodor
Schoultz, sau đó vào những năm 70, 80 với sự phát triển tiếp nối của nhà kinh tế người Mĩ
nhận giải Nobel kinh tế 1992 Gary Backer, vấn đề phát triển ĐNGV cũng được ông giải

quyết với tư cách là phát triển NNL của một ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nội dung và cách
thức giải quyết vấn đề có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
thực tế của mỗi quốc gia và của mỗi giai đoạn lịch sử.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giảng viên và đội ngũ giảng viên
Tiêu biểu cho nhóm công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của
giảng viên như: Maurice Kogan và Ulrich Teichler (2007) với công trình “Những thách thức
chủ yếu với nghề giảng dạy”[130]; Phillip G.Altbach (2003) với công trình “Nghề giảng dạy ở
thế giới thứ 3” [113]; Akira Arimoto (2013) với “Nghề dạy học theo quan điểm quốc tế và so
sánh: Những xu hướng ở Châu Á và thế giới” [115],...
Nhà giáo phải vừa là nhà chuyên môn, người lãnh đạo (lãnh đạo hoạt động của lớp học
và lãnh đạo chuyên môn) cũng được nhấn mạnh trong chuẩn nhà giáo của Australia, Nhật
Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Trong GDĐH, một cách tiếp cận tương tự: Giảng viên
đại học = Nhà giáo + Nhà khoa học + Nhà quản lí + Nhà cung ứng xã hội, đã đưa ra về
quan niệm và yêu cầu phát triển GV trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu đề cập về vai trò nguồn nhân lực
Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, trong nhiều
năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về quản lí phát triển NNL, phục vụ sự nghiệp
CNH-HĐH ở nước ta: [59], [73], [77], [78], [95], [97], [98], [99],... Mỗi công trình đề cập đến
những khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung có thể rút ra là: khẳng định vai trò của NNL
trong phát triển KT- XH; thống nhất cơ bản với các nghiên cứu của thế giới về nội dung phát
triển NNL và đề xuất sự vận dụng, với những giải pháp sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản về


5

phát triển NNL Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ 21.
1.1.2.2. Nhóm công tình nghiên cứu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại
học
Gần đây, Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam cùng với Ngân hàng Thế giới đã

có nghiên cứu “GDĐH Việt Nam và kĩ năng cho tăng trưởng”, báo cáo này đề cập đến cơ hội
tiếp cận và chất lượng hệ thống GDĐH ở Việt Nam, là cơ sở để giúp cho quá trình tiếp tục xây
dựng, thực hiện thành công Đề án Đổi mới GDĐH và giúp xây dựng kế hoạch hành động khả
thi cho GDĐH, theo ba bước chính sau: (i) Xây dựng tầm nhìn toàn diện cho GDĐH thông
qua xác định những kết quả và đầu ra chính của một hệ thống có chất lượng, và vị trí hiện tại
của Việt Nam liên quan đến các kết quả và đầu ra đó; (ii) Xây dựng môi trường thuận lợi để
thực hiện tầm nhìn đó và chỉ ra những khó khăn chính trong việc xây dựng một môi trường
như vậy; (iii) Đề xuất qui trình thực hiện chuyển đổi sang một hệ thống chất lượng cao, mà trước
hết là chuẩn chất lượng của ĐNGV.
1.1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên
Các công trình nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển
ĐNGV, nhiều các đề tài, công trình nghiên cứu, luận án trên đã đề cập nhiều góc độ khác
nhau về đào tạo nguồn nhân lực, về phát triển ĐNGV, về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ
của GV ở từng loại hình và từng điều kiện cụ thể khác nhau. Các nhà khoa học, các chuyên
gia, các nhà QLGD ở bất kỳ quốc gia nào cũng luôn nhận thức đúng đ n và khẳng định, đề
cao vai trò vị trí của ĐNGV đối với sự nghiệp phát triển GD& ĐT, xác định phát triển
ĐNGV là nhằm phát triển nguồn nhân lực cho GD& ĐT, xem đây là nhiệm vụ chiến lược ở
mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu v n còn những hạn chế nhất định, mới chủ yếu quan
tâm đến phát triển về ĐNGV, mà chưa chú trọng nhiều đến phát triển cá nhân người giảng
viên để có đủ phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể,
toàn diện và sâu s c về GDNN, chưa đề cập cụ thể đến công tác phát triển ĐNGV các trường
CĐ vùng ĐBSH. Đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng vùng Đồng bằng
Sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp” tiếp tục kế thừa phát triển
những kết quả nghiên cứu nói trên, đi sâu nghiên cứu phát triển ĐNGV các trường Cao đẳng
vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ giảng viên
1.2.1.1. Quản lý

Quản lý vừa là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên
và xã hội nhân văn khác nhau như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý học, xã hội học và là
một “nghệ thuật". Do vậy các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải luôn chủ động, khéo
léo, linh hoạt tổ chức, điều khiển, hướng d n mọi thành viên trong tổ chức của mình cùng
hướng tới mục tiêu xác định, tránh được tình trạng rối ren và bất ổn định của tổ chức, đồng
thời có thể kích thích và phát huy được năng lực của mọi thành viên trong tổ chức.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
1.2.1.4. Quản lý đội ngũ giảng viên
Quản lý đội ngũ giảng viên là một nội dung của công tác quản lý giáo dục nói chung.
Đó là hệ thốn những tác động (giải pháp quản lý) có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và


6

hợp với qui luật của các chủ thể quản lý đến đội tượng giảng viên. Hệ thống đó bao gồm
việc lập qui hoạch, kế hoạch đào tạo, tiếp nhận, sử dụng đội ngũ giảng viên, kiểm tra, đánh
giá đội ngũ giảng viên, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ,
động viên khen thưởng…
1.2.2. Giảng viên, đội ngũ, đội ngũ giảng viên
1.2.2.1. Giảng viên
Giảng viên: là các thầy, cô giáo ( cán bộ giảng dạy ) làm công tác giảng dạy ở một bộ
môn hoặc một chuyên ngành nhất định trong đại học (đại học quốc gia, đại học vùng), học
viện, trường đại học, cao đẳng.
1.2.2.2. Đội ngũ
Từ điển Tiếng Việt phổ thông giải thích khái niệm "đội ngũ" là "tập hợp gồm một số
đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng", chẳng hạn như: đội ngũ
những người viết văn trẻ, đội ngũ nhà giáo,...[85, tr.302].
1.2.2.3. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa

học ở các trường CĐ và ĐH; họ g n kết với nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục; cùng
trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên, cùng chịu sự ràng buộc của những quy t c có tính
chất hành chính của ngành giáo dục và nhà nước.
1.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên
1.2.3.1. Phát triển
Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật và hiện tượng
tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng. Mọi sự vật hiện tượng, con người,
xã hội hoặc là biến đổi để tăng tiến về số lượng, thay đổi về chất lượng hoặc dưới tác động
bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự phát triển.
1.2.3.2. Phát triển đội ngũ giảng viên
Phát triển ĐNGV trường CĐ là một quá trình hoàn thiện hoặc thay đổi liên tục thực
trạng đã và đang tồn tại của ĐNGV nhằm giúp cho ĐNGV lớn mạnh về mọi mặt.
1.3. Trƣờng cao đẳng trong bổi cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
1.3.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
Về cơ chế, độ chính sách: tiến tới giao quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở về nhân sự,
tài chính, tổ chức đào tạo; từng bước chuyển cơ chế cấp kinh phí thường xuyên cho các cơ
sở sang cơ chế đặt hàng và đấu thầu đào tạo theo kết quả đầu ra, không phân biệt trường
công lập hay tư thục với cơ chế giá dịch vụ trong đào tạo trên cơ sở tính đúng, tính đủ theo
cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí của từng ngành, nghề và trình độ đào
tạo.
1.3.2. V tr c a trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới Giáo dục nghề nghiệp
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 [92], “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học
của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ
cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu
cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình
thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên”.
1.3.3. Vai trò c a trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám
Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đã xác định
những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm rà soát

việc thực hiện qui hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH và cơ sở GDNN theo cơ cấu ngành, nghề


7

và theo trình độ ĐT phù hợp với qui hoạch phát triển nhân lực quốc gia, trong đó chỉ rõ việc
phân loại các cơ sở GDĐH theo hướng nghiên cứu và ứng dụng, thực hành [24].
Từ định hướng này cho thấy các trường CĐ trong hệ thống giáo dục quốc dân tất yếu
phải phát triển theo hướng giáo dục nghề nghiệp và chú trọng phát triển kỹ năng, năng lực
ứng dụng, thực hành cho người học và đây là hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn nhằm
giải quyết bài toán “thừa thầy, thừa nhân lực thuộc loại hình ĐT theo hướng nghiên cứu, lý
thuyết hàn lâm”, thiếu thợ, “thiếu đội ngũ nhân lực được ĐT theo hướng phát triển kỹ năng,
năng lực ứng dụng, thực hành nghề nghiệp” đáp ứng nhu cầu ĐT nhân lực thời kỳ CNH,
HĐH đất nước trong bối cảnh hiện nay.
1.4. Đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
1.4.1. V tr , vai trò người giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề
nghiệp
Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới GDNN là nhân tố quyết
định chất lượng đào tạo nhân lực, có vai trò là chủ thể tham gia phát triển nhân lực và phát
triển kinh tế xã hội, do đó phát triển ĐNGV trường cao đẳng theo chuẩn sẽ góp phần đáp
ứng nhu cầu đào tạo nhân lực và phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2. êu c u về chu n giảng viên, chu n chức danh nghề nghiệp, ph m ch t và n ng l c
nhiệm vụ giảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
Chuẩn giảng viên, chuẩn chức danh nghề nghiệp, năng lực nhiệm vụ GDNN là yêu
cầu mà GVGDNN cần đạt được theo qui định, sẽ làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo,
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giảng viên giáo dục nghề
nghiệp; giúp giảng viên giáo dục nghề nghiệp tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; làm cơ sở để đánh giá giảng viên giáo
dục nghề nghiệp hàng năm phục vụ công tác qui hoạch, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội

ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp và cũng làm cơ sở để xây dựng chế độ chính sách đối
với giảng viên giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt tiêu chuẩn về kỹ năng nghề là nét đặc thù của
giảng viên giáo dục nghề nghiệp cần được quan tâm trong giai đoạn hiện nay
1.4.2.1. Chuẩn giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề
nghiệp
Chuẩn giáo viên, giảng viên GDNN qui định tại Thông tư 03/2018/TT- BLĐTBXH
ngày 15/06/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm các nội dung [23]:
“Chuẩn giảng viên giáo dục nghề nghiệp” là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp mà giảng viên GDNN cần đạt được nhằm
đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
(Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN của từng đối tượng giảng
viên GDNN trên được trình bày chi tiết tại Phụ lục 1).
1.4.2.2. Chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi
mới giáo dục nghề nghiệp
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (Hạng I); giảng viên giáo dục nghề nghiệp
chính (Hạng II); giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (Hạng III); giảng viên giáo dục
nghề nghiệp thực hành (Hạng III). (Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể của từng đối
tượng GV giáo dục nghề nghiệp trên được trình bày chi tiết tại Phụ lục 2).
1.4.2.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh
đổi mới giáo dục nghề nghiệp
a) Những yêu cầu về phẩm chất của người giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh
đổi mới giáo dục nghề nghiệp


8

b)Yêu cầu về năng lực của giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo
dục nghề nghiệp
1.4.2.4. Yêu cầu về mô hình người giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới
giáo dục nghề nghiệp

Nhân cách người giảng viên GDNN cần được xem xét trong điều kiện hoạt động thực
tiễn dạy học ở trường và trong giao tiếp với môi trường hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Đó
là cách tiếp cận mới để hình thành mô hình người giảng viên GDNN. Hai yếu tố nổi bật, là
hạt nhân của mô hình này là giá trị và quan hệ hành động thể hiện ở nhiều thành tố hợp
thành. Các yếu tố đó thể hiện năng lực đặc trưng của người giảng viên GDNN, thể hiện ở
kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp chuyên môn và phẩm chất đặc trưng của nghề dạy
học. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và biểu hiện ở trong nhau. Đó là sự thống nhất
trong cấu trúc nhân cách của người giảng viên GDNN.
1.5. Các yêu cầu của việc phát triển đội ngũ giảng viên
1.5.1. Đảm bảo về số lượng
1.5.2. Đảm bảo về cơ c u
1.5.3. Đảm bảo về ch t lượng c a đội ngũ giảng viên
Như vậy, chất lượng đội ngũ giảng viên được thể hiện ở phẩm chất, năng lực và trình
độ chuyên môn của giảng viên.
Số lượng

Chất
lượng

Cơ cấu

Sơ đồ 1.2. Nội dung xây d ng và phát triển đội ngũ giảng viên
1.6. Các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp
Nội dung phát triển ĐNGV cũng phải thực hiện đầy đủ các nội dung của quá trình
quản lí NNL như: kế hoạch hóa, tuyển mộ, lựa chọn, bồi dưỡng, phát triển bền vững, đánh
giá, đãi ngộ... Đồng thời, hướng tiếp cận cần đảm bảo xuyên suốt trong phát triển ĐNGV là
tuân thủ các chức năng cơ bản của công tác quản lí: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.


9


Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển
nguồn nhân lực

-Giáo dục
- Đào tạo
- Bồi dưỡng
- Nghiên cứu, phục vụ
- Phát triển bền vững

Sử dụng
nguồn nhân lực

-Tuyển dụng
- Sàng lọc
- Đánh giá
- Đãi ngộ
- Kế hoạch hóa sức lao động

Tạo môi trường
làm việc

-Mở rộng việc làm
- Mở rộng quy mô
công việc
- Phát triển tổ chức
- Lao động sáng tạo


Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quản l nguồn nhân l c c a Leonard Nadle (dẫn theo [43, tr.26])
Tóm lại, nội dung phát triển ĐNGV bao gồm: qui hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, ĐTBD, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, thực hiện chính sách, kiến tạo môi trường làm việc đối với
ĐNGV.
1.6.1. Xây d ng qui hoạch phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp
Công tác xây dựng qui hoạch phát triển ĐNGV giữ vai trò hết sức quan trọng, đảm
bảo việc xây dựng được một ĐNGV đủ về số lượng, có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu,
với sự kết nối nhuần nhuyễn giữa các thế hệ; đồng thời, qua đó bồi dưỡng được những GV
đầu đàn.
Từ vấn đề xây dựng qui hoạch phát triển ĐNGV với những đặc trưng đã trình bày trên
đây, chúng tôi mô hình hóa bằng sơ đồ sau:
Xây dựng quy hoạch
phát triển ĐNGV

Số lƣợng

- Số lượng
- Động/Mở

Cơ cấu

- Nhóm ngành
- Độ tuổi
- Giới, thành phần

Chất lƣợng
- Học vấn

- Năng lực chuyên môn
- Kĩ năng nghề nghiệp
- Văn hóa nhà trường

- Sức khỏe

Sơ đồ 1.4. Xây d ng qui hoạch phát triển ĐNGV
1.6.2. Tuyển dụng giảng viên
Muốn thúc đ y quá trình phát triển ĐNGV theo hướng vừa đảm bảo về mặt số
lượng, hợp l , đồng bộ, cân đối về cơ c u và mạnh về ch t lượng, c n phải chú trọng,
quan tâm đúng mức đến công tác tuyển dụng ĐNGV.


10

Trên cơ sở các bước công việc trong quá trình tuyển dụng GV, có thể tóm t t bằng sơ
đồ quy trình tuyển dụng như sau:
Đánh giá tuyển dụng:

Lập kế hoạch tuyển dụng:

- Đánh gia các yếu tố khách quan
- Đánh giá các yếu tố chủ quan
- Tổng kết tuyển dụng

- Phân tích (vị trí, yêu cầu) công việc
- Xây dựng các tiêu chí tuyển dụng
- Xác định số lượng

Sàng lọc tuyển chọn:

Tìm nguồn tuyển dụng:

- Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ

- Đánh giá phẩm chất, thái độ
- Quyết định tuyển dụng
- Bồi dưỡng, đào tạo, hòa nhập

- Thông tin, quảng bá
- Xét duyệt hồ sơ
- Sàng lọc hồ sơ

Hình 1.5. Sơ đồ quy trình tuyển dụng GV
1.6.3. Bố tr sử dụng giảng viên
Bố trí sử dụng GV là quá trình s p đặt GV vào các vị trí công việc (nhiệm vụ) phù
hợp, nhằm khai thác, phát huy tối đa kỹ năng, năng lực làm việc (giảng dạy), thực hiện
nhiệm vụ của người GV đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của GV.
Nguyên t c bố trí, sử dụng GV phải căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường, qui
mô đào tạo và nhu cầu XH; GV phù hợp với công việc, nhiệm vụ được giao; GV đúng qui
hoạch, đúng người, đúng việc, có tầm chiến lược; đúng mục đích,…
Bố trí, sử dụng GV

Mục đích, ý nghĩa
- Thực hiện tốt
nhiệm vụ GV nâng
cao chất lượng, hiệu
quả công việc
- Phát huy năng lực,
sở trường GV tạo sức
mạnh trong ĐNGV,
sức mạnh nhà trường

Yêu cầu
- Đúng số lượng,

đảm bảo chất lượng
GV
- Đúng người, đúng
việc, đúng nhiệm
vụ GV
- Đúng thời hạn,
mềm dẻo, linh hoạt

Nguyên tắc
- Đúng mục tiêu, qui
hoạch sử dụng GV
- Đảm bảo chất lượng,
hiệu quả sử dụng GV
- Tuân thủ nguyên t c
tập trung dân chủ
- Thỏa mãn tâm lý,
tình cảm trong ĐNGV

Định hƣớng
- Xây dựng kế
hoạch, nội dung
định hướng GV
hòa nhập
Triển
khai
chương trình định
hướng GV hòa
nhập

Sơ đồ 1.6. Sơ đồ bố tr , sử dụng giảng viên

1.6.4. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
Mục tiêu ĐT-BD được xác định gồm 3 mục tiêu cụ thể là: kiến thức, kỹ năng (tay
nghề), thái độ.
Nội dung ĐT-BD GV: ĐT-BD nâng cao năng lực giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GV.
1.6.5. Đánh giá n ng l c th c hiện nhiệm vụ giảng viên giáo dục nghề nghiệp


11

Yêu cầu người được đánh giá sử dụng thật tốt các phương pháp đánh giá để tiến hành
đo lường, xem xét đánh giá kết quả năng lực thực hiện nhiệm vụ GV theo các chuẩn và các
tiêu chí như trên đã trình bày.
1.6.6. Nâng cao số lượng, ch t lượng giảng viên thông qua liên kết doanh nghiệp
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong bối cảnh đổi mới GDNN là một vấn
đề cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV GDNN, chuẩn hóa ĐNGV, nâng cao chất
lượng NNL trong giai đoạn hiện nay.
1.6.7. Th c hiện ch nh sách- tạo động l c phát triển đội ngũ giảng viên
Bên cạnh việc thực hiện chính sách đãi ngộ GV về tiền lương, phụ cấp, chế độ nghỉ và
chế độ phong tặng các danh hiệu cao quí như đã đề cập ở trên, việc tạo lập môi trường thuận
lợi cho GV làm việc, lao động sáng tạo cũng phải được quan tâm đầu tư đúng mức. Mục tiêu
của việc tạo lập môi trường thuận lợi cho GV chính là: Tạo ra hành lang pháp lý để ĐNGV
yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao; Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường để mọi
thành viên trong nhà trường tin cậy, chia sẽ l n nhau, cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu
đề ra; Hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ nhân lực, thực hiện việc tăng cường quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý ĐNGV, ĐT-BD nâng cao năng lực cho ĐNGV; Tạo
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho GV, vận
dụng các chính sách KT- XH hợp lý góp phần nâng cao đời sống GV [70].
1.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục nghề
nghiệp

1.7.1. Môi trường quản lý
- Môi trường bên ngoài
- Môi trường bên trong
1.7.2. Ch thể quản lý
Chủ thể quản lý phát triển ĐNGV nhà trường là bộ máy quản lý, đội ngũ CBQL, bộ
phận làm nhiệm vụ phát triển ĐNGV.
1.7.3. Bản thân giảng viên
Tóm lại, việc phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới
GDNN đang đứng trước những yêu cầu mới, thách thức mới, chịu sự tác động của chủ thể
quản lý nhằm đảm bảo ĐNGV đạt chuẩn, đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo
qui định, đồng thời chịu tác động của yếu tố về môi trường quản lý, chủ thể quản lý và bản
thân người giảng viên trong nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi các
nhà trường cao đẳng cần tìm ra các giải pháp và vận dụng các giải pháp với từng nhà trường
một cách hiệu quả nhất.


12
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN ĐNGV

Môi trƣờng quản lý
- Môi trường bên ngoài:Điều
kiện KT – XH; Thành tựu
KH-CN; Cơ chế chính sách
nhà nước
- Môi trường bên trong:Môi
trường sư phạm;Văn hóa tổ
chức;Uy tín Thương hiệu Nhà
trường; Chính sách đãi ngộ


Chủ thể quản lý
- Bộ máy quản lý
- Đội ngũ CBQL
- Bộ phận giúp việc phát
triển ĐNGV

Bản thân giảng viên
thức GV
- Phẩm chất thái độ GV
- Năng lực trình độ GV
- Điều kiện hoàn cảnh
GV
- Nhận

Hình 1.7. Sơ đồ các yếu tố tác động đến s phát triển ĐNGV
Kết luận chƣơng 1
Đề tài nghiên cứu đã xác định và làm sáng tỏ được tổng quan vấn đề nghiên cứu,
cũng như vị trí ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sơ đó đã xây dựng được khung lý
luận cho vấn đề nghiên cứu phát triển ĐNGV trong bối cảnh đổi mới GDNN bao gồm các
nội dung cốt yếu sau:
- Làm tường minh các khái niệm được sử dụng nghiên cứu trong đề tài, đề cập đến
khung lí thuyết về GDNN, về GV và ĐNGV; đặc biệt, nêu ra được “những yêu cầu đối
với người GV và Phát triển ĐNGV trong bối cảnh đổi mới GDNN”. Phát triển ĐNGV
trường CĐ là nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất
lượng; Đồng thời đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh nghề nghiệp và năng lực thực hiện
nhiệm vụ GV trong bối cảnh đổi mới GDNN.
- Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên cứu, phân tích của các tác giả trong và ngoài
nước, qua cách tiếp cận và phân tích sơ đồ quản lí nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân
lực, đã cho thấy các nội dung phát triển ĐNGV bao gồm: Qui hoạch phát triển ĐNGV;
Tuyển dụng GV; Bố trí sử dụng GV; Đào tạo- bồi dưỡng GV; Thực hiện chính sách, xây

dựng môi trường làm việc cho ĐNGV, Liên kết doanh nghiệp nâng cao số lượng và chất
lượng ĐNGV; Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GV.
- Các yếu tố tác động đến phát triển ĐNGV bao gồm chủ thể quản lý, môi trường
quản lý và đặc biệt là chủ thể GV.


13

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1. Khái quát về kinh tế- xã hội, giáo dục đào tạo và các trƣờng Cao đẳng kỹ thuậtcông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số n m 2016 vùng ĐBSH
Dân số
Diện tích
Mật độ dân số
2
Địa phƣơng
(nghìn ngƣời)
(Km )
(Ngƣời/ Km2)
ĐBSH
21260,3
21133,8
994
1. Hà Nội
3358,9
7328,4

2182
2. Vĩnh Phúc
1235,3
1066,0
863
3. B c Ninh
822,8
1178,6
1432
4. Quảng Ninh
6177,7
1224,6
198
5. Hải Dương
1668,3
1785,8
1070
6. Hải Phòng
1561,7
1980,8
1268
7.Hưng Yên
930,3
1170,2
1258
8. Thái Bình
1586,5
1790,0
1128
9. Hà Nam

862,0
803,7
932
10. Nam Định
1668,5
1852,6
1110
11. Ninh Bình
1386,8
953,1
687
Nguồn: Tổng cục Thống kê- Niên giám thống kê năm 2016
2.1.2. Khái quát về giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
2.1.2.1.Khái quát về giáo dục nghề nghiệp trên cả nước
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Tính đến 12/2017, cả nước có 3006 cơ sở GDNN.
Trong đó trường cao đẳng là 388 trường chiếm tỷ lệ 12,9%; Trường Trung cấp 513 trường
chiếm tỷ lệ 17,07%; Trung tâm GDNN là 939 trung tâm chiếm 31,23%; Các cơ sở GDNN
khác là 1.166 cơ sở chiếm tỷ lệ 38,80%.
Bảng 2.2. Số lượng cơ sở GDNN trên cả nước
TT
Cơ sở GDNN
1 Trường Cao đẳng
2
3
4

Tổng số
388
12,90%
513

17,07%
939
31,23%
1,166
38,80%
3,006

Công lập Ngoài công lập Trung ƣơng quản lý
305
83
125
78,60%
21,40%
32,21%
Trường Trung
271
242
61
cấp
52,82%
41,18%
11,89%
Trung tâm
660
279
26
GDNN
70,28%
29,72%
2,76%

Cơ sở GDNN
338
828
57
khác
28,98%
71,02%
48,88%
Tổng cộng
1,574
1,432
269
52,36%
47,64%
8,9%
Nguồn: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tính đến 31/12/2017(Phụ lục 5)
b) Số lượng giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp


14

c) Số lượng HSSV GDNN
2.1.2.1.Khái quát về giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
a) Số lượng cơ sở GDNN vùng đồng bằng sông Hồng
b) Số lượng giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSH
c) Số lượng HSSV GDNN vùng đồng bằng sông Hồng
2.1.3. Các trường Cao đẳng vùng ĐBSH trong đối tượng khảo sát c a luận án
Để khảo tập trung đi sâu theo một khối ngành đặc thù đào tạo, luận án tập trung vào
khảo sát 07 trường cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật-công nghiệp theo bảng 2.8:
Bảng 2.8. Các trường Cao đẳng kỹ thuật- công nghiệp vùng ĐBSH khảo sát

TT
Tỉnh, thành phố
Tên trƣờng
Tiền thân
1
Hà Nội
Trường Cao đẳng Điện tử- Trường Trung cấp Điện tửĐiện lạnh Hà Nội
Điện lạnh Hà Nội
2
Hà Nội
Trường Cao đẳng nghề Trường Trung cấp công nghiệp
Công nghiệp Hà Nội
Hà Nội
3
Vĩnh Phúc
Trường Cao đẳng Công Trường Cao đẳng Công nghiệp
nghiệp và Thương mại
Phúc Yên
4
Hưng Yên
Trường Cao đẳng Công Trường quản lý kinh tế công
nghiệp Hưng Yên
nghiệp
5
B c Ninh
Trường Cao đẳng Công Trường Công nghiệp Hà B c
nghiệp B c Ninh
6
Nam Định
Trường Cao đẳng Công Trường Trung học Công nghiệp

nghiệp Nam Định
II
7
Hải Phòng
Trường Cao đẳng Công Trường Trung cấp công nghiệp
nghiệp Hải Phòng
Hải Phòng
Hầu hết các trường CĐ kỹ thuật- công nghiệp công lập đều được phân cấp cho địa
phương (các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và Bộ công thương trực tiếp quản lý
nhằm đảm đương sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương, ngành và vùng lân cận;
- Về cơ cấu: Loại hình trường, đặc thù trường.
- Về năng lực đào tạo và qui mô đào tạo:
- Về xu thế phát triển của các trường CĐ kỹ thuật- công nghiệp trong bối cảnh đổi mới
GDNN:
Trước xu thế phát triển đó đã và đang đặt ra đối với các Trường CĐ kỹ thuật- công
nghiệp, vấn đề phát triển ĐNGV được xem là bước đột phá và là khâu then chốt tạo tiền đề
vững ch c cho sự phát triển và hội nhập của các Trường CĐ kỹ thuật- công nghiệp trong bối
cảnh đổi mới GDNN.
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng Cao
đẳng kỹ thuật- công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
Nội dung khảo sát:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV các trường CĐ kỹ thuật- công nghiệp vùng
ĐBSH về quy mô ĐT, số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV, mức độ đáp ứng yêu cầu về
chuẩn chức danh nghề nghiệp GV và năng lực thực hiện nhiệm vụ GV GDNN.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV ở các trường CĐ kỹ thuậtcông nghiệp; đánh giá về thành công, hạn chế, nguyên nhân; yếu tố tác động đến công tác
phát triển ĐNGV


15


2.2.1. Quy mô, cơ c u đào tạo và số lượng đội ngũ giảng viên
2.2.1.1. Quy mô, cơ cấu đào tạo

2.8

35.5

56.1

5.7

Khối ki nh tế bậc trung cấp

Khối kỹ thuật- công nghiệp bậc trung cấ p

Khối ki nh tế bậc cao đẳng

Khối kỹ thuật- công nghiệp bậc cao đẳng

Biểu đồ 2.2. Cơ c u đào tạo các ngành, nghề c a một số
trường CĐ KT- CN vùng Đồng bằng Sông Hồng
2.2.1.2. Quy mô số lượng ĐNGV các trường CĐ Kỹ thuật- Công nghiệp
2.2.2. Cơ c u đội ngũ giảng viên
2.2.2.1. Cơ cấu trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ

Biểu đồ 2.3 . Trình độ đào tạo c a ĐNGV ở các trường CĐKT-CN khảo sát
2.2.2.2. Cơ cấu ĐNGV theo nhóm nghề, độ tuổi, giới tính
2.2.3. N ng l c sư phạm
2.2.4. Ph m ch t đội ngũ giảng viên

2.2.5. Công tác quản l
2.3.6. Nhận xét chung
2.3.6.1.Điểm mạnh


16

- ĐNGV có quy mô, chất lượng GV được tuyển dụng tương đối cao, đa số còn trẻ,
được đào tạo chính quy, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn được đào tạo.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy, đoàn kết và tâm
huyết với nghề nghiệp, thực hiện tốt nội dung chương trình đào tạo,…
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học vững, nhanh chóng tiếp cận với cái mới.
- ĐNGV thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, hầu hết tuân thủ các quy định của ngành, của đơn vị.
- Có môi trường, chế độ chính sách và điều kiện làm việc khá tốt.
- Đa số giáo viên, GV GDNN đã được chuẩn hóa về trình độ NVSP, kỹ năng nghề
quốc gia và năng lực chuyên môn.
- Một số GV GDNN tích cực khai thác tài liệu đa phương tiện, ứng dụng công nghệ
thông tin vào thiết kế giáo án, bài giảng điện tử.
Một số điểm mạnh nêu trên của ĐNGV chính là những lợi thế, đồng thời còn là những
tiền đề cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển ĐNGV ở các Trường CĐ KT-CN
trong bối cảnh đổi mới GDNN hiện nay.
2.3.6.2. Điểm yếu
Cũng theo kết quả khảo sát trên còn cho thấy, bên cạnh những điểm mạnh trong
ĐNGV còn có những điểm yếu cần phải được quan tâm tháo gỡ nhằm góp phần thúc đẩy
ĐNGV phát triển đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, nhiệm vụ GV trong giai đoạn hiện nay như:
- Một số GV được đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu không đúng với chuyên
ngành giảng dạy ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV. GV trẻ chưa có kinh nghiệm, khả năng
vận dụng liện hệ thực tiễn nghề nghiệp chưa tốt.
- Thiếu GV đầu đàn của một số chuyên ngành công nghệ, nghệ nhân trong những

nghề truyền thống. GV chưa chủ động trong các hoạt động mang tính học thuật cao.
- Trình độ ngoại ngữ, tay nghề, khả năng tự học để cập nhật các kiến thức mới còn
hạn chế. Trình độ và nghiệp vụ sư phạm chưa cao; khả năng xử lý tình huống NVSP trong
ĐNGV còn yếu
- Tính năng động sáng tạo, tinh thần hợp tác quốc tế còn hạn chế;
- Công tác trao đổi chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ĐNGV chưa được đẩy
mạnh.
- Môi trường và điều kiện làm việc chưa phát huy được ĐNGV. Chế độ tiền lương,
thưởng trong ĐNGV còn chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện nay.
Từ những điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV các trường Cao đẳng KT-CN vùng
ĐBSH, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ĐNGV cho ta thấy cái nhìn tổng thể về ĐNGV
các trường Cao đẳng vùng ĐBSH giai đoạn hiện nay, làm tiền đề xây dựng các giải pháp
phát triển ĐNGV GDNN có đầy đủ năng lực, đạt chuẩn theo quy định và phù hợp với yêu
cầu đào tạo nhân lực của địa phương trong giai đoạn tới.
2.3.Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở các trƣờng Cao đẳng kỹ thuật- công
nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng
2.3.1. Th c trạng nâng cao n ng l c quản l , ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát
triển đội ngũ giảng viên
2.3.2. Th c trạng công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên trường cao đẳng vùng đồng bằng
Sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
2.3.3. Th c trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên
2.3.4. Th c trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên


17

2.3.5. Th c trạng việc th c hiện chế độ ch nh sách, xây d ng môi trường thuận lợi cho s
phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật- công nghiệp
2.3.6. Th c trạng việc liên kết doanh nghiệp nâng cao ch t lượng và số lượng đội ngũ
giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật- công nghiệp

2.3.7. Th c trạng về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
2.3.8. Nhận xét chung về mặt mạnh, nguyên nhân hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV
các Trường Cao đẳng kỹ thuật - công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Về mặt mạnh:
Đại đa số các trường CĐKT- CN được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung
cấp, do đó các trường có quá trình đầu tư xây dựng và phát triển các điều kiện đảm bảo để
trở thành trường CĐKT- CN; phát triển ĐNGV cơ bản đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về
trình độ chuyên môn được đào tạo, đồng thời cơ bản đạt được cơ cấu (cơ cấu chuyên môn)
hợp lý đáp ứng yêu cầu để mở mã ngành/nghề đào tạo và tổ chức đào tạo ở bậc CĐ các
ngành khối kỹ thuật- công nghệ theo qui định của Tổng cục GDNN.
Hầu hết các nhà trường đều có kế hoạch phát triển ĐNGV theo hướng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ phát triển của trường CĐ công lập đa ngành, đa cấp có thương hiệu về qui mô
và chất lượng đào tạo ở địa phương và vùng lân cận.
Về cơ bản ĐNGV các trường CĐKT- CN trong những năm gần đây phát triển tăng
nhanh về số lượng, với tỷ lệ GV có trình độ sau đại học ngày càng gia tăng đạt và vượt trên
định mức yêu cầu đối với trường CĐ theo qui định của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục GDNN
(tỷ lệ GV các trường có trình độ sau đại học đạt trên 50%). Đại đa số ĐNGV các trường đều
có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, yêu nghề, có cơ cấu trẻ năng động, nhiệt huyết
với công việc.
Công tác phát triển ĐNGV được triển khai, tổ chức thực hiện khá toàn diện trên các
khâu, các giải pháp cụ thể trong công tác phát triển ĐNGV; Đặc biệt trong từng giải pháp
phát triển ĐNGV nhà trường cũng đã thực hiện khá tốt các biện pháp tổ chức thực hiện để
thực hiện một cách có kết quả từng giải pháp phát triển ĐNGV.
Các trường CĐ KT-CN trong vùng ĐBSHđã có những chủ động liên kết các doanh
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo g n với nhu cầu nhân lực.Yếu tố đào
tạo g n doanh nghiệp được khẳng định thông qua việc các các doanh nghiệp tham gia xây
dựng, thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo các nghề ở các trường, tham gia giảng dạy
và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KNN cho HSSV,...
Những mặt trong phát triển ĐNGV ở các trường CĐKT- CN là những cơ sở quan
trọng cần được tiếp tục, kế thừa phát huy trong quá trình nghiên cứu đề xuất và triển khai

thực hiện các giải pháp phát triển ĐNGV các trường CĐKT- CN trong bối cảnh đổi mới
GDNN.
- Về Nguyên nhân hạn chế:
Đội ngũ giảng viên các trường CĐKT- CN phát triển chưa đồng bộ, số lượng có tăng
tiến nhưng cơ cấu còn nhiều bất cập, nhất là cơ cấu về trình độ và chuyên môn ngành, nghề
được đào tạo còn mất cân đối nên có tình trạng thừa, thiếu cục bộ ngay trong từng khoa,
từng trường, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể; trình độ ĐNGV tuy đạt được tỷ lệ cao về
trình độ SĐH nhưng khi chuyển sang GDNN, căn cứ tiêu chuẩn trình độ GV (chuẩn chức
danh GV CĐ), cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập như về trình độ ngoại ngữ, tin học, nghiệp
vụ sư phạm nghề, kỹ năng nghề; trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước;
những bất cập về năng lực thực hiện nhiệm vụ của người GV theo yêu cầu tiêu chuẩn, nhiệm
vụ GV còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn giảng dạy của người GV cũng như so với


18

yêu cầu theo qui định về tiêu chuẩn trình độ và nhiệm vụ GV của trường CĐ theo qui định
của cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục GDNN,…).
Các trường trường CĐKT- CN chưa phát huy hết thế mạnh ngành nghề đặc thù vủa
mình, chưa xây dựng được chính sách riêng của trường để khuyến khích, động viên nhằm
tuyển dụng được người giỏi về làm GV GDNN. Đặc biệt là các ngành kỹ thuật công nghệ
cao và các ngành nhu cầu xã hội đang cần.
Những hạn chế trong phát triển ĐNGV ở các trường CĐKT- CN là những thông tin,
bài học có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp phát triển ĐNGV các trường CĐKT- CN trong bối cảnh đổi mới GDNN.
Kết luận chƣơng 2
Các trường cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp vùng ĐBSH đã xác định
một trong những vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là phát triển ĐNGV.
Qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn và hồi cứu tư liệu nhằm thu thập các dữ liệu về thực trạng
ĐNGV GDNN và quản lý phát triển ĐNGV GDNN các trường CĐ KT-CN vùng ĐBSH

công tác này cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu, chủ yếu là góc độ nhận thức. Một
số nội dung phát triển ĐNGV GDNN như: cơ cấu, số lượng ĐNGV, chất lượng, năng lực,
kỹ năng nghề và phẩm chất người GV…
Qua khảo sát cho thấy thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV GDNN trong
các trường Cao đẳng vùng ĐBSH là những yếu tố vô cùng quan trọng liên quan không nhỏ
đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Cơ chế, chế độ chính sách, quy hoạch, ĐT-BD, kiểm
tra- đánh giá, nâng cao năng lực QL, ứng dụng CNTT và đặc biệt là xây dựng môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của ĐNGV GDNN tuy đã có nhiều cố g ng song v n còn một số
hạn chế, tồn tại nhất định. Việc liên kết doanh nghiệp trong đào tạo, tiếp cận khoa học kỹ
thuật, một trong những yếu tố quan trọng trong bối cảnh đổi mới GDNN góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo cho nhà trường, cũng chưa được thực hiện tốt.
Qua phân tích đánh giá về thực trạng ĐNGV GDNN và thực trạng phát triển ĐNGV
GDNN vùng ĐBSH, đối chiếu với yêu cầu phát triển ĐNGV GDNN đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025 theo hướng đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, sẽ làm cơ
sở cho tác giả xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV GDNN các trường Cao
đẳng vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN phù hợp và khả thi.
Để nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa các Trường Cao đẳng vùng ĐBSH trong bối
cảnh đổi mới GDNN, cần có những giải pháp cụ thể, sự phối hợp đồng bộ các giải pháp,
giữa các đơn vị chức năng trong các nhà trường và sự quyết tâm của lãnh đạo cũng như tập
thể cán bộ, GV trong mỗi nhà trường.


19

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẲNG SÔNG HỒNG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của các trƣờng Cao
đẳng vùng Đồng bằng Sông Hồng

Để các giải pháp phát triển ĐNGV các trường CĐ ở vùng ĐBSH đảm bảo tính khả thi khi
được đưa vào triển khai thực hiện, trong quá trình xây dựng các giải pháp, chúng tôi đã quán
triệt một số nguyên t c cơ bản sau đây:
3.1.1. Nguyên t c bảo đảm tính hệ thống
3.1.2. Nguyên t c bảo đảm tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên t c kế thừa, hiệu quả và phát triển
3.1.4. Nguyên t c phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hài hòa giữa nội lực
với ngoại lực
3.1.5. Nguyên t c định hướng sử dụng
3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của các trƣờng Cao đẳng vùng đồng bằng
Sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao n ng l c quản l đáp ứng công tác phát triển đội ngũ
giảng viên trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
3.2.1.1. Mục đích
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về sứ mạng, nhiệm vụ chiến
lược, mục tiêu đào tạo của Trường về vai trò và nhiệm vụ GV
Giải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao năng lực QL cho đội ngũ CBQL
Giải pháp 3: Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế ch nh sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng và bảo
vệ quyền lợi cho đội ngũ giảng viên
3.2.2.1. Mục đích
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Giải pháp 1: Điều chỉnh tiền lương, phụ cấp, tiền vượt giờ
Giải pháp 2: Thực hiện chế độ nghỉ (ốm đau, thai sản, hè...) theo đúng quy định
Giải pháp 3: Xây dựng nội quy làm việc hợp lí
Giải pháp 4: Chế độ khen thưởng, kỉ luật rõ ràng
3.2.2.3.Điều kiện thực hiện giải pháp
3.2.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch đội ngũ giảng viên trường cao đẳng vùng đồng bằng

Sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
3.2.3.1. Mục đích
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Giải pháp 1: Quy hoạch về số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên
Giải pháp 2: Quy hoạch về chất lượng
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.4. Nhóm giải pháp đ y mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường
Cao đẳng theo chu n chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp
3.2.4.1. Mục đích
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện


20

Giải pháp 1: Lập kế hoạch và chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV
Giải pháp 2: Xây dựng nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV
Giải pháp 3: Các điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng (thời gian,
CSVC, tài chính…)
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.2.5. Nhóm giải pháp xây d ng môi trường thuận lợi cho s phát triển đội ngũ giảng viên
trường cao đẳng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
3.2.5.1. Mục đích
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Giải pháp 1: Môi trường về mặt pháp lí
Giải pháp 2: Môi trường về mặt sư phạm
Giải pháp 3: Môi trường làm việc theo phong cách riêng của trường
Giải pháp 4: Đầu tư CSVC, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT
Giải pháp 5: Xây dựng mối quan hệ trong hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
3.2.5.3.Điều kiện thực hiện giải pháp
3.2.6. Nhóm giải pháp xây d ng cơ chế kiểm tra, đánh giá ĐNGV trường cao đẳng trong

bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp
3.2.6.1. Mục đích
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Giải pháp 1: Xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá ĐNGV
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV
Giải pháp 3: Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá
3.2.6.3.Điều kiện thực hiện giải pháp
Trên đây là những nhóm giải pháp chủ yếu mà chúng tôi xin nêu ra để phát triển
ĐNGV trường Cao đẳng vùng ĐBSH. Những giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và được cụ thể hoá qua những nội dung phát triển ĐNGV bao gồm: Nâng cao năng lực
QL, hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng và bảo vệ quyền lợi cho
ĐNGV, quy hoạch ĐNGV, đẩy mạnh công tác đào tạo - bồi dưỡng, xây dựng môi trường
thuận lợi cho sự phát triển, xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp
3.3.1. Mục đ ch
3.3.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm.
3.3.3. Nội dung, phương pháp và kết quả khảo nghiệm


21
2.8

2.7

Mức độ cần thiết
Mức độ khả thi

2.6
2.5
2.4

2.3
2.2
2.1
Nhóm GP1

Nhóm GP2

Nhóm GP3

Nhóm GP4

Nhóm GP5

Nhóm GP6

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa s c p thiết và t nh khả thi c a các nhóm giải pháp quản lý
phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng KT-CN
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm 6 nhóm giải pháp đề xuất đã nêu trên cho thấy
mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐ KT-CN mà chúng
tôi đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì ch c
ch n sẽ thu được kết quả trong công tác phát triển ĐNGV nói riêng và sự phát triển của các
trường CĐ KT-CN nói chung. Đây cũng có thể là các nhóm giải pháp mà các trường Cao
đẳng có hoàn cảnh tương tự có thể áp dụng trong phát triển đội ngũ giảng viên của mỗi
trường.
Các nhóm giải pháp đề xuất đảm bảo tính khách quan, khoa học, thực tiễn. Mỗi nhóm
giải pháp lại vừa bao quát, vừa đi sâu toàn diện vào từng khía cạnh phát triển đội ngũ giảng
viên của các Trường CĐ KT-CN vùng ĐBSH.
Các giải pháp đề xuất đều có sự hỗ trợ, đan xen l n nhau trong suốt quá trình thực
hiện, bao quát các mặt công tác phát triển đội ngũ giảng viên đòi hỏi CBQL không thể quá
đề cao một giải pháp nào mà cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp PT ĐNGV đã

nêu.
3.4.Thử nghiệm nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng
viên trƣờng Cao đẳng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề
nghiệp
3.4.1. Mục đ ch thử nghiệm
3.4.2. Cơ sở l a chọn giải pháp thử nghiệm
3.4.3. Giả thuyết thử nghiệm
3.4.4. Mẫu thử nghiệm và tiêu ch đánh giá thử nghiệm.
M u thử nghiệm là ĐNGV Trường CĐ Điện tử- Điện lạnh Hà Nội, chọn m u là 60 GV
trong ĐNGV, đại diện cho GV các tổ bộ môn ở các khoa của trường đã được khảo sát làm
m u đối chứng. Tiến hành thử nghiệm trên 60 GV trong ĐNGV, tổ chức cho đối tượng GV
được chọn làm m u thử nghiệm tham gia lớp bồi dưỡng GV theo chuẩn chức danh nghề
nghiệp GV GDNN theo các nội dung:
1. Đào tạo nhằm chuẩn hóa giảng viên và nâng chuẩn giảng viên CĐ KT- CN (đào
tạo sau đại học);
2. Bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học.


22

3. Bồi dưỡng kỹ năng nghề quốc gia (55 GV)
4. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề (60 GV)
3.4.5. Cách thức tiến hành thử nghiệm.
3.4.6. Kết quả thử nghiệm.
Nội dung 1: Đào tạo nhằm chuẩn hóa giảng viên và nâng chuẩn giảng viên CĐ (đào
tạo sau đại học).
Nội dung 2: Bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học
Nội dung 3: Bồi dưỡng nghiệp vụ SPDN và năng lực NCKH
Nội dung 4: Bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
So sánh với năm 2017 khi chưa tổ chức thử nghiệm nội dung Bồi dưỡng năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ trình độ KNN của ĐNGV các trường đã được nâng lên, số GV đầu
ngành được đào tạo từ dự án đã góp phần bồi dưỡng KNN cho số GV mới tuyển; CBQL ở
các trường được qui hoạch và được bồi dưỡng nghiệp vụ đạt chuẩn. Năm 2018 đã có 55 GV
có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3.
Với kết quả đạt được, người nghiên cứu đánh giá việc thử nghiệm nội dung 4: Bồi
dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ có hiệu quả tốt. Nhà trường đã lập danh sách giảng
viên cử đi đào tạo theo các nghề trọng điểm đã được phê duyệt và danh sách CBQL qui
hoạch chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ đi bồi dưỡng trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương I và chương II chúng tôi đề xuất 6
nhóm giải pháp phát triển ĐNGV của Trường CĐ ĐBSH. Các nhóm giải pháp tập trung giải
quyết các vấn đề nâng cao năng lực QL; Quy hoạch ĐNGV; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng ĐNGV; Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển ĐNGV; Xây dựng cơ chế
kiểm tra, đánh giá ĐNGV. Hệ thống các giải pháp đã phần nào thể hiện được tỉ lệ khả thi và
cần thiết rất cao, là nền tảng cho hệ thống các giải pháp nhằm phát triển mạnh ĐNGV của
trường.
Ở mỗi nhóm giải pháp, người nghiên cứu đã trình bày rõ quan điểm của mình bằng việc
nêu lên ý nghĩa, mục tiêu của nhóm giải pháp; đồng thời, đưa ra cách thức và điều kiện thực
hiện nhóm giải pháp. Trong đó, cách thức thực hiện mỗi nhóm giải pháp là tập hợp nhiều
giải pháp (tổng cộng có 20 giải pháp) để tác động đến các thành tố cấu trúc của quá trình
phát triển ĐNGV ở mỗi trường ĐH cũng như cho toàn vùng ĐBSH.
Nếu thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên và cần có sự quyết tâm, thay đổi quan
điểm của ban lãnh đạo trường cũng như cần phải có những bước chuẩn bị nhất định để nâng
cao nhận thức, tăng khả năng thực hiện thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục - đào tạo
trong nhà trường.
Người nghiên cứu đã tổ chức thăm dò ý kiến của các chuyên gia, CBQL, GV GDNN ở
các đơn vị quản lý GDNN, các trường CĐ KT-CN vùng ĐBSH. Kết quả thăm dò ý kiến
khẳng định là các giải pháp đề xuất mang tính cấp thiết và tính khả thi.
Kết quả thử nghiệm cũng khẳng định các nhóm giải pháp do người nghiên cứu đề xuất
đem lại hiệu quả tốt trong công tác phát triển ĐNGV các trường CĐ KT- CN đáp ứng nhu

cầu đào tạo nhân lực vùng ĐBSH trong bối cảnh đổi mới GDNN.


23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt lí luận, phát triển ĐNGV thuộc phạm trù phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của một ngành, một lĩnh vực. Theo quan điểm hệ thống, các Nội dung phát triển ĐNGV cần
phải được đề cập một cách toàn diện, có mối quan hệ biện chứng trên 3 mặt: phát triển đội ngũ, sử
dụng nguồn nhân lực, môi trường nguồn nhân lực. Trong đó, phần nghiên cứu sâu và các giải
pháp đề ra chủ yếu phải nhấn mạnh đến vấn đề phát triển ĐNGV (bao gồm: tuyển dụng; giáo dục,
ĐT, BD; phát triển bền vững từng GV và cả đội ngũ; các chính sách liên quan nhằm nâng cao
hiệu quả lao động). Luận án đã trình bày được khung lí luận về phát triển ĐNGV, chỉ ra nội
dung, qui trình tiếp cận và các yếu tố tác động cũng như kinh nghiệm quốc tế về phát triển
ĐNGV trong thời kì mới ở nước ta. Đặc biệt, luận án đã nêu rõ được vị trí của người GV và
đưa ra được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với GV nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới
cơ bản và toàn diện GDNN.
1.2. Thực trạng phát triển ĐNGV ở vùng ĐBSH, đã được đề tài luận án phân tích, tổng
hợp bằng sơ đồ SWOT, với những nhận định chính như sau:
(1) Những điểm mạnh: ĐNGV các trường CĐ KT-CN ở vùng ĐBSH có phẩm chất đạo đức
tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với định hướng XHCH; mỗi trường CĐ KT-CN ở
ĐBSH đều có thế mạnh riêng, mà trong đó 7 trường CĐ KT-CN tham gia khảo sát; tỉ lệ GV trẻ
cao, đó là lực lượng có năng lực, có hoài bão, giàu nhiệt tình, ham học hỏi, được đào tạo chính qui,
hiện đại, đang vươn lên tầm trình độ cao và khát khao khẳng định mình, đã tạo nên diện mạo về
một ĐNGV năng động, sáng tạo; một số Nội dung phát triển ĐNGV đã được hình thành ở các
trường, bước đầu tạo ra nền nếp trong quản lí, chỉ đạo.
(2) Những điểm yếu: Sử dụng GV quá tải về thời gian, nên các hoạt động quan trọng
khác như: NCKH, đổi mới PPDH… khó triển khai, GV không còn nhiều thời gian để cập
nhật thông tin mới, viết giáo trình, tài liệu tham khảo; chất lượng ĐNGV chưa tương xứng

với nhiệm vụ mà họ đảm nhận; hoạt động phát triển ĐNGV chưa theo kịp yêu cầu đổi mới
GDNN đặt ra; trong một thời gian dài ĐNGV các trường CĐ KT-CN trong vùng còn thiếu
sự kết nối, hỗ trợ l n nhau.
(3) Cơ hội: Nhà nước đã có nhiều cố g ng liên tục tăng đầu tư cho lĩnh vực GDNN, kể cả
từ ngân sách quốc gia và các nguồn vốn vay hoặc viện trợ quốc tế; Đề án đổi mới GDNN Việt
Nam, được xã hội đồng tình ủng hộ và các trường CĐ KT-CN nói chung cũng như ở vùng
ĐBSH nói riêng tích cực hưởng ứng thực hiện; khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa
ĐBSH và các khu vực khác ngày càng thu hẹp.
(4) Thách thức: Vùng ĐBSH đang thuộc khu vực phát triển cao, có nhiều cơ sở giáo dục đại
học uy tín, nên việc mời gọi GV có học hàm, học vị cao về công tác ở các trường CĐ KT-CN là khó,
vì họ có nhiều cơ hội khác với các cơ sở giáo dục đại học.
1.3. Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV trường
CĐ kỹ thuật- công nghiệp, luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp thực hiện cụ thể có tính hệ thống và toàn
diện phù hợp với đặc thù của trường CĐ kỹ thuật- công nghiệp vùng ĐBSH, trong đó có giải pháp tổ
chức ĐT-BD GV theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GV GDNN được xem là khâu (giải pháp) đột
phá, là nhiệm vụ căn bản, thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển ĐNGV ở các
trường CĐ kỹ thuật- công nghiệp trong bối cảnh đổi mới GDNN. Trình độ và năng lực thực hiện
nhiệm vụ GV là yếu tố có tính quyết định đến sức mạnh và sự khẳng định của ĐNGV trước yêu cầu
phát triển và hội nhập của các nhà trường; Đặc biệt là trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD
và ĐT trong bối cảnh hiện nay càng cho thấy giải pháp ĐT-BD chuẩn hóa trình độ và năng lực thực
hiện nhiệm vụ cho GV, nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển ĐNGV đã trở thành yêu cầu


×