Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chuyên mục mỗi tuần một diễn giả trong giờ sinh hoạt lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.85 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..…
1. Tên sáng kiến: CHUYÊN MỤC MỖI TUẦN MỘT DIỄN GIẢ
TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Chủ trương đổi mới giáo dục đặt ra yêu cầu giáo viên cần hướng dẫn
học sinh tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo
điều kiện cho các em tham gia nhiều hơn vào các hoạt động giáo dục để các em
“tự giáo dục”. Qua đó, góp phần tạo điều kiện để các em rèn luyện các kỹ năng
cần thiết cho công việc và cuộc sống trong tương lai.
Thực tế hiện nay cho thấy, nội dung, hình thức giáo dục đạo đức học
sinh chủ yếu được thực hiện phổ biến trong giờ sinh hoạt lớp. Đến giờ sinh hoạt
lớp, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cán bộ lớp tổng kết tình hình học tập, rèn
luyện của học sinh, tính điểm, xếp hạng thi đua giữa các tổ. Giáo viên chủ nhiệm
điều tra nguyên nhân, nhắc nhở, phê bình những học sinh vi phạm, triển khai
những thông báo của Ban Giám hiệu, thu các khoản đóng góp của học sinh.
Hình thức giáo dục học sinh còn khô khan, chủ yếu là răn đe, xử phạt. Hôm nào
ít học sinh vi phạm, không có nhiều công việc do Ban Giám hiệu yêu cầu triển
khai, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh về sớm. Ở một mức độ nhất định, răn đe,
nhắc nhở, phê bình cũng mang lại giá trị, ý nghĩa trong việc giáo dục với một số
đối tượng học sinh. Tuy nhiên, nếu thực hiện mãi hình thức này sẽ rất dễ nhàm

1


chán, không có tác dụng đối với một số đối tượng. Các em học sinh ngoan hàng


tuần phải ngồi nghe “tra tấn”.
Một số giáo viên có quan tâm thực hiện yêu cầu tăng cường giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, nhưng chủ yếu tiến hành với hình thức
thuyết giảng. Học sinh còn thụ động, phải nghe những gì mà giáo viên muốn
nói, chưa có cơ hội bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, trao đổi, tranh luận
để được thể hiện mình.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục, phát
triển năng lực, phẩm chất, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, chúng tôi đề xuất
giải pháp tổ chức “Chuyên mục mỗi tuần một diễn giả trong giờ sinh hoạt lớp”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp:
- Đa dạng hóa nội dung, nâng cao hiệu quả tổ chức giờ sinh hoạt lớp,
tạo hứng thú, thu hút học sinh thông qua các đề tài thuyết trình, những câu
chuyện giáo dục đạo đức, kỹ năng sống do chính các em trình bày. Qua đó, đề
tài cũng góp phần thực hiện chủ trương tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong tổ chức các hoạt động giáo
dục, tạo cơ hội để các em tham gia vào các hoạt động giáo dục đạo đức dưới sự
hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Qua đó, các em có điều kiện rèn luyện các
kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục, điều hành các hoạt động tập thể.
- Giúp học sinh có cơ hội, môi trường để bày tỏ ý kiến về những vấn đề
các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình. Giáo
viên có điều kiện nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của học
sinh về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình. Qua đó, giúp nhà trường và giáo
viên nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm, từ đó mà có những
biện pháp giáo dục phù hợp.
* Nội dung giải pháp:
2



- Tính mới, điểm khác biệt so với giải pháp cũ:
Thông thường, giờ sinh hoạt lớp có nội dung khô khan, hình thức không
hấp dẫn, giáo viên nặng thực hiện các công việc hành chính, giấy tờ. Hình thức
giáo dục học sinh chủ yếu là răn đe, phê bình, làm cho không khí rất nặng nề,
chưa phát huy tính tích cực của học sinh.
Điểm mới của giải pháp là tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho các em được trải
nghiệm suy ngẫm về những đề tài diễn thuyết. Những vấn đề giáo dục được học
sinh tra cứu, suy ngẫm, chọn lọc thông tin nên có điều kiện hiểu sâu hơn, nhận
thức đầy đủ hơn, góp phần hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua
việc tích cực tham gia các hoạt động, các em có cơ hội trình bày suy nghĩ, quan
điểm, rèn luyện khả năng thuyết trình, tranh luận... Giáo viên có điều kiện hiểu
nhiều hơn về học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Cách thức và các bước thực hiện giải pháp
Bước 1: Xác định chủ đề
Giáo viên cần định hướng để học sinh lựa chọn các chủ đề về những giá
trị đạo đức cơ bản, những kỹ năng cần trang bị cho học sinh theo mục tiêu giáo
dục phổ thông. Đó là những giá trị đạo đức như: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương,
tự do, hạnh phúc, khiêm nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hoà bình,
đoàn kết, trung thực. Những kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng
đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo
nhóm cho học sinh.
Bước 2: Phân công, hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu, thông tin có
liên quan đến chủ đề, xây dựng dàn ý diễn thuyết
Căn cứ số lượng học sinh trong lớp, giáo viên có thể bàn bạc với cán bộ
lớp, cán bộ Đoàn, chia lớp thành 9 nhóm phụ trách đảm nhận các chủ đề hoạt
động trong 9 tháng để tránh trùng lắp nội dung đề tài và các câu chuyện. Giáo
viên hướng dẫn cách thức thu thập thông tin, giới thiệu địa chỉ tra cứu các bài

3


viết, các câu chuyện có liên quan đến chủ đề diễn thuyết (nguồn tư liệu tham
khảo từ sách, báo, mạng Internet rất phong phú).
Sau khi phân nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ phụ trách các chủ đề ở các
tháng, yêu cầu các em cử nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho thành viên của nhóm. Tuy mỗi tuần một diễn giả, vai trò chính thuộc về một
học sinh nhưng các bạn còn lại trong nhóm cũng cần hỗ trợ diễn giả góp ý về nội
dung đề tài diễn thuyết. Phân công các bạn mạnh dạn, có năng khiếu thuyết trình
thực hiện trước để các bạn khác học tập kinh nghiệm. Trong phân công nhiệm
vụ, cần yêu cầu các em tạo điều kiện để tất cả các bạn được tham gia vào các
hoạt động, luân phiên nhiệm vụ, vai trò ở trong các lần sinh hoạt. Vì mỗi tuần
một diễn giả nên giáo viên lưu ý các nhóm cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh
trong lớp đều có cơ hội diễn thuyết. Cách thức tổ chức như thế có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc tạo điều kiện để các bạn thể hiện năng lực, bộc lộ tài năng,
rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, thuyết phục.
Để chuyên mục diễn thuyết đạt yêu cầu về chất lượng, đảm bảo mục
tiêu giáo dục, giáo viên cần kiểm tra bài viết của các em trước khi các em trình
bày trước lớp.
Bước 3: Thực hành diễn thuyết
Có thể gợi ý, hướng dẫn các em thực hiện theo trình tự như sau:
- Diễn giả đặt vấn đề để dẫn dắt vào đề tài. Có thể kể cho các bạn nghe
một câu chuyện giáo dục có liên quan đến đề tài diễn thuyết, sau đó nêu vấn đề
để các bạn suy nghĩ.
- Những học sinh còn lại theo dõi, phát biểu ý kiến về vấn đề diễn giả
nêu ra, nêu suy nghĩ của mình, thảo luận về ý nghĩa, bài học qua câu chuyện.
- Diễn giả trình bày đề tài diễn thuyết có liên quan đến câu chuyện, vấn
đề đặt ra, đưa ra những thông điệp, lời khuyên về giá trị sống, kĩ năng sống.
- Giáo viên chủ nhiệm trao đổi thêm và nhận xét, đánh giá

Minh họa tiến trình diễn thuyết về đề tài “Khiêm tốn”

4


* Trước tiên “diễn giả” kể cho các bạn trong lớp nghe câu chuyện về
“Học giả và bác nông dân”:
Một học giả sau khi đi chu du nhiều năm cho rằng mình đã học được
tất cả kiến thức trên đời, ông lên đường trở về quê hương. Về đến đầu làng,
trông thấy một người nông dân đang nhặt củi dưới chân núi, lão ta nghĩ ngay
tới việc khoe khoang vốn kiến thức của mình. Lão ta đi đến gần, vỗ vai người
nông dân và nói:
- Chào bác nông dân khốn khổ, ta là người đã nhiều năm đi chu du
thiên hạ và đã học được tất cả các kiến thức trên đời. Hôm nay ta về thăm lại
quê hương xem nơi này có gì đổi mới.
- Ra vậy - Người nông dân chỉ đáp một câu rồi lại tiếp tục công việc.
Lão học giả lại nói:
- Hay thế này đi, nếu bác hỏi tôi một câu nếu tôi không trả lời được tôi
mất bác 10 đồng, tôi cũng hỏi bác một câu, nếu không trả lời được bác mất tôi
một đồng
Khi đó người nông dân mới ngẩng đầu lên, suy nghĩ một lát rồi bác ta
trả lời:
- Vậy cũng được.
- Bác hãy ra câu hỏi trước đi - Lão học giả nói.
Bác nông dân chỉ tay lên dãy núi và ra câu hỏi:
- Con gì khi lên núi thì bằng 4 chân nhưng khi xuống núi chỉ bằng 2
chân?
Lão học giả suy nghĩ hồi lâu mà không trả lời được đành phải móc ra
10 đồng trong túi đưa cho bác nông dân.
- Vậy đó là con gì vây?- Lão hỏi.

Bác nông dân cầm lấy 9 đồng tiền, trả lại cho lão học giả 1 đồng tiền
và nói:
- Rất tiếc, tôi cũng không biết.

5


Lão học giả lúc này đã hiểu ra mọi điều, lão xấu hổ cầm lấy đồng tiền,
chào tạm biệt người nông dân, rồi quay đầu lại đi một mạch ra khỏi làng.
Sau này nhờ biết khiêm tốn và chịu khó học hỏi, vị học giả đó đã trở
thành một giáo sư nổi tiếng. Nhưng trong lòng ông vẫn nhớ mãi bài học của
người nông dân nơi quê hương mình.
* « Diễn giả » đặt vấn đề : Câu chuyện muốn nhắn gửi chúng ta thông
điệp gì ?
* Học sinh suy nghĩ, phát biểu quan điểm.
* « Diễn giả » chốt vấn đề và trình bày bài diễn thuyết về Giá trị Khiêm
tốn :
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản
mà lại có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng. Khiêm tốn là khi bạn nhận
biết khả năng, uy thế của mình, nhưng không khoe khoang.
Một người khiêm tốn tìm được niềm vui khi lắng nghe người khác và
biết chấp nhận người khác. Khi quân bình được giữa tự trọng và khiêm tốn, bạn
có được sức mạnh tâm hồn để tự điều khiển và kiểm soát chính mình. Khiêm tốn
làm cho một người trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Khiêm tốn tạo
nên một trí óc cởi mở. Bằng khiêm tốn bạn có thể nhận ra sức mạnh của bản
thân và khả năng của người khác.
Khiêm tốn là giữ được sự ổn định và duy trì sức manh bên trong, và
không cần phải kiểm soát từ phía ngoài. Khiêm tốn cho phép mình sống với
phẩm giá và lòng chính trực, không cần đến những bằng chứng của một thể
hiện bên ngoài. Khiêm tốn cho phép một sự nhẹ nhàng trong việc đối mặt với

các thách thức. Khiêm tốn loại trừ những sở hữu tạo nên các bức tường của tính
tự cao tự đại. Sự kiêu ngạo làm thiệt hại hay hủy hoại việc đánh giá tính độc
đáo của người khác và vì vậy, đó là một sự vi phạm tinh vi các quyền cơ bản
của họ.
Xu hướng gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác để
sau đó chứng tỏ bản thân thì sẽ làm giảm bớt trải nghiệm của bản thân về giá
6


trị, phẩm cách và bình yên trong tâm trí của họ.
* Giáo viên nhận xét, trao đổi thêm những vấn đề còn chưa rõ.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những mô tả cụ thể về tiến trình, cách thức thực hiện giải pháp nêu
ra trong sáng kiến cho thấy việc tổ chức Chuyên mục mỗi tuần một diễn giả
trong giờ sinh hoạt lớp không phải là việc khó, giáo viên hoàn toàn có thể triển
khai áp dụng.
Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng trong toàn đơn vị và
cũng có thể áp dụng ở nhiều đơn vị trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Đề tài này
cũng có thể là tài liệu tham khảo để cán bộ quản lý các đơn vị tham khảo, chỉ
đạo công tác chủ nhiệm.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Thông qua việc tổ chức chuyên mục mỗi tuần một diễn giả trong giờ
sinh hoạt lớp, học sinh có điều kiện nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kỹ
năng cần thiết như: kỹ năng sưu tầm, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, kỹ
năng phát biểu trước tập thể, kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phát hiện vấn đề,....
Học sinh được tra cứu, chọn lọc thông tin, suy ngẫm về những giá trị
đạo đức truyền thống, những chuẩn mực đạo đức cần có của học sinh, qua trao
đổi và tranh luận với các bạn, được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhận thức

của các em về các vấn đề giáo dục chắc chắn sẽ sâu sắc hơn so với việc nghe
giáo viên thuyết giảng hoặc răn đe, phê bình.
Nhận thức sâu hơn về những giá trị đạo đức là cơ sở để các em học sinh
sẽ tự điều chỉnh hành vi. Nói cách khác, diễn đàn còn giúp các em “tự giáo dục”,
giáo dục lẫn nhau.
Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn trưởng thành, các em thể hiện tính chủ
động trong công việc quản lý lớp, tổ chức, phân công các bạn tham gia đầy đủ
và có hiệu quả các phong trào do nhà trường phát động.
7


Ý thức tự giác, nỗ lực học tập, nghiêm chỉnh thực hiện nội quy của các
em không ngừng được nâng lên, đặc biệt là những em học sinh chưa ngoan ở
đầu năm.
Ngoài những chuyển biến rõ rệt của học sinh các lớp chủ nhiệm như
trên, thiết nghĩ, những tri thức, kỹ năng được rèn luyện thông qua việc tích cực
tham gia các hoạt động giáo dục như trên sẽ là những hành trang quý giá để các
em vào đời.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Một số bài viết, câu chuyện giáo dục do
học sinh sưu tầm, rút ra ý nghĩa, bài học từ các câu chuyện (Giáo viên yêu cầu
các em chuẩn bị để diễn thuyết).
Bến Tre, ngày 21 tháng 03 năm 2018

8


Một số bài viết, câu chuyện giáo dục
do học sinh sưu tầm, rút ra ý nghĩa, bài học từ các câu chuyện
(Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị để diễn thuyết)


9



×