Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

DẠY học THEO CHUYÊN đề và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH ở CHƯƠNG CACBOHIĐRAT hóa học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 54 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ……………………………
1. Tên sáng kiến:
“DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CHƯƠNG
CACBOHIĐRAT - HÓA HỌC 12 CƠ BẢN”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy Hóa học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB
: điểm trung bình
GV
: giáo viên
HS
: học sinh
PPDH
: phương pháp dạy học
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

SKKN
THPT

: sáng kiến kinh nghiệm
: trung học phổ thông

Trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động và khuyến
khích việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực của học sinh. Mỗi GV cần phải tìm phương pháp thích hợp để cải tiến việc


dạy và học sao cho đạt kết quả cao hơn và học sinh yêu thích học tập hơn. Để làm
được điều ấy, GV cần giúp HS phát huy được khả năng tự học, phát triển các năng lực
chung, năng lực chuyên biệt môn Hóa học, cũng như khả năng so sánh và tổng hợp đối
với những kiến thức có liên quan.
Đối với môn Hóa học, với những nội dung kiến thức có liên quan nhau, việc học
từng kiến thức riêng lẽ trong từng bài gây không ít khó khăn cho HS khi gặp những
câu hỏi hoặc bài tập đòi hỏi phải so sánh và tổng hợp kiến thức mới giải quyết được.
Ngoài việc giúp HS tổng hợp kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy, bản thân chúng tôi
nhận thấy nếu kết hợp từng bài riêng lẽ thành một chuyên đề dạy học sẽ giúp HS phát
huy khả năng so sánh, tổng hợp kiến thức ngay trong tiết dạy, sau đó củng cố lại bằng
SĐTD rồi áp dụng vào bài tập sẽ đạt kết quả cao hơn. Song song đó, chúng tôi cũng
1


thấy rằng kết hợp giao việc cho HS chuẩn bị ở nhà và báo cáo, thuyết trình, thí nghiệm
do chính các em thực hiện trên lớp sẽ giúp phát huy các năng lực cho HS.
Để đạt được mục đích nêu trên, GV phải linh động ghép các tiết dạy bài riêng lẽ
thành các tiết dạy theo chuyên đề mà vẫn đảm bảo phân phối chương trình, đảm bảo
mục tiêu và những chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học. Đồng thời, GV phải cân đối
nội dung để giao việc cho từng nhóm học tập, định hướng sự nghiên cứu, tìm tòi kiến
thức trước khi đến lớp. GV cũng là người giám sát quá trình làm việc của HS trong
suốt thời gian tổ chức dạy học theo chuyên đề, nhận xét và rút kinh nghiệm để giúp
các em hoàn thiện các kĩ năng hơn.
Quá trình làm việc, học tập của HS được đánh giá bằng sự kết hợp đánh giá quá
trình học tập và đánh giá kết quả học tập. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá có phản ánh
đúng năng lực của HS hay không là phụ thuộc rất nhiều ở khâu xây dựng bảng mô tả
các mức yêu cầu cần đạt, thiết kế ma trận và đề kiểm tra. Việc thiết kế bài tập củng cố
hay ma trận và đề kiểm tra phải dựa trên 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
thấp và vận dụng cao, đồng thời phải đánh giá được một cách khá đầy đủ các năng lực
hóa học mà HS cần có.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: Nghiên cứu, thiết kế chuyên đề dạy học ở
chương “Cacbohiđrat” – Hóa học 12 cơ bản, thiết kế bảng mô tả các mức yêu cầu cần
đạt và hệ thống câu hỏi/bài tập củng cố, thiết kế ma trận và đề kiểm tra. Qua đó, chúng
tôi giúp HS phát huy khả năng tự học và nghiên cứu bài học, kỹ năng so sánh và tổng
hợp kiến thức, phát triển các năng lực hóa học thông qua chuyên đề. Đề tài mở ra
hướng mới về việc dạy học theo chuyên đề và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của HS mà Bộ Giáo dục và & Đào tạo đã chủ trương trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học.
3.2.2. Nội dung giải pháp
a. Tìm hiểu về dạy học theo chuyên đề:
* Dạy học theo chuyên đề là gì?
Dạy học theo chuyên đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc
các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số
2


đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một
chuyên đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn
để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
* Tại sao nên thực hiện yêu cầu dạy học theo chuyên đề?
Mỗi phương pháp, cách thức tổ chức dạy học đều có những ưu thế và hạn chế riêng.
Nhưng xét theo yêu cầu hiện nay của giáo dục là làm thế nào để nội dung kiến thức trở
nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm
đến mục đích là rèn các kĩ năng, ý thức tự học và chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng tổng
hợp các kiến thức có liên quan để giải quyết bài tập hoặc một vấn đề, hiện tượng trong
thực tế. Dạy học theo chuyên đề, theo hiểu biết qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn áp
dụng, chúng tôi thấy có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm

sau đây: Một là, các nhiệm vụ học tập được giao cho HS hoặc nhóm HS, các em chủ
động tìm hướng giải quyết vấn đề qua nghiên cứu trước tài liệu hoặc tìm kiếm thông
tin trên mạng internet hoặc các phương tiện thông tin. Hai là, kiến thức không bị dạy
riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là
những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Ba là, mức độ hiểu biết của
các em sau khi học không chỉ là “biết, hiểu, vận dụng” mà còn là “so sánh, tổng hợp,
đánh giá”, qua đó giúp các em hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và giải quyết các
vấn đề thực tiễn có liên quan đến môn học.
b. Tìm hiểu về năng lực hóa học của học sinh:
Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT có thể chia thành 5
nhóm năng lực chính sau đây:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: sử dụng biểu tượng hóa học, sử dụng thuật
ngữ hóa học, sử dụng danh pháp hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học: năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm
an toàn; năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết
luận; năng lực xử lí thông tin liên quan đến thí nghiệm.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: phân tích được tình huống
trong học tập môn hóa học, phát hiện và nêu được vấn đề trong học tập môn hóa học;
3


xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa
học,….
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: có năng lực hệ thống hóa
kiến thức; năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống
thực tiến; phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề
các lĩnh vực khác nhau.
c. Tìm hiểu về đổi mới kiểm tra, đánh giá:
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng

lực HS thực hiện từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức sang coi trọng kết
hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình
giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của HS;
coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng
thú học tập của các em trong quá trình dạy học.
Về đánh giá quá trình học tập của HS: GV theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết
quả thực hiện nhiệm vụ của HS/nhóm HS theo tiến trình dạy học; quan tâm đến tiến độ
hoàn thành từng nhiệm vụ của HS để kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn. GV
đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của HS, quan sát các biểu hiện trong quá
trình học tập và tham gia thảo luận trong các nhóm học tập. Nếu HS chưa hoàn thành
nhiệm vụ hoặc hoàn thành chưa tốt thì GV nhắc nhở, động viên, giúp đỡ, nếu HS hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, GV sẽ tuyên dương và cho điểm khuyến khích tùy trường
hợp.
Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS trong dạy học được thực hiện qua
các bài kiểm tra gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
d. Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, đơn thuần là đến lớp
tiếp nhận kiến thức mà không rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu bài học trước ở
nhà. Phần lớn học sinh đã quen với cách học truyền thống, chỉ ghi nhớ thông tin rời rạc
mà đôi khi chưa có kĩ năng so sánh, xâu chuỗi những kiến thức ấy thành những mạng
lưới kiến thức có liên quan. Học sinh học bài nào biết bài đó mà chưa nhận thấy sự
4


liên hệ của kiến thức vì thế chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống, việc
vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Các em không nắm bắt được kiến thức
trọng tâm, mối liên kết của chúng, bài học trở nên đơn điệu, khó nhớ kiến thức, không
kích thích được tính sáng tạo, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình
trước tập thể.

Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy, phần lớn các tiết học thường được giáo viên dạy
theo nội dung từng bài dựa trên phân phối chương trình. Trong phân phối chương trình
hóa học phổ thông, có những bài lượng kiến thức ít cũng chiếm thời gian 1 tiết, lại có
những bài lượng kiến thức khá nhiều cũng chiếm chừng ấy thời gian. Điều này gây
cho GV và HS nhiều khó khăn, trong khi phải tải lượng kiến thức lớn trong thời gian
ngắn. Một số GV chưa mạnh dạn ghép các tiết dạy từng bài cụ thể thành một chuyên
đề dạy học cho hài hòa và phân bố thời gian hợp lý hơn. Đồng thời, GV ít giao nhiệm
vụ học tập cho HS nghiên cứu trước ở nhà, chưa tạo điều kiện cho HS thuyết trình, báo
cáo, thí nghiệm trước tập thể. Một số GV chưa có giải pháp khuyến khích sự làm việc
tích cực, có hiệu quả của HS, cũng như chưa có biện pháp xử lý đối với những cá nhân
hay tập thể không tích cực làm việc hoặc có làm việc nhưng chưa đạt hiệu quả do làm
qua loa, chỉ mang tính chất đối phó. Phần kiểm tra, đánh giá HS đôi khi chỉ chú trọng
kết quả kiểm tra thường xuyên, định kì, cuối kì mà chưa kết hợp đánh giá cả quá trình
học tập của HS; một số GV chưa mạnh dạn cho điểm cộng hay điểm khuyến khích đối
với những HS có thái độ học tập tốt và tích cực hoạt động xây dựng bài.
Như vậy, để giải quyết các thực trạng trên, GV cần nghiên cứu ghép các tiết dạy
từng bài riêng lẻ thành một chuyên đề học tập. Để quá trình dạy học theo chuyên đề
đạt hiệu quả cao, GV phải có sự phân chia thời gian và lượng kiến thức HS tiếp nhận
trong từng tiết học của chủ đề. GV cần giao việc cho HS nghiên cứu, tìm hiểu trước ở
nhà và báo cáo, thuyết trình hay làm thí nghiệm trên lớp. Trong quá trình dạy học, GV
cần hướng HS là người chủ động, GV chỉ giám sát, nhận xét, giúp đỡ nếu HS cần. Về
kiểm tra, đánh giá HS, GV cần phối hợp việc đánh giá quá trình học tập và đánh giá
kết quả học tập qua các bài kiểm tra.
Trong thời gian qua, có một số tác giả đã nghiên cứu và thực hiện việc giảng
dạy theo chuyên đề, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người GV phải làm gì để giúp các
em làm quen với việc học tập theo chuyên đề? Làm sao để học sinh chủ động nghiên
5


cứu bài học, biết cách báo cáo và trình bày ý tưởng của mình trước tập thể? Làm sao

phát huy được khả năng phân tích và so sánh, tư duy logic và tổng hợp kiến thức liên
quan? Đồng thời, GV phải thiết kế câu hỏi cho HS nghiên cứu trước, điều khiển quá
trình báo cáo, thuyết trình của HS, việc thực hiện thí nghiệm để chứng minh hay minh
họa một kiến thức nào đó. GV cần thiết kế câu hỏi có liên quan thực tế, hệ thống câu
hỏi và bài tập vận dụng để học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết một cách
hiệu quả nhất.
e. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
* Công tác chuẩn bị: Để tiến hành các tiết dạy học theo chuyên đề, chúng tôi
đưa ra các công việc cần chuẩn bị đối với GV và HS.
Đối với giáo viên:
- Phân chia thời gian hợp lý và các hoạt động cần thực hiện trong mỗi tiết dạy.
- Trước khi dạy theo chuyên đề, GV cần giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị
trước ở nhà bằng phiếu học tập. Kết thúc 1 tiết dạy, GV nhận xét phần làm việc của
nhóm này và nhắc nhở, rút kinh nghiệm để nhóm tiếp theo thực hiện tốt hơn.
- Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cho HS thực hiện để chứng minh,
kiểm chứng hay minh họa kiến thức.
- Dặn dò HS ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến chuyên đề dạy học.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng để củng cố sau mỗi phần hoạt
động của nhóm HS hoặc khi kết thúc chuyên đề.
Đối với học sinh:
- HS chuẩn bị các câu hỏi trong phiếu học tập mà GV đã giao về nhà, cách tiến
hành thí nghiệm chứng minh hay minh họa tính chất nào đó.
- Ôn tập lại kiến thức có liên quan đến bài mới.
* Tiến trình dạy học:
Ở mỗi tiết dạy của chuyên đề, tiến trình dạy và học nhìn chung như sau:
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề (ở tiết mở đầu của chủ đề) hoặc giới thiệu nội
dung sẽ thảo luận trong từng tiết dạy.
+ Nhóm HS báo cáo, thuyết trình những câu hỏi trong phiếu học tập mà GV đã
giao về nhà. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng hoặc minh họa (nếu có).
+ Các nhóm còn lại nhận xét hoặc đặt câu hỏi, thắc mắc cho nhóm đang báo

cáo. GV nhận xét phần làm việc của nhóm, cho bài tập củng cố (nếu có). Cho điểm
chuyên cần nếu nhóm chuẩn bị và báo cáo tốt, trả lời khá đầy đủ và chính xác các câu
hỏi do các nhóm khác hoặc do GV đặt ra. Đồng thời phê bình hoặc trừ điểm chuyên
6


cần đối với các nhóm HS làm việc không hiệu quả. Điểm chuyên cần này sẽ tính vào
điểm kiểm tra miệng của HS.
+ Kết thúc chuyên đề là tiết luyện tập để củng cố, hệ thống và tổng hợp lại
những nội dung đã học. Ở tiết này, GV củng cố bằng SĐTD (do GV hoặc HS thiết kế)
hoặc bằng bảng tóm tắt kiến thức. Sau đó, GV cho HS làm bài tập vận dụng với các
mức độ nhận thức khác nhau (biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao).
Trong đề tài, chúng tôi sẽ giới thiệu chuyên đề “Cacbohiđrat” ở chương trình hóa
học 12 cơ bản đã được áp dụng ở một số lớp 12 mà chúng tôi được phân công giảng
dạy.
f. Những bài học kinh nghiệm
Sau quá trình áp dụng SKKN, chúng tôi rút ra được những ưu, nhược điểm của
dạy học theo chuyên đề và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS.
Từ những ưu, nhược điểm đó, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể
dạy học theo chuyên đề một cách hiệu quả:
- Phương pháp dạy học theo chuyên đề đòi hỏi GV phải biết cách sắp xếp lại số
tiết cho phù hợp từng nội dung của chủ đề dạy học. Vì vậy, nếu nội dung nào đó có
nhiều kiến thức cần truyền tải thì có thể kéo dài từ tiết học này sang tiết học tiếp theo
chỉ cần đảm bảo thời lượng chung cho cả chuyên đề dạy học.
- Dạy học chuyên đề theo hướng tích cực nên HS là người chủ động tìm hiểu kiến
thức, là trung tâm trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đối với những HS thụ
động, lười biếng thì GV phải thường xuyên nhắc nhở việc chuẩn bị và nghiên cứu bài
học ở nhà. GV phải có giải pháp khích lệ, khuyến khích những nhóm HS làm việc tích
cực, cũng có biện pháp xử lí đối với những HS thụ động, không chuẩn bị bài trước ở
nhà làm ảnh hưởng tiến trình dạy học.

- Trong quá trình dạy học theo chuyên đề, việc tương tác giữa các nhóm HS là rất
cần thiết. Vì vậy, mỗi nhóm HS không chỉ chuẩn bị nội dung trong phiếu học tập của
nhóm mình mà cần phải nghiên cứu tổng thể các nội dung trong chuyên đề dạy học,
phải đóng góp ý kiến đối với các nhóm khác. Điều này đòi hỏi người GV phải linh
hoạt điều động quá trình làm việc của các nhóm.
- Việc kiểm tra, đánh giá đòi hỏi GV là người tinh tế, theo dõi và quan sát quá trình
làm việc của các nhóm để đảm bảo sự đánh giá là công bằng, chính xác. Việc xây dựng
ma trận và ra đề kiểm tra đôi khi gây khó khăn trong việc phải xác định câu hỏi hay
7


bài toán đó thuộc mức độ nào trong 4 mức độ nhận thức. Vì vậy GV cần tham khảo ý
kiến đồng nghiệp trong các cuộc họp tổ chuyên môn để thẩm định mức độ câu hỏi đó.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Nội dung đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ môn Hóa học ở
trường phổ thông. Dựa trên phương pháp tiến hành dạy học theo chuyên đề mà đề tài
đã sử dụng, GV có thể mở rộng, phát triển, sáng tạo nhiều hình thức và phương pháp
dạy học hay hơn, phù hợp với đối tượng HS mình đang giảng dạy. GV có thể tham
khảo để thiết kế chuyên đề dạy học ở các chương khác trong chương trình hóa học phổ
thông.
- Đề tài là cơ sở để GV có thể áp dụng thiết kế chuyên đề dạy học ở các môn học
khác đối với những nội dung kiến thức có liên quan.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
*Kết quả định tính:

- Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hầu hết HS có
sự hứng thú học tập, chủ động hơn để chiếm lĩnh kiến thức. Không khí học tập sôi nổi
hơn, không thụ động, gây sự nhàm chán.
- Quá trình dạy học theo chuyên đề sẽ giúp cho giáo viên và HS:
+ Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng sự linh hoạt trong bài

giảng. Kiến thức được phân chia tương đối đồng đều trong từng tiết dạy, tránh tình
trạng GV và HS phải tải một lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn.
+ Giúp học sinh phát huy khả năng tự học, nghiên cứu bài học, tinh thần hợp
tác trong nhóm và sự tương tác với các nhóm khác. Qua đó, GV giúp HS phát triển các
năng lực cần có đối với môn hóa học.
+ Qua việc thuyết trình của HS về nhiệm vụ học tập đã giao trong phiếu học tập
sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng báo cáo, thuyết trình trước tập thể, giúp các em mạnh
dạn phát biểu và bảo vệ ý kiến của mình, cũng như biết lắng nghe ý kiến từ người khác
để hoàn thiện kiến thức cho mình.
+ HS có điều kiện so sánh, tổng hợp kiến thức nên sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, áp
dụng kiến thức hoàn thành các bài kiểm tra khá tốt.
- Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giúp GV có
cách đánh giá tổng quát hơn, đánh giá toàn diện những năng lực, kỹ năng và kiến thức
hóa học của HS. Giúp HS cảm thấy nhẹ nhàng, không áp lực trong quá trình học cũng
như trong lúc kiểm tra, HS có thể cải thiện điểm số nếu hoàn thành tốt các nhiệm vụ
GV giao bằng các điểm cộng khuyến khích.
8


*Kết quả định lượng:
- Sau khi áp dụng chuyên đề dạy học “Cacbohiđrat”, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra
để lấy điểm 15 phút ở các lớp sau:
+ Lớp 12A1,12B3,12B4,12B5 trường THPT Trần Văn Ơn năm học 2017-2018 với
tổng số HS là 160.
+ Lớp 12C1, 12C2, 12C8 và 12C9 trường THPT Ngô Văn Cấn năm học 20172018 với tổng số HS là 162.
- Trong đó, chúng tôi chọn 4 lớp (12B3, 12B5, 12C2, 12C9) tiến hành dạy theo
chuyên đề, 4 lớp (12A1, 12BB4, 12C1, 12C8) dạy theo nội dung từng bài theo phân
phối chương trình. Kết quả cụ thể giữa các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng như
sau:
Lớp / Tỉ lệ %


Giỏi (%)

Khá (%)

TB (%)

Yếu (%)

Lớp thực nghiệm

98

30

28

6

(162)

(60,5 %)

(18,5 %)

(17,3 %)

(3,7 %)

Lớp đối chứng


84

28

40

8

(160)

(52,5 %)

(17,5 %)

(25,0 %)

(5,0 %)

- Qua bảng kết quả ta thấy tỉ lệ % số HS loại yếu (ĐTB < 5,0) ở lớp thực nghiệm
luôn thấp hơn ở lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ % HS đạt loại khá (ĐTB 6,5 – 7,9) và
giỏi (ĐTB >= 8,0) ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng. So với kết quả
trước khi thực nghiệm, kết quả đạt được khi giáo viên áp dụng dạy học chuyên đề có
thay đổi theo chiều hướng tốt. Khoảng 80 % học sinh nắm vững và nhớ lâu các kiến
thức đã học. Như vậy, việc dạy học theo chuyên đề và kiểm tra, đánh giá theo đinh
hướng phát triển năng lực HS được sử dụng đã tác động vào quá trình học tập của học
sinh, làm kết quả học tập tăng lên đáng kể.
3.5. Tài liệu kèm theo :
- Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học chuyên đề cacbohiđrat (gluxit).
- Phụ lục 2: Ma trận và đề khảo sát chuyên đề “Cabohiđrat”.

- Phụ lục 3: Một số hình ảnh trong quá trình dạy học chuyên đề “Cabohiđrat”.
Bến Tre, ngày 16 tháng 03 năm 2018
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
9


CACBOHIĐRAT (GLUXIT)
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung 1: (1 tiết) Giới thiệu chung về cacbohiđrat - Tính chất vật lí và trạng thái
tự nhiên – Cấu tạo phân tử.
- Tính chất vật lý trạng thái tự nhiên của glucozơ vả fructozơ.
- Tính chất vật lý trạng thái tự nhiên của saccarozơ và mantozơ.
- Tính chất vật lý trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ.
- Cấu trúc phân tử dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.
- Cấu trúc phân tử saccarozơ và mantozơ.
- Cấu trúc phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
2. Nội dung 2: (1 tiết) Tính chất hóa học (tính chất của anđehit).
- Tính chất hóa học (tính chất của anđehit) của glucozơ và fructozơ để giải
thích các hiện tượng hóa học.
- Tính chất hóa học (tính chất của anđehit) của saccarozơ và mantozơ.
- Tính chất hóa học (tính chất của anđehit) của tinh bột và xenlulozơ.
3. Nội dung 3: (1 tiết) Tính chất hóa học (tính chất ancol đa chức, thủy phân và tính
chất khác) - Điều chế, ứng dụng.
- Tính chất hóa học (tính chất ancol đa chức, thủy phân và tính chất khác) của
glucozơ và fructozơ để giải thích các hiện tượng hóa học.
- Tính chất hóa học (tính chất ancol đa chức, thủy phân và tính chất khác) của
saccarozơ và mantozơ.
- Tính chất hóa học (tính chất ancol đa chức, thủy phân và tính chất khác) của
tinh bột và xenlulozơ.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của glucozơ và fructozơ.

- Phương pháp điều chế và sản xuất, ứng dụng của saccarozơ và mantozơ.
- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
4. Nội dung 4: (1 tiết) Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy, làm các dạng bài tập lý
thuyết.
5. Nội dung 5: (2 tiết) Luyện tập
Vận dụng kiến thức của chương giải quyết các bài tập ở các mức độ khác
nhau: biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
10


1- Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
* Học sinh biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử của các hợp
chất cacbohiđrat. Cách điều chế và ứng dụng của các hợp chất cacbohiđrat.
* Học sinh hiểu:
- Các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và
polisaccarit tiêu biểu.
- Từ cấu tạo của các hợp chất trên, dự đoán tính chất hóa học của chúng.
- Từ kết quả các tính chất nghiên cứu và các thí nghiệm khẳng định mối liên quan
giữa cấu tạo và tính chất hóa học.
* Học sinh giải thích được: các hiện tượng hoá học và một số vấn đề thực tế có liên
quan đến chuyên đề.
b. Về kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo của các hợp chất, viết phương trình phản ứng hóa học.
- Kĩ năng quan sát, phân tích, thực hiện thí nghiệm, chứng minh, so sánh, phân biệt
các hợp chất cacbohiđrat.
- So sánh cấu trúc, tính chất hoá học của các hợp chất cacbohiđrat. Tổng hợp
những tính chất giống nhau, khác nhau để vận dụng vào các câu hỏi lý thuyết ở dạng
câu hỏi tổng hợp.

- Giải các bài toán về các hợp chất cacbohiđrat.
- Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu bài học.
- Kĩ năng báo cáo, thuyết trình trước tập thể, làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức.
c. Tình cảm, thái độ:
- Có ý thức tìm tòi, khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện
tượng tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, trung thực và nghiêm túc trong khoa học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.
d. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vần đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán hóa học.
11


- Năng lực thực hành hoá học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
2- Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết
vấn đề.
- Phương pháp mảnh ghép và thảo luận nhóm.
- Tăng cường hệ thống câu hỏi trên lớp, phát huy tính chủ động, tích cực của HS.
- Liên hệ nhiều kiến thức thực tế để tạo hứng thú cho HS học tập.
- Khai thác tốt mô hình trực quan, các thí nghiệm chứng minh giúp học sinh nắm
được bản chất các hợp chất cacbohiđrat.
3- Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Phân chia lớp thành 6 nhóm học tập và chuẩn bị máy tính, máy chiếu.

+ Nhóm 1: Chuẩn bị nội dung giới thiệu chủ đề, tính chất vật lý và trạng thái tự
nhiên.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị nội dung cấu tạo phân tử.
+ Nhóm 3: Chuẩn bị nội dung tính chất hóa học (tính chất của anđehit).
+ Nhóm 4: Chuẩn bị nội dung tính chất hóa học (tính chất của ancol đa chức, phản
ứng thủy phân và tính chất khác).
+ Nhóm 5: Chuẩn bị nội dung điều chế và ứng dụng.
+ Nhóm 6: Chuẩn bị thiết kế sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức.
- Phiếu học tập cho các nhóm HS chuẩn bị trước ở nhà.
- Các mô hình phân tử glucozơ, fructozơ, hình vẽ, tranh ảnh có liên quan đến bài
học (nếu có).
- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cần thiết để HS làm thí nghiệm kiểm chứng.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng cho mỗi nhóm HS.
- Bài tập củng cố khi kết thúc chuyên đề.
b. Học sinh:
- Xem lại những kiến thức đã học có liên quan đến chuyên đề.
- Chuẩn bị bài mới, thảo luận nhóm trước để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
GV giao về nhà.
12


- Chuẩn bị trước các thí nghiệm mà nhóm cần thực hiện minh họa hoặc chứng minh
nội dung báo cáo của nhóm.
- Chuẩn bị kẻ bảng để quá trình dạy học thuận lợi hơn, có thể thiết kế bảng như sau:
Monosaccarit
Glucozơ
Fructozơ

Đisaccarit
Saccarozơ Mantozơ


Polisaccarit
Tinh bột
Xenlulozơ

………….
III- TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
1- Tiết 1: Giới thiệu chuyên đề, tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên, cấu tạo
phân tử của các hợp chất cacbohiđrat.
a. Chuấn bị:
- Nội dung phiếu học tập GV giao cho nhóm 1 và nhóm 2 chuẩn bị:
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM 1
1. Nội dung thảo luận:
(1) Cacbohiđrat là gì? Cacbohiđrat có thể chia thành mấy nhóm chủ yếu? Kể tên
mỗi nhóm và đặc điểm.
(2) Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của mỗi hợp chất trong mỗi nhóm.
Chuẩn bị mẫu đường tinh luyện, đường mantozơ, bột gạo, nước cất, nước đá để làm thí
nghiệm kiểm chứng tính tan của chúng.
(3) Bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa loại đường nào? Thế nào là hạ
đường huyết, tăng đường huyết, những biểu hiện của bệnh tiểu đường?
(4) Vì sao khi pha nước chanh (hay những loại nước giải khát có dùng đường)
thì không nên cho đường vào sau khi đã thêm nước đá?
(5) Vì sao khi pha bột gạo làm bánh không dùng nước lạnh mà phải dùng nước
ấm?
(6) Tơ đồng-amoniac được điều chế như thế nào?
2. Chuẩn bị nội dung chia sẽ ở các nhóm mảnh ghép:
Trình bày các kết luận: khái quát chung về cacbohiđrat, tính chất vật lí và trạng thái
tự nhiên của các hợp chất cacbohiđrat.

PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM 2

1. Nội dung thảo luận:

13


(1) Dựa vào mô hình phân tử glucozơ, cho biết glucozơ có những nhóm chức nào? Từ
đó đề xuất những thí nghiệm chứng minh cấu tạo của glucozơ? Rút ra kết luận cấu tạo
phân tử của glucozơ?
(2) Dựa vào mô hình phân tử fructozơ, cho biết fructozơ có những nhóm chức nào?
Nêu cấu tạo phân tử của fructozơ? So sánh cấu tạo fructozơ với glucozơ? Hai chất này
có phải đồng phân của nhau không?
(3) Nêu cấu tạo phân tử của saccarozơ và mantozơ? Hai chất này có phải đồng phân
của nhau không?
(4) Cho biết cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ:
+ Cho biết đặc điểm liên kết giữa các mắt xich

- glucozơ trong phân tử tinh

bột.
+ Cho biết những đặc điểm chính về cấu tạo phân tử của xenlulozơ. So sánh với
cấu tạo phân tử tinh bột? Xenlulozơ có phải đồng phân của tinh bột không? Giải thích?
(5) Nguyên nhân làm cho tinh bột có độ dẻo? Gạo và nếp có độ dẻo khác nhau là do
đâu?
2. Chuẩn bị nội dung chia sẽ ở các nhóm mảnh ghép:
Trình bày các kết luận về cấu tạo phân tử của các hợp chất cacbohiđrat.
- GV chuẩn bị:
+ Mẫu đường glucozơ, cốc, đũa thủy tinh, đèn cồn, lưới amiang để đun cốc nước.
+ Các mô hình phân tử glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột và
xenlulozơ, các hình vẽ, hình ảnh có liên quan đến bài học.
b. Tiến trình dạy học:

b1) Hoạt động giới thiệu chủ đề, tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
Hoạt động của GV
Vào bài: ☼ GV trình chiếu một số hình ảnh
có chứa các hợp chất cacbohiđrat:
- Glucozơ, fructozơ: quả nho chín, mật ong.
- Saccarozơ, mantozơ: củ cải đường, hoa
thốt nốt, đường mía.
- Tinh bột, xenlulozơ: sợi bông, mùn cưa,
bột gạo.

14

Hoạt động của HS.


☼ Thông qua các hình ảnh trên, GV dẫn dắt ☼ Nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị của
HS xây dựng khái niệm cacbohiđrat, phân nhóm mình:
loại hợp chất cacbohiđrat và một số đặc

- Khái niệm cacbohiđrat.

điểm của chúng đã giao phiếu học tập cho

- Phân loại hợp chất cacbohiđrat.

HS trước đó.
☼ GV yêu cầu 1 HS bất kỳ của nhóm 1 ☼ HS nhóm 1 trình bày phần nghiên cứu
trình bày phần chuẩn bị của nhóm:

bài của nhóm mình.


- Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý

- Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên.

của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ,
bột gạo, mùn cưa.
- Lựa chọn thí nghiệm kiểm chứng.

- HS làm thí nghiệm kiểm chứng tính tan
của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ,

- Rút ra kết luận.

bột gạo, mùn cưa. Từ đó rút ra kết luận.

☼ Sau khi nhóm 1 trình bày xong, GV yêu ☼ HS ở các nhóm còn lại tham gia đóng
cầu các nhóm còn lại đóng góp ý kiến (các góp ý kiến .
HS của nhóm khác dù không báo cáo nội
dung phiếu học tập số 1 nhưng phải nghiên
cứu và chuẩn bị trước phần nội dung này để
nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm 1).
☼ Trong quá trình thảo luận, GV có thể ☼ HS rút ra kết luận và ghi nhận kết luận
tham gia tương tác để giúp các em hiểu rõ vào tài liệu học tập.
hơn vấn đề đặt ra. Sau đó, GV tổng hợp các
ý kiến và rút ra kết luận chung về tính chất
vật lý và trạng thái tự nhiên của mỗi hợp
chất cacbohđrat trong mỗi nhóm.
☼ GV hướng dẫn học sinh liên hệ kiến thức ☼ Nhóm 1 trình bày, các nhóm còn lại
với thực tiễn:


cùng tham gia thảo luận, nhận xét, bổ sung.

- Bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển
hóa loại đường nào? Thế nào là hạ đường
huyết, tăng đường huyết, những biểu hiện
của bệnh tiểu đường?
- Vì sao khi pha nước chanh (hay những
15


loại nước giải khát có dùng đường) thì
không nên cho đường vào sau khi đã thêm
nước đá?
- Vì sao khi pha bột gạo làm bánh không
dùng nước lạnh mà phải dùng nước ấm?
- Tơ đồng-amoniac được điều chế như thế
nào?
- GV tổng hợp các ý kiến và rút ra kết
luận.

☼ HS cả lớp tham gia làm bài tập.

☼ GV cho các nhóm thảo luận làm bài tập
vận dụng số 1, GV cử một bạn bất kỳ trong
lớp trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Sau đó, GV nhận xét và rút kinh nghiệm.
BÀI TẬP VẬN DỤNG SỐ 1
Câu 1: Cacbohiđrat là
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.

B. hợp chất tạp chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. hợp chất chứa nhiều nhóm hiđroxyl và nhóm cacboxyl.
D. hợp chất chì có nguồn gốc từ thực vật.
Câu 2: Glucozơ thuộc loại
A. đisaccarit.

B. polisaccarit.

C. monosaccarit.

D. polime.

Câu 3: Tinh bột thuộc loại
A. polisaccarit.

B. đisaccarit.

C. lipit.

D. monosaccarit.

Câu 4: Glucozơ và saccarozơ đều không thuộc loại
A. polisaccarit.

B. đisaccarit.

C. gluxit.

D. monosaccarit.


Câu 5: Chất không tan được trong nước lạnh là
A. saccarozơ.

B. glucozơ.

C. tinh bột.

Câu 6: Mô tả nào sau đây về glucozơ là không đúng ?
A. chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và có vị ngọt.
B. có mặt hầu hết các bộ phận của cây, nhất là quả chín.
C. còn có tên gọi là đường nho.
16

D. fructozơ.


D. có 0,1 % trong máu người.
Câu 7: Khi so sánh độ ngọt giữa 3 đường: (1) glucozơ, (2) fructozơ, (3) saccarozơ thì
sự sắp xếp nào sau đây đúng?
A. 1 < 2 < 3.

B. 2 < 1 < 3.

C. 3 < 1 < 2.

D. 1 < 3 < 2.

Câu 8: Chất nào sau đây không tan được trong nước lạnh?
A. Glucozơ.


B. Saccarozơ.

C. Fructozơ.

D. Tinh bột.

Câu 9: Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là
A. C6H6.

B. NH3.

C. C2H5OH.

D. [Cu(NH3)4](OH)2.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong máu người có chứa glucozơ với nồng độ khoảng 1%.
(2) Trong mật ong chứa 40% đường glucozơ.
(3) Saccarozơ có độ tan tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
(4) Tinh bột là chất rắn, hình sợi, màu trắng.
(5) Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.


b2) Hoạt động tìm hiểu cấu tạo phân tử các hợp chất cacbohiđrat:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
☼ GV mời nhóm 2 báo cáo phần phiếu ☼ HS nhóm 2 trình bày
học tập số 2 mà GV đã giao.
- CTPT, CTCT, các dạng tồn tại của

- HS dựa vào mô hình và sách giáo

glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, khoa rút ra.
xenlulozơ và tinh bột.
- Những chất nào là đồng phân của

- Rút ra kết luận

nhau?
☼ GV: Sau khi nhóm 2 trình bày xong, ☼ HS ở các nhóm còn lại tham gia đóng
GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét và góp ý kiến .
đặt câu hỏi cho nhóm 2.

17


☼ GV nhận xét phần báo cáo của nhóm 2 ☼ HS rút ra kết luận và ghi bài vào tài
và rút ra kết luận về cấu tạo phân tử của liệu học tập .
các hợp chất cacbohiđrat.
Đặc biệt, GV giúp HS thấy được sự giống
và khác nhau về cấu tạo của các hợp chất
cacbohiđrat. Chú ý nhấn mạnh các vấn đề
sau: cặp chất nào là đồng phân, cặp chất

nào không phải đồng phân, nhấn mạnh khả
năng mở vòng tạo nhóm anđehit của
mantozơ, saccarozơ thì không mở vòng,
tinh bột và xenlulozơ là polime thiên
nhiên, không mở vòng.
☼ GV cho các nhóm thảo luận bài tập vận ☼ HS cả lớp cùng tham gia thảo luận,
dụng số 2, GV cử một bạn bất kỳ trong lớp nhận xét, bổ sung.
trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, rút kinh nghiệm.

BÀI TẬP VẬN DỤNG SỐ 2
Câu 1: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng (Đ), nhận xét nào sai (S)?
(a) Trong cấu tạo mạch hở của glucozơ, 6 nguyên tử cacbon không phân nhánh.
(b) Glucozơ hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam chứng minh trong phân tử
glucozơ có nhóm anđehit.

18


(c) Glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở, còn fructozơ chỉ tồn tại ở dạng
mạch hở.
(d) Saccarozơ được coi là 1 đoạn mạch của tinh bột.
(e ) Mỗi gốc glucozơ trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do, được biểu diễn
là [C6H10O2(OH)3]n.
(f) Saccarozơ và mantozơ có khả năng mở vòng tạo ra nhóm –CHO.
(g) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc
glucozơ.
Câu 2: Gluxit nào sau đây trong phân tử chỉ chứa 2 gốc α- glucozơ?
A. Tinh bột.


B. Xenluozơ.

C. Mantozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 3: Một đoạn mạch của sợi bông có phân tử khối trung bình là 243000 đvC. Số
mắc xích glucozơ của đoạn mạch này là
A. 1000.
Câu 4:

B. 15000.

C. 13500.

D. 3000.

Qua nghiên cứu, mỗi gốc glucozơ trong phân tử xenlulozơ có bao nhiêu

nhóm hidroxyl (-OH)?
A. 10.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

2- Tiết 2: Tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat (tính chất của
anđehit).

a. Chuẩn bị:
- Nội dung phiếu học tập GV giao cho nhóm 3 chuẩn bị:
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM 3
1. Nội dung thảo luận:
(1) Nêu tính chất hóa học của hợp chất anđehit?
(2) Dựa vào cấu tạo phân tử của các hợp chất cacbohiđrat hoàn thành các nội dung
sau:
a) Glucozơ có nhóm –CHO, vậy glucozơ có khả năng tham gia những phản ứng nào?
b) Lựa chọn những thí nghiệm để chứng minh cho tính chất anđehit của glucozơ. Thực
hiện thí nghiệm, nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
c) Cho biết CTCT, CTPT của sobitol? Cách điều chế sobitol? Vai trò, tác dụng của
sobitol trong y học.
19


(3) Fructozơ có tính chất anđehit không? Giải thích? So sánh với glucozơ (giống và
khác). Cách nhận biết glucozơ và fructozơ?
(4) Saccarozơ và mantozơ có thể hiện tính chất của anđehit không? Giải thích? Liệt kê
những phản ứng thể hiện tính chất của anđehit (nếu có)? Thực hiện thí nghiệm kiểm
chứng và so sánh.
(5) Tinh bột, xenlulozơ có thể hiện tính chất anđehit không? Giải thích?
2. Chuẩn bị nội dung chia sẽ ở các nhóm mảnh ghép:
Trình bày các kết luận về tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat (tính chất
của anđehit).
- GV chuẩn bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS thực hiện:
+ Hóa chất: Glucozơ, saccarozơ, đường kính trắng, đường mantozơ, nước cất, dung
dịch CuSO4, dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3, dung dịch NH3, nước brom.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, quẹt, giá để
ống nghiệm, cốc và đèn cồn để đun nước nóng ngâm ống nghiệm khi thực hiện tráng
gương các chất.

b. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
☼ GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo mạch ☼ HS: Ở dạng mạch hở glucozơ có cấu
hở của glucozơ.

tạo của anđehit đơn chức và ancol đa
chức.

☼ GV: Từ cấu tạo phân tử trình bày
những nghiên cứu về nhóm chức anđehit
của glucozơ.
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của ☼ HS nhắc lại tính chất của anđehit,
anđehit đơn chức.

glucozơ có nhóm –CHO nên cũng có tính
chất của anđehit.
+ Tính khử:

dung dịch AgNO3/NH3

(tráng gương), Cu(OH)2/OH-(t0), dung
dịch nước Br2,+ O2 (xt,t0).
+ Tính oxi hóa: H2 (Ni,t0).
- Yêu cầu nhóm 3 đề xuất thí nghiệm
kiểm chứng, cung cấp hóa chất, dụng cụ.

- Nhóm thực hiện thí nghiệm: glucozơ
tráng gương với AgNO3/NH3, tác dụng
20



- Viết PT minh họa và gọi tên các sản Cu(OH)2/NaOH (t0), dung dịch nước brom
phẩm.

và viết phương trình phản ứng.

- Xác định vai trò của glucozơ trong các

- Xác định vai trò của glucozơ.

phản ứng.
- Rút ra kết luận.

- Rút ra kết luận

- GV quan sát cách làm thí nghiệm,
hướng dẫn thao tác đúng, đặc biệt gợi ý
học sinh có thể thu gọn công thức của
glucozơ để viết phương trình phản ứng.
☼ Sau khi nhóm 2 trình bày xong, GV ☼ HS ở các nhóm còn lại tham gia đóng
yêu cầu các nhóm còn lại đóng góp ý kiến góp ý kiến. HS ghi nhận kết luận vào tài
.

liệu học tập.
☼ GV tổng hợp các ý kiến và rút ra kết

luận chung về tính chất của glucozơ. GV
tổng hợp các ý kiến và rút ra kết luận
chung về tính chất anđehit của glucozơ.

☼ GV liên hệ thực tiễn: Yêu cầu HS ☼ HS: Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức,
nhóm 3 cho biết

CTCT, CTPT và số trong phân tử chứa 6 nhóm -OH. Trong y

lượng nhóm -OH trong phân tử sobitol? học, sobitol thúc đẩy sự hyđrat hóa các
Sobitol thuộc hợp chất hữu cơ đơn chức, chất chứa trong ruột, tăng nhu động ruột
đa chức hay tạp chức? Vì sao? Vai trò, tác nhờ tác dụng nhuận tràng và thẩm thấu,
dụng của sobitol trong y học.

được dùng trong điều trị triệu chứng táo
bón và khó tiêu.

☼ GV yêu cầu HS nhóm 3 nhắc lại cấu ☼ HS nhóm 3 nhắc lại cấu tạo của
tạo mạch hở của fructozơ. Từ cấu tạo fructozơ và dự đoán tính chất hóa học.
trình bày những nghiên cứu của fructozơ.
- HS nhắc lại tính chất của xeton.

- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của

- HS làm thí nghiệm kiểm chứng

fructozơ.
- Lựa chọn thí nghiệm kiểm chứng.

(fructozơ với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường,

- Viết phương trình minh họa.

dung dịch brom, phản ứng tráng gương).

- HS rút ra kết luận.

- Rút ra kết luận.
21


☼ GV tạo mâu thuẫn giữa cấu tạo phân tử ☼ HS với những phản ứng thực hiện trong
của fructozơ với kết quả thực nghiệm: môi trường bazơ thì frutozơ có thể chuyển
fructozơ mặc dù không có nhóm –CHO hóa thành glucozơ và tham gia 1 số phản
nhưng lại cho phản ứng tráng gương. Vì ứng thể hiện tính chất của anđehit.
sao?
☼ GV: yêu cầu HS so sánh tính chất của ☼ HS trình bày những nghiên cứu của
glucozơ và fructozơ, rút ra điểm giống và nhóm, giải thích phần so sánh và cách
khác nhau giữa glucozơ và fructozơ. Từ dùng thuốc thử phân biệt 2 chất này.
đó đề ra phương pháp hóa học để phân
biệt glucozơ và fructozơ?
☼ GV: Dựa vào cấu tạo phân tử, trình bày ☼ HS trình bày những nghiên cứu của
những nghiên cứu tính chất của saccarozơ nhóm:
và mantozơ.

- Saccarozơ không mở vòng, còn

- Dự đoán tính chất hóa học.

mantozơ có khả năng mở vòng tạo nhóm –

- Lựa chọn thí nghiệm kiểm chứng.

CHO nên mantozơ có tính khử của


- Viết phương trình minh họa.

anđehit (còn gọi là đường khử), saccarozơ

- Rút ra kết luận.

không có tính chất này.
- HS thực hiện thí nghiệm kiểm chứng
sự khác nhau này, thực hiện phản ứng với
2 ống nghiệm chứa đường saccarozơ và
mantozơ: tác dụng dung dịch AgNO3/NH3
(t0), tác dụng dung dịch Br2.

☼ Sau khi nhóm 3 trình bày xong, GV ☼ HS ở các nhóm còn lại tham gia đóng
yêu cầu các nhóm còn lại đóng góp ý góp ý kiến.
kiến.
☼ GV tổng hợp các ý kiến và rút ra kết ☼ HS ghi kết luận vào tài liệu .
luận chung về tính chất anđehit của
saccarozơ và mantozơ.
☼ GV cho các nhóm thảo luận bài tập vận ☼ HS cả lớp cùng tham gia thảo luận,
dụng, GV cử một bạn bất kỳ trong lớp trả nhận xét, bổ sung.
lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV
22


nhận xét, rút kinh nghiệm.
BÀI TẬP VẬN DỤNG SỐ 3
1. Cặp chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương với dung dịch
AgNO3/NH3?
A. glucozơ, fructozơ.


B. glucozơ, saccarozơ.

C. fructozơ, mantozơ.

D. tinh bột, xenlulozơ.

2. Thuốc thử phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ là
A. dung dịch AgNO3/NH3.

B. Cu(OH)2,t0.

C. nước brom.

D. H2 (Ni,t0).

3. Để tráng 1 chiếc gương soi, người ta đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (biết hiệu suất phản ứng đạt 90%). Khối lượng
bạc bám vào mặt kính là
A. 19,44 gam

B. 43,20 gam

C. 38,88 gam

D. 48,00 gam

4. Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, phân tử có liên kết
glicozit làm mất màu nước brom. Chất X là
A. saccarozơ.


B. mantozơ.

C. glucozơ.

D. tinh bột.

5. Trong phản ứng với chất nào sau đây thì glucozơ bị khử?
A. dung dịch AgNO3/NH3

B. Cu(OH)2,t0

C. nước brom

D. H2 (Ni,t0)

6. Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. với Cu(OH)2 nhiệt độ thường.

B. với dung dịch AgNO3/NH3.

C. với H2 (Ni,t0).

D. với Na.

3- Tiết 3: Tính chất hóa học (tính chất của ancol đa chức, phản ứng thủy phân,
tính chất riêng).
a. Chuẩn bị:
- Nội dung phiếu học tập GV giao cho nhóm 4, nhóm 5 chuẩn bị:
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM 4

1. Nội dung thảo luận:
(1) Nêu tính chất hóa học của hợp chất ancol đa chức?
(2) Dựa vào cấu tạo phân tử của các hợp chất cacbohiđrat hoàn thành các nội dung
sau:
a) Glucozơ và fructozơ có tính chất ancol đa chức không? Giải thích? Làm thí nghiệm
minh họa, nêu hiện tượng, viết phương trình minh họa.
23


b) Trong các chất saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ, chất nào phản ứng với
Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Chứng minh bằng thí nghiệm. Viết phương trình
phản ứng.
(2) Trong 6 hợp chất cacbohiđrat, chất nào tham gia phản ứng thủy phân trong môi
trường axit? Viết phương trình phản ứng, nêu tên sản phẩm thủy phân.
(3) Tại sao khi nhai cơm hoặc bánh mì một thời gian, ta cảm thấy có vị ngọt hơn? Tóm
tắt quá trình thủy phân tinh bột trong cơ thể. Cơ thể người có enzym thủy phân
xenlulozơ không? Vì sao khi bị táo bón, bác sĩ hay khuyến cáo người bệnh nên dùng
thực phẩm chứa chất xơ?
(4) Nhắc lại cách làm rượu trái cây (đã thực hành trong công nghệ 10). Viết phương
trình phản ứng?
(5) Thực hiện thí nghiệm hồ tinh bột tác dụng iot, đun nóng, rồi để nguội. Quan sát
hiện tượng và giải thích.
(6) Viết phương trình phản ứng khi cho xenlulozơ tác dụng HNO 3 đặc/H2SO4 đặc (tỉ lệ
1:1, 1:2, 1:3). Đọc tên sản phẩm và cho biết ứng dụng của chúng. Tơ axetat, tơ visco
điều điều chế như thế nào?
2. Chuẩn bị nội dung chia sẽ ở các nhóm mảnh ghép:
Trình bày các kết luận về tính chất hóa học (tính chất của ancol đa chức, phản ứng
thủy phân, tính chất riêng).

PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO NHÓM 5

(khuyến khích nhóm báo cáo bằng power point)
(1) Nêu cách điều chế glucozơ trong công nghiệp (nguyên liệu, phương pháp). Viết
phương trình phản ứng.
(2) Nêu ứng dụng của glucozơ? Minh họa bằng hình ảnh, mẫu vật (nếu có). Sưu tầm
nhãn trên chai của 1 số loại nước tăng lực.
(3) Nêu quy trình sản xuất đường từ mía. Cách làm đường thốt nốt, đường mạch nha.
Minh họa bằng hình ảnh, mẫu vật (nếu có).
(4) Nêu ứng dụng của saccarozơ? Minh họa bằng hình ảnh, mẫu vật (nếu có).
(5) Tinh bột được hình thành nhờ quá trình nào? Viết phương trình. Từ đó đề xuất một
số biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính. Vì sao nói “ rừng
là lá phổi xanh của trái đất”?
24


(6) Nêu ứng dụng của xenlulozơ? Minh họa bằng hình ảnh, mẫu vật (nếu có).
- GV chuẩn bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm:
+ Hóa chất: glucozơ, saccarozơ, nước, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH, dung
dịch iot, hồ tinh bột.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá đỡ ống nghiệm, ống nhỏ
giọt.
- HS tìm thông tin để trả lời các câu hỏi liên quan thực tế, sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật
có liên quan đến phần báo cáo của nhóm.
b. Tiến trình dạy học:
b1) Hoạt động tìm hiểu tính chất ancol đa chức, phản ứng thủy phân và tính chất
riêng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
☼ GV: Dựa vào cấu tạo phân tử hãy cho ☼ HS nhóm 4 nhắc lại cấu tạo mạch hở
biết glucozơ và fructozơ có tính chất của glucozơ và dự đoán tính chất hóa học:
ancol đa chức không? Giải thích? Làm thí ancol đa chức và anđehit đơn chức.

nghiệm minh họa, nêu hiện tượng, viết
phương trình minh họa.

- HS nhắc lại tính chất của ancol đa
chức: tác dụng Cu(OH)2 nhiệt độ thường,
phản ứng este hóa với anhiđrit axetic.
- HS làm thí nghiệm kiểm chứng
(glucozơ với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường).
- Rút ra kết luận.

☼ Sau khi HS nhóm 4 trình bày xong, GV ☼ HS ở các nhóm còn lại tham gia đóng
yêu cầu các nhóm còn lại có ý kiến. GV góp ý kiến. HS ghi nhận kết luận vào tài
tổng hợp các ý kiến và rút ra kết luận liệu học tập.
chung về tính ancol đa chức của glucozơ
và fructozơ. GV lưu ý HS do có nhóm –
OH nên vẫn tác dụng với kim loại kiềm.
☼ GV: Từ cấu trúc phân tử, yêu cầu HS ☼ HS nhóm 4 trình bày những nghiên cứu
cho biết trong các chất saccarozơ, của nhóm.
mantozơ, tinh bột và xenlulozơ, chất nào
25

- Saccarozơ, mantozơ tác dụng Cu(OH) 2


×