Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đoàn trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.32 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .......................................................................
1. Tên sáng kiến:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn trường Trung học phổ thông
2. Lĩnh vực áp dụng
Hoạt động Đoàn thanh niên.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hoạt động Đoàn thanh niên là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chính trị giáo dục trong nhà trường. Đoàn trường là một tổ
chức gần gủi với học sinh, giúp đỡ học sinh, tạo sân chơi lành mạnh cho học
sinh sau những giờ học căn thẳng,…
Tuy nhiên có một thực trạng ở đâu đó có vài trường hợp hoạt động của
Đoàn trường không được lãnh đạo nhà trường quan tâm nhiều, học sinh không
tha thiết với các hoạt động Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
thì thờ ơ,… dẫn đến việc thực hiện các nội dung, chương trình năm học không
hiệu quả, từ đó tạo cho mọi người suy nghĩ không tốt là hoạt động của Đoàn chỉ
qua là hoạt động hình thức, hoạt động theo thời vụ,… chứ không phải là một tổ
chức của đoàn viên, thanh niên đúng nghĩa.
Nguyên nhân của nó có rất nhiều, khách quan có, chủ quan có, cũng có thể
là do có quá nhiều công việc phải thực hiện trong năm học nên Đoàn trường
hoạt động dàn trải, bám giao ước thi đua để lấy điểm mà không quan tâm đến
suy nghĩ của đoàn viên, thanh niên, dẫn đến đoàn viên, thanh niên không thích
không tham gia nhiều. Ví dụ như việc tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng,
Đoàn các cấp, tuyên truyền Hội nhập của Việt Nam trên trường Quốc tế,… cho
đoàn viên, thanh niên, đây là một tiêu chí thi đua, là những thông tin quan trọng,
bổ ích, nếu thực hiện buổi chào cờ nào cũng lồng ghép vào, cũng đọc… học sinh
có muốn nghe hay không, có bao nhiêu người thích nghe? Tôi nhận thấy đối với
giáo viên việc học Nghị quyết của Đảng còn có một bộ phận ngán ngẫm, không


tập trung huống chi là học sinh.
Rõ ràng giải quyết không khéo, máy móc chắc chắn đó sẽ là một việc làm
không hiệu quả của Đoàn trường nữa rồi. Những trường hợp như vậy theo tôi
1


chỉ nên giới thiệu sơ lược rồi đưa tài liệu lên cổng thông tin điện tử của trường
hoặc dán ở nơi nào đó như văn phòng Đoàn, thư viện,… để học sinh nếu cần có
thể tham khảo là được rồi.
Như vậy làm sao để hoạt động của Đoàn trường là hoạt động “của đoàn
viên, thanh niên” được lãnh đạo nhà trường tin tưởng tạo điều kiện hoạt động và
giáo viên đồng tình ủng hộ? Đó là phải khai thác triệt để, thực hiện có chiều sâu
các hoạt động gần gủi và giúp đỡ, giáo dục học sinh thiết thực nhất đem lại hiệu
quả nhất định, cụ thể. Ví dụ như nắm được thông tin của những học sinh nghèo
vượt khó học giỏi để tranh thủ hỗ trợ học bổng, lập các hoạt động học tổ, học
nhóm để các em có thể chia sẽ, giúp đỡ nhau học tập tốt, tìm giải pháp hiệu quả,
cụ thể để nâng cao ý thức học tập, rèn luyện của học sinh,…Ở đây tôi xin trình
bày hai mô hình mới đã và đang thực hiện tại trường để nâng cao hiệu quả hoạt
động của Đoàn trường.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Mô hình “Ngày hội sách” Đoàn trường sẽ vận động tất cả học sinh vào
cuối năm học mang sách giáo khoa cũ của mình vào nộp cho Đoàn trường và đổi
lấy sách giáo khoa cũ của năm học mới. Ví dụ học sinh lớp 10 nộp sách lớp 10
nhận sách lớp 11, tương tự cho học sinh 11, còn học sinh 12 có thể đổi bộ sách
lấy vở hoặc vận động các em tặng cho Đoàn trường.
- Mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” giáo dục học sinh thấy được
những tác hại của các tệ nạn xã hội xảy ra ngoài thực tiễn cuộc sống, từ đó học
sinh sẽ có những giải pháp hợp lí mà hành xử đúng mực hơn, hành động chính
chắn hơn để bản thân mình không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

3.2.2. Nội dung giải pháp
a. Tính mới của giải pháp
Đây là hai mô hình mới Đoàn trường đăng ký thực hiện trong năm học này
với tổ chức Đoàn cấp trên nhằm cụ thể hóa các hoạt động để làm sao hoạt động
của Đoàn trường mang lại hiệu quả thiết thực, lợi ích chính đáng cho đoàn viên,
thanh niên.
b. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
- Mô hình “Ngày hội sách” chắc chắn sẽ giúp cho học sinh tiết kiệm được
rất nhiều tiền mua sách mỗi năm học, đối với những gia đình có điều kiện thì
không có vấn đề nhưng đối với hộ nghèo, cận nghèo thì đó là việc làm vô cùng ý
2


nghĩa (ở trường tôi mỗi năm có khoảng từ 70 đến 80 em thuộc diện hộ nghèo và
cận nghèo). Hơn nữa bây giờ mỗi gia đình thường rất ít con nên việc sách của
anh chị để cho em út học lại rất hiếm, đa phần sẽ bỏ không sử dụng lại, đây là
một việc rất lãng phí.
- Mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” khắc phục những hạn chế
của cách tuyên truyền cũ, ví dụ như để giúp đoàn viên, thanh niên không vi
phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội,... Đoàn trường thường tổ chức tuyên truyền
cho các em gồm: luật giao thông đường bộ, tác hại của ma túy, bạo lực học
đường,... Chúng ta sẽ nhắc đi nhắc lại những khái niệm, tác hại của nó đối với
bản thân, đối với xã hội,... Những nội dung này học sinh nghe rất nhiều, năm
trước cũng nghe, năm nay lại nghe, hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại
chúng cũng nói rất nhiều dẫn đến các em không muốn nghe. Mô hình này sẽ có
cách tuyên truyền mới thu hút được nhiều học sinh hơn.
c. Cách thực hiện:
- Mô hình “Ngày hội sách”: Đoàn trường lập kế hoạch và thông báo cho
tất cả học sinh trong trường biết để bảo quản sách giáo khoa mình đang học,
chọn một dịp cuối năm ví dụ như ngày sinh nhật Bác 19/5 tất cả học sinh sẽ

mang sách giáo khoa vào trường để “đổi sách”. Đoàn trường sẽ cử người ra
nhận, ghi danh sách lại, tổng hợp lại số sách sao đó phân phát lại cho học sinh.
Sách lớp 10 để dành đầu năm học sau khi mà học sinh có kết quả trúng tuyển
vào trường sẽ thông báo hỗ trợ để học sinh nhận, Sách lớp 11 và 12 sẽ giao liền
cho học sinh, riêng đối với học sinh khối 12 Đoàn trường chuẩn bị vở để học
sinh có thể lấy sách giáo khoa 12 đổi lấy vở để học tiếp hoặc chuẩn bị giấy khen
đối với những học sinh tặng lại không lấy vở, tùy điều kiện mà Đoàn trường sẽ
xử lí linh hoạt hài hòa. Nói chung cách này thực hiện không khó, không tốn kém
nhưng hiệu quả của nó mang lại sẽ rất lớn.
- Mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” thực hiện như sau:
+ Đầu tiên là thành lập câu lạc bộ, tùy vào điều kiện từng trường mà
thành phần có thể khác nhau, vấn đề là câu lạc bộ phải được sự ủng hộ của giáo
viên thì mới có thể hoạt động tốt được (ở trường tôi Phó Hiệu trưởng quản lí
Đoàn thanh niên là chủ nhiệm, Trợ lí thanh niên là phó chủ nhiệm, thành viên là
ủy viên ban chấp hành Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm,…).
+ Hoạt động của “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm”: Liên hệ công
an Huyện để nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, hàng tháng sẽ họp định
kỳ phổ biến cho các thành viên và tuyên truyền cho học sinh biết. Đồng thời câu
3


lạc bộ cử người ra chọn lọc các thông tin trên các báo uy tín (tuoitre.vn,
dantri.com,…) tìm những thông tin có tính giáo dục cao như: gương điển hình
người tốt việc tốt (bé gái 7 tuổi hiến giác mạc, nhặt của rơi trả cho người bị mất,
cứu người đuối nước rồi hy sinh,…), những sự việc gây bức xúc trong dư luận
mà mỗi người ai nghe thấy cũng phẫn nộ (bạo lực học đường xé áo nữ sinh rồi
quay clip, hôi của những trường hợp bị tai nạn giao thông,…) hay những vụ án
mang tính nông nổi, bộc phát, vô tình lở tay mà hối hận không kịp,…xây dựng
lại thành những mẫu chuyện kể có dẫn chứng, có tính giáo dục và khuyên dạy
người nghe phải thực hiện như thế nào cho tốt nhằm khơi dậy đức tính tốt trong

lòng mỗi con người trước cái ác, giáo dục học sinh nhận thức chính chắn hơn
tránh vướng vào các vụ án đau lòng như trên.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đây là các mô hình đơn giản, thiết thực gần gủi trong cuộc sống, nó rất dễ
thực hiện, không mất nhiều thời gian, kinh phí và điều quan trọng là rất dễ tiếp
cận được học sinh. Do đó, tất cả giáo viên làm công tác Đoàn, Hội, Đội,... ở tất
cả các cấp học đều có thể áp dụng giải pháp này để giúp đỡ, giáo dục học sinh
của mình được tốt hơn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
- Mô hình “Ngày hội sách” hiện tại ở trường tôi chỉ mới thông báo cho học
sinh kế hoạch thực hiện, việc trao nhận sách dự kiến vào ngày 19/5/2018, dự
đoán có thể trao đổi thực hiện được hàng trăm bộ sách, tiết kiệm được cho học
sinh trong toàn trường số tiền hàng chục triệu đồng.
- Mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm”: Giáo viên có thêm điều
kiện để cập nhật thông tin mỗi ngày, nắm được tình hình học sinh vi phạm pháp
luật, các tệ nạn xã hội trên cả nước, từ đó có biện pháp tốt hơn để ngăn chặn và
phòng ngừa cho học sinh của trường mình. Kết quả qua một năm áp dụng giải
pháp tại trường, tôi nhận thấy ở trường tôi không có học sinh vi phạm pháp luật
cũng như các tệ nạn xã hội nào.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018

4



×