Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.48 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Linh Trang

Lớp

: ĐH2QM6

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Phạm Thị Mai Thảo

Cơ quan công tác

: Trường Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016
1




1. Đặt vấn đề
Ngày nay vấn đề môi trường rất được các quốc gia, cộng đồng trên toàn cầu
quan tâm đến. Bởi lẽ ô nhiễm và suy thoái cùng với sự cố môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp không chỉ ở hiện tại mà còn cả các thế hệ tương lai. Toàn thế giới đều đã nhận
thức được rằng chỉ có bảo vệ môi trường mới có thể giúp xã hội loài người phát triển
bền vững.
Một trong những công tác quan trọng đó là giải quyết vấn đề ô nhiễm. Trong đó
quản lý chất thải rắn là một vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội, đặc biệt là chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế theo quy định của Bộ Khoa
học và Công nghệ là một trong những loại chất thải rắn nguy hại.
Nước ta có một mạng lưới y tế với các bệnh viện được phân bố rộng khắp, các
chất thải y tế dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí có chứa các chất hữu cơ, mầm bệnh, gây ô
nhiễm cho môi trường bệnh viện và xung quanh bệnh viện gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người dân và ngay cả chính cán bộ y tế.
Thành phố Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí
cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước. Thành phố Yên Bái có
diện tích tự nhiên là 10.674.19 ha bao gồm 17 đơn vị hành chính với 7 phường, 10 xã;
dân số thành phố năm 2010 có 94.716 người. Trên địa bàn thành phố có 7 bệnh viện,
17 trung tâm y tế cấp phường xã với 970 giường bệnh (thuộc nhà nước)đã thải ra môi
trường mỗi ngày khoảng 4300kg chất thải rắn các loại, trong đó lượng chất thải rắn
nguy hại chiếm khối lượng tương đối cao. Riêng bệnh viện đa khoa tỉnh có quy mô
460 giường bệnh và hàng năm bệnh viện tổ chức khám 90.000- 100.000 lượt người
bệnh, điều trị nội trú 28.000- 30.000 lượt người bệnh, phẫu thuật 5.000 ca, xét nghiệm
500.000 ca, chụp X-quang 50.000- 60.000 ca, siêu âm 15.000 ca, điện tim 3.500 ca,
nội soi 2.000 ca.
Ngoài ra về việc có đến hơn 20 cơ sở y tế (cả nhà nước lẫn tư nhân chỉ tính
riêng trên địa bàn thành phố Yên Bái) đăng ký xử lý rác thải tại duy nhất một địa điểm
là lò đốt của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các cơ sở y tế

trên đều thực hiện vận chuyển rác thải của mình về đốt tại đây (hiện chỉ có khoảng 7-8
cơ sở, hầu hết là bệnh viện Nhà nước, số còn lại? Vì lí do nào đó chỉ đăng ký cho có,
rác thải hàng ngày thì đi đâu không rõ?). Chưa kể rác thải y tế từ các trung tâm y tế
cấp phường, xã.
Vậy những vấn đề khó khăn chưa được giải quyết một cách triệt để đó là khó
khăn trong việc quản lý hệ thống thu gom, hệ thống quản lý còn yếu về nhân lực và
tảng thiết bị và chưa thực hiện việc thu phí một cách chặt chẽ.
2


Vì vậy ta cần quy hoạch một cách tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn y tế.
Nên e đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế và đề xuất biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
thuộc thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
+ Đánh giá hiện trạng, phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất
thải y tế của một số bệnh viện thành phố Yên Bái.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
của một số bệnh viện tại thành phố Yên Bái
+ Đánh giá hiểu biết của cán bộ nhân viên bệnh nhân về tình hình quản lý chất
thải y tế
+ Đề xuất những giải pháp quản lý chất thải rắn y tế để đảm bảo an toàn và vệ
sinh môi trường
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện và các trung
tâm y tế của thành phố Yên Bái
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế hiện nay
- Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và cộng đồng:

- Hiện trạng về thành phần, khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại thành phố
Yên Bái
- Hiện trạng vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố Yên Bái
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý chất thải rắn tại thành
phố Yên Bái.
4. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
a, Chất thải rắn y tế
“Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc sệt (gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”.

3


“Rác sinh hoạt y tế là chất thải không xếp vào chất thải nguy hại, không có khả
năng gây độc, không cần lưu giữ, xử lý đặc biệt; là chất thải phát sinh từ các khu vực
bệnh viện: giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ…”
“Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, nghiên cứu…chất thải y tế nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu,
dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan; bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược
phẩm, hóa chất, chất phóng xạ…thường ở dạng rắn, lỏng, khí. Chất thải y tế được xếp
là chất thải nguy hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý rác thải nguy hại, thải bỏ đặc
biệt, có quy định riêng; gây nguy hại sức khỏe, an toàn môi trường hay gây cảm giác
thiếu thẩm mỹ”.
Chất thải y tế bao gồm:
+ Chất thải lâm sàng
 Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị
nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…bao gồm các vật liệu bị thấm
máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy
xương, dây truyền máu…
 Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ và mọi

vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, dù chúng có được sử dụng hay
không sử dụng.
 Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam
kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…
 Nhóm D: chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ,
không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.
 Nhóm E: là các mô cơ quan người – động vật, cơ quan người bệnh, động vật, mô cơ
thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…
+ Chất thải phóng xạ (rắn, lỏng và khí): tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ
phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán hoá, hoá trị liệu, và nghiên cứu.
 Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn
đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát
khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
 Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát sinh trong
quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước súc
rửa các dụng cụ có chất phóng xạ…
 Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất phóng xạ…
+ Chất thải hóa học: bao gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại như
đường, axit béo, axit amin, một số loại muối… và hóachất nguy hại như Formaldehit,
4


hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y tế và dung dịch làm
sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong tẩy uế, thanh trùng…
 Formaldehit: Đây là hoá chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó được sử dụng
để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc khử khuẩn các chất thải
lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp
xác…
 Các chất quang hoá: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa Xquang.
 Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất của halogen như

metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane; Các hợp chất không
chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat…
 Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như:
phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
+ Các bình chứa khí nén có áp suất: gồm các bình chứa khí nén có áp suất như
bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa
số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không
được tiêu hủy đúng cách.
b, Công tác quản lý chất thải rắn y tế tại thành phố Yên Bái
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bố trí kinh phí đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế khác trên địa bàn để thực hiện Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế
giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Sở y tế Yên Bái quyết định:
+ Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát công
tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gắn vớitrách nhiệm của
người đứng đầu bệnh viện.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật về
quản lý chất thải y tế. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y
tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế.
+ Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Cục Quản lý Môi
trường y tế để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.
+ Đối với các giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế,
Bộ ngành khác và các bệnh viện của địa phương (sau đây gọi tắt là bệnh viện) cần tăng
cường công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện theo đúng các quy định hiện hành
và theo đúng các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ
5



môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường của bệnh viện đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế, không để
tình trạng lọt chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài. Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi
phạm các quy định hiện hành về phân loại, thu gom, vận chuyển,xử lý chất thải y tế.
+ Chỉ đạo đơn vị vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử
lý chất thải rắn (nếu có). Định kỳ kiểm tra giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống
xử lý chất thải của bệnh viện; đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý để kịp thời khắc
phục những sự cố của hệ thống xử lý; báo cáo cơ quan quản lý về môi trường theo quy
định. Nếu nước thải y tế sau xử lý không đảm bảo theo QCVN 28:2010/BTNMT hoặc
khí thải lò đốt chất thải rắn y tế của bệnh viện (nếu có) không đảm bảo theo QCVN
02:2012/BTNMT, bệnh viện phải có kế hoạch khắc phục phù hợp để đảm bảo nước
thải sau xử lý, khí thải của lò đốt đạt quy chuẩn theo quy định. Trường hợp không tự
xử lý chất thải y tế, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù
hợp để thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các quy định của pháp luật về quản lý
chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện. Tập huấn nâng cao năng lực
chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác vận hành hệ thống xử lý chất thải
y tế.
+ Giao trách nhiệm chính về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của bệnh viện
cho một khoa, phòng cụ thể. Bổ nhiệm một cán bộ phụ trách về quản lý chất thải, bảo
vệ môi trường để giúp Giám đốc bệnh viện về công tác này.
+ Triển khai thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường gồm đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại; xin cấp phép xả nước thải vào môi trường; lập và trình
cơ quan có thẩm quyền thẩm định Đề án bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác
động môi trường; thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ và báo cáo cơ quan
quản lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
+ Hàng năm bố trí kinh phí để mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ việc
phân loại thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời chất thải trong bệnh viện đúng chủng
loại; kinh phí mua hóa chất phục vụ việc xử lý chất thải y tế; kinh phí chi trả cho các

hoạt động dịch vụ để xử lý chất thải y tế của bệnh viện theo đúng quy định.
+ Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về cơ quan quản lý cấp
trên để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

6


c. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế tại địa phương: rác thải y tế được chia làm
hai loại chính, đó là chất thải rắn và chất thải lỏng. Chất thải rắn bao gồm những dụng
cụ y tế, kim tiêm, ống thuốc, bông, băng dính, gạc... đã qua sử dụng. Chất thải lỏng
bao gồm các loại nước thải từ các buồng vệ sinh bệnh nhân, buồng mổ, vệ sinh nhà đẻ,
vệ sinh tiểu phẫu... Nhìn chung, chúng đều là những loại chất thải trực tiếp từ người
bệnh đến khám chữa bệnh, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Đối với mỗi loại chất
thải phải có một quy trình xử lý khác nhau, tách rời để đảm bảo tối đa hiệu quả, triệt
để trong việc loại bỏ vi trùng, các chất nhiễm khuẩn độc hại đối với môi trường sống
và con người. Vậy nhưng, đến thời điểm hiện tại, trên toàn địa bàn tỉnh, ngoại trừ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh là có hệ thống lò đốt chất thải rắn và trạm xử lý chất thải lỏng
chuyên dụng, còn lại toàn bộ các bệnh viện tuyến tỉnh khác như: Bệnh viện Lao
và Bệnh phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nội tiết...,
các phòng khám cùng 100% trung tâm y tế cấp phường, xã; cơ sở y tế tư nhân... đều
không có quy trình xử lý rác thải y tế đảm bảo theo yêu cầu theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Vì không có hệ thống xử lý rác thải y tế đúng quy chuẩn nên
nếu không đăng ký vận chuyển chất thải rắn đến lò đốt của Bệnh viện Đa khoa tỉnh để
tiêu hủy thì chỉ còn cách khác là “đẩy sang” cho Công ty TNHH một thành viên Công
trình và Môi trường đô thị Yên Bái tiến hành chôn lấp tập trung với các loại rác thải
sinh hoạt khác. Hoặc đối với những bệnh viện, cơ sở y tế các huyện, thị, việc “truyền
thống” đang làm là chôn lấp.
d. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế: có nhiều phương pháp có thể áp
dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm
nhất định. Việc áp dụng các phương pháp này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều

kiện của mỗi quốc gia, địa phương, các cơ sở y tế.
+ Phương pháp khử trùng: được áp dụng để khử trùng đối với chất thải y tế có
nguy cơ lây nhiễm cao nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhân viên thu gom, vận
chuyển và xử lý rác: Khử trùng bằng hóa chất, khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao, khử
trùng bằng siêu cao tầng.
+ Phương pháp chôn lấp chất thải rắn y tế: trong hầu hết các bệnh viện huyện
chất thải y tế được chôn lấp tại bãi công cộng hay chôn lấp trong khu đất của một số
bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện, chất thải được chôn vào trong các hố
đào và lấp đất lên, nhiều lớp đất phủ trên quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.
+Phương pháp hiêu đốt chất thải rắn y tế: là một kỹ thuật được áp dụng khi một
lượng lớn các chất thải nguy hại cần được thiêu hủy. Phương pháp này đảm bảo khả
năng phân hủy chất thải có hiệu quả cao đối với hầu hết các chất thải hữu cơ và lượng
7


khí thải sinh ra với lượng nhỏ có thể kiểm soát được. Đốt chất thải là quá trình oxy hóa
chất thải bằng oxy của không khí ở nhiệt độ cao. Bằng cách đốt chất thải nguy hại ta
có thể giảm thể tích của nó đến 80- 90 %.
e. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và cộng đồng:
+ Đến môi trường: Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối
cùng đều gây ra những tác động xấu tới môi trường không khí. Khi phân loại tại
nguồn, thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi
dung môi. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) chúng phát ra các khí độc: HX, NOx, Dioxin,
Furan, …từ lò đốt và CH4, NH3, H2S, ... từ bãi chôn lấp. Các khí này nếu không được
thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh.
Nước thải bệnh viện chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiễm khá cao như
Samonella, Shigella, Vibro, Coliform, tụ cầu, liên cầu, Pseudomonas…Nguy cơ nhiễm
virut chủ yếu là virut đường tiêu hóa, virut bại liệt…nhiễm các kí sinh trùng, amip,
trứng giun, và các nấm. Một số cơ sở y tế do chưa có kinh phí cho việc xử lý rác thải y
tế đã đổ các rác thải y tế xuống các vùng đất trũng hoặc sông suối gây ô nhiễm nghiêm

trọng nguồn nước mặt, đặc biệt vào mùa mưa. Nước rác hầu hết vẫn chưa được xử lý
gây nguy cơ ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Chất thải bệnh viện không được phân
loại và thu gom đúng quy cách, các bãi chôn lấp không đúng kỹ thuật vệ sinh thì nước
rác sẽ ngấm vào đất, làm thay đổi tính chất, thành phần lý hóa sinh của đất. Điều này
làm biến đổi đất ngày càng xấu đi, gây ô nhiễm môi trường đất, khiến cho việc tái sử
dụng bãi chôn lấp khi đóng bãi gặp nhiều khó khăn.
+ Đến cộng đồng: Tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại
đều là đối tượng có nguy cơ. Bác sĩ và y tá, điều dưỡng, nhân viên vệ sinh, nhân viên
hành chính của bệnh viện; người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú; nhân viên thu gom,
vận chuyển, tiêu hủy chất thải; cộng đồng dân cư (đặc biệt là những người chuyên thu
nhặt phế thải). Ngoài ra còn các mối nguy cơ liên quan tới các nguồn chất thải y tế quy
mô nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên: phát sinh từ những tủ thuốc gia đình hoặc do những kẻ
tiêm chích ma túy vứt ra. Ngoài ra ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và
các vật sắc nhọn Bệnh viện có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải và nước thải
bệnh viện. Chất thải y tế có chứa các mầm bệnh như: các vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng
và nấm với số lượng đủ để gây bệnh. Ảnh hưởng của loại chất thải hóa học và dược
phẩm, đã có nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm độc do việc vận chuyển hóa chất và dược
phẩm trong bệnh viện không đảm bảo. Để hạn chế tới mức thấp nhất là nguy cơ nghề
nghiệp này nên thay thế giảm lượng hóa chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể và
cung cấp các phương tiện bảo hộ cho những người tiếp xúc với hóa chất. Những nơi sử
dụng và bảo quản loại hóa chất nguy hiểm cũng nên được thiết kế hệ thống thông gió
8


phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng hộ và các trường hợp cấp cứu cho những
người có liên quan.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn y tế
- Phạm vi nghiên cứu: các bệnh viên thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.
+ Thực hiện điều tra, phỏng vấn bằng mẫu phiếu điều tra.Đối tượng điều tra,
phỏng vấn là: các cán bộ y tế tại bệnh viện trên địa bàn, người thu gom rác thải và các
bệnh nhân
+ Điều tra khảo sát thực tế về hiện trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt:Hiện trạng thu gom sơ cấp, thứ cấp (loại phương tiện, số lượng phương tiện,
tuyến thu gom, điểm hẹn tập kết rác...). Hiện trạng xử lý (phương pháp xử lý hiện
hành, những bất cập, khó khăn trong xử lý)
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: phương pháp này được sử dụng để thu
thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu; các
thông tin về các vấn đề môi trường của địa phương; Các văn bản pháp quy, quy ước,
hương ước cộng đồng về môi trường địa phương.
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: được sử dụng với mục đích tham
khảo ý kiến chuyên gia trong ngành môi trường, các thầy cô giáo, các cán bộ phụ trách
môi trường tại cơ sở.
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: các thông tin, số liệu thu thập được tiến
hành phân tích, xử lý bằng phần mềm, ...
- Phương pháp dự báo: báo về khối lượng chất thải rắn y tế trên địa bàn
7. Dự kiến kết quả và sản phẩm
- Báo cáo đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện
- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ nhân viên và bệnh nhân tại các bệnh viện
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý

8. Kế hoạch thực hiện

9


STT THỜI GIAN


1

2

3

4

5

6

10

Ngày 27/02
đến ngày
11/3/2016

NỘI DUNG
THỰC HIỆN
- Gặp GVHD (theo
lịch hẹn với giáo
viên)
- Tìm hiểu và lựa
chọn đề tài đồ án
- Chốt tên đồ án
với GVHD
- Xây dựng đề
cương đồ án


Ngày 12/03
đến ngày
25/03/2016

Khoa duyệt đề
cương.

Ngày 26/03
đến ngày
31/03/2016

- Chỉnh sửa, hoàn
thiện tên và đề
cương lần cuối.
- Nhận đồ án

Ngày 01/04
đến ngày
10/04/2016

Nghiên cứu, thu
thập tài liệu liên
quan đến đồ án

Ngày 11/04
đến ngày
20/04/2016

Tổ chức điều tra,
khảo sát về khu

vực nghiên cứu

Ngày 21/04
đến ngày
29/04/2016

Phỏng vấn, xin
thông tin vào phiếu
Điều tra trên địa

DỰ KIẾN KẾT QUẢ

ĐỊA ĐIỂM
THỰC HIỆN

- Tên đồ án thực hiện
- Đề cương đồ án tốt
nghiệp

Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà Nội

Chỉnh sửa đề cương đồ
án theo ý kiến góp ý của
giáo viên hướng dẫn và
bộ môn
- Hoàn thiện đề cương

đồ án.
- In đề cương và nộp bài
tại văn phòng Khoa Môi
trường.
- Lựa chọn ra những số
liệu mới nhất, tài liệu
liên quan, cần sử dụng
cho đồ án.
- Tổng hợp điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội
của thành phố Yên Bái
- Xác định được các
nguồn phát sinh, khối
lượng, thành phần chất
thải rắn của các bệnh
viện và cơ sở, trung tâm
y tế thành phố Yên Bái
Đánh giá hiệu quả thu
gom, vận chuyển, quản
lý chất thải rắn tại khu

Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà Nội
Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường

Hà Nội
-Sở
TNMT
tỉnh Yên Bái
- Nguồn sách,
báo,
internet,...

Thành phố
Yên Bái

Thành phố
Yên Bái


7

Ngày 30/04
đến ngày
10/05/2016

8

Ngày 11/05
đến ngày
30/5/2016

9

Ngày

01/06/2016

- Nộp báo cáo hoàn
chỉnh có chữ kí và
bản nhận xét của
GVHD

10

Ngày
12/06/2016

Nhận quyết định
Nhận quyết định và in đồ
thành lập Hội đồng
án gửi cho 2 phản biện.
chấm đồ án

11

11

vực nghiên cứu qua kết
bàn
quả tổng hợp phiếu điều
tra
Hoàn thành các phần: - Tổng hợp, xử lý
Mở đầu;
thông tin và số liệu - Chương 1: Tổng quan;
- Viết đồ án tốt

- Chương 2: Đối tượng,
nghiệp
phạm vi và phương pháp
thực hiện
- Hoàn thành các phần
còn lại:
+ Chương 3: Kết quả
nghiên cứu và
- Tổng hợp tài liệu
+ Kết luận/ kiến nghị của
viết đồ án tốt
đồ án
nghiệp
+ Bổ sung các phần, tài
- Đọc và chỉnh sửa
liệu liên quan cho
đồ án theo góp ý
chương 1, 2
của giáo viên
- Hoàn thiện đồ án theo
hướng dẫn.
sự hướng dẫn của
- Xem lại đồ án,
GVHD
chỉnh sửa nội dung
- Hoàn thiện báo cáo dự
thảo theo mẫu quy định
của trường và nộp bộ
môn.


Ngày
13/06/2016

Nộp 03 bản đồ án+
02 bản nhận xét
của 2 phản biện.

Đồ án hoàn chỉnh

Nộp 03 bản đồ án+ 02
bản nhận xét của 2 phản
biện cho ủy viên thư ký

Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà Nội.
Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà Nội.
Trường Đại
học Tài
nguyên và


Hội đồng.


12

12

Ngày 14/06
đến
26/06/2016

Bảo vệ đồ án

Bảo vệ đồ án trước Hội
đồng.

13

Ngày
30/06/2016

Chỉnh sửa đồ án
sau khi bảo vệ

Nộp đồ án đã chỉnh sửa
cho bộ môn.

Môi trường
Hà Nội.
Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường

Hà Nội.
Trường Đại
học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Yên Bái năm 2014
2. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Yên Bái 05 năm giai đoạn 2011 - 2015
3. Các căn cứ pháp lý: luật BVMT, các nghị định, quyết định, văn bản pháp luật có liên
quan.
4. Các tài liệu trên internet

13



×